1- Thời-kỳ khởi thủy
a/- Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài
Nay Chí-Tôn thành lập Đại-Đạo có ba thời kỳ; quan-trọng nhứt là cơ khởi thủy.
Trong cửa Đạo ngày nay cũng vậy, chính ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn đã có đủ yếu-tố để khởi-đoan cho mối Đạo Trời trong cái cơ-vi: “Thiên địa tuần-hoàn châu nhi phục thủy” đó; phải chăng tất cả đều có một sự sắp xếp tế-vi, nên mới nói “Đạo thành do ba người.”
- Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư, tuổi Mậu-Tý (số 1) nắm chi ĐẠO.
- Đức Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang, tuổi Tân-Sửu (số 2) nắm chi THẾ.
- Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc, tuổi Canh Dần (số 3) nắm chi PHÁP.
Ba người đứng vào ba tuổi: Tý, Sửu, Dần.
Đây là ba người trong cơ khởi thủy của Hiệp-Thiên-Đài.
“Hiệp-Thiên-Đài là hình-trạng của Ngọc-Hư-Cung tại thế. Ấy là cửa mở cho các chơn-linh vào đặng đi đến Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc-Thế-Giới và Bạch-Ngọc-Kinh là nơi chúng ta hội-hiệp cùng Thầy hay là chỗ ải địa-đầu ngăn cản các chơn-linh chẳng cho xông phạm đến đường Tiên nẻo Phật.
“Lòng Từ-bi của Thầy cho có kẻ rước là Thượng-Sanh, người đưa là Thượng-Phẩm và người dẫn nẻo mở đường cứu độ là Hộ-Pháp, đặng đem cả con cái của Thầy về giao lại cho Thầy, kẻo hằng ngày trông đợi”.
|
Thượng-Phẩm chưởng-quản chi ĐẠO, tuổi Mậu-Tý |
 |
|
Thượng-Sanh chưởng-quản chi THẾ, tuổi Tân-Sửu |
 |
|
Hộ-Pháp chưởng-quản chi PHÁP, tuổi Canh-Dần |
 |
|
Như vậy Hiệp-Thiên-Đài là quẻ LY ☲ |
Tức nhiên:
Như trên, khi sắp theo số âm dương, cơ ngẫu, thì ba vị Chức-sắc Đại-Thiên-phong của Hiệp-Thiên-Đài họp thành quẻ LY ☲ bởi số lẻ là dương, tượng trưng vạch liền
, số chẵn là âm tượng-trưng vạch đứt
mà số 1 và 3 là dương, giữa là âm tạo thành quẻ LY là vậy.
Kết-luận: Tam đầu chế của Hiệp-Thiên Đài biểu tượng bằng quẻ LY ☲
Ngoài ra Đức Hộ-Pháp còn là Chưởng-quản cả Hiệp-Thiên-Đài nữa, do vậy mà Quyền-hành của Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh là:
“Trong Hiệp-Thiên-Đài thì Hộ-Pháp thay quyền cho các Đấng Thiêng-Liêng mà gìn-giữ công-bình tạo-hóa, bảo-hộ nhơn-loại và vạn-vật lên cho tới địa-vị tận thiện tận mỹ; người thì tận thiện còn vật thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo-hộ cho sự tấn-hóa tự nhiên khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo-hộ thì phải có luật-pháp, lấy luật-pháp mà kềm chế nhơn-sanh cũng như các Đấng trọn lành lấy Thiên-điều mà sửa trị Càn-Khôn Thế-Giới.
“Hộ-Pháp là thể các Đấng trọn lành, Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo đặng dìu-dắt các chơn-hồn lên tột phẩm-vị của mình, tức là nâng-đỡ binh-vực cả tín-đồ và Chức-sắc thiên-phong ngồi an địa-vị, cũng như chư Thần, Thánh điều-đình Càn-Khôn Thế-Giới cho an tịnh mà giúp sức cho vạn-loại sanh sanh hóa hóa.
“Thượng-Phẩm tiếp các chơn-hồn của Thượng-Sanh giao vào cửa Đạo. Thượng-Phẩm là người thể Đạo đối với hàng Thánh, ấy là người làm đầu các Thánh.
“Còn Thượng-Sanh về Thế độ, đem các chơn-hồn vào cửa Đạo, dầu nguyên-nhân hay là hóa-nhân cũng vậy, phải nhờ Người độ-rỗi. Thượng-Sanh đặng mạng lịnh chuyển thế, buộc Thượng-Sanh phải gần kẻ vô đạo đặng an-ủi, dạy dỗ, mà kể từ hạng vô-đạo trở xuống cho tới vật-chất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể Đời, Người đứng đầu của phẩm phàm-tục”. (PCT)
Bởi giá trị tinh-thần của ba Ngài được mệnh danh là Tướng-soái của Chí-Tôn nên sở hành của các Ngài đã cống-hiến cho nền Đạo thật là to-tát.
Ngài Hiến-Pháp Trương-Hữu-Đức luận về tâm-lý của ba ông:
“Luận về tâm-lý, trong ba ông, mỗi người đều có một đặc-tính mà ta cần biểu-dương để xưng tụng công đức. Dầu muốn, dầu không, toàn thể Đạo Cao-Đài đều phải ca ngợi công khai Đạo của ba vị ấy:
- Ông thứ nhứt là Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư, nhờ đức tính cao-thượng và cương quyết nên hễ làm việc gì thì cố-gắng làm cho kỳ được. Bởi thế nên khi nhận chân mối đạo, thì ông nghe theo tiếng gọi thiêng-liêng mà phế đời hành Đạo, mặc dù lúc đó ông đang là một vị công-chức của chính-phủ Pháp. Công-nghiệp của ông đã ghi đậm trang sử Đạo. (Ông là người đầu công trong việc mở-mang ban đầu).
- Ông thứ nhì là Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc. Ông là người có tánh cao-thượng và hùng khí, lại thương đời mến Đạo nên khi nhận rõ mối Đạo cũng liền phế đời hành Đạo, ông cũng là công chức lúc ấy (Ông đã đóng góp trọn đời suốt 35 năm)
- Ông thứ ba là Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang cũng có tánh cao-thượng và yêu đời mến Đạo như hai ông kia, nhưng vì hoàn-cảnh còn phải ở lại với chức-vị của ông vì ông cũng là công-chức. Tuy nhiên ông cũng nghe theo tiếng gọi của thiêng-liêng mà hành-đạo trong lúc rảnh rang. Ông rất dày công phổ-độ lúc ban sơ”.
Ba ông đều đắc Thiên-phong trước hết và đắc lịnh chấp cơ truyền Đạo phổ-độ chúng-sanh. Hai ông Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm hiệp thành một cặp đồng-tử chấp cơ phong Thánh truyền giáo, lập Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật là Hiến-chương của nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hiện giờ.
Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công của hai ông này vào bậc nhất, vì trước hết và trên hết, Đức Chí-Tôn mượn tay Thần-lực của hai ông mà lập thành Đại-Đạo cho đến ngày nay.
“Chúng ta suy đoán chỉ có thương-yêu, duy có một người hay nửa người thương mà các vị Giáo-chủ đã lập thành Tôn-giáo tại mặt thế này."
