Trong cuốn TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO tác giả Dã Trung Tử khi viết về Cao Đài giáo đã có những nhận xét về nguyên nhân khai sáng Đạo Cao Đài, cũng như nguồn gốc khai nguyên và mục đích Đạo Cao Đài.

Tác giả đã thảo luận giáo lý Cao Đài giáo, trong đó những vấn đề trọng điểm là Thượng Đế và Vũ Trụ, và bản nguyên con người.

Trong cuốn TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO, tác giả đã giải thích cơ cấu tổ chức giáo hội Cao Đài giáo và giới thiệu vài nét về sinh hoạt và phương hướng  tu hành  của  người  tín đồ Cao Đài.

Trong cuốn TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO cũng có một số chi tiết khác như tại sao khi xưng hô với nhau, tín hữu Cao Đài sử dụng các từ “huynh”, “đệ”, “tỷ”, “muội” (tức là anh chị em một nhà). Tác giả đã giải thích tại sao Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội.

Cái nhan đề TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ  CAO ĐÀI GIÁO, cũng như nội dung cuốn sách, thiết nghĩ là đầy đủ để gợi nên một niềm ý chí của người tín đồ Cao Đài, trong cõi đời bao la này.

                                              Dr. Sergei Blagov

                                              Moscow, Nga

 


DÃ TRUNG TỬ

Chủ biên

 


SỰ KHAI NGUYÊN - TÔN CHỈ

 MỤC ĐÍCH - GIÁO 

&

ẢNH HƯỞNG CAO ĐÀI GIÁO

TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

 

 

Khai Tâm QUÁCH MINH CHƯƠNG

Phụ đề Anh ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng Đạo có thể đọc tài liệu nầy

trên một số trang Web của Cao Đài giáo.

hay vào trực tiếp Website: Caodaigiao.com

 

Hoặc biên thư hay gọi điện về:

LÊ THỊ HỒNG

130 đường Ông Ích Đường, Cẩm lệ,

Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Đ.thoại: 0511.3846687 hoặc: 0989.754.420

Sẽ được gởi biếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      Lời Đức Chí Tôn:

             Voán töø tröôùc Thaày laäp ra Nguõ  chi Ñaïi Ñaïo... Tuyø theo phong hoaù cuûa nhaân loaïi maø gaày Chaùnh giaùo... Nhôn loaïi duy coù haønh ñaïo noäi tö phöông mình maø thoâi.

                            Nay thì nhaân loaïi ñaõ hieäp ñoàng... Vì phaàn nhieàu Ñaïo aáy maø nhaân loaïi nghòch laãn nhau, neân Thaày môùi nhöùt ñònh qui nguyeân phuïc nhöùt”.

 

                                              Thánh giáo ngày 24/04/1926

                                                          TNHT Q.1, tr.19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

From : Sergei Blagov

To : Dã Trung Tử

Sent : Tuesday, January 20.2009 4.24 AM [1]

Subject : Re Gởi bài

 

  Kính thưa Ông Dã Trung Tử thân mến.

  Xin cảm ơn Ông đã gởi bài “Tìm hiểu khái quát về Cao Đài Giáo”đến tôi. Xin phép viết một lời tựa ngắn, vào khoảng cuối tuần này (25.01) sẽ gởi đến Ông.

 

  Thân trọng.

             Sergei

 

 

 

 

                          

 

                    Vài nét về Tiến sĩ Sergei Blagov:

“Ông là người Nga, sinh sống tại Moscow, thông thạo nhiều ngoại ngữ kể cả Việt ngữ. Ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Cao Đài với đề tài The Cao Dài: A NEW RELIGIOUS MOVEMENT (Cao Đài: Một tôn giáo mới) năm 1991, in thành sách năm 1999. Ông cũng là Giáo sư giảng dạy tại Đại học viện Nghiên cứu Đông phương Moscow, Nga”.

                                                              Dã Trung Tử

 


 

 

 

THAY LỜI TỰA

 

Trong cuốn TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO, tác giả Dã Trung Tử khi viết về Cao Đài giáo đã có những nhận xét về nguyên nhân khai sáng Đạo Cao Đài, cũng như nguồn gốc khai nguyên và mục đích Đạo Cao Đài.

Tác giả đã thảo luận giáo lý Cao Đài giáo, trong đó những vấn đề trọng điểm là Thượng Đế và Vũ Trụ, và bản nguyên con người.

Trong cuốn TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO, tác giả đã giải thích cơ cấu tổ chức giáo hội Cao Đài giáo và giới thiệu vài nét về sinh hoạt và phương hướng  tu hành  của  người  tín đồ Cao Đài.

Trong cuốn TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO cũng có một số chi tiết khác như tại sao khi xưng hô với nhau, tín hữu Cao Đài sử dụng các từ “huynh”, “đệ”, “tỷ”, “muội” (tức là anh chị em một nhà). Tác giả đã giải thích tại sao Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội.

Cái nhan đề TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ  CAO ĐÀI GIÁO, cũng như nội dung cuốn sách, thiết nghĩ là đầy đủ để gợi nên một niềm ý chí của người tín đồ Cao Đài, trong cõi đời bao la này.

 

                                Tiến sĩ Cao Đài Giáo Sergei Blagov

                                Moscow, Nga

                                

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                          

TIỂU DẪN

 

Những tiết mục sau đây cốt giới thiệu khái quát về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài giáo), một tôn giáo được Thượng Đế khai sáng tại Việt nam đến nay non một thế kỷ.

Đây là một tài liệu tóm lược, hiến tặng cho người mộ đạo tầm đường đạo đức yêu lẽ hiếu sanh; dành tặng cho các môn sinh đạo dòng vừa thành niên, sắp lập thệ để trở thành người tín đồ thiệt thọ và để thế hệ trẻ có một khái niệm về những nét ưu việt của tôn giáo mình đang tín ngưỡng, hầu đủ đức tin vững bước trên đường Đạo. Vì theo lời Đức Phạm Hộ Pháp thì “đức tin là sự nhận thức chân lý ”, do nơi đức tin ấy mà quyết định cái tinh thần đạo đức của mình, chớ không phải cám dỗ nhồi sọ, tạo thành mê tín.

Đây cũng là tài liệu truyền giáo, giới thiệu cho những người muốn tìm hiểu một cách khái quát về Cao Đài và cung cấp cho những cảm tình viên trước khi nhập môn một số tư liệu căn bản, vì không cần phải uống cạn dòng suối, mà chỉ nếm một ngụm thôi, cũng đủ thưởng thức cái hương vị ngọt ngào trong lành của nó.                                                                                                               

Về phương diện truyền giáo, Đức Phạm Hộ Pháp dạy:

“Chỉ cần lấy ngôn ngữ chỉ hơn, chỉ thiệt để cho hàng trí thức tìm hiểu mà đến, chứ không khuyến dụ cám dỗ cho người ta biết nó. Việc truyền giáo Đạo Cao Đài đi từng bước một, từ từ mà tiến, không cần phải dục tấn”. [Huấn dụ của Đức Phạm Hộ Pháp trong Hội Nhơn sanh tại Nữ Đầu Sư đường, ngày 30 tháng Tám Tân Mão 1952].

Đạo lý rộng bao la, lại cao vô cực, nên mấy dòng sau đây chắc chắn là không thể bày tỏ trọn hình chơn pháp của Cao Đài, nhưng đối với những người mới tìm hiểu thì chỉ cần hiểu biết qua những nét căn bản, trước khi bắt tay vào nghiên cứu những kinh điển chính thống của Đại Đạo sẽ được dễ dàng hơn.

                                                   Dã Trung Tử
                                                        Cẩn bút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG I

NGUYÊN NHÂN KHAI SÁNG VÀ

NGUỒN GỐC KHAI NGUYÊN CÙNG TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH ĐẠO CAO ĐÀI

 

1. NGUYÊN NHÂN KHAI SÁNG

Nhân sinh quan Cao Đài giáo cho rằng: Con người do Thượng Đế vốn lành tạo dựng, Ngài cho con người đến thế gian đặng học hỏi để tiến hoá, nhưng khi nhập thế con người lại nặng mang phàm thể, nên đã gây ra nhiều tội lỗi, và lãng quên điều lương thiện và xa rời Ngài.

Vì Thượng Đế đã tạo dựng nên chúng sanh, đã dành trọn sự thương yêu và luôn cưu mang nhân loại, nên từ khi có loài người đến nay Thượng Đế đã hai lần cho các vì Giáo chủ giáng trần để giáo hoá loài người và mong mỏi cứu vớt họ trở về hội nhập với Ngài. Đó là lý do các Tôn giáo đã xuất hiện trên thế gian vào Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ Độ.

Ngày nay tuy đời sống con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong lãnh vực văn minh vật chất, nhưng về văn minh tinh thần thì càng ngày càng suy thoái, họ xa rời đạo đức, một số người đánh mất lương tâm. Những bậc ưu thời mẫn thế cũng đã nhận thấy sự kiện nầy, nên từ thế kỷ XV một triết gia kiêm văn hào Pháp Francois Rabelais (1494-1553) đã nhận định rằng:

“Khoa học mà không có lương tâm, chỉ là sự băng hoại tâm hồn” (Science sans conscience, c’est que ruine
de l’âme).

Mặt khác tuy nhân loại đã tiếp xúc rộng rãi với nhau, nhưng phần lớn cũng vẫn còn mang bản chất phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo. Còn đứng về phương diện tín ngưỡng, ngày nay nhờ sự giao thông tiến bộ, các tôn giáo truyền bá song song với nhau trên khắp thế giới, nhưng về mặt tâm linh, nhân loại lại đóng khung trong tôn giáo mình đang phụng thờ, vì những giáo lý, giáo luật và nghi lễ khác nhau giữa các tôn giáo, mà nhân loại đã chống đối lẫn nhau, thậm chí những phần tử cực đoan còn tạo nên nhiều cuộc ác chiến đẩm máu tàn sát lẫn nhau. Chúng ta nên hiểu rằng: Thượng Đế lập ra tôn giáo là vì con người, chứ không phải tạo ra con người để vì tôn giáo.

Mục đích Tôn giáo lập ra là cốt để hướng dẫn con người biết sống với phẩm chất nhân văn, cọng yêu hòa ái, tôn trọng mạng sống lẫn nhau, chứ không phải con người sinh ra với mục đích bảo vệ tôn giáo của mình, mà tàn sát hủy diệt các tôn giáo khác, để cho  mình độc tôn.

Trước một thế giới bị phân hóa bởi vật chất, chia rẻ bởi chủng tộc, kỳ thị bởi tôn giáo, nóng sốt bởi hận thù, đổ máu bởi chiến tranh... Thượng Đế vì thương yêu con cái của Ngài, nên ngày nay chính Ngài đã giáng linh dùng huyền diệu cơ bút của Tiên gia để giáo đạo, hầu quy tụ Lương sanh khai sáng ra Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ (Sự cứu độ lần thứ ba) gọi tắt là Cao Đài giáo, với tôn chỉ là Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhứt, cốt để thức tỉnh loài người biết nhìn nhau cùng một cội nguồn, hầu cứu vớt nhân loại tránh khỏi họa diệt vong, nên khai đạo lần nầy mới có tên là Tam kỳ Phổ độ.

 2. SỰ KHAI NGUYÊN CAO ĐÀI GIÁO

Cách đây non một thế kỷ, vào khoảng những năm 1920 đến 1925, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế đã thông công qua cơ bút để quy tụ các lương sanh tiền bối lập thành Hội Thánh hầu độ dẫn quần sanh. Danh từ “Cao Đài” theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”. Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất (Đầu thượng viết Cao Đài) ([2]) nơi đó Thượng Đế Chí Tôn ngự trị. Đấng có danh xưng đầy đủ là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.

Trong thời gian tiền khai gầy dựng nền móng gần 5 năm. Đến ngày 01 tháng 09 Bính Dần (1926), 28 vị đại diện cho 247 tín đồ đầu tiên, đồng ký tên vào tờ Khai đạo do Ngài Lê văn Trung viết bằng Pháp văn, gởi lên Thống đốc Nam kỳ lúc đó là ông Le Fol. Đây không phải là một đơn xin phép, mà là một Bản Tuyên ngôn sáng lập một tôn giáo lấy tên là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tờ Khai Đạo nầy được ông Le Fol vui vẻ tiếp nhận. Sau đó, Hội Thánh cũng gởi tuyên cáo đến các vị Hoàng đế, Tổng thống, Nguyên thủ quốc gia, các Hiệp hội của nhiều nước trên thế giới, cùng các cơ quan truyền thông báo chí thông báo sự khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên đất nước Việt Nam.

Để đặt cơ sở ban đầu cho nền Đạo, các vị tiền bối đã  mượn  chùa Từ Lâm tự tại Gò kén Tây Ninh, một ngôi chùa Phật giáo thuộc phái Thiền tông.  Nên vào ngày Rằm (15) tháng 10 nhằm ngày Rằm Hạ nguơn năm Bính Dần (18/11/1926), Lễ Khai Đạo được tổ chức tại chùa Từ Lâm tự [3], tuy trước đó đã có 5 năm chuẩn bị, nhưng đến năm Bính Dần Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mới chính thức khai sáng tại nước Việt nam và chính thức ra mắt với toàn nhân loại trên thế giới. Khi đặt cơ sở đầu tiên tại chùa Từ Lâm tự một thời gian ngắn, thì Ơn Trên đã giáng cơ chỉ dẫn Hội Thánh đến mua một khu rừng 96 mẫu tại làng Long thành, của một Pháp kiều tên là Aspar làm Kiểm lâm, để làm cơ sở ban đầu, Hội Thánh đã cất nơi đây một Đền Thánh tạm bằng cây gổ để thờ phụng. Sau đó Hội Thánh tiếp tục xây cất Đền Thánh kiên cố để làm nơi thờ tự và các cơ ngơi hành Đạo khang trang, trong khuông viên nôi ô Thánh địa, hiện nay nơi nầy đã trở thành Thánh địa Trung ương .

3. MỤC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

3.1. Mục đích

Triết lý đạo Cao Đài xem chúng sanh đều có chung một nguồn gốc từ Đấng Cha lành Thượng Đế, nên khuyên con người phải lấy nhân nghĩa để đối xử với nhau. Khi loài người biết thương yêu và hòa hảo với nhau thì sẽ tạo nên “Thế giới nhân nghĩa đại đồng” và một nền hòa bình dân chủ, tự do sẽ đến với toàn nhân loại. Trong laõnh vöïc Thế đạo, Cao Đài khai sáng với mục đích xây dựng từng con người mẫu mực, để có một gia đình yên vui hạnh phúc, một xã hội thanh bình. Lý tưởng này được thể hiện qua hai câu liễn chánh môn tại Tòa Thánh Tây ninh:

  Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo hoà bình dân chủ mục”.

    Đài tiền Sùng bái Tam Kỳ Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền”

 Đạo Cao Đài còn chủ trương nâng cao khí phách người dân, bảo tồn dân tộc tính của người Việt để họ có thể làm tròn thiên chức của mình:

        “Đem chơn chánh phô bày trừ mị,

 Nâng niu cho dân khí lẫy lừng.

          Dân thì biết phận làm dân;

          Chúa cho đáng chúa, đình thần đáng quan”.              

                                         [Nữ trung tùng phận]

Về bổn phận làm dân, Đạo Cao Đài cũng khuyên rằng:

“Chớ làm con giặc tôi loàn,

Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà”.

                                                  [Kinh Sám hối]

Nên bổn phận làm công dân của người tín đồ Cao Đài là phải trung thành với tổ quốc, ở dưới chế độ nào thì vui sống và phục vụ cho chế độ đó, vì mọi thể chế, hiện hữu dưới thế gian đều do Thiên ý, không bất mãn phản động, không tham gia các hoạt động chính trị để chống đối Nhà nước. Vì Đức Chí Tôn khẳng định rằng:

“Chính trị với Đạo chẳng bao giờ liên hiệp cùng  nhau”(Thánh giáo ngày 15-9 Bính dần/1926, TNHT. Q.1 tr. 57).

Điều nầy Đức Phạm Hộ Pháp đã khẳng định rằng:

“Dẫu mình là người Đạo Cao Đài là một nền Đạo tương lai của toàn quốc đi nữa, mà mình là người Việt Nam ở trong nước Việt Nam, tức là con dân Việt Nam. Ta phải làm tròn phận sự con dân của Đất Nước, cũng như ai kia vậy. Nếu Quốc Luật, Quốc Pháp buộc Bần Đạo làm tròn phận sự công dân ấy, Bần Đạo cũng cúi đầu phục lịnh.... Phải thi hành triệt để Quốc Luật”.

“Hễ mình có phận sự là Công Dân, thì mọi quyền lực có liên hệ đến phận sự công dân của mình thì buộc phải tuân hành. Phải nhớ rằng Đạo là Đạo mà Đời là Đời, đừng tưởng dùng đặng quyền Đạo mà phản kháng cùng Đời, mà cũng đừng tưởng rằng dựa đặng quyền Đời mà hiếp Đạo, phải thi hành mạng lịnh của Chánh  phủ  Việt  Nam  của  ta liền” (Lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp về nghĩa vụ người công dân).           

Như vậy đã là người theo Đạo, đã sinh ra trong chế độ nào, thì cần phải làm tròn bổn phận công dân của chế độ đó. Không kỳ thị với bất cứ ý thức hệ nào, không bài bác, không chống đối, không chỉ trích. Vì lý tưởng người đạo là phải sống trong tình yêu thương, nên phải thi thố tình yêu thương trong mọi hoàn cảnh, không giới hạn, coi đó là Thiên chức của mình. Vì thế người đạo chẳng bao giờ làm chính trị hay quan tâm đến chính trị, hoặc dựa đạo để chống đời, hay mượn đời để hại đạo.

Lại nữa theo luật nhân quả công bình, thì một người được đầu sanh vào một gia đình, một giòng họ nào, một quốc gia, một triều đại nào, là do nghiệp quả của người đó đã an bài như vậy, dù có cao bay xa chạy, hoặc có chống đối, phản kháng thế nào cũng khó trốn thoát được. Nên tốt nhất là con người nên thuận thiên an mạng, trả cho xong tiền khiên oan trái của mình một cách vui vẻ, để ngay trong kiếp nầy, hoặc kiếp lai sanh sẽ được thăng tiến hơn.

Nói thế không phải chúng ta buông xuôi phó mặc cho định mệnh một cách tiêu cực, nhưng trên thực tế cho ta thấy rằng, mình chỉ có thể làm hết khả năng mình, còn kết quả thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan mà mình không thể nào quyết định được. Do đó mà người xưa đã khuyên rằng:

“Tận nhân lực tri thiên mệnh” (Phải cố gắng hết sức mình mới biết được mệnh Trời).

Có nghĩa là con người không nên cầu an tiêu cực, mà phải làm hết sức để tròn bổn phận mình, còn kết quả không được như ý muốn là do nơi nhân quả nghiệp lực của mình đến mức đó mà thôi, cũng có thể gọi đó là mệnh Trời đã an bài tùy theo vốn liếng đầu tư của mình từ trước.

Còn phỏng sử trong kiếp sanh tự dưng mình phải gánh chịu nhiều oan ức do cường quyền bạo chúa hà hiếp, thì theo luật nhân quả chắc chắn mình cũng sẽ được đền bù một cách xứng đáng, ngay trong kiếp nầy, hoặc ở kiếp lai sinh,  không  bao  giờ  bị  thiệt  thòi mất trắng cả. Bởi vậy Chúa Jésus đã dạy rằng:

“Ai đánh má trái thì đưa luôn má phải cho họ. Ai kiện lấy áo trong của con thì đưa luôn áo ngoài cho họ. Ai bắt con đi một dặm thì hãy đi luôn với họ mười dặm” [Thánh Kinh Tân ước].

Vì sự thiệt thòi đó bao giờ cũng được luật nhân quả đền bù xứng đáng. Còn những người gây ra tội ác thì dù có cao bay xa chạy thế nào đi nữa, họ chắn chắn cũng sẽ bị đọa đày và hủy diệt mà thôi. Bởi vì:

“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu giả nan tàng” (Làm thiện hay tạo ác, cuối cùng đều có  báo ứng. Dầu có cao bay xa chạy cũng khó trốn thoát / Minh tâm bửu giám).

Từ xưa nay chẳng có mấy ai thoát được quy luật “dinh hư tiêu trưởng” và “thành trụ hoại không”. Nên triều đại nào dù cho có thịnh đức bao nhiêu đi nữa, thì cao tay cũng chỉ tồn tại độ vài ba trăm năm là cùng, rồi cũng phải thoái hóa diệt vong, chẳng bao giờ có triều đại nào duy trì được muôn năm cả.

Nhất là cường quyền bạo chúa đều phải nhận một kết cuộc bi đát mà thôi. Nên người xưa có câu:

“Nhược nhơn tác bất thiện, đắc hiển danh giả, nhơn bất hại, thiên tắt tru chi” (Những người làm điều không lành mà được vinh hiển, dù người không hại thì Trời cũng tru diệt mà thôi /  Minh tâm bửu giám).

Trong Thế đạo, Cao Đài Giáo lấy nhơn nghĩa làm giềng mối; nếu con người giữ tròn nhơn nghĩa, mới biết coi nhau như anh em, xem xã hội như nhà chung, xem vũ trụ với chúng sanh là nhứt thể, lấy đức háo sanh của Thượng Đế làm tiêu chuẩn cho lẽ sống, hầu kiến tạo một thế giới đại đồng cả tinh thần lẫn vật chất.

Cao Đài giáo chấp nhận sự bất đồng đẳng giữa người và người, vì giữa con người luôn luôn có sự chênh lệch với nhau, sở dĩ có sự bất đồng đẳng nầy là do kết quả sự tinh tấn (cố gắng, tự lực) của mỗi cá thể, vì thế con người luôn khác biệt nhau về trình độ tiến hoá, nên Đạo Cao Đài khuyên: Mỗi người phải biết giữ đạo trung dung, tự tìm cho nhau một sự sống chung hoà hợp, vừa để bảo tồn mạng sống của mình một cách an vui tự tại, vừa cứu giúp những sinh hồn chung quanh mình được tự do hạnh phúc.

Vì khi con người biết đạo trung thứ, thì sẽ thấy rằng dù cho một thế lực có hùng mạnh đến đâu cũng không thể dùng cường bạo để bức bách người khác tuân phục mình, mà chỉ có tình thương mới đem con người lại gần nhau; biết nâng đỡ dìu dắt lẫn nhau, để cho mỗi người được tự do sống đúng theo tánh phận của mình, không cưỡng đặt ý muốn của mình lên người khác, theo kiểu “Kéo cổ vịt cho dài, thâu giò hạc cho ngắn” làm đảo điên nhân thế. Nên một khi con người đã biết đạo, thì luôn gìn giữ sự hài hòa thân thiện, đoàn kết với nhau, điều nầy Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế  dạy rằng:

“Chẳng quản đồng tông mới một nhà

  Cùng nhau một Đạo tức một Cha

  Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi.

  Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa”. 

                                          [Thi văn dạy Đạo]

Hoặc:                                                       

“Từ đây nòi giống chẳng chia ba,

 Thầy hiệp các con lại một nhà.

 Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,

 Chủ quyền chơn đạo một mình ta”.                                                   

                                         [Thi văn dạy Đạo]

Về Thế đạo, mục đích của Đạo Cao Đài nhằm hoàn thiện hóa con người và xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ, tự do, để đạt đến cứu cánh Nhân nghĩa đại đồng. Như vậy, Thế đạo nhân nghĩa đại đồng tương ứng với đường lối hay phương pháp giải quyết vấn đề nhân sinh với các tiêu chí sau:

- Lấy nhân bản làm nền tảng, trong đó nhân quyền nhân vị, và tự do dân chủ được tôn trọng, nhân tính được phát huy.

- Tạo cho xã hội có được cuộc một sống an lạc, trong đó nhân loại được bình đẳng, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo hay quốc gia chủng tộc.

- Theo nghĩa rộng nó còn đem tình bác ái lan tỏa đến tới vạn hữu chúng sinh, từ sinh vật nhỏ nhất cho đến cầm thú và loài người, mà người Cao Đài thường gọi là đời “Thánh đức”.

Còn về phần Thiên Đạo thuộc phương diện  tâm linh, Đạo Cao Đài có mục đích hướng dẫn nhân loại một phương hướng tu hành để giải thoát luân hồi sanh tử. Về phương diện giải thoát, Đạo Cao Đài dẫn dắt con người tránh xa sự ràng buộc của lục dục thất tình, bằng phương pháp lập công bồi đức, phụng sự chúng sanh; song hành với thiền định tịnh luyện, để khả dĩ đạt được phẩm vị Hiền nhơn, rồi từ từ tiến lên Thần Thánh Tiên Phật, giúp con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Muốn thế, người tu Thiên đạo phải thực hiện Tam lập là Lập đức, Lập công, Lập ngôn, để giải quả tiền khiên tiêu trừ nghiệp chướng, mà muốn được vậy thì việc làm hữu hiệu nhất là thực hành sứ mạng cứu độ tha nhân (Có công Phổ độ giải tiền khiên), khi công đức tương đối đủ đầy, người tu sẽ tiến lên bậc thượng thừa; tức là sẽ được nhập tịnh thất để vị chơn sư hướng dẫn tu luyện thân tâm, đó là phương pháp Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hườn Hư, luyện Hư huờn Vô.

Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp thì:

“Hư vô là Đạo tâm. Tâm lý hư vô là đạt ba cái không:  người tu bỏ được danh, lợi, quyền, sẽ đạt pháp đắc Đạo” [Bí pháp Tu chơn]                                                                                  

Về Thiên đạo, Cao Đài xem mỗi linh hồn là chơn linh phân tánh từ Thượng Đế, tuy về mặt thân xác hữu hình có phân biệt, nhưng về linh hồn đều là anh em với nhau. Đức Chí Tôn đã dạy rằng:

“Thầy đã nói: Đãi cả môn đệ Thầy đồng một mực, bất luận bậc phẩm, kẻ nào căn nhiều quả nặng, thì Thầy giao nhiều trách nhiệm lớn lao, kẻ nào căn ít, quả thiệt thòi, thì lãnh phần trách nhiệm nhỏ nhen; cả thảy đều con của Thầy, trừ ra tôn ti thượng hạ trong việc hành chánh, thì đồng một bậc cả, chẳng ai đặng vì quyền mà lấn lướt, chẳng ai đặng vì mạng lịnh mà đè ép, xua đuổi ai...” [Thánh giáo, ngày 26 tháng 2 Mậu Thìn 16/04/1928. TNHT Q.2].

Trong Tam kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn lấy Nho tông chuyển thế nên khái niệm công bình của Cao Đài cũng giống như Đạo Nho, lấy yếu quyết ngắn ngọn để làm phương châm là:

“Kỷ sở bất dục vật thi ư  nhân – Cái gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác” [Luận ngữ Vệ Linh Công].

Như vậy về phương diện công bằng, Thượng Đế không chủ trương san bằng tài sản, mà san bằng tham vọng của con người bằng đời sống đạo đức. Lấy bác ái, vị tha làm tôn chỉ; không áp bức bóc lột lẫn nhau, biết nhường cơm xe áo, chia vui sớt thảm với nhau, thì sự chênh lệch tài sản, của cải vật chất là do kết quả của mỗi người, nếu nỗ lực làm ăn lương thiện mà có, thì cũng hợp với lẽ công bình.

Thiên đạo công bình giải thoát là Đạo pháp tu hành để người tu đạt được sự giải thoát toàn diện, không còn đau khổ phần thể xác hay phiền não tâm hồn tại thế gian và xa hơn nữa được giải thoát linh hồn khỏi vòng sanh tử luân hồi. Khi người tu đắc quả Thiên đạo, thì lúc còn sống được an vui tự tại và sau khi thoát xác mọi linh hồn đều được bình đẳng với nhau sống vĩnh viễn trong cõi Thiêng Liêng Hằng Sống; nơi nầy các Tôn giáo còn gọi là Thiên đường hay Niết bàn, những linh hồn nầy không còn bị đầu kiếp trở lại phàm trần nữa.

Mục đích của Cao Đài giáo, theo lời Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là tạo dựng cho thế gian:

     “Một Thiên Đạo Công bình Giải thoát,

       Một Thế Đạo Nhơn nghĩa Đại đồng.”

 

      3.2 Tôn chỉ

Theo chơn truyền Cao Đài giáo thì tất cả Tôn giáo đều cùng một nguồn gốc và cùng một chân lý “Tam giáo đồng nguyên, vạn giáo nhất lý”, nên tất cả Tôn giáo trên thế gian đều có một nguồn gốc từ Thượng Đế, do đó Tôn chỉ Cao Đài giáo là: “Tam giáo qui nguyên Ngũ Chi phục nhứt”.

Tam giáo là Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.

Ngũ Chi là Nhơn đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo.

Tôn chỉ nầy cốt dung hòa những quan điểm bất đồng giữa các tôn giáo với nhau. Qui Tam giáo Hiệp ngũ chi, còn là một đường hướng tu hành trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ, xin lần lược giải thích dưới đây:

Phương tu theo Tam giáo Qui nguyên

Điều nầy Đức Phạm Hộ Pháp dẫn giải rằng:

“Ai sanh dưới thế nầy cũng phải giữ đủ tôn chỉ của ba Đạo là: Nhơn đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo mới làm tròn phận sự của con người” [Diễn văn Đức Hộ Pháp đọc tại Toà Thánh Tây Ninh ngày 14/12 Mậu Thìn 1928].

Bởi vì muốn làm một con người hoàn hảo, thì phải giữ đủ Tam cang Ngũ thường theo Nho giáo, phải trau luyện Tinh, Khí, Thần để được thông minh sáng suốt theo Tiên giáo, còn phải giữ Từ bi Bác ái theo Phật giáo để sống chung hoà bình với nhau. Đó là phép tu luyện theo tôn chỉ Tam giáo Qui nguyên.

Phương tu theo Ngũ chi Phục nhứt 

Điều nầy Đức Hộ Pháp dẫn giải như sau:

“Thầy hiệp ngũ chi đặng làm một trường học năm lớp cho mình tu luyện, chẳng khác nào một trường học phàm kia vậy, lần bước lên đặng đoạt thủ địa vị mình, hễ ngồi đặng phẩm vị nào, thì địa vị mình ở nơi ấy”. [Diễn văn Đức Hộ Pháp đọc tại Toà Thánh Tây Ninh ngày 14/12 Mậu Thìn 1928].

Như vậy con người muốn đạt được tột phẩm vị tại thế gian thì phải qua một trường có năm lớp:

·     Lớp một học làm Hiền nhân Quân tử (Chánh tâm, Thành ý, Tu thân, Tề gia) theo Nhơn đạo.

