Mở
Có một nghịch lý hiển lộ khi giáo thuyết và pháp môn của Cao Đài song hành mà, không sớm thì muộn, bất cứ tín đồ thuần thành nào cũng phải đối mặt. Dĩ nhiên, việc này không phải là vấn đề nếu chúng ta dễ dãi chấp nhận các lý thuyết pha trộn hỗ lốn để khỏi phải suy nghĩ nhiều. Thế nhưng, bài viết này kêu gọi một mức độ suy nghĩ hơi cao hơn thường lệ. Vậy nếu có bị sốc vì cách trình bày hơi khác biệt một chút, xin quí đọc giả bỏ qua tiểu tiết mà quan tâm hơn đến ý nghĩa thực người viết muốn truyền tải. Cũng xin đừng vội tin ngay những điều người viết trình bày. Hãy suy nghĩ cho cẩn thận, cho dù trong thiên niên kỷ mới với đủ thứ công nghệ phức tạp này, suy nghĩ là một xa xỉ. Tín đồ Cao Đài nào cũng được đọc qua Thánh Ngôn là các tôn giáo mở trước đây đã "thất kỳ truyền" và Cao ̣Đài khuyến cáo mọi người hãy "qui nguyên, phục nhứt" những giáo lý đó. Nhưng ai cũng biêt́, giải thích được vấn đề này vốn đã khó khăn rồi, áp dụng cho đúng lại càng khó khăn gấp nhiều lần. Và nghịch lý phát khởi ngay chỗ này đây: Các bạn Cao Đài ơi, các bạn "qui nguyên" và "phục nhứt" Phật Giáo thế nào trong khi các bạn cũng học tập lim dim "ngồi thiền" như các nhà sư đã làm hàng ngàn năm nay. Thậm chí có bạn còn xem việc đó là cao cấp, là có...trí tuệ hơn việc tụng kinh, làm đám đầy "âm thanh sắc tướng"̣. Và dĩ nhiên, có ngay một nhóm tín đồ bảo rằng thiền đã thất truyền rồi, kỳ ba này chỉ cần phổ độ (truyền đạo) thôi là đạt đạo. (Đây là một điển hình cho những tranh cãi không có hồi kết trong tín đồ Cao Đài như: rót nước cúng tám phân hay chín phân, đặt thi thể người quá cố nằm day đầu vô hay day đầu ra, Cao Đài có mấy Giáo Tông, phái nào là đúng chơn truyền....Dù có vẻ khôi hài dưới con mắt của người ngoại đạo, nhưng trên thực tế, không thiếu tín đồ rảnh rỗi, nhiệt tình phung phí thời gian trong những hoạt động như vậy !)
Hậu quả rất dễ thấy:
ngoài việc thành lập hàng lô hàng lốc chi phái ra, bây giờ
có thêm những phân chia mới như: dòng thiền phổ độ đối
lập với dòng thiền tu chơn, chơn truyền khác với không chơn
truyền, hội thánh này và hội thánh kia vv.... Trong khi đó
các bạn vẫn cao giọng rao giảng rằng mọi tôn giáo phải "phục
nhứt", tức là thống nhất nói theo ngôn ngữ ngày nay. Đó
là chưa kể, các bạn vẫn chưa phân biệt cho rõ: thống nhất
kiểu Tần Thuỷ Hoàng hay kiểu dung hợp (pluralism). Chính
vì thế, trong một buổi lễ Cao Đài ở Australia trước đây,
một Giáo Sư khách mời người Úc đã phát biểu rằng mục
đích của đạo Cao Đài nhằm thống nhất mọi tôn giáo là
"quá lớn". Không biết bạn đọc nghĩ sao chứ người viết thì
vô cùng thấm thía.