Chính Đức Hộ-Pháp xác nhận:
“Chúng ta xét lại thấy ĐẠO CAO-ĐÀI còn hạnh-phúc hơn các nền Tôn-giáo khác, nếu nhận quả-quyết thì có ba người, mà ba người tức nhiên nhiều hơn thiên-hạ rồi.
Cái thiệt tướng của nền Tôn-giáo Đức Chí-Tôn hiện tượng do quyền-năng vô đối của Ngài mà đoạt đặng, trong đó các vị thừa-hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình, nắn nên tướng của nó.
Bần-Đạo kiếu lỗi cùng con cái của Ngài không phải tự kiêu hay là tự đắc, chính tay Bần-Đạo có một phần khá lắm, vì cớ Bần-Đạo rủ chúng ta dùng phép hồi-quang phản chiếu đặng định tướng diện của mình, cốt-yếu là một phần tử trong nền Tôn-giáo. Hễ mình coi chơn tướng của mình, rồi tổng số các chơn tướng đó làm chơn tướng của Đạo. Bần-Đạo thấy Đạo Cao-Đài nên hình đặng tức là thành tướng thương-yêu.
Ta không có mơ vọng và không có lường gạt tâm-lý nhơn-sanh, trước mặt mỗi người đều thấy, hỏi do quyền-năng nào tạo thành quyền-lực ngày nay?
Quyền tạo ngày nay do Luật Thương-yêu mà thành tướng. Vậy mà nếu do Luật Thương-yêu thành tướng thì không có quyền-năng nào tàn phá nó đặng, nó có sợ chăng là sợ luật thù hận. May thay, cả lực-lượng thù hận cũng không xung-đột được bởi có bàn tay thiêng-liêng gạt thù hận ra khỏi rồi.
Nó nên hình bởi sự thương-yêu, trưởng thành trong sự thương-yêu bởi hình chất của thương-yêu. Hễ càng ngày càng lớn lên càng tráng-kiện, nó sẽ làm Chúa cả thù hận không hề xâm-lấn nó đặng.
Nói quả-quyết Bần-Đạo đã đánh tan thù hận ra, khi các đảng-phái dùng quyền-lực đặng chiếm ngôi vị của Chí-Tôn để tại mặt thế-gian này.
Bần-Đạo đã can-đảm dùng quyền của Bần-Đạo đánh ngã hết đặng bảo-trọng hình tướng thương-yêu của Đạo, Bần-Đạo lỗ vốn cũng nhiều, Bần-Đạo gánh lấy cả thù hận ấy đặng bảo-tồn hình-thể của Chí-Tôn cho trọn thương-yêu.”
Đó là Tam đầu chế của HIỆP-THIÊN-ĐÀI vậy.
b/- Tam đầu chế Cửu-Trùng-Đài
Về Cửu-Trùng-Đài cũng có Tam đầu chế như Hiệp-Thiên-Đài vậy.
Ba vị Đầu-Sư của ba phái là THÁI, THƯỢNG, NGỌC. Thay vì trong thời tịch-đạo Thanh Hương này thì Nam lấy chữ Thanh 青 Nữ lấy chữ Hương 香 đặt vào tên tộc của mỗi Chức-sắc, sẽ trở thành Thánh-danh trong Đại-Đạo.
Ví-dụ: nữ Lễ-Sanh Nguyễn-Thị-Lan chẳng hạn, Thánh-danh là Lễ-Sanh Hương-Lan; Còn Nam-phái thì chữ sắc phái đặt phiá trước, kế đến là tên tộc, sau cùng là chữ tịch-đạo, là Thanh.
Ví-dụ: Lễ-Sanh Nguyễn-Văn-An, đắc phong phái Thái, Thánh-danh sẽ là: Thái-An-Thanh.
Nhưng, chỉ riêng trong thời khởi khai Đại-Đạo thì Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài Nam-phái được một đặc-ân là ba vị Đầu-Sư có Thánh-danh mang chữ: Nhựt, Nguyệt, Tinh là Tam-bửu của trời:
- Thái Đầu-Sư Thái-Minh-TINH (Thiện-Tinh)
- Thượng Đầu-Sư Thượng-Trung-NHỰT
- Ngọc Đầu-Sư Ngọc-Lịch-NGUYỆT
Nhựt, Nguyệt, Tinh chính là Tam-bửu của Trời mà nay Đức Chí-Tôn đã đem đặt vào cơ-quan Cửu-Trùng-Đài của nền Đại-Đạo. Hội-Thánh Đại-Đạo có chia ra làm hai Đài hữu-hình:
- Cửu-Trùng-Đài lo về cơ-quan giáo-hóa nhơn-sanh.
- Hiệp-Thiên-Đài là cơ-quan bảo-tồn luật pháp Đạo.
Cơ phong Thánh Cửu-Trùng-Đài Nam-phái được thành lập trước, vào ngày 14 rạng ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần (dl 19-11-1926). Tuy nhiên, với ba vị Đầu-Sư này được Thiên-phong vào các ngày như sau:
- Ông Lê-Văn-Trung, Thánh-danh Thượng-Trung-Nhựt, đắc phong ngày 15-3 Bính-Dần.
- Ông Lê-Văn-Lịch, Thánh-danh Ngọc-Lịch-Nguyệt, đắc phong ngày 15-3 Bính-Dần.
- Ông Thiện-Minh, Thánh-danh Thái-Minh-Tinh, đắc phong ngày 13-10 Bính-Dần.
Ngày ông Thiện-Minh được ân-phong, có lời dạy của Thầy:
“Thiện-Minh, con há! Mừng con,
“Con ôi! Khi Thầy giáng sanh lập Đạo Thánh, Thầy đổ máu mà rửa tội cho chúng-sanh, đến đỗi phải lấy thân làm của tế mà cầu-khẩn cho chúng-sanh. Hai ngàn năm chưa qua, giọt máu Thầy đã trôi hết!
“Nay con vì ma khảo phải đổ máu mà rửa tội cho toàn phái Thái, thì sự vinh-diệu con trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đã đặng so-sánh cùng Thầy rồi … Cười!
“Con phải lấy hiệu Thiên-ân là Thái-Minh-Tinh làm Đầu-Sư”
Nhưng Đạo là lý, mà lý của vũ-trụ vốn vô cùng. Nếu luận về Tam-bửu của Trời thì:
|
- TINH là sao có rất nhiều (thuộc âm) |
 |
|
- NHỰT là mặt trời thì có một ( dương) |
 |
|
- NGUYỆT là mặt trăng, có một (âm) |
 |
|
Như vậy Cửu-Trùng-Đài là quẻ KHẢM ☵ |
(nếu kể tam-thiên-thế-giới và thất-thập-nhị-điạ là tinh-tú thì có đến 3.072 vì sao)
Do vậy, mà phái Thái phải có đến hai vị:
1- Thái-Minh-Tinh
2- Thái-Nương-Tinh
Ngày 12-12 Bính-Dần (15-01-1927)
Thầy giáng dạy rằng:
“Nương, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến, Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe! Thầy phong cho con chức Thái-Đầu-Sư, phải hành-Đạo và hiệp sức phổ-độ phái Thái, Thái-Minh-Tinh bị Lý-Thái-Bạch cách chức”
Đức Lý dạy:
“Nương phải sắm Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe!” (13-12 Bính-Dần).
