Ba ông đem chiếc bàn 4 chân ra (bên đây là chiếc bàn kỹ-niệm lúc mới xây bàn) kê một chân cho nó hổng lên để nó nhịp được linh động dễ-dàng. Ba ông để tay lên bàn tạo thành một dòng điện nối tiếp. Đêm đầu không thành, dù ngồi suốt từ 21 giờ đến 2 giờ đêm, có nhiều vong linh nhập bàn làm cho bàn di-động, viết tiếng Anh, Pháp và cả tiếng Hoa nữa; có một vong-linh là học-sinh Hà-nội viết Việt-ngữ. Cái bàn nhịp có khi thì chửng-chạc, có lúc lựng-khựng chứng-tỏ có nhiều vong-linh tranh nhau để nói chuyện. Việc cầu chưa có kết-quả, mệt-mỏi, các ông mới dừng lại trong đêm ấy. Công việc chưa quen, các ông phải vất-vả van-vái, cầu-nguyện và ra điều-kiện bằng khẩu ước: hễ bàn nhịp một cái là A, hai cái là Ă, ba cái là Â, bên ngoài có người ghi chép rồi ráp vần lại, đọc thành câu, chấm, phết cho phân-minh. Đêm sau ba ông tiếp-tục, đúng 21 giờ một vong-linh nhập bàn, nhịp thành chữ và ráp lại được một bài thơ thất ngôn Đường-luật (loại thơ 7 chữ, 8 câu) sau cùng ký tên Cao-Quỳnh-Tuân, tức là thân-sinh của ông Cao-Quỳnh-Cư. Lời lẽ thân thương và chân-tình ứng-nghiệm được việc Xây bàn, ba ông xúc-động rồi khóc. Rồi hai người rao đờn, một người ngâm thơ tỏ vẻ hân-hoan. Đó là bài “Ly trần” THI Ly trần tuổi đã quá năm mươi, Cao-quỳnh-Tuân Những đêm kế tiếp, cứ ban ngày đi làm việc, tối đến lại đem bàn ra tiếp-tục cuộc xây bàn. Có Tiên-cô giả danh Đoàn-Ngọc-Quế giáng cho thi, tức là Thất-Nương Diêu-Trì-Cung. Đấng Nữ Tiên này còn giới-thiệu Bát-Nương rồi đến Lục-Nương, cũng như cả Diêu-Trì-Cung đều có mặt. Nhưng thường xuyên hơn là chỉ có ba vị: Lục-Nương, Thất-Nương, Bát-Nương và Đức Phật-Mẫu. Các vị giáng và làm thơ xướng hoạ với nhau: Lục-Nương chính là Thánh-nữ Jeane D’Arc của nước Pháp. Bà cùng với ba ông làm thành bài thơ liên ngâm, tức là mỗi người làm hai câu, kết thành một bài thất ngôn bát cú như sau:
Sau đó thì Đấng AĂÂ giáng, tức là Đấng Ngọc-Hoàng Thượng-Đế xưa nay vẫn ẩn danh, thường đến để dẫn-giải và trả lời những gì mà các ông thắc-mắc. Nhớ lại trước đây, khi Thất-Nương Diêu Trì-Cung đến với ba ông thường lấy thi văn làm giao duyên, xướng họa rất là tương-đắc, khởi điểm lấy chữ HÒA làm quí (họa thi cũng là hòa thi); tức nhiên Chí-Tôn nhờ Phật-Mẫu và Cửu-vị Tiên-Nương ra công giáo-hóa cho ba ông. Giờ đây sau bảy tháng xem như mãn khóa trường thì Phật-Mẫu trả lại cho Chí-Tôn. Thế nên Lục-Nương đến làm bài thơ liên ngâm, nghĩa là bốn vị cùng làm chung một bài thơ duy nhứt để tỏ sự tương-hiệp với nhau. Vậy thì trước Hoà sau Hiệp. Một bài học Thương-yêu làm yếu-lý của người tu mà Thượng-Đế muốn dạy trước tiên. Qua ngày 31 Décembre 1925, Đấng AĂÂ giáng với lời lẽ thân thương: “Ba con thương Thầy lắm há? Con thấy đặng sự hạ mình của AĂÂ như thế nào chưa? Con có thấy thấu-đáo cái quyền-năng của Thầy chưa? Người quyền thế nhứt như vậy có thể hạ mình bằng AĂÂ chăng? AĂÂ là Thầy! Thầy đến con thế ấy con thương Thầy không? Cao-Quỳnh-Cư bạch: Thấy nhơn-sanh chưa rõ sự huyền-diệu của