TRƯỜNG CHƠN LÝ
Hiền Tài  ĐOÀN KIM SƠN
 

 

PHỤ LỤC

 

1.    VICTOR HUGO

 

1.1. Văn Chương          

1.2. Chính Trị       

1.3. Tôn Giáo       

1.4. Âm Nhạc       

1.5. Hội Họa         

1.6. Tưởng Niệm  

 

Victor Hugo sinh năm 1802 ở Besançon và sống ở Pháp trong phần lớn đời mình. Dù vậy, ông bị buộc phải lưu đày dưới thời Napoleon III — ông sống một lúc ở Brussels trong năm 1851; ở Jersey từ 1852 đến 1855; và ở Guernsey từ 1855 đến 1870 và rồi trong năm 1872-1873. Có cuộc đại ân xá năm 1859 nhưng ông từ khước.

 Tuyển tập thơ đầu tiên của ông (Nouvelles Odes et Poésies Diverses) được in năm 1824 khi Hugo 22 tuổi đã cho ông một món trợ cấp hoàng gia từ vua Louis XVIII. Dù tuyển tập thơ đó đã được ngưỡng mộ vì cái nhiệt tình tự phát và sự lưu loát, chính tập thơ hai năm sau đó (Odes et Ballades) đã làm phát hiện một Hugo đại thi hào, một vị thầy tự nhiên của thơ trữ tình và bài ca sáng tạo.

1.1.       Văn Chương

Ông lập gia đình với Adèle Foucher (1803-1868) năm 1822 và cho ra đời quyển tiểu thuyết đầu tiên của mình  (Han d'Islande) năm1823, quyển thứ hai (Bug-Jargal năm 1826). Giữa 1829 và 1840 ông cho ra năm tác phẩm thơ (Les Orientales, 1829; Les Feuilles d'automne, 1831; Les Chants du crépuscule, 1835; Les Voix intérieures, 1837; Les Rayons et les ombres, 1840), làm ông được tiếng là một trong những thi sĩ vĩ đại nhất của thời ấy về thi ca bi thương và trữ tình.

Tác phẩm Ngày Cuối Cùng Của Một Kẻ Bị Kết Án Tử Hình ( Le Dernier jour d'un condamné) có ảnh hưởng lớn lên các tác giả về sau này như  Albert Camus, Charles Dickens, Fyodor Dostoevsky. Claude Gueux, một tập truyện tài liệu ngắn về cuộc đời thực của một tên sát nhân bị sử tội ở Pháp xuất hiện năm 1834, và về sau được coi là một điềm báo trước cho công trình tác phẩm lớn lao của ông về bất công xã hội, Les Misérables. Tiểu thuyết thành công vang dội của ông là Thằng Gù ở Nhà Thờ Đức Bà Notre-Dame de Paris  được in năm 1831 và được mau lẹ dịch ra nhiều thứ tiếng ở Âu Châu.

Hugo bắt đầu hoạch định một quyển tiểu thuyết lớn về những thảm khổ và bất công của xã hội từ thập niên 1830s, nhưng phải tới 17 năm tròn sách Les Misérables mới được thực hiện và cho in năm 1862. Tác giả biết trước giá trị vượt trổi của sách và nhà in nước Bỉ Lacroix and Verboeckhoven đã phát động một chiến dịch khuyến mãi bất thường trong thời ấy, phát ra những thông cáo báo chí sáu tháng trước khi phát hành. Nhà in cũng in phần đầu của cuốn tiểu thuyết và đồng thời tung ra trong nhiều thành phố. Khi sách phát hành, chỉ có vài giờ là bán hết và ảnh hưởng gây ra cho xã hội Pháp lúc bấy giờ rất mạnh.

Dù một số người trong định chế quyền chức đương thời không thiện cảm,  quyển Les Misérables được đa số quần chúng hoan nghênh và những vấn đề nêu ra trong sách được sớm đưa lên trong nhật ký thảo luận của Quốc Hội Pháp. Cho tới nay sách vẫn vang danh khắp thế giới và đã có nhiều phim ảnh, truyền hình, ca kịch phỏng theo ít có tác phẩm văn học nào sánh bằng.

Thư tín ngắn nhất trong lịch sữ có lẽ là giữa Hugo với nhà xuất bản Hurst & Blackett trong năm 1862. Lúc đó Hugo đang đi nghỉ mát khi sách Les Misérables (trên 1200 trang) được in. Ông đánh điện hỏi nhà xuất bản mốt dấu '?' và được trả lời bằng chỉ một dấu '!'.

Ông chuyển khỏi vấn đề chính trị/xã hội trong quyển tiểu thuyết kế  Les Travailleurs de la Mer (Toilers of the Sea), in năm 1866. Sách cũng được tiếp đón nồng hậu. Viết cho đảo Guemsey, nơi ông sống 15 năm đồ lưu, quyển tiểu thuyết Những con Mực Ống đã làm cho dân Paris sôi nổi phong trào triển lãm mực ống, tiệc mực ống, nón mực ống...

Quyển tiểu thuyết kế tiếp, Người Cười (L'Homme Qui Rit) in năm 1869 không thành công lắm vì lúc ấy sách các tiểu thuyết hiện thực và tự nhiên của Flaubert và Zola, đang được quần chúng ngưỡng mộ hơn. Quyển sách cuối cùng của ông, quyển  Chín Mươi Ba Quatrevingt-treize in năm 1874, cũng là một trong những tiểu thuyết được ưa thích của ông.

1.2.       Chính TrỊ

Sau ba lần bất thành, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp Quốc năm 1841. Từ đó về sau, ông càng dấn thân vào việc chính trị của nước Pháp và ủng hộ thể chế Cộng Hòa. Năm 1841 ông được vua Louis-Philippe phong vào hàng quí tộc nhưng ông phát biểu chống lại án tử hình và bất công xã hội và hoan nghênh tự do báo chí và tự trị cho Ba Lan. Sau ông được bầu vào ủy Ban Lập Pháp và Ủy Ban Lập Hiến theo sau cuộc cách mạng 1848 và hình thành Đệ Nhị Cộng Hòa.

Khi Louis Napoleon (Napoleon III) nắm toàn quyền năm 1851, thiết lập một hiến pháp chống lại chế độ nghị viện, ông tuyên bố công khai rằng ông ấy phản lại nước Pháp. Ông chuyển tới ở Bỉ, rồi Jersey, và cuối cùng định cư gia đình mình ở đảo Guernsey tại Hauteville House, nơi ông sống lưu đày cho tới 1870.

Trong thời gian lưu đày ông viết quyển sách nhỏ  Napoleon III, Napoléon le Petit và Histoire d'un crime. Sách bị cấm ở Pháp nhưng có ảnh hưởng mạnh nơi đó. Sách Les Misérables, và ba tập thơ (Les Châtiments, 1853; Les Contemplations, 1856; và La Légende des siècles, 1859) cũng có từ đây.

Ông thuyết phục chánh quyền của Nữ Hoàng Victoria tha tội chết cho sáu người Ái Nhĩ Lan bị kết án có hoạt động khủng bố và ảnh hưởng của ông đã làm cho hiến pháp của Geneva, Portugal và Colombia bỏ án tử hình.

Dù Napoleon III ân xá tất cả những người bị đồ lưu chánh trị trong năm 1859, Hugo từ chối. Chỉ sau khi Napoleon III sụp đổ dưới sự trỗi dậy của Đệ Tam Cộng Hòa, ông mới tuyên bố về lại quê hương năm 1870, và được bầu vào Hạ rồi Thượng Viện.

1.3.       Tôn Giáo

Quan điểm về tôn giáo của Victor Hugo thay đổi sâu sắc theo dòng sống của ông. Lúc trẻ, ông được biết là một người Công Giáo và bày tỏ lòng kính trọng đối với hệ cấp và quyền lực Giáo Hội. Từ đó ông chuyển qua sự không thực hành phép tu Công Giáo và bày tỏ các quan điểm ngày càng dữ dội chống đối Công Giáo và giới giáo phẩm.

Trong thời gian lưu đày, ông tham gia phong trào Duy Linh và thực hiện các cuộc xây bàn, trong những năm về sau ông trở thành nhà Thần Luận Duy Lý  như Voltaire.  Khi một cán bộ điều tra dân số hỏi ông có phải là Công Giáo chăng, ông trả lời: “Không, một người suy nghĩ tự do[1]”. 

Hugo không bao giờ hết sự ác cảm với Công Giáo La Mã phần lớn là vì ông thấy giáo hội lãnh đạm với những hoàn cảnh khốn khổ của giới công nhân dưới sự áp chế của giới quí tộc và có lẽ do các tác phẩm của ông đã nằm trên danh sách sách cấm của Giáo Hoàng. Victor Hugo đếm thấy trên báo chí Công Giáo có tới 740 điều công kích tác phẩm Les Misérables của ông. Khi các con trai ông là Charles và François-Victor mất, ông nhất định đòi chôn mà không có thánh giá hay linh mục, và di chúc ông để lại dặn dò cái chết của ông cũng vậy.

Tuy biết giáo lý Công Giáo đã cũ kỹ và đang chết dần, ông vẫn không hề trực tiếp công kích định chế của nó. Ông vẫn là một người tôn giáo sâu sắc và tin tưởng mạnh mẽ ở sự cần thiết và ở sức mạnh của sự cầu nguyện.

Chủ trương duy lý của ông có thể tìm thấy trong thơ như Torquemada (1869, nói về sự cuồng ín tôn giáo), The Pope (1878, dữ dội chống lại giới giáo phẩm), Religions and Religion (1880, từ chối cái hữu dụng của giáo hội) và, tác phẩm in sau khi ông mất, The End of Satan and God (1886 1891 trong đó ông trình bày Công Giáo như một quái vật sư tử đầu chim còn chủ nghĩa duy lý như một thiên thần).

Ông tuyên bố: “Tôn giáo mất nhưng Thượng Đế còn”. Ông tiên tri: “Công Giáo sẽ vĩnh viễn biến mất nhưng người ta vẫn tin vào Thượng Đế, Linh Hồn, và Quyền Năng.”

1.4.       Âm NhẠc

Dù Victor không có khả năng độc đáo về âm nhạc, ông đã là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ của thế giới trong thế kỷ 19 và 20. Ông đặc biệt thích nhạc của  Gluck và Weber và ngưỡng mộ nhạc của Beethoven, và cũng hơi khác với người đương thời, ông thích nhạc của những thế kỷ trước như Palestrina và Monteverdi. Hai nhạc sĩ nổi tiếng của thế kỷ 19 là bạn ông: Berlioz Liszt.

Hơn một ngàn bản nhạc đã lấy cảm hứng từ những công trình của ông từ thế kỷ 19 tới nay. Các tuồng hát của ông trong đó ông bác bỏ các luật tắc của kịch nghệ cổ điển và thay vào bằng phong thái kịch lãng mạn đã hấp dẫn nhiều nhà sáng tác đem chúng vào các opera. Hơn một trăm vỡ opera được thực hiện dựa vào tác phẩm của Victor Hugo. Trong số đó có  Lucrezia Borgia (1833) của Donizetti, Rigoletto (1851) và Ernani (1844) của Verdi, và La Gioconda của Ponchielli (1876). Cũng có các vỡ nhạc kịch dựa vào Notre-Dame de Paris và Les Misérables, London West End là vở nhạc kịch dài nhất. Thêm vào đó, những vần thơ đẹp đẻ của ông đã hấp dẫn thị hiếu của nhiều nghệ sĩ và nhiều giai điệu nhạc đã được sáng tác dựa vào thơ của ông như của các nhà soạn nhạc Berlioz, Bizet, Fauré, Franck, Lalo, Liszt, Massenet, Saint-Saëns, Rachmaninov và Wagner.

1.5.       HỘi HỌA

Nhiều người không biết rằng Victor Hugo cũng sáng tác rất nhiều trong nghệ thuật hội họa như ông đã làm trong văn chương vậy. Trong đời mình, ông đã vẽ trên 4 ngàn bức tranh. Thoạt đầu ông coi đó như một thú tiêu khiển nhưng nó trở nên gày càng quan trọng hơn đối với ông một thời gian ngắn trước cuộc lưu đày, khi ông quyết định ngưng viết lách để quay sang chính trị. Vẽ tranh đã trở nên lối thoát sáng tạo độc đáo của ông trong thời gian 1848-1851.

Ba hình vẽ ta thấy nơi đây đều hàm ngụ ý nghĩa đạo học. Hình trên cho thấy tảng đá là vật chướng ngại không cho giáo đường thấy biết việc biệt tu. Hình dưới: Xem kỹ trong tranh thấy có tên viết tắt V.H. của ông.

Hugo vẽ trên giấy, cở nhỏ; thường dùng màu nâu sẫm hay vẽ nèn lót với viết mực đen đôi khi có các  nét vẽ trắng và hiếm khi dùng màu. Các tranh sống động được hoàn thành một cách bất ngờ, với cách thực hiện và phong cách hiện đại,  báo hiệu cho kỹ thuật thực nghiệm của phái Siêu Thực và phái Trừu Tượng.

Ông không ngần ngại dùng khuôn tô hình của trẻ con, vết mực, vết bùn, vết dơ, dấu ấn của dây, sự xếp, sự chà, thường dùng than của đầu que diêm hay ngón tay thay vì dùng cọ. Có khi ông còn quăng cà phê hay mồ hóng vào để tạo càm giác ông muốn. Người ta nói là ông thường vẽ bằng tay trái hay vẽ mà không nhìn vào trang giấy, hay trong lúc xây bàn tiếp các chơn linh, để có thể có cái tâm vô thức, một quan điểm sau này Sigmund Freud làm nó thành phổ biến.

Ông ít khi  bày tranh cho công chúng xem nhưng các họa sĩ đương thời như VanGogh và Delacroix sau này nói là nếu thay vì đi ngã văn chương, Victor qua ngã hội họa, ông cũng vượt xa các họa sĩ đồng thời với mình.

 

1.6.       TưỞng NiỆm

Khi Victor Hugo về lại Paris năm 1870, toàn quốc đón tiếp ông như một anh hùng. Năm 1876, ông được bầu vào Thượng Viện mới thành lập.

Tháng hai năm 1881 ông được mừng tuổi thọ thứ 79 để bước qua tuổi 80. Cuộc lễ bắt đầu từ ngày 25-2 và ông được tặng một cái bình Sèvres, món quà truyền tống dành cho bậc tối cao. Ngày 27-2 là ngày có một trong những cuộc diễn hành lớn nhất nước Pháp. Người diễn hành xếp dài từ đại lộ Eylau xuống tới quảng trường Élysée và suốt đến trung tâm Paris. Từng chi tiết của buổi diễn hành là vì ông. Buổi diễn hành kéo dài 6 tiếng đồng hồ ngang nhà ông trong khi ông ngồi nơi cửa sổ nhìn ra.

Victor Hugo chết ngày 22-5-1885, ở tuổi 83, thi thể ông được quàng tại Khải Hoàn Môn cho công chúng chiêm ngưỡng và sau, theo ước nguyện của ông,  được chở đi trên xe tang dành cho người cùng khổ tới chỗ chôn cất.

Victor Hugo không chỉ được tôn vinh như một văn hào mà còn có danh tiếng quốc tế là một chánh khách đã giúp bảo trì và hình thành nền dân chủ và Đệ Tam Cộng Hòa của Pháp Quốc. Hơn hai triệu người dự đám tang của ông ở Paris từ Khải Hoàn Môn đến điện Panthéon, nơi ông được chôn. 

Dân chúng ở Guernsey dựng tượng ông ở vườn Candie để tưởng niệm thời gian ông sống ở đó. Nhà ông ở tại Hauteville House, Guernsey và 6, Place des Vosges, Paris được dùng làm viện bảo tàng. Nhà ông ở tại Vianden, Luxembourg, năm 1871 cũng đã trở thành Nhà tưởng niệm. Đại lộ đi ngang nhà ông mang tên của chính ông khi ông còn sống. Ở Canada cũng có đại lộ Victor Hugo.

Biến cố lớn lao xảy ra trước các đại tác phẩm của Victor Hugo như Contemplation và Les Misérables là những cuộc tiếp xúc của ông với thé giới tâm linh qua những cuộc xây bàn xảy ra tại nhà ông trong những năm 1854 và 1855.

