GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

QUYỂN VIII

 

 

MỤC LỤC:

1.NGÔI THỨ PHẢI XỨNG VỚI ĐỨC HẠNH

2.LỄ XUẤT QUÂN

3.NHO TÔNG CHUYỂN THẾ

4.THANH NGƯU XUỐNG THẾ

5.CHƠN LINH CÁC NGƯỜI CHÀM NHẬP MÔN TẠI TÒA THÁNH

6.HAI LẦN THỌ ĐẠI NẠN NHƯNG NHỜ ƠN THIÊNG LIÊNG ĐỨC HỘ PHÁP ĐỀU TAI QUA NẠN KHỎI.

7.TRƯƠNG VĨNH KÝ GIÁNG CƠ

8.LỜI DẠY CỦA ĐỨC HỘ PHÁP Ngày 24-12-Ất Mùi (1955)

 

 

9.GIÁ TRỊ CỦA  CÔNG TẠO TÁC ĐỀN THÁNH

10.THÁNH GIÁO CỦA THẤT NƯƠNG NÓI VỀ  "ÂM QUANG"

11.ĐẠI LỄ AN VỊ PHẬT MẪU TẠI BÁO ÂN TỪ ngày 9-1 Đinh Hợi (1947)

12.CỘNG SẢN VỚI QUÂN ĐỘI

13.CÁI LÝ CỦA QUỈ THẦN

14.NGƯỜI TÉ GIẾNG

15.VỊNH BỐN MÙA

16.CON RỒNG, CON LÂN CÓ THẬT CHĂNG?

17.CHUYỆN THẦY TĂNG SĂM

 

 

1.NGÔI THỨ PHẢI XỨNG VỚI ĐỨC HẠNH

Đức Khổng Tử trông thấy rõ ràng cảnh đời mà Ngài đang sống, như vậy Ngài muốn thi hành cái Đạo tích cực cứu thế để chuyển vận nạng loạn ly của nước Trung Hoa thời bấy giờ thành cải cách đại đồng hợp nhất đều thờ nhà Châu để đến chỗ thái bình thạnh trị. Mỗi người ở đời đều có một nhiệm vụ, Ngài thấy cuộc đời rối loạn, luân thường đảo ngược lại cố tâm đi bôn ba khắp nơi để Giáo hóa dân chúng. Ngài nói rằng: “Thiên hạ có Đạo thì Khâu nầy còn dự đến việc thay đổi làm gì?” (Thiên hạ hữu Đạo, Khâu bất dữ dị dã).

Muốn làm việc thay đời trong thiên hạ thì tất phải có quyền thế mới làm được, dùng lời nói đi đôi với việc làm, một khi thi hành ra phải có quyền thế mới mạnh được. Vì lẽ đó Đạo Khổng Phu Tử không muốn yên vui thanh nhàn ngồi yên một chỗ, mà bôn ba len lõi vào chánh trị, tìm kiếm một ông vua hiểu biết Ngài, giao quyền chánh cho Ngài để Ngài sửa đổi phong tục và chánh trị làm gương cho các nước khác.

Cái chủ ý của Ngài là hành Đạo chớ không phải cầu danh lợi và tin chắc ở sự thành công của Ngài. Cho nên mới nói rằng: “Nếu ai dũng to thì trong ít tháng đã khá, ba năm ắt thành”. (Cẩn hữu dụng ngã giả, cơ nguyệt nhi dĩ khả dã, tam niên hữu thành).

Phàm làm việc chánh trị là việc hệ trọng, người quân tử không nên vội vàng, tham lam, phải cần có cái đức đúng với ngôi thứ của mình mới làm được. Cho nên Ngài nói rằng: “Đức mỏng mà ngôi cao, trí nhỏ mà làm việc lớn, sức nhỏ mà gánh việc nặng thì ít khi thành công vậy”. (Đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, lực tiểu nhi nhiệm trọng, tiểu bất cập hỷ y).

Nếu nói ngược lại thì ở ngôi cao mà không có vị, cao mà không có dân, ngồi trên mà ở dưới không có người phụ giúp, thế cho nên hành động có hối hận, cái ý  nghĩa như trên, tài là cái ngôi thử cầu phải xứng đáng với đức thì thi hành mới hoàn toàn trọn vẹn được và mới có ích cho quần chúng. Người có tài bị người trên lấn áp che lấp như Đức Phụ Tử thì cái Đạo ắt không thi hành mà cứu thế độ dân được. Người có tài như vậy mà không có người phụ giúp nâng đỡ, tiến dẫn thì cái tài không thể thi hành xuất ra được để Giáo hóa và bổ ích cho đời vậy.

(Trích trang 57 Tam Lược của Nguyễn Mạnh Bảo)

 

2. LỄ XUẤT QUÂN

Đức Hộ Pháp giảng (Ngày mùng 8 tháng Giêng năm Đinh Hợi):

Hôm nay lá cờ của Chi Thế ra mặt với đời cùng cây Thư Hùng Kiếm của nó, y theo lời hứa của Đức Chí Tôn lập cho Việt Nam một nền Quốc Đạo, cơ quan cứu sanh cho vạn loại, vì do sở định Thiêng Liêng của Chí Tôn lập ra để bảo vệ cơ quan của Ngài. Tuy dưới mặt thế cơ quan binh bị như thế nầy chớ trong đó có đủ Thiên Binh, Thần Tướng, vì mục đích bảo tồn thiên hạ mà biến ra vậy.

Cái sở vọng của Bần Đạo là Quân Đội Cao Đài phải có tinh thần kiểu mẫu của đội binh trên thế giới, có mục đích bảo tồn nhơn loại, dựng lại hòa bình. QĐCĐ không phải vì một quyền lợi riêng mà tàn sát tiêu diệt thiên hạ.

Bần Đạo có lời yếu thiết căn dặn Quân Đội nên nhớ rằng: Lực lượng của chúng ta dầu mạnh mẽ thế nào cũng không thể chống lại sự tàn sát bom nguyên tử đặng. QĐCĐ phải hiểu cái mạnh của mình.

Mạnh vì lòng nhân nghĩa và tính nghĩa hiệp cứu đời.

Vậy muốn dẹp được cái mạnh của bom nguyên tử thì chúng ta vẫn dùng cái mạnh của Nhơn Nghĩa là tính nghĩa hiệp mà thôi.

QĐCĐ ra thiệt tướng là ý Thầy muốn cho QĐCĐ làm kiểu mẫu của Quân Đội Quốc Tế mà thành hay không là do quyền năng của Chí Tôn.

Vậy QĐCĐ phải gìn giữ thanh gươm nghĩa hiệp, lá cờ nhân nghĩa cho vững vàng. Được như thế thì quyền năng của Đức Chí Tôn lúc nào cũng có trong QĐCĐ vậy.

**************

Ngài Cao Tiếp Đạo giảng tiếp:

Bần Tăng cũng xin giải rõ cho các bạn hiểu, tại sao trong cửa từ bi của Đức Chí Tôn phải có Quân Đội. Nếu có kẻ hỏi chúng ta: Đức Chí Tôn là nguồn cội sự thương yêu và chúa cơ sanh hóa, chỉ dạy từ bi, bác ái, chưa từng nghe trong Đạo Cao Đài Chí Tôn dạy dùng dữ đối dữ bao giờ. Vậy binh khí như súng ống, lựu đạn, gươm Giáo để làm gì?

-Có phải để phản kháng cơ tranh đấu của mặt đời đương tương tàn, tương sát, phải đỗ máu đặng bảo thủ Đạo thì luật Đạo nào dạy đỗ máu. Nếu các tôn Giáo hiện hữu tại thế nầy hay cả thế giới hỏi chúng ta như thế thì liệu trả lời cách nào? Nếu trả lời chẳng xong thì Quân Đội chúng ta phải dẹp chăng?

Lịch sử xưa lưu lại, Đức Thích Ca dạy rằng: “Trên đường ta nếu có kẻ hiếp hãm hay muốn giết mình, thì mình phải chịu cho người giết, vì phương tu thoát thân phàm, chết sớm đặng thì tránh điều đau khổ và đoạt vị sớm”.

Còn Đức Chúa Jesus lại dạy: “Nếu bị đánh má bên trái của ta thì để cho đánh luôn má bên mặt”.

Thế mà trong Đạo Cao Đài có Quân Đội.

Kìa mặt đời đương tàn tương sát vì chủ nghĩa ái quốc và cũng nêu hai chữ Nhơn Nghĩa đặng đấu đấu tranh tranh; nhưng quan sát lại thì chưa thấy ai dùng hai chữ Nhơn Nghĩa mà chẳng có vụ lợi cho mình. Sử sách xem qua: Hán diệt Sở, Châu diệt Trụ cũng vì Nhơn Nghĩa, vì quốc gia đặng tạo lại cho đất nước một cuộc đầm ấm thái bình. Nếu nêu hai chữ Nhơn Nghĩa ra mà không danh chánh ngôn thuận thì trường hổn loạn còn tranh đấu như gương trước mắt ngày nay.

Hiện nơi đất Bắc, bom nổ đạn bay, đồng bào ta đang chịu liu chiu lích chích, tử thần đang tàn sát gớm ghê. Ôi! Chủng tộc Việt Thường ta tự tạo đảng phái đặng giựt giành tranh đấu, bịa mấy chữ thương nước yêu đời đặng cướp quyền lập thế. Nếu ai không thương nước đều bị họ tàn sát, cảnh tượng điêu tàn, máu rơi thịt đỗ cũng vì đó mà biểu diễn không ngừng.

Thoảng chúng ta đây là người Đạo phải chịu cho chúng giết để trả nợ tiền khiên sớm rảnh nợ trần, cá nhân thì đã đành; song đối với con cái của Đức Chí Tôn thì Hội Thánh định lẽ nào? Không lẽ trên đường cứu thế, phận sự phải dìu dắt bảo hộ con cái của Đức Chí Tôn lại khoanh tay ngồi ngó, xem chúng bạo tàn, giết hại cả lương sanh của Chí Tôn. Không lẽ như thế, vì vậy mà QĐCĐ xuất hiện. Nếu chúng ta trả lời không hợp lý thì chúng ta sẽ bị dư luận của trường đời kết án là vô Đạo.

QĐCĐ chính là thư hùng kiếm của Chi Thế xuất hiện, biến tướng để bảo hộ toàn con cái Đức Chí Tôn và hiệp cùng mặt đời đặng đem lại sự trật tự thái bình trong cảnh nghĩa nhân Đạo đức. Chúng ta không bao giờ giết hại làm đỗ máu đặng rửa hận, hoặc phô trương cho người khủng khiếp. Chúng ta vì cơ bảo sanh của tạo hóa. Hội Thánh từ Chức Sắc Thiên Phong đến Chức Việc, Đạo Hữu đều có phận sự bảo vệ cho cơ sanh hóa cho trong Đạo và ngoài đời.

Bần Tăng nói đây không phải là vô bằng cớ. Nếu kẻ vô lương bất đức còn tàn sát phá hoại cơ sanh hóa của Chí Tôn thì QĐCĐ có nghĩa vụ đưa cây Thư Hùng Kiếm ra nhưng phải hài tội chúng nó cho rõ ràng, đủ bằng cớ, cho quần chúng hiểu rõ nhiệm vụ của mình rồi sẽ thi hành phận sự bảo sanh và nghĩa hiệp một cách quang minh sáng suốt.

Còn đối với kẻ chưa rõ thông chơn truyền của Đại Đạo thì chỉ cho họ thấy ông Thiện trước Đền Thờ, vì lẽ vì mà phải cầm đao? Ông Thiện phải cầm đao đặng bảo vệ sự lành của Đức Chí Tôn. Nếu ông Thiện tay không thì chịu cho ông Ác giết. Đời là cơ tương đối, lành đến đâu, dữ đến đó. Thiện ác vẫn tương đương tiến bước.

Thưa các bạn nam nữ. Các bạn cần thanh minh cho đời hiểu rằng: QĐCĐ xuất hiện để hậu thuẫn cho những bậc hiền lương chân chánh, giữ nước thương dân; quân đội có sự nghĩa hiệp giúp Quốc Đạo sáng suốt giữa một đời (hiệp cùng đời xây cơ chuyển thế làm cho Đạo đời tương đắc giữa bạch nhựt thanh thiên).