Đức Thượng-Đế cũng xác nhận về ba vị Tướng-soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng-Đài rằng:
“Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc-Thanh, Thái-Thanh và Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng.
“Bởi ngày giờ đã muộn, ráng mà làm bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn năm đó con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ mọn đâu con, phải ráng mà đồng công cọng sự mới đặng, trong thì Thầy giúp sức, ngoài thì BA CON phụ lực mới thành-công.”
Như trước đã nói Hiệp-Thiên-Đài là quẻ LY ☲
Còn đây Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ KHẢM ☵ Vì sao?
Bởi theo thứ-tự BA PHÁI là Thái, Thượng, Ngọc; tức nhiên:
- Phái Thái thuộc Phật,
- Phái Thượng thuộc Tiên.
- Phái Ngọc thuộc Thánh.
Trong Tam-Kỳ Phổ-Độ này thì:
* Phái Thái có hai vị, mang chữ TINH, số 2 thuộc âm.
* Phái Thượng có 1 vị, mang chữ NHỰT, số 1 thuộc dương.
* Phái Ngọc có một vị, mang chữ NGUYỆT, thuộc âm.
Như vậy, Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ Khảm ☲ (khảm vi thủy, thủy là nước).
Còn lại BÁT-QUÁI-ĐÀI là nơi thờ Đức Chí-Tôn và các đẳng Thần, Thánh, Tiên, Phật, thuần dương, thuộc quẻ CÀN ☰ (càn vi thiên, càn là trời vậy). Kết-luận:
* Bát-Quái-Đài, là quẻ Càn ☰ (càn vi Thiên).
* Hiệp-Thiên-Đài, là quẻ Ly ☲ (ly vi Hỏa).
* Cửu-Trùng-Đài, là quẻ Khảm ☵ (khảm vi Thủy).
c/- Chiết Khảm điền Ly của Đạo Cao-Đài
Từ xưa đến giờ, người tu-hành chỉ mong TU LUYỆN: chiết Khảm điền Ly phản vị Càn; có nghĩa là căn-cứ trên quẻ, nếu lấy hào dương của Khảm đem thế vào hào âm ở giữa của quẻ Ly thành ra quẻ Càn. Như vậy, nay là cơ đại ân-xá của Chí-Tôn nên chính Thầy đã “chiết Khảm điền Ly” cho tất cả rồi, thế nên Thầy mới nói “Các con chỉ có TU mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên, vạn kẻ nhơn-sanh chưa đặng khỏi luân-hồi, để lòng từ-bi độ rỗi kẻo tội nghiệp.”
Mà tu thì làm sao?
“Người dưới thế này, muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. Ấy là về phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo, phải có công-quả.
“Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường đạo-đức cho các con nên Đạo. Vậy đắc Đạo cùng chăng tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Thầy nói cho con nghe. K…ôi! Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc Đạo bao giờ.” (TN I/27)
Thầy chiết khảm điền ly bằng cách nào?
Theo thứ-tự trên đã cho thấy rõ: lẽ ra Đền Thánh được kiến-thiết, trong cùng là:
|
- Bát-Quái-Đài, thuộc về Thần, quẻ Càn |
☰ |
|
- Hiệp-Thiên-Đài, thuộc về khí, quẻ Ly |
☲ |
|
- Cửu-Trùng-Đài, thuộc về Tinh, quẻ Khảm |
☵ |
Nhưng, trên thực-tế thì các vị-trí đã thay đổi ở hai đài hữu-hình là:
|
- Bát-Quái-Đài, hướng Đông, ở trong, quẻ Càn |
☰ |
|
- Kế đến là Cửu-Trùng-Đài, ở giữa, quẻ Khảm |
☵ |
|
- Ngoài là Hiệp-Thiên-Đài, hướng Tây quẻ Ly |
☲ |
Đây là phần Địa-hình đã tương-hiệp:
Ngài đã đặt quẻ Khảm lên quẻ Ly; đồng thời đặt quẻ Ly lên quẻ Khảm để thành quẻ Càn. Thế nên, người tu theo Đạo Cao-Đài ngày nay tu mà không cần luyện, chỉ Phụng-sự vạn-linh, mà phụng-sự vạn-linh tức là phụng-sự cho Chí-linh. Cúng Tứ-Thời là Luyện Tam-bửu vậy.
“Ngày nay Chí-Tôn đã định khai Đạo đặng thị-chứng cho các Tôn-giáo biết nhìn nhau trong đường hành-thiện, trừ tuyệt hại tranh-đấu thù hiềm, làm cho thế-giới đặng Hòa-bình, thoát cơ tự diệt.
“Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương theo chữ HÒA mới toan thành lập. Chí-Tôn định lập thành Hội-Thánh đặng thay thế hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng:
- Cửu-Trùng-Đài là thi-hài, ấy là Tinh.
- Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, ấy là Khí.
- Bát-Quái-Đài là linh-hồn, ấy là Thần.
Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì khó mong thành Đạo đặng”.
Lại nữa:
“Thần là khiếm-khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập “Tam-Kỳ Phổ-Độ” này duy Thầy cho “Thần” hiệp “Tinh Khí” đặng hiệp đủ “Tam-bửu” là cơ mầu-nhiệm “siêu phàm nhập Thánh.”
… “Phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo, thì luật-lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-đình mỗi phen đánh tản “Thần” không cho hiệp cùng “Tinh Khí.”
“Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn-thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu “Thần cư tại nhãn.” Bố trí cho chư đạo-hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu-nhiệm là tại đó. Thầy khuyên mỗi phen nói Đạo hằng nhớ đến danh Thầy.”
2- Thời kỳ kiến tạo
Qua thời-kỳ kiến tạo để lập công, dành cho người biết dâng công đổi vị, thì bên Cửu-Trùng-Đài chính Đức Quyền Giáo-Tông về mặt hữu-hình đã góp vào một công-quả to lớn để dựng đức-tin làm nền tảng Đại-Đạo ngày nay cùng với hai vị: Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp bên Hiệp-Thiên-Đài. Với lời minh-chứng của Đức Hộ-Pháp như sau:
“Bần-Đạo xin nhắc lại, xin làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn: Nam Nữ cũng vậy. Nếu toàn thể con cái của Ngài một đôi triệu chơn linh mà có đức-tin vững chắc như đức-tin của:
- Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư,
- Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt,
- Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc.
Nếu cả thảy đều có đức-tin vững-vàng dường ấy Bần-Đạo dám nói chắc rằng: Các người dời núi Bà xuống châu-thành Sài-gòn cũng đặng. Có thể nói: nền Đạo Cao-Đài này thiệt-hiện được như ngày nay là nhờ đức-tin của Thượng-Trung-Nhựt.
Đức Hộ-Pháp nói lý do:
“Cả toàn con cái Đức Chí-Tôn buổi nọ còn lại có ba người. Thật ra hồi ban sơ chỉ có ba người. Ba người ấy thiên-hạ kêu là ba người lỳ; ba người ấy là:
- Đức Cao Thượng-Phẩm
- Đức Quyền Giáo-Tông
- Và Bần-Đạo đây (Hộ-Pháp)
“Chúng tôi nhứt tâm, nhứt trí quyết làm cho thành Đạo, cho vừa lòng Đức Chí-Tôn. Bởi vì không biết duyên cớ nào chúng tôi hiểu rằng: chúng tôi phải báo hiếu cho Đức Chí-Tôn và tự nhiên quyền-năng thiêng-liêng giúp chúng tôi biết ĐẠO CAO-ĐÀI này tương-lai sẽ cứu quốc, cứu chủng-tộc và giống-nòi.”
