ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Niên Đạo 86

  

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO

CỦA

ĐỨC CAO ĐÀI

  

Chú Giải:

Trần Văn Rạng

2010

__________________________________________________________________________________

 

TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO

CỦA

ĐỨC CAO ĐÀI

&

Sở dĩ, ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần gọi là Ngày Khai Đạo, vì ngay từ đêm mở Đạo, Đức Cao Đài đã chính thức lần đầu tiên  ban cho đôi câu liễn lập giáo:

CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC

ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN*

Chữ “Mục” - “” nằm trong chữ “Đạo” - “” tức  Đạo quyền (là cách nói kiểu hoán dụ) đương đầu với cường quyền  thuộc địa Pháp.

Sự ra đời của Đạo Cao Đài đáp ứng nhu cầu tâm linh của quần chúng Nam Kỳ thời bấy giờ vì ý thức hệ cũ đã mất sinh lực. Việc xây dựng tôn giáo mới (Cao Đài) trên nền tảng truyền thống nước ta và Việt hóa các luồng tư tưởng Đông-Tây là việc làm mới mẻ không tránh khỏi những điều thách đố.

Trong quyển Miền Nam Đầu Thế Kỷ XX Sơn Nam đã viết “Xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp, bình đẳng lấy tình yêu huynh đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí, khó khăn, hiếu động. Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh Đạo Phật, Lão, Khổng. Đó là tinh thần Đạo Cao Đài hôm nay.

* Trích trong ĐẠI ĐẠO GIÁO LÝ VÀ TRIẾT LÝ, NXB Tôn Giáo Chính Phủ, Hà Nội.

Sơn Nam lại tiếp Khổng Tử là vị Thánh mà dân gian ít ai biết, nếu biết thì cũng chẳng được trọng vọng cho lắm”.

Còn “Phật giáo ít có điều kiện ăn sâu vào đời sống tinh thần của đại đa số nông dân” (Đinh Văn Hạnh, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa Của Người Việt Ở Nam Bộ, NXB Trẻ năm 1999).

Về Đạo Lão, trong “Tiếp Cận Với Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Sơn Nam lại viết “ Trong nhân gian, không nghe ai nói đích danh Đạo Lão. Không có trường phái nào rõ rệt, chỉ gọi nôm na là tu tiên” Nhờ Đạo Cao Đài đã làm sống dậy Tam giáo.

Vì thế, Đức Phạm Hộ Pháp đã viết trong “Rapport adressé par le Sacerdoce Caodaique à M. Le Président de la commission d’enquête dans les territoires d’Outre Mer” (Sài Gòn Tín Đức     Thư Xã 1937) như sau “Đa số chán ngán với tôn giáo cổ truyền… Nhiều cuộc chống đối nổ ra giữa Lão giáo, Khổng giáo và giáo sĩ Đạo Thiên Chúa đến lưu huyết … Cần thiết tạo ra một nơi (!)        di dưỡng tin thần mới phù hợp với tâm đức của dân Việt”.

Trước đó trong Tờ Khai Tịch Đạo (7-10-1926), tiền bối Lê Văn Trung gởi lên Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol với lời lẽ đầy  khí phách.

Nhân danh đông đảo những người Việt Nam hân hạnh tuyên bố cho ông biết là chúng tôi sẽ truyền bá cho toàn thể nhân loại giáo lý Thiêng Liêng …

… Những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chính thức chấp nhận tuyên ngôn của chúng tôi.

Tại sao Đạo Cao Đài lập ra ở Nam Kỳ mà không ở nơi nào khác? Ta trở lại câu liễn Tuyên Ngôn sẽ rõ (dịch ra quốc ngữ):

Nền Đại Đạo của Chí Tôn rất cao thượng đem đến HÒA BÌNH, DÂN CHỦ ĐẠO (Đạo là Thánh Đức)

Đạo Kỳ Ba trước Đức Cao Đài sùng bái sẽ được  CỘNG HƯỞNG quyền TỰ DO.