Vậy Bần Tăng xin các bạn tin chắc và nên vui mừng, sau khi nghe những lời thuyết minh tại sao Đạo Cao Đài có Quân Đội.

 

3. NHO TÔNG CHUYỂN THẾ

Đức Hộ Pháp giảng đêm mùng 1 tháng 12 năm Mậu Dần (1938)

Nhơn loại trên mặt địa cầu nầy do nơi các chơn linh, tùy theo căn quả mà luân hồi chuyển kiếp đến cõi trần thành lập ra một trường học của đời. Trong trường ấy có nhiều lớp và bài vỡ, nhiều đoạn rất hay ho để cho nhơn sanh phấn đấu cùng nhau mà định cơ tấn hóa đến các bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Con người mọi hàng phẩm đều có trình độ cao thấp khác nhau, noi theo trách nhiệm ấy thi hành cho đặng liễu kết hoàn toàn phòng lập cao hơn nhơn tước hay là Thiêng Liêng chi vị. Nói ví dụ một cái gia đình hoặc là xã hội quốc dân thì có vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bằng hữu v.v…Mỗi người đều biết cư xử cho tròn bổn phận thực hành y theo khuôn luật là: Phu Tử, Tử Hiếu, Huynh Để Đệ Cung, Phu Nghĩa Phụ Tiết, Trưởng Huệ Ấn Thuận, Quân Nhơn Thần Trung. Ngoài ra còn tình bậu bạn giao thiệp cùng nhau thì phải giữ lòng thành tín. Ấy là đủ tư cách làm người mới mong mỏi vào đường Đạo đức, từ từ noi theo đẳng cấp mà tân tiến đến phẩm vị Thiêng Liêng, tức là cảnh thung dung an nhàn tự toại.

Trái lại con người ở thế đã chẳng lo nong nả bước hành trình cho xong mà lại còn chen lấn ồn ào, dục vọng theo con đường tăm tối mơ vọng gọi là thích chí hân hoan, chẳng còn nhớ tới cái phận làm người bao nã.

Than ôi! Phong di tục dịch, đảo ngược nhơn luân, trong gia đình mỗi người tự do hành động. Cha chẳng biết giữ bổn phận làm cha, con không biết hiếu sự là gì. Trai gái không thừa mạng và cũng không phụng mẫu nghi…Còn vợ chồng thì sớm đổi chiều thay, không gìn câu tiết nghĩa, luân lý suy đồi, cang thường hư hoại. Gia đình như thế thì tức nhiên đã mất quyền vi chủ.

Người đời thì tín ngưỡng theo thế tục kim tiền, ưu thắng liệt bại, yếu thiệt mạnh hơn, khôn còn dại mất. Mạnh đua chen trên con đường vật chất hữu hình không chú trọng đến thánh đức linh tâm, mượn hành tàng vô  nghĩa mà làm cho vừa lòng ái mộ bất lương, tạo khuôn khổ của đời thành ra trường tự diệt.

Hiện nay cả toàn cầu thế giới nhơn sanh đồng hăng hái bôn xu trên chốn võ đài mà diễn ra một tấn tuồng phấn đấu lợi quyền. Ôi, lương tâm khuyết điểm, chẳng kể gì đến Đạo đức tinh thần, cõi đời ngày nay đã trổ ra màng chiến tranh loạn lạc do nơi cái cơ trạng tả trên đây, cho nên Đức Chí Tôn phải đến Hoằng Khai Đại Đạo đặng hiệp cả thánh chất lương sanh của con người qui nhứt vào đường chí thiện, trau giồi chơn tánh linh tâm cho trong sạch, mong ngày phản bổn hườn nguyên hiệp cùng vô vi chi Đạo.

Mà muốn thành Đạo vô vi thì trước khi phải dụng cơ quan hình thức đặng làm nấc thang tiến hóa, nghĩa là mượn chiếc thuyền Nhà Nho mà đưa các chơn hồn vào đường Tiên cảnh Phật. Nên có câu:

 “Phật Đạo cũng như hành bộ khách,

“Nền Nho ví tợ chiếc đò qua.”

Nếu muốn đi đến Bồng Đảo Niết Bàn đặng làm Tiên, Phật mà chẳng qua đò nhà Nho thì khó mong lên con đường Bỉ Ngạn.

Con người sanh ra ở thế nếu chẳng chen bước đem thân vào trường học cho lão thông các thứ tuồng đời đặng Giáo hóa đoàn ấu thơ hậu tấn, hay là chẳng đến trường Đạo đức mà học hỏi cho rõ thấu các phương châm trọng yếu tầm hỏi những sự chơn truyền cao siêu của Đạo, đặng làm khách u nhàn thanh nhã, vui thú cảnh tự toại thung dung thì đã đành rằng cam phận thiệt thòi, chịu khổ hạnh trọn kiếp lao lung đời đời kiếp kiếp.

Tóm lại, kỳ Hạ Nguơn cuối cùng luân lý cang thường điên đảo, cho nên Đức Chí Tôn giáng trần khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lập thành chánh Giáo đại đồng, nghĩa là cải cựu ác hoán tấu lương, chuyển tạo cơ đời cho trở nên thuần phong mỹ tục, tức là qui tụ thánh đức của loài người phục lại Thượng Nguơn chi thuận lẽ tuần hườn châu nhi phục thủy.

 

4. THANH NGƯU XUỐNG THẾ

Theo sự thuật lại của Ông Hữu Phan Huân Lê Văn Thoại:

Khi Đức Hộ Pháp đến Ngọc Hư Cung lãnh lịnh lâm phàm thì Đức Thái Thượng Lão Quân cho biết: “Hiền Hữu sẽ bị Thanh Ngưu xuống thế khảo Hiền Hữu, nhưng không sao, Lão cho Từ Giáp theo gìn  giữ nó”.

Ông Đốc Phủ Ca là chơn linh của Thanh Ngưu nên lập chi phái  phá Tòa Thánh. Còn Truyền Trạng Phạm Văn Ngọ là Từ Giáp tái thế, nên ông Ca thường nghe lời ông Ngọ. Nơi mũi ông Ca có cái thẹo làm bí tích.

Khi làm Quận Trưởng Châu Đốc, ông Ca có bắt giam Bảy Do cho đến chết. Bảy Do là đệ tử của Phật Thầy Tây An là ông Cử Đa, nên Bảy Do được lịnh Ngọc Hư cho báo thù, thành ông Ca tu không đặng, bị khảo đảo hoài cho đến chết.

Ông Ca oai quyền ai cũng sợ mà ông Ngọ vẫn kêu mầy tao vì tình bè bạn thâm giao, ông Ngọ nói gì ông Ca nghe nấy.

Còn ông Thơ, ông Trang thì Đức Hộ Pháp cho về Tòa Thánh khi mãn phần, ông Tương Ngài không cho vì ông Tương là chánh phạm lập chi phái, hai ông kia chỉ là tùng phạm, Ngài nghĩ có công nghiệp nhiều trong buổi khai Đạo nên cho gởi xác hài nơi Thánh Địa.

 

5.CHƠN LINH CÁC NGƯỜI CHÀM NHẬP MÔN TẠI TÒA THÁNH

Ngày 05-10-Tân Dậu (1981)

Cô Bùi Thị Nga 32 tuổi, nguyên quán ấp 2 Xã Mỹ Hòa (Tháp Mười) đau thần kinh đến nhờ Lễ Viện giải bịnh. Sau khi được giải tại Đền Thánh, cô yêu cầu cho một số người Chàm nhập môn.

Ban đầu thì có 56 vị xin nhập môn do chơn linh của Chu Hắc Cơ tiến dẫn. Sau 56 vị đã nhập môn lại tiến dẫn thêm số người quá đông, Lễ Viện phải đưa cho người xác viết một thông qui dài 30.068 vị, làm việc trong 3 ngày mới hoàn tất.

Trong số người nhập môn có tên Khách Ta:1.000 tuổi, còn Chu Hắc Cơ: 333 tuổi. Con của Chu Hắc Cơ là Khắc Cơ: 300 tuổi.

Nguyên do sự nhập môn tập thể nầy, theo lời cô xác nói lại là do một sự tranh của cải gia tài của một gia tộc người Chàm (Các người Chàm nầy là Chàm Châu Gian  chớ không phải Chàm Hồi miền Trung). Một bên thì mướn Thầy Chà ếm đối, có âm binh đông đúc tấn công; một bên cũng mướn Thầy Chà cho âm binh bảo vệ, mướn người xác của Chu Hắc Cơ giữ gìn, Chu Hắc Cơ làm không lại mới cầu cứu với con là Khắc Cơ tu nơi Núi về phụ lực.

Khắc Cơ khuyên cha nên tu hành, đừng tiếp tục ác hành nữa. Người cha nghe lời mới dẫn số âm binh đi nhập môn vào Đại Đạo.

Sau khi được giải bịnh, cô Nga tỉnh táo như thường, đến cám ơn Lễ Viện đã cứu cô khỏi lên lên xuống xuống. Còn 30.068 chơn linh được Lễ Viện cho lập công quả gát Nội Ô, một số quanh Đền Thánh, số giữ Hộ Pháp Đường, một số giữ Giáo Tông Đường, một số giữ Đầu Sư Đường.

Cách 2 ngày sau lễ nhập môn, Đồng Nhi ở Tây Lan bị trộm, nhưng đến sáng tên trộm đi không được bị bắt; thiên hạ cho là bị chơn linh Chàm giữ lại nên kẻ trộm không thoát được.

 

6. HAI LẦN THỌ ĐẠI NẠN NHƯNG NHỜ ƠN THIÊNG LIÊNG ĐỨC HỘ PHÁP ĐỀU TAI QUA NẠN KHỎI.

Trong những ngày bị đày ải nơi viển đảo, tuy nhọc nhằn vất vả nhưng Đức Hộ Pháp vẫn lo lắng cho nền Đạo và hằng cầu nguyện Đức Chí Tôn ban phước lành cho con cái.

Những ngày bị lao tù có nhiều tai nạn đến với Đức Hộ Pháp nhưng có hai tai nạn mà các bạn tù còn sống bên Ngài đến nay không ai quên được:

1.-Một hôm, xe Pháp chở tù đi ngang một chiếc cầu bắc qua sông trên đảo Madagascar. Chiếc cầu gỗ mục xe chạy lên là cầu gẫy. Mọi người nhốn nháo. Riêng Đức Hộ Pháp vẫn ngồi yên lặng như người tịnh tọa sống chết do Thiên định. Ngài cầu nguyện bình yên cho mọi người trước khi cả chiếc xe chở tù rơi ầm xuống sông.

Chiếc xe chở nặng bị sức rơi và sức nước ép bật tung các khóa cửa, mọi người văng ra dòng nước cuốn tấp vào bờ, kết quả không ai bị thương và thiệt mạng cả.

2.-Lần thứ hai cũng trên xe chở tù, vẫn có mặt Ngài. Xe đang leo lên dốc núi cao thì bất thần chết máy, thắng xe lại không ăn, trong khi đó hai bên đều là vực thẳm. Xe bắt đầu tuộc xuống với tốc độ thật nhanh, không một ai còn tin tưởng mình có thể sống được, mặc dầu vậy nhưng một phản ứng tự nhiên khiến mọi người náo động. Riêng Đức Hộ Pháp vẫn như lần trước, cầu nguyện Đức Chí Tôn che chở cho mọi người.

Chiếc xe lăn vun vút, bổng đánh rầm một tiếng, toàn thân xe khựng lại rồi lật nghiên ra mé đường. Mọi người mở cửa leo ra ngoài  nhìn thấy chỗ xe nằm và vực thẳm chỉ cách nhau trong đường tơ kẻ tóc.