Người viết ý thức rõ
ràng rằng tiến trình "qui nguyên" và "phục nhứt" này sẽ
vấp phải nhiều khó khăn và còn rất lâu dài vì Đức Chí
Tôn Thượng Đế dạy rằng đạo Cao Đài mở 700,000 năm (thất
ức niên). Nhưng để khởi đầu, người viết muốn bước một
bước nhỏ về phía trước. Muốn qui nguyên, nghĩa là trở
lại cội nguồn, thì ít nhất mình cũng phải biết cội
nguồn đó là gì và ở đâu. Vậy xin cung cấp một ít thông
tin về
thiền và tịnh luyện, đồng thời rủ rê các bạn đạo cùng
suy tưởng để có nhận xét chút ít về vấn đề này. Trong
tương lai sẽ còn nhiều bạn tu học Cao Đài đào sâu hơn nữa
và mở rộng con đường tiến gần đến chân lý. Nào mời các
bạn bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản.
Thiền
là gì?
Ngày
nay, (hiện đang là 2017) khó mà tìm ra ai đó không thể trả
lời câu hỏi này. Tuy nhiên, phần lớn chỉ biết trả lời qua loa,
rất ít người chịu t́m hiểu đến căn cội. Ở các nước khu vực
Đông Nam Á, các thiền viện mọc lên còn nhiều hơn quán Mc
Donald hay KFC nữa. Áp
phích in hình thiền sinh ngồi kiết già len lỏi đến cùng
trời cuối đất. Ở các nước phương Tây, nhất là Mỹ Quốc,
nhìn đâu cũng thấy Meditation Centers (Trung Tâm Thiền). Các
trường đại học tiếng tăm đều có những trung tâm thiền
quản lý bởi các Giáo Sư chính qui hẳn hoi và các sinh
viên phải trả đến 5 đô la hoặc hơn nữa cho một giờ học
thiền. Người
viết cũng đă đọc ở đâu đó là có một tử tù ngồi thiền ngày ba lần
trong khi chờ ra pháp trường! Do đó, nhiều người đổ xô đến Tây
Tạng để học thiền, trong đó có cả những người không hề
biết một tiếng Tây Tạng nào. Khi trở về, họ nghiễm nhiên
trở thành những guru (đạo sư) đầy uy lực trong những thiền
viện thâm u tĩnh mịch. Trên internet còn nhộn nhịp hơn. Chỉ
cần đánh meditation, thiền, zen, chan hay yoga vào Google
Search bạn sẽ có vô số địa chỉ cung cấp ê hề những thông
tin về thiền bằng đủ mọi thứ tiếng. Như vậy, trong thiên
niên kỷ mới này, nếu mình biết quá ít về thiền thì
cũng khá là thiệt thòi đó. Không những thế, thiếu kiến
thức còn dẫn đến những gán ghép sai lệch, như ghép thiền
với Cao Đài hay ghép thiền với Phổ Độ vv...Người viết cho
rằng chính những gán ghép này đã khiến người ngoại đạo
nghĩ rằng giáo pháp Cao Đài vay mượn hỗn tạp.
Bây giờ xin đi thẳng vào trung tâm của sự việc. Thiền là một pháp môn (cách tu tập) của những tín đồ theo đạo Phật. Dĩ nhiên Phật Giáo còn có những cách tu tập khác nữa, nhưng để tiết kiệm thời gian, xin xoáy sâu vào chủ đề thiền. Trước hết, người viết trộm nghĩ rằng đọc vài quyển sách về Phật pháp rồi tự mình đưa ra nhận định là tốt nhất. Sách về thiền thì vô số, nhưng xin giới thiệu bộ sách quan trọng nhất: Essays in Zen Buddhism (Thiền Luận) của Suzuki Daisetsu Teitaro, xuất bản 1950 tại London ̣(đã xuất bản ở Việt Nam. Dịch giả Trúc Thiên và Tuệ Sĩ). Quan trọng vì, thứ nhất, Suzuki Daisetsu Teitaro là một học giả rất uyên bác. Ông là Giáo Sư môn Phật Học tại nhiều trường đại học danh giá ở Nhật và Mỹ, được trao tặng nhiều giải thưởng kể cả việc được đề cử nhận giải Nobel năm 1963. Thứ hai, đây là bộ sách đầu tiên giải thích cặn kẽ về thiền cho thế giới phương Tây, tiên phong trong việc phổ biến thiền đến mọi tầng lớp trên thế giới. Có thể mạnh dạn nói rằng những thông tin trong sách này là đáng tin cậy. Tuy nhiên, với những vị không có thì giờ đọc sách, người viết sẽ cố gắng trình bày ngắn gọn như sau.
