DỊCH LÝ CAO ĐÀI

Chương V:

KHAI TRIỂN BÁT-QUÁI ĐỒ-THIÊN

I.

 

Khai Triển Bát-Quái Đồ-Thiên

  1. Cơ-quan quản-trị càn-khôn là gì?
  2. Cơ sanh-biến vạn-linh là gì?
    1. Việt-Nam là một Thái-cực-đồ
    2. Sao gọi là Bát-quái?
    3. Tám đường xuyên tâm ấy là cơ đoạt Đạo
  3. Cơ hỗn-hợp càn-khôn biến tướng
  4. Đạo Cao-Đài chủ-trương diệt mê-tín dị đoan
  5. Đại-Đạo là đường chơn-chánh và khoa-học
  6. Luận Đạo: Hộ-Pháp Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài

II.

Khai Triển Bát Quái Đồ Thiên Qua Cơ-Quan Hiệp-Thiên-Đài

  1. Phần khai triển
    1. Số Ma-phương
    2. Ý-nghĩa những ngày Lễ Đạo qua các con số
    3. Chính là chữ ĐIỀN
    4. Chữ thập trong Bát-quái
    5. Long-Mã phụ Hà-đồ tượng trưng chữ thập định vị cho càn-khôn
    6. Việt-Nam giòng giống con Rồng cháu Tiên
    7. Đông Tây hòa-hợp
    8. Lễ Hội-Yến Diêu-Trì ngày 15 tháng 8
      Hội-Yến Diêu-Trì-Cung là gì?
    9. Bát-quái Đồ-thiên nghịch chuyển
  2. Thập-Nhị Thời-Quân là gì?
  3. Thập-Nhị Thời-Quân ứng với Thập-Nhị Thời-Thần
    1. Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài
    2. Chơn-pháp của Đại-Đạo
    3. Vì sao có mặt 12 Thời-Quân bồi tửu
    4. Quả Đào Tiên của Phật-Mẫu
    5. Sự liên-quan giữa Diêu-Trì-Cung và Hiệp-Thiên-Đài
    6. Đức Phật-Mẫu độ ai trước nhất?
    7. Nhiệm-vụ của Thời-Quân
    8. Vai-trò Ba chi của Hiệp-Thiên-Đài
    9. Số 12 thành hình
  4. Lý-do Thầy chia 2 cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài
    1. Về mặt hữu-hình
    2. Về mặt tinh-thần đạo-đức
  5. Tại sao Đức Chí-Tôn ngự nơi Bát-Quái-Đài
  6. Quyền-hành của Hộ-Pháp đối với Tam Châu Bát-Bộ
  7. Quyền-hành của 12 Thời-Quân
  8. Vì sao Hiệp-Thiên-Đài lại đặt phía trước của Đền-Thánh?

B- THẬP-NHỊ THỜI-QUÂN là gì?

Là mười hai vị Thánh bên Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền các vị Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh chưởng-quản.

“Thập-Nhị Thời-Quân đối với Thập-Nhị Thời-Thần. Các chơn-linh đến bực nào cũng phải do nơi ấy mà xuất hiện, như Thầy nắm trọn Thập-Nhị Thời-Thần vào tay rồi mới khai thiên lập địa. “Thiên khai ư Tý. Địa tịch ư Sửu. Nhơn sanh ư Dần”.

Các chơn-linh dầu nguyên-nhân hay là Hóa-nhân, hễ chịu hữu-sanh thì đều nơi tay Thập-Nhị Thời-Quân mà siêu đọa, cũng như Thần, Thánh, Tiên, Phật nhờ Thập-Nhị Thời-Thần mà thăng giáng.