Biên bản ghi nhận nội dung và hình thức những cuộc xây bàn này được ghi chép lai nhưng theo lời dặn của cõi vô hình không phổ biến khi chưa có lệnh nên mãi đến năm 1921 mới được phổ biến trong quyển sách Les Tables Tournantes Chez Victor Hugo. Sách này ra đời kịp lúc phong trào cầu cơ và đồng tử tiếp xúc với cõi vô hình thịnh hành mọi nơi ở cả Mỹ lẫn Pháp làm cho sự xuất hiện của Đạo Cao Đài được dễ chấp nhận hơn.

Sự nghiệp văn chương của Victor Hugo nhằm mở ngỏ cho nhân loại một cái nhìn mới về công lý, luân lý và tình yêu. Các nghiên cứu văn học gọi ông là người mở đầu cho chủ nghĩa lãng mạn nhưng thực ra với cái nhìn đạo học, ông đã giới thiệu cho nhơn loại lý thuyết đại khoan hồng: một người dù dỉ vảng có sai quấy đến đâu đi nữa, khi người ấy giác ngộ và có một hành động cao thượng tốt lành, các lỗi cũ coi như được xóa. 

Trong các tiếp xúc với cõi vô hình qua các cuộc xây bàn ở đảo Jersey, ông đã gặp thoạt đầu là hồn linh của con gái của mình, rồi sau đó là các văn thi sĩ nổi tiếng thời trước như Shakespeare, Corneille, Baudelaire… và về sau là những đấng có các lời dạy cao sâu hơn như Đức Jésus Christ hoặc như một đấng xưng danh Bóng Tối Dưới Nấm Mồ.

Đạo Cao Đài ngày nay biết rằng ông là một vị Cổ Phật đến giáng sinh mở đường cho Đức Thượng Đế đến lập Tam Kỳ Phổ Độ kỳ này. Ông và Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) cùng là đệ tử còn Đức Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm là Sư Phó của Bạch Vân Động có trách nhiệm hướng dẫn nhân loại thực hiện đệ tam Thiên Nhân Hòa Ước kỳ này.

Trở về đầu Phụ Lục 1

2.    ALLAN KARDEC

 

2.1. Kinh Thánh theo trường Phái Thông Linh       

            2.1.1. Nội Dung         

            2.1.2. Nhập Đề          

            2.1.3. Các Chương    

            2.1.4. Giáo Lý            

2.2. Những Công Trình Khác của Allan Kardec về Khoa Thông Linh     

 

Allan Kardec là bút danh của thầy giáo kiêm nhà giáo dục Hippolyte Léon Denizard Rivail (sinh ở Lyon ngảy 3-10-1804 – mất ở Paris ngày 31-3-1869), ngày nay được biết là người hệ thống hóa ngành Thông Linh.

 Ông đã đến tuổi ngũ tuần khi bắt đầu nghiên cứu hiện tượng xây bàn (spirit-tapping) đang phổ biến ở Mỹ và ở Pháp. Sau khi đích thân chứng kiến sự việc, ông bác bỏ thuyết từ lực thú vật (animal magnetism) đang phổ biến trong giới thượng lưu, cho rằng nó không đủ để giải thích tất cả các sự kiện quan sát.

 Sau khi hồn linh có tên Zefiro nói cho ông biết trong cuộc luân hồi lần trước ông là người theo đạo Druid và có tên là Allan Kardec, ông thích tên này và dùng nó làm bút hiệu để phân biệt các công trình ông viết chủ yếu là dạy cho học sinh trung học và các bài viết về Thông Linh.

Năm 1857 ông xuất bản quyển The Spirit’s Book gồm 1.019 câu hỏi để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bản chất của hồn linh, thế giới hồn linh và các mối tương quan giữa thế giới hồn linh với thế giới vật chất. Sau đó ông cho ra đời các sách The Books on Mediums, The Gospel According to Spiritism  và tập san Revue Spirite mà ông cho ấn hành cho đến lúc cuối đời.

 Chính ông đã đặt ra từ “spiritism” và theo phương pháp khoa học tân thời trong nghiên cứu của mình, được một số người đồng tình, trong đó có Camille Flammarion, một nhà thiên văn học và tác giả danh tiếng của Pháp, người đã nói rằng “Thông Linh Học không phải là một tôn giáo mà là một khoa học”. Chính Camille Flammarion đã đọc điếu văn trước mộ phần của Allan Kardec.

Khách viếng từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt từ Brazil, nơi ông được hằng triệu người ủng hộ,  đã mang hoa đến phần mộ của ông nên nó được tiếng là phần mộ nhiều hoa nhất của nghĩa trang Cimetière du Père Lachaise.

Bên trên nhà mồ của hai vợ chồng ông có khắc câu văn sau này thành ra khẩu hiệu của các nhà thông linh: “Naître, mourir, renaître encore et progresse sans cesse, telle est la loi”. (Sinh, tử, tái sinh và tiến hóa không ngừng, đó là qui luật).

2.1.       Kinh Thánh theo TrưỜng Phái Thông Linh

The Gospel According to Spiritism (Tiếng Pháp: L'Évangile Selon le Spiritisme – Kinh Thánh theo Trường Phái Thông Linh), viết bởi  Allan Kardec là một quyển sách in năm 1864 liên kết các giáo huấn của Đức Jésus với Trường Phái Thông Linh của Allan Kardec, môn triết luận về tôn giáo và luân lý mà Kardec đã ấn hành. Nó nhằm chứng tỏ rằng Trường Phái Thông Linh làm rõ và phát huy những lời dạy quan trọng nhất của Đức Jésus. Nó là một trong năm quyển sách quan trọng nhất của Trường Phái Thông Linh của Kardec.

Quyển sách này đã dẫn đến nhiều phản ứng của Giáo Hội Công Giáo và đã được liệt kê trong số sách cấm đọc. Lần xuất bản đầu tiên, sách có tên là Imitation de l'Évangile (Một mô phỏng theo Kinh Thánh), nhưng lần xuất bản thứ ba (1865), lần xuất bản quyết định, nó được đổi tên  và được chỉnh sửa rất nhiều (hầu hết là lỗi ấn loát hay cũng có thể cho là lỗi trong vấn đề câu thông), được biên tập và mở rộng thêm.

2.1.1. Ni Dung

Quyển sách này có cung ứng tài liệu và được sắp xếp tốt nhất trong số năm quyển sách cơ bản của trường phái Thông Linh Học Kardec, chứa một phần nhập đề và 28 chương. Mỗi chương trong 27 chương đầu được dành ra để khảo sát tỉ mỉ một câu thơ trong Kinh Thánh và chương cuối cùng là môt sưu tập các lời cầu nguyện do ứng cảm với các tâm linh cao trọng.

Kardec là một người Công Giáo nhiệt tình và là một thầy giáo tận tụy (là môn đệ của Pestalozzi trước khi ông có liên  hệ với việc Thông Linh). Ông tìm cách để các giáo huấn của mình có cơ bản trên kiến thức vững chắc nơi Thánh Kinh, cũng như từ những thông đệp mà ông nhận được từ các chơn linh hướng dẫn. Cho nên, phần đầu của Gospel According to Spiritism (Kinh Thánh Hiểu Qua Trường Phái Thông Linh) được dành riêng cho một loạt những nhận xét và những sự minh thị nhằm  xác định vị trí cho các lập luận và các giáo điều của nó sao cho những người quen thuộc hơn với những lời bình luận Kinh Thánh dễ thấy được lối thoát.

2.1.2. Nhp Đ

Mục đầu tiên mà phần nhập đề  đề cập tới là các bản dịch hiện có của Thánh Kinh thì không đầy đủ và do vậy mà không thể hiểu được nếu không có tương quan thích đáng với các nghiên cứu trí thức về văn hóa và phong tục của các dân tộc vùng Trung Đông (một  kiểu dạy khá tân tiến so với thời kỳ của ông). Vì rằng từ những bài về cuộc đời của Đức Christ toàn bộ các thông điệp của Ngài không thể được thấu hiểu dễ dàng, Kardec lập luận rằng thay vì lượm lặt những chi tiết, ta nên quan tâm hơn tới những giáo huấn và những hành vi đặc trưng của Ngài. Đây là những gì ông cố làm trong sách của mình.

Mục thứ hai nói rằng Trường Phái Thông Linh đặt cơ bản trên luân lý Công Giáo đích thực hơn và cao cấp nhất: rằng nó trực tiếp giáng xuống từ các giáo huấn chủ yếu của Jésus. Kardec cũng lập luận rằng cái làm cho các giáo lý từ Trường Phái Thông Linh được đáng tin cậy là ở chỗ nó không tự mâu thuẫn: tất cả các chơn linh cao trọng, câu thông qua các đồng tử có thiện tâm đều cho ra cùng một thông điệp và thông điệp này đều có sự nhất quán nội tại và với những gì Đức Christ đã dạy về luận lý.

Phần thứ ba là một sự hướng dẫn sơ bộ về Thánh Kinh, giải thích ý nghĩa của các quan điểm từ nước ngoài và các từ mới chỉ có thể thấy ở đó.

Phần thứ tư giải thích rằng cho dù các lý thuyết trước Đức Christ tương tự với Trường Phái Thông Linh có thể tìm thấy trong Triết Lý của Hi Lạp, chủ yếu là trong triết lý của Socrates Plato (Những người theo ngành Thông Linh kính trọng cả hai triết gia này và coi họ là những bậc báo trước cái đến của Đức Christ).

2.1.3. Các Chương

Những nhận xét nói trên được theo sau bằng 27 chương giáo lý giải luận  các lời của Đức Christ.

Chương cuối cùng là một sưu tập các lời nguyện câu thông được từ các chơn linh cao trọng, nhằm đưa ra các ví dụ cho chúng ta biết lẽ ra phải nguyện cầu như vậy.

2.1.4. Giáo Lý

Những điểm chính của Gospel According to Spiritism là:

-         Vì nhân loại đang chậm chạp tiến hóa tới mức cao hơn, nên cần có sự giáng dạy liên tục để giáo lý được hoàn thiện. Lần giáng dạy thứ nhất là qua ông Moses, lần thứ hai qua Đức Christ (những nhà Thông Linh tân thời nói rằng trước đó đã định giáng dạy ở Hi Lạp qua Socrate nhưng bất thành), và lần thứ ba thì đích thân Đức Thượng Đế sẽ giáng dạy qua các bậc Thiên Mạng[2].

Chơn Linh là bất tử và sống qua nhiều kiếp (luân hồi) để hoàn thiện đạo đức và trí thông minh của mình cho tới khi họ có thể đối diện với Thượng Đế.

Mỗi điều giáng dạy làm rõ nghĩa thêm điều đã dạy trước đó chớ không phải là để  hủy bỏ điều đã dạy trước.

Đạo đức hầu hết đặt cơ bản trên sự yêu thương (yêu thương tinh thần, không phải yêu thương nhục thể) từng người và bất cứ ai.

Tình thương phải được đem ra thực hành.

Bố thí (sự thực hành của tình thương) phải không cầu báo.

Tôn giáo phải được tự do.

Hôn nhân phải không thể gảy đổ, nếu không còn hòa thuận được nữa, đó là vì Thượng Đế chưa hề hòa hợp hai người.

Không hề có cứu độ nếu không có lòng từ.

Ai rồi cũng được cứu cả, dù rằng đối với một số người, có thể phải tốn một thời gian lâu không tưởng tượng nỗi.

2.2.       NhỮng Công Trình  Khác cỦa Allan Kardec vỀ Khoa Thông Linh

Cùng với sách của các tác giả khác có tại website http://www.sgny.org , các sách của Allan Kardec được dịch sang tiếng Anh và chuyển sang dạng e-books có thể tải xuống được là:

The Gospel According to Spiritism,

The Spirits’ Book

The Mediums’ Book

Heaven and Hell,

Genesis,

Những nguyên bản tiếng Pháp của sách của Allan Kardec có thể tìm thấy tại http://spirite.free.fr , đặc biệt là tập san do ông thành lập Revue Spirite Journal d’Etudes Psychologiques.

Có thể tìm thấy tại website này rất nhiều điều mà cõi vô hình hướng dẫn nhân loại và một số các bài viết khác của Allan Kardec rút ra từ các kinh nghiệm và học hỏi được như:

Le Spiritisme à sa plus simple Expression,

Le Spiritisme est-il une religion?

Carractère de la Révélation Spirite,

Các tập san Revue Spirite Journal d’Etudes Psychologiques

Conseils, Réflexions, et Maximes d’Allan Kardec. Fragments Extraits des Douze Premìeres Années de la Revue Spirites…

 

Trở về đầu Phụ Lục 2

 

3.    FLAMMARION

 

Nicolas Camille Flammarion sinh ngày 26-2-1842 tại Montigny-le-Roi ở Pháp.Thoạt đầu ông nghiên cứu thần học, nhưng lại sớm thích thiên văn học.

Năm 1858, ở tuổi 16, ông viết một bản viết tay 500 trang, Cosmologie Universelle (Vũ Trụ Học Phổ Thông), và trở thành phụ tá của LeVerrier (người đã từ các phép tính toán dẫn tới sự khám phá ra Hải Vương Tinh - Neptune) tại Đài Quan Sát Paris. Từ 1862 đến  1867, ông tạm thời làm việc tại Văn Phòng Kinh Độ (Bureau of Longitudes), rồi sau đó quaay lại Đài Quan Sát và dấn thân vào chương trình quan sát các sao đôi. Dự án này đã đưa đến việc ấn hành một bảng danh mục 10.000 sao đôi năm 1878..

Ngoài ra, Flammarion còn quan sát Mặt Trăng và Sao Hỏa. Trong năm 1873 và 1885, ông đưa ra giả thuyết rằng màu đỏ của sao Hỏa có thê  là do thực vật. Ông cho ấn hành nhiều sách phổ thông (L'astronomie Populaire – Thiên Văn Học Phổ Thông - năm 1879), bán ra trên 100.000 bản mà bản dịch sang tiếng Anh của J. E. Gore xuất hiện năm 1894, và cũng có một sách về sao Hỏa, La Planète Mars (Hành Tinh Sao Hỏa), ủng hộ quan điểm rằng có tồn tại các kênh đào trên sao này, được xây dựng bởi một nền văn minh tiến bộ, Quyển 1 năm 1892 và Quyển 2 năm 1909), và khuyến khích hoạt động thiên văn nghiệp dư. Trong năm 1877, Flammarion thành lập Hội Thiên Văn Pháp Quốc (Astronomical Society of France).

Năm 1882, ông được một người tên Merer ngưỡng mộ công trình của mình tặng cho một đài quan sát tư nhân và một cơ ngơi địa ốc. Năm 1922, ông được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh do các công trình trọn đời mình trong nghành Thiên Văn. Ông mất ngày 3-6-1925 ở Juvisy-sur-Orge (Essonne, Pháp Quốc).

Tên Flammarion được đặt cho một miệng núi lửa rộng 74 km trên mặt trăng – năm 1935,  một miệng núi lửa rộng 173.0 km trên sao Hỏa – năm 1973). Tiểu hành tinh Flammario được khám phá bởi Max Wolf ngày 11-3-1924.

Năm 1877, Camille Flammarion tìm thấy và nhận được bản chép tay của Messier và bản danh mục các sao của Messier tại một tiệm sách cũ. Bản danh mục này được ông dùng như chỗ tra cứu và ông cũng có thêm vào một số hiệu chính. Một trong những điều ông thêm vào bản danh mục Messier là sao  M104.

Trở về đầu Phụ Lục 3

 

4.    TRƯỜNG PHÁI QUAKERS

 

4.1.Nguồn Gốc    

4.2.Sự Cố James Neyler    

4.3.Những Khó Khăn Buổi Đầu      

4.4.Những Khó Khăn tại Tân Thế Giới          

4.5.Thế Kỷ 18     

4.6.Những Người Quakers có Thế Lực trong Thế Kỷ 19             

 

Hiệp Hội Tôn Giáo Các Tín Hữu (The Religious Society of Friends), còn được gọi là The Quakers, là một phong trào bắt đầu ở Anh từ đầu thập niên 1650s. Từ "Quakers" có nghĩa là run rẩy giữa đường Chúa đi. Từ lúc phôi thai, phong trào đã phải đối mặt với chống đối và bức hại; dù vậy, nó tiếp tục bàng trướng ra nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ Châu và Phi Châu.

