|
Mục Lục![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Theo nhân-sinh-quan của Cao-Đài-giáo cho rằng con người đến thế-gian đã được an-bài một thân-phận tương-xứng với nhân-quả và nghiệp-lực của mình đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Nên sự sinh-hoạt và địa-vị trên trường đời không giống nhau, nhưng cũng đều là thiên-chức của Thượng-Đế ban cho, dù cao-sang hay hèn-hạ cũng phải ráng làm cho tròn Thiên-trách. Nếu ai đã làm tròn trách-nhiệm đó, tức là đã hoàn-thành cái thiên-chức Trời ban, thì sẽ đạt được mục-tiêu của kiếp sống tức là đọat-vị, đắc Đạo, hay là phản-bổn hoàn-nguyên, tức là được trở về cội-nguồn của mình, là trở về hiệp-nhất với Thượng-đế, mà muốn đạt được mục-tiêu đó là phải tu-hành. Vì Thượng-Đế đã cho biết rằng :
Nên trong đường lối tu-hành của Cao-Đài-giáo không bao-giờ chủ-trương tất cả giáo-đồ đều đi trên một con đường lập-vị duy nhất, mà có nhiều con đường khác nhau, để cho mỗi con người tùy theo căn-cơ duyên-phận mà kiến-công lập-vị. Trong ĐĐTKPĐ có ba con đường khác nhau, nội-dung mỗi con đường đó như sau :
I. Con đường thứ Nhất : Lập-vị theo Cửu-thiên khai-hóa :
Cửu-thiên khai-hóa là con đường lập-vị theo Cửu-Trùng-Đài, lấy quyền-hành phẩm-tước hữu-hình trong Hội-thánh làm phương-tiện phổ-độ, giáo-hóa chúng-sanh để tạo công-nghiệp. Phẩm-vị hữu-hình sẽ đối-hàm với phẩm-trật Cửu-phẩm Thần-Tiên nơi Cửu-thiên khai-hóa.
Con đường này lấy đức-hạnh và công-nghiệp hành-đạo làm chính, nếu người đã thọ-lãnh làm tròn Thiên-chức, thì sẽ đối-hàm với Thần Thánh Tiên Phật. Con đường này cũng bao gồm các chức-sắc cấp dưới của Hiệp-Thiên-Đài từ Luật-Sự đến Tiếp-dẫn Đạo-Nhơn sở-hành của họ cũng lấy quyền Đạo làm phương-tiện lập-công.
Sự đối-phẩm này được Đức Hộ-Pháp dẫn-giải như sau :
- Thần vị :
- Thánh vị :
- Tiên vị :
Các phẩm-vị trên đây còn gọi Cửu phẩm Thần Tiên nơi Cửu thiên Khai-hoá.
Theo nhu-cầu phát-triển của cơ-cấu Hành-chánh Đạo, về sau Hội-Thánh có ấn-định thêm một số chức-sắc, chức-việc phục-vụ trong các Ban, Bộ,tuy danh-xưng khác nhau nhưng cũng theo sự đối-phẩm nêu trên mà lập-vị.
II. Con đường thứ hai: Lập vị theo Thập nhị đẳng-cấp Thiêng-liêng:
Thập nhị đẳng-cấp Thiêng-liêng là con đường Phước-thiện, cũng có phẩm-trật từ Minh-đức đến Phật-tử. Sở-hành của họ lo phần cứu-khổ chúng-sanh, nhất là về phương-diện vật-chất để lập công-đức. Khi làm tròn Thiên-chức thì cũng thăng-tiến đối-hàm với Thần Thánh Tiên Phật. Có 12 đẳng-cấp như sau :
III. Con đường thứ ba: lập-vị theo Tu chơn Tịnh luyện :
Khi thuyết-giảng về con đường Thứ Ba, hay là cách lập vị thứ ba, để trở về với Đức-Chí-Tôn, Đức Hộ-Pháp đã nói rằng:
Theo lời Đức Hộ-Pháp thì Con đường thứ ba là con đường tu-chơn hay tịnh-luyện. Con đường nầy theo lịch-sử của Đạo, thì được xuất-hiện từ năm 1929, sau khai Đạo ba năm, Đức Hộ-Pháp vâng lệnh Đức Chí-Tôn mở ra sinh-hoạt Phạm-môn và chọn-lựa trong số người ở đây có đủ điều-kiện để nhập-tịnh, thọ lãnh bí-pháp công-phu tịnh-luyện thiền-định. Về sau trên phương-diện hình-tướng của tu-luyện Đức Hộ-Pháp đã hoàn-tất được hai Trung-tâm Tịnh-luyện đó là Trí-Huệ-Cung và Trí-Giác-Cung, còn trung-tâm thứ ba là Vạn-pháp-cung chỉ mới phát-họa, kê đến Đức Ngài quy Tiên nên chưa xây dựng được.
Các thành-phần được đi vào con đường thứ ba đó là các chức-sắc của Cửu-trùng-Đài, chức-sắc Phước-thiện và những tín-đồ tu theo Phương Luyện-kỷ, khi đã có đủ Tam-lập, và trường-trai trên sáu tháng. Đây là con đường đi tắt trong kiếp-sanh để trở về diện-kiến với Đức Chí-Tôn bằng Chơn-thần khi còn tại thế. Dĩ-nhiên là chơn-thần xuất ra ngoài xác-thân về diện-kiến với Đức Chí-Tôn được, thì cũng sẽ trở lại nhập vào xác-thân và sống trọn kiếp người theo Thiên-ý. Yếu-lý khác biệt giữa ba con đường nó nằm ở chỗ Chơn-thần người tu về được cùng Đức Chí-Tôn trước khi chết hay sau khi chết. Những người đi theo con đường thứ nhất và thứ hai, thì sống với đức-tin đối-phẩm, lấy sự thể hữu-hình làm chuẩn, với lý-trí thông-thường, đợi đến khi chết chơn-thần sẽ xuất ngoại xác-thân trở về cùng Thượng-Đế cũng chẳng vội, cứ ung-dung lập-công bồi-đức và thăng-tiến theo phẩm-trật hữu-hình. Còn những người đi theo con đường thứ ba, thì tìm phương rốt-ráo, để xuất chơn-thần về diện-kiến với Đức Chí-Tôn, ít nhất một lần khi còn tại thế, thì phương tu-hành mới gọi là chứng-đắc được.
Muốn đi vào con đường thứ ba, ngoài sự hội đủ các yếu-tố nêu trên, Đức Hộ-Pháp còn chỉ-giáo thêm :
Tóm lại cả ba con đường đều đưa người tu đến mục-đích siêu-phàm nhập Thánh, trở về với Đức Chí-Tôn, nhưng con đường thứ ba thành-công, người tu sẽ được về diện-kiến với Đức Chí-Tôn sớm hơn bằng Chơn-thần, xuất đi khi còn sống tại thế, không phải đợi đến khi chết như con đường thứ nhất và con đường thứ hai.
Đó là những nét đặc-trưng giữa ba con đường tu-hành trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Còn điều-kiện quyết-định cho chơn-thần về diện-kiến với Đức Chí-Tôn được hay là không, là do ở chỗ công-đức có đầy-đủ hay không, chớ không phải ở phương-pháp tịnh-luyện, công-phu nội-thân, vì đó là những kiến-thức có thể truyền lại cho nhau một cách dễ-dàng, nhưng công-đức là do mỗi cá-nhân tích-cực tự-tạo mới có.