Thầy, họ nói phạm thượng, ba con binh-vực Thầy, ba con cải-vả với họ. Thầy biết…Cười! - Sự nhỏ-nhẹ của Thất-Nương đó, con có bằng mảy-mún gì chưa? Học-hỏi sự nhỏ-nhẹ ấy. - Sự cao-kỳ của Lục-Nương con có đặng mảy-mún gì chưa? Học sự cao-kỳ ấy. - Sự nhân-đức của Nhứt-Nương con có chút đỉnh gì chưa? Phải học nhân-đức của Nhứt-nương. - Tình-nghĩa yêu mến của Bát-Nương con có bằng lòng không? Phải học. - Phải học tình nhân-ái, trung-tín, cứu giúp của ba con có đặng như Cửu-Thiên-Nương-Nương chăng? Phải học gương. - Sự kính nhường của ba con có bằng Cửu-Nương chăng? Phải học” B- Luận Đạo: Khơi màu lý Dịch trong nền Đại-Đạo Điều mà làm cho chúng ta suy-nghĩ là tại sao Đức Chí-Tôn khi giáng dạy cho ba ông mà không nói đến Cửu-Thiên-Nương-Nương trước (tức là Đức Phật-Mẫu), hoặc bằng sự khiêm-tốn thì khi đề-cập đến Cửu-vị Tiên-Nương phải khởi Nhứt-nương hoặc Cửu-Nương. Đằng này Chí-Tôn nói đến Thất-Nương trước nhất, rồi Lục-Nương, Nhứt-Nương, Bát-Nương, kế đến Cửu-Thiên-Nương-Nương, sau cùng là Cửu-Nương, tất cả là sáu vị, mà không theo một thứ-tự nào cả. Trong buổi tiền khai Đại-Đạo này Đức Chí-Tôn giao ba vị Đệ-tử đầu tiên cho Đức Phật-Mẫu và Cửu-vị Tiên-Nương trông nom về cơ giáo-hóa, ấy là ba vị Cao-Quỳnh-Cư, Phạm-Công Tắc, Cao-Hoài-Sang lại được hân-hạnh chọn làm ba đệ-tử để học hỏi với Diêu-Trì-Cung trong bảy tháng trường. Nay coi như khóa học đã xong, Phật-Mẫu trả lại cho Chí-Tôn và Người đến nhận lãnh, mới xưng chính danh “AĂÂ là Thầy”, là Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, đồng-thời Ngài cũng giao một trọng-trách là phải nhận lãnh cái “gánh đồ thơ”. Đúng là “Gánh đời nặng lắm khách đời ơi!” cho ba vị này trong cơ khai Đạo cứu Đời. * Bát-quái Đồ-thiên xuất hiện Lời dạy trên đây phân-tích rõ ra là một Bát-quái Đồ-thiên tức nhiên là Bát-quái của ông Thầy Trời, duy chỉ Đạo Cao-Đài mới xử-dụng Bát-quái này mà thôi. Do theo lời dạy ban đầu khi khởi công làm Đền-Thánh Thầy có định phương hướng: “Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây chánh cung Đoài ấy là cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là cung Càn, bên tay mặt Thầy là cung Khôn”. (PCT)
Tất cả đều có duyên cớ: Phân-tích lời dạy để thấy ý-nghĩa cao siêu và nhiều bí-ẩn trong Bát-quái như: - Khởi dạy là “sự nhỏ-nhẹ của Thất-Nương” thất là con số 7, đứng về Bát-quái Đồ-thiên là cung Đoài (chánh Tây cung Đoài là hướng của mặt tiền Đền-Thánh). Đoài là cái miệng. Miệng nói lời nhỏ-nhẹ dễ thương. Quan-trọng nhứt là cái miệng, là lời nói. Hơn nữa Kỳ ba Phổ-độ này lời nói là để lập ngôn, rất là thiết-yếu, lấy làm đầu trong câu chuyện, hẳn là có duyên cớ! Bởi nó có liên-quan đến Thất tình. Lại nữa nay là thời-kỳ Phổ-độ, lập ngôn là chính, thế nên chữ ngôn 言có 7 nét hợp với quẻ Đoài cũng số 7. Xác định đây là con số 7. - “Sự cao-kỳ của Lục-Nương” (lục là số 6 là cung Càn, hướng Tây-nam) Càn là trời nên sự “cao-kỳ” nghĩa là cứng rắn. Khởi ở quẻ Càn số 6. - “Sự nhân-đức của Nhứt-Nương” (nhứt