Bốn tiêu chí mà Đức Chí Tôn đưa ra: Hòa Bình, Dân Chủ, Cộng Hưởng, Tự Do rất phù hợp với nhu cầu tâm linh của nhân dân Nam Kỳ lúc bấy giờ, vì họ đang bị áp bức, mất tự do dân chủ.

 

1. Hòa Bình:

Dân Miền Nam vốn từ Bắc, Trung di cư vào vùng đất mới. Thạch Phương trong “Văn Hóa Dân Gian Người Việt Ở Nam Bộ” đã viết “Dừng chân trên vùng đất mới, cộng đồng lưu dân dần dần vươn tới một tầm nhìn, một cách nghĩ khoáng đạt và năng động hơn. Hiện thực bày ra trước mắt người nông dân rộng mở hơn. Tầm mắt không còn bị lũy tre làng và bờ đê che chắn nữa”. Tấm lòng họ bình thảng hòa hoãn hơn. Cây ngọt trái lành, đồng xanh vườn rộng bao la nên tình cảm an bình nảy nở thương yêu mọi người, không phân biệt Việt, Hoa, Khmer.

Tờ Lục Tỉnh Tân Văn (số 5 trang 3,4) tác giả Tây Hiên*     đã viết “phải rõ nghĩa đồng bào và làm sao cho mọi người có ý tưởng      như nhau, tin nhau thì việc gì cũng dễ … mọi việc mới chống thành”. Đó là điều kiện để thành lập tôn giáo mới, đa tôn giáo, đa sắc tộc.

 

2. Dân Chủ:

Nhân dân Miền Nam chân chất càng về phương Nam chừng nào thì tính thuần hậu càng phát triển chừng ấy. Thạch Phương   lại viết “Càng đi về phương Nam chất phong kiến nhạt dần, thay vào đó là tinh thần dân chủ, bình đẳng thể hiện ngay trong đời sống         cộng đồng thôn xã cũng như trong đời thường của mỗi gia đình”.

Tình nghĩa tương liên gắn bó đó là nguồn gốc sâu xa của tính dân chủ bình đẳng của người Nam Kỳ. Chính người Nam Kỳ đã     hòa hợp đồng điệu trong tổ chức Đạo Cao Đài: chỉ có anh lớn -      em nhỏ (hiền huynh, hiền đệ), còn áo mão phẩm trật chức sắc là chỉ để chầu lễ Đức Chí Tôn và các Đấng, sau lễ là cuộc sống hòa đồng, bình đẳng trong sinh hoạt xã hội.

 

 *   Bút danh của Ngài Lê Văn Trung

 

3. Cộng hưởng:

Nhà người Miền Nam không có lũy tre che chắn, hay bờ đê làm rào phân cách. Các hiên nhà điều có lu nước mát cho bất cứ ai, có nơi còn đào giếng thí làm của chung.

Trong “Gia Định Thành Thông Chí”, Trịnh Hoài Đức viết về phong tục ở Nam Kỳ “có khách đến nhà đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau đó dâng cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu không kể người thân sơ, quen lạ tông tích ở đâu đều thâu nạp khoản đãi.”

Thế nên Đạo Cao Đài chỉ thành lập vài năm, Thánh thất được xây dựng khắp Nam Kỳ, đó là nhờ sự đóng góp tự nguyện của các đạo hữu và các nhà hảo tâm có thiện cảm với Đạo Cao Đài.

 

4. Tự Do:

Thích tự do mới tha phương cầu thực, về phương Nam lập nghiệp. “Nơi đất mới (phương Nam) rộng rãi, con người không cần sự bon chen như nơi đất hẹp người đông. Họ sống rộng rãi cởi mở và hào hiệp hơn. Sự gò bó cứng ngắc, hẹp hòi được họ cỡi bỏ, để sáng tạo ra một phong cách sống tự do, phóng khoáng hơn” (Đinh Văn Hạnh, sách đã dẫn). Có lẽ vì thế mà họ dễ dàng chấp nhận Đạo Cao Đài, một tôn giáo mở thờ cả Tam Giáo Ngũ Chi.

