CAO ĐÀI CÓ CHỐNG CỘNG KHÔNG? Sĩ Tải Bùi Văn Tiếp |
Ngày 28-12-1978 ngài Bảo Đạo được mời ra tỉnh để UBND Tỉnh triển khai nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh về điều III của nghị quyết:
“Giải tán và nghiêm cấm họat động hệ thống tổ chức hành chánh đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút, chánh quyền sẽ quản lý tòan bộ các cơ sở vật chất mà Đạo đang quản lý, kinh doanh không thuộc chức năng tôn giáo, để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng thời căn cứ vào tánh cách tu hành chánh quyền sẽ qui định cụ thể các cơ sở để chuyên lo về tín ngưỡng”.
Ngài về có tường thuật từng khoản xin tóm lược như sau:
1.- Giải tán và nghiêm cấm họat động hệ thống tổ chức hành chánh từ trên đến cơ sở.
Ngài Bảo Đạo trả lời các cơ cấu hành chánh đạo phải có đủ các cơ quan mới làm việc được, chứ nếu giải tán thì lấy chi làm hệ thống để thông tri các việc cần yếu của Đạo. Bây giờ chính quyền cấm hoạt động thì nó nằm đó chứ không giải tán được. Nếu cấm chỉ họat động thì cơ quan đó ngưng sanh họat, chứ danh từ giải tán không có nghĩa, chẳng lẻ dở cơ sở ấy liệng đi đâu?
2.- Xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút
Ngài nói: cơ bút là việc huyền diệu đáng tin. Qúi ngài có quyền không tin là vì chưa biết rành nó chớ tôi đả tin nó và biết chắc rằng nó có thiệt. Vì một lằng điện thiêng liêng xuất phát từ đâu không rõ, nhưng ai có cái máy thâu tốt là thâu trọn vẹn được. Trên thế giới người ta đang tìm tòi nghiên cứu nó vì nó là khoa học, huyền bí chứ không phải mê tín. Nếu họ thành công thì sao quí ông chỉ vặn đúng tầng số, mấy ký lô cycle, ban A,B,C gì đó thì quí vị sẽ nghe rõ như nghe radio bây giờ vậy. Chừng đó quí vị sẽ tin 100%. Hiện nay Cách Mạng có Thừa Sử Anh biết sử dụng nó, đâu mấy anh ngồi tập thử với ông Anh thử coi rồi sẽ biết hư thiệt thế nào?
Nó không phải độc quyền của Đạo Cao Đài mà nó của mọi người ai cũng có quyền sử dụng. Bên Phật Giáo, bên Thiên Chúa giáo, bên Thông Thiên Học, bên Thần Linh Học họ xử dụng nó đã lâu, và họ tin rằng nó là phương pháp thông công hữu hiệu giữa Thánh và phàm.
Hiện giờ tình hình nghiêm trọng thì chúng tôi cũng đồng ý với chính quyền ngưng họat động cơ bút. Nhưng khi thái bình trở lại, quí ông cũng nên cho phép chúng tôi sử dụng nó để học đạo. Cấm là chính quyền cấm chứ Đạo chúng tôi không ra lệnh cấm được.
3. - Chính quyền sẽ quản lý toàn bộ các cơ sở vật chất mà Đạo đang quản lý, kinh doanh không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội.
Ngài hỏi: xin CM định nghĩa danh từ “kinh doanh”. Như chúng tôi có trại cưa nơi trại hàn cấp tế, chỉ cưa để đóng hòm, khi ai chết thì bố thí, như vậy có cho là kinh doanh không? Chúng tôi có máy xay lúa để công quả ăn nơi nội ô chứ không có xay mướn, như vậy có gọi là kinh doanh không?. còn 1 máy kéo mì sợi chưa họat động để làm cho công quả ăn có gọi là loại kinh doanh không?-Họ nói sẽ trả lời sau.
4. - Đồng thời căn cứ vào tính cách tu hành, chánh quyền sẽ qui định cụ thể số cơ sở để lại cho đạo quản lý và số người trong từng cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng.
Chánh quyền đã nói rõ khỏi bàn là chánh quyền có qui định cụ thể thì chính quyền cứ ra công văn thế nào thì chúng tôi thi hành thế đó.Nhưng theo ý Ngài là chánh quyền nên lập 1 ban, Đạo lập 1 ban xem sét chung nhau các cơ sở rồi khi 2 bên đồng ý quản lý nơi nào thì sẽ phúc trình lên, chúng ta giải quyết song phương.