Hoàn hồn, những bạn tù gặp tai nạn hai lần thoát chết nhớ lại sự thiết tha cầu nguyện của Đức Hộ Pháp, họ chỉ Ngài mà xưng tụng: “Chúng ta thoát chết hai lần là nhờ ông lão nầy”. Lời nói đầy tin tưởng kính trọng. Từ đó về sau tất cả đều có cảm tình với Ngài, và trong gian lao khổ sở, có Ngài bên cạnh là họ vững tinh thần, yên chí là mọi tai nạn sẽ lướt qua. Cũng nhờ đó mà bao nhiêu tù nhân được an ủi sống những phút giây hồn nhiên giữa cảnh lao tù trên đảo.

(Trích từ mục báo “Tìm Hiểu Về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” của Thái Châu)

 

7.TRƯƠNG VĨNH KÝ GIÁNG CƠ

TRƯƠNG cánh buồm loan độ khách trần,

ẨN vừng mây bạc cứu non sông.

SĨ tu Đại Đạo chơn hòa lý,

CHÍ đức thành tâm, khí hiệp thần.

THÁNH đức Chơn Truyền đời ngộ giác,

HẬU hòa chủng loại thọ thiên ân.

SƯ minh Giáo lý thiên thơ tác,

GIÁNG lịnh mừng kinh vịnh mấy vần.

Mừng chư sĩ, chư sĩ biết ta chăng? Ta là Trương Vĩnh Ký đây, chư sĩ khá thành tâm, ta rất mừng cho vạn loại cùng chư sĩ ngày nay đặng phước Trời ban bố Kinh Thánh.

Lánh trần tuổi đã sáu mươi ngoài,

Cuộc thế nhộn nhàng  nghĩ đắng cay.

Giữa lúc Á Âu văn vật mối,

Trong cơn Nam Thiện cảnh đời vay.

Thiên cơ xây chuyển kỳ nguơn hội,

Chí Thánh lần theo máy tạo ngoài.

Nhơn đức khó đem cho khách tục,

Vì chân luân lý đổi cùng phai.

(Trích trang 33 Ngũ Phụng Kỳ Sơn Quyển 3 đàn Minh Tân)

 

8. LỜI DẠY CỦA ĐỨC HỘ PHÁP Ngày 24-12-Ất Mùi (1955)

Đức Hộ Pháp mời ông Chí Thiện Đạo, Bà Chí Thiện Tri và thân nhân khối Liên Minh của Mạnh Đờn, ông Chơn Nhơn Cương, Đạo Nhơn Phú, Đạo Nhơn Út, Đạo Nhơn Viện, Thừa Sử Phước, Ban Cơ Mật, Ông Chí Thiện T, Ông Tá Lý Kía đến Hộ Pháp Đường lúc 8 giờ đêm.

Đức Ngài nói với các vị thân nhân của Liên Minh còn ở Biên Khu: Hôm nay Qua dời mấy em đến tỏ bày việc sắp đến, làm cho nền Đạo của Đức Chí Tôn phải qua cơn thử thách nặng nề. Gần đây Ngô Đình Diệm sẽ chiếm tất cả vùng Thánh Địa, cuộc hành quân bạo lực nên biểu Mạnh Đờn và mấy con Liên Minh sớm ra thành, còn các khối Liên Minh kia lần lược cũng phải ra hết đề quốc gia hóa, hiệp với chánh phủ Ngô Đình Diệm. Mỹ ý của Qua muốn cho xuôi một bề, chẳng nên dùng quân lực chống lại Ngô Đình Diệm làm cho giọt máu của con cái Đức Chí Tôn phải bị đỗ vô ích. Giải giáp của Qua có thể chống lại chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm được.

Nhưng xét lại nếu chẳng được thì cũng phải Qua giao vận mạng quốc gia cho quốc dân Việt Nam và các nhà ái quốc lãnh Đạo quốc gia thuần túy, chớ nơi cửa Đạo con cái Đức Chí Tôn đâu có tham chánh một phận sự gì. Cái chủ xướng của Đạo Cao Đài là tạo dựng quốc gia giúp cho đời vững mối giềng đặng an dân cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đổi lại con cá Đức Chí Tôn phải ra gánh vác đem xương máu hy sinh một lần nữa thì nơi Thánh Địa đã trên một triệu sinh linh phải chịu hao hết nữa mới thấy được. Thà mình chịu thua một nước để an toàn Đạo, Đời.

Bởi Ngô Đình Diệm có hội tay ba tại Ba Lê (Paris) với Quốc Trưởng Bảo Đại cùng Qua, Người có tuyên thệ trước bàn thờ Tổ Quốc rằng: “Không phản Tổ Quốc chủng tộc Việt Nam, nếu bội ước sẽ chết trước mũi súng thần của dân tộc và linh hồn bị luật thiên điều của Chúa hành phạt”. Do đó Đức Hoàng Đế Bảo Đại giao cho làm Thủ Tướng để thống nhất các khối quân lực trong các đảng phái để tránh nạn xô xác sanh mạng và trừ nạn chia đôi lãnh thổ.

Vì lời thề nguyền ấy mà kêu toàn thể mấy con Liên Minh và Đạo ủng hộ cho Người làm tròn sứ mạng với Tổ Quốc. Buổi nọ Qua có tuyên bố tại Tân Sơn Nhứt: Chỉ có Ngô Đình Diệm mới hoạch định thống nhất các khối quân lực. Nhưng tình trạng kéo dài khiến cho nạn phân hóa đất nước càng ngày càng đi sâu vào con đường tai họa hơn thời Pháp thuộc, do bởi hiệp định Gevever là cái ách tròng vào đầu dân tộc.

Bây giờ ta muốn gỡ ách lệ thuộc của ngoại ban một lần nữa, chỉ có các lực lượng Thần của các Tôn Giáo đứng lên đòi hỏi, ấy là “bất chiến tự nhiên thành”. Lý thuyết của Thánh Ganhi buổi nọ bạo động, còn giải pháp của Qua thật sự là bất chiến mà thành, rồi đây Qua sẽ tạo ra giải pháp mới mẻ, sẽ do các tôn Giáo xuất hiện để cứu khổ cho toàn nhơn loại, chẳng phải riêng cho dân tộc Việt Nam.

Cây cờ cứu khổ của Đức Chí Tôn để tại mặt thế nầy mà Đạo Cao Đài phải chủ trương thực hiện nhơn nghĩa, Qua sẽ giao trách nhiệm cứu khổ cho Hội Thánh Phước Thiện phải thực hành đưa tay đón rước cái khổ của đời, tức là phải thọ khổ rồi mới giải khổ, phải nuôi đói rách đau đớn để an ủi tâm hồn, đến đổi xác chết của người cũng phải bảo tồn luôn.

Chỉ nhơn nghĩa mà lập quốc, dầu đời bạo ngược, Đạo cứ lo thực hành nhơn nghĩa. Bây giờ tiếp tục tạo chiếc thuyền Bát Nhã sơn màu xanh và ban Tổng Trạo nhà thuyền, Lễ Nhạc, Đồng Nhi, chọn một Chức Sắc để thay mặt Hội Thánh (vị Chức Sắc Phước Thiện) làm nghĩa về tang tế tại Đô Thành Sài Gòn, chẳng luận Đạo đời hoặc các tôn Giáo cùng đảng phái v.v…

Trước kia Qua cùng Quân Đội để Việt Nam Phục Quốc Hội kêu gọi các nhà ái quốc chung sức đẩy xe Thơ của Tổ Quốc mà họ đi nữa đoạn đường đã đỗ vỡ. Giờ phút nầy Qua chỉ còn cậy nhờ vảo cửa Phước Thiện dám hy sinh đảm đương trách nhiệm đúng như lời Phối Thánh Màng dạy mấy em buổi nọ. Đức Ngài chỉ nhắc Thánh Giáo.

Thánh Giáo tại Phạm Nghiệp ngày 11-6.Bính Tý (1936):

“Trong buổi khổ não tâm hồn của một nòi giống đã từng thi thủ đoạn anh hùng bảo tồn xã hội quốc dân, phong hóa luật điều độc lập đường đường một cường quốc nơi cõi Á Đông nầy mà nay phải chịu phận tôi đòi, thân ràng buộc thì ai cũng trong mong có một điều là cơ quan thoát khổ, dưới một cường quyền áp bức thì tâm thần biết định nơi đâu nên phải chịu sáng đen chiều trắng, ấy là thời thế định cho dân Nam phải chịu nịnh, phải gian, phải dối, phải hèn mọn.

“Hỏi muốn thức giấc tham vọng tù lao như vậy, chúng ta là người biết thương dạ để    đời phải dùng phương pháp nào cho phải lễ.

“Lấy giọt lệ đau thương mà gội đầu cho sắc dân bất phước, cầm cờ trắng của Khổng Mạnh để giải hòa phòng duy trì cơ nghiệp của nhà Châu nguy biến buổi nọ. Ôi! Ngày nào kẻ cô thế mà thấy bóng Đạo chở che binh vực, ngày nào những kẻ đói cơm khát nước rách rưới lõa lồ mà tay Đạo dưỡng nuôi mặc ấm, ngày nào những kẻ thấm lệ tuông sa, tâm tình khổ não mà ơn Đạo lau thảm rũ sầu, trọn tình an ủi, ngày nào những kẻ thất thế yếu hèn mà thuyền Đạo làm vinh huê cao trọng đặng hữu ích, đặng thanh cao, do nơi mấy anh mà có…”

Lời của Đức Hộ Pháp: Rồi đây Qua sẽ xuất ngoại, giao thiệp với Quốc Tế và các nước trung lập, dùng giải pháp mới mẻ để mưu cầu hòa bình, thống nhứt hoàng đồ chủng tộc Việt Nam.

Phận sự của mấy em phải làm con cờ cho Qua thí xe thắng chốt; lập trường nhơn nghĩa mấy em cố thủ, phải đồng tâm hiệp sức những anh em có sứ mạng tiền định, dám hy sinh làm tế vật cho Đức Chí Tôn đặng phụng sự cho nhơn loại, dầu cho mặt thế hay trở về Thiên vị, thanh sử phải còn ghi và nhơn loại vẫn tôn sùng. Phụng sự đừng nghĩ đến hạng ăn không ngồi rồi, tham sanh, tưởng rằng họ đã hưởng quyền cao tước trọng, vinh thân phì da lâu dài, nào ngờ đâu họ chưa đầy giấc chiêm bao đã tan như giá, họ chỉ sống làm nô lệ cho vật chất trong danh vị ngắn ngủi đó mà thôi, quên hẳn cả trí thức và tinh thần.

Nhơn loại đang chịu nạn khổ, nạn đói, khói lữa binh đao mà không ra tay cứu chúng để chờ thái bình ngồi toại hưởng, thử hỏi có giá trị gì và có xứng phận không?

Từ ngày Qua lãnh lịnh của Đức Chí Tôn trên 30 năm, biết bao nhiêu phen chịu cảnh nội phản; còn ngoại khảo cũng như luồng gió thổi qua mà thôi. Qua cố lãng quên để trọn tâm lo nền quốc Đạo thạnh truyền, lập khuôn luật hòa bình Đại Đồng Thế Giới.

Rồi đây mấy em sẽ chịu khổ cùng Qua, vì theo Qua, trung thành cùng Qua nên phải chịu tù đày hạ nhục, chê bai đủ mọi mặt; nhưng Qua khuyên mấy em bền chí đoạt thành công, ngoài ngõ còn cha, còn chú Bác, làm gương cho đúng mới nên trò.

Hội Thánh Phước Thiện đủ quyền thay cho Qua trong cơ cứu khổ từ trước tới nay. Thầy trò ta chung hưởng chịu khổ từ chốn rừng xanh mà tạo thành một Thánh Thị vĩ đại như ngày nay cho mọi người chung hưởng, bây giờ ráng chịu thêm một bước nữa. Mấy em sắm một chiếc xe Comion thật mới, gom các em thợ, nhất là về bên mộc và đắp vẽ, bông hình trạm trổ như xe rồng của nhà vua, dưới có chưng hình Qui đỡ Bát Quái Đồ Thơ, có Xích Long, Bạch Lập, Thanh Phượng, Huỳnh Hạc, hình Bát Quái ở phía sau tượng trưng cho hình của Đức Phật Mẫu, dưới có bàn thờ đề chữ Tổ Quốc Việt Nam thật lớn, trên có nóc plat.fond dây lá bông, trước đầu xe thượng Bạch Kỳ, giữa Đạo Kỳ, ở sau Huỳnh Kỳ gọi là Thánh Xa Thơ trương cờ cứu khổ nhơn loại. Khác hơn xa thơ của thời Thánh chúa ngày xưa, đời Ngũ Châu và nhà Châu.