·     Lớp hai: Làm tròn trách nhiệm quốc gia, thực  thi nghĩa vụ quốc tế (Trị quốc bình thiên hạ) theo Thần đạo.

·     Lớp  ba    tự thánh hoá bản thân ( Siêu phàm  nhập thánh) theo Thánh đạo.

·     Lớp bốn là Luyện Tinh Khí Thần để minh mẫn khương kiện theo Tiên đạo.

·     Lớp năm là Tham thiền nhập định giải thoát sinh tử luân hồi theo Phật đạo.

Trong Tam kỳ Phổ độ con người phải trải qua năm lớp học nêu trên để đạt được phẩm vị Hiền nhân Quân tử[4], rồi tiến lên Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đạt được tột phẩm vị của mình tại thế gian.


CHƯƠNG II

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT KHÁI YẾU

TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

 

1.      QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ-VŨ TRỤ

Theo Chơn truyền của Cao Đài Giáo xác tín rằng có một Đấng tự hữu và hằng hữu tạo dựng nên vũ trụ và vạn hữu chúng sanh, trong đó có con người, tuỳ theo tín ngưỡng của từng địa phương mà loài người tôn xưng Đấng ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau, đó là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, là Jéhova, là Bhrama, là Allah, là Tạo hoá, Hoá công, là Chân như, là Đạo, là Vô cực…

Các tín ngưỡng nầy đóng một vai trò quan trọng trong suốt chiều dài hình thành lịch sử văn hoá của nhiều dân tộc. Ngày nay các nhà khoa học xã hội trong thời đại chúng ta thừa nhận rằng tín ngưỡng tôn giáo là một phần quan trọng trong sinh hoạt văn hoá của con người không thể thiếu được.

Trong Tam kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn (Thượng Đế) khải thị về sự hình thành vũ trụ rằng:

“Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì khí hư vô sinh ra có một Thầy, Ngôi của Thầy là Thái cực, Thầy phân Thái cực ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi phân Tứ tượng, Tứ tượng biến Bát quái, Bát quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm gọi là chúng sanh. Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là Cha của sự sống…” [TNHT Q. 2].

Theo Thánh giáo trên đây thì Thượng Đế có từ trong Hư vô chi khí, nên Ngài là Đấng Tự có, Hằng có và Hằng còn. Ngôi của Thượng Đế là Thái cực, Ngài vận chuyển Thái cực phân ra Lưỡng nghi là Âm Dương, rồi Âm tăng trưởng cực đại là Thái âm, sinh thêm Thiếu dương, Dương tăng trưởng cực đại là Thái dương sinh thêm Thiếu âm hiện tượng nầy gọi là Tứ tượng. Từ đây là Thượng Đế có đầy đủ Ba ngôi đó là:

1.     Ngôi một là Thái cực.

2.     Ngôi hai là Lưỡng nghi (Âm Dương).

3.     Ngôi ba là Tứ tượng (Thái âm, Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm).

Trong Dịch Kinh dùng các biểu tượng: Vòng tròn là Thái cực. Đen là âm, Trắng là dương, điểm trắng nhỏ nằm trong một nửa đen lớn là Thiếu dương, điểm đen nhỏ nằm trong một nửa trắng lớn là Thiếu âm.

Hình vẽ tượng trưng ba ngôi theo diễn tả trong Dịch lý như sau:

 

 


Ngôi 1:

THÁI CỰC

 

 

 

                                                        

Một khối hỗn độn

hàm tàng âm dương

      Ngôi 2:                                    Ngôi 3:

        LƯỠNG NGHI                       TỨ TƯỢNG

 

 

                       

 

 

               Âm Dương              Thái dương, Thiếu âm          

           phân biệt                Thái âm, Thiếu dương

 

Thượng Đế biến Ngôi Ba Tứ Tượng ra Bát Quái là tám hiện tượng gồm có:

 

Càn (Trời)

Khảm (Nước)

Cấn (Núi)

Chấn (sấm sét)

Tốn (Gió).

Ly (Lửa).

Khôn (Đất).

Đoài (Ao đầm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Do âm (--- ---) dương (      )  trong tám hiện tượng này phối hợp mà sanh sanh hoá hoá ra vũ trụ và vạn hữu chúng sanh. Nên ngày nay chúng ta thấy từ một nguyên tử ly ty trong cơ cấu vật chất, cho đến những đại tinh cầu trong không gian đều hiện hữu hai lực lượng Âm Dương nầy, nên trong Kinh Hôn Phối có câu:

“Cơ sanh hoá càn khôn đào tạo,

  Do Âm Dương hiệp đạo biến thiên”.

 Vũ trụ hiện hữu, Thượng Đế cho biết rằng do Ngài Chưởng quản, nên trong Kinh Ngọc Hoàng có nêu:

“Trên chưởng quản 36 tầng trời, 3.000 thế giới, dưới coi 72 địa cầu và 4 Bộ châu lớn “Thượng chưởng Tam thập lục thiên, Tam thiên thế giới. Hạ ốc Thất thập nhị địa, Tứ Đại Bộ châu”.

Theo Lời Kinh trên thì trong Vũ trụ có 36 tầng trời, 4 Bộ Châu lớn, và 3000 thế giới, nơi đây thuộc về vô hình, các phần nầy đều ở trong không trung, mắt người không nhìn thấy. Còn 72 hành tinh thuộc về hữu hình, có sự sống từng bậc cao thấp khác nhau. Như vậy là 72 địa cầu nầy đều có nhân loại sinh sống, và trình độ dân trí ở mỗi địa cầu khác nhau, trong đó hành tinh số 1 là nhân loại phát triển cao nhất và hành tinh thứ 72 kém phát triển nhất. Địa cầu chúng ta ở là hành tinh số 68. Sự kiện này cũng phù hợp với những điều mà gần đây các nhà khoa học tìm thấy các hành tinh mới có sự sống, hoặc căn cứ vào những hiện tượng UFO[5] xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, họ phỏng đoán rằng rất có thể có những nền văn minh ở các hành tinh khác cao hơn chúng ta.

      Quan niệm về Thượng Đế và vũ trụ Cao Đài có nguồn gốc từ Đạo Lão và Dịch lý của Đạo Nho: Theo Đức Lão Tử, thì trước khi Trời Đất xuất hiện đã có Đạo. Đó là  Đạo vĩnh cữu, không hình dáng, không có tên gọi, nên gượng gọi là Đạo.  Rồi Đạo sinh “Một”, “Một sanh ‘Hai”, “Hai sanh ‘Ba”, “Ba sanh vạn vật”, như được đề cập tới trong Đạo Đức Kinh. Theo Dịch lý thì Một là Thái cực; Hai là Âm dương; Ba tức nguồn năng lượng do Âm dương tương tác hỗn hiệp mà phát sinh đó là Tứ tượng tức là trong Thái dương có Thiếu âm, trong Thái âm có Thiếu dương. Từ Tứ tượng sinh ra Bát quái, từ Bát quái biến hóa vô cùng mà tạo ra càn khôn thế giới và vạn hữu chúng sanh.                                                

Sự hình thành Vũ trụ theo lời Đức Hộ Pháp thì:

   “Trước khi không có chi trong Càn Khôn Thế giới là vô vi. Thoạt nhiên hai lằn không khí chẳng biết gốc nơi đâu, kêu là “Hư vô chi khí” đụng nhau, mới có chơn linh của Thầy, và ngôi của Thầy là “Thái cực” Trái lửa Thái cực là cơ hữu hình, vâng lịnh Thầy mà phân ra “Lưỡng nghi” (âm dương) rồi biến ra “Bát quái” nhứt nhứt có trật tự” [Diễn văn của Đức Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh Tây ninh, ngày 14/2 Mậu Thìn 5/3/1928].

Ngày nay, giới khoa học gọi sự va chạm nầy là hiện tượng Big Bang (tiếng nổ lớn), sau tiếng nổ nầy vũ trụ được hình thành nhanh chóng và hoàn hảo từ giây phút đầu tiên. Như vậy, chính từ đây Thượng Đế đã xuất hiện. Vũ trụ lúc này là một khối Thái cực là khối lửa mờ mịt, thanh khí nhẹ bốc lên thành Trời, khí trọng trượt lắng đọng thành Đất; và để tạo nên sự cân bằng, Thượng Đế phân ra Âm Dương. Thượng Đế cai quản Dương và phân thân ra “Diêu Trì Kim Mẫu”  để cai quản Âm. Đó là Mẹ của hằng hà sa số sinh linh, và sự vật trong vũ trụ. Nhờ có Âm Dương, vũ trụ được định hình đa dạng và hài hòa. Do đó, tín đồ Cao Đài không chỉ thờ phụng Thượng Đế, (còn được gọi là “Thầy”) mà còn thờ “Diêu Trì Kim Mẫu” (còn gọi là Phật mẫu), đối với thế gian gọi nhiều danh hiệu khác nhau như Cửu Thiên Huyền Nữ, Tây Vương Mẫu, Thiên Hậu, Lão mẫu, Đức Mẹ hằng cứu giúp, hay là Đức Mẹ Thế gian...

         Đạo Cao Đài quan niệm vũ trụ có một bản thể tối sơ gọi là Hư vô chi khí, trong bản thể ấy hàm tàng hai nguồn năng lực nguyên thủy của Dương và Âm là Lý và Khí. Thái Cực là nguyên lý hay nguyên động lực thúc đẩy hai nguồn năng lực Âm Dương trong vũ trụ để sanh hóa vạn vật:

“Thái Cực lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ khí Hư vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật.” [Đại thừa chơn giáo].

Vậy trước khi có Thái Cực đã có Khí – Lý là gốc của Âm Dương thuộc về tiên thiên. Còn gọi là “Hư vô chi khí”. Còn sau khi Thái Cực hóa sanh vạn vật thì trong mỗi vật đều tiềm ẩn hoặc bộc lộ tính chất Âm Dương, đó là Âm Dương thuộc hậu thiên.

Dịch Hệ từ thượng có câu: “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”. Đạo Cao Đài xem đó là nguyên lý cơ bản để giải  thích nguồn gốc và cứu cánh của chúng sanh: Sanh hóa do Đạo mà tiến hóa cũng bởi Đạo. Đó là tất cả những gì Đức Chí Tôn cho con người của thời đại ngày nay biết về phương thức và tuần tự của sự tạo dựng nên vũ trụ và vạn hữu chúng sanh ở buổi ban sơ, trong đó có con người và Thần Thánh Tiên Phật; Ngài ban cho mỗi loài, mỗi vật đều có hai phần, một phần hữu hình đó là thể xác, một phần vô hình đó là linh hồn, hai phần này tương hỗ và nương dựa vào nhau mà sinh hóa tồn tại.

     Đức Chí Tôn phân tánh giáng sanh ra “bát phẩm chơn hồn” là:

- Vật chất hồn (trong đó có Kim thạch hồn).

- Thảo mộc hồn.

- Thú cầm hồn.

- Nhơn loại hồn.

- Thần hồn.

- Thánh hồn.

- Tiên hồn.

- Phật hồn

Bát phẩm chơn hồn nầy đầu kiếp vào một thể xác  tương  ứng    tiến  hóa thành  chúng sanh, nên trong Phật Mẫu Chơn Kinh có câu:

   “Thiên cung xuất vạn linh tùng pháp,

   Hiệp âm dương hữu hạp biến sinh. 

   Càn Khôn sản xuất hữu hình,

          Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh”.

Theo luật tiến hóa nầy thì tám loại chơn hồn nêu trên đầu kiếp xuống trần gian, mang thể xác tương ứng để tiến hóa từ vật chất lên thảo mộc, thảo mộc lên thú cầm, thứ cầm lên nhơn loại, rồi nhơn loại tiến hóa lên Thần Thánh Tiên Phật. Như vậy, linh hồn tiến hóa theo phương thức nầy là tạo một vòng luân chuyển khép kín, người tu hành đạt Đạo bẻ gảy tức thì vòng sinh tử để thoát kiếp luân hồi, thành Tiên tác Phật.

Còn sự sanh hóa veà theå xaùc thì được Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu trù định (đặt để mặc nhiên) từ buổi ban sơ, đó là Ngài ban cho mỗi loài một hình dáng và một mầm sống nguyên thủy khác nhau, mà ngày nay khoa học gọi là yếu tố di truyền, chứa đựng trong mỗi tế bào, từ sinh vật nhỏ như con kiến, đến sinh vật to lớn như cá voi, đều chịu sự chi phối của yếu tố nầy, nhờ yếu tố nầy mà một con kiến sẽ sinh con kiến, chứ con kiến không thể sinh ra con cá voi, hầu hết các sinh vật biết cựa quậy, bò lết, bay liệng, bơi lội, leo trèo, chạy nhảy, giống nào sẽ sinh ra giống ấy, do đó chúng ta tin rằng Thượng Đế tạo dựng nên con người, đầu đội trời chân đạp đất, giữa sai khiến được muôn vật ngay từ ban đầu, Chơn truyền Cao Đài giáo còn gọi đó là “nguyên nhân” (người nguyên thủy) chứ không thể một con vượn dã thú mà là thỉ tổ của loài người được.

 


QUAN NIỆM VỀ

BẢN NGUYÊN CON NGƯỜI

 

Nhân sinh quan của Cao Đài giáo cho rằng con người được Đức Thượng Đế Chí Tôn tạo dựng, như vậy con người có nguồn gốc và có cùng một chất liệu với Ngài, nên cũng mang những nét linh diệu, sáng suốt, trường tồn như Ngài; những sinh vật hạ đẳng, thì tùy theo sự tấn hoá, mà có những bản năng khác nhau. Nói một cách khác, Đức Chí Tôn ví như một ngọn đuốc còn chúng sanh ví như những tia lửa, lớn nhỏ khác nhau, tuy cả hai đồng phẩm chứ không đồng lượng. Ta có thể nói từ Đức Chí Tôn đến con người là một mạch sống nối liền, sự hoàn thiện của Đức Chí Tôn, có sẵn trong chúng sanh do đó chúng sanh luôn được sống, hoạt động và tồn tại trong bản thể của Ngài. Nên Ðức Chí Tôn đã dạy rằng:

“Thầy là các con, các con Thầy”

Nghĩa là từ vật chất, thảo mộc, thú cầm, nhân loại tất cả sự sống đều có thọ một điểm linh quang của Ðức Chí Tôn, vì thế mới có câu: “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”. Ngài còn dạy rằng:

 “Con là một thiêng liêng tại thế,

   Cùng với Thầy đồng thể linh quang.

                                         [Thi văn dạy Đạo]

Ngày nay khoa học cũng đã tìm thấy rằng từ vật chất, thảo mộc, thú cầm, đến nhân loại, tất cả đều có cùng một cấu thể gọi là linh quang trong nguyên tử tức là dương điện tử (proton) và âm điện tử (eletron). Linh quang này có một đời sống và chuyển động không ngừng  (mặc dầu bề ngoài của vật chất dường như bất động).

 Nhân sinh quan Cao Đài giáo gồm có các điểm cốt yếu sau đây:

- Quan niệm về nguồn gốc con người.

- Quan niệm về công dụng cõi đời.

- Quan niệm về lý tưởng cuộc sống và nghĩa vụ làm người.

Luận về giá trị nhân phẩm theo Nhân sinh quan của Cao Đài giáo thì con người có những đặc điểm:

  Linh hồn con người là một siêu thực thể trường tồn bất diệt

Con người là một linh hồn bất tử chứ không phải là một thân thể hữu sanh, hữu diệt này. Đời sống trải dài tại trần gian, đến bên kia cõi tử; còn gọi là cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Nên con người trường tồn, chứ không chỉ giới hạn trong một kiếp sanh ngắn ngủi, từ chiếc nôi đến nấm mồ là hết; mà là có sự luân hồi chuyển kiếp đặng tu hành, ở nhiều kiếp khác nhau cho đến khi thoát vòng sinh tử, về chầu Thầy nơi Bạch Ngọc Kinh.

Linh hồn kết hợp với thể xác tạo một con người có sự sống hoàn hảo

Theo quan niệm chung của các tôn giáo và nhân gian, con người được Thượng Đế tạo dựng, có hai phần: thể xác và linh hồn, thể xác tuy có sanh diệt, nhưng linh hồn thì trường tồn. Linh hồn là một siêu thực thể được Thương Đế phú bẫm để chỉ huy thân xác, khi hồn lìa khỏi xác, thì dù cho thân xác có hoàn hảo bao nhiêu cũng vẫn bị hủy hoại, chứ không phải thể xác sinh ra linh hồn như một vài trường phái đã nhận định. Còn theo Cao Đài giáo thì con người có ba phần là Phàm thân (thân xác hữu hình), Pháp thân (gọi là Chơn thần, nhị xác thân, hay vía bán hữu hình). Linh thân (Linh hồn). Con người sau khi chết thì Pháp thân (khí chất bán hữu hình, hay là vía) và Linh thân (linh hồn) vẫn tồn tại, nhưng chỉ có ở những bậc tu hành đạt đạo thì Pháp thân mới thanh khiết nhẹ nhàng hơn không khí, nên mới cùng linh hồn vân du thiên ngoại, còn những người không tu thì khí của pháp thân vẫn còn trọng trược, nên khi thoát xác chỉ ẩn núp ở cõi trần hoặc trung giới mà thôi; ra ngoài vòng càn khôn chơn hồn ấy sẽ bị sét đánh tiêu diệt, nên khi luyện đạo Đức Chí Tôn buộc phải trường trai để cho thân xác được thanh khiết nhẹ nhàng. [Thánh giáo ngày 17/7/1926, nhằm 8/6 Bính thân TNHT Q.2].

Theo lời Đức Phạm Hộ Pháp:

“Muốn được vậy, ta chỉ có hai điều trai giới, chỉnh tu cho cái đệ nhị xác thân được tráng kiện hoạt bát tùng khuông viên thiện đức” [Thuyết đạo đêm Rằm tháng 2 Đinh hợi – 1947]

Do đó Cao Đài giáo cho rằng giữa linh hồn và thể xác, còn một thể khí làm trung gian giữa hồn và xác gọi là chơn thần hay là vía, giống hệt như thể xác, khi thoát xác vía có thể ẩn hiện, nhơn gian thường gọi hai thể nầy nhập chung là “hồn vía”. Cao Đài gọi ba thể nầy là Phàm thân (xác thân), Pháp thân (Đệ nhị xác thân hay là vía), Linh thân (linh hồn).

Linh hồn (Linh thân) có toàn quyền quyết định duy trì hay hủy hoại thể xác, như những người tự tử vì chán đời, hoặc những người tuẫn tiết để bảo toàn phẩm giá khi họ bị xúc phạm. Như vậy, chứng tỏ rằng linh hồn luôn ở vị thế chỉ huy và quyết định sự sống còn của thân xác. Khi linh hồn còn trong thân xác là sinh hồn, là người sống còn gọi là “phàm nhơn”; khi hồn lìa xác (giải thể) là người chết còn gọi là “âm nhơn”. Giữa người sống và người chết có thể giao tiếp với nhau qua trung gian Đồng tử, tức là các nhà “ngoại cảm”, bằng các phương tiện cơ bút, nhập xác...

Ở một số người nhờ tu luyện hoặc thiên phú, họ có thể đạt được các phép thần thông như nhãn thông, nhĩ thông hoặc tha tâm thông, thì họ có thể thấy bóng vía hoặc nghe được tiếng nói của người chết (âm nhơn). 

Ngày nay, giới khoa học xã hội cũng thừa nhận rằng: con người ngoài cái thể xác hữu sanh hữu diệt, lại có một linh hồn trường tồn bất diệt, và những linh hồn nầy cũng có tri thức và có một cuộc sống bên kia cõi âm nhơn rất là phong phú, họ cũng có hạnh phúc khổ đau và có nhiều nhu cầu cần tiếp xúc với người sống để thoả mãn cho họ qua những ý niệm. Bằng chứng là hàng nghìn binh sĩ chết trong chiến tranh, thi thể bò thất lạc vùi lấp trên chiến trường. Chính những linh hồn tử sĩ nầy đã tiếp xúc với các nhà ngoại cảm1 để nhờ thông báo cho gia đình họ, hoặc nhập xác các nhà ngoại cảm để nói lên những điều họ mong muốn, nhờ đó mà hàng nghìn ngôi mộ của tử sĩ được tìm thấy qua phương thức giao cảm nầy, và được gia đình cải táng về nơi họ hằng mong muốn [Báo cáo tại Hội nghị của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, thuộc Bộ môn Cận Tâm lý, và thuyết trình của các nhà ngoại cảm chuyên tìm hài cốt thất lạc, họp tại Hà Nội năm 2006].

Các sự kiện nêu trên, phù hợp với Cao Đài giáo cho rằng tuy thể xác con người có sanh có diệt, nhưng linh hồn vẫn trường tồn, khi thoát xác lại có một đời sống rất vi diệu nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Vì Thượng Đế thừa nhận rằng:

“Thầy là các Con, các Con là Thầy”

                                                    [TNHT Q. 1].

Con người hoàn toàn có quyền tự chủ dìu dắt thiên lương của mình

Con người có quyền tự do tự định đoạt lấy số phận, để hiện thực nhân cách của mình, nên dù cho trong kiếp sanh hiện tại có bất hạnh đến đâu, cũng cần phải vui vẻ đón nhận một cách hiểu biết; vì đó là do nhân quả của mình đã chiêu cảm từ bao kiếp trước. Trong hiện tại chỉ có cách cải thiện, là cố gắng lập công bồi đức hầu hóa giải oan khiên, tiêu trừ nghiệp chướng, gieo nhân lành để hưởng phước ngay trong kiếp này và cả kiếp lai sinh; trong lĩnh vực này Thượng Đế cho con người có quyền tự chủ.

Nên trong Kinh Thiên Đạo có câu:

“Dù cho phải mực Thiên điều,

  Cũng quyền tự chủ dắt dìu Thiên lương”.

                                             [Kinh Giải oan]                                  

Thượng Đế để cho con người tự lập, định đoạt lấy số phận của chính mình. Vì Ngài là Đấng công bình, không bao giờ thưởng phạt một cách vô cớ cả, điều nầy Đức Chí Tôn xác tín rõ ràng rằng:

“Thầy đã nói cho các con hay trước rằng:

  Nếu các con không tự lập ở cỏi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẳm các con mà đở lên cho đặng…

 Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó...” [TNHT Q.1, tr. 98].

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết minh về lãnh vực tự chủ này như sau:

“Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định trước, đặng làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ tấn hoá…

Thiên cơ đã lập ra có Địa ngục với Thiên đàng, ấy là cảnh thăng và cảnh đoạ. Địa ngục dành cho kẻ bạo tàn, thiên đàng dành cho người đạo đức, thì cân công bình Thiêng liêng đã sẵn.

Ấy vậy chẳng buộc ai vào địa ngục, mà chẳng nâng đỡ ai vào Thiên đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền lựa chọn, siêu đọa tại nơi mình, các Đấng Thiêng liêng duy có thương mà nhắc nhở” [Chú giải Pháp Chánh Truyền của Đức Hộ Pháp].

Mỗi người phải được tự do bình đẳng sống đúng theo tánh phận của mình

Dưới trần gian có sự công bình tuyệt đối, tuy trong cuộc sống có sự chênh lệch giữa sang hèn, hoàn hảo và tật nguyền đó là do nhân quả của mỗi người, nhưng trong quan hệ đối xử vẫn luôn luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, do đó mỗi người phải được tự do sống đúng theo tánh phận của mình; không có sự phân biệt đối xử.

Ngày nay ngay trong cửa Đạo cũng có sự phân biệt kỳ thị, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau, đã làm mất đi sự  bình đẳng, điều này Đức Phạm Hộ Pháp đã than thở rằng:

“Bần đạo khổ thân nhọc trí, càng lo bảo hộ quyền thế của mỗi người, càng bị nhiều kẻ đồ mưu xúi người ơn đem trả oán. Thiệt tâm lý của người đời rất nên ghê gớm.

Đạo là Đạo, mà ai cũng Đạo.

         Thể pháp (nghĩa là ngoại dung) thì buộc, nào là phẩm, nào là quyền hành, chớ trước Bí pháp (nghĩa là nội dung) cả con cái của Chí Tôn đồng một bực. Không phân lớn nhỏ, chẳng kể sang hèn, hình tướng Chí Linh vẫn đồng một thể.

Bần đạo hằng nghe mấy vị Chức việc mấy Họ Đạo Lục Tỉnh than rằng : Phận thiệt thòi nên không dám trèo đèo luận biện với Bề Trên Chức sắc.

Bần đạo xin tỏ rằng : Duy bậc phẩm hèn của Đạo, mới dày công nghiệp với Chí Tôn, còn có công nghiệp thì có đủ quyền hành, có quyền hành thì có tự do ngôn luận. Cũng vì chư Đạo hữu trong Hội Nhơn sanh chưa hiểu rõ quyền hành, nên Chức sắc Thiên phong lộng phép. (Xin chư Đạo hữu lưỡng phái đọc luật cho thường, rồi kiếm hiểu).

Chúng ta chưa hề để ý định cho mình mẩy tay chơn của châu thân ta mỗi phần giá, vì lớn nhỏ cũng đồng cốt nhục, dầu trọng khinh cũng cùng một thể thân, lễ nghi kia để dỗ mắt phàm, phẩm vị nọ giục ham bụng thế” [Trích Diễn văn ngày 15-8 Quý dậu / 4-10-1933].

Như vậy thì mọi người đều bình đẳng, cho nên con người phải có bổn phận thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, để mỗi người được tự do tiến hóa theo tánh phận của mình, không nên phân biệt đối xử.

Sự bình đẳng nam nữ

Đạo Cao Đài coi trọng sự bình đẳng nam nữ trong xã hội, nên đã sớm chủ trương nam nữ bình quyền.

Đạo Cao Đài khai sáng năm 1925, ở một nước thuộc địa, lẫn phong kiến, mà chủ trương Nam Nữ bình đẳng, là đi trước thời cuộc và xã hội, do đó chính quyền thực dân phong kiến đã cho rằng Đạo Cao Đài có màu sắc chính trị [Le Caodaisme (quyển VII), Hà nội 1934] .

Đức Chí Tôn giáng dạy “Hễ bao nhiêu Nam tức cũng bấy nhiêu Nữ, Nam Nữ vốn như nhau, nên Thầy đến phong cho Nữ phái buổi lập Pháp Chánh Truyền” [Tân Luật, Pháp Chánh Truyền].

Đức Lý Giáo Tông cũng dạy : “Nam Nữ vốn đồng quyền..., Giáo hữu Nam phái cũng chịu dưới quyền Giáo sư Nữ phái” [Tân Luật, Pháp Chánh Truyền].

Nhất là Bà Bát Nương, tư tưởng gia của nền Đại Đạo, thì phát biểu mạnh mẽ rằng :

“Ôm ấp mãi lấy phần nhi nữ,
          Cửa công khanh đoán thử bao người ?”

[Đàn cơ 2-8-Đinh Hợi 1947]

Hoặc khi Bà giáng cơ thấy vắng mặt Giáo hữu Hương Hồ, vì cô nầy có kinh nguyệt, không dám hầu đàn, thì Bà Bát Nương phán rằng :

“Thể chất phàm phu trược đã đành,

   Đừng vì nguyệt huyết kỵ anh linh.

       . . .

Thợ Trời nào nở chê đồ tạo,

Xấu tốt sạch dơ bởi miêng mình.

                            [Thánh giáo Bát Nương]

Quả thật là một cuộc cách mạng to lớn. Dù trong thời kỳ kinh nguyệt, nữ giới vẫn sinh hoạt cả thể chất lẫn tâm linh bình thường, miễn là vén khéo giữ vệ sinh sạch sẽ.

Trong lúc xã hội còn nặng hủ tục, đối với nữ phái thì “khuê môn bất xuất”, “Chồng chúa vợ tôi”. Quả thật, giáo lý Cao Đài đã giải phóng phụ nữ trước thời đại, lớn hơn tầm vóc họ đang mong quá nhiều.

Ngay trong cửa Đạo phái nữ cũng đạt được các ngôi vị Thần Thánh Tiên Phật như nam giới. Nhất là trong phạm vi sinh hoạt xã hội, cũng như trong hành chánh Đạo, Cao Đài Giáo cho phái Nữ ngang hàng với nam giới, cũng có quyền ứng cử bầu cử phái viên, nghị viên tham dự ba Hội Lập Quyền Vạn Linh đó là Hội Nhơn sanh, Hội Thánh và Thượng hội. Nữ phái cũng có quyền tự do tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan hành chánh đạo, cùng đóng góp ý kiến và kiểm soát các sinh hoạt của Đạo từ địa phương đến trung ương, thông qua Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh nêu trên. Đây là một nét đặc trưng của thể chế Cao Đài, khác xa với các tôn giáo và nhiều chế độ khác. Chỉ có nữ giới Cao Đài mới có quyền thể hiện quyền bình đẳng và tự do dân chủ trong tôn giáo mình một cách tuyệt đối như vậy.

Trong khi phụ nữ Hồi giáo không được đến nhà thờ, phụ nữ Thiên Chúa giáo không được làm Linh Mục…

Tuy nhiên về mặt huyền vi, vì bản chất âm dương đối nhau, “âm tiêu, dương trưởng”, nên với hai phẩm vị tối cao trong cửa Đạo, đó là ngôi vị Giáo Tông và Chưởng Pháp (dương vị) thì nữ giới không được giữ. Trong chú giải Pháp Chánh Truyền, Đức Phạm Hộ Pháp khẳng định rằng đây là mệnh lệnh của Thượng Đế, Người đã tuyên bố rằng nam tượng trưng Dương, nữ tượng trưng Âm. Nếu nữ giới nắm những chức vị đó, tức là Âm thịnh Dương suy, nếu nữ giới lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông thì Đạo sẽ đi vào sự hủy diệt.

Việc không cho nữ phái lên các phẩm Chưởng Pháp, Giáo Tông cũng còn có những lý do vì Thượng Đế yêu thương nữ phái, không muốn phận nữ nhi phải chịu nhiều trách vụ nặng nề. Bởi lẽ lên phẩm vị càng cao, trách nhiệm công việc càng lớn, đó là một gánh nặng vô cùng mệt mỏi, mà nữ phái thì làm việc theo xu hướng tình cảm, cho nên nếu gánh trách nhiệm nặng nề, thì dễ dẫn đến những việc không hay có thể xảy ra trong quá trình hành chánh Đạo. Còn nam giới, làm việc vốn xu hướng theo lý trí, nên khi đối mặt những khó khăn sẽ có thể bình tâm, tỉnh trí để xử lý những việc trọng đại sao cho công tâm nhất.