Đến phần phiến luận Ngài đề cập đến kết quả của cuộc học tập bản án các vị lảnh đạo tôn giáo Cao Đài TN. Ngài nói :mấy quí ông thấy thắng lợi lớn về bề mặt, nhưng bề sâu nó đau lòng chúng tôi quá.Riêng cá nhân tôi rất là đau long, nếu không nói là không thỏa mản.
Ngài phân tích sự tranh đấu của Đức Hộ Pháp ra 2 giai đọan:
1.Giai đọan từ 1954 trở về trước
2.Giai đọan sau 1954
Từ 1954 trở về trước chúng tôi không hiểu cộng sản là gì nên bị thực dân tuyên truyền rằng hễ có tôn giáo thì không có CS mà có CS thì không còn tôn giáo. Nên chúng tôi muốn tồn tại phải chống cộng, chống triệt để 100%.
Nhưng khi Đức Ngài xuất ngọai đến Pháp, thấy CS pháp đối với tôn giáo không như ở VN, bốn bữa sau khi gặp ông Phạm Văn Đồng, 2 ông mới tâm tình về sự chết chóc của tôn giáo và CS và hứa với nhau sẽ đổi đường hướng họat động. Chánh quyền CSVN không đàn áp tôn giáo. Tôn giáo VN không còn chống cộng nữa.
Liền khi để chân về nước, Ngài ra lệnh giải tán quân đội CĐ và quốc gia hóa, ai muốn còn trong quân ngũ. Các binh sĩ đều trở về Đạo duy còn vài ông tướng theo Ngô Đình Diệm nhưng lại là tướng không quân. Muốn chiếm uy tín với Diệm họ quay lại bố Đạo.
Đức Hộ Pháp buộc lòng phải tị nạn chính trị tại Nam Vang và ra thuyết Hòa Bình Chung Sống, đề nghị hiệp thương thống nhất đất nước bằng đường lối hòa giải Nam Bắc.
Như vậy từ chống cộng 100% Ngài đã đổi hướng thân cộng với sự chấp thuận của Bác Hồ, vì Bác đã đánh điện văn nhìn nhận đường lối chính trị của Đức Hộ Pháp là yêu nước. Đài phát thanh Hà Nội hằng ngày ca tụng sự hiệp thương, nhưng Ngô Đình Diệm không chịu nên bố ráp cán bộ Hòa Bình Chung Sống.
Một việc lầm lỗi mà Ngài đã sửa được trong năm 1954 đến nay đã 25 năm tức ¼ thế kỹ thì thử hỏi còn ức hiếp gì mà hôm nay còn lên án nó. Có đau lòng không?
Ngày 31-12-1978 ông Nguyễn Văn Hợi và ông Nguyễn Văn Kiết được chánh quyền phóng thích vĩnh viễn về gia đình.
Cũng mừng cho 2 ông qua 1 cơn khảo đảo.
Ngày 7-1-1979 chánh quyền Campuchia được giải phóng khỏi tay ponpot lấy đặng thủ đô Nam Vang do VN ủng hộ MT Dân Tộc Đòan Kết cầm đầu.
Ông Tiếp dẩn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Kiết có thuật 1 điềm chiêm bao gặp Đức Hộ Pháp cho 1 bài thi như sau:
Sua động xử xa khử chánh tà
Biết phần thánh thể với thây ma
Luyến trần thất thệ cam đành chịu
Đừng hận Thiên Điều chớ trách ta.
BÊN LỀ VỤ THÔNG TRI GIẢI THỂ ĐẠO CAO ĐÀI
Ngày 13-10-1978,UBND Tỉnh Tây Ninh có ra quyết nghị 5 điểm, mà quan trọng nhất là điểm 3 như sau:
Giải tán và nghiêm cấm họat động hệ thống tổ chức hành chánh Đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút, chính quyền sẽ quản lý toàn bộ các cơ sở vật chất mà Đạo đang quản lý kinh doanh không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng thời căn cứ vào tính cách tu hành, chính quyền sẽ qui định cụ thể số cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng.
Phía dưới ký tên thay mặt đoàn chủ tịch kỳ họp thứ 6 khóa 1 HĐND Tỉnh, Đặng Văn Thượng.
Để thi hành nghị quyết chính-quyền buộc Hội Thánh ra thông tri cho toàn Đạo rõ để họ quản lý và cấm đoán y theo quyết nghị.