  Thánh Xa Thơ thay thế và tượng trưng xa thơ Tổ Quốc, xa thơ Tổ Quốc tượng trưng hoàn đồ chủng tộc của nòi giống Lạc Long Quân, hình vẽ Phật Mẫu là tượng trưng bà mẹ Thiêng Liêng kêu gọi toàn linh căn quay về cùng mẹ, chỉ có mẹ thương con, bảo dưỡng đùm bọc, dầu con ngỗ nghịch lời mẹ hiền lương nó cũng nghe theo, tức là bàn tay của mẹ đến tận nơi cứu khổ con cái của Ngài, đã sa và chốn oan nghiệt. Xa thơ sẽ đi cùng khắp nước tìm những hài cốt mồ hoang của những chiến sĩ bỏ mình vì nước đem về mai táng nơi nghĩa trang Thánh Địa. Ngoài ra còn xin Thổ Linh vị của các nhà cách mạng ái quốc cùng danh nhân Việt Nam về phụng tự nơi Báo Quốc Từ. Rồi phải tìm hài cốt của các bậc anh hùng có công nghiệp giúp nước đến gởi hài cốt nơi tha bang.

Nhơn nghĩa ấy sẽ đánh thức tinh thần dân tộc, kêu gọi quốc hồn biết nhìn tổ quốc là giống nòi Lạc Long. Gần đây các tôn Giáo chi phái sẽ cùng về nơi Trí Huệ Cung, sẽ qui hiệp lực lượng tinh thần tôn Giáo để cứu dân, cứu nước.

Nếu dân tộc ta mãi còn chia đôi về sự chia đôi của ngoại bang Nga và Mỹ gây nạn tương tàn cốt nhục không lối thoát thì tôn Giáo xuất hiện lực lượng tinh thần Đạo đức, trương cờ cứu khổ trên Thánh Xa Thơ đến vĩ tuyến 17 bờ sông Bến Hải sẽ có các cường quốc trung lập quốc tế can thiệp, vì họ đã ký hiệp định Paris, Genever chia đôi dân tộc; giờ phút đó họ phải can thiệp và đem lại, buộc hai khối Cộng Sản và Tư Bản phải rút ra trọn vẹn và không được nhúng tay vào nội bộ Việt Nam. Giao trọn quyền cho toàn dân quyết định, chừng đó sẽ có đại lễ cầu nguyện Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu, Đức Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, và kêu gọi đồng bào Nam Bắc nên thức tỉnh nhìn nhau là cốt nhục, một dòng máu của Tổ Tiên ta.

Giờ phút nầy tranh đấu để làm gì và đem lợi cho ai? Nên thực sự tranh đấu cho Tổ Quốc dựng nền độc lập, cho giang sơn chủng tộc thì huynh đệ hãy kết chặt tình thương để tạo thành hình hạnh phúc cho đồng bào ta chung hưởng. Làm thế nào cho toàn dân các Đạo Giáo hưởng ứng, nhứt tâm nhứt trí đứng lên trong toàn quốc, trong Miền Bắc cũng như trong Miền Nam đồng kêu gọi cho được thống nhất lãnh thổ và chủng tộc Việt Nam, đem lại hòa bình cho dân tộc.

Ngày nào đất nước thái bình sẽ tạo Đền Thờ nguy nga vĩ đại để thờ phụng tự Tổ Quốc Tiền Nhân Việt Nam, từ thuở đến giờ biết bao chánh phủ qua không có Đền Thờ Tổ Quốc. Ngày nay Tôn Giáo và quốc dân hiệp sức tạo dựng, và nước non thanh bình được thì chủng tộc đồng bào ta mới có cơ hội đền ơn trả hiếu với Tổ Phụ chúng ta đó vậy. Vì Tổ Phụ chúng ta phí biết bao nhiêu xương máu công trình tạo dựng hoàng đồ lưu lại cho quốc dân đang thừa hưởng.

Việc phi thường người đời không làm được mà quốc dân Đạo Giáo làm được là bạn chí thân của Qua đó vậy. Biết rằng phải chịu bao nổi khó khăn, nhưng đem cả chí hy sinh bền dẻo dai sớm muộn sẽ đạt thành, dầu trái ngược với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Người dùng quyền bạo hành kỳ thị Tôn Giáo, không lẽ người sống đời mãi đặng, bảo thủ chế độ độc tài. Qua dám quả quyết rằng: Không có năng lực tàn bạo nào của chế độ nào mà ngăn trở lòng dân và Đạo Giáo.

Chánh phủ qua, tàn bạo qua chớ dân tộc còn mãi và Đạo Giáo vốn còn mãi, từ xưa đến nay vì đầu óc của dân tộc bị chia xẻ nhồi sọ nên phải chịu phận toi đòi, lệ thuộc ngoại bang. Nếu toàn dân đúng mức trưởng thành đánh thức tinh thần quốc dân đồng bào Việt Nam biết tôn trọng chủ quyền dân tộc tự quyết, bảo hộ hoàn đồ chủng tộc thì không có quyền lực bạo quyền nào của ngoại bang thôn chiếm được. Cổ kim vẫn thế, không có một chế độ của một chánh phủ nào trên mặt địa cầu nầy dùng quyền bạo tàn mà đang tâm hủy diệt tôn Giáo được.

Xưa đến đổi bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò, lập Vạn Lý Trường Thành mà có ngăn được lòng của dân chăng? Phật Giáo Tây Thiên Trước Ấn Độ, Gia Tô Giáo Thái Tây, Lão Tử, Khổng Tử bên Trung Hoa, biết bao phen bạo quyền hà khắc mà các nhà tôn Giáo ra mặt quốc tế như thế nào? Ngày nay vẫn tồn tại và sức mạnh tinh thần của Đạo Giáo chẳng hề bị diệt.

Mấy em lãnh lịnh nơi Qua thực hành về mặt nhơn nghĩa trong tôn giáo để cứu dân cứu nước chớ không tham chánh, chỉ xây dựng hữu nhơn hữu nghĩa, không có tánh cách chánh trị vô nhân Đạo, dầu phải bị một chế độ của chánh phủ nào độc tài sanh sát đồng bào, hà khắc tôn Giáo, bất quá như luồng gió thổi qua mà thôi. Rốt cuộc dân cũng còn quyền dân, Đạo vẫn là Đạo, sẽ bền bỉ trường tồn bất di bất dịch.

Mấy em lãnh lịnh nơi Qua nếu chánh phủ nhơn nghĩa ra đời biết tôn trọng tôn Giáo và đầy lòng thương dân mến nước là tồn tại chánh phủ không thọ lương bổng mới thật lòng yêu dân; hễ còn đồng lương là không thu được lòng dân mà còn sanh ra loạn lạc, không đem lại hòa bình thạnh trị, lấy đồng lương ấy bố thí cho người cô thế bịnh hoạn tật nguyền, thương phế binh, già cả, quả phụ.

Xưa kia Tây Bá Hầu lập lịnh bài chiêu hiền, linh thiêng thì nước mới giàu lòng nhân hậu, gói một đốt xương của mồ hoang vô chủ mà trên 800 năm không lập ngục thất mà thái bình thiên hạ với danh nhơn nghĩa.

Qua chỉ ngại một việc Tôn Giáo phân tranh là ngôi bảo tồn thời xưa, Trịnh Nguyễn phân tranh 45 năm rốt cuộc cũng nhờ dân; cũng như Trung Hoa buổi nọ, Tôn Trung Sơn cũng dùng quyền dân. Ngày nay tái diễn cũng không kém gì, có gở được ách lệ thuộc ngoại bang ích lâu cũng đôi ba chục năm, vì họ đã vay nợ máu phải lo đền, ai có dòng máu ấy phải trả cho xong. Tội Chúa làm tôi mang, cha làm con trả là lẽ dĩ nhiên, tuần hườn vay trả là định luật.

Phận sự công dân đất nước chúng ta là người Đạo Giáo, nặng mang nợ áo cơm của xã hội cố gắn lo đền đáp cho trọn phận tôi dân. Mấy em cố gắn, về mặt Quốc Tế để Qua lo, chương trình sẽ định sau cho mấy em thi hành.

Hộ Pháp

Phạm Công Tắc

(Tốc ký viên Thừa Sử Phan Hữu Phước)

 

9.GIÁ TRỊ CỦA  CÔNG TẠO TÁC ĐỀN THÁNH

Đức Hộ Pháp nói chuyện với thợ hồ đang làm Tòa Thánh  ngày 16-10-Bính Tý (27-11-1936):

Mấy em nghỉ cả thảy lại đây. Mấy em làm có mệt thì nghỉ, đừng có trốn, lánh nặng tìm nhẹ thì công quả không đầy đủ, đừng có tựu tại sở ghi tên rồi đi chơi cho đến giờ nghỉ chạy về làm bộ siêng năng đặng Cai Quản ghi công, đó là mấy em không trọn tâm lo công quả, mấy em tưởng làm đây rồi trả nợ cho qua buổi.

Thường công việc làm ở ngoài đời họ buộc mình từ giờ khắc là vì mấy em làm ăn tiền, nên cái tật héo lánh nó quen. Nơi cửa Đạo trường công quả không buộc, không ép. Hễ cứ muốn lập công để tạo quả vị thì rất có nhiều phương lập công, từ bực thấp hèn dốt nát đến hạng trí thức thượng lưu đều tùy sức và tài năng của mỗi người, nam nữ cũng vậy. Người giỏi có văn tài thì làm việc công văn ngồi bureau cùng là đi Đầu Họ, Đầu Quận để hành Đạo đúng chơn truyền luật pháp không sửa cải, lo phổ độ nhơn sanh, lập đức chiếm đại công quả. Điều nầy rất khó vì mang Thánh Thể nơi mình để dìu dẫn con cái Đức Chí Tôn, nếu ai đầy đủ Tam Lập được đem đại công về trình với Chí Tôn. Nếu làm không trọn vẹn thì phẩm tước đã mất mà còn thiếu nợ nhơn sanh nữa mà chớ.

Còn ngồi làm công văn, cứ lo xem sách truyện, đọc báo mà chờ giờ đặng ghi công trả nợ, đến khi khai công nghiệp, kể cho nhiều năm để thăng phẩm Chức Sắc. Về hữu hình thì dễ, còn quyền năng Thiêng Liêng không thể qua được, giỏi lắm thì trừ hột cơm của nhơn sanh chưa đủ là khác. Sự lập công nơi cửa Đạo dầu việc nhỏ việc lớn đều có đắc vị được. Nhưng do tâm đức để tạo thiện đức, thiện công, thiện ngôn, trong ba thiếu một thì chưa chiếm được, dầu cho một công phụ đào luyện mà đoạt đến bực Đạo Nhơn đi nữa, một lời nói chơi nếu có hại cho người cũng đủ tái kiếp trả quả, đừng nói đến sự ghét giận người, gây oán chát hờn, không trọn tình thương thì không dể gì đoạt được Tam Lập.

Còn mấy em đây là hạng dốt nát thì cứ vâng lời Hội Thánh lo cặm cụi làm Đền Thánh sự mệt nhọc mồ hôi tầm tả mà không thối chí ngã lòng, ăn cháo rau, rách rưới, ngày nào chí những ngày nấy. Dù vậy mà mấy em có phước về đây hiệp cùng Qua lo tạo tác Đền Thánh. Trước kia đã 3 năm khởi tạo đều ngưng trệ bỏ dở. Vì không tạo được tâm đức nên Hội Thánh giao cho Thầy tạo tâm đức cho mấy con. Nếu ai muốn làm công quả phải trọn hiến thân. Chỉ có người Phước Thiện về đây, đứa thì làm Đốc Công, Cai Sở, Công Thợ, Nam thì tu chơn, Nữ thì thủ trinh tình nguyện cho đến khi tạo thành Đền Thánh. Chỉ có tâm đức đó Thầy trò mình mới dám lãnh đứng ra làm.