Cõi trần là một trường học, Con người là những học sinh đang theo học trên trường đời

Cõi trần là một trường học, đề mục học hỏi ở trường đời đó là sự “Khổ” các bài học đau khổ sẽ rèn luyện, giúp cho con người tiến hóa. Như vậy, con người là những học sinh đang theo học trên trường đời, nên tuỳ theo kết quả thu đạt, mà con người có những trình độ khác nhau. Thượng Đế tùy duyên của mỗi người mà hóa độ, rằng bao giờ được lên lớp, bao giờ được ra trường (về cõi vĩnh hằng, cõi trường tồn vĩnh lạc).

Nên ngay tại cõi trần, con người được ở trên một địa vị nào đó trong xã hội, ngay cái thân phận của con người tốt hay là xấu là tự do mình tạo ra cả. Vì trong vũ trụ có luật pháp rất công bình, đặt để cho mỗi người có một vai trò nhất định, trong một thời gian nhất định, đó chính là số phận đã an bài theo luật nhân quả; dù có cao sang hay thấp kém, cũng phải làm tròn cái bổn phận của mình, để kiếp lai sinh hưởng được một quả vị cao hơn.

Vòng xây chuyển nầy, danh từ đạo học gọi là luân hồi để tấn hóa, nhưng nếu trong một kiếp sanh nào đó gây ra nhiều nghiệp chướng tội tình, thì kiếp tái sinh sẽ khó đạt phẩm vị cao thăng mà phải chịu quả báo; nên mới có danh từ “luân hồi” và “quả báo” đi đôi với nhau.

Để tiến hóa con người phải trải qua nhiều lần đầu kiếp xuống thế gian, khi học hết các bài học tại cõi trần: Hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, trải qua từ ác trược cho đến thiện thanh, phải nếm qua tất cả đau khổ cũng như hạnh phúc. Đến khi công phu luyện tập viên mãn, đứng về mặt thể xác thì ta đã trả ơn thế gian, bồi đắp nợ mãnh hình hài, đứng về phương diện linh hồn là ta đã đi hết bậc thang cuối cùng của một chơn linh đạt đến chỗ giác ngộ, trọn lành và giải thoát; tức là con người trở nên một phần tử trong Thánh thể Chí Tôn, để xoay cơ chuyển thế, thúc đẩy cơ tiến hóa của vạn linh, làm cho trần gian mỗi ngày càng thêm tươi đẹp và Thánh Thiện. Đức Chí Tôn dạy rằng:

“Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính thế gian là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn loài vạn vật mới mở mang tiến hóa, sáng suốt tinh thần để tấn bộ trên nấc thang cao thượng”[Đại Thừa Chơn Giáo ấn bản 1956, tr.154].

Số mạng và tương lai của con người không phải là một việc đã được an bài hay định trước bởi Thượng Đế, mà do nhân quả của mỗi người

Thân phận mỗi người tốt hay xấu là tùy theo quá  trình tấn hóa của họ. Khi chết thể xác thối rã, nhưng tính tình, dục vọng, ý chí vẫn còn giữ nguyên trong chơn thần (đệ nhị xác thân); cho đến khi đầu thai vào kiếp sống mới thì những đặc tính này sẽ trở nên cá tính (personnality) cho kiếp sau. Ngay những thành quả học hỏi được trong kiếp nầy cũng được lưu lại trong chơn linh (linh thân) làm thành sự hiểu biết cho nhiều kiếp lai sinh. Cũng như việc làm lành hay dữ trong kiếp trước cũng được chơn linh (linh thân) lưu lại và sẽ tạo ra sự thưởng hay phạt cho kiếp sau, nên mới có câu điều họa phước đeo đuổi theo con người như bóng nọ tùy hình. Ngay vấn đề tội lỗi của con người cũng do chính chơn linh của họ ghi chép và định tội phước cho họ. Điều nầy Đức Phạm Hộ Pháp dạy rằng:

“Tội lỗi chúng ta do chơn linh chúng ta ghi chép và chính ta trị ta, chứ không có ai định tội cả, nơi Nam Tào Bắc Đẩu không có ai trị hết..., không có một hình luật nào buộc tội chúng ta cả. Mạng căn số kiếp của chúng ta đều do chúng ta định, chúng ta có quyền tự do, quyền sở hữu định mạng căn cho chúng ta vậy” [Thuyết Đạo của Đức  Hộ Pháp, đêm  26  tháng 01  Kỷ Sửu (23/02/ 1949)].

Điểm nầy trùng hợp với quan điểm Duy Thức Học của Phật giáo, cho rằng tội phước của con người sẽ được lưu giữ lại trong A lại da thức; khi đi đầu thai tái kiếp, nó sẽ là chủng tử cho kiếp lai sinh. Nên nhà Phật cũng cho rằng tội phước của con người  do  chính  mình tạo ra và tự thọ lãnh, chứ không thụ hưởng của ai và cho ai hưởng thụ được cả.

 

THIÊN CHỨC CON NGƯỜI

 

Do tác động của luật nhơn quả, mỗi linh hồn phải mang theo nghiệp chướng, cùng sự hiểu biết của mình từ kiếp trước. Luật công bình đó an bài cho mỗi chơn linh một nơi đầu kiếp tương xứng, nơi đó sẽ tạo nên một khí chất cho cả ba phương diện hình thể, tình cảm và trí tuệ, tốt hay xấu ngay từ trong bào thai; theo luật nhân quả tạo thành một định mệnh còn gọi là “Thiên chức” Trời ban. Những ưu khuyết điểm nầy sẽ tạo nên bản chất của đứa trẻ từ khi mới lọt lòng mẹ, cho đến khi khôn lớn nên người. Nếu từ nhỏ được cha mẹ uốn nắn, lớn lên biết cố gắng tu luyện, thì sẽ nhận lãnh một Thiên chức cao trọng hơn trong kiếp lai sinh.

Ngày nay các nhà khoa học xã hội nhận ra rằng:

“Trong tâm linh con người có một bộ máy vi tính lượng tử cực kỳ mạnh, tất cả hành động trong lúc sống được ghi lại ở một file vô cùng đầy đủ và chính xác, các dữ kiện này được lưu giữ trong một bộ nhớ vượt không gian và thời gian; lại luôn phát ra một từ trường, nên những người có khả năng ngoại cảm đồng tầng số có thể tiếp nhận được…[Báo cáo của các nhà khoa học tại Hội nghị thuộc TT nghiên cứu Tiềm năng con người họp tại Hà Nội 2006].                                                                                                                                                                  

Như vậy số mạng của con người không phải là một việc được quyết định trước bởi Thượng Đế, nhất định phải xảy ra đúng như vậy; mà tùy theo nhân quả nghiệp lực của mình lưu giữ trong linh thân của tiền kiếp, được thể hiện ra ở kiếp này. Nên điểm quan trọng trong tự do của con người, là họ có thể cố gắng vươn lên để thay đổi số phận của mình, hầu trở nên tốt đẹp hơn, hoặc là họ buông thả theo dục tính, để tự nhận lãnh một sự tệ hại hơn. Điều này còn tùy thuộc sự tinh tấn của mỗi cá thể.

1.  ĐẠO ĐỨC LÀ NỀN MÓNG XÂY DỰNG    HẠNH PHÚC & AN LẠC

Đức Chí Tôn đã khuyên con người phải ăn ở cho có đạo đức, thì mới mong hưởng được hạnh phúc an lạc, vì công đức của mỗi người, đều được ghi chép và báo ứng đầy đủ:

“Muôn đức ngàn lành không sót một,

  Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần”.

           [Thi văn dạy Đạo]

Đối với những người xảo trá được Chí Tôn cảnh báo rằng:

“Huyền diệu mũi kim qua chẳng lọt,       

  Đừng đừng xảo mỵ gọi tài tình”.

       [Thi văn dạy Đạo]

Đã là con người bất kỳ, theo khuynh hướng nào dù duy tâm hay duy vật, dù có tín ngưỡng hay bài bác thần linh, dù không theo tôn giáo nào, cũng không cần phải chuyển đổi mới gặp được Đạo; vì tất cả những thứ đó không phải là Đạo, mà Đạo có sẵn ngay trong mỗi người đó là “Lương tâm Thiện tánh”. Để đi vào đường Đạo thì mỗi người cần tỉnh thức, nhìn thấy chân tánh của mình và tuân thủ theo tiếng gọi của nó, là người đó đã ngộ Đạo, hay còn gọi nhứt đoạt thiền định, nên các tôn giáo đã dạy:

Phật giáo dạy: “Minh tâm kiến tánh” Làm sáng tỏ Tâm, thấy được Tánh.

Lão giáo dạy: “Tu tâm luyện tánh” Tu sửa tâm, rèn luyện tánh.

 Khổng giáo dạy: “Tồn tâm dưỡng tánh” Giữ còn cái tâm hiền lương sẵn có, và nuôi dưỡng cái tánh vốn lành của mình đừng cho tập nhiễm điều xấu.

Đức Hộ Pháp dạy: “Lấy lương tâm làm chủ, giữ bổn thiện cho bền”.

Như vậy “Con đường Đạo và sự an lạc không dành riêng cho một ai, không tìm ở đâu xa, cũng không nhờ một Đấng Thiêng liêng nào ban cho, mà con người chỉ cần thực hành đạo đức, làm phải làm lành, đó là chúng ta đã thực sự hành đạo,  thì  sự  an lạc sẽ tức khắc đến ngay”.

Sự an lạc này không những đến với con người về phần tâm linh, mà cho cả thân xác hữu hình, đó là sức khỏe và tuổi thọ. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoạn hay thương tật” mà muốn đạt được trạng thái đó thì con người phải có một đời sống đạo đức, lương thiện thì mới hưởng trọn vẹn cả hai. Vì thế một triết gia nói rằng: “Ý nghĩa cuộc đời nằm ngay trong cuộc đời”.

Nhân sinh quan Cao Đài bao gồm những mục đích nhằm giải quyết các vấn đề nhân sinh như sau:

- Hoàn thiện bản thân con người.

- Mưu cầu sự ổn định cho quốc gia và sự thái bình cho xã hội.

- Gieo tư tưởng thương yêu hòa hợp trong cuộc sống hiện tại, để đạt đến một thế giới huynh đệ đại đồng.

- Dẫn đường cho tâm linh tiến hóa, đạt đến giải thoát sinh tử luân hồi.

Quan niệm về cuộc sống của con người, Cao Đài Giáo nêu một xã hội lý tưởng bao gồm một đời sống an lạc, được xây dựng trên tinh thần nhân bản của con người, còn gọi là một “Xã hội thánh đức” Nên Đức Chí Tôn có dạy:

“Ngày nào các con còn trông thấy một điều bất bình ở đời thì Đạo chưa thành vậy” [TNHT Q.1 tr.105].

Bằng chứng thực tiễn trước tiên về thành quả của Đạo, chính là sự an lạc của cõi đời, nơi cõi Niết bàn tại thế; có thể khẳng định Cao Đài đích thực là một tôn giáo vị nhân sinh. Đức Chí Tôn dạy:

“Các con biết Thầy là trọng thì biết trọng Đạo, mà  hễ trọng Đạo thì cũng phải trọng cả chúng sanh” [TNHT Q.1, tr. 94]

Trong khi đó quan điểm của nhà Phật là: Trọng Phật kỉnh tăng. Quan điểm Cao Ðài là lập Ðạo để cứu rỗi nhơn sinh, nghĩa là Thượng Ðế mở ra con đường cho nhân loại trở về với Thượng Ðế. Nhưng con đường ấy được mở đầu ở ngay tự thân con người và kết quả sẽ nhận được ngay trong cõi đời.

Nhân sinh quan Cao Ðài nhất trí với vũ trụ quan Cao Ðài ở điểm nhân bản. Nhân bản là bản chất là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người, thể hiện ra bằng nhân tính hay là tình thương, đó chính là chơn ngã, còn gọi là thánh tâm trời ban cho mỗi người. Ngay khi mới Khai Đạo, Đức Chí Tôn đã nhắc đến bản chất của Thánh Tâm như sau:

“Thánh Tâm dầu phải chịu khổ trần đi nữa, thì chất nó cũng vẫn còn...” [Thánh giáo ngày 20 tháng tư năm Bính Dần 3/5/1926 TNHT Q.1].

Như vậy thánh chất trong tâm, không bao giờ phai lợt, dù phải qua nhiều gian lao thử thách, nên con người chỉ cần tỉnh thức nhìn vào chính mình, thì sẽ thấy được thánh tâm ngay. Nên Nhà Phật có câu “nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” là vậy.

4.  BIỂU TƯỢNG THỜ PHỤNG

Biểu tượng thờ phụng của Cao Đài Giáo là thờ một “Con mắt” tượng trưng cho Thiên nhãn.

Đức Chí Tôn dạy vì sao thờ Thiên nhãn vào năm 1926, khi mới Khai Đạo rằng:

“...Chưa phải hồi các con biết tại sao vẽ Thánh Tượng “Con Mắt” mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh”.

Nhãn thị chủ tâm.

Lưỡng quang Chủ Tể.

Quang thị Thần.

Thần thị Thiên.

Thiên giả, Ngã giả”. 

                                 [Thánh giáo 13/1 Bính Dần

                                        25/2/1926, TNHT Q.1].

Năm câu hán văn trên có ý nghĩa đại khái rằng: Con mắt là chủ của tâm hồn. Hai ánh sáng là chúa tể (Ánh sáng mắt trái là dương, ánh sáng mắt phải là âm. Hai ánh sáng nầy tượng trưng cho âm quang và dương quang. Chí Tôn chủ dương quang, Phật mẫu chủ âm quang, nên câu nầy có nghĩa là hai ánh sáng Dương quang và Âm quang là chúa tể của vũ trụ và vạn hữu chúng sanh). Ánh sáng là thần minh. Thần minh là Trời. Trời là ta vậy.

Vì Thượng Đế là Đấng không có hình dạng, hiện thân của Người là cả vũ trụ và vạn hữu chúng sanh, nên không thể lấy hình thể của một người nào tại thế gian tượng trưng cho Thượng Đế được.

Hơn nữa, ngày nay nhân loại tuy đã giao lưu với nhau nhưng đa số vẫn còn kỳ thị chủng tộc, chia rẽ tôn giáo. Nên nếu chọn một hình thể nào hay Thượng Đế giáng trần ở một sắc dân nào, thì nhân loại ở vùng khác sẽ không phục tùng mà có lẽ còn sát hại là đằng khác. Nên ngày nay Đức Chí Tôn không giáng trần, mà dùng cơ bút để giáo Đạo, và chọn Con mắt của chúng sanh để tượng trưng cho Người, nên thờ Thiên nhãn là thờ Đấng Thượng Đế Chí Tôn, nghĩa là thờ cái nguồn gốc của vũ trụ và vạn loại; từ đó chúng ta suy ra thờ Thiên Nhãn có những điểm trọng yếu sau đây:

- Con mắt là cửa ngõ của tâm hồn, tâm hồn là nơi Thượng Đế ngự, còn gọi là Thần, Thần là lý Hư vô, Hư vô ấy là Trời, thờ Con Mắt là thờ Trời vậy.

- Thờ Thiên Nhãn thể hiện Chí linh hiệp cùng Vạn linh. Ý nghĩa Thiên nhãn bao gồm cả trong Thiên thượng và Thiên hạ

5.1. Thiên Thượng: Thiên Nhãn là Trời, là Ngôi Thái Cực, là Đấng Chí linh đầy đủ quyền hành tạo thành càn khôn thế giới, và vạn linh sanh chúng. 

5.2. Thiên Hạ: Thiên nhãn là biểu tượng trí thức của loài người, là căn bản của trí não, là hình trạng lương tâm con người. Thiên nhãn còn tượng trưng Thượng Đế ngự trong thâm tâm mỗi người, soi xét mọi ý nghĩ và hành vi của con người.

Điều nầy Đức Chí Tôn xác nhận rằng:   

  Trong lòng Thầy ngự động Thầy hay,

  Ngặt nỗi là xưa chẳng thế bày.

  Đạo hạnh khuyên con gìn tánh đức,

  Cửa cung Bạch ngọc cũng gần khai”.                                     

Thờ Thiên Nhãn tại tư gia còn có nghĩa nhắc nhở cho người Đạo biết tùng Thiên lý, làm điều thiện và tránh xa tội ác. Đức Chí Tôn không cần thờ Ngài nơi đền điện cao sang, mà Ngài chỉ cần cái tâm thành kỉnh của mỗi người là đủ làm Tòa ngự cho Ngài :

“Bạch ngọc từ xưa đã ngự rồi,

 Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi.

 Sang hèn trối mặc Tâm là chính,

 Tâm ấy Tòa sen của Lão ngồi.”

          [Thi văn dạy Đạo]

Ngày xưa chỉ có Vua là Thiên tử mới được thờ Trời, ngày nay Đức Chí Tôn ân tứ cho con cái của Ngài được thờ Ngài trong nhà, để Ngài luôn luôn phò trì chở che khi khốn khó, Nên Đức Chí Tôn dạy rằng:

         “Trần tục là nơi chỗ bể buồn,

  Các con nghe Đạo ráng nghe luôn.

  Trong nhà sẵn có Thầy đưa khó,

   Ách nạn chi chi cũng chảy tuông”.

            [Thi văn dạy Đạo]

Đó là sự thờ phụng Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Còn thờ phụng Phật Mẫu tại Báo Ân Từ Trung ương thì thờ hình tượng (bức phù điêu hình Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương cưởi chim loan), còn tại các điện thờ địa phương thì thờ Phật Mẫu bằng Bài vị.

6. TRỜI VÀ NGƯỜI CÓ CÙNG BẢN THỂ

Giáo thuyết Cao Đài quy nạp vào hai nguyên lý sau đây:

1. Thiên địa vạn vật đồng nhất thể (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể).        

2. Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản: (Một gốc phân tán ra vạn hình thức sai biệt, vạn hình thức sai biệt quay về một gốc).

Từ nguyên lý thứ nhất, giáo lý Cao Đài quan niệm Trời và Người có cùng bản thể, có thể tương thông tương ứng và hợp nhất với nhau. Nên Đức Thượng Đế dạy:

“Thầy là các con, các con là Thầy”

                                                   [TNHT Q.1].

Do đó, mà chúng sanh đều đồng một Cha chung nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem nhau như anh em ruột thịt, từ đó mới thực hiện được mục đích đại đồng nhân loại.

Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao Đài quan niệm vũ trụ là một trường tiến hóa có khởi điểm từ bản thể Chí Linh tức Thượng Đế. Người đã phân tánh giáng sanh, tạo ra vạn linh từ vật chất khoáng sản, đến thảo mộc, thú cầm, đến con người. Rồi từ con người tiến lên đến các bậc Thần Thánh Tiên Phật, cuối cùng trở về hợp nhất với Thượng Đế, đó là một trường tiến hóa cho cả vạn hữu chúng sanh. Nhưng con người khi nhập thế vì mê luyến hồng trần mà bị màn vô minh che khuất mất Thiên tánh bẩm sinh, nên tu luyện là cách làm cho con người tự vẹt tan màn vô minh bao phủ để làm sáng tỏ điểm nguyên linh ấy. Nhờ đó, khi thoát xác Tiểu Linh Quang sẽ hội nhập trở lại cùng Đại Linh Quang; tức là Thiên Nhân hiệp nhất.

Cứu cánh của con người là tấn hóa trở về với nguồn gốc của mình, mà cũng là hội nhập với khối Đại linh quang của của vũ trụ. Muốn thế, con người phải biết tu hành lập công bồi đức, để hoàn thiện hóa bản thân đến mức chí chánh, chí chân; giáo lý Cao Đài gọi đó là sự “Phản bổn hoàn nguyên”.

7. Ý NGHĨA TAM KỲ PHỔ ĐỘ

(Ba thời kỳ hiện thân và Phổ độ của Thượng Đế)

Theo giáo lý Cao Đài thì từ thời tạo Thiên lập địa tới nay có 3 lần Thượng Đế phân thân giáng trần hay giáng linh để lập Đạo: 

THỜI KỲ THỨ NHỨT  Nhứt kỳ Phổ Độ

Thời kỳ này nhân loại còn thuần phát thiên lương, nhưng nếp sống còn lạc hậu, các Đấng Giáo chủ giáng trần cốt khai hóa dân trí:

- Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ tương ứng thời vua Hiên Viên Huỳnh Đế bên Trung Hoa.

- Đức Hiên Viên Huỳnh Đế mở Tiên giáo ở Trung Hoa.

Có một số tài liệu chép là Hồng Quân Lão Tổ, hoặc là Nguyên Thỉ Thiên Tôn, nhưng hai nhân vật nầy thuộc huyền thoại không có trong lịch sử. Sử chỉ có chép Đức Hiên Viên Huỳnh Đế, mở Đạo Tiên và còn là Ông Tổ của Y thuật cổ truyền Đông phương, có lưu lại bộ Hoàng Đế Nội kinh, trong đó có phần dạy tu luyện theo Tiên Đạo và Y thuật. Nên về sau trong Lão giáo còn gọi Đạo Tiên là Đạo “Hoàng Lão” (Hoàng Đế và Lão Tử).

- Vua Phục Hy khởi đầu Nho giáo ở Trung Hoa.

- Thánh Moise mở Do Thái giáo ở nước Do Thái.

THỜI KỲ THỨ HAI – Nhị kỳ Phổ Độ

Thời kỳ nầy nhân loại đã được khai hóa, nhưng vẫn sinh hoạt nội tư phương của mình, nhưng để sinh tồn và tiến hóa nhân loại phải đấu tranh, càng đấu tranh lại càng thù nghịch lẫn nhau, xa rời những lời giáo huấn của các Vì Giáo chủ, nên đạo đức suy đồi, nhân loại lâm vào cảnh mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất... Nên Thượng Đế cho các Vị Giáo chủ giáng trần để chấn hưng Tam giáo cứu độ chúng sanh lần thứ hai:

- Đức Phật Thích Ca giáng sinh ở Ấn Độ, chấn hưng Phật giáo.

- Đức Lão Tử giáng sinh ở Trung Hoa là, mở ra Lão giáo để chấn hưng Tiên giáo.

- Đức Khổng Tử giáng sinh ở Trung Hoa, mở ra Khổng giáo để chấn hưng Nho giáo.                                               

- Đức Chúa Jesus Christ giáng sinh ở nước Do Thái, mở ra Thiên Chúa giáo để chấn hưng Thánh Giáo.

THỜI KỲ THỨ BA – Tam Kỳ Phổ Độ

Thời kỳ này nhân loại đã đạt được sự văn minh  tiến bộ về phương diện vật chất, nhưng về tinh thần đạo đức lại suy thoái. Lại nữa loài người trên thế giới tiếp cận với nhau trong phạm vi một làng nhỏ bé, các nền tôn giáo cũng truyền bá đồng hành khắp mọi nơi, nhưng vì những khác biệt giáo lý, giáo luật và nghi lễ mà nhân loại đã nghịch lẫn nhau, tạo ra những cuộc chiến tranh đẫm máu về tôn giáo. Nên thời kỳ này Đức Chí Tôn không giao chánh giáo cho tay phàm, mà chính mình Thượng Đế giáng linh lập Đạo, bằng huyền cơ diệu bút.

Theo lời giải thích của Đức Phạm Hộ Pháp ngày nay trong Tam kỳ Phổ độ Đức Chí Tôn còn chọn ba vị Phật Thánh Tiên cầm quyền Tam trấn thay mặt cho Tam Giáo giáng cơ lập đạo đó là:

- Đệ nhứt trấn Đức Lý Thái Bạch (thay mặt Đạo giáo, kiêm phẩm Giáo tông thiêng liêng).

- Đệ nhị trấn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (thay mặt Thích giáo).

- Đệ tam trấn Đức Quan Thánh Đế Quân (thay mặt Nho giáo).

Ba vị này lúc sinh tiền có đức hạnh vẹn toàn, đủ tư cách độ đời, đáng làm gương cho hậu thế. Ngày nay ba vị thọ mạng Chí Tôn chấp chưởng cơ quan mầu nhiệm, trấn nhậm quyền hành, lập Luật pháp, Đạo Nghị định cho hiệp với Thiên thơ tiền định. Vì vậy, toàn Đạo phải để tâm thành kỉnh phụng thờ Tam trấn Oai nghiêm.

 

 


CHƯƠNG III

ẢNH HƯỞNG CAO ĐÀI GIÁO TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

 

                        Đức Chí Tôn dạy rằng:

                   “Từ đây nòi giống chẳng chia ba,

                     Thầy hiệp các con lại một nhà.

                     Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,

                     Chủ quyền chơn đạo một mình ta”.  

          [Thi văn dạy Đạo]

Trước khi Khai Đạo Cao Đài hàng trăm năm, Thượng Đế đã cho chư Thần Thánh Tiên Phật giàng trần khắp năm châu, để thức tỉnh loài người, chuẩn bị một tinh thần quy nhứt cho nhân loại. Nên khi khai Đạo Thương Đế có giáng cơ dạy rằng:

“Thầy chưa giáng cơ lập Đạo tại nước Nam, chớ chư Thần Thánh Tiên Phật dùng huyền diệu nầy mà truyền Đạo cùng vạn quôc”[TNHT/Q1].

Nên khi mới khai Đạo đã được các các hiền triết trên thế giới tiếp thu hưởng ứng một cách nhanh chóng, xin đơn cử một vài trường hợp sau đây:

Vào những tháng đầu năm 1931 có nhiều du-khách người Đức cập bến Sài-gòn bằng hải-thuyền và đến viếng
Tòa-Thánh Tây-ninh

Vào những tháng đầu năm 1931 có nhiều du-khách người Đức cập bến Sài-gòn bằng hải-thuyền và đến viếng Tòa-Thánh Tây-ninh, rồi trở về Đức, sau đó có gởi đến Tòa-Thánh Tây-ninh, một tờ báo Berliner Ilustrierte Zeitung ra ngày 21/06/1931 trong đó có một bài viết nhan-đề là “Giáo-phái mới lạ nhứt của thế-giới” của tác-giả W.Bossard viết về Cao-Đài, có kèm nhiều hình-ảnh của Tòa-Thánh Tây-ninh.

Sau đó vào tháng 11 năm 1931 Hội-Thánh Cao-Đài có nhận được một văn-thư của Đức Thánh-Cha Godwin Trưởng-lão Tổng Giáo-hội Eùglise Gnostique tại Đức, báo tin là họ quyết-định chuẩn bị liên hợp với Cao Đài, và xin Hội Thánh Cao Đài cung cấp cho họ Lịch sử, Hiến chương, Giáo lý, và nghi lễ của Đạo, để họ có thể tổ chức Giáo hội Cao Đài tại Đức, Áo, Thụy sĩ, Hòa lan, Bỉ...Nhưng sau đó xảy ra thế giới chiến tranh nên sự liên hệ nầy bị gián đoạn.

Vào khoản năm 1936 1937 Hội Thần bí Triết học Đức đã liên lạc với Hội Thánh Cao Đài Tây ninh, yêu cầu cung cấp giáo lý Cao Đài để họ tìm hiểu.

Thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo

Hội Thánh Ngoại Giáo được Ðức Phạm Hộ Pháp thành lập tại Nam Vang vào giữa năm Đinh Mão (1927), khi Ðức Hộ Pháp vâng lịnh Ðức Chí Tôn lên Nam Vang mở đạo tại đó.

Ðức Phạm Hộ Pháp thành lập Cơ quan Truyền Giáo Ngoại Quốc (Mission Étrangère du Caodaisme), gọi là Hội Thánh Ngoại Giáo, trụ sở đặt tại Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang. Ðức Chí Tôn giao cho Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tức là Chơn linh của văn hào Victor Hugo nước Pháp làm Chưởng Ðạo, chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo.

Khi lên Nam Vang, Đức Hộ Pháp ngụ tại nhà Ông Cao Ðức Trọng, rồi cùng với Ông Cao Ðức Trọng tổ chức đàn cơ cho Ðức Chí Tôn dạy Ðạo và thâu môn đệ.

Ðàn cơ ngày 27 7 1927 (âl 29 6 Ðinh Mão) tại Nam Vang, Ðức Chí Tôn giáng cơ ân phong các vị sau đây:

Lê Văn Bảy, [Thiên phong Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh].

Nguyễn Văn Lắm, [Giáo Hữu Thượng Lắm Thanh].

Võ Văn Sự [Giáo Hữu Ngọc Sự Thanh].

Ðặng Trung Chữ [Lễ Sanh Thượng Chữ Thanh].

Trần Quang Vinh [Lễ Sanh Thượng Vinh Thanh].

Phạm Kim Của [Lễ Sanh Thái Của Thanh].

Ngài Cao Ðức Trọng [Thiên phong Tiếp Ðạo HTÐ].

Phần Chức Sắc Nữ phái được Thiên phong gồm:

Bà Trần Kim Phụng đắc phong Giáo Hữu Hương Phụng.

Bà Ðặng Thị Huê [Giáo Hữu Hương Huê].

Bà Nguyễn Thị Hạt [Giáo Hữu Hương Hạt].

Bà Huỳnh Thị Trọng [Lễ Sanh Hương Trọng]

(GHI CHÚ: Bà Huê là vợ của Ông Bảy, Bà Trọng là vợ của Ông Chữ, và Bà Hạt là thân mẫu của Ông Chữ). Với số Chức sắc Nam Nữ đầu tiên nầy, Ðức Phạm Hộ Pháp thành lập Cơ quan Truyền Giáo Ngoại Quốc (Mission Étrangère du Caodaisme), gọi là Hội Thánh Ngoại Giáo (HTNG),

Phần vô vi Ðức Chí Tôn giao cho Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tức là Chơn linh của văn hào Victor Hugo nước Pháp làm Chưởng Ðạo, chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo.

Phần hữu hình thì Ðức Chưởng Ðạo bổ Ông Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh làm Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo. Năm 1930, Ông Bảy được thăng Giáo Sư và năm 1933, Ðức Nguyệt Tâm gọi Ông Bảy về Tòa Thánh. Ông Bảy được bổ làm Quản Lý Lại Viện. Năm 1937, Ông Giáo Sư Thượng Bảy Thanh được bổ nhiệm đi truyền giáo tại Hà Nội. Ngài Tiếp Ðạo Cao Ðức Trọng được Ðức Nguyệt Tâm chỉ định làm Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo tại NamVang.

Kế tiếp Ngài Tiếp Ðạo Cao Ðức Trọng, những Chức sắc sau đây được tuần tự bổ nhiệm làm Chủ Trưởng HTNG:

Bà Giáo Sư Hương Phụng (Trần Kim Phụng)

Giáo Sư Thượng Chữ Thanh (Ðặng Trung Chữ)

Giáo Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh)

Giáo Sư Thái Gấm Thanh (Thái Văn Gấm).