Hội Thánh nhóm cấp Phối Sư đổ lên để thảo luận trong 1 tuần lễ mà thông tri không được ra đời vì những điều Hội Thánh muốn thì chính quyền không đồng ý còn những sự buộc ràng của chính quyền thì Hội Thánh không đồng ý. Hội Thánh mới triệu tập 1 khóa đại hội nghị để Lễ Sanh và phẩm tương đương đổ lên tại giảng đường ngày 20-11-Mậu Ngọ để nói là chỉnh sửa thông tri nhưng kỳ thực là buộc tòan hội biểu quyết chấp thuận bằng cách giơ tay lấy đa số, chứ không có chỉnh sửa chi hết.
Tôi xin chia ra nhiều đọan để dễ bề nhận thức những khía cạnh của vấn đề.
ĐỌAN I
a.- Ngài Bảo Đạo chủ tọa tuyên bố khai mạc giải thích sơ lược mục đích: chúng ta dẫu chức sắc, chức việc hoặc Đạo hữu, ai có ý kiến hay đóng góp cũng có quyền chỉnh sửa thông trich cho vừa Đạo vừa đời, đây chỉ là bản dự thảo chứ chưa phải chung quyết nên chúng ta tự do bàn luận.
b.- Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh giải thích: nhà nước thấy cơ cấu Đạo không đi đúng chính sách XHCN nên yêu cầu chúng ta lột xác lần lần các cơ quan cho gọn gàn đi đến tôn giáo thuần túy tu hành, không còn tính cách chính trị. Nhưng chúng ta vẩn bảo thủ ,thành thử nhiều vụ rắc rối xảy ra như vụ Đài Phát Thanh, vụ Đinh Văn Kíp, vụ Tám Ngoài đã làm chúng ta vất vã đối phó. Hội Thánh thấy bất lực không đủ khả năng hướng dẫn con cái Đức Chí Tôn theo chính sách nhà nướic hiện hữu.
Mãi đến ngày 3-10-1978 nhà nước triển khai bản án.
ngày 13-12-1978 UBND Tỉnh ra nghị quyết lấy cớ rằng: vì dân không đồng ý, nhà nước không đồng ý, Hội Thánh phải tuân theo.
c.- Năm Anh nói rằng anh có đóng góp vào bản thông tri với tính cách chức sắc Hiệp Thiên Đài mục đích bảo vệ luật pháp Đạo. Khoản này danh từ trong thông tri sặc mùi CS và là ý kiến có lợi cho chính quyền, tức thất lợi cho Đạo…
ĐỌAN II. - NĂM ANH THAO TÚNG NGHỊ TRƯỜNG
Đã nói hội nghị do Ngài Bảo Đạo chủ tọa thì 5 Anh đâu có quyền gì ăn nói tự do, nhưng y ta mặc đạo phục tràng y 6 nút, tự xưng là Thừa Sử Hiệp Thiên Đài ăn nói không kiêng nễ Hội Thánh chi cả.
Không hiểu vô tình hay hữu ý mà ông Thái Hiểu Thanh quyền Thái Chánh Phối Sư giới thiệu 5 Anh là người dự thính chớ không phải là lấy tính cách dân biểu quốc hội hay 1 đãng viên CS ngồi chung với Hội Thánh. Anh thú nhận có đóng góp trong bản dự thảo thông tri, tưởng rằng nói vậy là có công, nhưng thiên hạ đều thấy bản thông tri đã bị chánh quyền chia nhiều khỏan nực mùi Cát Mát. Anh dành micro nói tào lao cả tiếng đồng hồ mà không kết được.Thính giả phẩn nộ cực độ. Có 1 ông nói lớn:”Thôi chứ để người ta bàn vụ thông tri chứ nói ngoài đề hoài sao? 5 Anh quê quá nạt: nếu ông không nghe thì đi ra ngoài. Bên phái nữ cũng có 1 bà nói: ”Bộ 1 mình anh nói tới trưa sao chớ?-5 Anh cũng biểu: Nếu bà không muốn nghe thì bà cứ đi ra đi.
Tôi bực quá đứng dậy đi ra ngòai tỏ dấu phản đối, rồi ngồi ngoài ngó vô. Trong này giọng oang oang vẫn giọng ra nghe nhức óc.`
a.-Bà Giáo Sư Hương Thân (chị ruột của cố Gíam Đạo Phan Hữu Phước ) ôn tồn nói: Này cậu Năm, nảy giờ cậu nói hay lắm. Hành động yêu nước của cậu tôi phục lắm. Cậu binh vực cho Đạo tôi cám ơn cậu lắm, nhưng cậu nóng quá, đến đổi mấy vị lảnh đạo của Đạo cậu còn kêu tên mà phỉ báng. Cái gì tôi cũng phục cậu hết duy cậu có hổn láo với đức Giáo Chủ và quí vị chức sắc đàn anh là tôi không vừa ý.