Hiệp Hội Các Tín Hữu đã có ảnh hưởng mạnh trên lịch sử thế giới. Tiểu bang Pensylvania của Hoa Kỳ được thành lập bởi William Penn, như là một chỗ an toàn cho những người Quakers để sống và để tu hành theo đức tin của mình. Người Quakers đã có vai tuồng quan trọng trong sự bãi nô, sự thừa nhận bình quyền nam nữ, và sự chấm dứt tình trạng chiến tranh. Họ cũng đã  xúc tiến giáo dục và sự đối xử nhân đạo với tù nhân và với người bệnh tâm thần, qua sự thành lập và canh tân nhiều định chế.

Nhiều Hội Đoàn Quakers đã xuất hiện ở Mỹ trong thế kỷ 19 và dù có phân rả như vậy, họ vẫn thống nhất cùng nhau ở chỗ hết lòng truy tìm và xúc tiến cái thực.

4.1.       NguỒn GỐc

Phong trào Quakers là một phong trào không tùng phục quốc giáo à đứng ngoài các tổ chức Anglicanism (giáo phái Anh) và Roman Catholicism (Công Giáo La Mã). George Fox, được coi là người sáng lập hay ít nhất cũng là người quan trọng nhất bên cạnh James Nayler và Edward Burrough những người Thanh Giáo[3] (Puritans) cực đoan.  Họ khởi đầu độc lập nhưng rồi đến với nhau và bắt đầu phối hợp hoạt động với nhau trong sự giảng đạo.

 Dù sao, vì Fox sống lâu hơn tất cả nhóm Sáu Mươi Người Quả Cảm – nhóm người Evangelists Quakers  đầu tiên – những điều ông kể lại trong Sổ Nhật Ký ( Journal) ông viết cho ta biết nhiều chi tiết nhất về thời đó.

Nhóm Sáu Mươi Người Quả Cảm đã nhấn mạnh một điều làm cho họ bị gạt khỏi tổ chức đang có, đó là yếu tố đức tin Công Giáo từ lúc đầu rằng mọi người đều có thể có được kinh nghiệm tiếp cận Thượng Đế, không cần phải tham thiền (nghĩa là không cần phải qua một mục sư hay qua các lễ ban phép bí tích). Các Tín Hữu này nói “Thượng Đế là của mọi người” là “ánh sáng nội tại”, là Đấng Christ quay vào bên trong”, là “Tinh Thần Đấng Christ từ bên trong”, và nhiều từ khác nữa.

Fox bỏ nhà tầm Đạo ở tuổi 19 (1644) và ba năm sau được nghe tiếng nói của Đức Christ và qua một tiến trình chuyển hóa bản thân nhờ huy động ánh sáng nội tâm. Từ 1648 ông bắt đầu thuyết đạo nơi công cộng. Thời đó, Thanh Giáo (Puritanism) đang nổi trội ở Anh và dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell, nhưng những bất đồng về tôn giáo và chánh trị đang gia tăng. Fox là một người lớn tiếng tỏ ý bất đồng và ông coi nhiều sự thực hành tôn giáo lúc ấy là không phù hợp với đức tin Công Giáo.

Ông đặc biệt phản đối chế độ giáo sĩ có lương bổng và các thánh đường do nhà nước chuẩn lập. Ông gọi đó là các nhà có tháp chuông (steeple-houses). Ông tin rằng ai cũng có thể là một giáo sĩ và bất cứ nhóm thờ phượng nào tụ tập những tín hữu Công giáo thực sự cũng hợp pháp cả. Cho nên những người Quakers truyền thống thờ phượng mà không có cá nhân nào chịu trách nhiệm hướng dẫn trong buổi lễ theo chương trình sẵn có. Thay vào đó, các người thờ phượng im lặng tụ tập với nhau, và sự im lặng chỉ bị ngăn trở khi  có người tham dự cảm thấy môt Chơn Linh nào đó muốn nói chuyện. Fox cho rằng người Thanh Giáo sai lầm khi coi nghĩa đen của Thánh Kinh có quyền lực cao hơn các kinh nghiệm cá nhân về sự thiêng liêng. Ông nhắc ại lời thánh Paul trong 2 Corinthians rằng "Chữ thì giết nhưng Tâm Linh thì cho cái Sống

Ông bắt đầu thuyết giảng tại các chỗ công cộng và trong các nhóm giáo dân – điều mà ông làm suốt đời và thường đem lại cho ông sự tù rạc và sĩ nhục – đặc biệt khi ông vào các “nhà có tháp chuông”  để phản đối các bài thuyết pháp sau khi dứt lễ.

Từ 1652 trở đi, Fox liên hệ chặt chẻ với một phong trào các người bất đồng ý trước đó, phong trào các Người Tầm Đạo  (The Seekers). Những người này tin rằng bấy giờ không thánh đường nào thực là Thánh Đường cả và họ lui mình về chỗ chờ đợi Thượng Đế tái lập lại Thiên quốc của mình, hoặc về Đời hoặc về Đạo.  Họ có nhiều phương tu giống với người Quakers, bỏ hết các nghi thức trong thờ phượng và và bắt đầu thực hành việc gặp gỡ nhau trong im lặng và Fox nhận nhiều tín hữu từ phong trào này nên từ đó bắt đầu thực hành đường lối Hội Tín Hữu.

Fox cũng công kích nhiều sắc thái văn hóa Anh Quốc ngoài các giáo lý tôn giáo, đặc biệt những cái ông cho là triệu chứng của kiêu hãnh và sử dụng quyền thế một cách sai lầm. Năm 1661, ông cùng các người lãnh đạo Quakers khác lần đầu tiên công khai tuyên ngôn lời minh thị theo chủ trương hòa bình (peace testimony) rằng họ chống lại và không tham gia bất cứ hình thức chiến tranh nào. Họ giữ lập trường rằng để chống lại bất công, không buôc phải dùng bạo lực hoặc sự phục tùng, mà là sự bất hợp tác một cách thanh bình.

Những chỉ trích của Fox về xã hội cũng giống như của những người thuộc nhóm Seekers, Ranters hay Levellers, và ông ta thu thập tín hữu từ tất cả các nhóm này (cũng như từ các thành viên bất mãn của phong trào Cromwell), nhưng khác với họ ở chỗ ở ông có cái nhu cầu bức thiết muốn kêu gọi sự sống dậy của đức tin và pháp tu Công Giáo nguyên thủy, đặt cơ bản trên những lời Thiên Khải từ bên trong và trên sự công khai chống đối bất công. Các Tín Hữu trong phong trào tự coi mình như những “Người Công Giáo Nguyên Thủy hôi sinh lại và theo William Peenn, họ coi kẻ Thanh Giáo (Puritan) và Anh Giáo (Anglican) đàn áp họ đồng như những người Pharisees[4].

Buổi họp mặt đầu tiên của các Bạn tại Ireland xảy ra trong năm 1654.

4.2.       SỰ CỐ James Neyler

Năm 1656, một giáo sĩ nổi tiếng của Quakers, James cỡi ngựa vào Bristol trong cơn mưa, theo sau bởi một nhóm nam nữ hô lên “Linh, Linh, Linh” (Holy, holy, holy) rồi  bỏ quần áo mình xuống đất –bắt chước lúc Jesus vào Jerusalem. Trong khi đây là một toan tính muốn nhấn mạnh ý rằng “Đấng Christ đang ở trong mọi người”, hầu hết người chứng kiến đều tin rằng Neyler và các tín hữu của ông tin mình là Jesus Christ. Nhóm ấy bị chánh quyền địa phương bắt nộp cho  Quốc Hội và họ bị xử án. Quốc Hội đã được mớm cho biết là Neyler có quan điểm không chính thống đến nỗi họ xử phạt anh ta một cách tàn nhẫn và  gởi trả ông ta về Bristol để bỏ tù vô hạn định.

Vì những người lãnh đạo Thanh Giáo tưởng Neyler là lãnh đạo Quakers, chứ không phải Fox (lúc ấy cũng đang ở tù), họ càng kém nể trọng phong trào hơn. Sự cố này làm cho các chức quyền trong nhóm, đặc biệt là Fox, nổ lực hơn nữa để gia tăng quyền năng của nhóm, hầu ngăn ngừa thái độ tương tự. Nổ lực này dẫn tới kết quả là “Lời Chứng Thực của Chư Đồng Đạo (Testimony from the Brethren),  nhăm vào những người, theo lời của họ, đã khinh thường cái qui luật rằng “không có nó, chúng ta… không thể giữ mình cho bất khả xâm phạm và linh thánh được.” Lời chứng thực ấy tiếp nối tiến trình tập quyền từ vụ Neyler và nhằm cô lập hóa bất cứ kẻ xé lẻ nào còn lẩn núp trong xã hội.

Fox cũng tổ chức cho các nữ tín hữu gặp nhau và cho họ vai tuồng quan tọng  trong việc giám sát hôn nhân, nhằm vừa cô lập hóa sự chống đối vừa thêm dầu cho sự  bất bình với những người mới bỏ đi. Trong thập niên 1660 và 1670s, Smith đi khắp nước Anh để tổ chức một cấu trúc họp tháng cho địa phương và họp ba tháng cho vùng, cho tới nay cách ấy vẫn còn áp dụng.

4.3.       NhỮng Khó Khăn BuỔI ĐẦu

George đi tù lần đầu năm 1650 và từ đó cho đến suốt thập niên 1670, ông ta và các người Quakers khác cũng bị thảy vào tù nhiều lần với tội danh là làm nhiễu loạn, là phỉ báng giáo hội hay từ chối không thề. Hai đạo luật của Quốc Hội làm cho Hiệp Hội Các Tín Hữu lâm cảnh khó khăn là:

Luật Quakers năm 1662 định rằng không tuyên thệ trung thành và tổ chức những buổi gặp gỡ tôn giáo khác với cái mà giáo hội chánh thức thiết lập là vi luật,

Luật về sự Họp Mặt Tôn Giáo Bí Mật (Conventicle Act) năm 1662 tái xác định rằng tổ chức các buổi họp tôn giáo bí mật là một hình tội.

Bất chấp những luật này, Hiệp Hội Các Tín Hữu tiếp tục họp mặt công khai. Họ tin rằng làm như vậy họ xác minh được sức mạnh và sự tin chắc rằng họ sẵn sàng chịu hình phạt khi họ làm điều họ tin là đúng.

Năm 1689, Luật Ân xá được thông qua, theo đó tự do tâm thức (freedom of conscience) được cho phép và sự ngược đãi được ngăn ngừa bằng cách định rằng quấy nhiễu bất cứ ai trong việc thờ phượng đều là vi luật. Cho nên người Quakers được tha dù họ không được nhiều người thông cảm và chấp nhận.

4.4.       NhỮng Khó Khăn TẠi Tân ThẾ GiỚi

Khi Các Tín Hữu di cư sang Mỹ và truyền bá đức tin của mình, họ cũng bị ngược đãi. Năm 1656 Mary Fisher Ann Austin làm như thế và bị người Thanh Giáo của Massachusetts Bay Colony cầm tù và trục xuất. Sách của họ bị đốt, và hầu hết tài sản của họ bị tịch thu. Họ bị cầm tù trong hoàn cảnh tồi tệ, không có thực phẩm và ánh sáng. Nếu không có người lén đưa thức ăn cho họ, họ ắt đã chết đói trong tù. Rốt cuộc, họ bị trục xuất.

Năm 1657 một nhóm các Tín Hữu đáp tàu từ Anh đến Long Island ở chỗ hồi đó gọi là New Amsterdam. Một trong các tín hữu ấy giảng thuyết cho những đám đông. Anh ta bị bắt, bị bỏ tù và đánh đập. Một vài người định cư Hòa Lan có cảm tình đã làm cho họ được thả. Sự giảng Đạo mang đến một số kết quả khích lệ nhưng cũng kèm theo sự tiếp tục bị ngược đãi.

Sau cùng, ngày 27-12-1657, một số công dân ở Flushing viết một kháng nghị gởi Thống Đốc Peter Stuyvesant nói rằng theo bản tuyên bố của thuộc địa tự do tín ngưỡng được cho phép. Tài liệu đó được gọi là Bản Phản Kháng Flushing (the Flushing Remonstrance). Ấy là trường hợp đầu tiên có việc dân định cư tại những thuộc địa ở Mỹ Châu đòi tự do tôn giáo.

Vài Tín Hữu ở New England chỉ bị bỏ tù hay trục xuất. Một số ít bị đánh bằng roi da, bị đóng dấu bắng sắt nung đỏ, hay còn bị những hình phạt thể chất khác. Thí dụ như Christopher Holder bị xẻo tai phải. Một số ít khác bị các nhà lãnh đạo Thanh Giáo hành hình, khinh miệt lệnh trục xuất. Mary Dyer bị xử như vậy năm 1660. Ba kẻ tử đạo khác nữa ở Massachusetts là William Robinson, Marmaduke Stephenson, và William Leddra[5].

Ngược với những người Thanh Giáo cố chấp, nhiều thuộc địa khác cung cấp chỗ dung thân an toàn cho các Tín Hữu ở Tân Thế giới. Rhode Island được thành lập trên nguyên tắc tự do tín ngưỡng và nhiều Tín Hữu đã di cư đến đó. Delaware, New Jersey, North Carolina, Pennsylvania cũng dung chấp các Tín Hữu. Thực vậy, Pensylvania được thành lập bởi William Penn, là một nơi mà người Quakers có thể sống an lành. Maryland, được thành lập như chỗ ẩn náu của người ông Giáo La Mã, cũng vui vẻ tiếp nhận các Tín Hữu nữa.

4.5.       ThẾ KỶ 18

Năm 1691 George Fox chết. Cho nên phong trào Quakers bước qua thế kỷ 18 mà không còn người lãnh đạo có uy tín như hồi mới đầu. Nhờ Đạo Luật Khoan Hồng năm 1689 mà người dân Anh khỏi bị kết tội hình sự chỉ vì mình là người Quakers.

Trong thời gian này, người khác bắt đầu nhận ra người Quakers do tính chính trực của họ trong những vấn đề xã hội và kinh tế.  Nhiều người Quakers đi vào ngành sản xuất hay thương mại vì lúc đó họ không được cho phép có bằng cấp đại học. Những doanh nhân Quakers này đã thành công, một phần nhờ sự tin tưởng của quần chúng. Khách hàng biết người Quakers cảm nhận chắc chắn rằng phải đặt giá hàng cho công bằng và không được cò kè mặc cả. Họ cũng biết rằng người Quakers tận tụy với công việc có phẩm chất tốt, và rằng những gì họ sản xuất là đáng với cái giá của nó.

Một số mặt hàng mà các doanh nghiệp Quakers cung cấp là sắt và thép do Abraham Darby và  dược phẩm do William Allen. Một nhà gặp gỡ đã được thiết lập ỡ Broseley, Shropshire bởi gia đình Darbys.

Đông thời với lúc họ thành công trong sản xuất và thương mại, các tín Hữu Quakers cũng quan tâm hơn tới  các vấn đề xã hội và trở nên năng động hơn với việc lớn trong xã hội. 

Một trong những vấn đề đó là nạn nô lệ. Cuộc gặp gỡ hằng tháng ở Germantown (Pennsylvania) đặt sự phản đối chế độ nô lệ của họ vào biên bản năm 1733, nhưng sự bãi nô chưa được phổ biến trong các Tín Hữu cho tới khi nó được các Tín Hữu quan tâm tới như Anthony Benezet và John Woolman. Woolman là một nông dân, một người buôn bán lẻ và là thợ may của xứ New Jersey đã được thuyết phục rằng chế độ nô lệ là không đúng. Trước lúc ấy, vài Tín Hữu cũng có nô lệ nữa. Nói chung họ chống đối lại sự bạc đãi nô lệ và xúc tiến sự dạy Đạo Cơ Đốc cho họ. Woolman lập luận rằng mọi việc thực hành mua, bán và sở hữu nô lệ trên nguyên tắc đều là sai lầm. Những tín hữu khác bắt đầu đồng ý và trở nên rất năng động trong phong trào bãi nô. Cuộc họp thường niên năm 1776 ở Philadelpha cấm các hội viên sở hữu nô lệ.