là số 1 là cung Khảm, chánh Nam). Khảm vi thủy, Khảm chỉ về nước. Nước tượng-trưng người quân-tử tánh nhân-đức, hiền-lương. - “Tình-nghĩa yêu mến của Bát-Nương” (bát là số 8 là quẻ Cấn, hướng Đông-Nam). Cấn vi sơn, cấn là núi. Núi non hữu tình nên dễ “yêu mến” - Kế đến là “Phải học tình nhân-ái, trung-tín, cứu giúp của ba con có đặng như Cửu-Thiên-Nương-Nương chăng?” (hai chữ trung-tín cho biết đây là ngôi giữa, ở Bát-quái đó là Ngũ trung. Mà ngôi Cửu-Thiên-Nương-Nương chính là ngôi của Mẹ Diêu-Trì nên Bà Mẹ có sẵn lòng nhân-ái. - Sau cùng “sự kính nhường của ba con có bằng Cửu-Nương chăng?”. Cửu là số 9, nói là Cửu nương. Số 9 là quẻ Ly. Trên kính dưới nhường đó là đức tính của nước. Thế nên lấy Khảm làm chuẩn, trên đếm qua ba quẻ sẽ đến quẻ Ly, dưới đếm qua ba quẻ cũng xác định quẻ Ly. Vì ở đây đã chỉ cho con số “3 con”. Mà Ly đối với Khảm: bấy giờ Khảm ở Nam thì Ly ở Bắc là vậy. Như thế các quẻ còn lại thì thêm vào theo thứ-tự, lấy theo thứ-tự của Bát-quái Hậu-thiên làm chuẩn và cả các số nữa. Thứ-tự các quẻ là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Số tương-ứng là: Nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly. Trên Bát-quái Đồ-thiên nghịch chuyển, khởi từ Càn ☰ Nghịch-chuyển tức là chuyển ngược lại với chiều quay của kim đồng-hồ. Lại nữa câu nói đầu tiên “Ba con thương Thầy lắm há?” cả thảy 6 chữ, đó cũng là do 3+3 hay là 3x2, tức nhiên lý Tam âm Tam dương đã xuất hiện. Đến khi Đấng ấy nói “AĂ là Thầy” gồm chung là ba, nhưng lại là 5, bởi “AĂ” là một định danh, nhưng nếu đọc riêng ra thành ba vần (ba mà một, một mà ba: A, Ă,  là vậy). Nếu 5 thành ra Ngũ-hành. Còn nếu nói rằng lời nói đầu tiên khởi là 6 chữ, đó là 6 dương (lục dương) thì khi Thầy điểm tên 6 nhân-vật của Diêu-Trì-Cung nữa thành ra lục âm: Thất-Nương, Lục-Nương, Nhứt-Nương, Bát-Nương, Cửu-Thiên-Nương-Nương, Cửu-Nương Hai con số lục này hiệp lại là (6+6)=12, tức nhiên Thầy đã thể hiện quyền-uy tối thượng của Thầy: “Thập-Nhị Khai-Thiên là Thầy, Chúa cả càn-khôn thế giái, nắm trọn Thập-Nhị Thời-Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy”. Nay, người tín-hữu niệm danh Thầy cũng 12 chữ “Nam-mô Cao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát”. Các phần liên-hệ cũng có số 12 là: Tây-Ninh là Thánh-địa làm Tòa ngự của Thượng-Đế cũng thuộc tỉnh số 12. Lại nữa chữ ĐẠO 道 cũng có cả thảy 12 nét mà Thượng-Đế làm chủ chữ Đạo, là một quyền-uy tối thượng, là Trời vậy. Đây là đã hoàn-thành một Bát-quái Đồ-thiên. Bát-quái này về số tương-ứng và thứ-tự của quẻ hoàn-toàn lấy theo Bát-quái Hậu-thiên, nhưng khác ở phần nghịch chuyển nên tất cả phương hướng đều khác nhau, sai biệt hẳn nhau. Lại nữa cái hay khéo là đưa nhân-vật Thất-Nương (số 7) đến trước, rồi các ông hoàn-thành khóa học trong 7 tháng (số 7) học hỏi, mục-đích để gội rửa Thất tình (số 7) biến thành Thất khiếu sanh-quang mới được siêu phàm nhập Thánh là vậy. Quan-trọng là con số 7. Số 7 là chỉ vạn-vật hữu tướng thành hình. Trong thân người là thất khiếu trên mặt ấy là 7 khiếu dương so với toàn thể là 9 khiếu, đó là ý nghĩa của “thất phản cửu hoàn” vậy. Đây chứng-tỏ rằng Đức Chí-Tôn đã gián tiếp dạy Bát-quái Đồ-thiên một cách thật tinh-vi không thể lầm-lẫn được.