Giáo Sư Thái Phấn Thanh (Trần Văn Phấn).

Ngày 20 3 1932 /âl 14 2 Nhâm Thân tại Thánh Thất Kim Biên Đức Chưởng Đạo chưởng quản Hội Thánh Ngoại Giáo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ dạy Đạo như sau:

“Bần đạo chào Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Tiếp Ðạo và Hội Thánh Ngoại Giáo. Nam Nữ Thiên phong, xin nghe:

Nước Thiên đường thì ít kẻ, cửa Ðịa ngục vẫn nhiều người, chưa từng thấy hạng nhơn sanh nào mà tự trọng thân hình, chẳng hữu ích chi cho cả cơ Tạo, mà đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ngôi vị thiêng liêng chẳng phải do nơi sự cầu may mà đoạt đặng.

Bần đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Ðạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương thì tùng lòng bác ái của Chí Tôn, mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần đạo chẳng kể là Nguyên nhân, Hóa nhân hay là Quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Ðạo. Bần đạo để cho mỗi người tự do định phận, lại tùy thế khó khăn mà gầy thành công quả. Ấy vậy, nếu lấy phép công bình thì tự nhiên nên thì thâu, hư thì bỏ.

Bần đạo đã chán thấy kẻ bất lực rất nhiều. Vậy Bần đạo để lịnh cho mỗi vị Thiên phong xét mình, khai tội cùng Giáo Tông và Hộ Pháp, rồi sau mới định rõ điều thưởng phạt”.

                         Thăng

 

Năm 1951, Hội Thánh lập Bộ Ðạo tại Miên quốc, số tín đồ trong toàn nước Miên là 73.164, gồm tín đồ Việt kiều là 64.954 và số tín đồ người Miên là 8.210 người (Tài liệu của Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Trần Quang Vinh).

Hội Thánh Ngoại giáo Phổ thông chơn Đạo ra ngoại quốc, Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh)  truyền bá Đạo Cao Đài ở Pháp.                                              

Vào năm 1931, nhơn dịp Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh (sau được Thiên phong Phối sư) được chánh phủ bảo hộ phái qua Pháp dự cuộc đấu xảo quốc tế tại Vincennes (Paris), Đức Q. Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đề nghị nhơn chuyến đi nầy, để truyền bá Đạo Cao Đài và vận động chánh giới Pháp tại Paris, kêu gọi họ bênh vực cho Đạo Cao Đài đang bị chánh quyền thuộc địa, đàn áp. Kết quả, vào tháng 2/1932, Thượng và Hạ nghị viện Pháp đã biểu quyết Đạo luật nhìn nhận sự tự do tín ngưởng của Đạo Cao Đài, và ân xá cho tất cả tín đồ nào bị phạt vạ. Cũng trong dịp nầy, Ngài Giáo Hữu độ được 15 người Pháp nhập môn, toàn là trí thức, trong đó có 5 Vị được được ân phong vào hàng Chức Sắc năm 1932 kể tên sau đây:

  Tiếp Dẫn Đạo Nhơn: Ông Gabriel Gobron

  Nữ Giáo Sư: Bà Felicien Challaye

  Giáo Hữu: Ông Charles Bellan

  Giáo Hữu: Ông Gabriel Abadie de Lestrac

  Nữ Lễ Sanh: Bà Gabriel Gobron, sau thăng Giáo Hữu.

Ngoài việc phổ thông, Ngài Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh còn lo binh vực Đạo Cao Đài được kết quả mỹ mãn: tự do tín ngưỡng được Chánh Phủ Pháp nhìn nhận.[Theo Tài liệu của Ngài Phối sư Trần Quang Vinh]

Vào khoản năm 1932 tại Paris (Pháp) đã lập được một Tiểu Thánh Thất Cao Đài

Vào khoản năm 1932 Đức Phạm Hộ Pháp cho biết, tại Paris (Pháp) đã lập được một Tiểu Thánh Thất, Chức sắc Thiên phong nơi ấy có hai vị: Giáo Hữu Bellan và Abadie hành đạo [Theo diễn văn Đức Phạm Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh Tây ninh ngày 16 8 1932].

Vào năm 1935 Ñaïo Ñaïi Baûn (Omoto) taïi Nhaät baûn đã  ñeán thaêm vieáng Toøa Thaùnh Taây ninh

Đạo Đại Bản (Omoto) một tôn giáo khai mở vào năm 1894 tại Nhật bản. Trong khi Đạo Cao đài khai mở tại Việt nam cuối năm 1926, thì vào năm 1927 cơ bút của Đạo nầy cũng báo cho tín đồ của họ biết rằng ở Việt nam vừa xuất hiện một tôn giáo, mặc áo dài trắng, thờ một con mắt trái, tượng trưng cho Thượng Đế, và dạy họ hãy sang Việt nam để liên lạc tìm hiểu. Sau đó vào năm 1935 Ông Isao Deguchi lúc này Ông còn là tín đồ được phái sang Việt nam để liên lạc tìm hiểu về Cao Đài, và ôâng cũng đã có hội kiến với Ngài Thái Đầu sư Nguyễn Ngọc Thơ tại Bạch Vân Am ở Phú lâm. Tới năm 1956 Ôâng Isao Deguchi đã trở thành Giáo chủ của Đạo này, cũng có sang lại Việt nam để dự Lễ khánh thành đền thờ Cao Đài (Trung Hưng Bửu Tòa) ở Đà nẵng và cũng có đến thăm viếng Tòa Thánh Tây ninh. Ngoài ra nhiều tín đồ và chức sắc của Đạo nầy có liên lạc với Cao Đài giáo nhiều lần để tìm hiểu giáo lý Cao Đài.

 Mở Đạo ở Nhật

Không rõ Đạo Cao Đài được truyền sang Nhật lúc nào, chỉ biết có Lễ Sanh Thái Nagafuchi Thanh là Đại diện Đạo Cao Đài ở Nhật. Ông là Giáo Sư Đại học và là chủ tờ Đại Nhật báo Mainichi Simbun.

Đại đức Narada Théra Phó Giáo chủ Phật giáo Tích lan đã đến thăm Toà Thánh

Đại đức Narada Théra Phó Giáo chủ Phật giáo Tích lan đã đến thăm Toà Thánh và đã tặng Cao Đài giáo một cây bồ đề, mà ngày nay chúng ta đã thấy nó đã trở thành một cây cổ thụ rợp bóng tại Đại đồng xã trước Toà Thánh và một ngọc Xá lợi Đức Phật đựng trong một khạp bằng vàng hiện còn thờ ở Báo ân từ.

Đạo Binh Xanh của Đức Mẹ thế giới đã đến viếng Toà Thánh Tây ninh

Đạo Binh Xanh của Đức Mẹ thế giới đã cung nghinh Tượng Đức Mẹ Fatima đến viếng Toà Thánh Tây ninh và cũng đã được Hội Thánh Cao Đài và toàn Đạo tiếp đón vô cùng trọng thể.

Lời Tiên tri của Đức Phạm Hộ Pháp về ảnh hưởng của Cao Đài Giáo trong tương lai

Năm 1950, có 2 Phóng viên người Hoa Kỳ đến viếng
Tòa Thánh Tây Ninh, được tiếp chuyện với Đức Phạm Hộ Pháp. Trong cuộc tiếp xúc đó, Đức Phạm Hộ Pháp cho biết trong tương lai Trung Hoa sẽ thờ phượng Tôn giáo Cao Đài, còn nước Mỹ sẽ có sứ mạng truyền bá Đạo Cao Đài khắp Thế giới ...

T nhng thp niên ca thế k XX, Ñöùc Hoä Phaùp Phaïm Coâng Taéc vaø Hoäi Thaùnh Cao Ñaøi đã châu du truyền Đạo các nước trên thế gii

Từ những thập niên của cuối thế kỷ thứ Hai mươi, Ñöùc Hoä Phaùp Phaïm Coâng Taéc vaø Hoäi Thaùnh Cao Ñaøi, cuõng ñaõ du haønh sang caùc nöôùc AÂu, AÙ, nhö Phaùp, Nhaät, Nam Haøn, Ñaøi loan, Campuchia vaø ñaõ ñöôïc caùc nguyên thủ quốc gia, cũng như các yếu nhân của các nước nầy đón tiếp long trọng :

  Tổng thống Lý Thưà Vãng (Đại Hàn) tiếp kiến Đức Phạm Hộ Pháp, đặc biệt trong chuyến viếng thăm Hàn quốc, đất nước nầy đã dùng nghi lễ quốc gia để tiển đưa Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc bằng một đội dàn chào danh dự và quân nhạc rất là trọng thể.

  Tổng thống Tưởng Giới Thạch, Thủ tướng Tưởng Hồng quân (Trung hoa dân quốc)  tiếp kiến Đức Phạm Hộ Pháp.

  Quốc Vương Campuchia và Sải vương Campuchia, đã đích thân nghênh đón Đức Phạm Hộ Pháp, với một Đội quân nhạc và Dàn chào danh dự theo nghi lễ quốc gia. Ngồi Quốc vương và

Sải vương, Thái tử Shi ha núc  cũng trực tiếp diện kiến Đức Ngài.

  Tổng thống René Coty (Pháp) và Thủ Tướng Laniel (Pháp)

  Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hội kiến với Đức Phạm Hộ Pháp tại Genève năm 1954.

Những vị nầy đều đón tiếp Đức Phạm Hộ Pháp một cách ân cần và kính trọng, như là một vương tân, quốc khách.

Đức Hộ Pháp dự Hội nghị Tôn giáo thế giới nhóm tại Institut du Bleu Léman (Thụy sĩ)

Hội nghị Tôn giáo Thế giới họp tại tại lâu đài Institut du Bleu Léman, Montreux (Thụy sĩ), vào  ngày 12 07 1954 (13 06 Giáp ngọ). Vì trở ngại đường sá, Đức Ngài đến vào phút chót, đã trao cho hội nghị một bản Tuyên ngôn, và cho biết tôn chỉ và mục đích Cao Đài, được hội viên nhiệt liệt hoan nghinh, họ hy vọng Cao Đài giáo là một tôn giáo sẽ dung hợp được các tôn  giáo trên hoàn cầu. Trước khi ra về bà Quản lý Institut du Bleu Léman xin Đức Hộ Pháp ban Phép lành, Đức Hộ Pháp vui vẻ hành pháp cho cả 10 người trong gia đình.

Taïi Hoäi nghò thöù 16 cuûa Hieäp hoäâi söû gia AÙ chaâu ñaõ toå chöùc vaøo ngaøy 7 thaùng 7 naêm 2000 Giaùo sö Tieán só Traàn Myõ Vân thuyeát trình veà Cao Đài với đề tài: Cuoäc ñôøi vaø söï nghieäp cuûa Ñöùc Phaïm Coâng Taéc (1890 1959).

Tại Hội nghị thứ 16 của Hiệp hội sử gia Á  châu đã
tổ chức vào ngày 7 tháng 7 năm 2000, tại thành phố Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia. Giáo sư Tiến sĩ Trần Mỹ Vân giảng sư Đại học đường South Australia đã thuyết trình đề tài “A Quest for Vietnam’s Caodaism, Independence, and Peace: The life and Work of Phạm Công Tắc (1890 1959)” [Một cuộc nghiên cứu về Đạo Cao đài, nền độc lập và hoà bình của Việt nam: Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Phạm Công Tắc (1890 1959)].

 Mở rộng cơ phổ độ ra ngoại quốc

  Congo (Phi Châu): Ngày 22/3/1966 (âl. 1/3 Bính Ngọ) Phối Sư Thượng Vinh Thanh đã phổ thông tại đây được 32 đạo hữu nam nữ.

  Bàn Trị Sự Congo đã thành lập ngày 1/4/1967 (âl. 22 2 Đinh Mùi) gồm 8 Chức Việc nam phái và 2 Chức Việc nữ phái.

  Ngày 7/2/1972, có tin Bàn Trị Sự Congo cho hay rằng số tín đồ đã lên 100.

Chánh Trị Sự tên là Mata Georges, địa chỉ: B.P. 1371, Kinshasa (R.D. du Congo).

  Pháp Quốc: Do đề nghị của Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh, nên ngày 3/5/1967 (âl. 24/4 Đinh Mùi) Hội Thánh Hiệp Thiên Đài biểu quyết ban phẩm Lễ Sanh tạm phong cho bà Lê Kim Huê và từ đây tại Paris (Pháp Quốc) đã có tiểu Thánh Thất ở số 12 đường Francois Xavier, Paris 5è. [Theo Tài liệu của Ngài Phối sư Trần Quang Vinh].

Sự phát triển và sinh hoạt của tín đồ Cao Đài Giáo trên thế giới

Tại các quốc gia như Cam pu chia, Trung hoa (Đài loan), Hoa kỳ, Pháp, Canada, Australia... đều có bóng dáng các Thánh thất thờ Đức Chí Tôn và Điện thờ Phật mẫu, cùng tín đồ Việt kiều cũng như người bản xứ sinh hoạt.

 Trong tinh thần truyền bá Đạo Cao Đài ở Hải ngoại, sau năm 1975, Tín đồ Cao Đài ra hải ngoại rất nhiều, đã tự động thành lập các Hương Đạo, Tộc Đạo để vừa tu học, vừa  phổ truyền nền Đại Đạo đến nhiều nước trên Thế Giới. Các Thánh Thất được thành lập khắp các nơi nào có Tín đồ Cao Đài sinh sống. Nhiều Thánh Thất được xây theo mẫu Tòa Thánh Tây Ninh, xin kể:

  Ở Úc châu (Thánh thất New South Wales – Sydney, khánh thành ngày18/11/2000.

  Ở Hoa Kỳ (Tiểu Bang Louisiana Thánh thất New Orleans, Khánh thành ngày 25/11/2006); Tiểu Bang California có Thánh thất  Orangewood, khánh thành ngày 23/12/2007), Tiểu Bang Kansas Thánh thất Wichita, khánh thành ngày 5/9/2010, Tiểu Bang Texas có Thánh thất Dallas Fort Worth, làm lể an vị ngày 3/10/2009).

Ở Canada có Thánh thất Montréal tuy không theo mẫu Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng là Thánh thất  đầu tiên vốn là một nhà thờ Thiên chúa giáo, được xây dựng lại có dạng của mẫu Tòa Thánh Tây Ninh.

Những hình ảnh Đạo Cao Đài qua các công trình xây dựng Thánh Thất theo mẫu Tòa Thánh Thánh Ninh, và hình ảnh Tín đồ Cao Đài ở khắp nơi trên Thế giới, với Đạo phục trắng và khăn be đen truyền thống của dân tộc, là một cách truyền giáo thầm lặng nhưng hữu hiệu, đã tạo được sự  chú ý tìm hiểu của  người ngoại quốc ở địa phương.

Trong chiều hướng đó, Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại (CQTGHN) [được thành lập bởi Đại Hội Cao Đài Hải ngoại kỳ 3 tại TT Montréal,  Thành Phố Montréal, Canada, vào ngày 5.9/ 1998, chiếu Thánh lịnh ngày mùng 3 tháng 7 năm Quí Dậu (dl. 1/8/73) của Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, và Hiền huynh Trần Quang Cảnh được bầu làm Hội Trưởng Hội Đồng Đại Diện], trong 8 năm hoạt động (1998   2006), đã được nhiều Nhà nghiên cứu tôn giáo trên Thế giới tìm đến và phụ giúp công việc truyền giáo

Nhiều trường Đại học danh tiếng trên Thế giới như Harvard (Hoa Kỳ), Sorbonne (Pháp), và nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo và sinh viên ở các quốc gia như Hòa Lan, Đức, Ý, Anh, Ái Nhĩ Lan, Áo, Ba Tây, Nhựt, Đài Loan,  v…v… đã liên lạc Cơ Quan Truyền Giaos Hải Ngoại để xin tài liệu về Đạo Cao Đài. (Điển hình là Đại học Harvard, Đại học nổi tiếng số một của Hoa Kỳ, nơi đào tạo các lảnh tụ của Thế giới, có một trung tâm nghiên cứu về tôn giáo Thế giới gọi là Harvard University Centre for the study of World Religions, đã liên lạc CQTGHN để xin tài liệu). Nhiều trường Đại học thuyết giảng hoặc giảng dạy về Đạo Cao Đài (Nga, Đức, Úc, Bangladesh ).

Ngoaøi söï thaêm vieáng neâu treân, Cao Ñaøi ñaõ gôûi nhieàu phaùi ñoaøn ñi tham döï caùc hoäi nghò Toân giaùo quoác teá khaép theá giôùi

Dự đại hội Thần học tại Tây Ban Nha (Barcelone)  năm 1934.

Dự đại hội Tôn giáo tại Anh quốc (Londre) 1936.

Dự đại hội Thầân bí Triết học tại Đức quốc (Eglise Gnostique D’Allemagne) 1937.

Dự đại hội Tôn giáo quốc tế tại Anh quốc (Glasgow)  1937.

Dự đại hội tôn giáo quốc tế Pháp quốc (Paris)  1939.

Dự hội nghị Tôn giáo quốc tế tại Lausane 1948.

Dự đại hội Thần học Haywards Heath  1950.

Dự đại hội Tôn giáo quốc tế tại Thuỵ Điển (Stoc Kholm)  1951.

Dự đại hội Tôn giáo quốc tế tại Bỉ (Bruxelles) 1951.

Dự đại hội Tôn giáo quốc tế tại Maroc (Casablanca) 1952.

Dự đại hội Tôn giáo quốc tế tại Thụy Điển (Montreux) 1954.

Dự đại hội Tôn giáo quốc tế tại Nhựt bổn (Tokyo) 1955

Dự đại hội Đức giáo chủ Isao Deguichi (Oomoto) 1956.

Dự đại hội Le Lien Des Cercles D’Etudes  1959.

Dự đại hội Bác sỉ H.B.Cyran (Bollant)  1962.

Dự đai hội Arthur Moor  1963.

Dự Hội nghị Hoà bình thế giới lần thứ 16, tổ chức tại Tân Đề Ly Ấn độ

    Hội nghị Hoà bình thế giới lần thứ 16 tại Tân Đề Ly Ấn độ. Ban tổ chức đại hội đã gởi văn thư mời Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây ninh tham dự. Phái đoàn Cao Đài do Thừa sử Lê Quang Tấn dẫn đầu, diễn tiến của hội nghị nầy với phái đoàn của Cao Đài như sau:

Ngày 19/1/1975 khai mạc hội nghị, lá cờ Đại đạo Tam kỳ Phổ độ đã được Ông Tổng Thư ký Đại hội Hòa bình Thế giới tự tay thượng lên tại phòng họp trong hội trường “P. Bayon”, ngang hàng với các quốc kỳ của 108 nước Cộng sản và Tư bản có phái đoàn đại diện tham dự.

Một điều đáng lưu ý  là tôn giáo Cao Đài chưa phải là thành viên chính thức của Đại hội, vì không phải là một quốc gia, mà Ban Tổ chức Đại hội lại cho thượng lá cờ Đại đạo tại phòng họp ngang hàng với các quốc kỳ của 108 nước tham dự. Đây là là vinh dự lớn lao đối với dân tộc Việt Nam nói chung và Đạo Cao Đài nói riêng, đã góp mặt cùng các bầu bạn trên thế giới để nói lên khát vọng hòa bình của mình.

Cùng ngày 19/1/1975 vào lúc 10 gìờ. Ban Tổ chức Đại hội đã sắp xếp chương trình ưu tiên dành cho Thừa sử Lê Quang Tấn 40 phút, đọc bản thuyết trình về hòa bình Việt Nam.

Ngày 22/1/1975 Bà Thủ tướng Indira Ghandi và Ông Bộ trưởng Bộ Nghi lễ tại phủ Thủ tướng Ấn độ, thân mật tiếp nhận thông điệp kêu gọi Hòa bình của Hội thánh Cao đài Tây Ninh. thông điệp này do Thừa sử  Lê Quang Tấn chuyển đệ tại Phủ Thủ tướng Ấn Độ. 

Döï Ñaïi hoäi Toân giaùo theá giôùi taïi Hoa kyø tháng 06- 1999

Đại hội Tôn giáo thế giới tại Hoa kỳ, đây là Đại hội lần thứ 13 của Trung tâm nghiên cứu về các tân tôn giáo (Center for Studies on New Religions) gọi tắt là Cesnur. Tổ chức tại Viện Đai học Bryn Athyn ở thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania (Hoa kỳ) từ ngày 2 đến ngày 4 06 1999.

Thành phần của phái đoàn tham dự gồm các Chức sắc và tín hữu Cao đài thuộc Cơ quan Truyền giáo Cao Đài Hải ngoại.  Thuyết trình viên thứ nhứt của Phái đoàn Cao Đài là Giáo sư Tiến sĩ Sergri Blagov người Nga, thuộc Viện Đại học Moscow (Nga) Thuyết trình viên thứ hai là Ông Christopher Hartney người Úc, lúc đó Ông còn  Phd Student  đang theo học khoa Cao Đài tại Viện Đại học Sydney (Úc), hiện nay ông đã là Tiến sĩ Cao Đài.

 Döï Ñaïi hoäi Toân giaùo theá giôùi taïi Canada

Đại hội Tôn giáo thế giới tại Canada do Liên hội Tự do Tôn giáo (International Association for Religious Freedom) gọi tắt là IARF, tổ chức tại Viện Đại học British Columbia ở thành phố Vancouver (Canada) khai diễn từ 27 / 07 đến 03 / 08 / 1999.

Thành phần tham dự của Phái đoàn Cao Đài có 60 người, gồm các Chức sắc, Trí thức, Học giả, Tín đồ Cao Đài thuộc Cơ quan Truyền giáo Hải ngoại. Đề tài thuyết trình tại Đại hội gồm có :

Ông Christopher Hartney (Úc) thuyết trình về  Lịch sử và Giáo lý Cao đài.

Giáo sư Tiến sĩ Sergei Blagov (Nga) Thuyết trình về Tự do Tôn giáo.

Nên biết thêm là mục đích chủ yếu của Tổ chức IARF là đấu tranh cho nhân quyền mà nhứt là cho tự do Tôn giáo. IARF có đại biểu thường trực cạnh Liên hiệp quốc, Cao Đài Giáo là một thành viên của tổ chức nầy.

  Ñaïi hoäi Toân giaùo theá giôùi taïi quoác gia Latvia tháng 08/2000

Phái đoàn Cao Đài tham döï Ñaïi hoäi Toân giaùo theá giôùi taïi quoác gia Latvia. Ñaây laø  hoäi nghò laàn thöù 14 cuûa Trung taâm nghieân cöùu veà caùc taân toân giaùo (Center for Studies on New Religions) goïi taét laø CESNUR. Toå chöùc taïi moät tröôøng Ñaïi hoïc thuoäc thaønh phoá Riga, quoác gia Latvia. Ñaïi hoäi khai dieãn töø ngaøy 29 ñeán 31/08/2000, thaønh phaàn tham döï ca Cao Đài cuõng do caùc caáp laõnh ñaïo Cô quan Truyeàn giaùo Cao Ñaøi Haûi ngoaïi ñaûm traùch, các Thuyeát trình vieân cuõng goàm Giaùo sö Tieán só Sergei Blagov Tiến sĩ  Christopher Hartney.

Phái đoàn Cao Đài tham döï thêm một lần nữa Đại hội Tôn giáo IARF lần thứ 31 tại Thủ đô Budapest (Hung gia Lợi) ngày28/7/2002.

  Hoäi nghò Thöôïng ñænh Thieân nieân kyû veà Hoaø bình theá giôùi ñaõ gôûi thö môøi moät soá chöùc saéc caáp cao cuûa Giaùo hoäi Cao Ñaøi Toaø Thaùnh Taây ninh.

Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ về Hoà bình thế giới của các vị lãnh đạo Tôn giáo và Tinh thần. Khai mạc tại Liên hiệp quốc ngày 28/08/2000. Hội nghị này đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Ông Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan. Ông Bawa Jain Trưởng ban Tổ chức kiêm Tổng Thư ký hội nghị này đã gởi thư mời một số chức sắc cấp cao của Giáo hội Cao Đài Toà Thánh Tây ninh với những lời lẽ chân thành và tha thiết như sau:

“Sự hiện diện của Ngài tại hội nghị là chìa khoá cho sự thành công của nó. (Your participation in this assembly is the key for its success).

“Xin Ngài nhận nơi đây lòng ngưỡng mộ cao nhất của chúng tôi (Please accept my personal assurance of our highest esteem).

Nhưng Đại hội này phái đoàn Cao Đài không trực tiếp tham dự mà chỉ gởi biếu tài liệu mà thôi.

 Đạo Cao Đài tại đại hội lần thứ 30 của Hiệp hội Quốc tế về xã hội học tôn giáo tại Tây Ban Nha.

Tại Đại Hội lần thứ 30 của Hiệp hội Quốc tế về xã hội học tôn giáo tại Tây Ban Nha, Đạo Cao Đài được trình bày bởi Tiến Sĩ Jeremy Jammes, người được mệnh danh là chuyên viên về tôn giáo Cao Đài. Được biết Tiến Sĩ Jammes đã bảo vệ thành công luận án: “Đạo Cao Đài: Những nghi thức thần linh, những lời tiên tri và những giải thích” Ông đã nhận bằng Tiến Sĩ Xã Hội Nhân Văn vào năm 2006 của Đại Học Paris X, Xem như Ông là Tiến sĩ Cao Đài Giáo.

Tại Đại Hội, Tiến Sĩ Jammes đã trình bày về lịch sữ của Đạo Cao Đài, hình thức tổ chức, hệ thống toàn cầu và thuyết hòa hợp đa tín ngưỡng của tôn giáo này.

Đây là vinh dự cho tôn giáo Cao Đài có hiện diện tại một Hội Nghị Quốc Tế trang nghiêm như thế này, vì đây là một cơ hội lớn lao để truyền bá về lịch sử và giáo lý của tôn giáo Cao Đài cho nhân loại.

Trong các lần tham dự Đại Hội Tôn giáo Thế giới, Đạo Cao Đài được tiếp đón rất trân trọng và được mời đọc tham luận chớ không phải chỉ ở bên lề.

Đặc biệt trong Đại hội Tôn giáo Thế giới IARF (International Association for Religious Freedom) lần 31 tại Thủ đô Budapest (Hung gia Lợi) năm 2002, Phái đoàn Cao Đài đạt được các thành quả sau đây:

Lần đầu tiên, Đạo Cao Đài được đưa lên hàng đầu, vì Ban Tổ chức đã chấp thuận cho Đạo Cao Đài trình bày về nền Đại Đạo trong phiên hợp khoáng đại và nghiêm trọng của buổi lể khai mạc (chỉ có 3 Tôn giáo được lưu ý là Phật giáo Tây Tạng, Đạo Bahai, và Đạo Cao Đài).

GS.TS Kazi Islam, Khoa trưởng Phân khoa Tôn giáo Thế giới, VĐH Dhaka, Bangladesh, tỏ ý vui mừng khi biết tôn chỉ và Giáo lý Cao Đài, và liền đó muốn đem Đạo Cao Đài vào chương trình giảng huấn của Phân khoa của ông.

Sau đó vào năm 2008, Đạo Cao Đài được chính thức dạy ở Ban Cử Nhân của Phân khoa Tôn giáo thuộc VĐH Dhaka, Bangladesh (mỗi năm có khoảng 40 sinh viên theo học), rồi đến năm 2010 Phái đoàn VĐH Dhaka, do GSTS Kazi Islam hướng dẫn đã đến viếng TTTN, và mời Phái đoàn Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh đến thuyết giảng Đạo Cao Đài ở  Phân khoa nói trên. Cũng nên biết, Pakistan trước năm 1950 là  Hồi Quốc, gồm Tây Hồi (Pakistan hiện nay) và (Đông Hồi) (Bangladesh hiện nay). Bangladesh là một nước Hồi giáo ôn hòa, thành lập vào năm 1950, tách ra từ Hồi Quốc, sau cuộc nổi dậy đẩm máu làm chết 3 triệu người, có số tín đồ Hồi giáo đông hàng thứ nhì trên thế giới (120 triệu), sau  Indonésia, sẽ có thể là cửa ngỏ để Đạo Cao Đài tìm sự hoà hiệp với thế giới Hồi giáo.

 Viện Đại Học Dhaka, Bangladesh, đã thành công trong việc giảng dạy môn Cao Đài trong năm đầu tiên.

Trọng tâm hiện nay của Cơ quan Truyền giáo Cao Đài Hải ngoại là vận động đưa môn Cao Đài vào nền giáo dục của các quốc gia, thành một Phân Khoa chính tại các Viện Đại học, chứ không phải là một môn nhiệm ý nữa. Đó là một trong nhiều phương thức để phổ biến Đạo Cao Đài hữu hiệu nhất.

Từ nhiều năm nay, Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài Hải Ngoại đã đạt một bước tiến quan trọng là  đưa được môn Cao Đài vào một trường Đại Học ngoại quốc, đó là Khoa Tôn Giáo Thế Giới của Viện Đại Học Dhaka   Bangladesh, đã thành công trong việc giảng dạy môn Cao Đài trong năm đầu tiên.

Theo tin từ Dhaka 15/7/2009 đã có tất cả 35 Sinh viên học năm thứ 3 chương trình Cử Nhân đã chọn môn tôn giáo Cao Đài trong chương trình học, và ngày 12 tháng 7 vừa qua, 33 Sinh viên được chấp thuận cho thi (2 sinh viên bị loại vì không đi tham dự học đều đặn).

Môn học Cao Đài tại Đại Học Dhaka được ấn định cho toàn thời gian của niên học. Chương trình giảng dạy môn Cao Đài tại Đại Học Dhaka bằng Anh  ngữ. Năm vừa qua đã có Thạc sĩ Mohamad Jahangir Alam tốt nghiệp môn Cao Đài tại viện Đại học nầy.

VĐH Dhaka ở Bangladesh giảng dạy Tôn giáo Cao Đài là bước tiến đầu tiên, trong chương trình dài hạn, một mẫu mực để các Đại Học khác noi gương theo sau này.

Hơn nữa, có nhiều Sinh viên ngoại quốc muốn đến  Tòa Thánh Tây Ninh để nghiên cứu làm luận án Tiền Sĩ, cho nên cần phải có chức sắc của Hội Thánh hướng dẫn họ (hiện tại có một sinh viên Nhựt tên là Kitazawa đang theo học tại Tòa Thánh Tây ninh, sang năm sẽ có 1 sinh viên Bangladesh, là Giảng sư Mohammad Jahangir Alam).