Một vấn đề khác cũng trở thành điều quan tâm của các Tín Hữu, đó là sự đối xử với những người có bệnh tâm thần. Nhà buôn trà William Tuke mở ra một trại cứu tế ở York năm 1796. Ấy là một nơi mà người bệnh tâm thần được đối xử  bằng sự trang trọng mà cácTín Hữu tin rằng mọi con người đều đáng được hưởng. Hầu hết các dưỡng trí viện thời đó ép buộc những người như vậy vào các điều kiện tệ hại và không làm gì để giúp họ.

Cuối thế kỷ 18, người Quakers đã được thừa nhận đầy đủ và được chấp nhận đến đỗi Hiến Pháp Liên Bang Mỹ Quốc có chứa ngôn ngữ riêng hướng vào các công dân Quakers[6] – đặc biệt  là sự minh thị thừa nhận đặc cách “xác nhận”, khác với sự “thề” trong nhiều phép tuyên thệ khác nhau

4.6.       NhỮng ngưỜi Quakers có thẾ lỰc trong thẾ kỶ 19

Trong thế kỷ thứ 19, các Tín Hữu tiếp tục có ảnh hưởng lên thế giới chung quanh. Nhiều cơ sở kỹ nghệ đước các Tín Hữu mở ra trong thế kỷ 18 tiếp tục hoạt động cùng với những cơ sở khác mới bắt đầu. Các Tín Hữu cũng tiếp tục và gia tăng họat động của mình trong lãnh vực công bằng và bình đẳng xã hội. Họ cũng đóng góp trong các lãnh vực khoa học, văn chương, nghệ thuật, luật pháp và chánh trị.

Trong thế giới công nghệ, Edward Pease mở ra Đường Hỏa Xa Stockton and Darlington ở phía Bắc nước Anh trong năm 1825. Đó là đường xe lửa tân tiến đầu tiên trên thế giới, và chở than đá từ các mỏ tới các hải cảng. Henry và Joseph Rowntree làm chủ một hảng chocolat ở York, Anh Quốc. Khi  Henry mất, Joseph toàn quyền sở hữu. Ông ta cung cấp cho công nhân nhiều lợi lộc hơn bất cứ ông chủ nào của thời ấy. Ông cũng tài trợ các nhà giá rẻ cho người nghèo. John Cadbury thành lập một hảng chocolat khác, mà các đứa con trai của ông là George và Richard về sau này làm chủ. Một hảng chocolat khác cũng được Joseph Fry lập ra ở Bristol.

Người Quakers cũng năng động xúc tiến bình quyền trong thế kỷ này. Sớm từ năm 1811, Elias Hicks đã in một tập sách nhỏ chứng tỏ rằng nô lệ là "prize goods"—nghĩa là, sản phẩm do cướp biển mà có – và do đó, kiếm lợi từ họ là vi phạm nguyên tắc của Quakers; từ đó chỉ có một bước ngắn nữa là tới việc từ chối sử dụng tất cả những sản phẩm do lao động nô lệ làm ra, cái gọi là phong trào "thành quả tự do “ (free produce) được các Tín Hữu và những người khác ủng hộ nhưng rồi nó cũng đưa tới sự không đồng thuận trong quần chúng. Phụ nữ Quakers như Lucretia Mott và Susan B. Anthony tham gia phong trào để bài trừ chế độ nô lệ, khiến họ cảm động mà hợp tác về chánh trị với những người không phải Quakers trong nổ lực chống lại cơ chế đương quyền. Cũng phần nào từ kết quả của sự không cho hưởng quyền lợi từ những vận động bãi nô, họ chuyển tiêu điểm sang quyền đầu phiếu và ảnh hưởng lên xã hội của phụ nữ. Thomas Garret dẫn đầu trong phong trào bãi nô, cá nhân mình hỗ trợ Harriet Tubman trốn khỏi số phận nô lệ và phối hợp điều hành Đường Xe Lửa Ngầm (the Underground Railroad)[7]. Richard Dillingham chết trong một nhà tù Tennessee nơi ông bị kết tội cố gắng giúp người nô lệ trốn thoát. Levi Coffin cũng là một người theo chủ nghĩa bãi nô đã giúp hằng ngàn người nô lệ trốn qua Canada và mở ra cửa hiệu bán những sản phẩm do cựu nô lệ sản xuất,

Cải thiện nhà tù cũng là một quan tâm khác của những người Quakers thời đó. Elizabeth Fry và ông anh Joseph John Gurney đã cố tranh đấu để có sự đối xử nhân đạo hơn với tù nhân và để hủy án tử hình. Họ đạt được chút ít thành công ở chỗ Quốc Hội rốt lại đã thông qua luật cải thiện chế độ lao tù và giảm thiểu số trọng tội hình sự.

Lúc đầu, người Quakers không được cho phép có giáo dục cao cấp. Về sau vài người quả thực có cơ hội học đại học hay hơn nữa, có nghĩa là càng ngày càng có nhiều người Quakers trong các lãnh vực khác của khoa học. Thomas Young một người Anh  Quakers, đã thực hành những thí nghiệm quang học, đóng góp nhiều vào lý thuyết sóng ánh sáng. Ông cũng khám phá ra cách mà thấu kính trong con mắt hoạt động, mô  tả chứng loạn sắc và hình thành giả thuyết về sự cảm nhận màu sắc. Ông cũng tham gia vào việc dịch thuật Rosetta Stone[8]. Ông dịch loại chữ Ai cập theo lối viết thông thường và bắt đầu tiến trình hiểu biết kiểu chữ tượng hình. Maria Mitchell là một nhà thiên văn khám phá ra một sao chổi. Cô ta cũng tích cực trong phong trào bãi nô và phong trào đòi quyền đầu phiếu cho phụ nữ. Joseph Lister xúc tiến sự sử dụng kỹ thuật tiệt trùng trong y khoa, căn bản trên công trình của Pasteur về phôi. Thomas Hodgkin là một nhà nghiên cứu bệnh học đã tạo đột phá mới trong khoa giải phẩu. Ông là người đầu tiên mô tả loại ung thư hạch bạch huyết mang tên ông. John Dalton hình thành nên lý thuyết nguyên tử vật chất, ngoài những thành tựu khoa học khác.

Người Quakers không cò khả năng tham gia vảo các việc nghệ thuật nơi công cộng. Đối với nhiều người Quakers, những việc này vi phạm lời cam kết về sự đơn giản và bị coi là quá “phàm phu”. Dù vậy, vài người Quakers ngày nay cũng được biết đến qua các tác phẩm sáng tạo của họ. John Greenleaf Whittier là một thi sĩ và nhà biên tập ở Hoa Kỳ. Trong công trình của ông có một số thơ về lịch sử phong trào Quakers và những bài thánh ca diển tả môn thần học Quakers, Ông cũng hoạt động trong phong trào bãi nô. Edward Hicks vẽ tranh tôn giáo và lịch sữ theo phong cách chất phác còn Francis Frith là một nhà nhiếp ảnh người Anh có thư mục nhiều ngàn quang cảnh địa hình.

Thoạt đầu luật lệ và chính những nhận thức của người Quakers cũng cấm họ tham gia trong lãnh vực luật pháp và chánh trị. Nhưng theo dòng hời gian, một số người Quakers ở Anh và Mỹ cũng bước vào nhưng lãnh vực này. Joseph Pease là con của Edward Pease nói ở phần trên đã mở rộng doanh thương của cha và năm 1832 là người Quakers đầu tiên được đắc cử vào Hạ Viện. Noah Haynes Swayne là người Quakers duy nhất phục vụ ở Tòa án Tối Cao của Liên Bang. Ông ta là một Phụ Thẩm từ 1862-1881. Ông mạnh mẽ chống đối chế độ nô lệ, từ lúc mới trưởng thành đã di cư từ một tiểu bang có nô lệ là Virginia sang một tiểu bang tự do là Ohio.

Từ cuối thế kỷ 19, nhiều người Quakers thuộc nhóm Gurney Ở Mỹ chấp nhận chế độ trả lương cho giáo sĩ, các bài thuyết giáo có soạn sẵn, Thánh ca và những yếu tố khác trong việc thờ phượng theo kiểu Tin Lành. Kiểu họp mặt này của người Quakers gọi là họp mặt theo chương trình (programmed meeting). Một số Quakers khác thì thuần túy không theo chương trình chi cả hoặc có nhóm lại có một giai đoạn hát thánh ca hay các hoạt động khác nữa.

Trong thế kỷ 20 thoạt đầu có các hoạt động thống nhất nhưng đến cuối thế kỷ lại chia rẻ hơn bao giờ hết. Cho tới đại chiến thứ nhất người Quakers tự coi mình là những người theo chủ nghĩa tự do (liberalism), không coi những phát biểu về thần học là quan trọng mà chú tâm vào các hoạt động xã hội và hòa bình hơn.

Sự phân rã phong trào Quakers thành nhiều nhóm có lúc tưởng có thể chấm dứt khi ở New Jersey xuất hiện một Tín Hữu tên Lewis Benson, tự nhận là mình hiểu George Fox và các thông điệp của ông. Năm 1966, Benson cho in quyển sách nhỏ Catholic Quakersism, nhằm qui tụ hiệp hội Tôn Giáo các Tín Hữu vào một vị thế gần với Fox và đích thực Cơ Đốc Giáo hơn, khác hẳn với chủ thuyết tự do về thần học, và những chia phe phân phái theo từng giáo hội hay theo thành thị thôn quê. Ông tạo ra một  Cơ Sở Ái Hữu mới (New Foundation Fellowship), bộc phát trong khoảng hơn một thập niên nhưng rồi cũng không còn mạnh nữa.

Thoạt đầu luật lệ và chính những nhận thức của người Quakers cũng cấm họ tham gia trong lãnh vực luật pháp và chánh Trong thế kỳ 20, hai người Quakers đã là tổng thống Hoa Kỳ, đó là Herbert Hoover và Richard Nixon, cả hai đều từ cánh theo Phúc Âm Tây Phương và chánh sách của cả hai không được phía Quakers Đông Mỹ hoan nghênh lắm.

Có lẽ có khoảng 400.000 người trên thế giới hiện nay, phần lớn trong số những người theo phái Phúc Âm (Evangelicals) ở Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh.

Trở về đầu Phụ Lục 4

 

5.     TRƯỜNG PHÁI MILLER

 

Miller là một nhà nghiên cứu Thánh Kinh theo kiểu nghiệp dư, một nông dân giàu có ở phía Bắc New York, khu vực có tên là Burned-Over-District[9], khi đọc tới lời tiên tri của Daniel trong Thánh Kinh, đã tính ra rằng Chúa Cứu Thế sẽ lại đến trước hay ngay trong năm 1843.

Từ 15-5-1832 ông bắt đầu viết một loạt 16 bài báo đăng trên tờ Vermont Telegraph và được mọi nơi dồn dập hỏi han. Từ 1840 trở đi, với sự hỗ trợ của báo Seventh-day Adventist Church và từ 1842, báo Signs of the Times tại Boston và những báo khác ở New York, Philadelphia, Rochester, Cleverland và Montreal, phong trào trở nên rầm rộ khắp nơi.

Phong trào in báo nhằm vào địa phương và còn dành riêng cho từng nhóm quần chúng khác nhau. The Advent Message to the Daughters of Zion chú trọng vào phụ nữ, The Advent Shield chú trọng vào giới có học vị hàn lâm. Tờ báo nói mục tiêu của họ là bảo vệ giáo lý chống kẻ thù, phơi bày tư thế không phù hợp Kinh Thánh của đối phương, và cung cấp sự thực cho người sẵn sàng tiếp nhận. Báo chỉ ra có ba bản nhưng bản thứ nhất tháng tư 1844 và bản thứ hai tháng Giêng 1845 có mỗi bản 144 trang, bản thứ ba vào tháng tư 1845 có đến 250 trang.

Khi những cách tính ngày tháng khác nhau cho biết sự giá lâm của Đức Christ đến gần, số ấn bản báo chí tăng vọt. Trong tháng năm 1843, có 21 ngàn ấn phẩm các loại mỗi tuần. Riêng ở New York, trong năm tháng cho tới cuối tháng 4-1843, có 600.000 ấn bản được phân phối. Có ít nhất 48 tập san theo phong trào này. Joshua Vaughan Himes, đồng biên tập tờ The Advent Shield với hai người khác, đã tính rằng có đến năm triệu ấn bản liên hệ tới phong trào đã được in.

Rốt cuộc lại, khi sự thực không như dự tưởng, ngày cuối cùng được dự đoán, ngày 22-10-1844, được gọi là Ngày Đại Bất Mãn (The Great Disappointment).

Trở về đầu Phụ Lục 5

 

6.    TRƯỜNG PHÁI TÁI LÂM NGÀY THỨ BẢY

 

Trong cơn lộn xộn sau ngày Đại Bất Mãn, dường như mỗi người tin vào sự tái lâm của Đấng Cứu Thế (Adventist) mỗi có ý nghĩ khác nhau.

Đến giữa năm 1845, các nhóm theo Miller lúc trước từ từ củng cố cách hiểu giáo lý của mình và sự phân chia chi phái bắt đầu. Không kể những người bỏ hẳn đức tin, phần còn lại chia thành ba nhóm:

Nhóm theo Joseph Turner dựa dào chuyện Ngụ Ngôn của Mười Nàng Trinh Nữ (Mathew 25:1-13) nghĩ rằng giai đoạn đại cứu rỗi đã chấm dứt vào ngày 22-10-1944, nhóm này được gọi là nhóm “cửa đóng”.

Nhóm đối nghịch lại là của Joshua Vaughan Himes  khởi xướng Hội Nghị Albany đưa tới ba việc chính: 1. Lập ra bảng Mười Điều Tin Tưởng, 2. Lập chương trình mở mang tổ chức, 3. Bác bỏ một số đức tin và sự thực hành có vẻ quá cực độ, như phép rửa chân[10] và phép hôn khi chào nhau. Dù vậy, nhóm này chỉ qui tụ được những người còn giữ lòng tin nguyên thủy.

Nhóm thứ ba cho rằng cách tính ngày 22-10 như vậy là đúng, chỉ có điều phải hiểu là Đấng Christ đã đến bằng một cách không thấy được. Điều này xảy ra do kinh nghiệm của Edson như sau đây:

Hiram Edson là một người theo trường phái Methodist[11], đã tin theo phong trào chờ ngày tái lâm của Miller cho đến ngày Đại Bất Mãn. Vào ngày cuối cùng ấy, ông bị giục thúc phải đến thăm một người hàng xóm sắp chết để cầu xin ơn trên chữa bệnh cho người ấy. Ông ta làm theo ý tưởng đó, vào nhà người láng giềng lúc đã về khuya và đặt bàn tay của mình trên ông ta. Người ta kể lại rằng người bệnh lập tức tung mền của mình ra, ra khỏi giường và bắt đầu ca ngợi Thượng Đế. Cả nhà rồi cũng làm như vậy.

Edson cùng các bạn chờ đợi suốt ngày 22-10- 1844 và tim ông tan nát khi Jesus đã không đến như được mong đợi. Ông khóc mãi khóc mãi cho tới sáng và ngẫm nghĩ lại sự việc mấy năm qua. Ông tin rằng mình đã được cho khả năng chữa bệnh, và cũng đã thấy nhiều trăm người quay về với Jesus do lời cầu nguyện của mình. Cho nên ông lấy lại niềm tin và khuyên các bạn đi thăm các người tin sự tái lâm để an ủi họ.

Ông kể lại:

Trong khi đang đi qua một cánh đồng rộng, tôi dừng lại giữa chừng. Thiên Đàng dường như mở ra cho tôi thấy, và tôi thấy rõ ràng, thấy rạch ròi rằng thay vì Thầy Cả của chúng ta bước ra khỏi chỗ Tối Linh của Thánh Đường Thiêng Liêng, đế đến Trái Đất này vào ngày thứ mười của tháng thứ bảy, vào lúc cuối cùng của 2.300 ngày, rằng vào ngày ấy lần đầu tiên Ngài đi vào gian thứ hai của Thánh Đường, và rằng Ngài có việc phải làm tại chỗ Tối Linh trước khi đến thế gian. Nghĩa là lúc đó Ngài đến với lễ cưới; nói khác đi, đến với Đấng Tối Cổ của Thời Gian (The Ancient of Days – ý nói Đức Chúa Trời) để nhận môt vương quốc, một lãnh địa và sự vinh quang; và chúng ta phải chờ Ngài từ đám cưới quay về.[12]

Kinh nghiệm ấy của Edson dẫn ông ta tới sự nghiên cứu cùng với O. R. L. Crosier và F. B. Hahn và họ đi tới kết luận rằng câu văn “Thánh Đường phải được lau sạch” trong Daniel 8:14 không phải là trái đất hay nhà thờ mà là thánh đường trên Thiên Đàng. Vậy ngày 22-10 không phải là ngày Đấng Cứu Thế tái lâm mà là một sự cố trên Thiên Đàng mà thôi.