C- Bát-quái Đồ-thiên thể hiện đạo HÒA 1- Hòa là thiết-yếu từ thể-pháp đến bí-pháp
* Hoà trong thể-pháp: Đây là đồ ngang về thứ-tự của Bát-quái Đồ-thiên, thể hiện đầy đủ tính chất hòa giữa các hào, các quẻ với nhau. Ví như hào âm hòa với hào dương, quẻ âm hòa với quẻ dương. Khởi từ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Hòa với nhau từng đôi một, từng đôi một, một cách hài hòa, khít-khao như những mắt lưới đều-đặn. Kỳ khai Đại-Đạo này “Thánh-ý của Đức Chí-Tôn khai mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Tam-giáo qui-nguyên Ngũ-chi phục-nhứt là muốn dung-hòa tâm-lý toàn cả con cái của Người để cứu vãng 92 ức nguyên-nhân vì thế mà bị sa-đọa nơi đây. Chí-Tôn đã đại-từ, đại-bi chỉ rõ căn nguyên mà ban ơn cho ta trau luyện cho Tinh hiệp với Khí, Tinh Khí huờn Thần là cơ huyền-bí để mà đắc Đạo vậy”. Đức Hộ-Pháp cũng đã xác-định rằng: “Nay là cơ Đại-ân-xá của Đức Chí-Tôn, Ngài đến mở Đạo để dạy cho nên Thánh, nên Hiền”, qua hai câu thơ trong Thiên-Thai kiến diện ở bài số 3 rằng: “Kìa túi càn-khôn vừa hé miệng, Hình ảnh Bát-quái Đồ-thiên đúng vào phương-vị của Đền-Thánh. “Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung Đoài”, Đoài biểu-tượng cái miệng. Bên tay trái Thầy là cung Càn, bên tay mặt Thầy là cung Khôn”.
Như vậy Thầy đã định phương vị cho ba cung: Khôn, Đoài, Càn, nếu đặt đứng ba vạch mỗi quẻ sẽ thấy có sự giao-hòa âm dương: âm 4 hào, dương 4 hào; còn 1 hào dương ở giữa làm “cái miệng” tức là con đường qui-nạp, như đang mở rộng cửa Đại-Đạo cho toàn thế-giới quay về, biết nhìn Đấng Chí-Tôn là Đấng Cha chung của toàn nhân-lọai. Xem đây là một Tôn-giáo Đại-Đồng. Rồi đây khắp đâu đâu cũng là đất nước biết Đạo, biết Trời, cùng yêu-thương hòa-thuận với nhau trong luật Bác-ái, Công-bình. Nên nói là “Sự điều-hòa lý Dịch trong cơ Phổ-độ này” là vậy. Đây là Bát-quái Đồ-thiên (tức là Bát-quái Cao-Đài) Gọi là Bát-quái Cao-Đài vì duy chỉ Đạo Cao-Đài mới có Bát-quái này mà thôi. Bát-quái này là dung-hòa của hai Bát-quái Tiên-thiên và Hậu-thiên trước đây của các bậc Tiền Thánh. Nhìn vào đồ ngang dưới đây thấy có:
- Trục đứng Đông Tây là quẻ Chấn Đoài phân Bát-quái ra làm hai phần Âm Dương rõ-rệt: * Bên trái, dương có 4 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn. * Bên phải, âm có 4 quẻ: Tốn, Ly, Khôn, Đoài. * Càn ☰ tượng Cha: đi cùng với Khảm ☵, Cấn ☶ Chấn ☳ (tượng 3 con trai) * Khôn ☷ tượng mẹ, đi cùng với Tốn ☴ Ly ☲ Đoài ☱ (tượng 3 con gái). Điều này chứng tỏ rằng con trai lớn thì theo cha, con gái theo mẹ; khác với Tiên-thiên: con trai theo mẹ, con gái theo cha khi con còn nhỏ dại. Nhưng lúc nào cũng giữ được sự điều-hòa, từ đại thể đến tiểu dị. Trên đồ ngang các hào, các quẻ hòa nhau: hào hoà với hào, quẻ hoà với quẻ, là đôi quẻ một hoà nhau. Hòa tức là đối nhau. Hào âm đối với hào dương, đến mực trung-hòa thành số 0. * quẻ Càn, quẻ Khảm: thì hào đầu (tính từ dưới tính lên) và hào cuối (hào 3) dương của Càn hòa với âm của Khảm. * quẻ Cấn, Chấn thì hào đầu: âm của Cấn hòa với dương của Chấn; hào cuối: dương của Cấn hòa với âm của Chấn. * Giai-đọan kế là hào nhì của hai quẻ Càn, Khảm hòa với hào nhì của hai quẻ Cấn, Chấn. Tốn, Ly, Khôn, Đoài cũng vậy, cũng hòa nhau từng đôi một rất khít-khao. Sau cùng thì hai phần Âm, Dương vẫn có những hào hòa nhau, nối kết nhau như những mắt lưới đều-đặn, hài-hòa. Bên phần dương có 4 quẻ: mỗi quẻ có 3 hào, tổng-cộng 12 hào có 6 hào dương, 6 hào âm. Âm dương giao-hòa nhau. Bên phần âm có 4 quẻ: Mỗi quẻ có 3 hào, tổng-cộng 12 hào, có 6 hào dương, 6 hào âm. Âm dương giao-hòa nhau. Như vậy mỗi bên Âm dương đều có sự giao-hòa nhau của Âm dương như đồ hình ngang: Khi dương =0 thì âm =0 đó là được thái-hòa, từ cái tổng thể cho đến tiểu dị. Tiểu-dị là từng hào giao hòa nhau. Quẻ cũng giao-hòa nhau là phần đại thể. Như trên đã nói: - Hào là từng vạch một có hào dương hòa với hào âm. - Quẻ là gồm đủ 3 hào: quẻ âm là trong quẻ có ít hào âm, như Ly là quẻ âm bởi có một âm. Quẻ dương là quẻ có ít hào dương, như Khảm là quẻ dương vì chỉ có một dương ở giữa; quẻ âm hòa với quẻ dương. Tất cả hòa nhau là vậy. * Hoà trong Tôn-giáo là Hoà tinh-thần: Từ xưa đến giờ các vị Thánh-nhân có chú ý đến cơ Hòa này không? - Hẳn nhiên là có chứ! Nếu không hòa thì làm sao bình được? Không hòa làm sao có được sự hoãn-huợt đến ngày nay, để kết liên thành Hòa-bình, Hòa-huỡn! Nhưng tại sao giờ này hầu như nhân-lọai phải khát vọng Hòa-bình đến cực độ, mà thiêng-liêng càng nôn-nóng lo cho nhơn-lọai cái cơ Hòa bình cực-kỳ hơn nữa. Ngày nay nó trở thành ước vọng của tất cả chớ không của riêng ai. Là tại sao? Có phải vì nhân-loại sắp tận diệt không? Bởi nhân-lọai đã đánh mất chữ HÒA rồi! Ngay cái thời-kỳ Hạ-nguơn cùng cuối này tất cả cái văn-minh vật-chất đã cao độ, đồng thời cái văn-minh tinh-thần hầu như cũng dần cạn kiệt trong tâm-hồn, làm cho lệch cán cân quân-bình trong một tư thế hết sức đau thương. Có khác nào nhân-lọai đang kêu cứu về “Rác”! Nếu chúng ta làm một bài toán nho-nhỏ thì thấy rằng rác ở bên ngoài làm khó chịu cho môi-trường sống bao nhiêu, thì rác trong tâm-hồn của nhân-lọai cũng làm cho các nhà đạo-đức thống tâm bấy nhiêu!. Chính Đức Thượng-Đế đã phải than: Cao-Đài tá thế đến phàm-gian, Cười khan mà khóc bởi thương bây, Tất cả những yếu-tố về lý Dịch trên, xem như sự điều-hòa về hình-thức, hòa bằng phương-pháp, Phải hòa về tinh-thần nữa, mà nhân-lọai phải thực hiện cho được, hòa cho được, nếu không thì cả thế-giới phải hứng chịu cảnh tiêu-tàn mà thôi, nếu không có HÒA! 2- Thánh-nhân rất chú-trọng đến chữ HÒA Bởi Dịch là Đạo, là công-thức sống cũng như cơ thể con người, Thượng-Đế cũng đã tạo ra tế-bào, gân, xương, mạch máu làm nên cơ thể con người cũng quá chi-ly cho hòa-hợp nhau. Nhưng lần hồi cuộc sống khó-khăn, luân thường biến đổi làm cho tình người điên-đảo mất sự thương-yêu, lợt điểm Thánh-tâm khiến cho trần tục khảo; rồi từ đó xảy ra chiến-tranh, chết-chóc gây cảnh máu sông, xương núi. Thượng-Đế cũng như Thần, Thánh, Tiên, Phật không nỡ làm ngơ mà ngồi nhìn cảnh tang điền thương hải nên tìm đủ mọi cách để kêu gọi, hãy nhìn lại nơi Trời sẵn sàng đưa tay cứu vớt. Thượng-Đế mở Đạo đem chân-lý chánh truyền chỉ dẫn, bày ra bài học Thương-yêu, Bác-ái, Công-bình để nhắc-nhở, đem cơ Hòa xuống đặt nơi thế-gian này kêu gọi nhân-lọai hồi tâm, biết hòa-ái cùng nhau, hòa-thuận cùng nhau từ trong mỗi cá-nhân, như mạch máu đường tim trong thân-thể con người vậy. Nay, trong cửa Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tất cả thể-pháp và bí-pháp cũng đều là nồng cốt nằm trong Đạo Dịch: “Kinh này là một triết-học Á-đông độc nhất vô nhị, mà chính là những bí-pháp cổ-truyền của Đạo Cao-Đài, một đạo-giáo Việt-Nam hoàn-toàn nảy sanh ở cái triết-lý hoàn toàn Á-đông mà kinh này đã gồm hết những lý thuyết cao siêu … đã nêu cao tinh-thần Đại-Đạo”. Do bởi Dịch với Đạo Cao-Đài ngày nay xem như một, là hình với bóng. Đức Phật Quan-Âm cũng nói “Đạo quí là tại Hòa”. Phải! Chính cái chữ “Hòa” mới làm nên hình tướng của Đại-Đạo là vậy. Đức Phật dạy rằng: “Các em nghĩ thử mà coi, tạo thiên lập địa cũng bởi âm dương hòa-hiệp mới sanh-hóa muôn loài, cũng bởi một chữ Hòa; đến đỗi như thân người có tạng, có phủ. Tạng phủ ấy, nếu chẳng hòa thì con người chẳng hề sống bao giờ. Kịp đến tâm-hồn bất hòa thì thất tình lục dục đều phát khởi tranh ngôi với thần lương-tâm, nếu kém lực thì con người ấy duy có sanh-họat trong vòng vật dục chớ chẳng hề biết thiên-lý là gì! “Các em thử nghĩ cái phẩm-giá của kẻ ấy cao hèn là thế nào? Người chẳng có Hòa là thế đó: - Còn gia-đình chẳng hòa, thì cha con mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly-tán. - Còn trong luân-lý chẳng hòa, thì dân cư bất mục, nước chẳng hòa thì sanh ly-lọan. - Còn cả thế gian bất hòa, thì nhơn-lọai đấu-tranh. Vì vậy thiếp khuyên các em “Dĩ hòa vi tiên”. Như vậy nét “hòa” có từ trong thể-pháp đến bí-pháp của Đạo Cao-Đài, duy ở con người chắc chưa được tọai ý Thánh-nhân, mới than: “Thiên thời, địa lợi đôi điều sẵn, Pháp-Chánh-Truyền có dạy: “Phép của Trời có một là thương khắp cả chúng-sanh, nên định phẩm-vị hữu-hình và thiêng-liêng có một, nghĩa là phải tương-đắc cùng nhau, đặng định quyết phép công-bình lành thăng dữ đọa. Máy tạo bởi chữ hòa mà có, thì thế-giới càn-khôn cũng phải hòa mới vĩnh-cữu. Địa-cầu này cũng phải Hòa mới toàn hảo, nhơn-lọai cũng phải Hòa mới trường tồn, chẳng khác nào xác thịt phải hòa-thụân cùng linh-hồn mới mong đọat Đạo. Lấy lớn mà định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn; thi-hài này nhờ hòa-khí mà thành hình, thì linh-hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp mới qui hồi cựu bổn, linh-hồn bởi