Danh-từ Phạm-môn xuất xứ từ Thánh-ý của Đức Chí-Tôn ghi trong Thánh-thi:
Về phương-diện tổ-chức hữu-hình Phạm-môn là một nếp sống cộng-đồng, với nhiều cơ-sở hợp-tác kinh-tế nhỏ, quy-tụ một số người đồng chí-hướng, có căn-cơ tu-hành, làm ăn sinh-sống với nhau, nhưng mục-đích chính-yếu của Phạm-môn là tạo điều-kiện cho họ lập-công, bồi-đức, rồi bước vào lãnh-vực tu-luyện để giải-thoát.
Những người tình-nguyện vào Phạm-môn phải qua một thủ-tục kết-nghĩa gọi là "Đào-Viên-Pháp". Về nội-quy họ phải tuân theo 10 điều giới-răn, gọi là "Thập-điều của Phạm-môn" như sau:
Từ nơi đây Đức Hộ-Pháp tuyển-lựa ra một số giáo-đồ có đủ điều-kiện để nhập tịnh, Đức Ngài đã truyền bí-pháp công-phu tịnh-luyện: tham-thiền, nhập-định cho từng người và trực-tiếp theo dõi nâng-đỡ họ. Đây là sinh-hoạt tu-hành vượt qua hình-tướng áo-mão, phẩm-tước, chuyên-chú về phương-diện Tam-lập cùng phương Luyện-kỷ để đạt đến trạng-thái Tinh Khí Thần thăng-hoa mà đoạt cơ giải-thoát. Theo lời Đức Hộ-Pháp thì Đức Chí-Tôn mở Phạm-môn là thi-hành bí-pháp chớ không phải thể-pháp. Chủ-quyền của họ là ở các Tịnh-thất.
- Phải biết thân thích cùng cả nhân vật tức là tìm nguyên do của Vạn Linh cùng Chí Linh.
- Phải ân hậu và khoan hồng
- Phải thanh nhàn đừng vị kỷ.
- Phải bình tỉnh nghĩa là đừng chịu ảnh hưởng của họa phước buồn vui (Tập tánh không không đừng nhiễm. Vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng tánh đừng để nọc buồn vui thấm vào chơn tánh).
- Phải độ lượng, khoan dung, tha thứ.
- Phải vui vẻ điều hòa, tự chủ và quyết đoán.
- Giữ linh tâm làm căn bản.
- Hiếu hạnh với Chí Tôn và Phật Mẫu.
- Đức tin và khôn ngoan là kho chí bửu, ngoài ra là của bỏ, đồ vô giá.
- Ai cố oán kẻ thù của mình thì khó giữ thanh-tâm công-chánh cho đặng.
- Ai chẳng oán hận mới thắng đặng kẻ thù nghịch cùng mình.
- Sự cừu hận là khối thảm khổ đệ nhất của nhơn sanh, nên người hiền thì không biết đến hay là từ bỏ cừu hận oán ghét.
- Thắng đặng khí nộ mình thì không chọc ai giận dữ.
- Lấy thiện mà trừ ác.
- Lấy nhơn nghĩa trừ bạo tàn.
- Lấy lòng quảng đại đặng mở tâm lý hẹp hòi.
- Lấy chánh trừ tà.
Ấy là đường Thương Huệ Kiếm.
- Ẩm thực tinh khiết.
- Tư tưởng tinh khiết.
- Tín ngưỡng mạnh mẽ nơi Chí Tôn và Phật Mẫu.
- Thương yêu vô tận.
Ấy là chìa khóa mở cửa Bát-Quái Đài tại thế này.
________________________
Chú-thích : Hai chữ "vô giá"ù trên đây của Đức Hộ-Pháp nói, có nghĩa là vô giá-trị, bổ-túc cho hai chữ "của bỏ".
Như vậy sự ra đời của phương Luyện-kỷ, mở cho giáo-đồ có thêm một phương-thức lập-vị nữa để đi vào con đường thứ ba. Phương-thức này cũng tương-tự như Phạm-môn là vượt qua hình-tướng áo-mão, phẩm-tước hữu-vi, nghĩa là hàng-phẩm tín-đồ (hạ-thừa) mà tu theo Phương Luyện-kỷ và có đủ công-đức Tam-lập cũng có thể vào nhà Tịnh để tu-chơn giải-thoát theo điều 13 chương II của bộ Tân-luật ĐĐTKPĐ.
Nội-dung phương Luyện-kỷ nêu lên một cách cụ-thể lối sống mẫu-mực của các bậc Thánh Hiền xưa truyền lại, được diễn-tả bằng một bút-pháp mới, gọn-gàng, súc-tích, với những từ-ngữ quen thuộc trong Đạo Cao-Đài, rất dễ nhận-thức và dễ thực-hành. Phương Luyện-kỷ là sự Thánh-hóa đức-tính con người để làm nền-tảng cho hành-vi đạo-đức, phô-diễn một cách chân-thật ra bên ngoài, trong sự xử-thế tiếp-vật để có sức cảm-hóa lòng người, hướng về nẻo thiện, để làm tòa ngự cho Thiên-lương.
Phương Luyện-kỷ đối với Thế-đạo còn là những phúc-âm khơi dậy lòng yêu-thương vô-tận, hóa-giải mọi sân-hận oán-thù, giúp cho con người sống trong sự cộng-yêu hòa-ái, hầu đạt đến một thế-giới "Hòa-bình dân-chủ" và cũng như đưa chúng-sanh đến "Cộng hưởng tự-do quyền". Đó là những mục-tiêu của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đang theo đuổi, được nêu trong hai câu liển trước chánh-môn Tòa-Thánh Tây-Ninh.
Đứng về mặt Thiên-Đạo nếu người tu thực-hiện rốt-ráo phương Luyện-kỷ nêu trên, sẽ có đủ quyền-năng tương-liên cùng các Đấng Trọn-lành, thường-xuyên sống trong trạng-thái Trời Người hiệp một. Do đó trong phần kết của phương-pháp này có ghi :
Câu nầy đã nói lên ý-nghĩa nêu trên, còn đồng-nghĩa với đắc Đạo tại thế. Tuyệt-nhiên phương này không có sự chỉ-dẫn nào về cách thực-hành công-phu nội-thân, để khích-thích các phản ứng sinh-hóa, làm cho khối vật-chất mau thăng-hoa, hoặc thúc-dục sự khai-mở các năng-khiếu tâm-linh, như đạt các phép thần-thông chẳng hạn. Vì nó thuộc một lãnh-vực khác nữa. Tỷ như kiếm cho có thức ăn là một chuyện căn-bản, còn cách chế-biến sử-dụng thức ăn cho ngon-lành, cùng dụng cụ chén đủa, là một chuyện khác.