Đó là tấm lòng hiếu thảo của Đức Hộ-Pháp thì như vậy, còn lại tinh-thần của Đức Thượng-Phẩm thì… Đức Hộ-Pháp nói tiếp:
“Bần-Đạo thú thật buổi nọ:
“Chỉ có ba Anh em, ôm sứ-mạng thiêng-liêng ấy nơi mình. Lãnh sứ-mạng khó-khăn thì tưởng đâu Đạo Cao-Đài thì cũng như Đạo Phật hay Minh-sư, Minh-đường. Đáo-để, cạo đầu vô chùa làm Thầy chùa tu là cùng, tưởng dễ-dàng lắm, kiếp sanh nơi thế, thời bấy giờ đã khổ-não tâm-hồn và xác thịt, lệ thuộc như thế. Ổng biểu tu, nào dè mở Đạo trong thời-gian ngắn-ngủi, không bao lâu thấy cả con cái của Ngài đến cùng Ngài cả muôn cả triệu, chừng đó mới biết sợ-sệt. Chính mình buổi nọ, Đức Quyền Giáo-Tông ra hậu-điện, Người hỏi Bần-Đạo: làm cái gì vậy?
“Thấy thiên-hạ vào cửa Đạo quá chừng, Đại-Từ-Phụ làm cái gì kỳ quá vậy? Chính mình Bần-Đạo cũng không biết.
- Biết đâu! Ông làm gì?
“Ông đến thâu tín-đồ nhiều quá ảnh than rằng: tới đâu hay tới đó, biết sao!
Kể từ đó bị khảo miết: Đức Cao Thượng-Phẩm bị khảo đến ngày giờ chót. Ngày giờ cuối cùng, nằm trên giường bịnh cho tới hơi thở cuối cùng không buổi nào không bị khảo, không buổi nào không bị nhục-nhã. Cái luật thiên-nhiên không có điều gì xin-xỏ, điều gì cũng phải mua chuộc.
“Bần-Đạo đã quyết rồi, xin để Bần-Đạo kết luận: Bởi mua chuộc với cái khảo-đảo, nhục-nhã của đời, để bảo-trọng danh-giá của Ngài. Ngày nay Ngài sang-trọng vô đối.”
Sự-nghiệp vẻ-vang của Đức Thượng-Phẩm như vậy chính do Ngài biết giữ được chữ “nhẫn” chữ “hòa”, một là để tô-bồi thiên-vị, hai là nâng cao phẩm-giá chơn-linh cao trọng của Ngài.
“Đức Cao Thượng-Phẩm là chơn-linh Hớn-Chung-Ly: một vị Đại-Tiên trong Bát Tiên, làm sứ-mạng của Chí-Tôn đến tạo dựng nên Tôn-giáo tại thế này. Người cùng với Hộ-Pháp họp thành cặp cơ phong Thánh lập Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật để làm Hiến-chương cho nền Quốc Đạo.
“Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công khai Đạo của Đức Cao Thượng-Phẩm, vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của Người để chấp cơ cùng Hộ-Pháp thì:
- Đâu có Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ,
- Đâu có Chức-sắc Thiên-phong Nam Nữ,
- Đâu có Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo,
- Đâu có Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật,
- Đâu có đại-nghiệp hiện giờ cho nhơn-sanh thừa hưởng.”
Đến khi khởi công xây dựng Thánh-Thất tức là nhà chung của Đạo (là Thánh-Thất tạm trước khi xây Đền-Thánh bây giờ) thì Đức Thượng-Phẩm là người đứng ra cùng góp công với nhân-sanh bứng gốc phá chồi, thật là Đấng đã khai sơn phá thạch cùng với Đức Hộ-Pháp tạo nên một ngôi thờ phượng khang-trang, một ngôi Tổ đình lưu lại cho nhơn-sanh một đức-tin tuyệt-đối. Nhưng đại-nghiệp ấy mới nửa chừng Người phải về thiêng-liêng làm nhiệm-vụ của Đức Chí-Tôn giao-phó, đành buông gánh Đại-Đạo cho Hộ-Pháp một tay lèo-lái, lại còn chịu lao-lý để gánh ách nạn cho dân-tộc. Với hai Đấng đầu công thật là công-trình vẹn-vẻ, vừa lo phần thể-pháp, vừa thực hiện bí-pháp của Đạo, hai Ngài đã thể hiện cơ âm dương tương-đắc vậy.
Ấy là hai Chức-sắc Đại Thiên-phong nơi cửa Hiệp-Thiên-Đài trong cơ kiến-tạo nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ:
- Một là Đức Hộ-Pháp, đầy lòng hiếu đạo cùng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
- Hai là Đức Thượng-Phẩm đầy-đủ đức kiên-nhẫn với một đức-tin tuyệt-đối.
Còn với công-quả phi-thường của Đức Quyền Giáo-Tông, Đức Hộ-Pháp đã giải:
Thật sự hồi ban sơ chỉ có ba người (lập lại một lần nữa):
“Bần-Đạo nói không có gì! Đức Chí-Tôn đã đến một cách tình cờ, một cách không ai tưởng-tượng được. Khi Ngài đến thì chỉ có Đức Thượng-Phẩm và Bần-Đạo mà thôi. Về sau Bần-Đạo và Đức Cao Thượng-Phẩm mới đến nhà Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đặng Chí-Tôn chuyện vãng cùng Người. Đứng đầu trong trường chính-trị đã chịu ảnh-hưởng một tình thế bị trích-điểm cũng có, được tôn-sùng cũng có, được khen cũng có, bị chê cũng có. Buổi ấy bị họ ghen-ghét nên chê nhiều hơn khen. Chính mình Bần-Đạo lấy làm lạ tại sao Đức Chí-Tôn biểu Thượng-Phẩm đến nơi đó?
“Để cái dấu hỏi mơ hồ, chẳng dè một người đó lại phi-thường! Giờ phút này Bần-Đạo nói đến lấy làm lạ!
“Một là từ thử tới giờ Bần-Đạo chưa ngó thấy. Đến chuyện vãng cùng Ngài, Đức Chí-Tôn nói cái chi chỉ có hai người biết với nhau mà thôi. Bần-Đạo với Thượng-Phẩm chỉ là hai người dự thính không biết gì hết, mà chỉ nói với nhau rồi họ hiểu với nhau mà thôi.
“Trong 24 giờ, một người đã là Thượng-Nghị-viện, một cái gia-nghiệp đủ vinh-hiển, đủ cao-trọng, đủ đương đầu với thiên-hạ.
“Trong 24 giờ bỏ hết, liệng hết mà thôi. Cho tới một cái lạ hơn hết là đương hút á-phiện, người phong-lưu như ai kia vậy bỏ một cái một, cả sự ăn chơi cũng thế.
“Đức Chí-Tôn kỳ hạn có 24 giờ mà thôi.
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải trường trai.
- 24 giờ Anh Cả phải dâng cả sự-nghiệp cho thiên-hạ.
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải từ bỏ chức Thượng-Nghị-viện, dâng mảnh thân phàm cho Đức Chí-Tôn làm ngọn cờ cứu-khổ.
“Một người, Bần-Đạo thấy ban sơ có một người là Thượng-Phẩm, rồi sau lại có người này nữa: Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt.
Ngồi nghĩ thầm cái đức-tin gì mà lạ-lùng như thế! Giờ phút này Bần-Đạo mới hiểu hai vị Đại-Tiên ấy, nếu không như thế ấy thì chưa hề Đức Chí-Tôn đã giao-phó một sứ-mạng nặng-nề, khó-khăn để đảm-nhiệm trách-vụ gánh vác tạo dựng nền chơn-giáo của Ngài như thế này.
“Nói thật ra,
“Thưa cùng chư Chức-sắc Thiên-phong Cửu-Trùng-Đài nam nữ! Cái ngôi của Ngài tạo dựng, cái ngôi Giáo-Tông-Đường của Ngài đã ngồi trên ấy, đầu tiên hết, cái ngôi ấy nó sẽ để nơi đất Việt-Nam này một cái báu-vật quí-giá vô cùng, từ thử tới giờ chưa hề có.
“Bần-Đạo ngó qua Vatican, cái Ngai của Đức Giáo-Hoàng Saint Pière thế nào, thì Bần-Đạo có lẽ nói rằng và cũng có thể mơ-ước: cái ngôi của Thượng-Trung-Nhựt lưu lại nơi thế này nó sẽ trở nên thế ấy.”
Xem thế, thì người tu lập công bằng con đường Cửu-Phẩm Thần-Tiên theo gương của Đức Quyền Giáo-Tông cũng đoạt được ba hào dương của quẻ Càn, tức là đắc Đạo vậy (đó là chiết Khảm điền Ly phản vị Càn là thế).
Bởi giai-đoạn kiến-thiết có ba vị:
|
Thượng-Phẩm, biểu tượng hào dương quẻ Ly |
 |
 |
quẻ CÀN |
|
Thượng-Trung-Nhựt, hào dương quẻ Khảm |
 |
|
Hộ-Pháp, biểu tượng hào dương quẻ Ly |
 |
Như thế, Đức Chí-Tôn đã mở con đường phụng-sự cho vạn-linh để hiệp nhứt linh vậy.
3- Thời-kỳ định-vị
Nếu lập công bằng con đường Phước-Thiện (là cơ-quan của Hiệp-Thiên-Đài) thì hãy xem gương của Ngài Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa.
Đức Hộ-Pháp giải-thích rằng:
“Từ thử tới giờ nếu nói về kẻ đảm-nhiệm gánh vác Hiệp-Thiên-Đài thì Bần-Đạo quả-quyết cho Ba người thôi:
“Ban sơ có Cao Thượng-Phẩm, sau có KHAI-PHÁP và Bần-Đạo thôi”
Lý do tại sao? Ngài nói tiếp:
“Đức Chí-Tôn đã định sẵn đâu hồi nào, mà chính mình Đức Chí-Tôn lựa thật là xứng-đáng. Trong buổi lập Hiệp-Thiên-Đài Đức Chí-Tôn dạy: Con muốn ra gánh vác sự-nghiệp thiêng-liêng lập nên nền Đạo, trước hết con phải lập Pháp cho xong thì Đạo mới vững bền được.
“Buổi nọ, Bần-Đạo nguyện để trọn-vẹn Đức Chí-Tôn chọn lựa, chớ không phải phàm nhơn. Khi được lịnh Cơ-bút dạy đi tìm Pháp, thì chỉ dạy Bần-Đạo đến tỉnh Gò-Công mà tìm tên Trần-Duy-Nghĩa. Đức Chí-Tôn chỉ cho biết nơi tỉnh Gò-Công mà thôi. Khi tìm đến biết đâu, có phải hay chăng?!
“Bởi vì nơi tỉnh Gò-Công Bần-Đạo chưa từng đến và không làm bạn với một người nào nhưng mà cũng vâng lịnh để đi tìm. Khi vừa đến tỉnh thành Gò-Công, ngừng xe lại tìm hỏi thăm thì đã trúng ngay nhà ông Trần-Duy-Nghĩa và gặp Người đứng trước thềm nhà. Người nói: Tôi là Trần-Duy-Nghĩa đây!
Qua phút giây trò chuyện… Bần-Đạo đưa bài Thánh-giáo Đức Chí-Tôn dạy đi tìm Người thì Ngài nói rằng:
Tôi tưởng dòng-dõi của dân-tộc Việt-Nam trên 4.000 năm đã chết, nào dè ngày nay Đức Chí-Tôn đã đến lập QUỐC-ĐẠO thì chắc hẳn rằng đất nước Việt-Nam sẽ sống lại được mà lo cứu chữa Tổ-quốc và giống-nòi dân-tộc, Việt-Nam sẽ cổi ách lệ-thuộc giữa thời Pháp-thuộc đang bạo-hành”. (Đức-Hộ-Pháp thuyết ngày 12-8 Ất-Mùi 1950)
Ngài Khai-Pháp Chơn-Quân tuổi Tý (1888) là người có tuổi đứng đầu trong thập nhị địa chi, mà cũng đứng đầu của Thập-Nhị Thời-Quân, tức là con số 1, cũng biểu tượng bằng hào dương, nếu đặt vào giữa quẻ Ly (Hiệp-Thiên-Đài) sẽ biến ra quẻ Càn, như dưới đây:
|
Thượng-Phẩm, hào dương quẻ Ly |
 |
|
|
Khai-Pháp, số 1 tượng hào dương cơ-quan PT |
 |
|
|
Hộ-Pháp, hào dương quẻ Ly (HTĐ) |
 |
|
Cơ định vị cũng đúng vào quẻ Càn.
Ba vị trên chính là Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài đó vậy.
Ngài Khai-Pháp là người đã thừa lịnh Đức Hộ-Pháp đến nhà tịnh nơi Trí-Giác-Cung Địa-Linh Động là nhà tịnh của Hiệp-Thiên-Đài khai PHÁP cho cơ Đạo nhằm lúc khởi công kiến-tạo vào năm Mậu-Tý (1948).
Người có được tấm lòng trung với Đạo và hiếu-nghĩa với Thầy là Hộ-Pháp, trong lúc bị đày nơi Hải-đảo Madagascar (Phi-châu), Ngài hết lòng lo-lắng và săn-sóc cho Đức Hộ-Pháp trọn nghĩa Thầy trò, dù cảnh tù đày mà tình-cảm vẫn khắn-khít. Người đứng đầu bên Cơ-quan Phước-Thiện cũng đủ cho nhơn-sanh cùng nhau “đi tìm Pháp”, là hãy hết lòng phụng-sự cho vạn-linh bằng con đường hành thiện cũng đạt Đạo vậy.