Suốt một thập niên sau sự hiểu biết này đã phát triển thành giáo lý về Sự Phán Định Sau Khi Xét Đoán (investigative Judgment): một tiến trình bắt đầu từ 1844 theo đó người Công Giáo sẽ phải chịu xét đoán coi có đáng được cứu hay chăng. Trong số các người thành lập phong trào Tái Lâm Ngày Thứ Bảy, Ellen G. White là một người đã viết nhiều sách mà ngày nay nhà thờ còn trân trọng.

Trường phái này chia ra nhiều chi và các chi phái này có điểm đặc biệt chung là tuân thủ giới luật ngày thứ bảy (Saturday), lấy nguồn gốc từ giáo lý của Công Giáo Judea về ngày thứ bảy (the 7th day) trong tuần lễ, được thành lập năm 1863.

Ngoài ra có chi phái tin rằng hồn người sau khi chết sẽ ngủ yên hoặc sẽ chết cùng với cái xác chờ được hồi sinh trong ngày phán xét.

Hầu hết người Tin Lành hay Công Giáo La Mã lại tin là hồn người chết được phán xét ngay sau khi chết để được lên Thiên Đàng hay xuống Địa Ngục.

Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodoxy) thì tin rằng hồn người chết chờ đợi ở chỗ tạm trú cho tới ngày phán xét. Một số chi phái Tin Lành lại tin là hồn ngủ yên sau khi chết để chờ ngày phán xét.

Trở về đầu Phụ Lục 6

 

7.    TRƯỜNG PHÁI MORMON

 

7.1. Joseph Smith Gặp Bản Kinh Thánh Mới        

7.2. Thành Lập Giáo Hội Chúa Cứu Thế       

7.3. Khó Khăn tại Missouri

7.4. Xây Đền Thờ tại Illinois 

7.5. Joseph Smith bị Ám Hại

7.6. Rời Illinois Đi Salt Lake City

7.7. Những Dổi Thay Từ Cuối Thế Kỷ 19           

 

Trường Phái Mormon (Mormonism) là từ dùng để gọi một trường phái được thành lập bởi Joseph Smith, Jr. Năm 1830, ông cho in quyển The Book of Mormon (Sách của Mormon) mà ông nói rằng nó được viết bởi những Sứ Đồ ngày xưa từng vượt biển sang sống ở Châu Mỹ và nay ông tái lập lại chân tôn giáo, với tất cả nghi lễ và giáo điều như Đức Jesus đã lập cho Công Giáo nguyên thủy.

7.1.       Joseph Smith GẶp BẢn Kinh Thánh MỚi

Joseph Smith, Jr sinh ngày 23-12-1805 ở Vermont từ một gia đình nghèo nàn. Sau khi sinh ra ông, gia đình dời đến miền tây New York, khu vực mà hoạt động tôn giáo rất mạnh trong thời kỳ Thức Tỉnh lần thứ hai.

Ông nói năm mười bốn tuổi, khi cầu nguyện trong một khu rừng gần nhà, ông đã thấy Đức Thượng Đế và Đức Jesus xuất hiện, bằng xương thịt rõ ràng, và bảo ông rằng không có giáo đường đương thời nào dạy đúng cả và ông không nên theo bất cứ cái nào.

Trong thập niên 1820s, ông gặp một viên đá màu sô cô la lớn cỡ môt cái trứng, ở dưới một giếng sâu trong  lúc ông phụ đào giếng cho một người hàng xóm. Viên đá đó là một viên đá khai nhãn (seer stone) giúp ông tìm các vật bị mất. Ông đặt nó trong một cái nón rồi úp mặt lên để che hết ánh sáng và đọc những thông tin do viên đá phản chiếu ra. Theo kiểu đó, ông đã đọc được những vết chạm khác trên những tấm kim loại chôn trong một ngọn đồi gần nhà, do một thiên thần tên Moroni chỉ điểm.

Đầu năm 1827 ông lập gia đình và ngày 33-11-1827 (bốn năm sau khi được chỉ điểm), ông được cho phép tiếp nhận những tấm kim loại đó. Trên đó ghi nhận lại những lời mà Đức Thượng Đế đã dạy những cư dân Do Thái thời xưa đã đến Mỹ Châu.

Khi cho phép tiếp nhận những tấm kim loại đó, cũng  Đấng vô hình tên Moroni lúc trước đã dặn dò Smith là chính mình ông phải chịu trách nhiệm về những tấm đó, nếu bất cẩn hay xao lãng để nó mất đi thì ông sẽ bị cắt đường liên lạc, nhưng nếu ông hết lòng gìn giữ chúng cho tới khi Đấng ấy lại có khi cần chúng, chúng sẽ được bảo vệ.

Nhưng khi đã cùng Harris, có khi dùng hòn đá thấy có khi dùng Urim và Thummim[13], để dịch kinh Mormon từ 12-4 đến 14-6-1828 được 116 trang, Harris không ngớt lời mượn kinh đem về cho vợ xem, Smith bất đắc dĩ cho mượn và lâu về sau, anh ta nói đã đánh mất rồi.

Trong cảnh đau buồn vì mất quyển kinh và con đầu lòng bị chết non, Smith đọc lời Thiên Khải đầu tiên cho vợ chép trong đó có sự quở trách ông đã để mất quyển kinh nhưng có nói rằng nếu ông ăn năn ông sẽ được Thượng Đế cho lại khả năng dịch kinh mà Thần Tiên đã lấy đi.

Sau đó ông gặp Oliver Cowdery, một thầy giáo cũng có sở thích như ông và ông  đọc cho Cowdery chép hầu hết kinh Mormon từ đầu tháng tư đến cuối tháng sáu năm 1829.

7.2.       Thành lẬp Giáo HỘi Chúa CỨu ThẾ

Ngày 6-4-1830, ông và các tín hữu chánh thức thành lập The Church of Christ (Giáo Hội Chúa Cứu Thế) và những chi nhánh ở Colesville, New York. Giáo Hội mau lẹ có nhiều người gia nhập và coi Smith như Nhà Tiên Tri của mình. Khoảng cuối năm 1830, Smith được biết là thành phố Zion sẽ được lập trên phần đất của cư dân bản địa Mỹ Châu tại Independence, Missouri. Tháng 10-1930, ông gởi người phụ tá của mình, Oliver Cowdery và một số người khác đến đó. Đi ngang Kirtland, Ohio, các vị truyền giáo này thu phục được lòng tin của một giáo xứ công giáo lãnh đạo bởi Sidney Rigdon và năm 1831, Smith quyết định tạm thời dời các tín hữu của mình qua Kirtland cho tới khi có thể mua đất ở Missouri. Lúc ấy, ban lãnh đạo giáo hội vẫn ở Kirtland từ 1831 đến 1838; nơi đó giáo hội xây dựng  ngôi đền đầu tiên của mình và số tín hữu bắt đầu gia tăng từ 680 lên 17.881.

7.3.       Khó Khăn tẠi Missouri

Vào ngày 20-7-1831, Smith cho truyền bá một bản tiết lộ viết tay rằng Independence, Missouri sẽ trở thành một điểm trung tâm của thành phố Zion. Dù rằng nhiều tín hữu  theo Smith tính định cư ở Missouri và chính Smith cũng đến đó năm 1838, Giáo Hội phải đối mặt với những chống đối chính trị và quân sự từ những người định cư khác tại Missouri.

Vấn đề nô lệ bắt đầu ảnh hưởng tới các thành viên của Giáo hội. Missouri đã được chấp nhận vào Liên bang Huê Kỳ như một tiểu bang có nô lệ theo thỏa ước 1820. Những người Mormon di cư từ một tiểu bang chống chế độ nô lệ từ hướng Đông Bắc tới nên bị nhìn ngó trong sự ngờ vực sâu xa.

Năm 1832 có tin đồn rằng người Mormon xúi giục nô lệ nổi lên chống lại chủ nhân của mình. Bài báo Free People of Color (Giải Phóng Dân Da Màu) trong tờ báo của Giáo Hội được diễn dịch thành ra một sự hâm dọa cho hệ thống nô lệ vốn là nòng cốt của cấu trúc xã hội tiểu bang. Sau một loạt các cuộc đột kích vào chỗ định cư của người Mormon, Giáo Hội thành lập binh đội tự vệ và cuộc Chiến Mormon năm 1938 xảy ra sau đó, kết cục là lệnh trục xuất các tín đồ tôn giáo ra khỏi tiểu bang ký bởi Thống Đốc tiểu bang Missouri.

7.4.       Xây đỀn thỜ tẠi Illinois

Sau rốt, Giáo Hội mua đất mới và thiết lập Bộ Chỉ Huy ở Nauvoo, Illinois, một thành phố họ lập nên do họ đã tháo nước vùng đầm lầy bên sông Mississippi mà Smith làm Thị Trưởng. Nơi đó, Giáo Hội xây lên một đền thờ và phát triển mạnh. Thánh Chạp năm 1840, sự bỏ phiếu tán thành Abraham Lincoln, rồi sự phục vụ trong Hạ Viện Illimois giúp cho Hiến Chương Nauvoo được biến thành luật. Nó cho thành phố có quyền lập nên trường Đại Học Nauvoo, quân đoàn Nauvoo, một tòa án thành phố có quyền ban hành lệnh định quyền giam giữ và một hội đồng thành phố với một thị trưởng, hội đông được phép phục vụ với tư cách phụ thẩm và chánh án v.v. Ở mức cao điểm của nó, dân số của Nauvoo lên đến 15.000 người, hơn hẳn Chicago lúc ấy chỉ có 4.470 người vào năm 1840.

7.5.       Joseph Smith bỊ ám hẠi

Ngày 7-6-1844, một tờ báo chống Mormon tên là Nauvoo Expositor được cho in trong thành phố, bởi William Law, một lãnh đạo giáo hội lúc trước và là một trong số những người Joseph Smith đã tin cẩn. Tờ báo chỉ trích cuộc sống chính trị và tôn giáo của thành phố, quả quyết là Joseph Smith  sống đa thê và ép buộc phụ nữ làm việc này cùng những điều khác nữa và làm cho cư dân  địa phương tức giận bàn bàn luận luận chẳng biết đúng sai thế nào. Ngày thứ hai 10-6, sau 14 giờ  bàn cải, hội đồng thành phố quyết tâm rằng tờ Nauvoo Expositor và văn phòng in ấn của nó là một thư  làm rối loạn sự bình an và là một thứ vi phạm trật tự công cộng (a public nuisance) và nên được dẹp bỏ ngay lập tức. Quân đoàn tàn phá máy in, máy đánh chữ và giấy tờ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Sự cố này làm vừa lòng người dân địa phương và khơi dậy những tình cảm chống Mormon trong các công đồng lân cận. Kết quả là những sự buộc tội pháp lý, những trát bắt người và sự tống giam Joseph Smith.

Với lời hứa của Thống Đốc tiểu bang Thomas Ford, Joseph đến thành phố Carthage, thị trấn của  Hạt Hancock, khoảng 30 dặm phía Đông Nam Nauvoo. Trong khi chờ đợi phiên xử, ông ta và người anh Hyrum, phụng sự với tư cách phó chủ tịch và là tộc trưởng của Giáo Hội, bị giữ trong nhà lao địa phương. Ngày 22-7- 1844, lúc 5 giờ chiều, bất kể lời hứa bảo vệ của Thống Đốc Ford, một đám người có vũ trang bắn giết cả hai Joseph và Hymn và làm bị thương Bác Sĩ Willard Richards và John Taylor, cùng ở tù với họ.

Hai năn sau, người Mormon bị ép buộc trục xuất khỏi tiểu bang. Ngày 24-3-2004, cơ quan lập pháp tiểu bang Illinois đưa ra một lời xin lỗi chánh thức với Giáo Hội về sự  trục xuất này và công bố trong một cuộc họp báo tại tổng hành dinh của Giáo Hội ở Salt Lake City, Utah, ngày 7-4-2004.

Sau cái chết của anh em Smith là cuộc khủng hoảng về người kế nhiệm. Các người đứng đầu tranh nhau để lãnh đạo giáo hội. Đa số các tín hữu bỏ phiếu chấp thuận yêu cầu của  Định Chế Thập Nhị Sứ Đồ, lãnh đạo bởi Brigham Young. Yêu cầu của họ căn cứ trên buổi họp tháng Ba năm 1844 lúc đó Joseph đã giao phó những điều mật nhiệm của vương quốc cho mười hai sứ đồ với Young là người lãnh đạo.

7.6.       RỜi Illinois đi Salt Lake City

Sau những khó khăn và bức hại bị làm cho liên tục ở Illinois, Young rời Nauvoo năm 1846 và dẫn các tín đồ của mình  tới Great Salt Lake Valley (lúc đó là một phần của Mexico nhưng tới 1848 là một phần của Liên Bang Mỹ) để tìm tự do tôn giáo. Nhóm người này tách ra nhiều chi nhằm khai phá một tiểu bang rộng lớn sẽ được gọi là Deseret, để rốt cuộc thiết lập các tập đoàn từ Canada đến chỗ nay là Mexico.

Năm 1850 Quốc Hội Mỹ bác bỏ kế hoạch lập tiểu bang Desetere và thay vào đó, lập một vùng lãnh thổ nhỏ hơn nhiều quanh Great Salt Lake đặt tên là Hạt Utah. Young sát nhập Hội Thánh của Đức Jesus Christ của Các Thánh Ngày Sau (The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints) thành một pháp nhân theo luật của hạt Utah. Thoạt đầu ông ta lãnh đạo tín đồ theo kiểu chính trị thần quyền vừa có vị thế chính trị vừa có vị thế tôn giáo.  Những sự thương thuyết giữa nước Mỹ và hệ cấp lãnh đạo của Latter-day Saint đưa tới kết quả là tha thứ hoàn toàn cho người Mormons, chuyển quyền lãnh đạo Utah từ Chủ Tịch Giáo Hội Brigham Young cho một người không phải Mormon Alfred Cumming, và quân đội có thể vào Utah một cách bình an. Young vẫn còn nắm quyền chính trị quan trọng với tư cách Chủ Tịch Giáo Hội.

Young được những thành viên quyền thế khác tán thành, theo sự  hướng dẫn của đức tin của mình trước mặt nổ lực của Mỹ Quốc muốn đặt các hôn nhân đa thê ra ngoài vòng pháp luật. Khi quyền lực chính trị của Mỹ dời về phương Tây, cuộc tranh luận luật pháp và chính trị về vấn đề đa thê leo thang.

7.7.       NhỮng đỔi thay tỪ cuỐi thế kỶ 19

Năm 1890, Chủ Tịch Giáo Hội Wilford Woodruff (kế nhiệm John Taylor) đưa ra một tuyên Ngôn chính thức đình chỉ hành vi này. Tương quan với Liên bang Mỹ Quốc cải thiện nhiều sau 1890, và đặc biệt sau 1904, khi Chủ Tịch Giáo Hội Joseph F. Smith từ khước sự đa thê trước Quốc Hội Hoa Kỳ và đưa ra Bản tuyên Ngôn Thứ hai kêu gọi các hôn nhân bất hợp pháp trong Giáo Hội phải chấm dứt. Sau cùng, Giáo Hội chấp nhận chính sách rút phép thông công của các thành viên bị biết đang thực hành sự đa thê và ngày nay họ chủ động tránh xa những nhóm theo trào lưu chính thống vẫn còn thực hành sự đa thê.

Trong thế kỷ 21, Giáo hội bành trướng nhiều. Trong năm 2000, Giáo hội báo cáo có 6.784 hội truyền giáo, và số thành viên toàn cầu là 11.068.861. Cho tới năm 2007, số thành viên đã đến 13.193.999.