Vậy các con phải ráng bền chí lo công quả, tạo tâm đức, lập âm chất thì Chí Tôn sẽ ban cho mỗi mỗi đứa sẽ được hưởng cái vinh diệu vô cùng, ai muốn hưởng thế thì hưởng, còn không thì hưởng phần Thiêng Liêng cao trọng và tồn tại.

Hồi mấy thế kỷ trước, nơi Đế Thiên, Đế Thích, người ta cũng tạo bằng cây, gạch, ngói, vôi, cát, Chí Tôn cũng hứa sẽ cho đắc vị hết. Bên Nữ thì ham làm vì sợ thua bên Nam nên ráng lo làm cho rồi. Còn Nam ỷ giỏi không cần làm, thả trôi; đến ngày Chí Tôn cho thành thì bên Nữ đắc vị về Thiêng Liêng nhiều hơn, còn bên Nam thì ít.

Ngộ nghĩnh thay! Lúc thành Đạo khiến Tòa Đế Thiên trở thành đá, đến đổi cây cỏ xung quanh và người đang bao, đục, nấu cơm v.v…nói rõ lả cả thảy người nơi đó đều thành đá, bia tạc lưu truyền thiên niên chi cổ, cho đến ngày nay vẫn tồn tại danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Mặc dầu xác họ trở thành đá vĩnh cửu trường tồn cũng như Tòa Đề Thiên đó vậy, nó sẽ mỹ lệ hơn nữa.

Rồi đây mấy con muốn đến xem phong cảnh Tòa Đế Thiên Thầy dẫn cho đến xem thì sẽ thấy quyền năng Thiêng Liêng vô đối. Vậy mấy con cứ lo làm đừng tưởng làm đây rồi không có gì. Nếu các con đặt trọn đức tin nơi Đức Chí Tôn thì sẽ hưởng hồng ân vô đối của Ngài ban cho không gì bằng. Khi làm Đền Thánh xong Thầy còn chọn một chỗ tốt cất nhà Tịnh thì mấy con cũng ráng làm nữa.

Huỳnh Thiện Chơn bạch: Nếu cất nhà Tịnh thì mấy con cùng cứ làm công quả, làm sao vào nhà Tịnh được và từ cấp bậc nào mới xin vào nhà tịnh ?

Đức Hộ Pháp dạy: Thầy lập là chung cho tất cả nhơn loại hạng nào cũng được, không phân biệt Chức Sắc hay tín đồ, hoặc các chi phái xin trở về cùng là các Đạo Giáo khác, nếu họ muốn thì cũng vào được nhưng phải có quyền Vạn Linh công nhận (đó là phần chi phái và ngoại Giáo).

Chơn! Bộ con ham tịnh luyện lắm sao? Đâu có phải những người làm biếng mà vào tịnh được. Trước khi vào tịnh thì phải có đủ Tam Lập là: Lập Đức, Lập Công, Lập Ngôn. Nơi cửa Đạo đưa ra việc chi đều là hữu ích cả, mượn Thể Pháp tượng trưng mới đoạt Bí Pháp. Trước kia Thầy lập Phạm Môn xuất hiện tại Tòa Thánh đặng tượng trưng cửa Phật, độ sanh hồn tức nhiên gọi là PHẬT.

Minh Thiện Đàn mở tại Khổ Hiền Trang, Thầy khai Thể Pháp tại đó gọi là PHÁP.

Phước Thiện ngày nay đã ra thiệt hiện tức nhiên là ra mặt xã hội gọi là TĂNG. Thì nó sẽ bành trướng lưu hành cùng khắp xã hội nhơn quần, nghĩa là phải phụng sự cho toàn thể sanh chúng, tế khổn phò nguy, đi Đầu Họ, Đầu Quận làm hậu thuẫn cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài, lo cơ tận độ, chỉ có công phổ độ mới giải quả tiền khiên.

Ai không có xuất thân hành Đạo, nghĩa là không có công phổ độ thì không vào tịnh được vì không đủ Tam Lập. Trước khi xin vào phải nạp tất cả giấy tờ hành Đạo, lai lịch từ thuở nhỏ đến trưởng thành, ở ngoài đời không án tiết, trong cửa Đạo cũng vậy, trọn tùng luật pháp Đạo và trường trai mới được, rồi giao cho Chi Pháp minh tra về Thể Pháp đủ bằng chứng. Chi Pháp phải giữ hồ sơ của mỗi người, còn về điều trọng yếu về vô vi không thể gì Chi Pháp biết đặng, chiếu văn kiện thì đầy đủ lắm, vậy Chi Pháp chỉ biết văn bằng hiện hữu về mặt hữu hình mà thôi. Khi minh tra đủ lẻ rồi mới giao cho Hộ Pháp Cân Thần; nếu vị nào đủ Tam Lập thì cho vào, bằng thiếu thì trở lại đi Đầu Họ, Đầu Quận hành Đạo nữa. Nói rõ là có Hộ Pháp trục thần khai khiếu mới biết đặng đủ thiếu, bằng không thì ngồi tịnh lớn bụng vô ích.

Ông Bàng bạch:

-Như mấy con cứ làm công quả không di Đầu Quận, Đầu Họ làm sao vào tịnh được vì không đủ Tam Lập.

Đức Hộ Pháp dạy:

-Riêng phận mấy con cứ lo tạo Đền Thánh rồi đây Thầy định cho, phần Thiêng Liêng thì Chí Tôn đã hứa, còn hữu hình, nếu muốn làm quan Đạo Thầy ban cho phẩm Giáo Thiện Nam Nữ cũng vậy.

Ông Thỉnh bạch:

-Những hạng văn hay chữ giỏi, tài đức người ta mới giúp ích cho nhơn quần xã hội, đúng theo lời Thầy dạy là phải giúp nhơn loại khắp cả hoàn cầu đặng lập đức, lập công và lập ngôn cũng phải thế…mấy con dốt có thể nào làm được?

Đức Hộ Pháp dạy:

-Phương pháp Tam Lập nói rõ là chỉ đem trọn mảnh thân nầy làm con tế vật cho Chí Tôn đặng phụng sự nhân loại, nếu giải rõ rất nhiều chi tiết. Để có dịp Thầy sẽ thuyết minh, hoặc viết sách in ra cho học hỏi.

Bây giờ mấy con làm công quả, nó cũng ở trong thuyết Tam Lập. Lại nữa cái công tạo tác Đền Thánh tức là đền thờ chung của toàn nhơn loại sùng kính như thế cũng đáng lắm rồi. Mặc dầu không đủ Tam Lập mà mình làm điều gì mà cả toàn nhơn sanh hằng ca tụng, nhắc nhỡ và ghi ơn lưu danh hậu thế, cũng là một việc khó làm, chớ nó cũng dám sánh với công phổ độ vậy.

Nếu xét lại thấy em nào thiếu thiện công, thiện ngôn sau nầy phải xuất sư, cũng là làm Thầy tạo nghiệp Đạo, rồi ngày kia hễ Chức Sắc xuất dương ngoại quốc, các con cũng xuất sư tạo nghiệp ở các nước, nên ráng lập công học cho thông mọi việc theo nghề nghiệp mình.

Thầy khuyên các con ở cùng nhau như một vậy, trên thương dưới, dưới không nghịch trên, dùng ngôn ngữ từ hòa đối đãi nhau để đoạt Đạo ngôn ngữ, Nam Nữ cũng vậy.

Thầy hỏi mấy con về làm công quả tự mình đi hay là có ai biểu?

-Mấy con là người hiến thân Phước Thiện thì trọn quyền Hội Thánh sai khiến, nghe Châu Tri mộ công quả mấy con mới vâng lịnh ông Đầu Họ biểu về đây.

Đức Hộ Pháp dạy:

-Điều đó là tạo công lập vị hay chuộc công quả đứng vào hàng “Giáo Nhi Hậu Thiện” là nghe lịnh mà làm theo. Nếu con em nào tâm đức minh mẫn được “Bát Giáo Nhi Thiện” là thiện công, thiện ngôn đó vậy. Hạng nầy gọi là phi thường khỏi vào tịnh cũng đoạt Pháp được, là vì họ sẵn có nguyên nhân do hiểu biết mà làm, họ tự tạo âm chất thật hành điều nghĩa, điều thiện là Thể Pháp tức nhiên là họ có thể đoạt Bí Pháp. Điều thiếu một việc, muốn đắc Pháp phải có chơn sư khai khiếu mới trọn vẹn được, đó mới gọi là “Thượng Phẩm Chi Nhơn”.

Còn mấy em đây là “Trung Phẩm Chi Nhơn, Giáo Nhi Hậu Thiện”. Mấy em tạo thiện đức được là biết nghe lời Hội Thánh. Người ta có tài thì họ làm việc hay, còn mình dở thì làm việc thường. Thầy tỷ dụ một việc thường để cho mấy con dể hiểu. Phận mình dốt thì làm theo dốt, muốn tạo thiện đức, thiện công, thiện ngôn là như vầy:

-Mình nghe đâu có cất chùa thì mình tự tính đi đến xin làm công quả.

-Mình nghe đâu có bị tay nạn khốn khổ thì trong đêm ấy nắm tình thương xót nghe chỗ đó bị tay nạn thì mình định sáng ngày rũ anh em hay tự mình đi, dầu sáng nầy tầm sắp chín, hoặc có mối lợi gì đó cũng bỏ đi đến trợ giúp việc tai nạn, đó là thiện đức, nghĩa là khi mình tính.

-Khi đến nơi nói như vầy: Thưa anh, tôi nghe anh bị tai nạn, tôi đến xin phép giúp anh một ngàn, hoặc là vác một cái cây, giúp đồng bạc, vậy anh vui lòng cho tôi giúp với một nghĩa mọn…

Khi mình nói là thực hiện ngôn, khi mình làm là thực hiện công; chớ không phải ỷ có của rồi nói sổ sàn: Đây tôi cho anh một đồng mua gạo ăn đỡ đói. Như vậy là chưa thiện ngôn.

Mấy em đừng có phân bì việc lập công với Đạo, bực Chức Sắc mà không làm được, còn mình tín đồ mà làm gì. Mấy con phải hiểu rằng cái tâm đức từ thiện ở cửa Đạo không phân biệt lớn hay nhỏ. Dầu nhỏ lớn đều làm được, hễ ai có nguyên căn là làm được.

“Cam La sớm gặp cũng xinh,

“Muộn thời Khương Tử cũng sinh một  đời”.

Mấy con đừng lầm tưởng rằng phải vào tịnh thất mới đoạt Pháp. Mấy con làm hằng ngày là tô điểm nuôi nấng Thể Pháp. Khi mấy con đắc Pháp mà các con chưa biết đặng cái Thể Pháp ở trong thuyết Tam Lập. Mình tự đào tạo nó hay lo làm âm chất và làm điều thiện, tự giác nơi lòng mình thì cái chơn pháp ấy vẫn từ từ sẽ có và tồn tại. Đó mới là chơn pháp, chớ chẳng nhờ ai mà ban cho mình chơn pháp được. Nếu tâm niệm mình không có, dầu mình thọ pháp hay tịnh luyện rồi nó cũng mất. Bởi lẻ ấy mà Thầy truyền Thể Pháp lẫn cơ Bí Pháp cho Chức Sắc giải oan, Tấm Thánh, Hôn Phối và Phép Xác. Chỉ có Giáo Sư Minh vừa khá cũng bị lấy lại. Còn bao nhiêu từ từ phai lợt của Thầy đã ban cho mà tự mình làm mất. Bởi lý do nào mà không giữ tồn tại:

1.-Là sự nóng giận khiến ngôn ngữ không lành.

2.-Sắc dục (dầu cho vợ cũng là sắc).

3.-Không trọn vẹn giữ trai giới mà không tinh khiết.

Trọng đại hơn hết là cái Đạo ngôn ngữ ở trong cửa Đạo, từ tín đồ lập công đoạt đến Chức Sắc phải có 3.000 công quả đã nhiều năm dày công phu tu luyện mới nhập vào Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Nếu mà chưa trọn Đạo, ngôn ngữ thốt ra một lời nói bất lợi cho người, cho mình thì cũng tan như giá.