Họ bị đàn áp dưới hai tầng áp bức phong kiến và thực dân. Trong khi đó Đức Cao Đài phán “Đạo khai là ách nước hầu mãn”. Đạo đã mở gông xiềng áp bức cho họ, họ được giải thoát, trách làm sao họ không theo Đạo Cao Đài để được cứu rỗi.  

Werner trong chuyên khảo “Pleasant politics and religious sectarianism: Peasand and priest in the Cao Dai in Viet Nam”  đã viết: “Đạo Cao Đài là phong trào quần chúng rộng lớn   xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ … Vào khoảng năm 1930 có từ        năm trăm ngàn đến một triệu nông dân theo Đạo, trong lúc  tổng số dân Nam kỳ là từ bốn triệu đến bốn triệu rưỡi” (trang 4-15).                           

 

Trong “Histore et philosophie du Caodaisme”, G.Gobron dẫn theo G.Abadie cho rằng vào năm 1932 số tín đồ Cao Đài ở Nam kỳ lên tới hơn một triệu trong lúc số dân Nam kỳ lúc bấy giờ là ba triệu rưỡi.

Tóm lại, bốn tiêu chí mà Đức Chí Tôn ban ra đã  hợp hoàn cảnh, đã hợp lòng người, tình lý vẹn vẽ đôi đường.  Với chủ trương tín ngưỡng hòa đồng, bao dung, nhân dân Nam kỳ không thấy bất cứ điều gì ngăn trở: hoàn toàn tự do, hoàn toàn    dân chủ và cộng hưởng chung thành quả mà Đạo đạt được.

Để vỗ về khoảng trống tâm linh, người dân Nam kỳ đã tìm thấy cái phao cứu nạn Đạo Cao Đài: xây dựng cái mới trên nền   truyền thống cũ, mới mẻ mà gần gũi, huyền bí mà thân quen, đơn giản ở tín đồ, nhưng ràng buộc ở Giáo Hội để chức sắc  đủ tư cách dìu dẫn nhơn sanh trên đường Thánh đức.

Bốn tiêu chí: bình đẳng, dân chủ, tự do và chung hưởng đã gợi mở cho mọi người Nam kỳ hớn hở đến với Đạo Tam Kỳ    (tên gọi lúc Đạo mới mở).

Bản Tuyên Ngôn Khai Đạo của Đức Cao Đài đã phản ánh đúng thực trạng đất Nam Kỳ vào thời đầu Khai Đạo (1926-1932)     là chỗ dựa tinh thần của toàn Đạo và là cái phao cứu hộ cho      người Nam Kỳ lúc bấy giờ.

 

  

CHỮ “MỤC” LÀ MẬT NGỮ TU CHƠN

?  

Vào ngày 25 tháng 02 năm 1926, Đức Cao Đài dạy về việc thờ Thiên Nhãn như sau:

Nhãn thị chủ Tâm

Lưỡng Quang chủ Tể

Quang thị Thần

Thần thị Thiên

Thiên giả, Ngã giả.

Trong chữ “Nhãn” () hàm chứa chữ “Mục” (). Chín tháng sau (tháng 11 năm 1926), Đức Chí Tôn cho hiển thị     chữ “Mục” trong câu liễn Ngày Khai Đạo (đã dẫn).

Thầy đã dùng phép hoán dụ (*) chữ “Mục” rất cô đọng, sử dụng như một mật ngữ giúp nhơn sanh đường vào lý sống đạo đức tu chơn “Tả Mục Thần Quang”.

Đồng đạo đi vào ra cửa Thánh Thất đều thấy chữ “Mục” mà không nghĩ là chữ Đạo. Chữ “Mục” () nằm  trong chữ “Đạo” (), nếu bỏ “Con Mắt” thì không còn Đạo nữa.