Đầu tiên, xin lướt qua một
chút lịch sử cho rõ ràng nguồn cội. Bởi vì lịch sử
Phật Giáo phần lớn là truyền thuyết, nên xin chọn lọc nêu
ra những điều nào được chấp nhận nhiều nhất thôi. Thái Tử
Siddhartha Gautama (Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm) ở Ấn Độ tìm ra được
cách thoát khỏi bốn cái khổ của con người là sinh, lão,
bệnh, tử. Ngài truyền dạy cách này cho mọi người xung
quanh và được tôn là Buddha (Phật, tức là người hiểu biết).
Sau khi ngài mất, các đệ tử của ngài muốn truyền lại
lời vàng ngọc của ngài cho đời sau, nên mới hội họp để
ghi chép lại. Những lần như thế được gọi là "kiết tập"
hay "kết tập". Trong lần kiết tập thứ nhất có hai nhân
vật quan trọng. Một là ngài Mahakasyapa (Ma Ha Ca Diếp) và
hai là Ananda (A Nan). Ngài Ma Ha Ca Diếp đã khởi xướng và
chủ trì cuộc họp còn ngài A Nan là người có trí nhớ
tốt có thể nhớ những bài giảng của Đức Phật. Những
ghi chép đó đã trở thành kinh Phật Giáo, truyền đến tận
bây giờ.
Tuy nhiên, dù đọc cùng
một thứ kinh sách, chỉ vài trăm năm sau, do khác biệt về
cách tu tập, các đệ tử đã chia ra thành nhiều tông phái
(chi phái) khác nhau như Đại Thừa, Tiểu Thừa, Mật Tông
vv...Khi đạo Phật truyền qua các nước khác, các tông phái
phát triển tùy theo sở thích của người dân nước đó.
Chẳng hạn Mật Tông phát triển mạnh ở Mông Cổ, Tây Tạng.
Tiểu Thừa được ưa chộng ở Sri Lanka, Lào, Thái Lan, Myanmar.
Đại Thừa được tôn sùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Việt Nam. Tông Phái Đại Thừa đặc biệt chú trọng việc thực
hành Dhyana, tiếng Sankrit có nghĩa là "yên lặng suy tưởng".
Người Trung Hoa đọc chữ Dhyana là "chan". Khi đến Nhật,
người ta đọc là "zen"và ở Việt Nam đọc là "thiền".
Theo truyền thuyết của thiền Trung Quốc, Phật
đã truyền pháp cho ngài Ma Ha Ca Diếp qua câu chuyện "niêm
hoa vi tiếu", nghĩa là mĩm cười khi thấy Phật nâng hoa lên.
Câu chuyện này rất quan trọng nên cần phải nhắc lại như
sau: Một hôm Phật không dạy đạo như thường lệ, mà chỉ im
lặng dơ một bông hoa lên. Tất cả đệ tử đều ngơ ngác không
hiểu gì cả, chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp là nhẹ nhàng mĩm
cười. Phật liền đưa bông hoa cho ngài và nói: "Ta có chánh
pháp vô thượng, nay trao cho Ma Ha Ca Diếp." Do đó, thiền
Trung Quốc cho rằng Phật đã "ấn chứng" ngài Ma Ha Ca Diếp,
(nghĩa là xác nhận ngài Ma Ha Ca Diếp đã hiểu lời dạy
của Phật, nghĩa là đắc đạo) nên tôn ngài là Tổ Sư Thiền. Sau
ngài Ma Ha Ca Diếp là 28 vị nữa lần lượt lãnh đạo các tu
sĩ Phật Giáo Ấn Độ. Người Trung Quốc gọi đó là 28 vị Tổ
Sư Tây Thiên. Vị thứ 28 là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma), cũng
chính là người đã truyền dạy thiền sang Trung Quốc và được
tôn làm Sơ Tổ Thiền ở Trung Quốc. Sau đó là năm vị tổ Trung
Quốc nối tiếp nhau cho đến Lục Tổ
Huineng (Huệ Năng).