Từ cái nhỏ nhẹ bà Thân khẻ khẻ đau nhói, nói xâm xỉa kẻ ỷ quyền thế lấn áp Hội Thánh: ”Cậu coi chừng Chư Thần hành pháp mất cả linh hồn”.
Từ đó Năm Anh mới dịu giọng xuống nước.
b.- Ông Lễ Sanh Thượng Nhiệm Thanh trình bày sắc lịnh số 234 và nghị quyết 297 của chính quyền trung ương cho tự do tín ngưỡng mà nay UBND Tỉnh TN lại ra nghị quyết giải thể các cơ cấu của Đạo, hỏi 2 cái đó có mâu thuẩn nhau chăng?
Chức Sắc phần đông vổ tay hoan nghên ý kiến đó.
Năm Anh vội cúp lời và hỏi: Hồi nảy ai vỗ tay xin giơ tay lên cho y ghi tên. Thiên hạ đều giơ tay rất đông.
Sĩ Tải Lê Quang Tự nói:”Theo tinh thần dân chủ chúng tôi có quyền tán đồng ý kiến hay của bất cứ ai bằng cách vỗ tay, không ai có quyền cấm đóan điều đó”. Năm Anh tịch ngòi không còn đòi biên tên những người vỗ tay nữa. Có nhiều vị cười lên một cách ngạo nghễ: ” ồ,ồ,ồ…..” làm anh Năm đã quê càng quê thêm.
ĐỌAN III. NHỮNG CON CÒ MỒI
Theo nhận định của tôi thì trong Hội Thánh có 2 lọai cò mồi.
a.- Lọai thượng thặng: là quyền Thái CPS Thái Hiểu Thanh và quyền Ngọc CPS Ngọc Triệu Thanh. Có lẻ Chí Tôn thấy Ngọc Triệu Thanh nguy hiểm quá nên tức tốc đem về gấp.Vì lẽ ấy sự chết bất đắc kỳ tử của Ngọc Triệu Thanh làm tòan đạo xôn xao không ít.Đó là bên Cửu Trùng Đài.
Còn bên Hiệp Thiên Đài có Thừa Sử Phan Ngọc Anh, Thừa Sử Phạm Văn Ngôn. Ngôn lảnh lệnh từ mật khu ra làm Cao Đài vận, vào tu được lên Thừa Sử thì “giải phóng”. Cs cho y phấn đấu nhưng không nói ra mà nói y làm C.I.A cho Mỹ, đem đi học tập, y bị bịnh tê liệt á khẩu chúng mới cho về gia đình, rồi chết lần hồi theo ý định của cách mạng.
Thừa Sử Anh là tín đồ của Bến Tre lảnh mật lịnh về Tòa Thánh lăng vào cửa Hiệp để bảo vệ luật pháp bằng cách vạch lá tìm sâu, phục vụ C.S còn hơn làc cách mạng trung kiên nữa.
Không hiểu còn những vị ẩn chưa ra mặt, chứ thế nào cũng có trong Cữu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài hay Phước Thiện những con cò mồi khôn ngoan, không xuất đầu lộ diện, vẫn âm thầm hại Đạo. Đáng kể nhất là Gíao Hữu Thái Trị Thanh, một con sâu độc hại, ít nói mà rất thầm kính nguy hiểm.
b.- Loại hạ đẳng :là lọai nhờ các kỳ học tập trước và hôm nay đã hiện hình thấy rõ.
1.Giáo Hữu Thái Rặc Thanh phó Khâm Thành.
2.Giáo Hữu Ngọc Hương Thanh Khâm Châu TâyNinh
3.Giáo Thiện Trần Thạch Long Q.Quản Châu Đồng Tháp
4.Giáo Sư Thượng Châu Thanh Khâm Trấn
5.Lễ Sanh Thượng (Hâu Giang)
6.Giáo Sư Thái Còn Thanh
7.Giáo Thiện ………………….Sang
8.Lãnh Nhạc Huỳnh Minh Mẫn.
Riêng về cuộc hội hôm nay 2 ông Hương và Long đã đề nghị có 1 sách:
1.Tăng thành phần lảnh đạo lên thành 12 thay vì 10.
2.Tăng số công quả Thánh Thất và đền tờ Phật Mẫu địa phương lên thành 4 thay vì 3 vị…Cái rập đó đã làm cho mọi người nhận được những con chuột bị cháy nhà phải ló mặt.
Còn Giáo Sư Châu 2 lần yêu cầu biểu quyết chấp thuận bản thông tri sớm chừng nào hay chừng nấy và không cho Luật Sự Mai phát biểu ý kiến, tuy em nó có xin phép chủ tọa đàng hoàng.