Trong sách Phương-châm hành-đạo, có đoạn Đức Quyền Giáo-Tông Lê-Văn-Trung đã nói rằng :
Sự thật nếu người tu không lo lập công-đức, sống một cuộc đời thánh-thiện thì không thể nào thành thánh cả, dù cho họ có thuộc lòng hàng trăm pho kinh-điển dạy Tham-thiền Nhập-định, bỏ ra cả cuộc đời khổ-công tịnh-luyện, cũng không thể nào đắc-đạo được. Đức Chí-Tôn đã tiên-quyết rằng :
Sở-dĩ những người đã được gọi là Thần, Thánh, Tiên, Phật, là họ đã dày công-đức với Đời, nên được người Đời phong-tặng cho, chớ chơn-linh vốn không có hình-ảnh, tên tuổi, chỉ là một sức sống thiêng-liêng sáng-suốt, thánh-thiện mà thôi.
Bí-quyết tịnh-luyện thực-hành có kết-quả tốt, là do đời sống tâm-linh và thể-xác của người tu, có đầy-đủ công-quả và thánh-chất, trong trường-hợp trái lại, thì thiên-đình sẽ đánh tản thần không cho hiệp cùng Tinh Khí. Tại sao vậy ? - Vì một khi Tinh Khí Thần hiệp nhứt được, thì đương-nhiên chơn-thần người tu có quyền-năng pháp-thuật, mà nếu ô trượt, thì quyền năng tâm-linh ấy, có động-cơ phàm-tục tác-động sâu-kín bên trong, tức-nhiên đã lạc-lối vào con đường tà-đạo. Bậc chân-tu không nên đào-tạo Chơn-thần mình theo kiểu ấy và quyền-năng tâm-linh tích-tụ được do công-phu tịnh-luyện theo kiểu ấy, cũng cần được giải-tán. Thiên-đình đánh tản Thần không cho hiệp cùng Tinh Khí, là để tránh sự tai-hại này.
Phương Luyện-kỷ nó không thần-bí như các môn tu-luyện khác, tuy vậy cô-đọng tinh-hoa của các phương tu-hành và lời dạy của các vì Giáo-chủ xưa nay. Đây là một phương-tu thoát-ly cả hình-tướng áo-mão, giáo-phẩm, giáo-quyền. Đứng về mặt Thế-Đạo, cũng có thể nói đây là cách-thức ăn ở với đời, bao gồm những yếu-quyết trong phương-diện xử-thế, tiếp-vật, lấy khoan-dung tha-thứ, thương-yêu vô-tận để cảm-hóa lòng người. Đứng về Thiên-Đạo đây là phép luyện Thân, luyện Tâm, luyện Trí. Không để buồn vui, họa phúc, lục-dục thất-tình ảnh-hưởng đến chơn-tánh. Đồng-thời phải có một linh-hướng cao, đó là hiếu-hạnh Chí-Tôn và Phật-Mẫu, nếu thực-hành đúng mức thì người tu sẽ đạt được sự bừng sáng tâm-linh, chứng-ngộ ngay trong kiếp sanh hiện-tại, vì Đức Chí-Tôn đã hứa rằng :
Phương Luyện kỷ trên đây là một phương sống tích-cực, đứng về phương-diện tu-luyện, người tu càng nhập-thế, càng dấng thân vào các lãnh-vực thị-phi, ân-oán, nghịch-cảnh, gặp nhiều khảo-đảo, thì càng được nhiều cơ-hội trau-dồi nghị-lực của mình. Có dịp ra công nghiên-cứu để tìm cho ra "nguyên-do của Vạn-linh cùng Chí-Linh", để phụng-sự cho Thiên-cơ bằng công-nghiệp của mình, tạo thêm nhân lành, quả tốt, làm giảm-tiêu nghiệp-chướng. Đồng thời giữ thân-tâm thanh-tịnh, khí-lực cường-tráng, nhân-dục tận-tịnh, thiên-lý lưu-hành, hầu đem ánh-sáng Chí-Linh rọi soi phàm-ngã, thì thần-khí mới thăng-hoa, đạt được sự hốt-nhiên chứng-ngộ, chứ muốn đoạt ngôi-vị Thần Tiên bằng các phương-tu mờ-mị yếm-thế, suốt ngày ngầy-ngậy say-đắm trong ảo-giác, công không lập mà quả muốn thành, thần vọng-tưởng lại ngở là ấn-chứng công-phu, hoặc bị bệnh-hoạn rồi lại cho rằng mình phải trả nợ tiền-khiên thì uổng một đời người may duyên ngộ Đạo.
Phương Luyện-kỷ là hình-thức giáo-hóa để cho nhơn-sanh hiểu con đường tu-chơn phải như thế nào mới đúng, được phổ-biến rộng rãi, để mỗi tín-đồ ý-thức rõ-rệt, trước khi bước vào sinh-hoạt tịnh-luyện không mơ-hồ, nghi-hoặc hay mơ-mộng điều huyển-ảo dị-đoan; ấy là phần dọn mình cho trong sạch, để Thánh-linh có thể giáng-ngự được, vì khi bước vào giai-đoạn thượng-thừa với giới-luật nghiêm-khắc, người tu lại được truyền-pháp, trục-thần, khai-khiếu, có nhiều nguy-hiểm có thể làm hư-hại cả cuộc đời.
Trên lĩnh-vực nầy Đức Hộ-Pháp đã thuyết-giảng rõ-ràng như sau :
Phương-pháp tịnh-luyện là bí-thuật làm gia-tốc hiện-tượng thăng-hoa Tinh Khí Thần là phần truyền riêng cho mỗi cá-nhân, khi người ấy có hội đủ các điều-kiện cần-thiết, nhưng một số người tu thường lầm lẫn hai lãnh-vực này, họ cứ tưởng rằng nếu nắm được bí-quyết tịnh-luyện thì đắc Đạo. Để người tu nắm vững vấn-đề, khỏi phải lầm-lẫn, nên Đức Hộ-Pháp đã phổ-biến rộng-rãi phương Luyện kỷ này.
Tinh-hoa của Phương Luyện-kỷ cốt dạy cho giáo-đồ một đời sống đạo- hạnh, xây-dựng sáng-đẹp cho đời, đóng góp vào sự phát-triển của đạo-pháp, phổ-độ chúng-sanh là chính-yếu. Còn bí-thuật làm gia-tốc hiện-tượng thăng-hoa Tam-bửu, Ngũ-hành thuộc lĩnh-vực khác. Nếu công-đức người tu đạt đến đâu thì bí-pháp huyền-linh ứng-hiện đến đó. Vì Thượng-Đế luôn ngự trong chúng ta. Chúng ta là ai ? Chúng ta muốn gì ? Có lẽ ít người biết và chẳng cần quan-tâm đến, nhưng chúng ta là một cá-thể mà Thượng-đế biết rất rõ và luôn quan-tâm đến chúng ta, có khi còn hơn chúng ta tự biết mình nữa, nên Ngài vừa là Cha, vừa là Thầy. Nên Thánh-ngôn có câu :
Thượng-đế là Đấng tạo-dựng nên nhân-loại, vì thế linh-hồn của con người có cùng một chất-liệu với Thương-Đế, nên không những Ngài chỉ biết về hình-hài, mà Ngài còn hiểu-thấu mọi tư-tưởng và sự mong-muốn của mỗi người nữa. Nếu ý-thức được như vậy thì chúng ta không còn bơ-vơ lạc-lỏng trong lĩnh-vực tu-hành nữa, mà mỗi khi công-đức đầy-đủ, thì người tu sẽ có một quyền-lực huyền-vi yểm-trợ đúng lúc, đồng thời về mặt hữu-hình cũng sẽ có những bậc đàn anh đồng đạo dìu-dắt nâng-đỡ.