Theo CQTGHN việc truyền giáo ra hải ngoại Đạo hữu hiệu nhứt là làm sao hội nhập được vào các Viện Đại Học ngoại quốc để họ giảng dạy  môn Tôn giáo  Cao Đài,  từ đó, sẽ có nhiều sinh viên nghiên cứu và viết về Đạo Cao Đài, và sẽ có rất nhiều sách viết về Đạo Cao Đài bằng nhiều thứ tiếng.

       Giáo thuyết Cao Đài mang đậm nét “chính  đáng tính” so với các học thuyết hiện đại

Giáo thuyết Cao Đài mang đậm nét “chính  đáng tính” so với các học thuyết hiện đại, nên đã được các thành phần trí thức trên thế giới tiếp thu nhanh chóng, ngay từ những năm đạo mới khai  đã có những trí thức ngoại quốc nhập môn, tiêu biểu:

Từ năm 1931 đã có một Chức sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài người ngoại quốc đầu tiên là Giáo sư Gabriel Gobron (1895 1941) ở Bayonville (Pháp)

Vào năm 1931 đã có Giáo sư Gabriel Gobron (1895 1941) ở Bayonville (Pháp), nhập môn cầu Đạo, sau đó ông được Đức Chí Tôn ân phong phẩm Tiếp dẫn Đạo nhơn tại Pháp, trong suốt những thập niên 30 của thế kỷ XX ông đã tham dự nhiều hội nghị tôn giáo thế giới và thuyết trình nhiều đề tài về Cao Đài giáo. Vợ ông là bà Marguerite Gobron  đã nhập môn được Thiên phong từ phẩm Lễ sanh lên Giáo hữu, ngoài ra ông còn thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Nên đã trước tác nhiều sách vở bằng Pháp văn, và viết báo bằng ngoại ngữ về Cao Đài giáo,  nhờ  vậy  mà các trí thức Âu châu sớm biết về Cao Đài.

Australia (Úc)

Hiện nay có các nhà trí thức tuy chưa phải là tín đồ, nhưng họ đã nghiên cứu giáo thuyết Cao Đài để giảng dạy trong các Viện Đại học họ phụ trách, như:

- Viện Đại học South Australia (Úc), có Giáo sư Trần Mỹ Vân (Asian Studies, School of International Studies, University of South Australia.)  soạn thảo và thuyết trình đề tài  Vietnam's Caodaism, Independence, and Peace: The Life and Work of Pham Cong Tac (1890 - 1959) [Prosea Research Paper No.38 , Sept 2000) .

- Christopher Hartney đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài "A strange peace : Đạo Cao Đài and its manifestation in Sydney" tại viện Đại học Sydney. Giáo sư Christopher Hartney đang giảng dạy về tôn giáo học tại Viện Đại Học Sydney, ông đã dịch thuật, thuyết trình và viết nhiều bài báo, khảo luận về Đạo Cao Đài.

Vaøo naêm 2002 Vieän Ñaïi hoïc toång hôïp Leipzig (Ñöùc) ñaõ ñem moân Toân giaùo Cao Ñaøi vaøo chöông trình giaûng huaán

Vieän Ñaïi hoïc toång hôïp Leipzig (Ñöùc) phaân khoa Khoa hoïc Toân giaùo ñaõ ñem moân Toân giaùo Cao Ñaøi vaøo chöông trình giaûng huaán cuûa Vieäân vaøo naêm 2002. Vì hoï nhaän ñònh Cao Ñaøi laø toân giaùo môùi, coù hoïc thuyeát raát hay, vaø ngöôøi chòu traùch nhieäm giaûng huaán moân Cao Ñaøi giaûng sö laø Giaùo sö Nguyeãn Khaéc Tieán Tuøng. Năm va qua đã có Thc sĩ Betty Koegel  tt nghip môn Cao Đài ti vin Đại hc ny.

Nhân tài trí thức trên Thế giới đã từng cộng tác với Cơ Quan Truyền Giáo  Hải Ngoại

Giáo Sư Tiến Sĩ Kazi Islam, Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo Thế Giới, thuộc VĐH Dhaka, Bangladesh.

GSTS Sergei Blagov thuộc VĐH  Moscow   Nga.

GSTS Janet Hoskins, thuộc VĐH  Southern California   Hoa Kỳ

GSTS Christopher Hartney thuộc VĐH Sydney  Úc.

        GSTS Jéremy Jammes, Lyon, Pháp.

   GSTS Nguyễn Khắc Tiến Tùng, thuộc VĐH Leipzig   Đức

   GSTS Trần Mỹ Vân thuộc VĐH South Australia   Úc.

        GSTS Nguyễn Huy, thuộc VĐH Laval, Québec   Canada.

        GSTS Joe Hobbs thuộc VĐH  Missouri   Hoa Kỳ.

    GSTS Lucas Pokorny, thuộc VĐH Vienna   Austria (Áo) và Aberdeen Scotland

         GSTS Miyazawa Chihiro, thuộc VĐH Tokyo, Nhựt Bản.

 Giảng sư Thạc sĩ Mohammed Jahangir Alam, thuộc VĐH Dhaka   Bangladesh

        Giảng sư Thạc sĩ Mohammed Shaihk Farid, thuộc VĐH Dhaka – Bangladesh

   Giảng sư Thạc Sĩ Ninh Thiên Hương, thuộc VĐH Southern California, Hoa Kỳ

 Các Luận án Tiến sĩ lấy đề tài về Đạo Cao Đài thu thập được:

    Tiến Sĩ Victor Oliver với Luận án “ Caodai Spiritism  A study of Religion in Vietnamese society”, đệ trình tại Đại học Syracuse (HK) năm 1970.

     Tiến Sĩ Susan Werner, với Luận án“ The Caodai: The Politics of a Vietnamese syncretic Religious movement”, đệ trình tại Đại học Yale University, Southeast Asia studies (HK), năm 1976

  Tiến Sĩ Đệ tam cấp Pierre Bernardini, với Luận án: “Le Caodaisme au Cambodge; 1926  1974”, đệ trình tại Đại học Paris (University de Paris), năm 1974.

  Tiến sĩ Sergei Blagov, (Nga), với Luận án: “The Caodai: A new Religious movement”, đệ trình tại Đại học Moscow, năm năm 1991. Đặc biệt Giáo sư Tiến sĩ Sergei Blagov đã tham dự các hội nghị tôn giáo thế giới, và thuyết trình nhiều đề tài về Cao Đài. Cũng như đã giảng dạy và hướng dẫn cho các Nghiên cứu sinh về môn Cao Đài tại Đại học viện Nghiên cứu Đông phương Moscox (Nga)

  Tiến Sĩ Trần Thu Dung, với luận án “ Le Caodaisme et Victor Hugo”, đệ nạp năm 1996 tại Université de Paris VII, France

    Tiến sĩ  Jeremy Jammes, với Luận án: “Le Caodaisme: rituels médiumniques, oracles et exgésèses: approche ethnilogique d’un mouvement religieux vietnamien et de ses réseaux”, đệ trình tại Đại học Paris, năm 2006,

    Tiến sĩ Christopher Hartney, với Luận án về Đạo Cao đài tại Úc châu : “ A Strange Peace : Dao Cao Dai and Its Manifestation in Sydney.”, 2004

     Thạc sĩ Mohammad Jahangir Alam, với Tiểu  Luận: “The concept of unity in Bahaism and Caodaism: a comparative study”, do GSTS Kazi Islam bảo trợ và HH Trần Quang Cảnh hướng dẫn, đệ trình tại Đai học Dhaka   Bangladesh, năm 2008.

   Thạc sĩ Mohammad Shaikh Farid, với Tiểu luận: “Caodaism: A syncretistic religion in Việt Nam”, do GSTS Kazi Islam bảo trợ và HH Trần Quang Cảnh hướng dẫn, đệ trình tại Đại học Dhaka, Bangladesh, năm 2009.  [Theo WWW.  Caodai.net].

Trong nước thì có:

  Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thu, giảng viên Nhân học Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh, vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Đời sống tôn giáo của tín đồ Đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam bộ” 2010.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân Ban Tôn giáo chính phủ tại Hà nội đã bảo vệ thành công Luận án về Cao Đài. 

Hiện còn có nhiều Nghiên cứu sinh trên thế giới, và trong nước đang tiếp tục bảo vệ luân án Cao Đài để trở thành Tiến sĩ sau nầy như: Belal Hosain, Nabila Nawrin, Abdullah Mahmud ở Bangladesh. Ari Lindstrom, Bengt Sunberg ở Thụy điển, Onaldo Alves Pereira ở Ba tây, Nguyễn thuỳ Ngân ở Luân đôn (Anh). Ngay tại Hoa kỳ cũng có các sinh viên Kenneth Bushey, Jane Nelson, Todd Snelgrove, David Aldous, Adam Markey, Addison Smith, Tiêu Lan Uyên. (Theo tin tức từ Cơ quan Truyền giáo Cao Đài Hải ngoại).

Nhiều trí thức, học giả trên thế giới cũng đã quan tâm đến giáo thuyết Cao Đài.

Hiện nay nhiều trí thức, học giả của các viện Đại học trên thế giới cũng đã quan tâm đến giáo thuyết Cao Đài, họ đã đích thân đến Tòa Thánh Tây ninh Việt Nam để quan sát và tìm hiểu.

  Giáo sư  J. Hobbs Đại Học Missouri Hoa kỳ viếng thăm Thánh thất Sai gòn và Tòa Thánh Tây ninh

Khi đến Việt nam, Giáo sư J. Hobbs rất ngạc nhiên và được hấp dẫn bởi tôn giáo Cao Đài, rất lấy làm cảm động với sự tiếp đón nồng hậu của quý vị Chức Sắc Cao Đài, và hứa rằng khi trở về Hoa Kỳ, sẽ báo cáo và thảo luận với GS. Khoa Trưởng Khoa Tôn Giáo về việc đón nhận tôn giáo Cao Đài là một tôn giáo mới mẻ và đặc biệt của Thượng Đế trong chương trình giảng dạy của Khoa. GS. J. Hobbs hy vọng rằng trong tương lai gần sẽ mời một Phái Đoàn Cao Đài sang viếng thăm Đại Học Missouri để thuyết trình về tôn giáo này. (Tin và hình ảnh từ trang Web Cao Đài VN. net).

  Giáo sư Tiến sĩ Lukas Pokorny của Viện Đại học  Vienna, Austria rất hâm mộ giáo thuyết Cao Đài đã đến viếng thăm Thánh thất Sài gòn và Tòa Thánh Tây ninh

Giáo Sư Tiến Sĩ Lukas Pokorny là người Áo, hiện là Phó Giám Đốc Chương trình Nghiên Cứu Học Tập của Phân Khoa Nghiên cứu về Á Đông thuộc Viện Đại Học Vienna, Áo quốc. Giáo Sư có bằng Thạc Sĩ (Master) về chương trình so sánh tôn giáo, nghiên cứu về lịch sữ, triết học tôn giáo. Giáo Sư còn có văn bằng Tiến Sĩ (Ph.D) về Triết Học.

Giáo Sư Pokorny hiện phụ trách nghiên cứu về các Tôn Giáo Á  Đông, Giáo Sư Pokorny đã đi du hành tìm hiều về các tôn giáo mới tại các quốc gia như Nhựt Bổn, Đại Hàn, Trung Quốc. Dĩ nhiên Giáo Sư rất quan tâm đến các tôn giáo tại Việt Nam như Cao Đài mà Giáo Sư đã nghe biết đến rất nhiều.

Trong khi thăm viếng Thánh thất Sài gòn Giáo sư ngỏ ý muốn có được một bộ đạo phục Cao Đài, Ban Cai quản Thánh thất Sài gòn đã tặng ngay cho ông một bộ. Sau khi mặc áo dài trắng đội khăn đen xong, thì  Giáo sư Pokorny liền cho biết ý nguyện là sẽ mặc áo dài này đi cúng tại Tòa Thánh.

Sau đây là những lời cảm nghĩ của GS Pokorny về chuyến viếng thăm Đạo Cao Đài ghi trong Sổ Lưu Niệm tại Đền Thánh Tây ninh:

“ Quý Chức Sắc thân mến.

May mắn thay tôi đã liên hệ được với Ông Cảnh, người giới thiệu tôi với Giáo Sư Minh để tìm hiểu về Đạo Cao Đài tại Việt Nam. Nhờ sự hổ trợ tận tình của quý vị mà tôi có thể có sâu kiến thức về Đạo Cao Đài. Đó là niềm vinh hạnh và diễm phúc của tôi được tham dự các buổi lễ đặc biệt của Đạo Cao Đài, từ Tòa Thánh Tây Ninh và đến các Thánh Thất khác, để quan sát và tìm hiểu. Tôi cũng muốn cám ơn về lòng tốt của quý Chức Sắc, hành trình của tôi ở Việt Nam đã dạy tôi nhiều, và tôi hy vọng trong tương lai tôi sẽ nhận và có thể truyền giảng chính thức về tôn giáo Cao Đài.

Cám ơn nhiều về lòng hiếu khách của quý vị. Có lẽ đây là đặc điểm văn hóa của loài người. Tôi mong muốn thành công nhiều về việc truyền giảng Đạo Cao Đài. Chân thành cám ơn quý vị”. [Giáo Sư Lukas Pokorny ghi bằng Áo ngữ, cô Thanh Nhàn tóm dịch]

Trong sự tìm hiểu về giáo lý của Đạo Cao Đài, GS Pokorny chú trọng về cơ bút và Hội Long Hoa. (Tin và hình ảnh từ trang Web Cao Đài VN. net).

Qua sự viếng thăm trên của GS Pokorny, chúng ta hy vọng rằng đây là một Thiên Mạng phổ truyền nền Đạo tại nước Áo. Trong tương lai hy vọng Viện Đại Học Vienna giảng dạy môn Cao Đài.

Như vậy mới non một thế kỷ, tuy với con số khiêm tốn nêu trên, nhưng cũng đã nói lên sự góp mặt tích cực của Cao Đài giáo trong nền văn minh tinh thần của nhân loại, và giáo thuyết Cao Đài cũng đã có sức hấp dẫn với nhiều thức giả trên thế giới quan tâm.

 

 


Phụ trang:

Chuyển ngữ Anh văn của

Khai Tâm Quách Minh Chương

THE FOUNDING REASON - ORIGIN OF OPENING  PURPOSE GUIDELINE OF CAODAISM

THE BRIEF SUMMARY OF CAODAISM DOGMA

THE INFLUENCE OF CAODAISM ON INTERNATIONAL FIELD

Translator: Khai Tam Quach Minh Chuong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The teaching of SUPREME BEING:

“I[6] have founded Five Branches of Great Way…depending on custom of humankind to found the Divine Religion…The humankind only carried out it in their areas.

Nowadays, the humankind has been in concord…The humankind conflicts together due to many Religions, therefore I determinedly make them returned and unified to the origin”.

(Divine Teaching, 24th April 1926 in The Collection of Divine Messages, 1st book, page 19)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

ON BEHALF OF FOREWORD

 

In the book GENERAL STUDY OF CAODAISM, when writing about Caodaism, the writer Da Trung Tu has got comments upon the reason of founding Caodaism, including the origin and purpose of Caodaism.

The writer has explained the Caodaism dogmas, among them there are main points such as GOD, universe and origin of man.

In the GENERAL STUDY OF CAODAISM, the writer has explained the organization structure of Caodaism church and has introduced some outlines of activity and religious method of Caodaism disciple.

The GENERAL STUDY OF CAODAISM also has other particulars as the reason of using “brother”, “younger brother”, “sister”, “younger sister” when Caodaism disciples call together (it means to mention brothers and sisters in a same roof). The writer has explained why Caodaism emphasized the equalitarianism between man and woman in the society.

For title GENERAL STUDY OF CAODAISM, including the content of book, it is complete to arouse the will of Caodaism disciple in this immense world.

Professor, Caodaism Doctor Sergei Blagov,

Moscow, Russia.

 

 

 

 

 

 

 

 


Outline of Professor, Dr. Sergei Blagov.

“He is a Russian living in Moscow, fluent in many foreign languages including Vietnamese. He defended the PhD thesis successfully with the theme The Caodai: New Religious Movement in 1991, published in 1999. He is a professor teaching at the University Of Oriental Research Institute of Moscow, Russia”.

                                              DA TRUNG TU.

 


PREFACE

 

The following particulars essentially introduce the general points of Great Way – Third Period – Universal Salvation named as Caodaism founded in Vietnam near one century.

This is a summary document for pious and normal people loving life, for descent and young followers going to take an oath to become the true disciples, for young generation upon a conception of preeminent points of their religion in order to have a strong belief on the Way. His Holiness Pham Ho Phap says: “belief is the awareness of the truth”, due to that belief, it will effect on our moral spirit, not seduce or brainwash to create the superstition.

This is also a missionary document introducing for people who want to study the Caodaism generally, providing the emotions before studying the basis documents because it is not necessary to drink whole stream, we just drink a gulp enough to enjoy its sweet taste.

For aspect of missionary work, His Holiness Pham Ho Phap taught:

“Just use the language to show the truth for intelligentsia studying to come, not seduce people. The missionary work of Caodaism must be done gradually in step by step. We do not need to be hurried” (The instruction of His Holiness Pham Ho Phap in Great Popular Meeting at Woman Cardinal Office on 30th August 1952).

The dharma is immense with no limitation, therefore the following sentences cannot surely express whole true dharma of Caodaism. However, for newcomers studying, they must know the basic points.  It will be easier before studying orthodox dogmas of Great Way.

                                             DA TRUNG TU

                                                 Respectfully

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CHAPTER I

THE FOUNDING REASON, ORIGIN OF OPPENING AND PURPOSE GUIDELINE OF CAODAISM

 

1. THE FOUDDING REASON OF CAODAISM

The view of Caodaism asserts that: the man is naturally created by GOD, HE lets the man come to earth to learn for evolution. However, when entering the earth with an earthly body, then he causes many crimes and forgets the good far way from HIM.

As the GOD creates all living beings with a complete love and support for need of human beings, then from the time of man’s existence up to now, the GOD has assigned the Religious Heads coming down twice in order to teach humankind with aspiration of saving them in unifying with the GOD. That is the reason of appearance of Religions in the First and Second period with Universal Salvation.

Nowadays, although humankind’s life has reached to progress in material civilization, the spiritual civilization more and more regresses. The humankind lives far away from the morality, some people loose the conscience. The great men of these epochs also recognized these events. Therefore, at the XV century, the philosopher holding France famous writer Francois Rabelais (1494-1553) said:

“Science sans conscience, c’ est que ruine de l’ âme” [Science without conscience is the collapse of spirit]

For other aspect, the humankind has widely contacted together but it mainly contained an essence of racial discrimination and religious discrimination. With regard to belief aspect, due to the progress of transportation, the Religions have been spreaded on over the world. However, for spiritual aspect, the humankind has enclosed them within their religion. Due to the difference of religious dogmas, religious codes and rites among religions, the humankind has done against, the extreme groups have even caused many violence fights to kill together. We should understand that: The GOD founds religions due to humankind, not that HE founds humankind because of religions.

The religious purpose essentially teaches humankind to know how to live humanely in mutual love and respect of life, not that the humankind is born to protect their religion and then to destroy other religions for their unique.

Facing on the world divided by material, separated by races, discriminated by religions, burned by hatred, bled by wars,… As the GOD with the love for HIS children, HE descends down the earth by using mysterious pen in séance to teach the dharma in order to gather Good men for founding Great Way – Third Period – Universal Salvation (Third Salvation) named as Caodaism with the guideline “Three Religions are returned to the origin, Five Branches are united in one” essentially to awake humankind acknowledging the same origin. With the purpose of saving humankind from the disaster of perdition, the religion founded in this period is same as Third Period – Universal Salvation.

2. THE FOUNDING ORIGIN OF CAODAISM

The divine predictions about foundation of Third Period – Universal Salvation of GOD

- In Buddhism Prayer-Book of principle, when Sakyamuni Buddha returned the Nirvana, the Buddha predicted that:

“I am not a first or final Buddha. At the pascimadharma period, one Supreme Bodhi with extreme wisdom will appear to save the world. That is the lord of deities, saints, immortals, buddhas. That Lord will hand over a religious knot to save humankind in honour at the beginning time, in honour at widespread time and in honour at the final time”.

When founding Caodaism, the Sakyamuni Buddha descended via a séance to remind this issue in Divine Messages on 5th April Binh Dan year (5 June 1926) (Divine Messages, first book, P.23).

- In the Gospel Prayer-Book, the Jesus Christ also predicted that:

“After Me, there will have a Saviour Superior descending down the earth and living with you forever. That is the Truth Deity who will teach you, and stay at your heart”.

That is the way of explanation due to the aware standard of humankind in the century of Jesus Christ. Nowadays, we can understand that the Truth Deity is the GOD because the Truth always exists at everyone’s heart. In other verse, the Jesus Christ also predicted that the Saviour would return.

- The Minh Su Religion of Thanh dynasty of China contains a poem sentence predicting the foundation of Caodaism at Southern China:

 “Third transition circles the supreme transition,

Heaven founds Golden Way at forest and stream place.

High as great door of north contemplated by people,[7]

Palace in south with a spreading religion.

- In the Giac Me prayer, it also contains prediction:

“Only people with blessing can meet Third Period-Universal Salvation,

Descendants always remind the fame for thousands of year”.

- In the Thanh Tinh Prayer[8] of Taoism, there is a section:

“When completing the full karma will receive the dharma book to cultivate for enlightenment path. The man with the order of GOD should propagate the Great Way – Third Period –Universal Salvation”.

- In Van Phap Quy Tong book (All United Principles):

“The Caodaism uses the divine pen of séance to propagate the verses and languages to teach the Tao”.

There are other predictions proving the foundation of Great Way – Third Period – Universal Salvation but it cannot be listed fully. Only some evidences are enough to help us believe that the foundation of Great Way – Third Period – Universal Salvation is opened to save human beings with previous predictions about over thousand years ago.

The origin foundation of Caodaism

One less century ago, about the middle of 1920 and 1925, JADE EMPEROR SUPREME BEING communicated via the divine pen of séance to gather good forebears in order to found a Sacerdotal Council to teach and guide the human beings. The noun “Cao Dai” under the literal sense is understood as a “High Palace”. According to figurative sense, it means a highest place where the JADE EMPEROR SUPREME BEING with full name “Cao Dai Tien Ong Dai Bo Tat Ma Ha Tat”/ “Cao Dai Immortal – Great Bodhisattva –Mahasattva” is seated.

In the time of pre-foundation within 5 years, on 1st September Binh Dan year (1926), 28 representatives on behalf of 247 first disciples co-signed on the Official Declaration of Caodaism Foundation written in French by Mr. Le Van Trung and sent to Southern Governor, Mr. Le Fol. This is not a petition paper, but a foundation declaration of a religion named as Great Way – Third Period – Universal Salvation. This Official Declaration of Caodaism Foundation was accepted by Mr. Le Fol happily. After that, the Sacerdotal Council also sent the declaration to Emperors, Presidents, National States, and Associations of many nations on over the world and communication departments and newspaper departments to announce the foundation of Great Way –Third Period – Universal Salvation in Vietnam.

In order to set up the first basic of Caodaism, the forebears borrowed Tu Lam Tu Pagoda in Go Ken of Tay Ninh province. This was a Buddhism Pagoda belonging to Contemplative Mysticism, just built incompletely. The Sacerdotal Council of Caodaism constructed more to be complete.

On 15th October Binh Dan year – the fifteenth day of Last Circle ceremony (18th November 1926), the Ceremony of Caodaism Foundation was held at Tu Lam Tu Pagoda. Even the preparation was done 5 years ago, until Binh Dan year, the Great Way – Third Period – Universal Salvation was officially founded and presented itself to humankind on over the world.

When setting up the first foundation at Tu Lam Tu pagoda for a short time, the Divine Superiors descended down the earth via séance to teach the Sacerdotal Council in order to buy a forest with 96 hectares belonging to  in Long Thanh village Frenchman Aspar as a forester to set up the beginning foundation of Caodaism. The Sacerdotal Council built  provisionally Holy See of wood to worship the GOD.

The Sacerdotal Council continued to build the Holy See firmly for worship and to establish other spacious departments in the inner precinct of Holy Land. Nowadays, this place is the central Holy See of Caodai Religion.

3. THE PURPOSE AND GUIDELINE OF CAODAISM

3.1 Purpose

The Caodaism doctrine believes that the all-living beings have a same origin named as GOD or GOOD FATHER. Therefore, the Caodaism advises the humankind to behave together by using the righteousness. When people love together in peace, “Concord and righteous world” will appear and the democratic peace and freedom will be reached for humankind. In the Secular aspect, the Caodaism founded with a purpose is to train the example man with a happy family, a peace society. This ideal is showed via two lines of verse of main gate of Tay Ninh Holy See:

“SUPREME BEING with Great Way leads to peace and democracy,

“PALACE worshiped in Third Period under freedom”[9]

The Caodaism also advocates to promote the courage of man in preserve the racial nature of Vietnamese so that they can complete their divine mission:

“Take the truth to show the extermination of fallacy,

Coddle to make people famous.

Complete the citizen obligation as a citizen,

The lord must worthy as a lord, mandarin does too”. (Nu Trung Tung Phan/Woman Obligations)

About the citizen obligation, the Caodaism also advises:

“Don’t to be a servant of invader,

Pay duty tax completely, don’t draw up an evil scheme”.

                           (Penitent Prayer)

Consequently, the citizen obligation of Caodaism disciple is to have to be loyal to nation, to happily live and serve the regime we are living in because all intitutions on the earth are due to GOD will. We should not be dissatisfied to fight or join political activities to act against the Government. The SUPREME BEING asserts that:

The Politics and Religion never unite together

(Divine Teaching, 15th September Binh Dan year, 1926, Divine Message, First Book, P.57)

His Holiness Pham Ho Phap also asserted this issue that:

“Although we are a disciple following Caodaism – a future Religion of country, we are a Vietnamese living in Vietnam, it means that we are a Vietnamese citizen. We must fulfill of a citizen in the Country as other ones. If the National Laws forces Ban Dao/I/Poor Monk to fulfill that citizen obligation, Ban Dao also have to lower my head to do the order…Must carry out the National Laws absolutely”.

“If we have got the Citizen obligation, all powers concerning to our citizen obligations also forces us to obey that obligation. We must remember that the Way is the Way, the Life is the Life, do not think that with Religious right, we can do against the Life and do not think that we depend on the Life right to victimize the Way, must carry out the order of Vietnam Government immediately”.

(The Ratify of His Holiness Pham Ho Phap about the citizen obligation)

In that way, as a Caodaism follower living under any regime, we must fulfill the citizen obligation according to that regime. We must not discriminate any ideology without disparagement, opposition, criticism. As the ideal of a religious is to live in the love, then we display our love for all situations with no limitation and we need to consider it as a Divine obligation. Therefore, the religious never operates the politics or cares about politics or depends on religion to act against the life, or replies on life to damage the religion.

Moreover, according to the justice law of cause and result, the man born in a family, a country, dynasty is due to his karma determined. Even the man wants to run way, fight against in any way, he cannot escape from the karma. Therefore, we should choose the best way of consenting the fate of the GOD will to pay all debts from previous existence happily so that we will be advanced in the present life or next life.

With that explanation, it does not mean that we let fate run negatively. Actually, we just do things depending on our ability, the result will depend on many objective factors that we cannot decide them. Thus, ancestors often advises:

“Must try to do with all strengths to know the GOD will”.

It means that we should not aspire negatively but do with all strengths for our obligation, for undesired result is due to our karma of cause and result. We can consider it as the GOD will predestined due to our previous capital of contribution.

If we have to receive many injustices from violence of tyrant, then according to the law of cause and result we will be compensated worthily in the present life or next life. We never have to endure disadvantages. Therefore, the Jesus Christ taught:

“Someone hits the left cheek, show the right cheek for him. Someone sure you to take your inner dress, give your outer dress to him. Someone asks you to go for a mile, go with him for ten miles”.  (New Testament Bible).

That disadvantage is always compensated worthily by the law of cause and result. For people causing crimes, even them hide with all ways, they will be surely damned and destroyed because:

“Do good or bad, the retribution indispensably comes. In spite of disappearance, it is impossible to escape”. (Minh Tam Buu Giam).

From the past to present, nobody can deliver from the law of “decadent and prosperous change” and “creation, period of life, sarmvata, destruction”. Therefore, any dynasty in spite of great prosperity only maintains for hundreds of year. It also be ruined and disappeared. There is no dynasty existing forever.

Especially, tyrants must receive a tragic retribution. There is a verse of ancestor:

“For the persons do bads but they are honoured, even other ones do not damage them, they will be also exterminated by the GOD” (Minh Tam Buu Giam book).

In Secular Tao, the Caodaism uses the righteousness as a standard. When the man fulfills the righteousness, then he considers other ones as brothers, considers the society as a same roof, considers the universe and all living beings under one body, uses the love of life from GOD as a justification of living in order to create one concord world in spirit including material.

The Caodaism agrees with the dissimilarity among people because people always have got differences. The reason of these differences is from the result of self-reliant progress of individual, therefore people always have got the differences toward the evolution level. The Caodaism advises: Each religious must keep the Middle Way, find a harmony life, preserve his life happily and independently while saving other living souls around him under freedom and happiness.

Whenever people know the middle way, then people will recognize that even how strong the power is, we cannot coerce other ones to yield us by cruelty. Only love makes us closer to guide together so that the individual lives according to his nature without cruelty as “Longthen the neck of duck, shorten the legs of crane” to make the world confused. When a man knows how to keep the Tao, then he always maintains the union harmoniously. For this issue, the JADE EMPEROR SUPREME BEING has ever taught:

“Not to differentiate the name to be in the same roof,
       Going with same Religion, it means getting one FATHER.
      Keeping the benevolence and righteousness of one hundred years,
      Teaching together one word harmony”.

                               (Poem of Teaching Tao)

Or:

“From this time races are not divided into three regions,
      
I gather you in one roof.
      
After South and North then preach missionary on other foreign countries,
       
The power of truthful religion will be managed by ME only”
.

                                  (Poem of Teaching Tao)

For Secular Tao, the Caodaism purpose is to perfect the man and to set up a just, democratic and free society in order to obtain the concord righteousness. Consequently, the Secular Tao of concord righteousness matches with the solution or method of resolving the human life with the following norms:

- Using the humanism as a foundation, inside the human right contains the humanism, the freedom and democracy are respected, and the humanity is developed.

- Creating a peaceful life for society, inside the humankind is equal without discrimination of class, party, religion or race, country.