Giáo Hữu Rặc lạy chánh quyền 2 lần để xin nới tay cho Hội Thánh? Cái gì phải hạ mình đến thế, làm mất phẩm giá thánh thể Đức Chí Tôn làm nhơ danh Đạo.
ĐỌAN IV: BẢO LẢNH TỘI TÌNH THIÊNG LIÊNG NỀU SÁI THIÊN ĐIỀU
Giữa áp lực của chính quyền Ngài Bảo Đạo tuyên bố: Tôi sẽ chịu tất cả tội tình về sự chỉnh đốn nội bộ của Đạo hôm nay. Nếu về Thiêng Liêng các Đấng bắt tội tôi , tôi sẽ gánh tất cả tội lỗi thế cho Hội Thánh . Qúi vị cứ an tâm ẩn nhẩn để từ từ chúng ta qua khúc quanh lịch sử nầy.
Thế tình nói: thắng làm vua, thua làm giặc. CM đã làm vua từ Bắc chí Nam, họ muốn gì nếu chúng ta cải lẫy đến đâu, rốt cuộc cũng phải xuôi tay. Tôi xin quí vị vững đức tin. Đạo của Chí Tôn phải trải thất ức niên; không lẻ hôm nay mới có 54 năm mà bị bế sao? Có lẽ quyền Thiêng Liêng định vậy, nên chúng ta phải chịu vậy. Vì Đức Hộ Pháp là vị Phật xuống thế gian còn bị lắm điều điêu đứng, thất bại như trong bài thi:
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi
Buồn nhìn cội đạo luốn chơi vơi
Nào hay vạn sự do Thiên định….
Ví như lượng sóng biển lớn chúng vào bờ, người tắm biển phải hụp xuống để nó qua đầu mình rồi ngóc lên an tòan không chi hại. Nếu ta đưa mặt cho nó vã vào thiếu đều muốn sặc máu hay choán ván khó chịu lắm.
Đức Lý Giáo Tông cũng dạy:” Phải tùy phương nắng dõi dắng dây dù, thì chúng ta cũng phải uyển chuyển theo thời thế mà hành Đạo. Miễn sao có ích cho nhơn sanh đoạt mục đích là thắng khổ, giải khổ. Xin đừng nặng về danh từ này danh từ nọ mà phải nhắm làm sao cho con cái Đức Chí Tôn hết khổ hưởng hạnh phúc thì công quả không mất.
Sau khi nghe cặn kẻ chúng tôi ngưng tranh đấu,nhưng đến phút biểu quyết chấp thuận bản dự thảo thông tri và danh sách Hội Đồng Chưởng Quản Đạo Cao Đài Tòa Thánh TN, chúng tôi đồng không giơ tay để tỏ thái độ.
Ngài Bảo Đạo thấy đa số hội trường chấp thuận nên tuyên bố thi hành theo bản dự thảo và cám ơn tòan hội.
Bế mạc ngày 11 giờ trưa ngày 22 tháng 12 năm Mậu Ngọ.
Viết xong 3-1-kỷ Mùi
(30-1-1979)
Sĩ Tải Bùi Văn Tiếp
Hội Đồng Chưởng Quản Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh
1.Chưởng Quản : Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa
2.Phó Chưởng Quản : Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh
3.Chánh Từ Hàn: Giáo Sư Thái Phát Thanh
4.Phó Từ Hàn: Cải Trạng Lê Minh Khuyên
5.Hội Viên: Quyền Thái Chánh Phối Sư Thái Hiểu Thanh
Quyền Thái Chánh Phối Sư Thượng Trọng Thanh
Quyền Nữ Chánh Phối Sư Hương Tiếu
Chơn Nhơn Đặng Văn Chưởng
Chơn Nhơn Nguyễn Thị Khéo
Quyền Tiếp Lễ Nhạc Quân Võ Thành Tươi.
KẾT LUẬN
I.- Lập Hội Đồng Chưởng Quản gồm có 10 người.
II..- Đền Thánh chỉ còn 20 người công quả.
III- .Đền Thờ Phật Mẫu cũng 20 người công quả.
IV.- Thánh Thất địa phương chỉ còn 1 vị cai quản và 3 người công quả.
V.- Đền Thờ Phật Mẫu địa phương chỉ còn 1 vị cai quản và 3 người công quả.
Ngòai ra giải thể tất cả từ già tới trẻ, trở về gia đình phục vụ xã hội, tăng gia sãn xuất nam nữ cũng vậy.