Đã được minh định qua hai yếu-tố quan trọng:
Riêng chúng tôi nhận thấy được Đạo Cao-Đài là một kho DỊCH-LÝ vô cùng tận, xin được minh-giải bằng những môn khoa-học như hình học phẳng, toán học, vật-lý-học… để khơi bày lý âm dương của Đạo học.Thế nào là Tam-tài, Tứ-tượng, Bát-quái, Ngũ-hành cùng sự biến-hóa của Dịch tác-dụng và chi-phối trên các phương-diện của lý Đạo trong các hình-thức: nghi lễ, văn-thi, cả đến Tân-Luật, Pháp-Chánh-Truyền. Tóm lại Đạo là Dịch hay Dịch là Đạo.
Để khẳng-định rằng Đạo Cao-Đài xử dụng đến bốn Bát-quái, tức nhiên ngoài hai Bát-quái của các tiền Thánh là Phục-Hi, Văn-Vương ra còn có:
1- Tiên-thiên Bát-quái là bí-pháp của Thế-đạo
2- Hậu-thiên Bát-quái là thể-pháp của Thế-đạo
(Thế Đạo)
3- Bát-quái Đồ-thiên là thể-pháp của Thiên-đạo
4- Bát-quái Hư-vô là bí-pháp của Thiên-đạo
(Thiên-đạo)
Xin được trình-bày tất cả những suy-nghĩ ra đây để được những bậc cao-minh chỉ giáo thêm cho những tâm-hồn chỉ biết HIẾN-DÂNG và PHỤNG-SỰ cho đạo-nghiệp của Đức Chí-Tôn và luôn trau-giồi học hỏi trong tinh-thần cầu tiến, làm sáng danh Đạo Trời. Những sự dẫn giải về Lý Đạo trong tập sách này là cốt tuỷ của Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển, Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp
Trân-trọng biết ơn những ý-kiến xây-dựng để được làm sáng danh nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Toà-Thánh Tây-Ninh. Một hoài-bão đã từng ấp-ủ 30 năm nay mới được thành hình.
Xin cám-ơn những tấm lòng vàng đã giúp hay cho chúng tôi trong bước khó-khăn ban đầu.
Tây-Thánh, mùa nở hoa tình-thương Đại-Đồng 1981-2006
Nữ Soạn-giả NGUYÊN-THỦY
)
)(
__)_(__
__(_____)__
(((_________)))
) ׀ ( |
1- ĐỨC HỘ-PHÁP nói:
Kinh Dịch là bí-pháp cổ truyền của ĐẠO CAO-ĐÀI
“Ta thường nói: Đông Tây không bao giờ gặp nhau. Câu đó không thể áp dụng được trong giới triết học tuy có đến hàng trăm đường lối khác nhau, nhưng chung qui cũng gồm về một mối.
Lấy cái thực học Âu Mỹ để so sánh với thực-học Á-đông cân nhắc nhau thì phần nhiều cái học Á-đông bị lu mờ chỉ vì cách trình bày, luận-lý không rõ ràng, còn về phần tinh-thần thì bao trùm được khắp võ-trụ như: Thiên-văn, Địa-lý, Dịch-lý mà ông cha ta vẫn cho là những môn học khó-khăn, huyền-diệu. Vì những lẽ trên, ta thấy sự khó-khăn, khúc-chiết mà xếp đặt cái học-thuyết âý vào hàng Tâm-truyền hay Bí-truyền.
Nhưng nếu ta lấy cái học-thuyết hiện tại của Âu Mỹ hoà với DỊCH-LÝ để giải cho rõ, ta cảm thấy cái lý học Á-đông đã đến chỗ tuyệt-đối huy-hoàng.
Hiện tại biết bao nhà Bác-học Âu-Mỹ tận tụy tìm kíếm học-thuyết về Dịch-lý của Á-đông như:
• Bên Y-PHA-NHO ông HARILY có chân trong Hàn-Lâm-Viện.
• Bên ĐỨC có ông RICHARD WILIUM (Uy lê-hiền) sang Trung-Quốc 20 năm học Dịch về làm thành sách, được Vua Guillaume II ban cho là Bác học và còn nhiều nhà Hiền-triết Âu Mỹ khác đã khảo-cứu KINH DỊCH.