Đối với Phương Luyện Kỷ có một số người thiển-cận cho rằng nội dung chỉ là một bài Luân-lý (Morale) sơ-đẳng, nên họ không quan-tâm, nhưng theo lời của Nhàn-Cư Đạo-Sĩ là người đã theo đường-hướng tu-chơn trong cửa Đạo Cao-Đài cho đây là một "Công-án Thiền đổi mới danh xưng" Tác-giả có viết một đoạn về phương Luyện-kỷ như sau :
Nội-dung Phương Luyện-kỷ, Đức Hộ-Pháp đã dung-nạp triết-lý cổ-kim của các tôn-giáo, đã nghiền-ngẫm chơn-lý ẩn-tàng trong phép tu Thiền của các bậc Thánh trước Hiền xưa, kết-hợp với Tân-pháp chơn-truyền Tận-độ của Đức Chí-Tôn trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ, Ngài đã khử-thô tồn-tinh, san-định lại cho phù-hợp với tâm-lý nhơn-sanh. Ngài đã để lại trên giấy trắng mực đen những lời căn-dặn đơn-sơ, nhưng sâu-sắc về một Phương Luyện-Kỷ để đoạt vị ngay khi mình còn sống, chỉ rành trên văn-tự lưu-truyền cho hậu-thế, cho khỏi điều mộng-mị dị-đoan của cái trí đầy huyển-ảo, vẻ-vời làm che khuất chơn-lý của Đức Chí-Tôn. Lời căn-dặn ấy áp-dụng cho tất-cả mọi người từ khi biết bỏ dữ về lành, hể phàm-tâm tục-tánh lắng đọng đến đâu thì ánh linh-quang rọi soi đến đó.
Trong cửa Đạo Cao-Đài duy có lấy thuyết nhơn-nghĩa của Khổng Thánh lưu-truyền mà đối-đãi cùng nhau cho vẹn bề nhơn-đạo. Còn việc luyện cho Tinh hóa Khí, Khí hóa Thần, Thần hườn Hư là chuyện của Tiên gia, trong cửa Đạo Cao-Đài vẫn nạp-dụng phổ-truyền rộng-rãi. Ngẫm cho cùng triết-lý, Đạo là con đường, là ánh-sáng dẫn-dắt sinh-linh, mà mình không đủ sáng thì còn mong-mỏi đưa đón được ai. Ánh linh-tâm duy có tu mới có, nào phải ngồi mơ-màng mà được. Phép tu Thiền muốn chứng ngộ thì phải có công-đức mới xua đuổi được lằn tư-tưởng huyển-ảo. Khi nó lóng trong không chút gợn dục của thất-tình, thì trí-não mới quang-minh rặng-rỡ, khí thể tinh-anh, là sự hòa-nhập vào thánh-chất của Đại Từ-Phụ mà khai-đường dẫn-nẻo cho chúng-sanh tiến bước. Dưới bóng ấy mới có thể gọi là sự chứng-ngộ của Thiền, bằng chẳng vậy chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài, thiếu hẳn nội-tâm chơn-pháp.
Kẻ tu-hành phải có đủ công-nghiệp thì phàm-tâm mới không hiển-lộ, đủ đức-hạnh chí-chánh chí-chơn, đủ lòng từ-ái như sóng cả bao-dung thì Thiền ấy mới thực là Thiền. (Trích Đời người của Nhàn-cư Đạo-sĩ).
Có nhiều người coi Thiền là tỉnh-tọa giữ Tâm lắng im tất cả cảm-nghĩ, ngày đêm tu-tập, ngồi sững không nằm ..., nhưng Thiền chống lại quan-điểm đó.
Theo Bồ-tát Duy-ma-cật người đồng thời với Phật Thích-Ca cho rằng:
Vì ý-nghĩa tối-hậu của Thiền vốn không phải là phí cuộc đời để tỉnh-toạ, luyện cho Tâm-trí chìm-lỉm trong hôn-trầm, họ cho rằng như thế là thiển-cận là giam mình trong hầm hắc-ám, Ngài Huệ-Năng vị Tổ thứ 6 của Thiền đã tuyên-xướng yếu-chỉ của Thiền là:
Thiền cho rằng :
Như vậy cốt lõi của Thiền là kiến-chiếu vào tự-thể cuộc sống để hiện-thực được chơn-tánh, vì Tánh là Phật là Bát-Nhã, có sẵn đủ ở bất kỳ người nào từ thượng-trí đến hạ-ngu đều có, chỉ vì mê-lầm làm che khuất ánh-sáng ấy trong ta. Nên Phật mới có phép tu gọi là "Minh Tâm Kiến Tánh".
Trong Phương Luyện- kỷ có hai câu:
Đó là khuyên chúng ta trụ cả khối đức-tin vào một quyền-năng duy-nhất, để thần-khí tương-giao cùng Đạo-pháp. Điều này có nhiều giáo-pháp cho rằng đây là sự ỷ lại vào tha-lực nên phương-tu của họ chủ-trương nhắm vào nội-lực, nhất là các tông-phái của Thiền họ khuyên tín-đồ nên kiến-chiếu vào Tự-tánh, họ cho rằng Tánh tức là Tâm, Tâm tức là Phật, trong tự Tâm có ông thầy lành, nên có thể tự-ngộ. Thậm-chí về sau Thiền-sư Lâm-Tế còn bảo rằng :
Thậm-chí họ còn bảo rằng :
Các câu nói mạnh-bạo trên đây, chúng ta nên hiểu ngụ-ý, chớ không nên chấp-cứ vào ngôn-từ, cốt khẳng-định rằng Tánh là bổn-thể, yếu-lý của linh-hồn, cái bẩm-sanh đã có sẵn ở nơi người, nên thấy Tánh là soi ngược để nhận ra cái vừa cụ-thể vừa hàm-dưỡng bên trong.
Thật ra so với hai câu "Hiếu-hạnh với Chí-Tôn và Phật-Mẫu. Tín-ngưỡng mạnh-mẽ nơi Chí-Tôn và Phật-Mẫu" trong giáo-pháp linh-hướng của Cao-Đài- giáo thì có vẻ như đối nghịch, nhưng ngẫm kỷ ra thì cũng đồng một chân-lý. Vì Cao-Đài-giáo quan-niệm rằng Thượng-đế, Phật ở tại Tâm, kiến-chiếu vào Tâm thì cũng có thể gặp Thượng-đế gặp Phật ngay ở đó. Trên bình-diện ngôn-từ, chúng ta thấy có sự khác biệt giữa hai phương-án tu-hành, nhưng đứng về lĩnh-vực nội-chuyển xảy ra trong tự-thể của con người do sự thành-tín, quyết-tâm để trở nên hoàn-thiện, giác-ngộ và giải-thoát, thì bất-kỳ "nhìn vào tự-Tánh" hay là "hướng về Thượng-đế" trong tâm-linh nó vẫn chuyển-hóa với một quy-trình giống nhau và đạt đến kết-quả như nhau .