“Nhứt ngôn khả dĩ hưng bang,

“Nhứt ngôn khả dĩ tán bang.”

Tỷ như rủi lắm gặp người đồng Đạo với mình mà bị phạm tội với Đạo với Hội Thánh, với Thầy, với bạn, họ đã chịu khổ đau tâm hồn lắm vậy. Mình là người vô tội hoặc là người mang thiên mạng nơi mình mà còn tánh đức phàm tục, cứ khinh rẻ, chê bai, trích điểm làm cho bạn mình đau khổ thêm. Lẽ Đạo phải thương không hết, có lý đâu buông lời nhạo báng, vô tình mà mất cả chơn pháp và gánh lấy tội của họ đã làm mà may duyên cho họ được trao lại cho mình. Chớ chi Hội Thánh thay hình thể Chí Tôn dùng luật hữu hình tức là trị thì Thiên Điều khỏi trị. Còn mình không phải là thay hình thể Chí Tôn, cũng là bạn đồng sanh mà chưa chắc gì mình trong sạch hơn kẻ đang có tội mà mình lãnh thêm nữa. Cái huyền vi mầu nhiệm của Bí Pháp rất trọng hệ lắm vậy. Học Đạo ngôn ngữ của Thánh Hiền phải cẩn ngôn, cẩn hạnh trước khi nói phải suy nghĩ, điều nào phải, điều nào lợi rồi sẽ nói.

1.-Là chơn chánh

2.-Là dể thương

3.-Là hữu ích

Nhược bằng không được 3 điều trên thì giới khẩu làm thinh tốt hơn hết.

(Luật Sự Phạm Ngọc Trấn soạn)

 

10. THÁNH GIÁO CỦA THẤT NƯƠNG NÓI VỀ “ÂM QUANG”

 Giáo Tông Đường ngày mùng 9 tháng 4 năm Giáp Tuất

Phò loan: Hộ Pháp, Tiếp Thế

THẤT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

Cháu chào Di Mẫu, mấy chị, mấy anh và vợ chồng hiền muội Ngọc Hồ.

Thưa đứng dậy. Em cam thất lễ, tiếc thay em cố ý dặn trước ngày em đến đặng hội hiệp đông đủ cùng nhiều chị, nhưng phò loan trễ nải.

Em không phương gặp đặng, nhứt là về việc Diêu Trì Cung bị mượn danh nơi khác mà dối gạt nhơn sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa về phần tín ngưỡng, chớ chi thất tại tà quyền thì mấy em có phương trừ khử, nhưng tại nơi Đồng thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người mê tín.

Thưa cùng mấy chị em, em xin nhắc nhở điều nầy. Ngày hội Ngọc Hư Cung đặng lo phương tiếp pháp của Tây Phương Cực Lạc truyền qua, em đã đặng nghe thấy những lời của Địa Tạng Vương Bồ Tát than thở rằng Ngài là Phật nên khó gần gũi các hồn Nữ phái mà khuyến Giáo cơ giải thoát mê đồ, bởi cớ nơi Âm Quang Nữ hồn còn bị luyến tội nhiều hơn Nam phái bội phần. Em lại nghe Người ước rằng: “Chớ chi có một đấng Nữ Tiên dám đảm đương đến phổ tế, mới mong tận độ chư vong, cửa Phong Đô thoát kiếp”.

Em mới để dạ lo lường cả lòng lẫn ái đến đó, Em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng chi trọng hệ, song kiếp hồn chịu sầu thảm lạ thường. Em đã liệu nhiều phương thế từ đây cho mấy chơn hồn có bề để tránh khỏi cửa Âm Quang hãm tội. Em nên nói rõ Âm Quang là gì đã rồi mấy chị hiểu đặng.

Âm Quang là nơi Thần Linh Học gọi rằng État drasticité nghĩa là nơi trường đình của chư hồn giải thể hay là nhập thể.

Đại Từ Phụ đã định nơi ấy cho, Phật gọi là Tịnh Tâm Xá, nghĩa là nơi ấy các chư hồn đến đó đặng tịnh tâm xét mình coi trong kiếp sanh bao nhiêu tội phước. Vậy nơi ấy là nơi xét mình. Chớ cho cả nhơn sanh biết xét mình trước khi thoát xác thì tự nhiên tránh khỏi.

Âm Quang nói cho cùng, nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội tình mà phút chót biết ăn năn tự hối cầu khẩn, Chí Tôn độ rỗi thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm Quang lại còn hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, là các chơn hồn đặng tự hối hay đặng Giáo hóa mà hiểu trọn chơn truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn hồn cầu rỗi.

Ôi! Tuy vân hồng ân của Đại Từ Phụ như thế mà em vẫn thấy các chơn hồn bị sa đọa hằng hà mỗi ngày, xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng trông cậy nơi Thầy, nhứt là các Đạo Hữu tín đồ thất thệ. Em trông thấy bắt đau lòng; phái Nữ cũng phần đông hơn hết.

Thưa cùng Di Mẫu, cháu cậy Di Mẫu lấy bài than của cháu đây dạy dùm cho nhơn sanh lánh tội thì cháu cảm nghĩa chẳng cùng.

Em Ngọc Hồ, những lời của chúng ta giao ngôn buổi nọ kết quả em há.

Em phải để tâm nghe thi nầy thầm hiểu.

Thi:

Mặn mòi cơm mắm thắm về lâu,

Cuộc nghĩa kìa ai chịu giải dầu.

Đốt nén hương tàn theo nến khói,

Trong hình cảnh cũ phế du tan.

Cuộc đời lở khóc nguồn cơn nhớ,

Gánh nợ thay duyên chớ phụ phàng.

Âu yếm nhớ khi lơ lưỡng khách,

Mà nay em trả nổi đa mang.

Cười…

Họ hiểu hết mà em nói lén nổi gì (cười).

Thăng

 

11.ĐẠI LỄ AN VỊ PHẬT MẪU TẠI BÁO ÂN TỪ

Thời Dậu ngày 9-1 Đinh Hợi (1947)

Báo Ân Từ tạo bằng cây vách đất, lợp ngói vào năm Quí Dậu (1933) dời Quả Càn Khôn về thờ, để Hội Thánh tạo tác 3 năm bỏ dở. Đến năm Bính Tý (1936) Đức Hộ Pháp lãnh đứng ra tạo tác, đến cuối năm Canh Thìn (1940) đúng 4 năm vừa hoàn tất. Kế sự biến cố đến, Pháp đóng cửa Tòa Thánh và các Thánh Thất, mãi đến ngày 23-6-Tân Tỵ (1941) là ngày Đức Hộ Pháp thọ nạn để giải ách lệ thuộc cho dân tộc Việt Nam, cũng như Văn Vương 7 năm Dủ Lý rồi gầy dựng cơ nghiệp nhà Châu buổi nọ. Đức Hộ Pháp than rằng: Thọ lãnh Thiên Mạng với chơn lý chánh đáng, là một Giáo Chủ hướng dẫn toàn thể con cái Đức Chí Tôn với một tinh thần Đạo đức trong phạm vi Đạo Giáo mà thôi. Lấy thiên tài phận sự một công dân tạo hạnh phúc cho giống nòi Việt Nam, gầy dựng lập trường vững chắc và mới mẻ, chờ tiếp rước bậc hiền nhân chí sĩ do giọt máu con Hồng Cháu Lạc tức là dòng giỏi của tiền đồ lưu lại, thành lập quốc gia công bình chơn chánh vị tha, không tham danh, chẳng màng lợi mới có thể thuần túy được.

Nhưng nợ trả xong xương máu chưa dứt, sớm được là bởi số kiếp của dân tộc Việt Nam, ách tương tàn cốt nhục vẫn mãi kéo dài, khiến cho Pháp sớm đưa Đức Ngài về Tổ  Đình Tây Ninh vào ngày 22 tháng 8 Bính Tuất (1946) tức là 5 năm 2 tháng sau khi bị lưu đày nơi hải đảo Madagascar. Ngài than rằng: Còn thiếu 1 năm 10 tháng nữa mới may ra giải khổ nạn ách cho dân tộc chấm dứt được. Lẽ dĩ nhiên, luật công bình tạo hóa, ta dầu muốn cũng không hề khi nào cải sửa được.

Đến ngày 26 tháng giêng Đinh Hợi (1947) lễ di quả Càn Khôn tại Báo Ân Từ về Tổ Đình Tòa Thánh, Đức Hộ Pháp dạy Lễ Viện Phước Thiện tạo long vị để thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu tại Báo Ân Từ, để chữ “Diêu Trì Kim Mẫu”, bên hữu “Cửu Vị Tiên Nương”, bên tả “Bạch Vân Động Chư Thánh”. Khởi đầu thờ Phật Mẫu vào ngày 9-1-Đinh Hợi (1947). Phần tô điểm trang trí sơn phết giao cho Ban Kiến Trúc; Tá Lý sở đắp vẽ Lâm Thành Kía và Nguyễn Thế Trạch lãnh đắp chơn dung Đức Cao Thượng Phẩm đứng trên mặt dựng của Báo Ân Từ, tay cầm Long Tu Phiến đưa lên, mặc áo rộng trắng.

Đức Ngài dạy Lễ Viện Phước Thiện sửa soạn 6 giờ chiều ngày 9 tháng 1, thuyết đại lễ an vị Phật Mẫu. Từ từ toàn thể Đạo hữu tề tựu, cả Chức Sắc mặc Đại Phục theo sắc phái. Khi đến thấy Đức Ngài mặc áo Đạo trắng thường phục, cả thảy đều thay đổi lại mặc áo tay chẹt hết. Đức Ngài nói:

-Nơi triều thiên ở Đền Thánh chầu lễ Đức Chí Tôn là đẳng cấp áo mão, còn về đây nơi cửa Phật là tình mẹ với con mà thôi, hễ quan trường chịu luật nghiêm khắc, về Mẹ không còn oai quyền, như vậy mới thấy Bà Mẹ thương yêu con vô ngần, dù vinh hiển quyền quí thế nào, chung cuộc cũng về cùng Mẹ mà thôi.

Đức Ngài sắp Chức Sắc Nữ Phái quì hàng giữa, kế tiếp dỉ chí Đạo Muội quì chót; bên hữu toàn là Nữ Phái quì cúng. Bên tả Chức Sắc Nam Phái quì trước, kế tiếp Đạo Hữu.

Ngoại Nghi có Bàn Hội Đồng, cúng hương trà quả, hoa để mời chư vị Hiệp Thiên Đài quá vãng cùng chư Đại Thiên Phong Cửu Trùng như Đức Quyền Giáo Tông v.v…dự lễ bái Phật Mẫu.

Sau nghi ngoại, Đức Hộ Pháp cùng chư vị Thời Quân, Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, Chức Việc nếu có quì kế tiếp.

Sau nghi “lễ Thành”, Đức Ngài gọi Lễ Viện Phước Thiện và mấy em Giáo Nhi, Đồng Nhi đều đứng chung quanh bàn Hội Đồng, Ngài dạy khi cúng rồi phải day xá ra để kính chào khí sanh quang tức là nguồn cội của Pháp biến sanh vạn vật. Trước là PHẬT, PHÁP, TĂNG gọi là Tam Qui. Trong Pháp ấy xuất hiện Phật Mẫu, kế tiếp Vạn Linh, vạn vật v.v…Bởi cái bí pháp Diêu Trì Cung có liên quan mật thiết cùng Hiệp Thiên Đài thì có Tam Qui Thường Bộ Pháp Giới, mặc dù nơi đây không có thờ chữ Khí mà buộc mình phải xá ra, đó là lòng tin tưởng biết ơn và chào mạng sanh của chúng ta đó vậy.

Mấy em Lễ Sĩ nhớ, khi cúng Phật Mẫu phải xuống câu: “Nam Nữ Nhập Đàn”. Nơi nầy về Mẹ ai cũng là con không ai dám xưng Chức Sắc, dầu Hộ Pháp cũng là con. Lễ Sĩ mặc áo vàng phái Thái được phép đi giầy hay là vớ trắng. Theo lẽ có Lễ Sĩ Nữ dùng Tam Bửu mà thấy coi bộ bề bộn, phải mấy đứa thủ trinh còn nhỏ, bắt nó tập lễ đi coi gọn hơn.