Phương Đông từ khi được làn sóng văn minh Âu-Mỹ tràn lan khắp nơi thì triết-học cổ xưa như mai một. Ngoài những quyển “CHU DỊCH ĐẠI TOÀN” hay “DỊCH KINH TẬP CHÚ” tối cổ xưa kia nhai đi nhai lại những chú giải của CHU-HI và TRÌNH-DI.. ta còn thấy mới đây bên NHỰT có ông KOBAYACHI ICHIRO (Tiểu-lâm Nhất lang) có làm một pho KINH DỊCH chú-giải đề là “DỊCH KINH ĐẠI GIẢNG TOẠ” bằng chữ Nhựt. Lại còn nhiều học-gia Nhật-bản phiên-dịch các sách vở TRUNG-HOA như TÔN-TỬ, QUẢN-TỬ, NHO-GIÁO và đặt vào hàng giáo-khoa.
Bần-Đạo cảm thấy một làn sóng mới trong thời đại nguyên-tử này có thể giúp chúng ta không những về khoa-học mà còn về lý-học nữa.
- Người Âu-tây còn quí DICH-HỌC là như vậy.
- Người Nhựt cũng biết quí DỊCH-LÝ như vậy.
Chúng ta dòng dõi con Rồng cháu Tiên trên một dãy đất ngàn năm văn-vật đã hấp thụ được hai cái văn-hóa Đông Tây không lẽ lại để cho cái triết-học Đông-phương một ngày càng tàn-tạ, thật là “túi mình có ngọc báu mà không biết lại ngửa tay đi xin người từng hột gạo.”
May sao, cũng là tiền duyên Bần-Đạo lại gặp tác-giả DỊCH KINH TÂN-KHẢO trong lúc nước biến gia vong, sự tồn vong của nước VIỆT NAM đang như trứng để đầu giàn. Bần-Đạo cảm thấy Kinh này là cả một triết-học Á-đông độc nhứt vô nhị, mà chính là những bí-pháp cổ-truyền của Đạo CAO-ĐÀI, một Đạo giáo VIỆT-NAM hoàn-toàn nảy sanh ở cái triết-lý hoàn-toàn Á-đông mà KINH này gồm hết những lý thuyết cao siêu mà ông NGUYỄN-MẠNH-BẢO đã nêu cao tinh-thần ĐẠI-ĐẠO.
Trong lúc nhân tình xáo trộn, đạo-lý suy đồi ai ai cũng nhìn về danh với lợi, một chân trời xa thẵm u ám. Sau một cơn ác-mộng ghê hồn, Bần-Đạo thấy giờ đã điểm phải phổ-thông nền ĐẠI-ĐẠO, gieo rắc cho khắp cả nhân-loại một nhân-chính êm-dịu để tồn-tại nhân-sinh.
Với một tấm lòng vàng quí báu ông NGUYỄN MẠNH BẢO đã khảo-cứu KINH này trong 20 năm công-phu mới xuất-bản ra đời để cùng đồng-bào và các đạo-hữu được một phần nào thấu-triệt được ĐẠI ĐẠO, thì “Đại-Đạo tri hành thiên hạ vi công” không còn lâu vậy.
Vì lẽ ấy Bần-Đạo giới-thiệu với tất cả đồng bào Việt-Nam cũng như tất cả dân-tộc hiểu biết và trân trọng hòa-bình quyển KINH này. Trong đó có tiềm tàng một cái gì thiêng-liêng của nhân-loại, của vũ-trụ. Bần-Đạo mong rằng KINH này sẽ phổ-biến trong khắp thế-giới của loài người.
Tiết lập xuân, tháng chạp năm Giáp Ngọ, tại Trí-Huệ-Cung Toà-Thánh Tây-Ninh.
HỘ-PHÁP PHẠM CÔNG TẮC
Chưởng-Quản Nhị Hữu-Hình-Đài: Hiệp-Thiên, Cửu-Trùng-Đài
Kiêm THƯỢNG TÔN QUẢN THẾ.
)
)(
__)_(__
__(_____)__
(((_________)))
) ׀ ( |
(Thánh-Ngôn Hiệp Tuyển II trang 62, Đức Chí-Tôn giáng dạy)
“Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực. Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà phân ra vạn-vật là: Vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.