Như vậy đưa chúng ta đến kết-luận rằng : "Tín-ngưỡng mạnh-mẽ nơi Chí-Tôn và Phật-Mẫu" hay "kiến-chiếu vào tự-Tánh của mình" để tìm đến chứng-ngộ và giải-thoát, thì cũng đồng đạt một kết-quả, nếu chúng-ta dốc hết quyết-tâm và hết lòng thành-tín để phát-triển thiên-tánh thôi-thúc tiến-trình hoàn-thiện của chính mình. Còn nếu ỷ vào học rộng, nghe nhiều có thể rao-giảng triết-lý suông hàng vạn năm, hoặc dùng những lời lẽ đanh-thép để tranh-luận, biện-bát đánh-đổ lẫn nhau, thì cũng uổng công phí sức mà thôi. Cũng tỷ như nắm được tấm bản-đồ hiểu rành từng tọa-độ vị-trí, nhưng không chịu tiến bước thì không thể nào đến đích được.
Để có đầy đủ cả hai phần nêu trên, trong Phương Luyện-kỷ tuy có dạy về Luyện: Tâm, Thân, Trí, nhưng nặng phần Tu Tâm, nên về phần thể-lực, sinh-mạng, thì Đức Hộ-Pháp có dạy thêm 12 bài luyện tập thân-thể, đối với bậc hạ-thừa thì Đức Hộ-Pháp công-truyền như những bài tập dưỡng-sinh bao gồm cả ba môn Khí-công, Thể-dục và Đạo-dẫn (Massage). Nếu người tu tin-tưởng thực-hành 12 bài này một cách nghiêm-túc: tập trung tư-tưởng, như là một thời công phu thiền-đinh, đồng thời kết-hợp với suy-nghĩ chơn-chánh (chánh-niệm), giữ tinh-thần trong-sạch, xem đây là phép Luyện Mạng, vì những bài tập nầy rất giống với phương-thức Thiền-định đứng của khoa Năng-lượng sinh-học ngày nay.
Như vậy là trong cửa Đạo Cao Đài cũng có đủ cả hai môn đào-luyện về tâm-linh lẫn thể-lực, nói theo danh-từ của Đạo-giáo đó là Phương Tâm Mạng song tu, cốt để tạo cho giáo-đồ có một tinh-thần trong sạch, một thân thể tráng-kiện, xa-lánh bệnh khổ đau cho cả tâm-linh lẫn thể-chất...
Hai phương tu-luyện này đối với những người còn trong vòng nhơn-đạo, đang sinh-hoạt với thế-gian, tu-hành tại gia, chưa có điều-kiện để nhập tịnh, nếu cố-gắng rèn-luyện thì cũng là cơ-hội để hoàn-thiện, không phải đợi vào Tịnh-thất mới làm được.
Muốn được vậy, người tu-luyện cần phải hội đủ tối thiểu các yếu-tố sau đây:
Vì Đức Hộ-Pháp đã khẳng-định trong phương Luyện-tập rằng :
Hai chữ trường-sanh bất-lão, theo quan-niệm của Tiên-giáo đó là "Đắc Đạo tại thế". Nên người tu bất-kỳ còn cư-sĩ hay đã xuất-gia dù là Hạ-thừa, Trung-thừa hay Thượng-thừa mà tin-tưởng thực-hành tinh-tấn hai phương này, thì người đó đã nắm được chiếc chìa khóa mở cửa vào Thiên-đường ngay khi còn sống tại thế-gian này.
Bí-pháp siêu-phàm nhập-thánh là quyền-năng điển-lực của Chơn-thần con người, nó không hề chịu sự thúc-phược lệ-thuộc bởi bất-cứ quyền-lực hữu-hình nào của thế-gian. Vì mọi quyền-lực dù mạnh-mẽ đến đâu rồi cũng qua đi, dù cho đó là quyền-lực của tôn-giáo, vì họ có thể dứt phép thông-công của linh-hồn. Theo lời Đức Hộ-Pháp thì :
Cũng do yếu-nhiệm này mà các cơ-sở tu-luyện của ĐĐTKPĐ / Tòa Thánh Tây-Ninh, không giao cho những chức-sắc có giáo-phẩm giáo-quyền cao-cấp, mà lại giao cho những kỳ-lão Phạm-môn là những tín-đồ tu-chơn không có phẩm-tước, áo-mão; nắm giữ phẩn tổ-chức và điều-hành các cơ-sở tu-chơn tịnh-luyện.
Như vậy hể tinh-thần người tu có đủ tánh thánh-thiện thì đương-nhiên đoạt được bí-pháp huyền-linh siêu-phàm nhập-thánh, đôi khi không cần có áo-mão, giáo-phẩm, giáo-quyền, vì những thứ đó chỉ là phương-tiện giúp người tu dễ-dàng lập công-đức mà thôi, nếu không khéo sử-dụng đôi khi lại là những thứ trói buộc thân xác nữa, nên mới có câu : "áo mão, đai cân trói xác phàm". Nếu như tinh-thần người tu vẫn còn vương-vấn nét phàm-tục thì cửa luân-hồi vay-trả khó mong giải-thoát đặng.
Có một điều chúng ta cần hiểu rõ thêm, là trong lịch-sử các Tôn-giáo, khi mỗi một vị Giáo-chủ giáng-trần lập Đạo, đều có truyền thể-pháp lẫn bí-pháp ; nhưng càng qua nhiều thế-hệ kế-thừa, vì sự truyền-bá tuỳ tiện, không quan-tâm đến người tiếp-nhận có dủ điều-kiện hay không, nên quyền-năng bí-pháp càng giảm sút, là do hiện-tượng phàm-tâm lấn thánh-chất, làm sai-lạc chân-truyền, đến một thời-gian nào đó bí-pháp của mối Đạo ấy không còn hữu-hiệu nữa, mà đôi khi có hại cho chúng-sanh, thì Đạo ấy bị bế-tắc. Đó là quy-luật tất-yếu, dù cho luật-lệ vẫn còn nguyên, luyện-pháp không thay đổi, nhưng quyền-lực vô-hình tức là "Thần" không còn hợp với thể-chất nữa, Đức Chí-Tôn đã nói rằng :
... Lập Tam-Kỳ Phổ-Độ này, duy Thầy cho Thần hiệp cùng Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam-bửu là cơ màu-nhiệm siêu-phàm nhập-thánh.
"Thầy đến đặng hườn-nguyên chơn-thần cho các con đắc Đạo... (TNHT/QI/trang 12).
Cho nên ngay trong vấn-đề nhập tịnh-thất để tham-thiền nhập-định của giáo-đồ, khi Đức Hộ-Pháp còn sinh tiền, Đức Ngài cũng để cho Quyền Thiêng-liêng quyết-định, mặc dù Đức Chí-Tôn đã ban cho Đức Ngài Quyền-năng cân-thần và truyền-pháp (cân-thần là nhận biết mức-độ thanh hay trược trong chơn-thần mỗi người tu, đã đủ sức thọ-lãnh bí-pháp tu-luyện hay là chưa). Bằng chứng là vào ngày 14 tháng 4 năm Tân-Mão (1951) Đức Hộ-Pháp đã tuyên-bố rõ-ràng công-việc trợ-lực của Vị Hộ-Pháp còn tại thế đối với người xin nhập-tịnh vào Trí-Huệ-Cung một cách cụ-thể như sau :
"Bấy giờ Bần-Đạo có một điều, những người nào xin đến Trí-Huệ-Cung, Bần-Đạo coi màng-màng được, thì Bần-Đạo trục chơn-thần của họ cho hội-diện cùng quyền-năng Thiêng-liêng nếu có đủ Tam-lập thì vô, không đủ thì ra..." (Theo quan-niệm tu-chơn trong ĐĐTKPĐ của Thanh-tâm sưu-tập).