Thiền Tông Trung Quốc kể lại rằng khi một Tổ
Sư ấn chứng một đệ tử, sẽ giao luôn y bát cho vị đó. Y
là cái áo, bát là cái tô lớn mà Phật Thích Ca sử dụng
lúc sinh thời. Vậy y bát có vai trò như bằng cấp xác
nhận năng lực trong xã hội ngày nay vậy. Vị nào giữ y bát là
đă đắc đạo. Việc này diễn ra nối tiếp nhau cho đến Tổ Sư
thứ sáu ở Trung Quốc là Huệ Năng thì dừng lại vì người
ta bắt đầu dùng vũ lực để tranh dành y bát rất nguy hiểm.
Do đó, Lục Tổ không truyền y bát lại cho học trò nữa. Từ
đó cho đến nay, đệ tử nào được thầy xác nhận là đạt yêu
cầu không giữ y bát và cũng không được gọi là Tổ Sư.
Có lẽ đến đây mời người đọc cùng rút ra một số nhận xét về thiền. Trước hết, thiền là một cách tu tập của Phật Giáo, chú trọng thực hành suy nghĩ trong yên lặng. Vậy chìa khóa của thiền là rèn luyện tư tưởng chứ không phải là tập luyện thể xác. Những cách ngồi kiết già, bán già (theo tư thế hoa sen) hay xếp bằng chỉ là phụ, không phải là yếu tố quyết định. Kể cả cách thở cũng vậy, ngày nay các chuyên gia thiền thống kê được đến tám cách thở, có lẽ còn nữa. Sở dĩ nói tư tưởng mới là yếu tố quyết định bởi vì theo Pháp Bửu Đàn Kinh, anh học trò nghèo Huệ Năng (sau này là Tổ Sư Thiền Trung Quốc thứ sáu) khi gánh củi đi ngang qua chùa, nghe Ngũ Tổ giảng kinh là đã giác ngộ (hiểu) ngay, đâu cần ngồi hay đứng thở gì đâu. Trong những câu truyện thiền học cũng vậy. Người học thiền phải suy nghĩ lâu dài, có khi đến cả đời người mới tìm ra câu trả lời. Có một số vị t́m ra câu trả lời khi đang... giẫy cỏ hay đang làm ǵ khác chứ không nhất thiết là phải ngồi thiền. Ngay cả Phật Thích Ca lúc mới đi tìm đạo cũng học tập các tôn giáo cổ ở Ấn Độ, như Vedism (Phệ Đà) hay Brahmanism (Bà La Môn) không loại trừ việc ngài phải tập các tư thế yoga vốn rất phổ biến trong các tôn giáo này. Khi nhận thấy những cách thức đó không hiệu quả, ngài đã quyết chí ngồi suy tưởng 49 ngày dưới cội bồ đề và đã thành công. Ngày nay ở phương Tây, thiền cũng được gọi bằng vô số tên, nhưng phổ biến nhất là Mindful Meditation, tạm dịch là "suy tưởng bằng ư thức". Người phương Tây cũng biết suy nghĩ là quan trọng trong thiền vậy. Vấn đề thứ hai là, nếu suy nghĩ là quan trọng, thì người tu học phải suy nghĩ về điều gì và phải suy nghĩ như thế nào? Điều này dẫn đến một vấn đề cũng quan trọng không kém: đó là đạo sư, sư phụ, chơn sư, nói cho dễ hiểu là thầy dạy thiền. Xét theo những câu truyện trong thiền học, thì ngoài Đức Phật Thích Ca tự mình suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết vấn đề, những vị tổ đời sau đều có thầy dạy và được thầy chứng nhận là thành công (đắc đạo). Thông thường, một tổ sư có nhiều học trò. Ông theo dõi, biết rõ trình độ và tính t́nh của từng người nên giao cho mỗi người một công án (đề tài để suy nghĩ) khác nhau, có khi công án không được nói rơ ra mà chỉ hai thầy tṛ ngầm hiểu với nhau. Xin nêu một vài thí dụ dễ hiểu về công án trong bộ sách Thiền Luận như "Hãy tìm âm thanh tiếng vỗ tay." hay "Phật là gì?" Những công án này chỉ có hai thầy trò biết mà thôi, không công khai cho các học trò khác. Khi học trò tìm ra câu trả lời sẽ trình riêng với thầy và cũng chính thầy sẽ trực tiếp cho học trò biết câu trả lời đó là đúng hay sai. Suy ra, học trò có trả lời được hay không là vấn đề không ai ngoài hai thầy trò biết. Nếu câu trả lời được thầy chấp nhận, người học được gọi là đắc đạo, giác ngộ, đắc pháp hay thành Phật.
Thêm một điều cũng rất quan trọng: Thiền là
suy tưởng, không phải là kiến thức, cho nên học thiền không
giống như học một môn học ở nhà trường phổ thông ngày
nay, nghĩa là học sinh sẽ thi đậu nếu nhớ hết mọi điều
thầy dạy. Hay nói rơ hơn không phải người có nhiều kiến thức sẽ
dễ đắc đạo hơn người ít học. Bằng chứng của điều này là Ngũ Tổ đă
ấn chứng Huệ Năng (không biết chữ) chứ không ấn chứng Thần Tú (người
học rộng biết nhiều) làm Lục Tổ. Lại càng không thể có chuyện
"tốt nghiệp 100%" được. Bởi vì hiện nay có khoảng 488
triệu tín đồ Phật Giáo trên toàn cầu (theo Pew Research
Center, 2015) nếu tất cả số đó đều là Phật, thì thế
giới ngày nay đâu có lắm vấn đề như vậy! Theo một bài
thánh ngôn Cao Đài, thì cả ngàn năm nay ở Á Đông chỉ có
một vị đắc đạo, đó là nhà sư Huệ Mạng Trường Phan ở
núi Điện Bà, Tây Ninh. Chúng ta còn nhớ, trong tất cả học
trò theo học đạo thì Phật Thích Ca chỉ ấn chứng có một
vị thôi, đó là ngài Ma Ha Ca Diếp.
Như vậy, kể từ ngài Ma Ha Ca Diếp cho đến
Lục Tổ Huệ Năng, chúng ta có thể biết vị nào đắc đạo.
Bởi vì dù các đạo sư không nói ra, nhưng chúng ta thấy có
một vị giữ y bát và nối tiếp làm tổ sư đời kế tiếp.
Còn từ Lục Tổ cho đến nay thì chúng ta không thể biết vị
nào đắc đạo, vị nào không, vì việc ai đắc đạo không được
tuyên bố công khai và cũng không còn truyền y bát nữa.
Thêm vào đó, từ xưa đến nay, không có một qui định
chính thức nào về tiêu chuẩn đắc đạo trong Thiền Tông cả. Mặc định
là người đắc đạo dạy và xác nhận (ấn chứng) người học có đắc
đạo hay không, không chứng minh, không xét duyệt, cấp bằng ǵ cả.
V́ vậy ngày nay, rất khó biết
ai là một vị thầy đúng nghĩa (chơn sư). Người viết còn nhớ Krishnamurti, triết
gia nổi tiếng Ấn Độ trong thế kỷ 20 có nói: "Bạn làm sao biết
một người nào đó là đắc đạo nếu bạn chưa đắc đạo?"