Thỉnh thoảng giáo hội cũng có vai trò nổi bật trong những việc chính trị, như sự phảm kháng việc đặt căn cứ Hỏa tiển Vì Hòa Bình MX ở Utah và Nevada, phản kháng Tu Chính Án Quyền Bình Đẳng, phản kháng việc hợp pháp hóa sự bài bạc, ủng hộ sự ngăn cấm hôn nhân đồng tính và phản kháng sự hơp pháp hóa việc chết có y sĩ trợ giúp. Ngoài các việc có liên quan tới đạo đức, Giáo hội giữ tư thế trung lập về chính trị.

Trở về đầu Phụ Lục 7

 

8.    TRƯỜNG PHÁI DUY LINH[14]

 

8.1.Nguồn Gốc            

8.2.Các Nhóm Duy Linh           

             8.2.1. Swedenborg và Messmer            

             8.2.2. Andrew Jackson Davis

             8.2.3. Những Mắc Xích của Phong Trào Canh Tân         

             8.2.4. Người Tin Tưởng và Kẻ Nghi Ngờ             

             8.2.5. Phong Trào Không Thuộc Tổ Chức Nào 

             8.2.6. Những Đồng Tử Khác 

8.3. Tín Ngưỡng của các Trường Phái Duy Linh  

             8.3.1 Tín Ngưỡng Hữu Thần

             8.3.2. Đồng Tử vá các Chơn Linh        

8.4. So sánh Với các Tôn Giáo Khác      

             8.4.1. Công Giáo     

             8.4.2. Các Tôn Giáo Bản Xứ

             8.4.3. Hồi Giáo        

             8.4.4. Trường Phái Thông Linh    

             8.4.5. Trường Phái Bí Giáo           

8.5. Sau Thập niên 1920           

             8.5.1. Thuyết Hợp Nhất         

             8.5.2. Nhà Thờ Duy Linh       

             8.5.3. Trường Phái Cuộc sống Bên Kia Cửa Tử            

 

 

Trường Phái Duy Linh (Spiritualism)  phát triển ở Mỹ và có số hội viên lên đến đỉnh cao từ thập niên 1840s đến thập niên 1920s,  đặc biệt trong các xứ nói tiếng Anh. Cho tới năm 1897,  người ta nói là ở Mỹ Quốc và ỏ Âu Châu có hơn tám triệu tín hữu, phần lớn thuộc tấng lớp trung và thượng lưu.

Tôn giáo này đã phát triển trong nửa thế kỷ mà không có thánh kinh hay tổ chức chánh thức nào, liên kết với nhau được nhờ có các tập san, các sự lưu giảng của những người có khả năng xuất thần (trance lecturers) , các cuộc cắm trại và những hoạt động truyền giáo do các đồng tử thực hiện.

Nhiều nhà Duy Linh lỗi lạc là phụ nữ. Hầu hết những tín hữu ủng hộ các chính nghĩa như sự xóa bỏ chế độ nô lệ và quyền bầu cử cho phụ nữ.

Cho tới cuối thập niên 1880s, sự tín nhiệm vào phong trào không chính thức suy giảm đi, do có các cáo buộc về đồng tử giả và các tổ chức Duy Linh chánh thức bắt đầu xuất hiện. Trường Phái Duy Linh hiện nay được thực hành chủ yếu qua nhiều chi phái của các Nhà Thờ Duy Linh (Spiritualist Churches) ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.

 

Sự kích động của khách bàng quan có thể được nhận thấy rõ rệt khi một nhà Mesmerist dùng phép thôi miên tạo ra sự xuất thần.

(Tranh vẽ của họa sĩ Thụy Điển Richard Bergh, 1887)

 

 

8.1.       NguỒn GỐc

Trường phái Duy Linh lần đầu xuất hiện trong thập niên 1840 trong Địa Hạt Bị Cháy Rụi (Burned-over District) của phần đất phía bắc thành phố New York (upstate New York), nơi mà những phong trào tôn giáo trước đó như Trường Phái Miller, (Millerism), Chúa Sắp Tái Lâm Ngày Thứ Bảy (Seventh-Day Adventism), và Đạo Mormon (Mormonism) đã nổi lên trong thời Đại Thức Tỉnh Lần Thứ Hai.

 

8.2.       Các Nhóm Duy Linh

8.2.1.           Swedenborg và Mesmer

Trong “Khu vực bị cháy rụi” ở New York, khu vực mà người ta tin rằng sự câu thông trực tiếp với Thượng Đế và Thần Tiên có thể thực hiện được, những bài viết của Emanuel Swedenborg (1688-1772) và những lời dạy của Franz Mesmer (1734-1815) đã cung ứng một thí dụ cho những ai đi tìm kiến thức trực tiếp về cuộc sống bên kia cửa tử.

Swedenborg, người bảo rằng có thể thông công được với các hồn linh ngay khi tỉnh thức, đã mô tả cấu trúc của thế giới hồn linh. Hai sắc thái của quan điểm này đã đặc biệt cộng hưởng với những người tin theo các giáo huấn duy linh trước đó: thứ nhất, không phải chỉ có một thiên đàng hay một địa ngục duy nhất, mà là một loạt những thiên đàng địa ngục cao thấp khác nhau; thứ hai, rằng các hồn linh là những bậc phẩm trung gian giữa Thượng Đế và loài người, cho nên Đấng Thiêng Liêng thỉnh thoảng sử dụng họ như là một phương tiện để giao tiếp. Dù rằng Swedenborg cảnh giác không nên tìm cách liên hệ với hồn linh, sách của ông dường như đã khơi dậy ước muốn đó trong lòng người khác.

Mesmer không đóng góp vào đức tin tôn giáo, nhưng ông mang lại một kỷ thuật, về sau được biết là phép thôi miên, làm cho có thể đưa đến sự xuất thần và khiến cho những cá nhân bị thôi miên báo cáo là có câu thông được với các sinh linh siêu nhiên. Có rất nhiều những ngón nghề tự đề cao trong các mà biểu diễn của Mesmerism, và các nhà thực hành đi thuyết giảng trong khoảng giữa thế kỷ 19 ở Bắc Mỹ tìm cách vừa làm vui thính chúng vừa biểu diễn các phương pháp để có sự tự mình câu thông với các Đấng Thiêng Liêng.

 

8.2.2.           Andrew Jackson Davis

Có lẽ người nổi tiếng nhất trong số những kẻ liên kết Swedenborg với Mesmer theo một kiểu tổng hợp của Bắc Mỹ là  Andrew Jackson Davis, ông gọi hệ thống của mình là Triết Lý Hài Hòa (the Harmonial Philosophy). Davis trước đó hành theo pháp của Mesmer, là người trị bệnh bằng đức tin và là người có thần nhản ở xứ Poughkeepsie, New York. Quyển sách năm 1847 của ông, The Principles of Nature, Her Divine Revelations, A Voice to Mankind (Pháp của Tự Nhiên Những Tiết Lộ của Nàng, Một Lời Kêu Gọi Loài Người), được đọc cho một người bạn chép trong khi ông đang trong trạng thái xuất thần, sau đã trở thành thứ gần gủi nhất với một quyển kinh trong phong trào Duy Linh mà chủ nghĩa cá nhân cực độ của nó đã ngăn cản sự phát triển một nhân sinh quan và  vũ trụ quan có tính mạch lạc.

 

 

8.2.3.           Nhng mc xích ca phong trào canh tân

Những nhà duy linh coi ngày 31-3-1848 như ngày bắt đầu của giòng vận động của mình. Vào ngày ấy,Kate Margaret Fox, ở Hydesville, New York, báo cáo là họ đã câu thông được với linh hồn của một người bán ma túy bị ám sát.

Điều làm cho việc này thành ra một sự cố lạ thường là rằng hồn linh ấy đã giao tiếp qua những tiếng  gỏ mà người bàng quan có thể nghe được. Bằng chứng của giác quan làm cho những người Mỹ có đầu óc thực tiễn thích thú và sự cố chị em nhà Fox trở thành một nguồn xúc động mạnh.

Amy Isaac Post, những Quakers thuộc phái của Elias Hick, từ Rochester, New York, từ lâu quen thuộc với gia đình Fox, đưa hai cô gái về nhà mình vào cuối mùa xuân 1848. Bị thuyết phục ngay bởi sự chơn thật trong việc câu thông của mấy chị em, họ trở thành những người cải đạo buổi đầu và giới thiệu các đồng tử trẻ tuổi này cho giới bạn bè thuần thành với giáo phái Quakers của mình. 

Do vậy mà nhiều trong số những người tham gia vào trường phái Duy Linh từ buổi đầu là những người Quakers thuần thành và những kẻ khác là những người vào phong trào cải cách của giữa thế kỷ thứ 19. Những nhà cải cách này không thoải mái với  các nhà thờ đã được chính thức hóa, vì họ đã làm rất ít để chiến đấu chống lại chế độ nô lệ và còn ít hơn nữa trong việc thúc đẩy chánh nghĩa đòi nữ quyền.

Phụ nữ đặc biệt bị hấp dẫn vào phong trào, vì nó cho họ vai tuồng quan trọng là đồng tử và các người thuyết giảng xuất thần. Thực vậy, trường phái Duy Linh đã cung ứng một trong những diễn đàn đầu tiên trong đó phụ nữ Mỹ có thể nói chuyện nơi công cộng trước một cử tọa có cả hai giới tính nam lẫn nữ.

Nhà thuyết giảng xuất thần được nhiều người biết đến trước cuộc nội chiến là Cora L. V. Scott (1840–1923). Trẻ, đẹp, sự xuất hiện của cô trên diển đàn làm cho đàn ông say mê. Cử tọa của cô bị ấn tượng bởi sự tương phản giữa hình dáng con gái và sự hùng biện khi cô nói tới những chuyện tinh thần và thấy rằng trong  cái tương phản ấy có điểm tựa cho nhận xét rằng hồn linh đang nói qua cô. Cora lập gia đình bốn lần, và mỗi lần cô đều mang họ nhà chồng. Trong thời gian hoạt động mạnh nhất, cô được biết với tên là Cora Hatch.

Một người Duy Linh phụ nữ khác là Achsa W. Sprague, sinh ngày 17-11-1827, ở Plymouth Notch, Vermont. Vào tuổi 20, cô bị sốt do bệnh thấp khớp và tin rằng mình được khỏi bệnh hẳn là do các hồn linh đã cầu nguyện cho. Là một người thuyết giảng xuất thần được quần chúng cực kỳ ưa thích, cô đi khắp nước Mỹ cho tới khi cô chết năm 1861. Sprague là một người theo chủ nghĩa bãi nô và là người bênh vực nữ quyền.

Còn một nhà duy linh lỗi lạc và là một đồng tử xuất thần trước cuộc nội chiến là Paschal Beverly Randolph (1825–75), một người Mỹ gốc Phi Châu (Người tự do có da màu), cũng có một vai tuồng trong phong trào đòi bãi nô. Dù vậy, nhiều người theo chủ trương bãi nô và những nhà cải cách giữ mình tách biệt với phong trào; trong số những người hoài nghi có  một cựu nô lệ có tài hùng biện, Frederick Douglass.

 

 

8.2.4.           Ngưi Tin Tưng và K Nghi Ng

Nhưng những năm theo sau cuộc xúc động của quần chúng đón mừng chị em Fox, các cuộc biểu dương việc câu thông (thí dụ như các buổi gọi hồn và sự chấp bút) tỏ ra là một vụ làm ăn có lợi nhuận nên sớm trở thành một hình thức giải trí và là một việc gây hưng phấn tâm linh. Việc hẳn nhiên đến là chị em nhà Fox đã kiếm sống kiểu này và những kẻ khác theo đường họ đã tiên phong.

Nghệ thuật tự đề cao trở thành một phần ngày càng quan trọng trong trường phái Duy Linh,và bằng chứng nghe được, thấy được, sờ mó được của các chơn linh  ngày càng leo thang khi các đồng tử cạnh tranh nhau để có khán thính giả trả tiền tham dự. Lừa đảo hẳn nhiên phổ biến, vì những ủy ban điều tra độc lập mãi được tái lập, đáng lưu ý nhất là bản báo cáo năm 1887 của Ủy Ban Seybert (Seybert Commission). Một số trường hợp lừa đảo được thực hiện dưới  chiêu bài Duy Linh đã bị truy tố ra Tòa. 

Những nhà điều tra nổi trội phơi bày các trường hợp gian lận đến từ nhiều tầng lớp giáo dục khác nhau, có những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp như  Frank Podmore của Hội Nghiên Cứu Siêu Linh (Society for Psychical Research)[15] hay Harry Price của Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Nghiên Cứu Siêu Linh (National Laboratory of Psychical Research)[16], và những nhà ảo thuật chuyên nghiệp như John Nevil Maskelyne. Maskelyne đã vạch trần anh em Davenport bằng cách xuất hiện giữa cử tọa của họ và giải thích các mánh khóe họ đã thực hiện.

Tong thập niên 1920s, nhà ảo thuật chuyên nghiệp Harry Houdini đã dấn tân vào cuộc thánh chiến khá công khai chống lại những đồng tử giả mạo. Xuyên suốt các nổ lực của mình, Houdini luôn giữ kỷ cương là ông không chống lại tự thân trường phái Duy Linh, mà chỉ chống lại sự thực hành gian lận và lừa đảo cố ý vì mục tiêu tiền bạc.

Bất chấp những sự lừa đảo đang phổ biến,  sự hấp dẫn của phong trào Duy Linh vẫn mạnh.  Nổi trội nhất trong số những người tin theo là những kẻ đau khổ vì thân nhân mình thương yêu mới mất. Một trường hợp được nhiều người biết đến là trường hợp bà Mary Todd Lincoln khi đang buồn khổ vì con trai bị mất, đã tổ chức buổi cầu tiếp chơn linh trong Tòa Bạch Ốc, có chồng mình, Tổng Thống Abraham Lincoln, tham dự. Sự gia tăng quan tâm vào trường phái Duy Linh trong và sau cuộc Nội Chiến Mỹ Quốc và cuộc Đại Chiến thứ nhất là một phản ứng trực tiếp từ các cuộc thương vong to lớn.

Thêm vào đó, phong trào cố tình hấp dẫn những người đòi cải cách, họ ngẫu nhiên thấy là các chơn linh tán thành những chánh nghĩa thời thượng như bình quyền. Nó cũng hấp dẫn những người có khuynh hướng theo chủ nghĩa duy vật và từ chối tôn giáo có tổ chức. Nhà duy vật và vô thần có thế lực Robert Owen[17] qua các kinh nghiệm của mình với giới Duy Linh đã  quay sang tin tưởng tôn giáo này cho tới mãn đời.

Nhiều khoa học gia nghiên cứu hiện tượng này cũng trở thành những người đổi Đạo. Trong số đó có các nhà hóa học kiêm vật lý học William Crookes (1832–1919), nhà sinh vật học cách mạng Alfred Russel Wallace (1823-1913) và người đoạt giải Nobel về vật lý Charles Richet. Những người tin tưởng nổi trội khác nữa là nhà báo theo chủ nghĩa hòa bình William T. Stead (1849-1912) và bác sĩ kiêm văn sĩ Arthur Conan Doyle (1859-1930). Nhà tâm lý học tiên phong người Mỹ William James đã ngiên cứu việc tâm linh và cho ấn hành những kết luận có tính ủng hộ. Những buổi thiết lễ cầu linh của Eusapia Palladino đã có sự tham dự của các nhà nghiên cứu kể cả Pierre và Marie Curie.

 

8.2.5.           Phong Trào Tâm Linh Không Thuc T Chc Nào

Phong trào tâm linh mau lẹ bành trướng trên khắp thế giới; dù chỉ ở Anh nó mới trở thành phổ biến như ở Mỹ. Ở Anh, năm 1853, những cuộc mời nhau uống trà trong số các người giàu có và theo thời thường có kèm theo màn xây bàn, một kiểu đàn cầu thỉnh trong đó các hồn linh sẽ thông công giao tiếp với những người ngồi quanh một cái bàn bằng cách làm nó nghiêng hoặc xoay.  