Thập-Nhị Thời-Quân tức là Thập-Nhị Thời-Thần tại thế đó vậy. Thập-Nhị Thời-Quân chia ra làm ba chi: Pháp, Đạo, Thế. Pháp-Chánh-Truyền dạy:

* HỘ-PHÁP chưởng-quản về Pháp (chi Pháp) dưới quyền có 4 người:

Hậu là Bảo-Pháp là Bảo-Pháp Nguyễn-Trung-Hậu

Đức là Hiến-Pháp là Hiến-Pháp Trương-Hữu-Đức

Nghĩa là Khai-Pháp là Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa

Tràng là Tiếp-Pháp là Tiếp-Pháp Trương-Văn-Tràng

Chi PHÁP lo bảo-hộ luật Đạo và luật đời, chẳng ai qua luật mà Hiệp-Thiên-Đài không biết.

* THƯỢNG-PHẨM lo về phần Đạo (chi Đạo) dưới quyền có 4 người:

Chương là Bảo-Đạo là Bảo-Đạo Ca-Minh-Chương

Tươi là Hiến-Đạo là Hiến-Đạo Phạm-Văn-Tươi.

Đãi là Khai-Đạo là Khai-Đạo Phạm-Tấn-Đãi

Trọng là Tiếp-Đạo là Tiếp-Đạo Cao-Đức-Trọng

Chi Đạo lo về phần Đạo nơi Tịnh-Thất, mấy Thánh-Thất, đều xem-xét chư Môn-đệ Thầy, binh-vực chẳng cho ai phạm luật đến khắc-khổ cho đặng.

* THƯỢNG-SANH thì lo về phần đời (chi Thế), dưới quyền có 4 người:

Bảo-Thế thì Phước là Bảo-Thế Lê-Thiện-Phước

Hiến-Thế thì Mạnh là Hiến-Thế Nguyễn-Văn-Mạnh

Khai-Thế thì Thâu là Khai-Thế Thái-Văn-Thâu

Tiếp-Thế thì Vĩnh là Tiếp-Thế Lê-Thế-Vĩnh

Xem cách Thầy ban Pháp-Chánh-Truyền như trên cũng đã thấy cái lý âm dương trong ba Chi rồi vậy. Hai chi Pháp và Đạo (thuộc về Đạo) thì Thầy đặt tên các vị ở trước, đặt phẩm-tước sau, chỉ duy chi Thế là Đời, nên đặt tước-phẩm ở trước và tên các vị ở sau.

Ấy là ngay trong một cơ-quan cũng phải đủ lý âm dương tương-hiệp. Có nghĩa rằng Đạo thì lo tô-bồi Nhơn-tước để khi đến với Đại-Đạo thật sự chỉ là một sự hợp-thức-hóa, mượn Thiên-tước làm con đường trở về mà thôi.

Còn Đời trọng cái Thiên-tước mà ít khi trau-giồi Nhơn-tước, tức là không lo trau cái tâm, sửa cái tánh. Đến khi có được Thiên-tước thì giống như hữu danh vô thực, chớ thực tài không có, như lời tiên-tri của Đức Nguyệt-Tâm rằng:

“Chức-sắc chuộng quyền hơn chuộng Đạo,
“Nhân-sanh lo cốt chẳng lo bì.
“Mão cao dễ rớt nên thành nhác,
“Cổ ngắn khó kêu phải hóa lì…”

Một sự nhắc-nhở sâu xa của thiêng-liêng vậy!

Thầy dạy “Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành-đạo. Thầy cho các con biết: Hễ trọng quyền ắt có trọng phạt”.

Đức Hộ-Pháp nói “Còn nhứt Phật, nhị Tiên, thập-nhị Thánh tại Hiệp-Thiên-Đài thì là các Đấng hầu-hạ bên Thầy lúc trước, nay tuy xuống thế cũng cứ giữ phận hầu Thầy mà thôi”.

12 vị Thời-quân đây là thuộc về cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài, là một trong ba cơ-quan trọng yếu của nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Bởi:

“Hiệp-Thiên-Đài là nơi chuyên về Đạo pháp, bảo-hộ luật đời và luật Đạo, như Ngọc-Hư Cung nắm Thiên-Điều tức là Ngọc-Hư-Cung tại thế mà Hộ-Pháp chưởng-quản.