- According to extended meaning, it also brings the love to all living beings from the smallest being to beast and human beings that Caodaism disciple often calls it as “Saintly Life”.

About the aspect of Divine Tao, the Caodaism with purpose is to guide the humankind with way of religious life to release the reincarnation. About the releasing aspect, the Caodaism leads the humankind to avoid the tie of six passions, seven feelings by the method of making merits, of serving living beings including the meditation in order to obtain the position of Virtuous Man then the humankind gradually moves to position of Deity, Saint, Immortal, Buddha to escape from the circle of incarnation.

In that way, the religious leading the Divine Tao must carry out Three Works named as “Upholding Merit, Creating Good Work, Speaking Good Word” in order to free the previous karma. In order to do that, the most effective way is to carry out the mission of saving others. When the virtuous works are rather good, the religious will move to the Mahayana stage, it means that he enter a meditation house with the guidance of true master for practicing the body and spirit named as the method “Transform the Essential Substance into the Divine Energy, transform Divine Energy into the Spiritual Body, transform the Spiritual Body into the Holy Being”.

According to the teaching of His Holiness Pham Ho Phap:

“The Nothingness is the Religious Faith. The nothing conscience must obtain the three-nothingness status: the religious can give up the fame, interest, power, he will obtain the dharma of Tao” (The Secret Dharma of True Way)

For Divine Way, the Caodaism believes that each soul/divine being is separated from the GOD. Even there is the difference for visible body, we are brothers for aspect of soul. The SUPREME BEING has taught:

“I/MASTER have said: All MY disciples are equal in spite of any position. If the persons have many consequence of karma, I will entrust them with great mission. The persons who have disadvantaged effect of past life will receive the minor mission. All of you are MY children with a same level except the hierarchy of administration affair. Nobody has a right to infringe upon, nobody has the right to force or drive others away due to the divine mission…” (Divine teaching, 26th February Mau Thin year, 16th April 1928, Divine Messages, Second Book).

In the Third Period – Universal Salvation, the SUPREME BEING uses the Confucianism of return to this life. Therefore, the justice conception of Caodaism is similar to the Confucianism with guidelines:

Ky so bat duc, vat thi u nhan = For what we do not want other people do for us, we do not do them other people” (Analect of Ve Linh Cong).

Thus, for justice, the GOD does not equalize the property but equalize the aspiration of humankind by a moral life. The Caodaism disciple must use the love, selflessness as the guideline, must not not oppress or exploit other ones, but share rice, clothes, dismalness, at that time the difference of property is due to individual’s result. If they earn their living by doing good, then it is still suitable for justice.

The releasing path of justice upon Divine Tao is the Maga-Dharma of practicing so that the man can obtain the released status perfectly without misery or affliction of carnal body or spirit and so that we can be released from the circle of incarnation. When the religious obtains the peak of Divine Tao, he can be happy and peaceful when living, he can live in the Divine World to Eternal Life justly. This world is named the Heaven or Nirvana without being regenerated on earth.

According to His Holiness Pham Ho Phap, the Caodaism purpose is to make the world: A Divine Tao with Releasing Justice, A Secular Tao with Concord Righteousness.

3.2 Guideline

According to the true doctrine of Caodaism, all Religions have the same origin and truth: “Three Religions have one same origin, all religions have one truth” because  all Religions have been founded by the GOD, therefore the Caodaism guideline is “Three Religions returned to the origin, Five Branches unified to one”.

Three Religions  are the Buddhism, Taoism, and Confucianism.

Five Branches are the Humanity Way, Deity Way, Saint Way, Taoism and Buddhism.

This guideline is essential to harmonize the dissimilar views among religions. Making the Three Religions returned to the origin and Five Branches unified is the way of religious cultivation in Third Period – Universal Salvation. The explanation:

The Cultivation method according to Three Religion returned into the Origin

About this issue, His Holiness Pham Ho Phap explained that:

“Everyone born on this earth must also keep the guideline of Three Religions: Humanity Way, Taoism, Buddhism in order to fulfill the obligation of a man” (Speech of His Holiness Ho Phap red at Tay Ninh Holy See on 14th December Mau Thin year, 1928).

To be a perfect man, we must maintain the Three Moral Bonds (King and Subject, Father and Child, Husband and Wife), Five Constant Virtues (Kindness, Decorum, Uprightness, wisdom, Faithfulness) of Confucianism, we must practice Essential Substance, Divine Energy, Holy Being to be enlightened according to the Taoism, we must maintain the Mercy and Love according to Buddhism to live together and peacefully. That is the method of religious cultivation according to Three Religions unified.

The method according to Five Branches unified

His Holiness Ho Phap explained that:

“The MASTER unified Five Branches as a five-class school for our religious cultivation. It is not different from the earthly school, we gradually step up to obtain our throne. If we can sit on any position, our throne is at that place”. (Speech of His Holiness Ho Phap red at Tay Ninh Holy See on 14 December, Mau Thin year, 1928).

Consequently, if the man wants to obtain the highest position on the earth, he must pass a five-class school:

* First class: we learn to be a Gentle man/Honorable man (True heart, Faithful will, Cultivation of Body, Management of household) according Humanity Way.

* Second class: Fulfill the national obligation, carry out international duty (Govern the country and make people peaceful) according to Deity Way.

* Third class: Canonize oneself (overcome the earthly nature to enter the divine nature) according to Saint Way.

* Fourth class: Transform the Essential Substance, Divine Energy, Holy Being to be enlightened according to Taoism.

* Fifth class: Mediate to release from reincarnation according to Buddhism.

In Third Period –Universal Salvation, the man must pass five classes listed as above in order to obtain the position Gentle Man/Honorable Man, then to progress into the Deity, Saint, Immortal, Buddha, the supreme position on the earth.


CHAPTER II

THE BRIEF SUMMARY OF

CAODAISM DOGMA

 

1. THE CONCEPT ABOUT THE GOD AND UNIVERSE

According to true doctrine of Caodaism, there is one self-existing and eternal Superior creating the universe and all living beings including human beings. It depends on the religion, then that Superior is called by humankind such as GOD, JEHOVAH, BHRAMA, ALLAH, CREATOR, TAO, SUPREME BEING,…

These systems of belief take an important role throughout the length of founding cultural history of many races. Nowadays, the society scientists in our era assert that the religious belief is an important part of cultural activities of man that they cannot be short of it.

In the Third Period – Universal Salvation, JADE EMPEROR SUPREME BEING told holily about creation of universe:

“I have said with you that: When there had not have any in the World Universe, the Supreme Ether bore only ME and MY throne is the Extreme throne.

I divided the Extreme into Yin and Yang then the Yin and Yang divider into Four Emblems, then Four Emblems turned into Eight Trigrams, the Eight Trigrams metamorphosed infinitely then founded the World Universe. I also divided the MY nature in order to bear all kinds of creatures: matter, plant, insect, beat and bird called all living beings.

You understand enough that:

All living beings having life are born by MY SOUL, if there the life, there is ME surely. I am father of the life…”

(Divine Messages, Second Book)

According to this Divine Teaching, the GOD appeared from the Cosmic Fluid. Therefore, HE is a self-existing, eternal, visible, Superior with no image. The GOD’s Throne is the Universal Monad. HE transformed the Universal Monad into the Two Principles named as Yin and Yang. Then the Yin developed extremely, named as Thai Am/Moon with Less Yang. The Yang developed extremely, named as Thai Duong/Sun with Less Yin. This phenomenon is considered as Tu Tuong/Four Directions (East, West, South, North). From that time, the GOD had the full of Three Thrones:

1. First Throne is Universal Monad

2. Second Throne is Two Principles named as Yin Yang

3. Third Throne is Tu Tuong/Four Directions (Thai Am/Moon, Thieu Duong/Less Yang, Thai Duong/Sun, Thieu Am/Less Yin).

In Philosophy of Yin King, the signs of Si Xiang: the circle represents the Universal Monad. The black represents the Yin, the white represents the Yang, the white and small point in the big white part is the Thieu Duong/Less Yang. The small black point in the big white part is the Thieu Am/Less Yin.

The representative pictures are used in the philosophy of Universal Monad, Yin and yang, Xi Xiang as the following:

 

 

 

 

 

 

 

Throne 1:

UNIVERSAL MONAD

One chaotic mass containin  the Yin and Yang

 

 

Throne 2: PRINCIPLES(YIN AND YANG)

 

                                                     

 

 

 

Throne 3 TWO

                    

 

             

 

Yin Yang differentiated Thai Duong/Sun, Thieu Am /Less Yin, Thai Am/Moon,

                         Thieu Duong/Less Yang

The GOD transformed the Third Throne named as Tu Tuong/Four Directions into Eight Diagrams named as eight phenomenon including:

Tứ tượng

 

The Si Xiang  turned into the Eight Diagrams. Those are eight lotus leaves. When the four directions were delimited, it appeared eight directions:

 

Càn (Trời)

Khảm (Nước)

Cấn (Núi)

Chấn (sấm sét)

Tốn (Gió).

Ly (Lửa).

Khôn (Đất).

Đoài (Ao đầm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           Note: Càn (Heaven); Khảm (Water); Cấn (Mountain ); Chấn (Thunder); Tốn (Wind); Ly (Fire); Khôn (Earth); Đoài ( Lake ).

 

 

 

 

The mirror of Eight Diagrams

As Yin (--- ---) and Yang (------) in eight phenomena combined together, those transformed into the universe and all living beings. Consequently, nowadays we can see the tiny atoms in their material contracture, including the globes in universe, they contain factures of Yin and Yang. Therefore, in the Marriage Prayer:

“Creating mechanism is due to the universe,

   Due to the change Tao of Yin and Yang”.

The GOD tells that the existing universe is governed by HIM, therefore the verses in Jade Emperor Prayer shows:

“Supremely govern 36 divine planes, 3,000 worlds above. Control 72 globes and four Great Continents”.

According this verse of prayer, in the universe there are 36 planes, 4 Great Continents and 3,000 worlds belonging to the invisible world and space. We cannot see them by earthly eyes. 72 Globes belong to visible world containing the different life rank. Therefore, these 72 globes contains human beings living with different standards depending on each globe. Among them, the first globe contains human beings with highest standard and the 72nd  globe contains human being with lowest standard. The globe in where we are living belongs to the 68th globe. This event is also similar to the confirmations in which scientists have found new globes containing the life or we reply on the phenomena of UFO/Unidentified Flying Objects have appeared in many places of the world. They believe that there are probably higher civilizations.

The concept of GOD and Universe in Caodaism has the origin from Taoism and of Confucianism with philosophy of Yi King: According to His Holiness Lao-Tzu/Lao Tu, before the appearance of Earth and Heaven, the Tao has existed already. That is the eternal Tao with no figure, no name, therefore it is called “Tao” in strained word, then the Tao born “One”, “One born Two”, “Two born Three”, “Three born all living beings” as mentioned in the Ethics Prayer. According to the Yin King, One is the Universal Monad, Two is the Yin Yang, Three is the source of energy from the interaction and concord of Yin Yang to transform into the Si Xiang. It means that there is the Thieu Am/Less Yin in Thai Duong/Sun, there is the Thieu Duong/Less Yang in Thai Am/Moon. The Eight Diagrams were transformed from the Si Xiang, the Eight Diagrams transformed exceedingly to create the universe and all living beings.

For the universal creation, His Holiness Ho Phap preached that:

“Before there was nothing in the Universe in wu-wei/no action. Suddenly, nobody knew two fluid lines from where they came, they collided together, they are named as “Cosmic Fluid”. The Soul of MASTER is from that and MASTER’s throne is the” Universal Monad”. The fire mass of Universal Monad is the invisible mechanism obeying the order of MASTER to separate into “Yin Yang”/Two Principles then to transform into the Eight Diagrams in absolute order…” (Speech of His Holiness Ho Phap red at Tay Ninh Holy See , 14 February, Mau Thin year, 1928).

Nowadays, the scientists call this collision as a phenomenon of Big Bang, after this exploding voice, the universe was created perfectly and fast in first minute. Consequently, from that time the GOD has been appearing. At that moment, the universe was a mass only as a misty fire mass, the pure fluid rose to become the Heaven, the impure fluid went down to become the Earth. In order to create the equality, the GOD separated into the Yin Yang. The GOD has governed the Yang and the GOD has reproduced Himself into the “Dieu Tri Kim Mau”/MOTHER BUDDHA to govern the Yin. This Buddha is the MOTHER of all living beings in universe. Due to the Yin Yang, the universe was located in the diversified and concord state. Consequently, the Caodaism disciple does not only worship the GOD, but only worship the “DIEU TRI KIM MAU”/ MOTHER BUDDTHER who is often called as many different names such as Cuu Thien Huyen Nu, Tay Vuong Mau, Thien Hau, Lao Mau,….

The Caodaism believes that the universe has got the most beginning essence named as Cosmic Fluid. That essence implicitly contains two origin powerful sources of Yang and Yin names as Eternal Reason and Vital Fluid. The Universal Monad is the Eternal Reason/Principle or origin motive power pushing two powerful sources of Yin Yang in universe to transform it into all living beings:

“The Universal Monad replies on the Yin Yang to separate the purity and impurity considered as the movement and repose mechanism to gather the Cosmic fluid in order to bear all living beings”. (Dai Thua Chon Giao/Mahayana True Doctrine/Esoteric Vehicle Prayer).

Consequently, before the Universal Monad, the Eternal Reason and Vital Fluid had existed. They are the origin of Yin Yang belonging to ante-creation also named as “Cosmic Fluid”. After the creation of all living beings from Universal Monad, everything contained the nature of Yin Yang in latent state. The Yin Yang belongs to post-creation.

2. THE ORIGIN NATURE OF GOD AND MOTHER

Overview

The Caodaism believes that the GOD is the Supreme Superior, the Great Mercy Father, the Master, therefore HE is also called as the SUPREME BEING, however His nature is too mysterious, exceeding the limited comprehension of humankind because HE is the invisible Superior acting nothing with no form, the humankind cannot comprehend by the intelligence. In that way, we reply on the sensation fate to acknowledge HIS power and to receive HIS favour indifferently. Therefore, if we believe surely that the GOD is also a “Man” on the Heaven to govern the earth, it is quitely wrong and contrary to Caodaism dogmas of Third Period – Universal Salvation.

THE JADE IMPEROR SUPREME BEING

For the origin nature of Jade Emperor SUPREME BEING, it is impossible to explain it clearly and profoundly even super Head of Religions cannot explain with the limited language of humankind. Therefore, His Pham Ho Pham has said:

“The SUPREME BEING is the self-existing, eternal Superior that there is no Divine Superior knowing HIS origin nature for long since”.

“According to His Holiness Nguyet Tam Cho Nhon’s speech, he does not know the origin nature of SUPREME BEING  by himself, he just knows the boundless power of SUPREME BEING only”. (Extract of His Holiness Ho Phap’s Preachment on 15th March Dinh Hoi year, 1947 at night).

However, His Holiness Pham Ho Phap also mentioned the origin nature of GOD:

“Before there was nothing in the Universe in wu-wei/no action. Suddenly, nobody knew two fluid lines from where they came, they collided together, they are named as “Cosmic Fluid”. The Soul of MASTER is from that and MASTER’s throne is the” Universal Monad”. The fire mass of Universal Monad is the invisible mechanism obeying the order of MASTER to separate into “Yin Yang”/Two Principles then to transform into the Eight Diagrams…then to boundless, infinite stars, globes in Universe…”

“After  transforming into the Universe from, the Fire mass of Universal Monad of MASTER disappeared to invisible state…”

“That is the full progress of visible mechanism but this progress obeyed the great order of MASTER in absolute orders…not to cause any error…” (Extract of His Holiness Ho Phap’s Preachment at Tay Ninh Holy See on 14th February Mau Thinh year, 1928).

“DIEU TRI KIM MAU”/ MOTHER BUDDHA

The origin nature of MOTHER BUDDHA is also too greatly mysterious that there is no way to explain it clearly with limited language of humankind.

When mentioning the MOTHER BUDDHA, His Holiness Ho Phap has told HER divine power:

“If mentioning SUPREME BEING but not mentioning MOTHER BUDDHA, there is nothing in the universe toward visible aspect..”

“Whole visible mechanism is due to the creation of MOTHER BUDDHA. When coming to this earth with a carnal body and perisprit coming or returning, both of them are due to creation of MOTHER BUDDHA. The MOTHER BUDDHA is the Mother of soul, if identifying that great grace, we will extremely admire the merit of bearing and bringing up more and more”.

“Now, mention why there is the MOTHER BUDDHA:

The SUPREME BEING contains the origin of dharma…in the dharma in beginning time, it separated into Yin Yang, the Yin is the MOTHER BUDDHA creating whole visible mechanism of universe. Consequently, the power of MOTHER BUDDHA is our vital fluid. (Preachment of His Holiness Ho Phap at the Bao An Tu on 1st February Dinh Hoi year, 1947).

According Divine Teaching of SUPREME BEING:

“I have said with you that: When there had not have any in the World Universe, the Supreme Ether bore only ME and MY throne is the Extreme throne/Universal Monad.

I divided the Extreme into Yin and Yang then Yin and Yang divided into Four Emblems, then Four Emblems turned into Eight Diagrams, the Eight Diagrams metamorphosed infinitely then founded the Universe. I also divided the MY nature in order to bear all kinds of creatures: matter, plant, insect, beat and bird called all living beings” (Divine Messages, Second book, P.62)

The Divine teaching of MOTHER BUDDHA:

“SUPREME BEING issued an order in Chaotic period,

Let ME govern the Cosmic Fluid.

Used the Yin light to elemental form of beings,

Whole mechanism is to  care of creating mechanism”.

(Thao Xa Hien Cung office at night of 15th November (23rd December 1931, held the apparatus séance by Ho Phap, Bao Van Phap Quan).

According these evidences extracted, we provisionally understand: SUPREME BEING and MOTHER BUDDHA are from the invisible Cosmic Fluid containing the Yin Yang, two fluids united to create the Universal Monad named as the visible mechanism, the SUPREME BEING separated the Universal Salvation into different Yin and Yang with two thrones. It means the SUPREME BEING made a parturition with other Dharmakaya named DIEU TRI KIM MAU/MOTHER BUDDHA. The SUPREME BEING is the First Throne governing the Yang. The MOTHER BUDDHA is the Second Throne governing the Yin. It means that the SUPREME BEING and MOTHER BUDDHA are the self-existing/(Aseity) and eternal Superiors existing before the Heaven and Earth.

His Holiness Ho Phap has explained the interrelation between SUPREME BEING and MOTHER BUDDHA toward the mechanism of creating the universe and all living beings:

“If the mass of Yang Origin Soul of SUPREME BEING did not united with the Yin Origin Yin of MOTHER BUDDHA, the Universal Monad would not be in this form, it means that the this Universe would have nothing”. (Preachment of His Holiness Ho Phap at Tay Ninh Holy See on 14th September Mau Ty year, 1948).

Consequently, the Cosmic Fluid contains the Origin Yang of SUPREME BEING (First Throne) uniting with the Origin Yin of MOTHER BUDDHA (Second Throne) in order to transform the visible mechanism named as the Universal Monad. The SUPREME BEING separated the Universal Monad into Yin Yang. At the time of Yin and Yang, the Heaven and Earth appeared. The SUPREME BEING continued to separate the origin nature to transform into the all living beings for invisible soul, meanwhile MOTHER BUDDHA also created the visible mechanism named as the fluid form for all living beings named as the Third Throne. Thus, Three Thrones have been existing: Buddha, Dharma, Triratna. His Holiness Pham Ho Phap also told more:

“MOTHER BUDDHA is the governor of Yin Throne. SUPREME BEING is the governor of Yang Throne. Yin and Yang are united to transform into the Universe by ability” (According to Preachment of His Holiness Ho Phap about explaining the MOTHER BUDDHA prayer).

Therefore, the Caodaism believes that the origin nature of JADE EMPEROR SUPREME BEING (GOD) and MOTHER BUDDHA/DIEU TRI KIM MAU are essentially self-existing, eternal from nothingness to the existing state in the boundless space and unlimited time. The big stars in space including the tiny atoms in material structure always contain two parts of Yin and Yang named as two divine Souls of SUPREME SUPERIORS. Nowadays, the scientists also assert that in each atom of material always contains two divine elements named as the Positive Electron and Negative Electron.

The philosophy Yin King has the verse: “One Yin and One Yang are the Tao”. The Caodaism, considers that as the basic principle explaining the origin and target of all living beings: The Creation is due to the Tao, the Evolution is also due to the Tao. That is all things of revelation for present people from SUPREME BEING toward the method and process of universal creation and all living beings in the beginning time containing the man and Deity, Saint, Immortal, Buddha. He gives one beings two parts, the visible part is the carnal body, the invisible is the soul. Two parts depend on mutually to exist and evolve.

The SUPREME BEING separated to transform into “eight ranks of soul”:

- Material soul

- Plant soul

- Beast soul

- Human soul

- Deity soul,

- Saint soul,

- Immortal soul

- Buddha soul

These eight ranks of soul descend in one correlative body to evolve. Therefore, in the Mother Buddha Prayer, there are some verses:

   “Divine principle appears all souls obeying the dharma,

     Yin and Yang united correlatively to create.

     Universe creates the visible mechanism,

     Eight souls transform into the living beings”.

According to this evolution rule, these eight souls descend down the earth with a correlative carnal body in evolution process. Thus, the soul just evolves according to this way only.

About the creation of carnal body, the SUPREME BEING and MOTHER BUDDHA prepared in the beginning time with a fontal life in different appearances for each species that scientist consider it as “genetic element” existing in each cell from tiny creatures such as the ant, to the big creature such as the whale which are affected from this genetic factor. Under this genetic factor, one ant bears one ant, but not bears one whale. Most of creatures know to move, creep, fly, swim, climb, run, jump depending species. This species will bear this species. As we believe that the GOD creates the man carrying on by head the sky and standing on the ground, the man could command other species in the beginning time. The Caodaism True Doctrine considers that as the “Origin soul” (Fontal man). It is not that one wild gibbon  is the ancestor of humankind.

 


ORIGIN NATURE CONCEPT OF   HUMANKIND

 

          The SUPREME BEING has taught that:

             “You are a divine soul on the earth,

                  Similar to MASTER with a mysterious nature”.

                                                      (Religious Poem)

             “You are the MASTER/ME, the MASTER/I am you/children”. (Divine Teaching 13th June Binh Dan year, 22nd July, 1929, Divine Messages, First Book, P.34).

The Caodaism ciniticism believes that the humankind is created by the SUPREME BEING/GOD, therefore the humankind has the same origin and nature as the GOD, the humankind also has the enlightened natured, wisdom, eternal life as the GOD. For low creatures, they have the different instinct due to the ranks of evolution. The origin nature concept of humankind named as the Caodaism ciniticism includes main points:

- The concept of human origin

- The Concept of purpose of life

- The concept of life ideal and obligation of humankind

Otherwise, the SUPREME BEING is considered as a torch while the living beings is considered as a spark in different extents and quality even they have a same rank. We can say that the SUPREME BEING comes as a life source to express that the perfection of SUPREME BEING essentially exists in the creatures, therefore all creatures are all lived, acted, existed in HIS substance. The SUPREME BEING has taught that:

“You are the MASTER/ME, the MASTER/I am you/children”. (Divine Teaching 13th June Binh Dan year, 22nd July, 1929, Divine Messages, First Book, P.34).

It means that all lives of the material, plant, beast, humankind always receive a divine soul of SUPREME BEING. Therefore, there is one verse “Heaven, Earth and all living beings have a same nature”. HE has also taught that:

“You are a divine soul on the earth,

          Similar to MASTER with a mysterious nature”.

                                           (Religious Poem)

Nowadays, the science also thinks that from the material, plant, beast to humankind, all of them have a same principle of structure named as divine light in the atom including the Yang electron/Positive electron and Yin electron/Negative electron. This divine light has an incessantly moving  life even its appearance seems motionless.

The explanation for human dignity of man under Caodaism siniticism, the man has got the following features:

The human soul is a supper object existing eternally

The human soul is a eternal soul but not a life-death body. The life longs on this earth until the invisible world also named as a World of Eternal Life. Therefore, the man lives eternally without a limitation of a short life from a cradle to a grave. The death of carnal body is  rest of incarnation to lead a continuously religious life via many different incarnation until the man can quit out of the circle of birth and death in order to respectfully visit the SUPREME BEING/MASTER in White Jade Palace/Bach Ngoc Kinh.

The Soul unifies with the carnal body to become a man with a real life

According to the general concept of religions and concept of world, the man is created by the GOD with two parts: carnal body and soul, the carnal body has the life and death but the soul is eternal. The soul is the super object given by the GOD to control the carnal body. If the soul leaves the carnal body, the carnal will be destroyed even how it is perfect. It never bears the soul as the concept of some school. For Caodaism, there are three parts: Carnal Body (Visible Body/First Body), Dharmakaya (Perisprit/Second Body/Half-visible Body) and Divine Body (Soul/Third Body). After the death, the Dharmakaya (Half-visible fluid) and Divine Body/Soul still exist, however just Dharma of person with self realization is lighter and purer than air to travel out of the earth with the Soul. For a person with have no self realization, his fluid of Dharmakaya is impure, when leaving the carnal body, it only hides  on the earth or the medium world. If it passes the circle of universe, it/second body will be struck by lightning. Therefore, when practicing the esoteric dharma, the SUPREME BEING forces the religious to fast forever to make the body light and pure. (Divine Teaching on 17th July, 1926 – 8 June Binh Than year, Divine Messages).

According to His Holiness Pham Ho Phap’s preachment:

“To obtain that target, we only need to do two things: fats forever and cultivate the Second Body/Perisprit/Dharmakaya to be strong, pure upon the righteous scope” (The preachment at mid-night of 15th February Dinh Hoi year, 1947).

Consequently, the Caodaism believes that there is a fluid form between the carnal body and the Soul, named as a medium means with its name “perisprit/Second body/Dharmakaya similar to the carnal body. When leaving the carnal body, the perisprit can loop that people often call “soul-perisprit”. The Caodaism considers three parts as:

- Carnal Body (Physical body/First Body)

- Dharmakaya (Second Body/Perisprit)

- Soul (Divine Body/Third Body)

The soul/divine body has the right to decide in maintaining or destroying the carnal body, for example people kill themselves because they feel bored of this life or people commit suicide to keep their virginity or purity when they are offended. In that way, it shows that the soul always holds the conduct and decision of life of carnal body. When existing in the carnal body, the soul is the living soul, the living person is called as a “earthly person” but when leaving the carnal body/physical body, that man is the dead person and the soul is called as a “soul of death”. Between the living people and dead ones, they can communicate together via many methods such as the Medium that people often name as “telepath”[10], automatic writing pen via a séance, medium by entering the living body…

For persons depending on cultivation by religious life or for innate persons, they can do the cabbala such as diviyacaksu/divine eye, divine ear, paracitta-jnana (an ability to know all thoughts of other minds),….they can see the shadow of the dead man/soul of death or hear the voice of dead man.

Nowadays, the science and society also assert that: beside the physical body/visible body/first body/carnal body with birth and death, it also has one eternal soul. This soul also has an ability of knowledge and a plentiful life belonging to other world/invisible world, they also have a miserable life with the demand of communicating with living people to satisfy their wish via their thoughts. It can prove via evidences such as the dead soldiers in wars, their physical bodies were buried in the battleground. These souls contacted with telepaths to reply on their help that the telepaths would tell the families of dead soldiers about the wishes of these soldiers. With this way, thousands of grave were founded then their families moved to the places dead soldiers wished. (Report of Conference of Scientists belonging to Research Center of Human Potentiality, belonging to the Close Mentality Subject; the lecture of telepaths who major in finding lost remains, held in Hanoi in 2006).

Those events expressed above are corresponding to the Caodaism that even the physical body is born and destroyed, the soul is eternal. When leaving the carnal body, the soul will even have a very subtle life in the Divine World of Eternal Life. The GOD asserted that:

“You are the MASTER/ME, the MASTER/I am you/children”. (Divine Teaching 13th June Binh Dan year, 22nd July, 1929, Divine Messages, First Book, P.34).

The man completely has the right to self-control his innate conscience

The man has the free right to determine his fate to show his manner. Therefore, even how the man is unfortunate at the present life, the man need to receive the life happily with a knowledge because that is the cause and result caused in many previous lives by us. At the present life, there is one improving way by trying to do merits to solve that karma, by doing good causes to enjoy immediately in this life and next life. For this issue, the GOD lets humankind self-control it.

In Divine Tao Prayer, there are two verses:

“Even breaking the Divine Law,

Self-controlling to guide the Innate conscience”.

                               (Prayer of delivering karma)

The GOD lets us do self-reliant work and determine our fate because the GOD is a just SUPREME BEING who never rewards and chastises causelessly. The SUPREME BEING has asserted clearly that:

“MASTER/I has told you in advance that:

If you do not set you your self-reliant work on this earth named as your provisional life, MASTER/I will not be able to embrace you…

Actually, the self-reliant issue is your necessary care”

                               (Divine Messages, First Book, P.98)

His Holiness Pham Ho Phap explained this self-reliant field as the following:

“That self-reliant right has been determined so that it makes all human beings happy to follow up the evolution mechanism…

The Divine mechanism founded the Hell and Heaven, those are the ascending and descending worlds. The Hell is for cruel ones, the Heaven is for virtuous ones. The Divine justice is ready already.

Actually, nothing to force someone to go to Hell and not to promote other ones to the Heaven. Two paths are obvious with self-decision, the ascending or descending steps are due to us. The Divine Superiors just love by reminding”. (Explaining to Religious Constitution Law of Caodaism of His Holiness Ho Phap).

The individual must be free to justly live according to our nature

There is a absolute justice one the earth in spite of disparity between poorness and richness. The perfection and invalidity are due to the cause and result of each individual but in relation behavior, we must always behave justly, respectfully. Consequently, each individual is free in life according to our nature without discrimination.

Nowadays, in gate of Caodaism, there is the discrimination of respectful lack, it looses the justice. His Holiness Pham Ho Phap lamented that:

“Ban Dao/I/Poor Monk am miserable, tiresome for mind. The more I protect the right of each people, the more I am paid with the drudge for my favour by other persons inciting the one receiving the favour to do that. Actually, the mentality of people are very fightful.

The Tao is the Tao but everyone has the Tao.

The material dharma (appearance) is forced such as for position, power but for Secret Dharma (content), all children of SUPREME BEING have equal without discrimination of adult, kid, poorness, richness, the form of Supreme Soul is same.

Ban Dao/I often hear some Sub-dignitaries of Religious Provinces lamenting that: Low condition, not dare to discuss with Superior Dignitaries.