Tóm lại,
hiện nay điều quan trọng nhất khi bạn muốn thực hành pháp môn thiền
là phải t́m cho được thầy dạy. Sau
đây mời quí đọc giả nghiên cứu phần hai của bài viết:
Tịnh luyện là gì?
Tịnh
luyện là gì?
Gần đây có một số tín đồ Cao Đài, đa số là trẻ tuổi, len lén t́m đến những cơ sở dạy thiền. Kết quả hoặc là họ quay mặt làm ngơ với kinh sách Cao Đài, một số thậm chí c̣n cải đạo (tham gia một cộng đồng tôn giáo khác). Có người nói rằng làm như vậy là thất thệ (vi phạm lời thề lúc nhập môn Cao Đài) và sẽ lănh một hậu quả nặng nề. Việc này xin phép để bàn trong một bài viết khác. Trong bài này th́ ư kiến của người viết là: họ không có ǵ đáng trách cả. V́ muốn t́m đạo mà không gặp được cách tu học phù hợp nên họ mới làm như thế. Vậy chúng ta, tín đồ Cao Đài, luôn rao giảng thánh ngôn là sẽ phổ độ (nghĩa là dạy đạo cho tất cả mọi người) đă có ǵ để cho họ học chưa? Người viết tin rằng muốn trả lời câu hỏi này, e là phải cần rất nhiều thời gian và công sức. Để góp phần vào việc t́m câu trả lời, người viết cố gắng t́m hiểu và ghi lại theo khả năng hạn hẹp của ḿnh. Hy vọng ngày kia sẽ giúp được ít nhiều cho cộng đồng tôn giáo Cao Đài. Mọi tín đồ Cao Đài đều từng đọc kinh sách hoặc nghe nói về tịnh luyện. Dĩ nhiên đó là cách tu tập của Cao Đài, nhưng số người chịu khó t́m hiểu rơ đó là ǵ th́ c̣n rất khiêm tốn. Thông thường người ta nghĩ đó là thiền định v́ về mặt ư nghĩa hai từ ngữ này gần gần như nhau. Bởi thế mới có người viết sách về "Thiền Cao Đài"! Việc này cũng như người ta từng gọi Cao Đài là Phật Giáo cải cách bởi v́ thấy có thờ Phật Thích Ca vậy!
Bây giờ
xin đi vào vấn đề. Cao Đài Giáo khuyến nghị tín đồ ba cách tu tập:
lập công, lập đức và tịnh luyện. Muốn
lập công th́ tham gia làm chức sắc chức việc cho Hội Thánh, muốn
lập đức th́ làm từ thiện theo Cơ Quan Phước Thiện và muốn tịnh
luyện th́ vào tịnh thất (nhà tịnh). Xin nói thêm cho rơ chỗ này:
Cao Đài không hề khẳng định là duy nhất chỉ có ba cách này mà thôi,
cũng không khẳng định là cách nào cao hơn hay hiệu quả hơn cách
nào. Vấn đề nằm ở chỗ cách làm có phù hợp với căn cơ và thuận tiện
cho hoàn cảnh của người học đạo hay không.
Ngay từ lúc mở đạo, trong Tân Luật Pháp Chánh
Truyền đă có qui định về Tịnh Thất. Đức Hộ Pháp đă trực tiếp chỉ
đạo xây Trí Huệ Cung (nhà tịnh dự kiến cho nữ phái) và cũng chính
ngài làm lễ trấn thần rồi nhập tịnh tại đây. V́ vậy có thể suy ra
tịnh luyện là một trong những cách tu tập chính thức của Cao Đài
Giáo. Thánh ngôn dạy rằng thời kỳ này phải "bày bửu pháp ra để tận
độ chúng sinh" và bửu pháp, hay c̣n gọi là bí pháp, đă được tŕnh
bày qua các thể pháp, tức là các h́nh thức nh́n, nghe, cảm nhận
được. Xin phép mở ngoặc một tí ở đây, người ta hay nhầm
lẫn giữa bí pháp và bí tích. Phép xác, phép tắm thánh,
phép cắt dây oan nghiệt... là những bí tích, thuộc về thể
pháp. Còn bí pháp, nghĩa đầu tiên là cách tịnh luyện
của Cao Đài, còn nhiều nghĩa khác nữa, nhưng xin trình
bày vào một bài khác.