Các con đủ hiểu rằng:
Chi chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy không cùng tận.
Cái sống của cả chúng sanh Thầy phân phát khắp Càn-Khôn Thế-Giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến-hóa.
Mỗi mạng sống đều hữu căn, hữu kiếp, dầu nguyên-sanh hay hóa-sanh cũng vậy, đến thế này lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai; biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân-hồi mà ra đến đỗi ấy.
Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn-sanh điều ấy”.
Bởi thế nên Tôn-giáo Cao-Đài ngày nay đứng về hai phương-diện:
* Đạo có thể-pháp và bí-pháp của Đạo tức là Thiên-đạo.
* Đời có thể-pháp và bí-pháp của Đời tức là Thế-đạo.
Quan-trọng nhứt là bí-pháp, vì vậy nên khi Thầy giao cho ông Bính làm một trái Càn-Khôn, để làm biểu tượng tín-ngưỡng của Đạo Cao-Đài, Thầy có dạy rõ:
“Bính, Thầy giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không? Cười!
“Một trái như trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kính tâm ba thước, ba tấc, nghe con, lớn quá, mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu-nhiệm Tạo-hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời, cung Bắc-đẩu và tinh-tú vẽ lên Càn-Khôn ấy. Thầy kể Tam-Thập-Lục-Thiên, Tứ-Đại-Bộ-Châu ở không không trên không-khí; tức là không phải tinh-tú, còn lại Thất-Thập-Nhị-Địa và Tam-Thiên-Thế-Giới thì đều là Tinh tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách Thiên văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc-Đẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc-Đẩu cho rõ-ràng. Trên vì sao Bắc-Đẩu vẽ con Mắt Thầy; hiểu chăng? Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu-nguyện rất quí-báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giới đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì con tùy tiện làm thế nào cho kịp kỳ Đại hội. Nghe à!
Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần, đã lên cốt, thì để dài theo dưới, hiểu không con?” (TNI/45)
Đối với Trời đất thì bao-la, mà sự hiểu biết của người thì hữu hạn, do đó phải học, phải hỏi:
Đây là lời của Đức Hộ-Pháp cầu hỏi Thầy:
“Bần-Đạo xin nhắc lại ngày giờ khi mới khai đàn tại Cần-Thơ, có mấy vị Đồ Nho hầu đàn, xin bạch với Thầy như vầy:
“Bạch Thầy, xin Thầy từ-bi giải cho chúng con rõ hình-thức của càn-khôn vũ-trụ ra sao, mà các con thường nghe mấy vị Đồ Nho bàn cải với nhau, mỗi mỗi không in một lý. Người thì nói Trời lớn, người thì nói Phật lớn. Trong sách Tam-Tự kinh chú-giải thì Đức Thánh nói “Tam-Thập-Lục-Thiên” còn trong kinh Thầy thì nói “Thượng chưởng Tam-Thập-Lục-Thiên" nên phần nhiều bình luận phân phân bất nhứt. Các con không hiểu thế nào là đúng, xin Thầy từ-bi xá lỗi.”
Thầy giảng dạy:
“Các con có học rộng, nhưng cái rộng còn khuyết điểm muôn phần.
Nơi thế-giới hữu-hình hiện-tượng trước mặt mà còn chưa hiểu đặng, huống hồ gì thấu-đáo sự vô-hình. Vì huyền-diệu thiêng-liêng mà người không học Đạo dễ gì hiểu đặng. Những bậc Thánh trước Hiền xưa ra công tham-khảo, cùng đời mãn kiếp còn chưa vén nỗi cái màn bí-mật của Đấng Tạo-hoá đón ngăn, huống chi người thường-nhơn luận-bàn sao cho suốt lý.
“Kể từ khi Thầy sai Bàn-Cổ xuống thế mở mang điạ-cầu này, nhơn-loại thuở đó còn hình tượng thiêng-liêng, chưa biết mặc áo quần, còn ở nơi hang hố, chưa có nhà cửa, văn-tự.