Đó là sự trợ-lực của một vị Hộ-Pháp khi còn mang xác-phàm tại thế. Ngày nay Đức Hộ-Pháp đã về Thiêng-liêng vị. Quyền-năng chuyển-pháp của chơn-thần càng dễ dàng ứng-biến, với những tâm-nguyện chơn-thành của người tín-đồ có đủ công-đức, xứng-đáng để được khai-mở năng-khiếu tâm-linh, thành-tâm cầu-nguyện sự trợ-lực của Đức Ngài, thì Đức Ngài sẽ diệu-dụng quyền-năng điển-lực để trợ-thần cho người hành công-phu tu-luyện cho Tinh hóa Khí, Khí hóa Thần, Thần hườn Hư mà siêu-phàm nhập-thánh.
Ấy là quyền-năng của vị Hộ-Pháp nơi siêu-linh-giới, còn phần pháp-giới hữu-hình, tức là những công việc tại thế-gian, trong cửa Đạo vẫn luôn có những bậc chân-tu có đủ sáng-suốt, để giúp-đỡ cho người đi sau, những chỉ dẫn cần-thiết và đúng lúc. Nhưng cái khó không phải ở chỗ tìm đâu ra bí-pháp tu-luyện, hay tìm đâu ra người có thể chỉ-dẫn lại cho mình, mà khó ở chỗ mình đã sống với tâm-đức và hành-động thánh-thiện hay chưa. Một khi đã có được một đời sống đạo-hạnh, dầu chưa vội tìm, thì bí-pháp cũng sẽ đến dưới hình-thức này hay hình-thức khác, do sự điều-động tự-nhiên của quyền Thiêng-liêng, khiến cho những việc hữu-hình sẽ xảy ra đúng lúc. Còn khi công-đức chưa đầy-đủ, thì dù có đến trước mặt Đức Hộ-Pháp khi Đức Ngài còn tại thế, thì Đức Ngài cũng không thể truyền bí-pháp tu-luyện cho được.
Cửa Bát-Quái-Đài luôn rộng mở, phần bí-pháp vẫn luôn luôn thị-hiện, như vậy người tu chỉ cần lo trau-dồi thánh-chất cho đến khi :
Lý-do chính-yếu của việc cẩn-mật trong sự truyền bí-pháp chỉ có thế thôi. Vì nếu như chỉ cần có bí-pháp tu-luyện là đắc đạo, thì kẻ côn-đồ nhứt ở thế-gian cũng có thể vào Thiên-đường, bởi vì đối với họ, thứ gì họ chẳng cướp-giật được, huống-hồ là phương-pháp tịnh-luyện của thầy tu, hơn nữa đối với giới tu-hành thì họ lại cần tìm nhiều kẻ thọ-giáo. Theo truyền-thuyết của Tiên-gia, ngày xưa Tổ-sư Vương-Trùng-Dương phải giả ăn xin quanh-quẩn quanh cùng cư-trú của Mã-Đơn-Dương và Tôn-Bất-Nhị hàng mấy năm trời, để tìm hiểu họ, mới truyền được bửu-pháp tu-luyện cho hai người này (Theo Thất chơn nhơn quả). Lý-do chính là đòi-hỏi trình-độ tu-tiến và nghiệp-lực của đệ-tử có xứng-đáng được thọ-lãnh hay chưa, mà vị chơn-sư mới quyết-định truyền-pháp.
Về điều-kiện truyền bí-pháp tu-luyện trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Thánh-giáo Đức Chí-Tôn dạy rằng :
Theo Thánh-giáo này mà Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đã có quy định người giáo-đồ từ hàng hạ-thừa đổ lên giữ đủ trai-giới, khi sống được thọ-truyền bửu-pháp tu-luyện, khi chết được hành-pháp độ-thăng (thọ phép xác) để siêu-thoát.
Nên đối với hai phương Luyện-kỷ và Luyện tập thân thể, nếu giáo-đồ nào đủ điều-kiện trai-giới tối-thiểu nêu trên, mà tin-tưởng thực-hành, là người đó đã dọn mình để bước vào con đường thứ ba Đại-Đạo, tức là đã bắt đầu thọ Bửu-pháp tu-luyện, song song với lập công-đức, để từ từ thăng-tiến theo Thánh-giáo nêu trên. Đây cũng là bước chuẩn-bị để đến khi làm tròn nhơn-đạo và đã có đủ điều-kiện lập-đức, lập-công, lập-ngôn, sẽ nhập Tịnh-thất để thọ Bửu-pháp tịnh-luyện giải-thoát theo Điều thứ 13 Chương II của Bộ Tân-luật Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Hai phương tu-luyện nêu trên, khi Đức Hộ-Pháp còn sinh-tiền, Đức Ngài cũng đã chỉ-giáo cho nhiều giáo-đồ kêû cả chức-sắc Thượng-thừa thực-hành trong lúc bận hành-đạo chưa có thì giờ nhập tịnh-thất, có nhiều vị đã đạt Đạo.
Về mặt Thế-Đạo thì hai phương tu-luyện nêu trên là xuất-phát điểm cho những phương-pháp rèn-luyện Đạo-đức, tu-tâm, dưỡng-tánh, để ăn ở hợp với Đời cùng trau-dồi thể-lực, chiến-thắng tật bệnh, bảo-vệ sức-khỏe cho chính mình, mà mỗi người trong thời-đại chúng ta ít nhiều cũng đều phải thực-hành, nếu muốn có được một linh-hồn minh-mẫn trong một thân-thể tráng-kiện. Đây là hai vấn-đề lớn, không những chỉ nằm trong phạm-vi Tôn-giáo, mà ngay trong giới khoa-học xã-hội cũng đã và đang quan-tâm trong sách-lược xây-dựng con người.
Nhưng đa số tín-đồ hạ-thừa họ coi Phương Luyện-kỷ chỉ là bài học luân-lý, còn 12 bài luyện-tập thân-thể họ cho là nhưng bài thể dục học đường của trẻ con, nên ít quan-tâm, chỉ còn thấy những người giữ đủ trai-giới đến khi chết mới được hành-pháp độ-thăng, nên nhiều người hiểu lầm rằng Hội-Thánh không thi hành Điều 13 Chương II của Tân-luật.