Hiện nay muốn lập công hay lập đức đă có Hội Thánh
Cao Đài rồi, tín đồ nào chọn cách này cứ việc tham gia, chỉ cần
tuân thủ Tân Luật Pháp Chánh Truyền, Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui
và hành đạo cho đến cuối đời. Riêng pháp môn tịnh luyện th́ c̣n
chưa định h́nh cụ thể, nhưng trong tương lai chắc chắn phải phát
triển để theo kịp tiến bộ của nhân loại. Như trên đă tŕnh bày,
hiện nay thiền học được phát triển rất mạnh ở các nước phương Tây.
Chắc chắn không phải v́ người Anh người Mỹ, vốn có tŕnh độ văn
minh cao nhất hành tinh hiện nay, đột ngột quay ra "mê tín dị
đoan" đâu! Thực sự là khoa học trong thiên niên kỷ mới đang tiến
vào lănh vực nghiên cứu bộ năo con người mà thiền học là bộ môn có
liên quan đến tư tưởng đă có từ rất xưa. Hiện nay họ chưa t́m được
ai "đắc đạo" để nghiên cứu, nhưng với những bộ óc siêu đẳng, rồi
ra họ cũng sẽ đạt mục đích. Đó là lúc mà các
tiền bối Cao Đài gọi là "giống Thần Thông Nhơn lập Ngươn Thánh Đức".
Tính cho đến nay (năm 2017) người viết xin nêu lên
những cơ sở hiện có thuộc về pháp môn này để chúng ta tính đến
hướng phát triển. Về mặt cơ sở vật chất th́ hiện có ba nơi: Trí
Huệ Cung, Trí Giác Cung và Vạn Pháp Cung đều thuộc tỉnh Tây Ninh.
Theo cơ bút và Tân Luật th́ Cao Đài Giáo chỉ có ba Tịnh Thất này,
ở các nơi khác không có. Trí Huệ Cung và Trí Giác Cung đă xây
dựng hoàn chỉnh. Vạn Pháp Cung hiện do một số tín đồ tự lập riêng,
không theo thiết kế của Hội Thánh. Cả ba nơi này hiện không có
hoạt động chính thức nào về tịnh luyện. Nếu có là những hoạt
động tự phát, không thông qua quyết định của Hội Thánh.
Về mặt lư thuyết, tài liệu
về tịnh luyện của Cao Đài chưa định h́nh thành những qui điều cụ
thể. Chưa có văn bản hay sách vở nào đề cập đến tịnh luyện do
Hội Thánh ban hành chính
thức. Phần lớn tài liệu tịnh luyện hiện nay nằm rải rác trong
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, những bài Thuyết Đạo, văn bản của Đức Hộ
Pháp hoặc lan truyền trong tín đồ. Nổi bật là quyển Bí
Pháp Luyện Đạo của Bát Nương Diêu Tŕ Cung(Hiền Tài
Nguyễn văn Mới, tốc kư viên của Hộ Pháp chấp bút). Đây là quyển
sách đề cập tịnh luyện trực tiếp, đầy đủ và dễ hiểu nhất từ trước
đến nay. Quyển sách đă được giao cho Hội Thánh từ năm 1980, nhưng
vẫn chưa được phát hành chính thức mà chủ yếu là chuyền tay đọc.
Qua những tài liệu kể trên, xin phát hoạ qui tŕnh
tịnh luyện như sau.