Ban Dao would like to expound that: Only low condition of Religion has great pains with SUPREME BEING, whoever has the work of contribution to Religion has the power, the power helps to have the free speech. As Disciples in Popular Council have not understood the power clearly, the Nominated Dignitaries exceeded over their authority. (Two man and woman factions should often read the law to study its meaning).

We have never paid an attention of value of hands, legs of body because low or higher rank also belong to the same origin, we even respect or disparage, we belong to the same body. Those rites are to seduce the earthly eyes, these positions are to satisfy the heart’s desire”. (Extract of Speech on 15th August Quy Dau year, 4th October 1933).

Consequently, everybody is equal, therefore the humankind must have the obligation of loving and helping each other so that everyone can freely evolve according to their nature without discrimination.

The equality between man and woman

The Caodaism highly esteems the equality between man and woman in society, therefore the Caodaism has soon advocated the equality between man and woman to power.

The Caodaism was founded in 1925 in a colonial and feudal country, meanwhile the Caodaism advocated the equality between man and woman that was a step before the situation and society. Consequently, the feudal colonial government thought that the Caodaism contained the political colour (Le Caodaisme, Second Book, Hanoi, 1934).

The SUPREME BEING descended and taught “There are many Men as women, Man and Woman are essential equal, therefore MASTER/I came to nominate the Womankind in the time of founding the Religious Constitution Law of Caodaism” (Religious Constitution Law).

His Holiness Ly Giao Tong also taught: “Man and Woman are essentially equal to the power. The Male Priest/Giao Huu also has to be under the power of Female Bishop/Giao Su (Religious Constitution Law).

Especially, the Eighth Immortal descended via a séance – the thinker of Great Way strongly stated that:

      “Embracing condition of womankind always,

            How many male mandarins in fame gate?”.

       (Séance on 2nd August, Dinh Hoi year, 1947)

Or when she descended via a séance without attendance of Priest/Giao Huu Huong Ho because of her menstruation period, she did not dare to attend the séance, then the Eighth Immortal taught:

    “Earthly substance is naturally impure,

      Don’t fear the soul due to the menstruation.

            …

  Creator never disparages creating object,

  Good-bad or purity-impurity due to the mouth”.

        (Divine teaching of Eighth Immortal)

What a great revolution. In spite of menstruation period, the woman can attend the spiritual activities normally provided that their hygiene is clean.

Meanwhile, the society still existed on unsound customs toward the woman “woman mustn’t leave her apartment” or “Husband is the master, wife is a servant”. Actually, the Caodaism dogma has delivered the woman before the era, which was greater than the stature that they were wishing.

At the Caodaism gate, the woman also obtains the positions of Deity, Saint, Immortal, Buddha as the man. Especially, for society and Religious administration, the Caodaism permits the womankind to be equal to humankind such as a candidate of an election, a member attending three Council of Power of Creatures named the Popular Council, Sacerdotal Council, Superior Council. The womankind also attends the election to be a candidate to the religious administration departments in contributing ideas and in checking the religious activities from the religious region to the religious center through Three Councils of  Power of Creatures. This is a particularity of Caodaism regulation. Only Caodaism womankind has rights showing their just, democratic and free right in their religion absolutely while the Islam womankind must not go to the church, the Catholic womankind must not be a Catholic Priest…

However, for invisible aspect, due to the contrary nature of Yin Yang "Yin disappears, Yang develops", for two supreme positions in Caodaism of Giao Tong/Pope and Chuong Phap/Censor Cardinal (position belonging Yang), the womankind can not keep them. In the explanation of Religious Constitution of Caodaism, His Holiness Ho Phap asserted that this was an order of GOD. HE declares that humankind represents the Yang, the womankind represents the Yin. If the womankind held those positions of Giao Tong/Pop and Chuong Phap/Sensor-Cardinal, then the Yin was prosperous and the Yang was declined, the Religion would be destroyed.

Unpermitted issue for womankind with promotion to Chuong Phap/Censor Cardinal and Giao Tong/Pop contains other reasons such as the GOD loves the womankind, doe not want the woman to shoulder the heavy missions. As the more position is, the more obligation increases. That is a very great obligation while the womankind often works with the sentimental tendency, therefore if they handle that great obligation, the unexpected troubles will happen in work of Religious administration. The humankind essentially works with mind tendency, when facing on difficulties, they can be calm to settle the great issues how it is just.

The earth is a school, the man is a pupil learning on the earthly school

The earth is a school. The subjects on this school are "Miseries" to train and help people evolve. Consequently, people are the pupils learning the earthly school and they will obtain the different levels according to their action on the earth. The GOD will also reply on the ability of each individual to save that when they can go on to the next form, when they can graduate from the school (return to the eternal world/paradise/nirvana).

Consequently, on this earth the humankind with a good or bad standing in the society is according to our self-action because the universal law is very just to let the humankind have a particular role in a particular period determined due to the law of cause and result. Even we are a man of high rank or low rank, we must fulfill our obligation to receive a higher position in the next life.

For this circle, the noun in religion is named as "incarnation" to evolve. If the man causes many crimes, the next life is difficult to have a good position but to endure his karma. Therefore, that is the reason why they say "karma" and "retribution" matching together.

In order to evolve, the man must overcome many incarnations on the earth to learn all lessons: Joyful, angry, compassionate, hatful, sad, happy, fearful and the experiences from the malice to the perfectly good, the experience from miseries to the happiness. Until the esoteric practice reaches the perfection, the physical body repays the grace of earth and dept of earthly body. For spiritual aspect, we have become a perfectly enlightened and good and delivered soul, it means that we have come a part of SUPREME BEING's Divine Body in order to push the evolution mechanism of all living beings, to make the earth more and more beautiful, better and better. The SUPREME BEING has taught that:

 "Still know that the earth is a miserable ocean but the earth is a school of all species and living beings. With that school, all living beings develop, evolve, enlighten the mind to progress on the noble stair" (Mahayana True Doctrine/Dai Thua Chon Giao published in 1956, P.154).

The fate and future of humankind are not the issues determined by the GOD but determined by the cause and effect of each individual

The human condition is good or bad depending on their evolutional process. When the physical body is destroyed, the character, passion, will are still preserved perfectly in the perisprit/Second body until the perisprit has a new physical body, at that time those natures will become a personality, even the learning achievements in this life is also preserved in the perisprit/divine being contributing to the knowledge of many next lives. It is same to the case of good and bad in previous life that the perisprit keeps to create the reward or punishment in next life. Therefore, people say that the good and bad always follow the humankind as the shadow depends on the image. In addition, their crimes are also recorded, determined for their punishment or reward by their perisprit. About this issue, His Holiness Pham Ho Phap has taught that: 

"Our crimes are recorded by our perisprit and we determine the crime ourselves, nobody determines the crime. In the Nam Tao, Bac Dau stars, there is nobody to determine other one...there is no criminal law to accuse us. Our fate and evil origin are determined by us, we have a freedom of right to  determine our fate". (The Preachment of His Holiness Ho Phap at night 26th January, Ky Suu year - 23rd February 1949).

This concept is corresponding to the Yogacara / Consciousness viewpoint of Buddhism that the crimes and merits of humankind are kept by the Alaya-vijinana, which will be a seed in next life when the humankind reincarnates in a new life. In that way, the Buddhism believes that our crimes and merits of are created and received by us but not received and given from the other ones.

2. THE DIVINE MISSION OF HUMANKIND

 Under the effect of cause-origin law, each soul must take his karma and knowledges of previous lives. That just law predestines each soul with a corresponding location for a new life. That location will decide the fluid of three aspects of form, sentiment, mind predestined in the foetus named as predetermination or "Divine mission" given by the GOD according to law of cause and origin. These good and bad points will create the nature of a baby from the time of birth to the time of growing up. If he is taught and shaped by his parents when he is young and he tries to cultivate his holy life, he will surely receive a more honour Divine Mission in next life.

Nowadays, the scientists recognize:

 "In the human soul, there is an extremely strong lexicon computer that all actions are recorded fully and exactly in a file, these datas are kept in a memory exceeding the time and space, and also discharging a magnetic field. Consequently, the persons with an extrasensory perception with the same frequency can contact with it...(Report of scientists at a Conference belonging to Research Center toward human potentiality help in Hanoi in 2006).

Consequently, the human fate/destiny is not an event predetermined by the GOD but it happens compatibly according to a principle that it depends on our karma in previous life kept by divine body/soul, then it shows in this present life. Consequently, the important and free point of humankind is to try to develop in changing our destiny to become better, if they do not that way, they will follow the human lust then to receive a worse result. Everything will reply on the way of each individual.

3. THE MORALITY IS THE FOUNDATION TO CREATE THE HAPPINESS AND PEACE

 The SUPREME BEING has advises the humankind to live morally in order to enjoy the happiness because the human merits are recorded affected justly:

        "Thousands of merit and good is never missed out,

        How many merits, how many achievements".

                                              (Religious poem)

  For cunning persons, the SUPREME BEING warns that:

 "By mystery through which the needle point passes,

  Don't feel skillful by doing cunning actions".

                                              (Religious poem)

 As being a man under any tendency in spite of materialism or spiritualism, in spite of believer or non-believer disparaging the spirit, in spite of following no religion, we must change to meet the Tao because those are not the Tao. The Tao existing in each individual is "Conscience, Good Nature". In order to the Religious path, each individual must be awake to see our true nature and obey its call, then we are enlightened or people consider that as "obtain the meditation". The Religions have taught that: 

The Buddhism: "Enlightened heart, Self-Realization", make the heart enlightened to have the self-realization.

The Taoism: "Cultivate heart, practice nature", amend the heart and practice the nature.

Confucianism: "Perfect heart, develop nature", Keep the readily good heart and develop the essentially good nature to avoide affecting the bads.

His Holiness Ho Phap has taught: "Consider the conscience as a master, keep the good nature steadily".

Consequently, "The Tao and peace is not only for an individual, we needn't find it distantly, we do not wait any Divine Superior to give, we only need to practice the morality, to do good right. It means we are going practicing the Tao, then the peace and calm will instantly come to us".

The peace and calm do not only come to the spiritual aspect but also come to the physical body through the health and longevity. According to WHO, "The health is a contentment for body and spirit, society, not only for no illness, no  injury" while for religion, in order to obtain that contentment, we must have a religious, good and moral life to obtain two sides completely. One philosophy says: "The meaning life exists right in the life". 

The Caodaism siniticism/outlook of life includes the purposes to solve issues of life:

- Perfect oneself.

- Seek the stableness for country and peace for society.

- Seed the concord thought of love in the present life to reach the concord world in brother relation.

- Lead the spirit to evolve to be delivered from the circle of incarnation.

For the concept of human life, the Caodaism puts forward an ideal society including one peaceful and calm life created from the spirit of humanity of humankind, this is also named as "Good Society". Consequently, the SUPREME BEING has taught:

"When you still see on unjust thing on this earth, then the Tao has not gotten the achievement yet" (Divine Messages, First book, P.105).

The real and first evidence of Religious achievement is the peace and calm in life, which means we enjoy the nirvana on the earth, not to need to return to the invisible world. Therefore, we can assert that the Caodaism is really a religion of humanity. The SUPREME BEING has taught that:

"If you know to respect MASTER, you must know the Tao is important. In that way, you must also respect all living beings" (Divine Messages, First book, P.94).

Meanwhile, the Buddhism concept: Respect Buddha, Respect Human beings. The Caodaism standpoint toward founding a Religion is to save the human beings, which means the GOD founds a path so that the humankind can return to the GOD. However, that path is begun at the humankind and the humankind will receive the result in the present life.

 The Caodaism humanity is corresponding to the cosmology about the humanism/humanity. The humanity is a nature, holy sentiment of each individual expressing the humane nature or love. That is the true self named as divine heart/soul given to each one by the GOD. In the beginning time of founding Caodaism, the SUPREME BEING mentioned the nature of divine soul:

 "Even the Holy Soul endures the earthly miseries, its essence still remains..." (Divine Teaching on 20th April, Binh Dan year/3rd May, 1926, Divine Messages, First book).

 In that way, the holy essence in heart never declines in spite of spending much difficulties, therefore the man only awake to our self, we will see our holy heart. Thus, the Buddhism has a verse "Each one has a Buddha nature".

         5. THE SYMBOL OF WORSHIP

 The worship symbol of Caodaism is a "Eye" representing the Divine Eye.

 The SUPREME BEING taught the caus of
worshiping the Divine Eye in 1926 at the time of opening the Caodaism:

It is not on time you know why you must draw a Holy Image of “Eye” to adore ME. However I say cursorily so you understand a little.

 Eye owns the Heart

Two Lights are the Supreme Ruller,

TheLight is the Spirit,

The Spirit is the Supreme

TheSupreme is Me.

    (Divine teaching on 13th January, Binh Dan year 25 February, 1926, Divine Messages, First Book)

 Five Chinese verses have the general meanings: The eye owns the heart. Two lights are the supreme, the right eye is the yang, the left one is the yin, two lights represent two yin and yang lights. The SUPREME BEING governs the yang light, the MOTHER BUDDHA governs the yin light, therefore two verses mean that two lights of Yin and Yang are the Supreme Ruller of universe and all living beings. The light is the brilliant Spirit. The Spirit is the GOD, the GOD is Me.

As the GOD has no form, HIS form is the form of whole universe and all living beings. Therefore, it is impossible to reply one particular man on the earth to represent the GOD. 

Moreover, although the people communicate together nowadays, many of them still have the discriminations of race, the religious division. If the GOD descending the earth was represented by a particular man of a particular race, the other races would not only comply but also fight together. Therefore, nowadays the SUPREME BEING does not descend the earth but use the automatic writing mode via a seance to preach the Tao and choose the human eye to represent HIM. Consequently, the worship of Divine Eye is to worship the JADE EMPEROR SUPREME BEING, it means to worship the origin of universe and all living beings. From those points, we reason that the worship of Divine Eye has the main points:

 - The eye is the door of spirit, the spirit is the location at which the SUPREME BEING stays. The eye is also a Spirit, the Spirit is the Nothingness, that Nothingness is the GOD, the worship of Eye is to worship the GOD.

 - The worship of Divine Eye expresses that SUPREME BEING unifies with All Living Beings. The meaning of Divine Eye includes the Supreme Heaven and Humankind.

  5.1 Supreme Heaven: The Divine Eye is the GOD, Universal Monad, fully powerful SUPREME BEING creating the universe and all living beings.

  5.2 Humankind: The Divine Eye represents the intelligence of humankind, the basic of mind, the symbol of human conscience. The Divine Eye also represents the GOD in the heart of each individual to examine all thoughts and actions of humankind.

 The SUPREME BEING has asserted this via:

 "MASTER in heart, MASTER knows changes,

Because it was impossible to express formerly.

  Adivise you to cultivate virtue nature,

Door of white jade palace is going to be opened".

The worship of Divine at private house also contains the meaning of reminding Religious to obey the Natural reason, to do good and to avoid causing crime. The SUPREME BEING does not us to worship HIM at the luxurious places but needs the respectful heart of each individual for HIS Lotus Throne:

"Staying at the White Jade Palace formerly,

Needn't people respect the luxurious throne.

         Not bother richness or richness, Heart is precious,

That heart is the Lotus throne I stay at".

                                    (Religious Poem)

 Only King considered as the child of God worshiped the GOD formerly. Nowadays, the SUPREME BEING gives a favour to HIS children in worshiping HIM in their house so that the GOD always helps, protects them for difficulties. The SUPREME BEING has taught that:

 "The earth is a melancholy world,

 You have heard Tao, try to do foever.

 Master is ready to help difficulty in house,

        Any mischance or something else also goes away".

                                                (Religious Poem)

Those are the meaning of worshiping the JADE EMPEROR SUPREME BEING. The worship toward MOTHER BUDDHA, it is done at the Center Temple of Gratitude by the relief images of MOTHER BUDDHA and Eight Immortals on a phoenix. At the native places, the Deceased Tables will represent in worship.

 6. THE GOD AND MANKIND HAVE THE SAME ESSENCE

The Caodaism theory admits two principles:

1. The Heaven, Earth, Humankind have the same essence.

 2. One origine disperses into universe and all things, these diffirent forms return to the origin.

 From the first principle, the Caodaism doctrine has the concept that the GOD and Humankind have one same essence, can communicate correlatively and unify together. Therefore, the GOD has taught that:

 "MASTER/I am you, you are the MASTER"

                             (Divine Messages, First book)

 Consequently, the human beings has one same Father, we shoul love together. Especially relation between humankind and humankin, they must consider as brothers in the same blood so that the humankind can carry out the purpose of concord world.

 From the second principle, the Caodaism doctrine has the concept that the universe is a evoluting field with a starting point of Supreme Being named as the GOD who dispersed to create all things including materials, minerals, plants, beasts, humans. The human will evolve to ranks of Deity, Saint, Immortal, Buddha to finally unify with the GOD. That is whole evolving process of all living beings. However, when entering to the earthly life, because the man is infatuated toward the earth, the ignorance covers the holily innate Nature. Therefore, the cultivation in a religious life is the way to destroy the covered ignorance in order to make the divine soul brilliant and enlightened. The man replies on that, when leaving the physical body, the Minor Divine Soul will return and unify with the Great Divine Soul, it means that the Heaven and Humankind are unified.

 The human target is to evolve to return to their origin, it means to unify with the Great Divine Soul of universe. In order to obtain that target, the man must cultivate, practice, do morit to perfect oneself into the extremely holy path. The Caodaism dogma considers as "Return to the origin".

 

7. THE MEANING OF THIRD PERIOD - UNIVERSAL SALVATION

(Three periods with dhramakaya and universal salvation of GOD)

According to the Caodaism doctrine, from the time of creation of Heaven and Earth lasting to this time, the GOD have descended to found the Religions via dharmakaya:

A. THE FIRST PERIOD - The first Universal Salvation

  In this period, the humankind was still good but lifestyle was still backward, the Heads of Religions descended the earth to civilize the human standards.

 - The Dipankara Buddha/Nhien Dang Co Phat opened the Buddhism in the India same to the time of dynasty of Hien Vien Huynh De king in China.

 - His Holiness Hien Vien Huynh De opened the Taoism inChina.

 There are some documentaries believing that Hong Quan Lao To or Nguyen Thi Thien Ton who opened the Taoism but two characters belong to the legend in history. The history only records that His Holiness Hien Vien Huynh De opened the Taoism, was aslo a ancestor of  Eastern age-old Medicine handed over the Hoang De Noi Kinh book/Emperor Prayer. It express how to practice the Tao according to the Taoism and Medicine. Therefore, in the next time, Tao-zu's Religion considered the Taoism as the "Hoang Lao" (Emperor and Tao-Zu).

Phuc Hy king started the Confucianism in China.

Moise Saint opened the Hebrew Religion in the Israel.

B. THE SECOND PERIORD - Second Universal Salvation

In this period, the humankind was civilized with their native activities. In order to exist and evolve, the humankind had to struggle. The more they struggled, the more they were hostile and remote from the divine teachings of Religious Heads. Therefore, the morality became declined, the humankind fell down the survival of fittest,...The GOD asked the Religious Heads to descend the earth to improve Three Religions to save the human beings twice:

        - The Sakyamuni Buddha descended in the India to improve the Buddhism. 

        - The Tao -Tzu descended in China to found the Taoism to improve the Immortal Tao.

          - The Confucius descended in China to found the Confucianism.

           - The Jesus Christ descended in Israel to found the Catholicism to improve the Saint Doctrine.

C. THIRD PERIOD: Third Period of Universal Salvation 

 In this period, the humankind obtained the progress civilization toward material aspect but the spiritual morality was deceded. Moreover, the people on over the world communicated together, the religions were propagated everywhere, however the people were contrary because of different dogma, religious law and rite. These differences caused many religious wars. Consequently, in this period the SUPREME BEING did not hand over the true doctrine to the earthly man, but descended the earth to found the Caodaism by using the mysterious pen apparatus via the séance.

        According to the explanation of His Holiness Pham Ho Phap, in Third Period of Universal Salvation, the SUPREME BEING also chose three of Buddha, Saint, and Immortal holding the Religious Governors:

        - The First Governor His Holiness Ly Thai Bach on behalf of Taoism concurrently holding the Divine Pope/Giao Tong.

        - The Second Governor Quan Yin Bodhisattva on behalf of Buddhism.

        - Third Governor Quan Thanh De Quan on behalf of Confucianism.

        Three those superiors had the perfect virtues with worthy ability to save the people and they were worthy to be examples for generation. Nowadays, three superiors obeyed the divine order of SUPREME BEING with new role as Three Governors. Consequently, all followers wholeheartedly worship Three Governor.

 

 

 

 


CHAPTER III

THE INFLUENCE OF CAODAISM ON INTERNATIONAL FIELD

 

            The SUPREME BEING has taught:

                 From this time races are not divided into three,    I gather you in one roof.
After South and North then preach missionary on  foreign countries,              The power of truthful religion will be managed by ME only
.

                                                 (Religious Poem)

  Hundreds of year before founding the Caodaism, the GOD gave an order to Deities, Saints, Immortals, Buddhas descending on over the world to awake the humankind in preparing the union spirit for humankind. Thus, when founding the Religion, the GOD descended in a séance to teach that:

 “MASTER/I have not descended to found the Religion in Vietnam, but Deities, Saints, Immortals, Buddhas have used the mysterious pen of séance to propagate on over the world” (Divine Messages, First book).

Therefore, in the beginning of foundation, many sages on the world responded fast. Some following cases:

 At the beginning time of 1931, many German people arrived at the Saigon port by boats and visited the Tay Ninh Holy See, then went back the Germany . After that they sent a Berliner Ilustrierte Zeitung newspaper dated 21st June 1931 with an article “The newest Religion of the world” including many pictures of Caodaism Tay Ninh Holy See, written by W. Bbossard.

 On 11th 1931, the Caodaism Sacerdotal Council received a letter of Holy Father Godwin – Presbyter of General Church of England Eglise Gnostique in Germany that they was going to corporate with the Caodaism, to requested the Caodaism Sacerdotal Council to provide the religious History, Charter, Dogma and Rite so that they could organize a Caodaism Church in Germany, Australia, Holland,…but this contact was discontinued because of the second war.

 Around 1936-1937, the German Mystical Philosophy Association contacted with the Tay Ninh Caodaism Sacerdotal Council to request for Caodaism dogma to study.

 

FOUNDATION OF SOCIETY OF

FOREIGN MISSIONS

The Society of Foreign Mission was founded by His Holiness Pham Ho Phap in Nam Vang in the midyear of Dinh Mao year 1927 when His Holiness Ho Phap obeyed the SUPREME BEING to propagate the Caodaism there.

 His Holiness Ho Phap founded the Foreign Mission
named as the Foreign Sacerdotal Council, the headquarter was in Kim Bien Temple, NamVang. The SUPREME BEING let His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon as the Religious Chief, the soul of famous writer Victor Hugo of France to control the Foreign Sacerdotal Council.

8. THE INFLUENCE OF CAODAISM ON INTERNATIONAL FIELD

          The SUPREME BEING has taught:

        From this time races are not divided into three,
         
I gather you in one roof.
        After South and North then preach missionary on foreign countries the power of truthful religion will be managed by ME only
.

                                               (Religious Poem)

  Hundreds of year before founding the Caodaism, the GOD gave an order to Deities, Saints, Immortals, and Buddhas descending on over the world to awake the humankind in preparing the union spirit for humankind. Thus, when founding the Religion, the GOD descended in a séance to teach that:

 “MASTER/I have not descended to found the Religion in Vietnam, but Deities, Saints, Immortals, Buddhas have used the mysterious pen of séance to propagate on over the world” (Divine Messages, First book).

 Therefore, in the beginning of foundation, many sages on the world responded fast. Some following cases:

 At the beginning time of 1931, many German people arrived at the Saigon port by boats and visited the Tay Ninh Holy See, then went back the Germany . After that they sent a Berliner Ilustrierte Zeitung newspaper dated 21st June 1931 with an article “The newest Religion of the world” including many pictures of Caodaism Tay Ninh Holy See, written by W. Bbossard.

 On 11th 1931, the Caodaism Sacerdotal Council received a letter of Holy Father Godwin – Presbyter of General Church of England Eglise Gnostique in Germany that they was going to corporate with the Caodaism, to requested the Caodaism Sacerdotal Council to provide the religious History, Charter, Dogma and Rite so that they could organize a Caodaism Church in Germany, Australia, Holland, Belgium, Switzerland,…but this contact was discontinued because of the second war.

 Around 1936-1937, the German Mystical Philosophy Association contacted with the Tay Ninh Caodaism Sacerdotal Council to request for Caodaism dogma to study.

FOUNDATION OF SOCIETY OF                 FOREIGN MISSIONS

The Society of Foreign Mission was founded by His Holiness Pham Ho Phap in Nam Vang in the midyear of Dinh Mao year 1927 when His Holiness Ho Phap obeyed the SUPREME BEING to propagate the Caodaism there.

 His Holiness Ho Phap founded the Foreign Mission named as the Foreign Mission Sacerdotal Council, the headquarter was in Kim Bien Temple, NamVang. The SUPREME BEING let His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon as the Religious Chief, the soul of famous writer Victor Hugo of France to control the Foreign Mission Sacerdotal Council.

When going to Nam Vang, His Holiness Ho Phap stayed at Mr. Cao Duc Trong's house and His Holiness Ho Phap with Mr. Cao Duc Trong held the séance so that the SUPREME BEING preached and admitted the disciples.

  In the séance on 27th July 1927 (29th June Dinh Mao year) in Nam Vang, the SUPREME BEING descended to nominate some disciples:

  Le Van Bay [Giao Huu/Priest Thuong Bay Thanh].

 Nguyen Van Lam [Giao Huu/Priest Thuong Lam Thanh].

 Vo Van Su [Giao Huu/Priest Ngoc Su Thanh].

 Dang Trung Chu [Le Sanh/Student Priest Thuong Chu Thanh].

 Tran Quang Vinh [Le Sanh/Student Priest Thuong Vinh Thanh].

 Pham Kim Cua [Le Sanh/Student Priest Thai Cua Thanh].

 Mr. Cao Duc Trong [Tiep Dao Hiep Thien Dai/Religious Legislator of Divine Alliance Palace].

 The womankind dignitaries:

 Mrs. Tran Kim Phung [Giao Huu/Priest Huong Phung].

 Mrs. Dang Thi Hue [Giao Huu/Priest Huong Hue].

 Mrs. Nguyen Thi Hat [Giao Huu/Priest Huong Hat].

Mrs. Huynh Thi Trong [Le Sanh/Student Priest Huong Trong].

(Note: Mrs. Hue is the wife of Mr. Bay, Mrs. Trong is the wife of Mr. Chu, Mrs. Hat is the mother of Mr. Chu). With number of first dignitaries, His Holiness founded the Foreign Mission named as the Foreign Mission Sacerdotal Council.

For invisible power, the SUPREME BEING entrusted His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon as a Religious Chief, the soul of the famous writer Victor Hugo of France to govern the Foreign Mission Sacerdotal Council.

For material side, His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon entrusted the Giao Huu/Priest Thuong Bay Thanh as the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council. In 1930, Mr. Bay was promoted to Giao Su/Bishop. In 1933, His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon asked Mr. Bay to go back the Tay Ninh Holy See with new position "Manager of Interior Institute". In 1937, he was to entrusted to propagate in Hanoi. His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon entrusted the Religious Legislator Cao Duc Trong as the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council in Nam Vang.

 After the Religious Legislator Cao Duc Trong with the role of the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council, the next Dignitaries were entrusted to the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council:

 Giao Su/Bishop Huong Phung (Tran Kim Phung)

 Giao Su/Bishop Thuong Chu Thanh (Dang Trung Chu)

Giao Su/Bishop Thuong Vinh Thanh (Tran Quang Vinh)

Giao Su/Bishop Thai Gam Thanh (Thai Van Gam)

Giao Su/Bishop Thai Phan Thanh (Tran Van Phan).

On 20th March 1932/14th February Nham Than year at the Kim Bien Temple, His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon governing the Foreign Mission Sacerdotal Council descended to teach that:

 "Ban Dao/Poor Monk/I salute the Interim Pope/Quyen Giao Tong, Ho Phap, Tiep Dao/Religious Legislator and Foreign Mission Sacerdotal Council. Mankind and Womankind Dignitaries nominated, please listen:

 Few people go to the Heaven, many people go to the Hell. There is no case that the man esteems his body, has no usefulness for the Heaven Mechanism but he can obtain the thrones of Deity, Saint, Immortal, Buddha. For obtaining the divine thrones, it is not according to luck.

 When nominated as a Religious Chief to found the Sacerdotal Council in order to preach in foreign lands, Ban Dao/I followed the love of SUPREME BEING to enlarge the condition for human beings so that they could offer their merit and change their position. Ban Dao/I ignored Soul of Origin, Evolutionary Being or Demon Being, if they try to do merit, they will attain the Way. Ban Dao/I let each individual determine his fate freely and reply on the particular difficulties to do the merit. Consequently, if the justice is applied, whatever is good will be admitted, whatever is bad will be casted.

Ban Dao/I felt bored to see many helpless people. Therefore, Ban Dao/ give an order to each Dignitary nominated in considering oneself to confess the crimes to Giao Tong/Pope and Ho Phap, after that the reward and punishment will be determined".

                                                                 Ascend.

 In 1951, the Sacerdotal Council created the Religious Register in Cambodia with total Cambodian Disciples 73,164 including 64,954 Overseas Vietnamese and 8,210 Cambodian (According to the document of Phoi Su/Archbishop Thuong Vinh Thanh, Tran Quang Vinh).

When going to Nam Vang, His Holiness Ho Phap stayed at Mr. Cao Duc Trong's house and His Holiness Ho Phap with Mr. Cao Duc Trong held the séance so that the SUPREME BEING preached and admitted the disciples.

 In the séance on 27th July 1927 (29th June Dinh Mao year) in Nam Vang, the SUPREME BEING descended to nominate some disciples:

 Le Van Bay [Giao Huu/Priest Thuong Bay Thanh].

 Nguyen Van Lam [Giao Huu/Priest Thuong Lam Thanh].

 Vo Van Su [Giao Huu/Priest Ngoc Su Thanh].

 Dang Trung Chu [Le Sanh/Student Priest Thuong Chu Thanh].

  Tran Quang Vinh [Le Sanh/Student Priest Thuong Vinh Thanh].

  Pham Kim Cua [Le Sanh/Student Priest Thai Cua Thanh].

Mr. Cao Duc Trong [Tiep Dao Hiep Thien Dai/Religious Legislator of Divine Alliance Palace].

The womankind dignitaries:

Mrs. Tran Kim Phung [Giao Huu/Priest Huong Phung].