Một người quan trọng dấn thân theo việc này là nhà mô phạm Allan Kardec (1804-1869) nói ở mục 2 của phần Phụ Lục này, đã tiên phong nỗ lực hệ thống hóa các ý tưởng và sự thực hành của phong trào để thành ra một hệ thống triết học nhất quán. Sách của ông, được viết trong mười lăm năm cuối đời, đã trở thành nền tảng hữu tự cho những người theo phái Thông Linh, phổ biến ở các xứ La Tinh. Ở Brazil, nhiều tín hữu ngày nay còn chấp giữ ý tưởng của Allan Kardec. Ở Puerto Rico, sách của ông được nhiều người thuộc giới thượng lưu đọc, và rốt cuộc đã làm nảy sinh ra phong trào được biết với tên là Cái Bàn Trắng (Mesa Blanca).

Phong trào Duy Linh chủ yếu là một phong trào của giới trung và thượng lưu, và đặc biệt phổ biến trong giới phụ nữ. Các nhà Duy Linh Mỹ thường gặp nhau tại tư gia để cầu thỉnh hồn linh, ở các thính đường để dự buổi thuyết giảng xuất thần, ở các  buổi hội nghị tiểu bang hay quốc gia và ở các trại Hè có nhiều ngàn người tham dự.

Trong số những buổi gặp gỡ cắm trại đáng kể nhất, có Trại Etna ở Etna, Maine, Rừng Onset Bay Grove ở Onset, Massachusetts; Thung Lũng Lily Dale, ở miền tây tiểu bang New York State; Trại Chesterfield, ở Indiana; the Trại Các Nhà Duy Linh Wonewoc Spiritualist Camp, ở Wonewoc, Wisconsin; và Hồ Pleasant, ở Montague, Massachusetts. Để thành lập một cuộc gặp gỡ cắm trại (camp meetings), các người Duy Linh đã biến cải cho thích nghi một mẫu mà những giáo xứ Tin Lành Hoa Kỳ đã tạo ra từ đầu thế kỷ thứ 19. Những cuộc cắm trại họp mặt của người Duy Linh thường tổ chức nhiều nhất ở New England và California, nhưng cũng có được tổ chức xuyên qua phía trên của miền Trung Tây.  Cassadaga, Florida, là trại Duy Linh đáng lưu ý nhất thuộc các tiểu bang miền Nam.

Một số các tập san của người Duy Linh đã xuất hiện trong thế kỷ 19, và những tập san này đã làm được nhiều điều để giữ cho phong trào được cùng nhau gìn giữ. Trong số những tập san quan trọng nhất, có Ngọn Cờ Ánh Sáng (The Banner of Light -Boston), Tạp Chí Tôn Giáo Triết Học (The Religio-Philosophical Journal -Chicago), Tinh Thần và Vật Chất (Mind and Matter -Philadelphia), Những Nhà Duy Linh (The Spiritualist-  London), và Đồng Tử (The Medium -London).

Những tập san có uy tín khác nữa là Tạp Chí Thông Linh (Revue Spirite -Pháp), Thiên Sứ (Le Messager –Bỉ), Annali dello Spiritismo (Ý), El Criterio Espiritista (Tây Ban Nha), và Tiên triệu của Ánh Sáng (The Harbinger of Light -Úc). Cho tới  1880, có khoản ba tá nguyệt san Duy Linh được in trên khắp thế giới. Những tập san này khác nhau rất nhiều, phản ảnh sự khác biệt lớn trong sô những người Duy Linh. Một số, như tờ Tạp Chí Tâm Linh của Anh Spiritual Magazine là thuộc Công Giáo và bảo thủ, công khai chỉ trích. Một số khác như tờ Bản Chất Con Người (Human Nature), lại nhấn mạnh là không theo Công Giáo và ủng hộ cho các nổ lực canh tân và xã hội chủ nghĩa.  Cũng có những tờ khác, như Nhà Duy Linh (The Spiritualist), lại toan coi hiện tượng Duy Linh từ một góc độ khoa học, kiêng cử không bàn luận tới cà hai vấn đề thần học và cải cách.

Phong trào có tính cách cực kỳ cá nhân, mỗi người dựa vào kinh nghiệm riêng của mình và đọc sách báo để phân định bản chất của cuộc sống bên kia cửa tử. Các tổ chức do vậy mà chậm phát triển và khi nó xuất hiện, nó lại bị các đồng tử và các nhà thuyết giảng xuất thần phản đối. Hầu hết hội viên chịu đi nhà thờ Công Giáo, và đặc biệt các nhà thờ Phổ Độ, nơi tụ tập của nhiều nhà Duy Linh.

Khi phong trào bắt đầu mờ nhạt đi, môt phần qua sự mất lòng tin cậy của quần chúng vì các cáo buộc gian lận, một phần qua sự hấp dẫn của các hoạt động tôn giáo như Khoa Học Công Giáo (Christmas Science), Nhà Thờ Duy Linh (Spiritualist Church) được thành lập. Nhà thờ này nói rằng mình là dấu tích chính yếu của phong trào ngày nay còn lại ở Hoa Kỳ.

 

8.2.6.           Nhng Đng T Khác

William Stainton Moses (1839–92) là một giáo phẩm Anglican trong thời gian từ 1872 đến 1883, đã chấp bút (automatic writing) viết đầy 24 tập vở phần lớn trong đó được nói là để mô tả các hoàn cảnh trong thế giới tâm linh.

Cô đồng Emma Hardinge Britten (1823–99) sinh ở London di cư sang Mỹ năm 1855 và là người năng nổ làm việc thuyết giảng xuất thần và tổ chức trong giới duy linh. Cô ta được biết đến nhiều nhất như là một người  viết biên niên sử về sự phát triển của phong trào, đặc biệt trong quyển sách năm 1884 của cô Phép lạ trong Thế Kỷ 19: Các Nhà Duy Linh và Những Hoạt Động Của Họ Trong Mỗi Nước Trên thế Giới (Nineteenth Century Miracles: Spirits and their Work in Every Country of the Earth.)

Eusapia Palladino (1854-1918) là một đồng tử Duy Linh người Ý từ những khu vực nghèo nàn của Naples đã lập nên sự nghiệp trong việc đi du hành qua Ý, Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga và Ba Lan. Nhiều lần mưu mẹo của bà bị lật tẩy dù rằng  một vài nhà điều tra, kể cả các khoa học gia có được giải Nobel, đã công nhận là bà có các khả năng đồng tử.

Người ta tin rằng nhà tâm lý học Ba Lan  Julian Ochorowicz, năm 1893 đã đưa bà từ St. Petersburg, Nga, tới Warsaw, Ba Lan. Ông giới thiệu bà với tiểu thuyết gia Bolesław Prus, người này tham dự vào cuộc cầu hồn của cô ta và đã kết hợp các yếu tố duy linh vào tiểu thuyết lịch sử Pharaoh của mình.

Ochorowicz cũng còn nghiên cứu, 15 năm sau, trường hợp của một đồng tử tên Stanisława Tomczyk, phát lên tại Wisla, Ba Lan.

 

8.3.       Tín NgưỠng cỦa Các TrưỜng Phái Duy Linh

Một số tín ngưỡng của trường phái Duy Linh thì giống nhau nhưng cũng có những điều khác nhau tùy nhóm.

8.3.1.           Tín Ngưng Hu Thn (Theism)

Hầu hết các người trong trường phái Duy Linh tin vào thuyết Nhất Thần, vào Đức Thượng Đế Đại Từ Bi, giống như Công Giáo. Nguyên lý tiên khởi của Hiệp Hội Quốc Gia Duy Linh là “Phận Làm Cha của Thượng Đế”

8.3.2.           Đng T và Các Chơn Linh

Người thuộc trường phái Duy Linh tin vào các cuộc thông linh với những người đã chết. Họ tin rằng:

Các đồng tử có khả năng câu thông với hồn linh là các người có năng khiếu bẩm sinh để làm việc này. 

Hồn linh có thể tiến hóa và hoàn thiện, bước sang các hành tinh hay các cảnh giới khác.

Cõi sống bên kia cửa tử không phải là một chỗ tĩnh đọng, mà là nơi mà hồn linh có thể tiến hóa. Hai thứ đức tin này – rằng có thể liên lạc được với hồn linh và hồn linh có thể ở một cảnh giới cao hơn – dẫn đến một đức tin thứ ba rằng

Hồn linh có thể cung ứng các kiến thức về phẩm hạnh và đạo đức cũng như về Thượng Đế và về  cuộc sống bên kia cửa tử.

Cho nên nhiều thành viên của trường phái Duy Linh nói tới sự hướng dẫn tâm linh, từ những chơn linh đặc trưng, thường câu thông được và được tín cẩn trong các sự hướng dẫn về việc trần thế và việc tâm linh.

Nhưng một số người Công Giáo cho trường phái Duy Linh là yêu thuật. Bảng biểu ngữ này năm 1865 ở Hoa Kỳ cũng lên án các liên kết của Phái Duy Linh với  chủ nghĩa bãi nô và qui tội cho phái này đã gây ra cuộc Nội Chiến.

8.4.       So Sánh vỚi Các Tôn Giáo Khác

8.4.1.           Công Giáo

Vì Phái Duy Linh xuất phát từ môi trường Công Giáo, nó có các sắc thái giống với Công Giáo, từ một hệ thống đạo đức chủ yếu là thuộc Công Giáo cho tới các thực hành nghi thức tế lễ như các buổi lễ ngày chủ nhật và các cuộc hát thánh ca.

Dù vậy, về những điểm  quan trọng, Công Giáo và Phái Duy Linh có khác nhau. Những người tin theo các giáo huấn duy linh không tin rằng việc làm hay đức tin của một người còn trong vòng sinh tử trong một kiếp sống ngắn ngủi lại có thể coi như một cơ bản để chỉ định hồn vào cõi Thiên Đàng hay Địa Ngục đời đời.

Họ coi cuộc sống bên kia cửa tử như có chứa các bầu (sphere), qua đó mỗi hồn linh có thể tiến hóa. Quan điểm này liên hệ tới  ý tưởng của người Công Giáo về Lò Luyện Tội.

Những người theo trường phái duy linh khác với người theo Đạo Tin Lành ở chỗ Kinh Thánh Judeo Công Giáo không phải là nguồn gốc chính yếu từ đó họ rút ra những hiểu biết về Thượng Đế và về cuộc sống bên kia cửa tử: đối với họ, những sự tiếp xúc cá nhân với những hồn linh cung ứng điều này.

8.4.2.           Các Tôn Giáo Bn x

Đức tin của người theo giáo thuyết Vật Linh (Animist), với truyền thống của giáo thuyêt  shamanism[18] và sự tiếp xúc với hồn linh, cũng tương tự như giáo thuyết Duy Linh.

Trong những thập niên đầu tiên của phong trào này, nhiều đồng tử đã tuyên bố rằng mình có câu thông được với những Linh Hồn Hướng Đạo Của Người Mỹ Bản Địa, coi như cách thừa nhận rõ ràng có các tương đồng này.

Dù vậy, không như những người theo giáo thuyết Vật Linh, người theo giáo thuyết Duy Linh nói tới hồn của con người đã chết chớ không tán thành tín ngưỡng vào hồn linh của cây cối, sông suối hay những biểu hiện thiên nhiên khác.

8.4.3.           Hồi Giáo (Islam)

Trong Hồi Giáo, một số các tập tục, đặc biệt là Sufism[19], coi các sự câu thông với hồn linh là có thể được. Thêm nữa, quan niệm của Tawassul[20] nhìn nhận có sự tồn tại của những hồn linh tốt lành trên cao hơn và gần hơn với Thượng Đế, và do đó có thể nhân danh nhơn loại mà đứng ra can thiệp.

Ấn Giáo, dù không đồng nhất, có chung tín ngưỡng với trường phái Duy Linh về sự tồn tại của linh hồn bên kia cửa tử. Nhưng Ấn Giáo khác ở chỗ họ  tin vào sự luân hồi và chấp giữ quan điểm rằng mọi sắc thái của nhân cách người ta triệt tiêu hẳn lúc chết. Trường phái Duy Linh tin chắc rằng hồn linh còn giữ bản sắc nhân cách mà nó có trong cuộc tồn sinh nhân loại.

8.4.4.            Trưng Phái Thông Linh (Spiritism)

Trường  phái Thông Linh, một chi của trường phái Duy Linh phát triển bởi Allan Kardec và được tìm gặp ở phần lớn các quốc gia La Tinh, nhấn mạnh vào sự luân hồi.

Nhưng theo Arthur Conan Doyle, hầu hết trường phái Duy Linh của đầu thế kỷ thứ hai mươi không quan tâm tới giáo thuyết về luân hồi, ít người ủng hộ thuyết ấy, trong khi có một thiểu số đáng kể chống đối lại vì vấn đề đó không hề được các hồn linh đề cập tới trong các đàn giao tiếp.

Cho nên, theo Doyle,  chính cái khuynh hướng thực nghiệm của trường phái Duy Linh nói tiếng Anh — nổ lực phát triển quan điểm tôn giáo từ sự quan sát các hiện tượng — đã giữ không cho các thành viên Duy Linh của thời kỳ náy ủng hộ quan điểm về luân hồi.

8.4.5.        Trưng Phái Bí Giáo (Occultism)

Dòng tu bí giáo từ cuối thế kỷ 19 là dòng tu duy nhất còn ảnh hưởng mạnh trên trường bí giáo cho đến thế kỷ 20, được thành lập bởi Dr. William Robert Woodman, William Wynn Westcott, và Samuel Liddell MacGregor Mathers.

Westcott cũng thuộc Thông Thiên Học nữa và dường như ông là người lãnh đạo chính yếu và là người đã giải mã bảng sách viết tay Cipher Manuscript. Từ sự giải mã này, ông biết tên và địa chỉ của Anna Gprengel. Tháng 10 năm 1887, ông viết thư đến và được khen ngợi, ba người được phong Adeptus Exemptus và được trao cho đồ biểu để lập đền Golden Dawn xây dựng năm phẩm cấp mà bản viết tay nói tới.

Cấp Một là Ngoại Môn (The Outer Order) bắt đầu được mở khi xây dựng xong Đền Isis-Urania năm 1888. Khóa tu này  thu nhận nam nữ số lượng ngang nhau (khác với Societas Rosicruciana in America và Masonry). Chương trình cho cấp một là triết học và siêu hình học.

Nhưng năm 1891, thư từ với Anna Sprengel bị đình chỉ, Wescott nhận tin từ Đức nói rằng hoặc bà ấy đã chết hoặc các người đồng sự với bà không tán thành việc lập trường bí giáo, muốn liên hệ với các Đấng Lãnh Đạo vô hình thì phải tự thực hiện thôi. Cũng trong năm 1891, Woodman chết.

Năm 1892, Mathers tuyên bố là đã lập được liên hệ với các Đấng Lãnh Đạo vô hình và tiếp tục lập chương trình cho Cấp Hai (Nội Môn) bắt đầu năm 1892 cho các đệ tử đã học xong Ngoại Môn. Năm 1897, Westcott rời Golden Dawn. Một mình Mathers chống đỡ với các cuộc phản đối và chia rẻ.

Khoảng giữa 1901 và 1913, Mathers đặt tên lại cho chi phái còn trung thành với sự lãnh đạo với ông là Alpha et Omega. Ông giao quyền các đền thờ ở Anh và Scotland cho Brodie-Inne để lo mở rộng sang Mỹ. Đền Thoth-Hermes đã được lập ở Chicago và trước đại chiến thứ nhất, Mathers đã lập được từ tới 3 đền ở Mỹ. Hầu hết các đền Alpha & Omega và Stella Matutina đã đóng cửa hay vô chủ trước thập niên 1930 trừ hai đền: Hermes Temple ở Bristol và Whare Ra ở Havelock North, New Zealand còn hoạt động đều đặn cho tới lúc đóng cửa năm 1978. (http://en.wikipedia.org/wiki/Hermetic_Order_of_the_Golden_Dawn)

Trường phái Duy Linh khác với các phong trào Bí Giáo như  Dòng Tu Kín của Buổi Bình Minh Hoàng Kim (Hermetic Order of the Golden Dawn) hay các tổ chức  Wiccan (thuộc các nhà phù thủy hiện đại) ở chỗ người ta không câu thông với hồn linh để được các quyền năng pháp thuật (trừ phi để có quyền năng chữa bệnh).