Trước hết, Hội Thánh sẽ chọn lựa người được vào
tịnh thất dựa trên tiêu chuẩn:
1. Phải trường trai.
2. Đạt được một trong Tam Lập (Lập Công, Lập Đức,
Lập Ngôn).
Kế đó, thực hiện 100 ngày nhập tịnh theo hướng dẫn
của Tịnh Chủ. Sau 100 ngày sẽ xuất tịnh dù có đạt kết quả hay
không. Tín đồ có thể nhập tịnh nhiều lần với điều kiện được Hội
Thánh cho phép. Về phương pháp tịnh luyện, xin nghiên cứu ở
đây. Xin nói thêm, người viết chỉ giới thiệu quyển Bí
Pháp Luyện Đạo của Bát Nương Diêu Tŕ Cung bởi v́ các thông tin về
tịnh luyện của Cao Đài đă được tŕnh bày đầy đủ trong sách. Đọc
thêm tài liệu khác bổ sung càng tốt, nếu đọc giả có th́ giờ
nghiên cứu thêm.
Tiếp theo sẽ là một bảng đối chiếu giữa thiền và
tịnh luyện để tham khảo.
Sự khác
biệt
Qua so sánh kể trên,
chúng ta thấy hai khác biệt quan trọng: một là phần khởi
đầu và hai là phần kết quả.
Trong phần mở đầu, pháp
môn thiền cần một thầy dạy thiền. Như đã trình bày, đây
là phần khó khăn, vì chúng ta không biết ai đủ tiêu chuẩn
làm thiền sư. Vậy nếu ta chọn ai đó, vì lý do nào đó,
thì coi như mình tự gánh chịu hậu quả nên hư. Trái lại,
tịnh chủ cần Hội Thánh quyết định. Hội Thánh gồm có
nhiều chức sắc đã tu tập lâu năm có trình độ tâm linh cao,
nên quyết định ít ra là sẽ tốt hơn của một người. Thí
dụ như Thập Nhị Bảo Quân tức là Hàn Lâm Viện Cao Đài sẽ
tham gia trong quyết định chọn vị Tịnh Chủ xứng đáng.
Ngoài ra, theo Tân Luật, Hội Thánh có quyền thông công (liên
lạc) với các đấng thiêng liêng, nên sẽ được chỉ dạy cách
làm chi tiết hơn.
Trong phần kết quả,
chúng ta dễ dàng nhận ra khác biệt cực kỳ lớn giữa việc
được một Thiền Sư (người phàm) ấn chứng và được Thượng
Đế ấn chứng. Dĩ nhiên phần này còn cần thời gian để có
minh chứng thuyết phục hơn.
Thúc
Có lẽ đến đây, chúng ta có thể tạm kết
luận được rằng không phải vì có tư thế ngồi kiết già ̣(hoa
sen) hay bán già (nửa hoa sen) và cách hít thở giống
nhau mà có thể đánh đồng tịnh luyện với thiền. Thực sự
ra hai cách tu tập này có khởi đầu và kết quả khác
nhau xa. Riêng tịnh luyện, còn cần thời gian để định
hình và phát triển.
Vì thế là tín đồ Cao Đài, chúng ta cần nghiên
cứu vấn đề tịnh luyện một cách thực tiễn và khoa học, không gán
ghép với những quan điểm thần bí hoang đường. Chúng ta cần
nghiên cứu, thực nghiệm và đưa ra kết luận khách quan giống như
cách giới học thuật phương Tây đón nhận thiền học. Điều đó sẽ
giúp các bạn đạo thu ngắn được thời gian cần thiết để thành công
khi tu tập. Trong khi chờ đợi Hội Thánh có quyết định cụ thể,
người viết muốn làm viên gạch nhỏ đầu tiên cho tiến tŕnh đó
bằng bài viết ngắn ngủi này. Hy vọng các đồng đạo
chấp nhận và chỉ giáo sửa chữa những sai sót ngoài ý
muốn.
Từ Chơn
徐 眞 Sài gòn, Sept 2017 |
||||||||||||||||||||||||