“Hiệp-Thiên-Đài là cửa Trời đó vậy. Hiệp là chung với, Thiên là trời; hiệp cùng Trời tức là cửa vào đường trời, cái thang bắc cho phàm đến cùng Trời. Trong Hiệp-Thiên-Đài có Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh” như đã nói trên.

Ngày khai Đại-Đạo tại Từ-Lâm-Tự (tức là chùa Gò-Kén, Tây-Ninh) khởi ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (dl 19-11-1926) Thầy ban Pháp-Chánh-Truyền cho Cửu-Trùng-Đài trước.

Qua ngày 12 tháng 1 năm Đinh-Mão Đức Chí-Tôn mới lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài phong các vị có tên như trên vào phẩm Thập-Nhị Thời-Quân.

Xin liệt kê danh sách tất cả 15 vị thuộc cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài, như sau:

* Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài

(xếp tuổi tác theo thứ-tự của 12 con Giáp)

Thượng-Phẩm

  • 上 品

  • Fr: Chef du Domaine Spirituel

  • Chưởng-Quản Chi Đạo

  • Thế danh: Cao-Quỳnh-Cư (1888-1929)

  • Ngày sinh: năm Mậu-Tý 1888

  • Ngày qui: 1-3 Quí-Tỵ (1929)

  • Thọ 42 tuổi.

Thượng-Sanh

  • 上 生

  • Fr: Chef du Domaine Temporel

  • Chưởng-Quản Chi Thế

  • Thế danh: Cao-Hoài-Sang (1901-1971)

  • Ngày  sinh: năm Tân-Sửu (1901)

  • Ngày  qui: 26-3 Tân-Hợi (1971)

  • Thọ 70 tuổi.

  • Hiệu: Huệ-Giác, Thanh-Thủy

Hộ-Pháp

  • 護 法

  • Fr: Chef suprême du Temple de l’Alliance Divine

  • Chưởng-Quản Hiệp-Thiên-Đài kiêm Chưởng-Quản Chi Pháp.

  • Thế danh: Phạm-Công-Tắc (1890-1959)

  • Ngày sanh: 5-5 Canh-Dần.

  • Ngày qui: 10- 4 Kỷ-Hợi.

  • Thọ 70 tuổi.

  • Hiệu ÁI-DÂN

  • Giáo-chủ Đạo Cao-Đài, Đức Hộ-Pháp là vị Giáo-chủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ “Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài”

 

Thập-Nhị Thời-Quân ứng với Thập-Nhị Thời-Thần, tức là tuổi 12 vị này ứng với 12 con Giáp là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Tuy tuổi tác các vị lớn nhỏ khác nhau, nhưng đặc biệt không ai trùng tuổi với ai tất cả; xếp theo thứ-tự 12 chi là:

 

Khai-Pháp

  • 開 法

  • Fr: Réformateur Juridique

  • Thế danh: Trần-Duy-Nghĩa (1888-1954)

  • Ngày sinh: 17-8 Mậu-Tý (1888)

  • Ngày qui 22-1 Giáp-Ngọ (1954)

  • Thọ 66 Tuổi

Khai-Đạo

  • 開 道

  • Fr: Réformateur Religieux

  • Thế danh: Phạm-Tấn-Đãi (1901-1976)

  • Ngày sinh 22-7 Tân-Sửu. (1901)

  • Ngày qui 19-2 Bính-Thìn (19-3-1976)

Hiến-Pháp

  • 憲 法

  • Fr: Rénovateur Juridique

  • Thế danh: Trương-Hữu-Đức (1890-1975)

  • Ngày sinh 2-2 Canh-Dần (1890)

  • Ngày qui 15-12 Ất-Mão

  • Thọ 85 Tuổi

Tiếp-Thế

  • 接 世

  • Fr: Législateur Temporel

  • Thế danh: Lê-Thế-Vĩnh

  • Sinh năm: Quí-Mão (1903)

  • Ngày qui: bị mất tích, không biết ngày qui.