Mấy em Giáo Nhi khi cúng đàn nơi Đền Thờ Phật Mẫu đọc bài kinh: “Tạo Hóa Thiên Huyền Vi Thiên Hậu” rồi kế điện hoa. Khi cúng tứ thời mới tụng bài kinh xưng tụng công đức, đến câu “Cùng chung Giáo hóa chung cùng lo âu” sửa lại đọc: “Cùng chung Giáo háo ân cần lo âu”. Để rồi Qua ra lịnh Tiếp Lể sửa lại những chữ king trùng tự.

Bài dâng hoa đến chữ: “Cúi mong Thương Đế”…Phải thài : “Cúi mong Phật Mẫu rưới ân thiên”.

Kỳ lễ nầy theo đúng giờ Ngọ ngày rằm, nhưng Qua định cúng thời Dậu, là cốt yếu thuộc Âm, lại là ngày vía Đức Chí Tôn. Buổi đầu Qua biết thế nào cũng bợ ngợ sơ sót nên cúng để chỉ dại đến kỳ sóc vọng tới đây phải tuân theo lịnh, đừng sửa đổi.

Hễ ngày sóc vọng trùng cùng ngày với các kỳ lễ vía Nguơn Đáng, phải thiết lễ cúng Chí Tôn thời Tý, còn cúng Đức Phật Mẫu là thời ngọ. Từ đây về sau nơi nào muốn lập Điện Thờ Phật Mẫu phải đợi có Thánh Thất mới lập sau. Thử ai theo cách thực hành ở Tòa Thánh và Báo Ân Từ, phải làm một khuôn mẫu chẳng nên canh cải, sửa đổi là trái Pháp mà sanh biến, loạn hàng thất thứ.

Ghi lời dạy của Đức Hộ Pháp, kính gởi Ngài Chí Thiện. Lễ Viện Phước Thiện.

Tòa Thánh ngày 12-1-Đinh Hợi (1947)

Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn

Ký tên

 

12. CỘNG SẢN VỚI QUÂN ĐỘI

(Trích trang 87 vi bằng hội tại Hiệp Thiên Đài ngày 18-11-1949)

Đức Hộ Pháp nói: Về hiện tình bây giờ, chúng ta có một đối phương, mà đối phương ấy không phải hèn.

Việt Minh lấy thuyết tam vô trải trên mặt thế nầy, xui giục kẻ nghèo hèn chiến đấu với kẻ giàu sang, lấy cái thuyết sự sanh hoạt bất công nên tài sản phải chia sớt với nhau, phần nhiều là nghèo, còn sang giàu thì ít, nên thế lực phần đông đánh đỗ phần ít. Họ vẫn thường thắng mà ảnh hưởng lại lan tràn chung quanh ta.

Sự thật chánh sách Cộng Sản không lạ gì với Đạo.

Chánh sách đó nguyên căn mượn tinh thần Đạo để tạo quyền đời mà thôi. Ai không Cộng Sản ? Cộng Sản là chia cho nhau cái sống. Cộng Sản ai hơn Phật Thích Ca, đi xin đem về cho kẻ cô đơn, kẻ đói ăn.

Cộng Sản ai hơn Khổng Phu Tử, xem dân sanh làm trọng còn cả quyền hành ở thế gian nầy Ngài không coi ra gì cả.

Bây giờ nói đến Chí Tôn là Cộng Sản hơn cả. Ngài đến là vì kẻ nghèo, chớ không gì kẻ vinh hiển sang giàu.

Cộng Sản lợi dụng cái triết lý của Đạo Giáo đặng đề truyền bá, có đám nhẹ tín nghe theo, nói như két, không biết cái thiết yếu là mình nghịch mình. Thật đó là hườn thuốc độc mà không biết, cứ trơ trơ mà nuốt.

Tại sao nó công kích?- Vì nó hiểu tôn Giáo không có quyền có quân đội, về mặt quốc tế không phép có.

Ngày kia các tôn Giáo nghịch với mình, nó sẽ lôi mình ra Tòa Án Quốc Tế, mà nhứt là Thiên Chúa Giáo. Mình lập quân đội để bảo vệ chúng sanh mình biết. Chúng ta đã đến lập trường khó xử, không lẻ vì Đạo bỏ đời hay vì đời bỏ Đạo. Nếu chúng nó biết, nó chỉ trích lập trường mình cũng khó giải quyết.

Hồi Bần Đạo mới về, chúng nó bảo mình phục tùng mạng lịnh chúng nó, giao nạp hết khí giới đặng làm nô lệ cho chúng nó, hồi đó Đại Tá Phương biết nữa.

Quân Đội đã thành lập đó là quyền của công dân yêu nước, vì công dân ai cũng có quyền làm, còn Đạo thì không có quyền có Quân Đội. Vì thế trước khi lập Quân Đội, Bần Đạo bảo Tổng Tư Lịnh lập riêng ra đừng cho dính dấp gì với Đạo hết, mà nó đem áo mão Phối Sư ra cho người biết hết. Vì thế mà nhà tìm Đạo họ trích điểm, họ kích bác mà Tổng Tư Lịnh Trần Quang Vinh không giải nghĩa cho người ta biết. Người ta chỉ trích đúng mà Vinh nó không thi hành theo lời Bần Đạo dạy. Bây giờ Thầy trò mình bị thử thách, thật là một lập trường khó xử.

Hôm trước Bần Đạo xuống Sài Gòn, có một nhà báo bên Pháp hỏi về tôn Giáo Đạo Cao Đài, hỏi tại sao Cao Đài có Quân Đội? Bần Đạo trả lời:

-Quân Đội Cao Đài cốt yếu là để bảo vệ sanh mạng của toàn Đạo và sanh mạng của thường dân vô cô đã bị đôi bên đối phương tàn diệt.

Bần Đạo có đứng trước máy truyền thanh cho các nước họ biết. Hồi Bần Đạo nói đó có Bảo Sanh Quân và Tổng Tư Lịnh nữa. Quân Đội Cao Đài có sở dĩ để chống lại sự phá hoại vô ý thức của tụi phiến loạn kia, chớ Đạo Cao Đài không chiến đấu cùng ai hết.

Bần Đạo muốn để riêng Hội Thánh ra, Hội Thánh có quyền tự vệ mà thôi, còn Quân Đội lấy danh nghĩa của những tín đồ yêu nước mà thành lập.

…………………..

Không có một số ít người Việt Nam của Đạo Cao Đài theo thì Nhựt không bao giờ dám đảo chánh. Nó lấy cớ rằng quốc dân Việt Nam không chịu cho người Pháp đô hộ và tròng ách vào quốc dân Việt Nam nữa, nó lấy đó làm căn bản. Vì Đạo Cao Đài uất hận với người Pháp. Nó dùng Quân Đội Cao Đài làm cây cờ lịnh của nó đặng đảo chánh, nó đem cây cờ đó ra mặt luật quốc tế thì Pháp cũng không nói gì được hết.

 

13. CÁI LÝ CỦA QUỈ THẦN

Trong chương sách hỏi về việc “Chẳng phải Quỉ mà tế” Tây Sơn Tiên Sinh Châu Đức Tú viết:

Cái lý của Quỉ Thần, tay người mới học chẳng dể gì tìm hiểu đến cùng được nhưng cũng cần phải biết đến danh nghĩa của nó. Nếu lấy 3 chữ “Thần, Kỳ, Quỉ” mà nói thì Thần của Trời gọi là Thần, Thần của Phật gọi là Kỳ, Thần của Người gọi là Quỉ. Nếu lấy 2 chữ Quỉ Thần mà nói thì Thần là cái Khí, Khí duỗi ra, giản ra ; Quỉ là cái Khí, Khí co lui thun lại.

Khi khí duỗi ra thì thuộc dương nên là Thần; khi Khí co lại thuộc âm nên Quỉ. Như vậy, Thần là duỗi ra, Quỉ là co về. Hãy lấy nhân thân con người mà luận thì lúc sống gọi là người, lúc chết gọi là Quỉ: đó là sự phân biệt giữa sống và chết.

Tuy nhiên lấy sức sống mà nói thì từ nhỏ đến lớn là lúc Khí duỗi ra; từ lớn đến già, từ già đến chết là khí duỗi mà co lại. Lấy lúc chết mà nói là hồn du phách giáng, thầm lặng vô hình, đó là lúc Khí co về. Kịp đến lúc con cháu cúng tế, lấy lòng thành mà thông cảm vời khiến có thể tìm về, đó là lúc Khí co mà lại duỗi.

Tôi cho rằng Người với Quỉ chỉ do một mối như thế đó thôi. Đến như Quỉ Thần của Tạo Hóa thì những Quỉ Thần nầy chính là Núi, Đầm, Nước, Lửa, Sấm, Gió, Mặt Trời với điện đều là Lửa, với mưa đều là Nước. Nếu hợp Nước Lửa lại mà nói thì đó chỉ là 2 khí Âm Dương mà thôi. Âm Dương hai khí lưu hành trong khoảng Trời Đất, vạn vật nhờ đó để sinh , nhờ đó để thành. Cái mà ta bảo Quỉ Thần thật chỉ là như thế.

Như vậy theo quang điểm của Tây Sơn Tiên Sinh, Quỉ Thần không có nghĩa thông thường thường của thế nhân mà chỉ có nghĩa rất triết học. Tóm lại Quỉ Thần chỉ có ý nghĩa Âm Dương co duỗi chớ chẳng có tý nghĩa nào về thiêng liêng quái lạ cả.

Châu Tử cũng đồng một ý với Châu Đức Tú khi giải thích ra chữ Quỉ, Thần, Kỳ.

Trước hết ta thấy Dịch Hề Thương có nói ở chương IV: “Đạo Dịch cũng chuẩn xác như Trời Đất cho nên nó có thể sắp đặt, điều hành cái Đạo của Trời Đất. Nhờ ngửa mặt xem Thiên Văn, cúi đầu xuống xét địa lý, nó biết được nguyên cớ của những điều u uẩn mờ tối, hoặc những chuyện phiền tạp một cách rõ ràng rành mạch. Nó suy nguyên tìm về trước và quay lại nhìn về sau, bởi thế nó biết được cái lẻ sống chết. Nó tinh luyện cái khí để làm vật thả cái hồn đi để biến hóa, cho nên nó biết được cái tình trạng của Quỉ Thần.

(Trích trang 203-205 Kinh Dịch với Vũ Trụ Quang Đông Phương của Nguyễn Hữu Lương)

 

14. NGƯỜI TÉ GIẾNG

Trên đường chạy loạn, Hoa Hàm cùng đoàn tùy tùng gặp một người lạ cũng chạy loạn, năn nỉ xin gia nhập đoàn. Các tùy viên đồng ý, Chỉ có Hoa Hàm nói: “Ta có mấy người, hiểm nguy, may mắn, sướng khổ, sống chết đùm bọc lấy nhau. Bây giờ thêm một người nữa, liệu khi hữu sự có lo cho người ta chu toàn không?

Các tùy viên năng nỉ Hoa Hàm để người ta đi chung cho kỳ được. Hoa Hàm sau cùng thuận ý. Cả đoàn tiếp tục đi, đi được xa xa, người lạ bổng rơi xuống giếng.

Đoàn tùy tùng sợ trách nhiệm và cực khổ bỏ đi. Hoa Hàm bất mãn nói: “Đã nhận người ta cùng đi, lúc người ta lâm nạn bỏ người ta sao đành. Ông liền ra lịnh cho các tùy viên vớt người lạ lên, tìm cách cứu chữa cho lành.

Nhưng nguy quá, người lạ ngộp nước, mệt lả và tắt thở.

Hoa Hàm tận tụy cùng đoàn an táng người lạ với lòng tiếc thương và chu toàn.