chữ hòa khí mới có đến thì tức nhiên phải nương theo hòa-khí mới có về. Tuy pháp-bửu của các Tôn-giáo đã đọat đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu-nhiệm chỉ có chữ hòa là đủ. - Thân thể cho mạnh-mẽ tinh-vi, đừng để sa-đà vào lục dục thì là thuận cùng trí-lự khôn ngoan. - Khí-lực cho cường-thạnh thanh-bai đừng để đến đỗi mê-muội bởi thất tình, thì trí lự khôn ngoan thuận theo linh-tâm mà nẩy-nở. - Linh-tâm phải định-tĩnh từ-hòa, đừng để đến đỗi mờ ám bởi tội-tình thì thuận với lòng trời, hiển linh tại thế đặng đọat phép huyền-vi. Thân là Tinh, lực là Khí, trí là Thần. Nói rõ ra thì Tinh là thân thể, Khí là điển lực nghĩa là trí lự, Thần là linh-hồn; ba cái báu của mình ngày nào tương đắc nghĩa là hòa-hiệp cùng nhau, thì người mới mong đắc Đạo. Cơ Đạo của Chí-Tôn đến lập buổi Hạ nguơn Tam-Kỳ Phổ-Độ này duy lấy chữ Hòa làm tôn-chỉ. Có hòa mới có hiệp, có hiệp mới có thương, mà sự thương-yêu là chìa khóa mở cửa Tam-Thập-Lục-Thiên, Cực-Lạc Thế-Giới và Bạch-Ngọc-Kinh, y như lời Đức Chí-Tôn đã dạy, chỉ nghĩa là Từ-bi Bác-ái mới đắc Đạo vô-vi, phải hòa-hiệp mới có cơ qui nhứt” Điều đáng chú-ý là quẻ có quẻ âm, có quẻ dương. Gọi là quẻ khi có đủ ba hào ấy là một quẻ đơn. Quẻ Càn ☰ có ba vạch liền (quẻ dương). Quẻ Khôn ☷ có ba vạch đứt (quẻ âm) Hai quẻ Càn Khôn là quẻ chủ trong 8 quẻ (gọi là Bát-quái) tượng trưng cha, mẹ. Còn lại là 6 con, 3 nam (dương), 3 nữ (âm). * Quẻ âm là quẻ trong đó chỉ có 1 hào âm, như: Tốn ☴ có một âm dưới cùng gọi là Trưởng-nữ. Ly ☲ có một âm ở giữa gọi là trung-nữ. Đoài ☱ có một âm trên cùng gọi là thiếu-nữ. * Quẻ dương là quẻ chỉ có một hào dương, như: Chấn ☳ có 1dương dưới cùng, gọi trưởng-nam. Khảm ☵ có một dương ở giữa gọi trung-nam. Cấn ☶ có 1dương mới sinh ở trên, là thiếu nam. Sở dĩ gọi là trưởng là vì hào dưới cùng là gốc, biến-hóa sau hết trong ba hào (trưởng nữ, trưởng nam) Gọi là trung vì hào này biến-hóa ở giai-đọan thứ nhì (trung nữ, trung nam) Gọi là thiếu vì hào này biến-hóa trước nhất, nên còn trẻ nhất (thiếu nữ, thiếu nam). Nhận định: Gọi là hào dương Gọi là hào âm Nhìn vào 3 quẻ âm (mỗi quẻ đều có 3 hào, 4 vạch) Đó là: Tốn, Ly, Đoài ☴ ☲ ☱. Ba quẻ dương (mỗi quẻ có 3 hào, 5 vạch) là: Chấn, Khảm, Cấn ☳ ☵ ☶. Đây là lý-do vì sao Thánh-nhân dạy trai Tam-cang Ngũ-thường, Gái Tam-tùng Tứ-đức là khởi điểm từ nguyên-nhân lý Dịch này đây. 4- Tam-cang Ngũ-thường khởi từ lý Dịch - Bởi những quẻ tượng dương thì mỗi quẻ có 3 hào và 5 vạch; tức nhiên dương tượng cho Nam-phái, mỗi quẻ có ba hào không bao giờ thay đổi, lấy tính-chất vững bền đó làm qui-luật, giềng mối gọi là Tam-cang. Các quẻ dương dù ở hình thức nào cũng vẫn có 5 vạch. Sự cố định ấy lấy làm thường-đạo cho Nam làm Ngũ-thường là vậy. Nam thì lấy Tam-cang Ngũ-thường làm giềng mối. - Những quẻ tượng âm thì mỗi quẻ có 3 hào và 4 vạch. Cũng tương-tự như trên: quẻ âm tượng cho Nữ-giới, mỗi quẻ đơn âm cũng chỉ có ba hào không đổi, lấy làm tính-chất căn-bản cho phái-nữ là