Chữ “Mục” là một mật ngữ tu chơn, vào chùa là phải nghĩ ngay Thiên Nhãn Thầy. Từ mồng 8 tháng tư năm 1926, cơ đã dạy:   “Muốn trọn câu phổ độ … phải bày bửu pháp (tu chơn) ra”.

Thấy chữ “Mục” là thấy Đạo, nhưng chưa am tường cái đích của Đạo là tu chơn. Vì chữ “Mục” hàm chứa Bát Quái. Bát Quái là cái đích sẽ dẫn ta đến giải thoát.

 

I. Chữ “Mục” hàm chứa Bát Quái:

Theo “Trung Y nhãn khoa học giải nghĩa”, mắt con người được chia thành 8 khuếch. Mỗi khuếch là một vùng tượng trưng cho một quẻ (con số dưới đây tương ứng với số trong con mắt trên hình).

 

 

1.   Thiên khuếch: Gồm lòng trắng ở hai bên phải trái của lòng đen, thuộc phổi, tượng CÀN.

2.   Địa khuếch: Gồm mi trên và mi dưới thuộc tỳ và bao tử tượng KHÔN.

3.   Thuỷ khuếch: Gồm đồng tử thuộc thận tượng KHẢM.

4.   Hoả khuếch: Gồm hai khoé mắt thuộc tim và mạng môn thuộc LY.

5.   Lôi khuếch: Gồm lòng trắng phía trên lòng đen thuộc ruột non, tượng CHẤN.

6.   Sơn khuếch: Gồm vòng giáp đồng tử và lòng đen thuộc mật tượng CẤN.

7.   Phong khuếch: Lòng đen thuộc gan, tượng TỐN.

8.   Trạch khuếch: Lòng trắng phía dưới lòng đen, thuộc bàng quan tượng Đoài.

Đối với ngũ tạng (ngũ hành), mặt chia thành 5 vùng hợp với các điều trên. Mi mắt thuộc Tỳ - Thổ; hai khoé mắt thuộc Tâm - Hoả; lòng trắng thuộc Phế - Kim; lòng đen thuộc Can - Mộc; đồng tử thuộc Thận - Thuỷ.

 

II. Cái đích dẫn đến Tu Chơn:

Trong mỗi người điều có Bát Quái ở mắt và các cơ quan sau:

1.   GAN tượng Tốn vì gan và Tốn đều thuộc MỘC; gan hoá phong () - Tốn tạo gió.

2.   PHỔI tượng Càn vì Phổi và Càn đều thuộc KIM; phổi chứa khí trời mà Càn () là trời.

3.   TÂM tượng Ly vì tim và Ly đều thuộc Hỏa, tim phát xuất thần minh mà Ly () là sáng.

 

4.   THẬN tượng Khảm vì thận và Khảm đều thuộc Thủy, thận là cơ quan trọng yếu mà Khảm () là hiểm yếu.

5.   TỲ tượng Khôn vì cùng thuộc Thổ, Tỳ tạo ra cốc khí mà Khôn () tác thành vật.

6.   MẬT tượng Chấn vì cùng thuộc Mộc, mật xuất phát quết đoán mà Chấn () là sấm động.

7.   VỊ tượng ấn vì cùng thuộc Thổ, bao tử chứa thức ăn, mà Cấn () là núi chứa quặng mỏ.

8.   RUỘT GIÀ tượng Đoài vì cùng thuộc Kim, ruột già chứa phẩn mà Đoài () là đầm lầy chứa bùn lầy.

Theo luật cộng thông của học thuyết "Thiên Nhân hợp nhất", Thái Cực tương đương với đơn điền (dưới rốn ba thốn) là trọng tâm sanh mạng, nơi hội tụ năng lượng và chuyển hóa. Luồng khí năng lượng ấy, hành giả luyện khí gọi là đơn (thuốc).