Bảo-Pháp

  • 保 法

  • Fr: Conservateur Juridique

  • Thế danh: Nguyễn-Trung-Hậu (1892-1961)

  • Ngày sinh Nhâm-Thìn (1892)

  • Ngày qui: 7-9 Tân-Sửu (1961)

Tiếp-Pháp

  • 接 法

  • Fr: Législateur Juridique

  • Thế danh: Trương-Văn-Tràng (1893-1965)

  • Ngày sinh: 25-10 Quí-Tỵ (1893)

  • Ngày qui: 15-1 Ất-Tỵ (1965)

  • Thọ 63 Tuổi

Hiến-Thế

  • 憲 世

  • Fr: Rénovateur Temporel

  • Thế danh: Nguyễn-Văn-Mạnh (1894-1970)

  • Ngày sinh: Giáp-Ngọ (1894)

  • Ngày qui: 15-1 Canh-Tuất

  • Thọ 76 Tuổi

Bảo-Thế

  • 保 世

  • Fr: Conservateur Temporel

  • Thế danh: Lê-Thiện-Phước (1895-1975)

  • Ngày sinh: Ất-Mùi (1895)

  • Ngày qui:17-3-Ất-Mão (1975)

  • Thọ 80 Tuổi

Hiến-Đạo

  • 憲 道

  • Fr: Rénovateur Religieux

  • Thế danh: Phạm-Văn-Tươi (1896-1976)

  • Ngày sinh: Bính-Thân (1896)

  • Ngày qui: 8-4 Bính-Thìn (1976)

  • Thọ 80 Tuổi

  • Hiệu: Lạc-Nhân

Tiếp-Đạo

  • 接 道

  • Fr: Législateur Religieux

  • Thế danh: Cao-Đức-Trọng (1897-1958)

  • Ngày sinh: 20-10 Đinh-Dậu (1897)

  • Ngày qui: 23-5 Mậu-Tuất (1958)

  • Thọ 61 Tuổi

Bảo-Đạo

  • 保 道

  • Fr: Conservateur Religieur

  • Thế danh: Ca-Minh-Chương (1874-1928)

  • Ngày sinh: Giáp-Tuất (1874)

  • Ngày qui: 19-10 Mậu-Thìn (1928)

  • Thọ 54 Tuổi

Khai-Thế

  • 開 世

  • Fr: Réformateur Temporel

  • Thế danh: Thái-Văn-Thâu (1899-1981)

  • Ngày sinh: Kỷ-Hợi (1899)

  • Ngày qui: 2-6 Tân-Dậu (1981)

  • Thọ 92 Tuổi

 

 

Trong số 12 Thời-quân thì người lớn tuổi nhất là Ngài Bảo-Đạo Ca-Minh-Chương tuổi Giáp-Tuất (1874), Ngài đứng đầu mang chữ Giáp, Giáp là chủ.

Người nhỏ nhất là Tiếp-Thế Lê-Thế-Vĩnh tuổi Quí-Mão (1903) đứng cuối hàng Thiên-can mang chữ Quí.

Về Thập nhị địa chi thì Pháp là khai, nên Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa đứng đầu tuổi Tý (Mậu-Tý), Khai-Thế Thái-Văn-Thâu tuổi Hợi (Kỷ Hợi), đứng cuối hàng địa chi (Hợi)

Về phép Thiên can chuyển hóa Hiến-Thế là Giáp, Tiếp-Thế là Quí.

Về phép thu-liễm của Địa chi Khai-Pháp là Tý, Khai-Thế là Hợi.

Về mặt siêu hình Đạo biến sinh ra Pháp, còn về mặt hữu-vi mỗi cái chi có trật-tự, có định-vị tức là Pháp trị, Đạo ở giữa đó là Phật.

 

►Xem tiếp CHƯƠNG V / ... Thập-Nhị Thời-Quân ứng với Thập-Nhị Thời-Thần

 

Cập nhật ngày: 09-09-2007