Thí dụ, bà Blavatsky (1831–1891) của Hội Thông Thiên Học chỉ thực hành việc đồng tử để câu thông với những chơn linh có quyền thế có thể đem tới các kiến thức bí truyền. Bà Blavatsky không tin rằng những chơn linh này là những con người đã khuất và bền giữ lòng tin vào sự luân hồi khác với quan điểm của hầu hết những nhà duy linh.

8.5. Sau ThẬp Niên 1920

Sau thập niên 1920s, trường phái Duy Linh phát triển theo ba chiều hướng khác nhau, tất cả đến nay còn tồn tại.

8.5.1.           Thuyt  Hp Nht

Chiều hướng thứ nhất trong số này tiếp tục truyền thống của các hành giã cá nhân, tổ chức thành những nhóm tập trung quanh một đồng tử và các khách hàng mà không có hệ cấp chúc phẩm hay giáo điều nào.

Cho tới cuối thế kỷ thứ 19, phong trào duy linh đã trở nên ngày càng hỗn tạp, một phát triển tự nhiên trong một phong trào không có một quyền lực trung ương hay một giáo điều. Ngày nay, trong số những nhóm không tổ chúc này, phái duy linh không sẵn sàng phân biệt được so với phong trào cũng hổn độn tương tự là phong trào Thời Đại Mới ( New Age).

 Những nhà duy linh này thực là không đồng nhất nhau trong tín ngưỡng của mình liên quan tới các vấn đề như luân hồi hay sự tồn tại của Thượng Đế. Một số mô phỏng đức tin của mình theo tín ngưỡng của Thời Đại Mới (New Age và Neo-Pagan beliefs, trong khi những người khác tự gọi mình là những người duy linh công giáo (Christian Spiritualists), tiếp tục truyền thống cẩn trọng hội nhập các kinh nghiệm duy linh của mình vào với đức tin Công Giáo.

8.5.2.           Nhà Th Duy Linh

Hướng thứ hai được theo là hướng chấp nhận tổ chức chánh thức, làm theo kiểu mẫu các giáo xứ Công Giáo, có tín điều và nghi lễ được thiết lập và có các đòi hỏi phải huấn luyện đồng tử.

Ở Hoa Kỳ, các Nhà Thờ Duy Linh thoạt đầu  nhận làm hội viên của Liên Hiệp các Nhà Thờ Duy Linh Toàn Quốc ( National Spiritualist Association of Churches), và ở Anh Hiệp Hội Quốc Gia Các Nhà Duy Linh (Spiritualists' National Union), thành lập năn 1901.

Giáo dục chánh thức về phép tu Duy Linh nổi lên từ năm 1920, ngày nay còn tiếp tục với Trường Trung Học Arthur Findlay tại Stansted Hall.

Những khác biệt tín ngưỡng giữa các nhà duy linh có tổ chúc đã dẫn tới một vài sự ly giáo, đáng kể nhất là việc xảy ra ở vương quốc Anh năm 1957 giữa những người bảo thủ ý kiến rằng phong trào là môt tôn giáo có sắc thái độc đáo riêng của mình (sui generis) và một thiểu số muốn giữ nó như một giáo đoàn nằm trong Công Giáo.

Phép tu của phong trào Duy Linh có tổ chức ngày nay giống như của bất cứ tôn giáo nào khác, đã loại bỏ hầu hết những điều có tính biểu dương, đặc biệt là những yếu tố  giống như thuật phù thủy. Cho nên có sự nhấn mạnh nhiều vào loại đồng “cõi trí” và một sự tránh né hầu như hoàn toàn kiểu đồng tạo phép lạ trong vật chất vốn đã làm say mê những tín hữu ban đầu như Arthur Conan Doyle.

8.5.3.           Trưng Phái Cuc Sng Bên Kia Ca T     

Hướng thứ ba được theo là tiếp nối của chiều hướng thực nghiệm cho các hiện tượng tôn giáo. Từ năm 1882, với sự thành lập Hội Nghiên Cứu Tâm Linh, đã có các tổ chức thế tục nổi lên để điều tra nghiên cứu những tuyên bố tâm linh.

Ngày nay, nhiều người với khảo hướng thực nghiệm tránh cái nhãn hiệu duy linh và ưa cái nhãn hiệu “sống tiếp” (survivalism).  Những người này kiêng kị tôn giáo, và đặt cơ bản đức tin của mình vào cuộc sống bên kia cửa tử dựa vào các hiện tượng có thể thông qua được với ít nhất là cuộc điều nghiên có tính khoa học, như là hiện tượng đồng tử, các kinh nghiệm cận kề cái chết, các kinh nghiệm bên ngoài thân thể, các hiện tượng tiếng nói điển lực, và các nghiên cứu về luân hồi.

Nhiều người theo trường phái “Sống Tiếp” tự coi mình như những thừa kế trí tuệ của phong trào duy linh.

 

Trở về đầu Phụ Lục 8


 

[1] Đây là một quan điểm triết học cho rằng đức tin phải được căn bản trên lý trí và lý luận chớ không nên để bị ảnh hưởng bởi quyền thế, phong tục hay bất cứ giáo điều nào.

[2] Sự xuất hiện của Đạo Cao Đài rõ ràng xác nhận điều này. Đức Thượng Đế có bài gáng cơ ngày 27-10-1926 co1 câu sau: J'ai envoyé Allan Kardec; j'ai envoyé Flammarion comme j'ai envoyé Elie et Saint-Jean-Baptiste, précurseurs de l'avènement de Jésus- Christ; l'un persécuté, et l'autre tué. Et par qui? Par l'humanité. Mon fils est aussi tué par vous; vous ne le vénérez qúen Esprit et non en Sainteté. (Thầy đã sai Allan-Kardec, Flammarion cũng như Elie và Thánh Jean-Baptiste là những bực tiền Thánh báo tin ngày giáng-sing chấn động của Chúa Cứu-thế Jésus, nhưng chúng nó đứa thì bị hành hạ, đứa khác bị giết chết bởi ai? Cũng bởi loài người. Chính con của Thầy cũng bị các con giết mất. Các con chỉ biết tôn sùng Người bằng tinh-thần chớ không bằng thánh-chất.)

[3] Theo chế độ nghi thức đơn giản.

[4] Là những người thuộc một đảng phái chánh trị, một phong trào xã hội và một trường phái tư tưởng của người Do Thái trong thờ kỳ từ năm 536 trước công nguyên cho tới năm 70 sau Công Nguyên.

[5] Những sự cố này được Edward Burrough mô tả trong A Declaration of the Sad and Great Persecution and Martyrdom of the People of God, called Quakers, in New-England, for the Worshipping of God (1661).

http://digitalcommons.unl.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1023&context=etas

[6] Thí dụ như trong lời thề hay xác nhận của một tổng thống khi nhậm chức: "I do solemnly swear (or affirm) that I will faithfully execute the Office of President of the United States, and will to the best of my Ability, preserve, protect and defend the Constitution of the United States." Trong hiến pháp còn có bốn lần dùng cách nói “on Oath or Affirmation” (do lời thề hay do sự xác nhận).

[7] Đường Xe Lửa Ngầm là một hệ thống bí mật các lộ trình và các nhà an toàn (safe houses) hay nhà đánh dấu bằng một bức tượng một người Mỹ gốc Phi Châu cầm đèn lồng (the lantern holder) dùng trong hệ thống giúp đỡ những người nô lệ ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 19 trốn thoát qua các tiểu bang tự do hay qua Canada hay Mexico với sự giúp đỡ của những người theo phong trào bãi nô. Từ này cũng dùng để chỉ những người chủ trương bãi nô tham gia vào sự giúp kẻ đi trốn.  Những đường khác dẫn sang Mexico hay ra hải ngoại. Đường Xe Lửa ngầm này hoạt đọng mạnh nhất là giữa 1810 và 1850,với hơn 30,000 người trốn thoát số phận nô lệ (chủ yếu là qua Canada dù rằng cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ chỉ báo cáo con số là 6.000.

[8] Rosetta Stone là một công trình điêu khắc thời Cổ Ai cập, trên đó có ba bản dịch của một đoạn văn bản, hai bản dịch tiếng Ai Cập (một bằng loại chữ tượng hình, một bằng loại chữ thường) và một bản dịch bằng tiếng Hi Lạp cổ.

[9] Là tên gọi của miền Trung và Tây của New York, do Charles Grandison Finney nói tới trong quyển sách tự truyện năm 1876  Autobiography of Charles G. Finney. Ở trang 78, ông dùng từ “khu vực bị cháy” (burnt district) để nói tới nơi này trong thời kỳ  Đại Thức Tỉnh Thứ Hai (Second Great Awakening). Từ này gợi lên ý tưởng rằng khu vực này đã hoàn toàn thấm nhiễm đạo lý công giáo  trong thời thức tỉnh lòng mộ đạo trước cuộc nội chiến như là không còn có chút nhiên liệu (dân chưa vào đạo) nào để mà “đốt”(khuyên họ nhập môn).Thời kỳ 1790–1840s là một thời kỳ tôn giáo đã sống dậy mãnh liệt trong lịch sử Hoa Kỳ do nơi sự thành công thấy rõ trong việc truyền bá Phúc Âm và trong cao trào tâm linh phổ biến khắp nơi. Nó được đặt tên là lần Thức Tỉnh Thứ Hai vì trước đó một thế kỹ, cũng có một lần tương tự rồi.

[10] Sau bữa ăn cuối cùng trước khi lên Thập Tự Giá, Đức Jesus Christ rửa chân cho từng môn đồ của mình và nói:

“…Các ngươi biết ta đã làm gì cho các ngươi chăng? Các ngươi gọi ta là Thầy và Chúa, và các ngươi nói đúng vậy, vì quả thật ta là thế.Nếu vậy thì, Thầy và Chúa của các ngươi đã rửa chân cho các ngươi, các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau nữa. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, các ngươi cũng nên làm như ta đã làm vậy. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, tớ không lớn hơn chủ, kẻ bị sai đi không lớn hơn kẻ đã sai đi. Phước cho các ngươi nếu các ngươi biết và làm những điều này.”

Về việc rửa chân, ta có câu ca dao xưa như sau:

Sông Tương nước chảy trong veo,

Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.

Sông tương nước đục phù sa,

Thì ta lội xuống để mà rửa chân.

[11] Là một trường phái Tin Lành có gốc từ Anh Quốc từ thế kỷ 18 và hiện nay có khoảng 70  triệu tín hữu trên khắp thế giới.

[12] Trong khi tuyết giảng Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng có mô tả một việc tương tự như cảnh này:

Đêm nay Bần-Đạo rủ cả thảy vô Lôi-Âm-Tự cũng như Bần-Đạo đã đến trình diện với Đức Di-Đà. Bởi Đức Di-Đà đã giao quyền lại cho Đức Di-Lạc, giao quyền Chưởng-Quản Càn-Khôn Vũ-Trụ, Đức Di-Lạc ngồi ngự nơi Kim-Tự-Tháp, còn Đức Di-Đà trở vào ngự nơi Lôi-Âm-Tự. Khi đến đó chỉ học các triết-lý Phật-Giáo từ tạo thiên lập địa đến giờ.  Cả triết lý ấy để tại mặt thế-gian này, duy nhơn-sanh không có tu nên không có đoạt-pháp, không có điều gì bí ẩn cả.

Đền Thánh, 27-4-1949

[13] Năm 1823, Smith nói rằng vị thần tiên Moroni đã bảo ông là các bảng kim loại  mà ông sẽ đào lên có gắn trên đó hai viên đá gọi là Urim và Thummim, mà Thượng Đế đã chuẫn bị sẵn cho ông dịch lời ghi trên bảng.

[14] http://en.wikipedia.org/wiki/Spiritualim.html

[15] Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập ở Anh từ năm 1882, cho tới 1885 ở Pháp và ở Mỹ cũng thành lập một tổ chức tương tự. Họ nghiên cứu các hiện tượng thần giao cách cảm, thuật thôi miên và những hiện tượng tương tự, đồng tử, sự hiện hình, những hiện tượng vật lý liên quan đến các cuộc nói chuyện với cõi vô hình và cuối cùng, họ nghiên cứu lịch sử của tất cả các hiện tượng này. Từ năm 2007 đến nay, vị chủ tịch hội này ở Anh là Deborak Delanoy, một nhà cận tâm lý học.

                    http://en.wikipedia.org/wiki/Society_for_Psychical_Research

[16] Được thành lập năm 1925 bởi Harry Price ở Anh nhằm mục đích điều tra một cách vô tư bằng các phương tiện  khoa học mọi giai đoạn của cuộc lên đồng hay của cái gọi là hiện tượng siêu linh.

http://en.wikipedia.org/wiki/National_Laboratory_of_Psychical_Research

[17] Owen (1771-1858), sinh ở xứ Wales, Anh Quốc, vốn có chủ trương rằng 1. Con người không chịu trách nhiệm việc mình làm vì tư cách của họ là do hoàn cảnh bên ngoài chi phối, 2. Các tôn giáo đều là sự tưởng tượng ngớ ngẩn, nó làm cho con người thành ra yếu ớt, biến thành con vật khờ dại, mù quáng, cuồng tín, hay là một kẻ giả đạo đức đáng thương, và 3. Ủng hộ hệ thống nhà quê chớ không ủng hộ hệ thống máy móc.

Năm 1800, ông đã có nhiều sinh hoạt từ thiện nổi tiếng ở New Lanark, từ năm 1817 bắt đầu lập kế hoạch xã hội chủ nghĩa để tiêu diệt cảnh nghèo, năm 1825 bắt đầu lập một cộng đồng kiểu mẫu ở Orbiston gần Glasgow, Anh Quốc và Ở New Harmony, Indiana, Mỹ Quốc nhưng cả hai đều thất bại hoàn toàn. Ông đã lập một vài cộng đồng khác như ở County Clare, Ireland (1931) và Tytherly ở Hampshire (1839). Ở Ireland thì thành công trong khoảng 3 năm rưỡi còn ở Tytherly thì thất bại hoàn toàn. Rốt cuộc lại, kết quả lâu dài của sự vận động của Owen là chế độ hợp tác xã mà về sau cũng phải chịu thất bại.

Tuy vậy, sự ủng hộ mà những nhà Duy Linh dành cho ông đã khiến ông dần dần thay đổi ý kiến của mình về tôn giáo và ông theo trường phái Duy Linh cho đến mãn đời. Ông còn nói rằng mình đã có tiếp điễn của những chơn linh cao trọng nữa.

http://en.wikipedia.org/wiki/Robert_Owen

[18] Shamanism là một lãnh vực tín ngưỡng và hành tu truyền thống phổ biến trong các khu vực thuộc văn hóa Thổ-Mông có liên quan tới sự câu thông cùng thế giới hồn linh. Có nhiều biến thái của shamanism trên khắp thế giới và nhiều tín ngưỡng phổ biến đều có trong mọi nhóm này. Shamans là những hành giã làm trung gian giữa loài người và thế giới hồn linh. Họ có thể trị bệnh, nhập vào thế giới siêu nhiên để tìm các câu trả lời cho loài người.

http://en.wikipedia.org/wiki/Shamanism

[19] Sufism là một nhánh thiên về bí truyền của Hồi Giáo, theo đó nếu con người còn có thể giữ được trạng thái fitra nguyên thủy (giống như Phật Tánh trong Phật Giáo) thì mọi việc người ta làm đều không nghịch lại Thượng Đế, lúc đó không còn cái tiểu ngã nhị nguyên nữa và người ta sẽ biết được cái Một của Thượng Đế là gì. (Trong tín ngưỡng công truyền, người Hồi Giáo cũng được dạy là họ đang trên đường về với Thượng Đế và sau khi chết và sau cuộc Phán Xét cuối cùng họ sẽ có thể được đến Thiên Đàng và gần với Ngài).

 http://en.wikipedia.org/wiki/Sufism

[20] Tawassul có nghĩa đại khái là tìm cái gì gần cái đó ước cái chi cận cái đó và là một phép cầu xin Thượng Đế qua một đấng trung gian (nhà tiên tri, một trong mười hai Imam hay qua một vị thánh Sufi – của nhánh Sufism nói trên).

Trở về đàu phần Phụ Lục

 

      HOME