Hoa Hàm thật nêu gương sáng lạng về bác ái một cách khôn ngoan. Bọn tùy tùng vì e ngại mà nhận người lạ cùng đi cho êm chuyện. Hoa Hàm dè dặt vì sợ không đủ khả năng bảo toàn cho người lạ lúc nguy hiểm. Khi kẻ nầy té giếng, chính những người năn nỉ xin cho anh đi lại bỏ anh tất tưởi.

Hoa Hàm là quân tử, lấy lòng cao thượng xử với người. Ông lo vớt người lạ, cứu chữa, mai táng với lòng bác ái cao cả.

(Trích trang 230-231 Thuật Sống Dũng của Hoàng Xuân Việt)

 

15.VỊNH BỐN MÙA

Bà Ngô Chi Lan là vợ ông Phù Phúc Hoành, Đông Các Đại Học Sĩ đời Lê Thánh Tông. Bà được vua mời vào trong cung dạy các cung nữ và được phong Phù Gia Nữ Học Sĩ. Bà mất năm 41 tuổi.

Sau đây là bài thơ Vịnh Bốn Mùa của Bà:

VỊNH BỐN MÙA

XUÂN

Khí trời ấm áp đượm hơi dương,

Thấp thoáng lâu đài vẻ ác vàng.

Rèm liễu líu lo, oanh hót gió,

Dậu hoa phất phới bướm châu hương.

HẠ

Gió bay bông lựu đã tơi bời,

Tự góc cây đu đứng nhỡn chơi.

Oanh nọ tiếc xuân còn vỗ cánh,

Én kia nhớ cảnh cũng gào hơi.

THU

Gió vàng hiu hắc cảnh tiêu sơ,

Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa!

Giếng ngọc sen tàn, bông hết thắm,

Rừng phong lá rụng tiếng như mưa.

ĐÔNG

Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng,

Giải buồn chén rượu lúc sầu đông.

Tuyết đưa hơi lạnh xông trên cửa,

Gió phẩy mùa băng dãi mặt sông.

Ngô Chi Lan

(Bài Vịnh Bốn Mùa của Bà Ngô Chi Lan trích trang 44-45, Thi Văn Bình Chú của Ngô Tất Tố)

 

Để nối điệu hương vị của bốn mùa, chúng tôi xin giới thiệu bài Tứ Thời của Bát Nương Diêu Trì Cung cho trong tháng 4 năm Canh Dần (1950) để dạy Chức Sắc Tiểu Cấp Hiệp Thiên Đài về cách hành văn. Đây là một đoạn trong một bài song thất lục bát:

TỨ THỜI

Mến những khách cầm kỳ thi họa,

Mến những người nho nhã tri âm.

Khi vui ngâm khúc nguyệt cầm,

Khi nhàn dạo bước theo dòng Đào Nguyên.

XUÂN

Khi thơ thẩn gian biên đợi khách,

Nghe oanh vàng véo vắt tin xuân.

Trăm hoa đua nở tưng bừng,

Vườn hồng phai thắm đến chừng hạ sang.

HẠ

Miền Tây Vức sen vàng khoe lục,

Cá Vi Hà trương vuốt háo Long.

Lưng trời gió dục Nam Phong,

Đờn ve hơi mỏn tiết hồng thu sang.

THU

Kìa thỏ bạc hồng nhan điểm soạn,

Nọ cúc vàng ngào ngạt đưa hương.

Chồi ngô vừa nảy bên tường,

Rừng tòng tuyết gội đã chường đồng liên.

ĐÔNG

Xem rừng trước Bảy Hiền ẩn dật,

Cụm thanh tòng bền chất kiên tâm.

Cung Tiên thảnh thót hạc cầm,

Trời đông hầu mãn bước tầm ai xuân.

BÁT NƯƠNG

 

16. CON RỒNG, CON LÂN CÓ THẬT CHĂNG?

Điều mà chúng ta không thể tưởng tượng là con người sanh ra buổi Trung Nguơn có một thân hình quá to lớn, có thể nói là khổng lồ đối với chúng ta.

Bà Blavatsky nhận rằng: “Bộ xương người thời kỳ đó đem so sánh với thân hình người thời nay khác nhau cũng như bộ xương của con Mêgalesaure (loài kỳ nhông dài độ 40 thước) sánh với con rắn mối”.

Đó là giống người mà các nhà khảo cổ gọi là kình nhân (géauts). Nhưng trải qua thời gian và các cuộc biến thiên, hình vóc to lớn ấy lần lần nhỏ thấp. Như trong sách Mạnh Tử cho biết vua Thành Thang bề cao 9 thước. Vua Văn Vương cao 10 thước (độ 3 thước Tây) là những nhân vật sống cách ta độ 4.000 năm thì đủ hiểu thân hình con người thái cổ còn to lớn là bực nào nữa.

Giống kình nhân quả có thật trên lịch sử loài người, vì gần đây có nhiều nhà bác học đã chứng minh điều đó.

Ông F.Biot, nhân viên Viện Nghiên Cứu của Pháp, trong quyển Thời Kỳ Thái Cổ Pháp cho biết rằng nơi cánh đồng Chatam péramba tục gọi Tử Trường hay Tử Địa, người ta tìm thấy bộ xương người cực kỳ to lớn mà những nhà Tự Nhiên Học gọi là giống kình nhân.

Linh Mục Prèques, trong quyển Quả Diệm Sơn ở Hy Lạp nhận rằng: Ở vùng núi lửa trên đảo Théra, người ta tìm thấy sọ của giống kình nhân chôn vùi dưới những vồ đá to, cần phải có người có sức phi thường mới xê dịch nổi. Tác giả cho biết đó là giống người mà Thánh Kinh gọi là Goborim (Kình Nhân), Réphaim (Người Ma) hay Néphilim (Người Thối Hóa).

Bà Blavatsky trong quyển Nội Giáo Bí Truyền cũng cho biết rằng: Nên để ý những bộ xương khổng lồ cao từ 20 đến 30 bộ Anh (độ 6 đến 9 thước Tây) tìm thấy ở hòn đảo Paques (phần đất của một thế giới đã chìm và ở miền giáp ranh sa mạc Gobi, vùng mà trước kia đã bị chôn vùi hằng bao thế kỷ. Những bộ xương mà ông Cook tìm thấy ở đảo Paques cao đến 27 bộ Anh (độ 8 thước Tây) và bề ngan của vai độ 8 bộ Anh (độ 2,4 thước Tây).

Đồng thời với giống kình nhân, xã hội thái cổ còn thấy xuất hiện những loài quái vật (Monstres) mà người thời nay gọi là những loài vật thần thoại. Thật ra loài vật nầy vẫn có thật trên lịch sử nhân loại chớ chẳng phải là sản phẩm tưởng tượng. Với hoàn cảnh và khí hậu thích hợp cho sự sinh nở giống kình nhân thì đương nhiên có sản sinh giống quái vật.

Ông Charles Gould trong quyển Loài Quái Vật Thần Thoại có cho biết rằng: “Một số lớn loài vật gọi là thần thoại đã làm đầu đề hằng bao thế kỷ cho những ngụ ngôn hay chuyện hoang đường, vẫn chánh thức được liệt vào khoa tự nhiên thực nghiệm và có thể nhận không phải là sản phẩm của bịa đặt lố lăng, mà trái lại được xem như giống vật có thật từ xưa, nhưng hiềm vì trải qua bức màn sa mù dày bịt của quá khứ, nó không được mô tả đầy đủ một cách xác thật.

Đối với tôi, phần nhiều những giống vật ấy không phải là những điều bịa đặt mà nên xem là đối tượng của một cuộc nghiên cứu hợp lý. Con rồng thay vì là con vật tưởng tượng của giống dân cổ Ấn Độ như các nhà nghiên cứu thần thoại đã nghĩ, vẫn là con vật có thật thuở xưa kia, từng đoanh lộn trên không trung và có thề biết bay nữa.

Đến Con Lân, đối với tôi vẫn có thật và rất dễ mà nhận rằng, tất cả những chuyện ly kỳ về con người huyền linh hay bán huyền linh, những kình nhân rồng, quái vật đều là những vật nên xem như những biến thể hơn là những loại hoàn toàn bịa đặt.

Thật ra loài Rồng, Kỳ Lân, Phụng…không còn lạ gì đối với Nho Giáo. Trong sách cổ đều có nói đến, hiềm vì ngày nay hoàn cảnh và khí hậu không thích hợp cho sự xuất hiện của nó, cho nên ta không thấy, chớ chẳng phải là không có thật.

Chẳng riêng gì ở Đông Phương, cà Tây Phương cũng nhìn nhận có Rồng, và đã từng mục kích nữa.

Thi sĩ Pétrarque của Ý, trong một tập thơ có kể lại: Một hôm ông cùng nàng Laure vào rừng có gặp một con rồng trong động đá mà ông đã giết chết.

Cha Kircher có thuật lại rằng: Năm 1669 ông có thấy một con rồng bị một nông dân La Mã giết. Sau đó ông Christophe Schere, Thị Trưởng QuậnSecleuve xứ Thụy Sĩ, trong một bức thơ gởi cho cha Kircher cũng nhận rằng: Chính ông đã tận mắt thấy một con rồng lượn trên không trung trong một đêm hè năm 1619.

Như thế đủ chứng minh loài quái vật mà ngày nay các nhà khoa học cho là thần thoại quả có thật ở thời kỳ mà loài người xuất hiện với hình thể một giống kình nhân…

(Trích trang 30-33. Đời Hạ Nguơn của Vương Kim)

 

17. CHUYỆN THẦY TĂNG SÂM

Ngày nọ nhổ cỏ ruộng dưa, Tăng Sâm làm đứt một ít rể dưa. Thân phụ ông nổi giận đập gậy vào lưng ông. Tăng Sâm đau, chết điếng một lúc mới tỉnh. Khi về nhà, Tăng Săm đến lạy cha nói: “Xin cha tha lỗi cho con vì đã có tội làm cha đánh đau tay cha”. Chưa xong Tăng Săm đờn hát cho cha vui và có ý cho cha biết mình không còn đau nữa.

Đức Khổng Tử biết chuyện Tăng Sâm, không cho vào nhà ông. Tăng Sâm buồn không biết tại sao, mượn bạn hỏi lý do. Đức Khổng Tử đáp: “Xưa Thuấn luôn ở bên cạnh cha là Cổ Tẩu. Cha sai gì thì sẵn cha giận muốn giết thì lánh xa, cha đánh thì chạy, vì đó mà cha không mang tiếng hung ác. Còn Tăng Sâm không biết tránh cơn giận của cha; giá cha đánh chết là Tăng Săm làm cớ cho cha mang tội. Tội bất hiếu là trọng nhứt”.

Tăng Săm nghe hiểu ý Đức Khổng Tử nên đến thú tội với Ngài.

Chuyện nầy Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân trích trong Thuyết Uyển Thuật trong Cổ Học Tinh Hoa, chúng tôi thuật phỏng theo. Câu chuyện xưa như địa cầu, bạn đã thuộc lòng. Nhưng nó chứa bài học thâm thúy về đức hiếu. Ở thời đại được xưng là tối văn minh, nguyên tử của chúng ta hình như có cảnh loạn điện tử lương tâm đến gia đình quốc gia, nên đức hiếu bị cưỡng hiếp rất nhiều. Ngày nay cha mẹ bắt buộc kính trọng, con cái ăn nói hành động với cha mẹ bớt tỏ ra tâm tình qui phục. Đó là chưa nói những trường hợp người ta xử tàn tệ với những người sinh đẻ mình.

Có kẻ vì người yêu, vì quyền lợi, vì đẳng cấp của Đảng mà ăn nói, hành động đối với cha mẹ bằng cách không còn lẻ phải của con người, chớ đừng nói con cái. Cần phải có một phong trào Giáo dục gia đình giành lại quyền cho đức hiếu, một đức tối cực khả ái, một đức lý tưởng của những tâm hồn sâu sắc, già dặn, biết ơn.

(Trích trang 183-184 Thuật Sống Dũng của Hoàng Xuân Việt)

 

Viết xong ngày 26-9-Nhâm Tuất (1982)

QUANG MINH

(Xin xem tiếp Quyển IX)

 

Top of Page

      HOME