Đức Hộ-Pháp xác nhận:
“Chính mình Hộ-Pháp là người cầm đầu trong Hiệp-Thiên-Đài, trách-nhiệm đó nặng-nề làm sao đâu! Khi ấy chỉ có ba người Hiệp-Thiên-Đài lãnh phận-sự Thầy”. Đức Chí-Tôn nói:
“Thầy muốn nơi nào có dấu chơn của ba con đến thì nơi ấy hết khổ”
Bởi “Cái khổ ách của nhơn-loại là cùng khắp thế-gian, nên Thánh-ý Thầy muốn giao cơ cứu khổ cho con phải làm thế nào nên ngọn cờ cứu-khổ, để giải-khổ cho nhơn-sanh cùng khắp mặt địa-cầu này”. (17-4 Ất-mùi 1955)
Nhìn chung thì lập công bằng con đường Cửu-Thiên Khai-Hóa như Đức Quyền Giáo-Tông hay bằng con đường Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng, là cơ-quan cứu khổ của Phước-Thiện cũng được hiệp nhứt với Trời, tức là hội-hiệp cùng Đức Chí-Tôn bởi hình ảnh các Ngài là đã tượng-trưng cho sự HIỆP TAM-BỬU tức nhiên hiệp TINH KHÍ THẦN đó vậy!
Tóm lại: Đạo Cao-Đài thành hình do ba người, nhưng phải trải qua ba giai-đoạn:
Do đâu mà các Ngài được sự lựa chọn như vậy?
- Đó là những bậc lương-sanh mà Đức Chí-Tôn đã chọn và cho xuống trước để đến ngày giờ này Ngài đến qui lại mà lo cứu vớt quần-sanh. Đó là nguyên-nhân.
“Những vai tuồng của Chí-Tôn sắp đặt trên sân-khấu Đạo, nếu so-sánh lại cũng chẳng khác chi những bậc nguyên-nhân lãnh phận-sự dìu đời từ xưa đến giờ mà thôi. Nguyên-nhân là các nguyên-linh Đức Chí-Tôn cho xuống trần để dìu dắt hóa-nhân đi lên đường tấn-hoá và cũng để học-hỏi về cơ tấn-hóa. Cũng có phần nguyên-nhân đến đặng mở cơ giáo-hóa song không có trong số một trăm ức nguyên-nhân của Chí-Tôn đã cho xuống thế từ buổi Thượng-nguơn.”
Đây là cơ NHÂN đã Hiệp Tam-bửu rồi vậy, chỉ còn mỗi cơ THIÊN mà thôi.
1.
|
Cơ khởi thủy
có 3 vị
Hiệp-Thiên-Đài |
 |
Thượng-Phẩm, tuổi Mậu-Tý (1988) |
 |
 |
quẻ LY |
Thượng-Sanh, tuổi Tân-Sửu (1901) |
 |
Hộ-Pháp, tuổi Canh-Dần (1890) |
 |
|
Cơ khởi thủy
có 3 vị
Cửu-Trùng-Đài |
 |
Thái-Nương-Tinh, Thái-Minh-Tinh |
 |
 |
quẻ KHẢM |
Thượng-Trung-Nhựt |
 |
Ngọc-Lịch-Nguyệt |
 |
2.
|
Cơ kiến thiết
có 3 vị |
 |
Thượng-Phẩm |
 |
 |
quẻ CÀN |
Quyền Giáo-Tông, Cửu-Trùng-Đài |
 |
Hộ-Pháp |
 |
3.
|
Cơ định vị
có 3 vị |
 |
Thượng-Phẩm |
 |
 |
quẻ CÀN |
Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa |
 |
Hộ-Pháp |
 |
|
4- Lý Dịch trong ba thời-kỳ
Nếu nhìn vào phần tổng-kết trên thì thấy có ba giai-đoạn chuyển-biến mà thành hình, lẽ ra đó là con số 9 (3x3=9), gọi là “Tam luân cửu chuyển” nhưng thật sự là con số 12. Vì thời khởi thủy có đến hai cơ-quan: Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài, đó là âm dương tương-hiệp (bởi Hiệp-Thiên-Đài quẻ Ly là dương, Cửu-Trùng-Đài quẻ Khảm là âm)
Tức nhiên con đường Thập-Nhị Khai-Thiên Đức Chí-Tôn đã mở ra cho nhơn-loại tu để về đến ngôi Trời, nên “số 12 là số riêng của Thầy”
Số 12 là số đặc-biệt, tức là (9+3=12). Số 9 là cơ vận-chuyển, 3 là ba ngôi. Lấy ba ngôi hiệp vào cơ vận-chuyển tức là cơ qui nhứt, nắm cả các pháp trong tay; mà Người nắm pháp ấy là Chủ-tể càn-khôn vũ-trụ. Nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy.
Nếu cộng lại theo hàng ngang thì (1+2=3) tức là 3 ngôi đầu tiên (Phật, Pháp, Tăng) hay là Thiên, Địa, Nhân và cũng là TINH, KHÍ, THẦN.
Nếu tính theo vị-trí, thì 1 rồi đến 2 tức là lý Thái-cực (số 1) đứng trước luật âm dương (số 2) thì thấy rõ quyền-năng Chưởng-quản trong đó.
Vì thế nên Thầy nói “chi chi cũng có luật định, không một vật chi ngoài quyền sở-định của Tạo-hóa hết”. Nhưng luật công-bình có hai phần: một Âm, một Dương biến động, dù ngay trong luật-định cũng có. Ở đâu cũng có cái lý mâu thuẫn trong đó, hễ có mâu-thuẫn tương-quan là có biến sanh. Hết vòng biến-đổi mới trở về trạng-thái đầu tiên là 1, rồi từ 1 mới trở lại trạng-thái Hư-vô (là 0), cho nên người tu “đắc nhứt qui cơ” là thành Đạo, nghĩa là hiệp cùng lý Thái-cực để trở lại trạng-thái tĩnh-lặng nhiệm-mầu.
“Trong là lý Hư-vô, trong lý Hư-vô phát sanh một Thái-cực. Thái-cực biến-hóa ba ngôi, mỗi ngôi lại biến-hóa nữa thành ra Cửu chuyển.
- Như trên đã rõ 3 ngôi của THIÊN là Trời, Đức Thượng-Đế tá danh: AĂÂ (THẦN)
- Ba vị Tiên nơi Diêu-Trì-Cung là ĐỊA (KHÍ)
- Ba vị Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài là NHƠN (TINH)
Nhất là ba vị: Thượng-Phẩm, Giáo-Tông, Hộ-Pháp thuộc cơ kiến-tạo, phát-triển nên vai-trò rất quan-trọng mà cửa Đạo Cao-Đài đòi hỏi người tu phải đủ Tam-lập là: lập đức, lập công, lập ngôn. Hơn nữa các Ngài là Thiên-soái-mạng của Đức Chí-Tôn đã chọn lựa trước, tức nhiên “Ngài dùng lương-sanh để cứu vớt quần-sanh” trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ vậy.
Đức Hộ-Pháp kết-luận:
“Bần-Đạo nhấn mạnh một điều: ĐẠO CAO-ĐÀI này vốn là một Tôn-giáo để cứu-khổ cho nhơn-loại, Đạo Cao-Đài cốt-yếu không phải làm chủ thiên-hạ, mà cốt-yếu làm tôi-đòi tạo hạnh-phúc cho thiên-hạ, tạo cái hạnh-phúc chơn thật.