“Từ đó về sau cách mấy muôn năm, đến đời Ngũ Đế, Phục-Hy, họ thường hết tâm theo “Quái điểu-tích” (tầm dấu chân chim, thú) chế ra Văn-tự để ghi nhớ. Từ đó về sau mới có lịch-sử. Nên lúc có văn-tự bất quá nghe truyền, nghe độ chừng rồi chép bướng, hỏi vậy lấy đâu làm bằng cớ? Ấy là nói sự tích ở thế-gian này mà còn chưa rõ, còn luận qua thế-giới khác như nhắm mắt mò kim nơi đáy biển hay bầy kiến tìm đường lên núi Tu-Di, thì đó là học thuyết của con người mài kiếm dưới bóng trăng, ếch nằm đáy giếng. Cũng có lắm người gọi mình là hay giỏi, dẫn người lạc bước sai đường; thân mình mù-quáng mà chưa hay, còn làm tài khôn dắt thêm kẻ tối đui thì làm sao khỏi lọt vào đám gai chông cùng sa hầm hố.
“Vậy trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ-HƯ-VÔ bao-quát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung-Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi THÁI-CỰC; rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh ra TỨ TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong-chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế-giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là TỨ ÂM, TỨ DƯƠNG tác thành Bát-quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Bát-quái mới biến-hóa vô cùng, phân định Ngũ-hành, càn-khôn muôn vật. Thái-cực sanh Lưỡng-nghi tức Tam-thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam-Thập-Lục-Thiên (ba mươi ba từng trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam-Thập-Lục-Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia chơn-linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản.
Chỗ Thầy ngự gọi là Bạch-Ngọc-Kinh, là kinh toàn ngọc trắng, rộng cao vòi-vọi, ngoài có Huỳnh-Kim Khuyết là cửa ngõ bằng vàng ròng cực kỳ mỹ-lệ.
Dưới ba mươi sáu từng Trời còn có một từng nữa là nhứt mạch đẳng tinh-vi gọi là cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu-Thiên Khai-Hóa tức là chín phương Trời cộng với Niết-Bàn là mười, gọi là Thập phương Chư Phật. Gọi “chín phương Trời, mười phương Phật” là do đó.
Cõi Niết-Bàn là chư Phật ngự, Phật-Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan-Âm ngự nơi hướng Nam, mỗi từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằng-hà sa-số Phật.
Còn Như-Lai là cảnh Phật chớ không phải danh Phật, nên trong kinh có câu “Bổn giác vị kim giác Như lai.” Bồ-Đề là chỗ Phật ngự, Phạm-môn là cửa Phật, Bĩ ngạn là đất Phật.
Huỳnh-Kim bố điạ là vàng ròng đầy đất. Còn chỗ Nam-Hải Ngạn thượng là Quan-Âm ngự, gần bờ biển nơi hướng Nam cảnh Phật, chớ không phải hướng Nam nơi cảnh phàm. Đó là còn ở Thượng tầng không-khí hay là VÔ-VI CHI-KHÍ.
Rồi kế đó là Đại Thiên thế-giái, kế là Thượng phương thế-giái là chỗ Đức Tây-Vương Mẫu ngự nơi Cung Diêu-Trì, gần đó có vườn Ngạn Uyển Bàn-Đào, Ngũ nhạc Bồng-lai Nhược-thủy.
Các Đấng Thiêng-Liêng Nam Nữ hằng-hà sa số lâu đài cung điện toàn bằng ngọc-ngà châu báu, hỗ-phách san-hô, Điện đài lãng phương trong cảnh Nhị châu chơn võ. Nơi linh-thiêng Tiêu-điện là chỗ Tiên nhóm hội, có Ngọc-Vệ Kim-nương, gia lê quả táo, toàn là Tiên-dược nhẹ-nhàng cũng như đơn kim để Hồ huỳnh-tương trường-sanh chi tửu, là rượu trường sanh dùng đặng sống không chết. Kế đó là Trung-phương Thế-giái cũng là nơi Cung điện của Thần-Tiên, Nhơn-Tiên, Quỉ-Tiên, các bậc quần Tiên.
Rồi tới Hạ-Tầng-Thế-giái, Tam-Thiên-Thế-Giái, Ba ngàn quả tinh-cầu phân làm Tứ-Đại-Bộ-Châu rồi nối theo Thất-Thập-Nhị-Điạ, tức là Đệ nhứt cầu cho đến địa-cầu các con ở là địa-cầu 68.