Có một điều chúng ta cần xác-định rằng bất kỳ trong lĩnh-vực nào cũng có kẻ siêng, người lười, ban đầu thì sốt-sắng, sau thì lơ-là, không quyết-tâm, đến khi bị thử-thách thì bỏ cuộc. Nên chúng ta cũng đừng thấy như vậy mà vội kết-luận rằng Pháp-môn tu-luyện của chúng ta không đem lại kết-quả. Nhất là đừng bao giờ gần-gũi và tin theo những người bỏ cuộc, vì bao giờ họ cũng tìm một lý-do khách-quan để biện-minh cho sự thất-bại vì bản-chất yếu-hèn của họ. Chứ theo lời Đức Hộ-Pháp thì người nào thực-hành rốt-ráo theo Phương Luyện-kỷ là người đó đã cầm được chiếc "chìa khoá" mở cửa vào Bát-Quái-Đài. Vì trên thực-tế bất-kỳ trong lĩnh vực nào, mà đối với những người chuyên-cần năng-nổ, họ biết khắc-phục những cám-dỗ, vượt qua những khó-khăn thử-thách cả nội-tâm lẫn ngoại-cảnh, thì bao-giờ họ cũng gặt-hái được sự thành-công, Đức Chí-Tôn đã nói rằng :
Theo chơn-truyền của Đạo : Đức Chí-Tôn mở Tam-Kỳ Phổ-Độ là mở trường thi cho chư Thần Thánh Tiên Phật lập-vị. Nên Đức Chí-Tôn cho biết rằng :
"Cuộc đời khó-khăn tỷ như bài thi, nếu dễ thì ai thi cũng được, cuộc thi có ý-vị gì đâu ? Hễ bài càng khó thì đậu càng cao, đậu cao mới có giá..." (TNHT/ QI/ trang 49).
Hễ trường học, trường thi, thì kẻ siêng-năng sẽ đổ đạt, còn người lười-biếng thì thi hỏng là lẽ thường, dù người đó có cănTiên cốt Phật đi nữa, cũng khó mà thoát khỏi sa-đọa, nên Đức Chí-Tôn đã tiên-tri như sau :
Cũng vì lý do nêu trên mà Đức Chí-Tôn đã dạy rằng :
Sau ngày Đức Hộ-Pháp và các chức-sắc Đại Thiên-phong của Hiệp-Thiên-đài quy Tiên, chưa được thay thế, nhưng về sinh-hoạt tịnh-luyện trong đó có vấn đề truyền bí-pháp huyền-linh của Bát-Quái-dài, lại vượng lên dưới nhiều hinh-thức khác nhau, giống như tính-chất linh-thiêng vào những năm đầu của thời-kỳ khai Đạo. Con đường tu-luyện của giáo-đồ, luôn tiếp-diễn với một sắc-thái ẩn-dật tự-phát, kinh-nghiệm người đi trước dìu-dắt kẻ đi sau, cộng với sự mặc-khải nội-tâm của từng người, vẫn xuất-hiện khắp nơi trong hàng-ngũ chức sắc và tín-đồ hữu-công hữu-đức.
Ngay đối với Phương Luyện-kỷ và Mười hai bài luyện-tập thân thể này cũng vậy, đối-với những người ít quan-tâm đến đạo-sự, thì dường như đã bị lãng quên, nhưng lại luôn-luôn được kế-thừa một cách liên-tục, kẻ đi trước hướng-dẫn cho người đi sau, con đường tu-học đang được trải dài, hạt thánh-cốc của Đức Chí-Tôn luôn được gieo trồng và đâm chồi nảy lộc. Vì Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu đến với con-cái của Người bằng ân-huệ và sủng-ái, còn con-cái đến với Người bằng đức-tin và hiếu-hạnh. Sự tương-liên hai chiều này vẫn luôn-luôn nối tiếp, nó vượt thời-gian và không-gian, không bao giờ gián-đoạn. Nhưng hiện-tượng tự-phát này cũng là một khúc quanh rất nghiệt-ngã. Vì đối-với những kẻ công-đức chưa bao nhiêu, thường dễ vị tự-kỷ đánh lừa, sinh ra ảo-giác mà lạc vào tả-đạo, bàng-môn, hay dị-đoan mê-tín. Muốn tránh khỏi tình-trạng này, người tu chỉ có cách cố-gắng lập-đức, lập-công, lập-ngôn, giữ thân-tâm thanh-tịnh, thuần-chơn vô-ngã, thì mới phân-biệt được chân-giả và đón nhận những mặc-khải tâm-linh để dìu-dắt chúng ta đi đúng hướng, tiếp-thu được bí-pháp huyền-linh.
Người đệ-tử tiếp-nhận các bí-pháp đó không phải bằng tri-kiến thông-thường như học những công-thức toán-học, mà phải trực-tiếp đón nhận nó bằng chiều sâu của tâm-linh, danh từ Đạo-học gọi là "tâm-truyền". Vì vậy mà Tổ-sư Thiền-tông là Đạt-Ma chủ-trương không lập văn-tự, không qua chữ nghĩa, mà truyền riêng ngoài kinh-điển, nhắm thẳng vào nội-tâm, kiến-chiếu vào tự-tánh để thành Phật:
Cũng theo chiều-hướng đó mà Ngài Lục-tổ của Thiền-tông là Huệ-năng khi được đệ-tử là Huệ-Minh hỏi về biệt-giáo bí-truyền. Ngài trả lời rằng:
Chính Ngài Huệ-năng cũng bằng cách này đã đắc-đạo trở thành vị Tổ thứ sáu của Thiền.
Ngày nay trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ người đệ-tử cũng tiếp-nhận các bí-pháp chơn-truyền bằng Tâm, lấy Tâm làm cơ-sở. Nên Đức Chí-Tôn đã dạy rằng:
Tóm lại bí-quyết của Phương Luyện-kỷ đặng vào con đường thứ ba Đại-Đạo là ở chỗ thực-hành những điều giáo-huấn trong đó, để tâm được sáng, chân-tánh được hiện ra. Muốn vậy thì :
Tóm lại Phương Luyện-kỷ đăïng vào con đường thứ ba Đại-Đạo Đây là chiếc chìa khóa Vàng mà Đức Hộ-Pháp đã trao cho con cái Chí-Tôn để mở cửa vào Thiên-đường để siêu-phàm nhập-thánh. ngay khi còn tại thế, chứ không phải chờ sang bên kia cõi tử mới vào được.
Dù cho một quyền-lực nào đó có thể sang-bằng các đền-đài cung-điện, làm tan-rã hệ-thống giáo-quyền, triệt-tiêu cả cơ-cấu hữu-vi hữu-hủy đi nữa, mà còn những giáo-đồ tu theo con đường thứ ba, kế-thừa được bí-pháp huyền-linh của ĐĐTKPĐ, thì ngọn cờ cứu-khổ của Đức Chí-Tôn vẫn tung bay khắp thế-gian, cơ phổ-độ chúng-sanh vẫn còn thị-hiện.
Hơn nữa Đức Hộ-Pháp và Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ kể cả Cửu-Trùng-đài lẫn Phước-thiện có nhiệm-vụ tạo Thể-pháp, tức là hình-tướng của Tôn-giáo trước, để quy-tụ lương-sanh hầu độ-dẫn quần-sanh vào cửa Đạo, tức là phải tổ-chức thành một Hội-Thánh, có giáo-quyền, có phẩm-tước, thứ bậc trên dưới, có phân quyền-hạn, nhiệm-vụ, có luật-pháp để điều-hành guồng máy hành-chánh-đạo, tạo cơ-sở hữu-vi cho tín-đồ lập công đoạt vị, nên phải cần có Thể-pháp trước. Hơn nữa theo Lời Đức Hộ-Pháp thì việc mở Thể-Pháp trước, còn có một nguyên-nhân sau nay:
Vì vậy nên việc mở Thể-pháp tạo hình-tướng của Đạo trước, đã được Đức Hộ-Pháp cũng như chư chức-sắc của Cửu-Trùng, Hiệp-Thiên và chức-sắc Phước-thiện đặt thành ưu-tiên, nên trong khi hành Đạo họ có nhiệm-vụ thực-hiện Thể-pháp phổ-độ chúng-sanh là chính-yếu, ít khi nhắc đến con đường thứ ba. Đó cũng là lý-do mà một số chi-phái không rõ ngọn ngành, đã cho rằng Toà Thánh Tây-ninh chỉ chuyên-trách về phổ-độ, chứ không có bí-pháp tịnh-luyện.