“Hôm nay, Ngài Khai-Pháp hưởng đặng nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống mà Ngài đã hiểu thấu chơn-lý ấy là thực-sự nên Bần-Đạo cùng Ngài, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đã có công-lao chung chịu khổ-hạnh cùng nhau, nhứt tâm nhứt đức quyết gồng-gánh một nền Tôn-giáo của Đức Chí-Tôn và bảo-vệ, nâng-đỡ, thiệt hiện hình tướng cho cơ-quan cứu khổ…
“Bần-Đạo lấy làm hân-hạnh, phúc hậu, vui hứng thấy Ngài đã đoạt Đạo, Đức Khai-Pháp Chơn-Quân đã đoạt Đạo tại thế đó vậy. Bần-Đạo làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn điều ấy.”
Như vậy, Chỉ có 4 hào dương, tượng trưng 4 nhân-vật là: Hộ-Pháp, Khai-Pháp, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt. Trong câu trên, Đức Hộ-Pháp nói: “Hiểu thấu chơn-lý ấy thực-sự nên Bần-Đạo cùng Ngài, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt.”
Đây là cơ THIÊN, hiệp đủ Tam-tài rồi vậy.
Bốn hào dương này chính là bốn đức của Trời là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh; nơi người là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đó. (sẽ bàn sau).
Chính các Ngài cũng phải lập đức, lập công, lập ngôn để hoàn thành Tam lập trong con đường hành thiện như sau:
5- Việc Tam-lập của ba vị Tướng-soái của Thầy
a/- Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư
- Lập đức: Ngài là Chưởng-quản chi Đạo, đứng hàng Tiên-vị, phế đời hành Đạo trước nhất. Nguơn-linh là Hớn-Chung-Ly.
- Lập công: Ngài chấp-bút, phò-cơ tiếp điển thiêng-liêng trong cặp cơ phong Thánh để Chí-Tôn khai Đại-Đạo, lập Thiên-phong Chức-sắc, lập Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo, lập Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền làm nền tảng cho đức-tin của Đạo. Ngài là người ra công bứng gốc phá rừng để lập nên một Thánh-Thất hữu-hình, tạo một cơ-sở vật-chất ngày nay.
- Lập ngôn: Ngài lập ra bản Phổ-cáo chúng-sanh để thông-báo cho toàn tín-hữu Cao-Đài, giữ vững đức-tin trong buổi khuynh-nguy của một dân-tộc bị lệ-thuộc.
b/- Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc:
- Lập đức: Người đứng đầu chi Pháp, là Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài bảo thủ chơn truyền Đại-Đạo, vào hàng Phật-vị, trọn phế đời hành đạo 35 năm.
- Lập công: công-quả Ngài dâng-hiến cho Đấng Thượng-Đế 35 năm trường, từ lúc Ngài mới 35 tuổi; xây dựng Đền-Thánh, tạo Báo-Ân-Từ là hai ngôi Đền Điện nguy-nga đứng vào hàng kỳ quan thế-giới, đầy-đủ bí-pháp nhiệm-mầu, tất cả các dinh-thự từ nội-ô cho đến ngoại-ô của vùng Thánh-Địa, làm nơi cho nhơn-sanh sùng bái, qui tụ đức-tin của toàn cầu về mặt tín-ngưỡng, làm nổi bật nền văn-minh Đạo-giáo Đông-phương.
- Lập ngôn: Trong 10 năm thuyết Đạo có trên 500 bài cụ-thể, giảng-giải đủ các vấn-đề từ thể-pháp cho đến bí-pháp của Đạo, Ngài là Đấng Giáo-chủ hữu-hình thay quyền Chí-Tôn tại thế, làm chủ linh-hồn của nhân-loại trên quả địa-cầu này từ hôm nay cho đến bảy trăm ngàn năm tuổi Đạo.
c/- Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt:
- Lập đức: Ngài đứng vào hàng nhứt Phật nơi Cửu-Trùng-Đài, là Anh Cả của toàn thể nhơn-sanh thay quyền Chí-Tôn thể thiên hành-hóa tức là giáo-hóa nhơn-sanh trên đường hành thiện. Với một đức-tin tuyệt-đối, Ngài đã nghe theo tiếng gọi thiêng-liêng phế đời hành Đạo, bỏ tất cả danh, lợi, quyền, mà quyền ấy đứng đầu cả nước, một cuộc đời vinh-sang phú quí.
- Lập công: Ngài hợp sức với Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp kiến-thiết các cơ-sở vật-chất cho nền Đại-Đạo được uy-nghiêm như ngày nay, là nhờ có bàn tay và khối óc tuyệt-vời ấy mới đủ sức chống đỡ Đạo-quyền giữa thời nguy-khốn của đời suốt tám năm tròn, tức là đã nắm trọn Bát-quái vào tay để đưa con thuyền Đạo đến bến vinh quang.
- Lập ngôn: Ngài đứng ra làm Tờ Khai Đạo trình lên Chánh-phủ Pháp bấy giờ là ông Le Fol, nói rằng “tuyên-bố cho Ông biết là chúng tôi sẽ truyền-bá cho toàn thể nhân-loại giáo-lý thiêng-liêng này.” Những lời dạy của Ngài làm yếu ngôn cho sanh-chúng học hỏi trong suốt diễn trình của đạo-pháp, tỏ thái-độ không khuất-phục.
Đó là ba tấm gương sáng chói của “ba người làm nên Đại-Đạo.”
Mỗi một giai-đoạn có ba người như vậy là thể hiện sự tròn đầy viên mãn. Nhưng thực-tế phải kể đến 5 người, để làm nên Ngũ-hành biến-hóa:

Nhìn vào hình vẽ, thấy đủ ba giai-đoạn:
1- Cơ khởi thủy: Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh, Hộ-Pháp (giữa) Cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài.
2- Cơ kiến-thiết: Thượng-Phẩm, Giáo-Tông, Hộ-Pháp (trái)
3- Cơ định-vị: Thượng-Phẩm, Khai-Pháp, Hộ-Pháp (phải)
Như vậy mỗi người là một Thái-cực, tượng trưng tâm-điểm của vòng tròn hay là tâm của vũ-trụ. Năm điểm họp lại thành một vòng tròn lớn đó là lý Ngũ-hành thuộc Thổ, trong càn-khôn vũ-trụ gồm có Tam tài và nhị khí Âm Dương. Mà 3 cũng là một, bởi hình ảnh của tam-giác: 1 cũng là 3; thêm nhị khí Âm Dương, cọng lại thành 5.
Hơn nữa từ xưa tới giờ số 3 và 5 đã đóng một vai-trò quan-trọng:
- Tiên-giáo: Đức Thái-Thượng dạy Tam-bửu, Ngũ-hành, tu tâm luyện tánh, thủ cảm-ứng công-bình.
- Phật-giáo: Đức Thích-Ca dạy Tam-qui Ngũ-giới, minh tâm kiến tánh, thật-hành bác-ái, từ-bi.
- Nho-giáo: Đức Khổng-Thánh dạy Tam-cang Ngũ-thường, tồn tâm dưỡng tánh, giữ tròn hai chữ TRUNG, NGHĨA mà làm tiêu-chuẩn cho mọi hành-vi.