Từ hồi có địa-cầu này cho đến nay là mười hai muôn chín ngàn sáu trăm năm (129.600). Dưới các con, còn có bốn địa-cầu nữa. Còn U-Minh kêu bằng U-Minh-Giới chưa có loài người.
Thế-giới địa-cầu khác nhau là do không-khí nặng nhẹ khác nhau, tùy theo công-quả của mỗi tinh-cầu, cách nhau từ một cho đến mười muôn dặm, luôn luôn xây tròn giáp một vòng ba trăm sáu mươi ngày gọi là một năm.
Nơi địa-cầu cũng có sơn xuyên hà-hải như Thái-Bình-dương, Đại-Tây-dương, Bắc-hải, Hắc-hải, chỗ trắng, chỗ đen, chỗ xanh, chỗ đỏ; bề sâu có chỗ tới tám ngàn thước, có chỗ ba ngàn thước, có chỗ hai ngàn thước, không đều nhau.
Còn núi Tu-Di cao phỏng độ tám ngàn thước. Núi nhiều nên chỗ thấp, chỗ cao không đồng, phong-thủy mùa tiết nóng-nực không đồng, mùa nắng tại đây, chỗ khác lại mưa; xứ nóng-nực, xứ lạnh-lùng, ngày đêm trong cực-địa hai mươi bốn giờ, còn ở Bắc-Băng-dương sáu tháng tối, sáu tháng sáng, quanh năm nước đặc như giá, chỗ chua, chỗ mặn, chỗ ngọt, không đều.
Màu da mỗi người: nào là da trắng, da đen, da vàng, da đỏ. Nước thì lớn, cao đồ-sộ, nước thì lùn, thấp, nhỏ con; dân-số trên toàn cầu phỏng định hai ngàn ba trăm triệu, sanh sanh tử tử không ngừng.
Loài điểu thú, côn-trùng, cũng đều khác lạ, như chim đại-bàng rất lớn, lần lần nhỏ như chim cắc, chim sâu...Loài cá như cá ông, cá mập, cá xà, rồi nhỏ lần là cá bạc má, cá trắng.
Loài thú như tượng, voi, rồi tới những loài nhím như chuột, bọ... Tới loài cỏ cây, cầm thú, suốt đời ta còn chưa hiểu hết, lựa là đến việc cao siêu, nếu ta không học hỏi với các Đấng vô-hình thì ta phải chịu tối-tăm mù-mịt không mong gì đạt thấu huyền-vi mà siêu-phàm nhập Thánh, hễ ta học nhiều chừng nào, ta sẽ thấy dốt nhiều chừng ấy.”
Kết-luận của Đức Hộ-Pháp Giáo-chủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ:
“Vậy chư Hiền-huynh, Hiền-Tỷ, phải gia tăng sưu-tầm cho hoạt-bát, nếu ỷ lại sự hiểu biết của mình gọi là đủ, thì dạ thảo bích châu dường muôn dặm, bóng xế chiều không ráng bước, ắt là phải trễ.
Có một ngày kia, Bần-Đạo hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn rằng: Phàm hễ làm Cha là Cha, còn Thầy là Thầy, chớ sao Đại-Từ-Phụ lại xưng là Thầy, rất nên khó hiểu.
Ngài trả lời như vầy:
Người cũng vốn CHA, THẦY luôn một,
Cả Chơn-linh, hài cốt tay Người.
Nuôi hình dùng vật tốt-tươi,
Tạo hồn lấy pháp tột vời Chí-linh.
Nơi Người vốn quang-minh cách-trí,
Tấn-hóa hồn phép quí không ngừng,
Vật hèn trước mắt thành trân,
Hồn hèn Người lại dành phần Phật, Tiên.
Luật Thương-yêu, quyền là Công-chánh.
Gần thiện-lương, xa lánh phàm tâm,
Làm cha nuôi-nấng ân-cần,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Thiên.
Với một tấm lòng vàng quí báu ông NGUYỄN MẠNH BẢO đã khảo-cứu KINH này trong 20 năm.

►Xem tiếp CHƯƠNG I: >>>>>