Có người chỉ hiểu con đường thứ ba là Tu-chơn, tịnh-luyện, nên cho rằng nếu con đường thứ ba được phổ-biến rộng-rãi, thì sẽ tạo thêm ra một trường-phái, tách rời hành-chánh-đạo, chuyên lo tịnh-luyện, không đi tới Chùa-chiền, Thánh-thất, không lo chu-du hành-đạo, như vậy sẽ không còn ai quan-tâm đến cơ Phổ-độ chúng-sanh nữa. Nói như vậy là họ không hiểu tường-tận về nội-dung cũng như những yếu-quyết của con đường này. Tuy trong hiện-tại chúng ta thấy, một số người đi theo con đường thứ ba, chú-trọng tu tâm-pháp, đối với họ danh không ràng được, lợi không buộc được, quyền không thúc-phược được, áo-mão, cân-đai, vinh-hoa, phú-quý không hấp-dẫn họ được, nhưng những người muốn đi con đường thứ ba họ phải tình-nguyện gánh lấy những trách-nhiệm nặng-nề với Đạo-pháp và chúng-sanh. Theo lời Đức Hộ-Pháp đã nói :
Như vậy những người đi theo con đường này không những chỉ cầu sự giải-thoát cho chính mình, mà còn phải có công-quả phụng-sự chúng-sanh nữa. Còn người nói là đi con đường thứ ba, mà chỉ độc thiện kỳ thân, chỉ biết tứ thời mơ-màng tịnh-luyện, không lo hành-đạo, lập-công, phụng-sự vạn-linh, thì làm gì có công-đức mà chứng-quả.
Chúng ta nhận thấy rằng nếu những người đi đúng con đường thứ ba, thì người đó là một hạch-tâm làm trụ-cột nòng-cốt cho nền Đạo, để thắng lướt muôn điều trở-ngại, không có một quyền-lực nào trên thế-gian làm lung-lay được. Theo lịch-sử của Đạo cho thấy rằng : Vào những thập niên ba mươi của thế kỷ này (1030-1935) cơ Đạo gặp nhiều thử-thách, trong thì nội-bộ bất-hòa chia rẽ, ngoài thì nhà cầm quyền Pháp nghi-ngờ, gây khó-khăn, tìm cách ngăn-chặn, nhưng những người tu-chơn thuộc Phạm-môn đã tỏ ra kiên-cường, chịu vào tù ra khám, luôn trung-thành với lập-trường của Hội-Thánh, nên Đức Hộ-Pháp đã khuyên chư vị tu-chơn ở Phạm-môn ra cầu-phong, nhận lãnh áo-mão phẩm-tước để đi hành-đạo, hầu giữ vững tinh-thần của tín-đồ, nên đã có một giáo-hữu, 30 lễ-sanh (26 nam, 14 nữ), được Đức Lý Giáo-Tông phong tại Đàn cơ Cung Đạo Đền Thánh đêm 15 tháng 02 Ất Hợi (193/1935). Phần đông những vị chức sắc này trở thành những người nòng cốt lập ra cơ-quan Phước-Thiện. (Theo quan-niệm tu-chơn trong ĐĐTKPĐ của Thanh-Tâm sưu-tầm).
Như vậy nếu con đường thứ ba Đại-Đạo được phát-triển sâu rộng, để nhiều người biết và đi theo, thì cũng tạo ra một thực-lực làm nền móng cho Đạo, tuy là trong hiện-tại họ không có phẩm-tước, áo-mão, quyền-hành nào trong Đạo, nhưng đến khi cần-thiết, thì họ sẵn-sàng hiến-dâng cả thể-xác lẫn tinh-thần, cho nên vấn-đề đào-tạo nhân-lực để phụng-sự thông-qua con đường thứ ba là cần-thiết. vì người xưa có câu :
Có nghĩa là con người hay mở rộng mối Đạo, chứ chẳng phải lấy Đạo để nâng-cao danh-vọng của con người.
Trong lịch-sử truyền-giáo phổ-độ chúng-sanh, từ xưa đến nay đã chứng-minh rõ-ràng điều này. Bất-cứ tôn-giáo nào mà có được vị Giáo-chủ nhiệt tâm, giáo-chúng nhiệt-thành, có đại-hùng đại-lực, thì tôn-giáo đó phát-triển, nhiều người đắc Đạo, còn ngược dù cho giáo-pháp của một tôn-giáo có cao-siêu bao nhiêu, mà thiếu hai điều-kiện nêu trên cũng trở thành mai-một.
Đức Chí-Tôn còn dạy thêm rằng :
"Thầy đến đội-rỗi các con là lập-thành một trường công-đức cho các con nên đạo, vậy đắc-đạo cùng chăng là tại các con muốn cùng chẳng muốn. Thầy nói cho con nghe... Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập, mà đoạt-thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc-Đạo bao giờ...". (TNHT/ QI/ trang 26).
Như vậy chúng ta cần xác-định rằng: "người tu-hành mà công-viên, quả-mãn thì đắc-đạo", tức là phải có đầy-đủ công-đức và đạo-hạnh. Còn các phương-pháp thiền-định, tịnh-luyện chỉ là những phương-tiện hổ-trợ, tỷ như người đi bộ kẻ đi xe, đến đích sớm hoặc muộn hơn một tý thôi. Do đó Đức Chí-Tôn mới khẳng-định rằng : công-đức là điều tiên-quyết làm nền-móng cơ-bản cho sự tu-hành đắc-quả.
TƯ LIỆU THAM KHẢO- Thánh ngôn hiệp tuyển Quyển I và II.
- Tân-Luật
- Pháp Chánh Truyền
- Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Quyển 1, 2, 3. 4.5 và 6.
- Thể-pháp và Bí-pháp
- Con đường Thiêng-liêng hằng sống
- Thập điều Phạm-môn
- Phương Luyện-kỷ đặng vào con đường thứ ba Đại Đạo do Trường Quy-thiện ấn-hành.
- 12 bài tập luyện thân-thể do Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc chỉ-giáo.
- Nguyệt san Đại Đạo số II Ất Tỵ
- Thiền luận / Nguyên-tác Suzuki / Bản dịch của Trúc Thiên và Tuệ Sỹ / Nhà xuất bản An Tiêm
- Cơ sở mật giáo Tây Tạng / Nguyên tác của Lamma Aanggaryka/ bản dịch Trần Ngọc Anh
- Lược giải Kinh Duy-Ma của Thượng-Toạ Thích-Trí-Quảng.
- Đời người của Nhàn Cư Đạo sĩ.
- Quan niệm tu chơn của Đạo Đạo Tam Kỳ Phổ Độ / Thanh Tâm sưu tập
- Thất chơn nhơn quả.