Nay, Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn đến khai Đạo cứu đời dùng Nho-Tông chuyển thế:
- Lập Tam-bửu ngũ-nguyện, là tinh-thần hiến-dâng và phụng-sự, tức là thể hiện hai chữ Nhân-Nghĩa 仁 義
- Thực-hành Tam-qui ngũ-giới là phục lại tinh-thần đạo-đức, dựng lại mỹ tục thuần-phong, phát-huy tinh-thần văn-hóa 4.000 năm huy-hoàng, rực-rỡ; do đó Thầy đã sắp sẵn: Nghĩa, Lý, Tượng, Pháp, Nho, Y, Lý, Số đều nhất-quán, từ ngoại dung đến nội-dung. Từ thể-pháp hiện hình bí-pháp. Nay Đạo Cao-Đài đủ cả:
- Tu-hành giữ Tam-qui Ngũ-giới.
- Tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài là qui Tam-giáo hiệp Ngũ-chi.
- Thường ngày giữ Tam-cang Ngũ-thường.
- Tứ thời nhựt tụng: Tam-bửu Ngũ-nguyện
Tất cả cũng không ngoài con số TAM và số NGŨ.
Bởi hai con số này nó có một tính cách rất quan-trọng. Lý-do dễ nhận thấy là tổng hợp hai số lại là 8 (3+5=8). Đó là hình ảnh của Bát-quái (xem về Bát-quái ở phần sau)
6- Tại sao Đạo Cao-Đài thành hình chỉ có ba người?
“Bởi cái thiệt tướng của nền chơn-giáo Đức Chí-Tôn đã hiện tượng do quyền-năng vô đối của Ngài mà đoạt được, mà trong đó các vị thừa hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình nắn nên tướng của nó.”
Hiện nay các bậc tu-hành tốn không biết bao công-trình tìm pháp để tu tắt, hòng mong cho mau đắc Đạo. Nơi cửa Đạo Cao-Đài này Chí-Tôn đã khai Pháp cả rồi qua hình ảnh Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa đó. Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc là người nắm pháp Thiên-điều, thì Phạm chính là cửa Phật. Như vậy, người tu muốn đến nhanh trong cửa Phật thì hãy bấm “công-tắc” như một nút điện vậy, còn con đường để đi đến nơi là con đường TRUNG, NGHĨA (Lê-Văn-Trung, Trần-Duy-Nghĩa). Năm nguơn-linh cao-trọng ứng vào Ngũ-hành đó vậy.
Thầy dạy:
“Trong Thánh-ngôn đề trái địa-cầu là 68, mà nếu cả Cửu-Phẩm Thần-Tiên mỗi kiếp sanh đi có một phẩm, thì cả triệu năm cũng chưa đoạt đến địa-vị đặng.”
Đức Chí-Tôn nói tiếp:
“Các con, trong một kiếp sanh đã đoạt pháp là vì các con đi con đường tắt, đó là bí-pháp chơn-truyền của Đạo.”
Về giá-trị con số 3 cũng đã cho thấy rõ cái lý nhiệm-mầu ấy:
Số 3 là do 1 với 2 hỗn-hợp lại mà biến ra 3. 3 tức là cơ-quan hữu tướng cùng vô tướng hiện có ở càn-khôn vũ-trụ này.
Số 3 là cơ-sở của Tam thể: Phật, Pháp, Tăng, nên nó vừa có năng-lực huy-động mà cũng có năng-lực dung-hòa. Vật nào có số 3 là vật ấy thuộc bản thể cứng rắn, nhiều hành-động.
Số 3 là một con số thiêng-liêng mầu-nhiệm và nhiều huyền-bí nhất. Trong nền Đại-Đạo con số 3 đã tác-động mạnh-mẽ và chi-phối đến mọi vấn-đề.
Qua các hình ảnh như Tam-Kỳ, Tam-Giáo, Tam-Thánh, Tam-Trấn, Tam-Bửu…
Bởi, Cơ-quan quản-trị gồm có 3 ngôi là: Phật, Pháp, Tăng.
- Phật cầm quyền-năng của chơn-linh.
- Pháp cầm quyền-năng của khí-thể tức là cơ sản-xuất hữu-hình, cầm quyền sự sống của vạn loại, vì khí-thể là chất sanh vạn-vật.
- Tăng là cầm quyền-năng nuôi sống thể hài.
* Ngôi thứ nhất (Phật) lo về sự tiến-triển của chơn-linh, dạy-dỗ các chơn-linh cho cao thượng để hiệp về cơ qui nhứt.
* Ngôi thứ nhì (Pháp) lo về sự giáo-hóa chơn-thần, lo về cơ sản-xuất và nuôi-nấng vạn-linh.
* Ngôi ba (Tăng) lo về cơ cai-trị vật loại cùng là đùm bọc sự sống để đem trở lại cơ qui nhứt, làm thế nào cho điểm linh-quang đừng phải bị mờ-ám trong xác thể.
7- Số 3 là tượng-trưng cho cơ HÒA
Pháp-Chánh-Truyền nhắc-nhở:
“Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương theo chữ Hòa mới toan thành lập. Chí-Tôn định thành Hội-Thánh đặng thay thế hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng:
* Cửu-Trùng-Đài là thi-hài, ấy là Tinh
* Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, ấy là Khí
* Bát-Quái-Đài là linh-hồn, ấy là Thần.
“Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì khó mong thành đạo cho đặng.
“Nếu có một quyền-hành nào tại thế này mà làm cho thân-thể Chí-Tôn phải chia phui manh mún ra đặng thì là Đạo ta là giả Đạo, tất nó phải bị tiêu-diệt trong một lúc ngắn-ngủi chi đây. Còn như quả là Chí-Tôn vì thương-yêu con cái của Người, chính mình đến lập Đạo đăng giải-thoát cho chúng-sanh, thì những mưu-chước của tà-quyền ngăn cản bước Đạo của Thầy khó mong nghịch mạng với Chí-Tôn, ắt là không mong bền vững.
“Hại thay! cho những người vô phần toan phân phái chia phe, làm cho xác Chí-Tôn phải tan-tành rời-rã.
“Khổ thay! cho những kẻ không duyên chối Thánh-giáo nghịch chơn-truyền, làm cho chơn-thần của Chí-Tôn phải ô-uế đê-hèn muốn toan bỏ xác. Đau-đớn thay cho những người ấy! Thê thảm thay cho những kẻ ấy! Dám để tay vào mà làm hại Chí-Tôn; cái tội-tình ấy lớn-lao bao nã. Coi lại gương Juda bán Đức Chúa Jésus-Christ còn nhẹ, vì Juda ham ba chục nguơn bạc đặng nuôi Môn-đệ của Người, còn những kẻ này đây duy háo danh mà phản đạo.
Chí-Tôn đã đến thế, hạ mình đặng làm Thầy dạy-dỗ chúng ta, hằng trông mong giờ nào chúng ta biết hòa-hiệp nơi lòng Bác-ái từ-tâm của Người, là hiệp làm một cùng Người mới có đủ quyền-hành đặng tận-độ chúng-sanh qui hồi cựu vị; mà đã sáu năm chầy rồi, thân-thể hỡi còn rời rã ngất-ngơ, chơn-thần hỡi còn dật-dờ mê-muội, thì thế nào các Đấng Thiêng-Liêng hiệp một cùng đời cho đặng, hầu mong sửa cải Thiên-thơ, tụ hội các nguyên-nhân đem vào cửa Đạo”. (PCT)

►Xem tiếp CHƯƠNG IV: >>>>>