 Lưỡng nghi phân thân thể con người trên dưới trước sau, phải trái thành ba phương vị vật thể từ tính sinh mạng lớn : đứng thẳng, dọc ngang lập thành hệ tọa độ ba chiều của nhân thể, năng lượng cơ thể con người theo đó vận hành không ngừng nghỉ.

Tứ tượng chỉ các mặt nhân thể. Tất cả mặt từ rốn trở lên tiếp với trời, mặt từ rốn trở xuống liền với đất, theo Tiên Thiên Bát Quái lấy 2 quẻ Càn Khôn trên dưới biểu thị trời đất, chiều ngang trái phải Khảm Ly biểu thị nước lửa. Trước sau là chiều dọc với 2 quẻ Cấn Đoài biểu thị núi đầm thông khí. Trong ngoài là Chấn Tốn biểu tượng sấm gió nỗi lo toan.

Sanh mạng con người có ba điểm : Tinh, Khí, Thần. Tinh là hình thể sanh mạng. Khí là năng lượng sanh mạng vận động. Thần là cơ cấu điều tiết khiến cho âm dương trong người được thăng bằng.

Thế nên, Đức Chí tôn chủ yếu dạy luyện khí. Luyện khí chủ yếu là điều thần, giữ gìn bên trong thân thể là điều quan trọng nhất. Thần là cái ngự trị hoạt động sống khử trừ hết thảy tạp niệm      "tâm viên ý mã", mà giữ ý tâm tại đơn điền (dưới rốn ba thốn) nên luyện khí, còn gọi là luyện đơn.

Đơn điền là cái đỉnh (vạc có ba chân biểu thị tam bửu) giống như nửa cái nồi, nên cổ thư có câu : "Nửa cái nồi nấu Càn Khôn,  một hạt gạo (đơn) bao trời đất" (Bán liên oa chử Càn Khôn, nhất lạp mễ bao thiên địa).

Tinh, Khí, Thần là thuốc luyện đơn trong cái đỉnh đó.      Hành giả làm thế nào đổ được tam bửu vào đỉnh. Khí - mặt trời là động lực đầu tiên của vạn vật sinh trưởng, nên Chu Dịch biểu tượng bằng quẻ Ly, y học gọi là tâm hỏa, là nguồn gốc của thần, người xưa ví như gái đẹp.

Tinh - mặt trăng là thể để vạn vật dựa vào, nên Chu Dịch biểu tượng bằng quẻ Khảm, y học gọi là thận thủy, là nguồn gốc của tinh, người xưa ví như đứa trẻ. Thận thủy theo can mộc, thăng lên về bên trái. Tâm hỏa theo phế kim hạ xuống về bên phải, gặp nhau ở tỳ ngay chính giữa. Tỳ thổ là đất mẹ của vạn vật, nên người xưa ví như bà hoàng. Đứa trẻ, người con gái đẹp lấy bà hoàng làm môi giới, biểu tượng thủy hỏa giao nhau, hai quẻ Khảm (trên) Ly (dưới) gọi là Ký tế, đưa tam bửu vào đỉnh.

Thuốc tam bửu sau khi vào đỉnh, trước dùng võ hỏa nấu tức dùng ý niệm đưa hơi thở từ từ vào đơn điền (ruộng thuốc). Kế đó dùng văn hỏa ôn dưỡng theo âm khơi mạch vào đơn điền,         mạch nhâm vừa mở thì các mạch khác cũng đều mở, khí đến vĩ lư qua giáp tích lên ngọc chẩm tới Nê hoàn (xem “Trường Dưỡng Tinh Khí Thần” – cùng người viết).