đạo Tam-tùng, quẻ âm vẫn luôn luôn có 4 vạch, với tính cách vững-chắc như vậy dùng làm Tứ-đức cho giới nữ-lưu. Thế nên lấy đạo nhơn-luân làm trọng thì Nữ giữ lấy Tam-tùng Tứ-đức. Đây là tất cả giềng mối nhân-luân đạo trọng của dân-tộc Á-đông luôn có nền-nếp văn minh tinh-thần bất-khuất, dù ngày nay lượn sóng văn-minh vật-chất có lôi cuốn nhân-lọai vào cơn xáo-trộn kinh-hoàng! Chắc-chắn những cái gì hay đẹp truyền thống không bao giờ mất đi được. Chính Đức Chí-Tôn đến để lập lại cán cân công-bình ấy để được sống lại thuần-phong mỹ tục cho Việt-Nam làm khởi điểm mà cũng làm gương cho cả nhân-loại; tức là làm người thật xứng đáng với đạo làm người! Đức Chí-Tôn đã quyết-định cho: Quốc Đạo kim triêu thành Đại-Đạo, Vì lẽ đó nên Đức Hộ-Pháp quả-quyết: “Tân-Luật Đức Chí-Tôn cốt-yếu muốn cho ta làm, đặng ta bảo-vệ Tam-cang Ngũ-thường của nhân-lọai. Nói về phương Đông này dầu cho luận tới các quốc-gia, xã-hội đến đâu đi nữa, họ tự trọng, họ văn-minh thế nào họ chưa ra khỏi đường lối ấy, niêm-luật ấy bao giờ. Nếu họ ra khỏi là muốn tự bỏ cả xã-hội của họ, thì họ sẽ thành cái gì chớ không thành xã-hội”. “Trong Tân-Luật ấy Đức Chí-Tôn định cho Ngũ-giới-cấm, Tứ-đại-điều-qui và trong ấy cốt-yếu bảo-vệ Tam-cang Ngũ-thường cho toàn thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiên-luật của Ngài mà Ngài đã để trong tâm-não con cái của Ngài”. Thánh-ngôn đàn tại An-hóa, ngày 19-12 Bính-Dần (dl 22-1-1927) Thầy dạy: “Chư Ái-Nữ. Thầy vì Tam-Kỳ Phổ-Độ chẳng phân cao thấp, sang hèn, Thầy chỉ khuyên một điều là Đạo-hạnh các con phải giữ hàng ngày cho nhầm phương-pháp Nhơn-đạo, tức là Tứ-đức đó vậy, các con hiểu à! Nền nhơn-luân của con nhà Nam-Việt chẳng lầm, mà tại các con hay nhiễm thường tình mà hư hoại, nên chi Thầy phải nhắc lại cho các con đừng lầm nữa, nghe các con! Nam-phái vào. Các con nghe cho rõ, thường ngày các con trông thấy những điều trái tai gai mắt, các con có biết vì tại sao chăng? Như kẻ làm quan ỷ quyền ức hiếp dân lành, đứa ngu nghịch cha phản bạn, làm rối luân thường, các con có biết vì tại sao chăng?... Tại vô Đạo...” Đàn cơ tại Phước-Long-Tự, 1 Mars 1927 Thầy có dạy như vầy: … “Chúng nó lại tưởng rằng kiếp người là kiếp sống chỉ có giây giờ rồi tiêu mất, nên tìm những chước sâu kế độc cho đặng của nhiều, no lòng sướng dạ, trối kệ luân-hồi. Thầy hỏi: Vậy chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét, vui buồn mà toàn nhơn-loại đều có, khi rốt cuộc thì trí khôn ấy đi đâu? Không lẽ cái trí khôn ngoan dường ấy mà cũng mất đi đặng sao các con? Thầy hỏi như vậy đặng cho các con mỗi đứa về suy nghĩ mà trả lời cho mình. Hễ trả lời phù hạp thì dễ biết Đạo, còn ngu xuẩn thì cũng hườn ngu xuẩn... Thầy dạy Nữ-phái biết trọng Tam-tùng, Tứ-đức, Nam-phái Tam-cang Ngũ-thường. Hễ Nhơn-đạo thành thì phù hạp Thiên-đạo, nghe à!” ►Xem tiếp CHƯƠNG VI / ... Bài II: 12 Môn-đệ đầu tiên của Chí-Tôn |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Cập nhật ngày: 09-09-2007 |