Khi luyện thở, mặt hướng về sau Bắc Đẩu vì sao Bắc Đẩu là   cái gậy chỉ huy thiên thể vận hành. Cơ thể con người cũng ứng với sao Bắc Đẩu nên lấy sao đó làm thần. Muốn ý niệm tập trung thì ý phải nương theo hơi thở. Nếu để ý vu vơ sản sinh thì tâm hỏa thịnh, còn để ý niệm phân tán thì thận thủy hàn. Lúc đó, hành giả nên ngưng luyện đơn. Theo bà Bát Nương dạy tịnh luyện của cơ Phổ Độ rất tiến bộ rộng rãi "Phải tìm cho được cái tịnh trong cái động" và "Muốn tịnh luyện lúc nào cũng được" (Thượng Phẩm CQC,           Luật   Tam  Thể,  trang  168).

 

III. Trời - Người hiệp nhất:

Theo thuyết "Thiên nhơn hiệp nhứt", con người là một ảnh hình thu nhỏ của Càn Khôn vũ trụ. Quan hệ giữa thiên nhiên và con người có tính chất đồng dạng và hợp nhất. Thế nên, ta chỉ cần quan sát bầu trời với những vì sao mà khi một trẻ sơ sinh mới ra đời đã chịu ảnh hưởng sâu xa nên có thể qua tinh tú đoán biết được số phận và tương lai của con người là vậy.

Trong Kinh Dịch, lý thuyết ngũ hành tương quan với nhân thể từ đi đứng, cử chỉ, lời nói, gương mặt, hộp sọ… đều chứa đựng các thông tin của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Trong nhân tướng học, khuôn mặt là yếu tố quan trọng nhất. Khuôn mặt con người sánh như bầu trời mà mặt trời là nhãn cầu trái, mặt trăng là nhãn cầu phải (tức lưỡng quang chủ tể ), các vì sao là những nốt ruồi và lông mày tượng trưng cho mây.

Năm bộ phận trên khuôn mặt tương ứng với ngũ hành: 1) Trán và lông mày là Hỏa thuộc tâm. 2) Đôi mắt là Mộc thuộc can. 3) Hai mũi là Kim thuộc phế. 4). Cái miệng là Thổ thuộc tỳ. 5) Hai tai là Thủy thuộc thận. Còn kích thước hình dáng của hộp sọ nói lên tri thức của một người.

Khuôn mặt của một người tác thành năm loại : Tròn, vuông, xoan, tam giác, chữ nhật và tương ứng với một số tính cách  nhất  định.

Dưới đây là so sánh hình thái giữa trời và người:

Học thuyết luyện khí của Đạo Cao Đài và trong Kinh Dịch   trùng hợp nhau, nếu không nói là một. Luyện chơn nhứt khí của Đạo là hợp lai nguyên khí trong người và huyền khí ngoài trời làm một dẫn xuống biển khí (Khí Hải) dưới rốn ba thốn. Các Đạo sĩ gọi chỗ này là đơn điền (ruộng đơn thuốc), nên luyện khí còn gọi là luyện đơn.

Bụng là trọng tâm của thân thể con người, là nơi hội tụ chơn khí, nên người ta coi bụng là thái cực vì nơi đó tiếp cận với  thần kinh xương cùn và nhóm thần kinh khoang bụng. Thế nên, khi luyện khí lấy khí mặt trời làm động lực đầu tiên, dịch lý biểu tượng bằng quẻ Ly. Ly (con mắt) là tâm hỏa, là nguồn gốc của thần chỉ cần hợp với tinh cơ thể nữa thì Tinh, Khí, Thần gom về một mối mà  đạt đạo bước vào hàng Thánh Thể.

Chức sắc hàng Thánh Thể phải có Thánh Tính để độ đời, làm nước vinh đạo sáng hầu xây dựng tình huynh đệ đại đồng.

Ngắn gọn, Đức Chí Tôn ban cho toàn Đạo Thiên Nhãn, Thiên Mục. Đức Phạm Hộ Pháp ban Thiên Tượng, quẻ Ly (con mắt) làm phù hiệu cho chư tín hữu đeo (như Thánh Giá bên Thiên Chúa).

Trần Văn Rạng

* Kỷ Niệm NGÀY KHAI ĐẠO Năm Đạo 86

Top of Page

      HOME