Mrs. Dang Thi Hue [Giao Huu/Priest Huong Hue].

Mrs. Nguyen Thi Hat [Giao Huu/Priest Huong Hat].

Mrs. Huynh Thi Trong [Le Sanh/Student Priest Huong Trong].

 (Note: Mrs. Hue is the wife of Mr. Bay, Mrs. Trong is the wife of Mr. Chu, Mrs. Hat is the mother of Mr. Chu). With number of first dignitaries, His Holiness founded the Foreign Mission named as the Foreign Mission Sacerdotal Council.

 For invisible power, the SUPREME BEING entrusted His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon as a Religious Chief, the soul of the famous writer Victor Hugo of France to govern the Foreign Mission Sacerdotal Council.

 For material side, His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon entrusted the Giao Huu/Priest Thuong Bay Thanh as the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council. In 1930, Mr. Bay was promoted to Giao Su/Bishop. In 1933, His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon asked Mr. Bay to go back the Tay Ninh Holy See with new position "Manager of Interior Institute". In 1937, he was entrusted to propagate in Hanoi. His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon entrusted the Religious Legislator Cao Duc Trong as the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council in Nam Vang.

After the Religious Legislator Cao Duc Trong with the role of the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council, the next Dignitaries were entrusted to the Chief of Foreign Mission Sacerdotal Council:

 Giao Su/Bishop Huong Phung (Tran Kim Phung)

 Giao Su/Bishop Thuong Chu Thanh (Dang Trung Chu)

 Giao Su/Bishop Thuong Vinh Thanh (Tran Quang Vinh)

 Giao Su/Bishop Thai Gam Thanh (Thai Van Gam)

 Giao Su/Bishop Thai Phan Thanh (Tran Van Phan).

 On 20th March 1932/14th February Nham Than year at the Kim Bien Temple, His Holiness Nguyet Tam Chon Nhon governing the Foreign Mission Sacerdotal Council descended to teach that:

 "Ban Dao/Poor Monk/I salute the Interim Pope/Quyen Giao Tong, Ho Phap, Tiep Dao/Religious Legislator and Foreign Mission Sacerdotal Council. Mankind and Womankind Dignitaries nominated, please listen:

 People go to the Heaven, many people go to the Hell. There is no case that the man esteems his body, has no usefulness for the Heaven Mechanism but he can obtain the thrones of Deity, Saint, Immortal, Buddha. For obtaining the divine thrones, it is not according to luck.

 When nominated as a Religious Chief to found the Sacerdotal Council in order to preach in foreign lands, Ban Dao/I followed the love of SUPREME BEING to enlarge the condition for human beings so that they could offer their merit and change their position. Ban Dao/I ignored Soul of Origin, Evolutionary Being or Demon Being, if they try to do merit, they will attain the Way. Ban Dao/I let each individual determine his fate freely and reply on the particular difficulties to do the merit. Consequently, if the justice is applied, whatever is good will be admitted, whatever is bad will be casted.

 Ban Dao/I felt bored to see many helpless people. Therefore, Ban Dao/ give an order to each Dignitary nominated in considering oneself to confess the crimes to Giao Tong/Pope and Ho Phap, after that the reward and punishment will be determined".

                                                                         Ascend.

 

       In 1951, the Sacerdotal Council created the Religious Register in Cambodia with total Cambodian Disciples 73,164 including 64,954 Overseas Vietnamese and 8,210 Cambodian (According to the document of Phoi Su/Archbishop Thuong Vinh Thanh, Tran Quang Vinh).

The Foreign Mission Sacerdotal Council propagated the Caodaism in foreign countries. The Priest/Giao Huu Thuong Vinh Thanh (Tran Quang Vinh) propagated the Caodaism in France. 

 In 1934, on one occasion of Giao Huu/Priest Thuong Vinh Thanh (promoted to Phoi Su/Bishop later) going to France due to being protected to attend the international exhibition in Vincennes of Paris, the His Holiness Interim Pope/Quyen Giao Tong and His Holiness Ho Phap suggested to propagate the Caodaism and to canvass the French Government in Paris on his occasion in upholding the Caodaism which was suppressed by the colonial government. The result happened on January 1932, the French Upper and Lower Houses voted the law of Religion to admit the free conscience of Caodaism and granted amnesty for punished disciples. On this occasion, the Priest/Giao Huu Thuong Vinh Thanh also helped 15 Frenches adopt the Caodaism, all of them were the intellectuals, among them five people were nominated to the Dignitary position in 1932 listed as:

 Tiep Dan Dao Nhon/Religious Instructor: Mr. Gabriel Gobron

 Womankind Bishop/Giao Su: Mrs. Felicien Challaye

Priest/Giao Huu: Mr. Charles Bellan

Priest/Giao Huu: Mr. Gabriel Abadie de Lestrac

Womankind Student Priest/Le Sanh: Mrs. Gabriel Gobron, later promoted to Priest/Giao Huu.

Beside propagation, the Priest/Giao Huu Thuong Vinh Thanh also defended the Caodaism with good result: the freedom of conscience was accepted by French Government. (According to the documentary of Archbishop/Phoi Su Tran Quang Vinh).

About 1932, one small Caodaism Temple was built in Paris

About 1932, His Holiness Pham Ho Phap announced that a small Caodaism Temple was founded in Paris of France with two nominated Dignitaries: Giao Huu/Priest Bellan and Abadie controlling (According to the speech of His Holiness Pham Ho Phap, red at Tay Ninh Holy See on 16th August 1932).

In 1935, the disciple of Japanese Religion went to Tay Ninh Holy See

This Religion was founded in 1894 in Japan while the Caodaism was founded in 1926. In 1927, via a séance of Omoto Religion, the disciples of Omoto were also announced to know that a new Religion had just appeared with disciples wearing white long dress, the left eye was adored to represent the GOD. The teaching asked them to go to Vietnam then to contact for study. In 1935, Mr. Isao Deguchi, a disciple was assigned to Vietnam to study the Caodaism. He met Thai Dau Su/Cardinal Nguyen Ngoc Tho at Bach Van Cavern/White Cloud Cavern in Phu Lam. In 1956, Mr. Isao Deguchi became the Religious Head of that Omoto Religion, he also came to Vietnam to attend the Inauguration of Caodaism Temple (Trung Hung Buu Toa) in Da Nang province, and also visited the Tay Ninh Holy See. Beside those events, many disciples of Omoto contacted many times to study the Caodaism dogma.

 Propagating the Caodaism in Japan

 People did not know when the Caodaism

was propagated in Japan, they just knew the Student Priest/Le Sanh Thai Nagafuchi Thanh as a representative of Caodaism in Japan. He was a University Professor, also a master of Daily Newspaper Mainichi Simbun.

 The Bhandanta Narada Thera - Vice head of Thailand Buddhism visited the Tay Ninh Holy See

The Bhandanta Narada There - Vice head of Thailand Buddhism visited the Tay Ninh Holy See and gave a Snowbell to Caodaism that now we can see it as an ancient tree in the shade at Dai Dong Xa/Great Terrace of Concord Fraternity at Tay Ninh Holy See, and gave a Buddha Relic contained in a golden jar adored at the Temple of Gratitude.

 The Blue Army of world Mother visited the Tay Ninh Holy See

The Army of world Mother with the Holy Statue Fatima Mother visited the Tay Ninh Holy See and the Caodaism Sacerdotal Council, all followers welcomed solemnly. 

The prediction of His Holiness Pham Ho Phap about influence of Caodaism toward the future

 In 1950, two American reporters visited the Tay Ninh Holy See and they could kindly see His Holiness Pham Ho Phap. In the contact, His Holiness Pham Ho Phap let to know that in the future, China would worship the Caodaism, and the United States would shoulder the mission on propagating the Caodaism on over the world...

 From the decades of XX century, His Holiness Ho Phap Pham Cong Tac and Caodaism Sacerdotal Council propagated the Caodaism in many countries military band          

From the decades of XX century, His Holiness Ho Phap Pham Cong Tac and Caodaism Sacerdotal Council also traveled to propagate the Caodaism in countries of Europe, Asia such as France, Japan, southern Korea, Taiwan, and Cambodia. The Heads of these countries and the important leaders welcomed solemnly:

 The President of Korea Ly Thua Vang welcomed His Holiness Pham Ho Phap in Korea. The national rites, military music, were used to welcomed His Holiness Pham Ho Pham solemnly.

 The President Tuong Gioi Thach, Prime Minister Tuong Hong Quan of China welcomed His Holiness Pham Ho Phap.

 The Cambodian King and Monks welcomed His Holiness Pham Ho Phap by a musical military army according to the national rites. The King and Prince also visited His Holiness Ho Phap. 

The President Rene Coty of France and Prime Minister Laniel visited His Holiness Pham Ho Phap.

The Prime Minister Pham Van Dong also met for exchange of view at the Genève in 1954.

All of they always welcomed His Holiness Pham Ho Phap respectfully and heartily as a king, an important guest.

 His Holiness Ho Phap attended the world religion conference held at Institut du Bleu Leman of Switzerland

 The world Religion Conference was held at the Institut de Bleu Leman, Montreux of Switzerland on 12th July 1954/13th June Giap Ngo year. Due to the difficulty of journey, at the final time His Holiness Ho Phap handed over a Manifesto to the conference to let them know the guideline, purpose of Caodaism. The Manifesto was supported and they hope that the Caodaism would be a Religion, which could amalgamate all Religions on the world. Before going back, the Controller of Institut de Bleu Leman petitioned His Holiness Ho Pham to be blessed, His Holiness Ho Phap felt happy to do a sacrament for ten persons of their family.

 In the 16th conference of Asia Historian Association held on 7th July 2000 in Kota city Kinabalu, Sabah, Malaysia, the Professor Dr. Tran My Van gave a lecture about the Caodaism with the title: The life and life-work of His Holiness Pham Ho Phap (1890-1959)

In the 16th conference of Asia Historian Association held on 7th July 2000 in Kota city Kinabalu, Sabah, Malaysia, the Professor Dr. Tran My Van, a University Lecturer of South Australia gave a lecture about the Caodaism with the title "A Quest for Vietnam's Caodaism, Independence and Peace: The Life and Work of Pham Cong Tac (1890-1959)" (The study of Caodaism, the independence and peace of Vietnam: The life and work of His Holiness Pham Cong Tac (1890-1959).

Expanding the Salvation to foreign country

At the Congo of Africa on 22nd March 1966/1st March Binh Ngo year, the Archbishop/Phoi Su Thuong Vinh Thanh propagated and admitted 32 womankind and mankind disciples.

TheAdministrative Section in Congo founded on 1st April 1967/22nd February Dinh Mui year included 8 mankind Sub-dignitaries and 2 womankind Sub-dignitaries.

On 7th February, this Administrative section informed that number of disciple increased to 100. The Principal Sub-dignitary was Mata Geotges, address: B.P. 1371, Kinshasa (R.D. du Congo).

In France: According to the suggestion of Archbishop/Phoi Su Thuong Vinh Thanh, therefore the Sacerdotal Council of Divine Alliance Palace voted toward nomination of Le Sanh/Student Priest for Mrs. Le Kim Hue on 3 May 1967/24th April Dinh Mui year. From that time, in the Paris of France the small Temple was built at address 12 Francois road, Xavier, Paris 5è (According to the documentary of the Archbishop/Phoi Su Tran Quang Vinh).

 The development and activity of Caodaism disciple on the world

 In countries such as Cambodia, China, Taiwan, United States, France, Canada, Australia, the image of Temple worshiping the SUPREME BEING and Temple of MOTHER BUDDHA always appeared with activities of foreign Vietnamese and native people.

 Under the propagation spirit of Caodaism in foreign country, after 1975 the number of Caodaism disciple increased much. They founded the Religious Villages, Parishes by themselves in order to cultivate in their religious life while propagating the Caodaism to foreign countries on the world. Caodaism Temples were built everywhere, among them there were some ones built same to the sample of Tay Ninh Holy See:

 In Australia, the Cao Dai Temple of New South Wales  was inaugurated on 18th November 2000.

 In United States, in Louisiana State, there is the New Orleans inaugurated on 25th November 2006. In California State, there is Orangewood Temple inaugurated on 23nd December 2007. In Kansas State, there is the Wichita Temple inaugurated on 5th September 2010. In the Texas, there is the Dallas Temple, the altar installation was held on 3rd October 2009.

In Canada, although the Montreal Temple is not same to the sample of Tay Ninh Holy See, it is the from the Catholic Church, it was built according to the sample of Tay Ninh Holy See.

The Caodaism images via architecture works of Temple same to the sample of Tay Ninh Holy See and images of Caodaism Disciples on over the world with Religious white dress and black traditional turban of Vietnamese race are a way of propagating silently but effectively to make a notice for foreign people who want to study the Caodaism.

Upon that tendency, the Foreign Missionary Service (founded from Great Foreign Meeting III at the Montreal Temple, Montreal City, Canada on 5th September 1998, referring to the Holy Order dated 3rd July Quy Dau year/1st August 1973 of Hien Phap/Juridical Renovator Truong Huu Duc and Brother Tran Quang Canh was elected as a Chairman of Representative Assembly) was working for 8 years from 1998-2006. Many researchers of world visited and helped the work of propagation.

Many famous universities of world such as Harvard of United States, Sorbonne of France and many researchers and postgraduates of foreign countries such as Holland, Germany, Italy, England, Australia, Island, France, Japan,Taiwan,.... contacted with the Foreign Missionary Service to find the Caodaism documentaries. Especially, the Harvard - the famous university of United State straining many the world leaders organized a research center for religion named as the Harvard University Center for study of World Religions and they also contacted with the Caodaism Foreign Missionary Service to get the religious documentaries. 

Many Universities gave a lecture or taught the Caodaism such as  Russia,  Germany,  Australia, Bangladesh  Bangladesh, ... 

Beside the visits presented above, the Caodaism Sacerdotal Council delgated many delegations to attend the International Religion Conferences on over the world.

Attending the Great Theology Meeting in Spain 1934

Attending the Great Religion Meeting in England in 1936.

Attending the Great Mystical Phylosophy Meeting in Germany in 1937.

Attending the Great International Religion Meeting in England in 1937.

  Attending the Great International Religion Meeting in France,Paris in 1939.

  Attending the Great International Religion Meeting in Lausane in 1948.

  Attending the Great Theology Meeting Haywards Heath in 1950.

  Attending the Great International Religion Meeting in Sweden, Stoc Kholm in 1951.

  Attending the Great International Religion Meeting in Bruxelles,Belgium in 1951.

  Attending the Great International Religion Meeting in Sweden, Montreux in 1954.

  Attending the Great International Religion Meeting in Tokyo,Japan in 1955.

  Attending the Great Meeting of Religious Head Isao Deguichi (Omoto) in 1956.

  Attending the Great Meeting "Le Lien Des Cercles D'Etudes in 1959.

  Attending the Great Doctor Meeting H.B. Cyran (Bollant) in 1962.

  Attending the Great Meeting Arthur Moor 1963.

 Attending the Great Meeting of 16th World Peace held in India.

 The Great Meeting of 16th World Peace was held in India. The organization committee  of great meeting sent a letter ti invite the Sacerdotal Council of Tay Ninh Holy See for attendace. The Leader of delegation was the Thua Su/Commisaary of Justice Le Quang Tan. The course of committee toward the Caodaism happened:

 On 19th January 1975, the committe was opened, the flag ofGreat Way - Third Period - Universal Salvation was hung equally to the flags of 108 Communist and Capital Countries with their representative delegations, in the meeting room at the "P.Bayon meeting-hall" by the General Sacretary of Great World Meeting.

 There was a worthy attention that although the Caodaism has not become a principal member of Great Committee yet and the Caodaism was not a country, the Organization Board of Great Meeting still hung the Caodaism flag equally to the other ones in the meeting room. That was a great honour of Vietnamese race in general and Caodaism in particular in accompanying with international friends to express the desire of peace.

 At  10am on 19th January 1975, the Organization Board also arranged the priority program with 40 minutes for Thua Su/Commissary of Justice Le Quang Tan to read a lecture of peace of Vietnam.

 On 22nd January 1975, in the palace of Indian Prime Minister, Mrs. Prime Minister Indira Ghandi and Ritual Minister happily the Message of Calling Peace of Tay Ninh Caodaism Sacerdotal Council. This message was handed by Thua Su/Commissary of Justice Le Quang Tan in the Prime Minister Palace of India.

 Attending the great World Religion Meeting in United States on June 1999

 That was the 13th Great Meeting of the Center for Studies on New Religions named in a short name as Cesnur, held at Bryn Athyn University Institute in Philadelphia city, Pennsylvania State of United States from 2nd to 4th June 1999.

The attenders of delegation included the Caodaism Dignitaries, disciples belonging to the Foreign Missionary Service. The fist lecturer of Caodaism delegation was Professor Dr. Russian Segri Blagov beonging to the University Moscow Insitute of Russia. The second lecturer was Mr. Christopher Autralian Hartney, he was still a MSc student learning the Caodaism faculty learning the Caodaism faculty in Syney University Institute of Australia at that time. Now he is a Caodaism Dr.

Attending the great World Religion Meeting in Canada

The Great World Meeting held in the University Institute of British Columbia in Vancouver  city,  Canada,  by the International Association for Religious Freedom named in short name "IARAF" was opened from 27th July to 3nd August 1999.

The attenders of Caodaism delegation included 60 members of Dignitaries, Intellectuals, Polyhistors, Caodaism Disciples belonging the Foreign Missionary Service with the following topics:

 Mr. Christopher Hartney (Australia) gave a lecture for Caodaism History and Dogma.

 Professor Dr. Sergei Blagov, Russia gave a lecture for the topic of Religious Freedom.

 The main purpose of IARF was to struggle for human right and Religious freedom in particular. The IARF had permanent representatives next to the United Nations and the Caodaism was a memeber of this association. 

The great World Religion Meeting in Latvia on August 2000

 The Caodaism delegation attended the great world Religion Meeting in Latvia. This was the 14th Meeting of Center for Studies on New Religions (CESNUR) held in a University of Riga city ofLatvia. The great Meeting was opened from 29th to 31st September 2000 with Caodaism attenderes belonging to leaders of Foreign Missionary Service. The lecturers were also Professor Dr. Sergei Blagov and Dr. Christopher Hartney.

 The Caodaism delegation attended the Great Religion Meeting 31st IARAF again in Budapest capital on 28th July 2002.

 The Millennium Summit Meeting about world peace sent an invitation for a sinior dignitary of the Church of Tay Ninh Holy See

 The Millennium Summit Meeting about world peace of Religion and Spirit Leaders was opened in the United Nations on 28th August 2000. The meeting was controlled directly under General Secretary of United States Kofi Annan. Mr. Bawa Jain, department Header - General Secretary of meeting sent the invitation to senior dignitaries of Tay Ninh Holy See with sincere and words:

 "Your participation in this assembly is the key for its success"

Please accept my personal assurance of our highest esteem"

 However, for this Meeting, the Caodaism delegation did not attend the Meeting directly but sent the documentaries only.

 The Caodaism in the 30th Grett Meeting of International Association on sociology and religion in Spain

 In the 30th Grett Meeting of International Association on sociology and religion in Spain, the Caodaism was explained by Dr. Jeremy Jammes called as a Caodaism expert. The Dr. Jammes defended the thesis successfully "Caodaism: spiritual rites, predictions and explanations" and he received the Degree of Humanity Society Dr. in 2006 issued by Paris University. He was considered as a Caodaism Doctor.

 In the Meeting, the Dr. Jammes stated the Caodaism history, organization form,  global structure system and concord theory of multi-belief.

 That was an honour for Caodaism attending the solemn International Meeting with an advantage chance to propagate the Caodaism history and dogma for humankind.

 In times of attending the Great International Religion Meeting, the Caodaism was welcomed very solemnly and invited to read the speech, not ignored in the margin of meeting.

 Especially, in the Great International Religion Meeting 31st IARF (International Association for Religious Freedom) in Budapestin 2002, the Caodaism delegation obtained the achievements:

 Firstly, the Caodaism was arranged firstly in the meeting. The Organization Board agreed to let the Caodaism state the Great Way in the solemn meeting in the opening ceremony with only three Religions under attention: Buddhism, Bahai Religion, Caodaism.

 The Professor Dr. Kazi Islam - Department Manager on Wolrd Religions, Dhaka Institute of  Bangladesh  expressed  his happhiness about the guideline and dogma of Caodaism, and the he wanted to get it in teaching program of his department.

After that, in 2008 the Caodaism was taught officially at Bachelor Department of Religion faculty of  Dhaka UniversityInstitue, Bangladesh. There were about 40 students learning this faculty. In 2010, the delegation of Dhaka University Institute guided by Professor Dr. Kazi Islam visited Tay Ninh Holy See and invited the Sacerdotal Council of Tay Ninh Holy See to report on the Caodaism at that faculty. Before 1950, Pakistan had been a Islamic Country including the Eastern State (Pakisten, at the present), andWestern State (Bangladesh, at the present).  Bangladesh was a moderate islamic country founded in 1950 from the Islamic Country after the conflict making 3 millions dead with a second number of Islamic followers on the world (120 millions) which was lower thanIndonesia. Via this chance, it could be a gate for Caodaism in finding the harmony path on the Islam 

The Dhaka University Institute of  Bangladesh was successful in teaching the Caodaism subject 

The present focus of Foreign Missionary Service is to canvass how to bring the Caodaism subject to the education of countries so that it can become a officical department in University Institutes, not a optional subject. That is one of the most effective methods to propagate the Caodaism. 

The Foreign Missionary Service has progressed with an important step for many years in bringing the Caodaism to foreign Universities such as the World Religion Department of Dhaka University Institute, Bangladesh, they taught the Caodaism successfully in the first year.

From the news of Dhaka on 15th July 2009, there were 35 third-year students on BA program, learning the Caodaism. Then 33 students were accepted to attend the exam (2 students were not accepted because they had not attend the class regularly).

The Caodaism subject in Dhaka University was taught via English for whole time of learning year and one MA Mohamad Jahangir Alam graduated with the Caodaism subject in this university last year. 

The Dhaka University Institute of Bangladesh applying the Caodaism subject is the first step of long program, the sample for other Universities to apply the Caodaism subject.

 However, many foreign students want to go to Tay Ninh Holy See to study for Dr. Thesis, therefore the Sacerdotal Council needs the Dignitaries to guide them. At the current time, there is a Japanese student ViTa learning at Tay Ninh Holy See. Next year, the professor Mohammad Jahangir Alam, Bangladesh will come to Tay Ninh Holy See.

 In the opinion of Foreign Missionary Service, in order to obtain the most effective way of propagating the Caodaism in foreign countries is how to penetrate the International University Institutes of foreign countries in teaching the Caodaism subject, then there will have many research students and they will write books about the Caodaism by many languages.

 The Caodaism Dogma contains the features of "validity" compared with modern theories

 The Caodaism Dogma contains the features of "validity" compared with modern theories, thus the international intellectual background accepted fast. In the beginning time of Caodaism, there were intellectuals of foreign countries adhered such as some samples:

 In 1931, there was one senior Dignitary as a first foreigner of Divine Alliance Palace/Hiep Thien Dai with position Giao Su/Bishop Gabriel Gobron (1895-1941) in Bayonville, France

 In 1931, there was one senior Dignitary as a first foreigner of Divine Alliance Palace/Hiep Thien Dai with position Giao Su/Bishop Gabriel Gobron (1895-1941) in Bayonville, France adhering the Caodaism. After that, he was nominated for Tiep Dan Dao Nhon/Religious Instructor in France. Throughout 1970s of XX century, he attended many international religion conferences and gave many lectures on Caodaism subjects. His wife is Marguerite Gobron adhering Caodaism nominated from Le Sanh/Student Priest to Giao Huu/Priest. Beside that, he was fluent in English, Germany, Italian, Spanish, ... Consequently, he has composed many French books and written articles in foreign languages about Caodaism. That was the reason that the European intellectuals knew the Caodaism soon.


        In Australia

 - Dr Tran My Van (Asian Studies, School of International Studies, University of South Australia.) has presented and published the paper "Vietnam's Caodaism, Independence, and Peace: The Life and Work of Pham Cong Tac (1890 - 1959) [Prosea Research Paper No.38 , Sept 2000)

- In 2004 Dr Christopher Hartney has completed his Phd Thesis (A strange peace : Đạo Cao Đài and its manifestation in Sydney) at the University of Sydney. Dr Christopher Hartney has been a Religious Studies Lecture at the University of Sydney, since then he has published many papers, articles on Cao Dai Religion.

 

 In 2002, General University Institute Leipzip Germany took the Caodaism subject to their teaching program 

The General University Institute Leipzip Germany, the Religion Faculty took the Caodaism subject to their teaching program of Institute in 2002 because considered that the Caodaism was a new Religion with a good theory, the person undertaking and teaching the Caodaism subject was the Professor Nguyen Khac Tung. Last year, there was one MA Betty Koegel graduating the Caodaism subject in this University Institute.

 The talent intellectuals of world have ever cooperated with the Foreign Missionary Service

 Professor Dr. Kazi Islam, the Department Manager of World Religion Faculty of Dhaka University Institute of Bangladesh.

 Professor Dr. Sergei Blagov of Russian Moscow University Institute.

Professor Dr. Janet Hoskins of University Institute of  Southern California, USA.

Professor Dr. Christopher Hartney of Sydney University  Institute of Australia.

Professor Dr. Jéremy Jammes, Lyon, France.

Professor Dr. Nguyen Khac Tien Tung of Leipzig University Institute, Germany.

 Professor Dr. Tran My Van of Australia University Institute.

 Professor Dr. Joe Hobbs of  Missouri  University  Institute, USA.

 Professor Dr. Lucas Pokorny of Vienna University Institute, Australia and Aberdeen Scotland.

Professor Dr. Miyazawa Chihiro of Tokyo University Institute, Japan.

Professor MA. Mohammed Jahangir Alam of Dhaka University Institute, Bangladesh.

The Professor MA Mohammed Shaihk Farid of Dhaka University Institute, Bangladesh.           

The Professor MA Ninh Thien Huong of Southern California University Institute, SA. 

The Phd Theses on Caodaism subject have been collected. 

The Dr. Victor Oliver with a Thesis "Caodai Spiritism A Study of Religion in Vietnamese Society", submitted to Syracuse University, Hongkong in 1970. 

The Dr. Susan Werner with a Thesis "The Caodai: The Politics of a Vietnamese syncretic Religious Movement", submitted to the Yale University, Southeast Asia Studies, Hongkong in 1976. 

The Dr. of Third Rank Mr. Pierre Bernardini with a Thesis "Le Caodaisme au Cambodge" 1926-1974, submitted to Paris University in 1974. 

The Dr. Sergei Blagov of Russia with a Thesis "The Caodai: A New Religious movement", submitted to the Moscow University in 1991. Especially, the professor attended many world religion conferences and gave many thesises on Caodaism and also guided and taught many research students about Caodaism subject of Moscow Eastern Research University Instistute of Russia.

The Professor Tran Thu Dung with a thesis "Le Caodaisme et Victor Hugo", submitted in 1996 in Paris University VII in France.

 The Professor Jeremy Jammes with a thesis "Le Caodaisme: Rituals Médiumniques, oracles et exgesèses: approche ethnilogique d'un mouvement religieux vietnamien et de ses réseaus", submitted to the Paris University in 2006.

 The Professor Christopher Hartney with a Caodaism thesis in Australia "A Strange Peace: Dao Cao Dai and Its Manifestation in Sydney" in 2004.

 The MA Mohammad Jahangir Alam with an Essay "The Concept of Unity in Bahaism and Caodaism: a comparative study" sponsored by Professor Dr. Kazi Islam and Elder Brother Tran Quang Canh's guidance, submitted to Dhaka University Institute, Bangladesh in 2008.

 The MA Mohammad Shaikh Farid with an Essay "Caodaism: A syncretistic religion in Vietnam" guided by Professor Dr. Kazi Islam and Elder Brother Tran Quang Canh's guidance, submitted to Dhaka University Institute, Bangladesh in 2009.

 (News from www.caodai.net)

 At home:

 Dr. Huynh Ngoc Thu, Humanity lecturer of Humanity & Society Science University of Ho Chi Minh City has just successfully defended the Doctor Thesis "The Religious Life of Caodaism Disciple in background of Southern Culture" in 2010.

Dr. Nguyen Thanh Xuan belonging to Government religion Board in Hanoi has defended the Caodaism Thesis successfully.

 At the current time, there are many research students at home and abroad continuing to defend the Caodaism Thesis to become next Doctors such as: Belal Hosain, Nabila Nawarin, Abdullah Mahmud in Bangladesh, Ari Lindstrom, Bengt Sunberg In Sweden, Onaldo Alves Pereira in Brazil, Nguyen Thuy Ngan in London, England. In USA, there are also students such as Kenneth Bushey, Jane Nelson, Todd Snelgrove, David Aldous, Adam Markey, Addison Smith, Tieu Lan Uyen (According to the news from the Foreign Missionary Service).

 Many international intellectuals and polyhistors also pay attention to Caodaism doctrine

 At the current time, many international intellectuals and polyhistors of University Institutes also pay attention to Caodaism Doctrine; they right go to Tay Ninh Holy See in Vietnam to study.

 The Professor J. Hobbs of Missouri University of USA visited the Saigon Temple and Tay Ninh Holy See

 When coming to Vietnam, the professor J. Hobbs was very surprised and excited by Caodaism and he felt touched in being entertained by Caodaism Dignitaries. When returning to USA, he promised he would discuss with professor of Religion Department Manager about accepting the Caodaism - a new and special religion of GOD as a subject in teaching program of faculty. The Professor J. Hobbs hoped that in the near future, they would invite a Caodaism delegation to visit the Missouri University to talk on this religion. (The news from the www.caodai.net).

 Professor Dr. Lukas Pokorny of Vienna University Institute, Australia admired the Caodaism Doctrine very much. He has visited the Saigon Temple and Tay Ninh Holy See

 The Professor Dr. Lukas Pokorny is Australian, at that time he was the Vice Director of Study Research Program of Oriental Research Department of Vienna University Institute, Australia. The Professor had a MA degree on comparative program of religion, history research, religion philosophy. The Professor also had a Philosophy Doctor degree.

 The Professor Pokorny is undertaking the research on Oriental Religions. He has traveled to study many new religions in countries such as Japan, Korea, China. He certainly paid an attention to the Religions in Vietnam such as the Caodaism that he has ever known well.

 When visiting the Saigon Temple, he wanted to have a Caodaism vestment and the Saigon Management Section gave him one vestment. After wearing the white and black religions vestment, he said he would wear that vestment to attend a ceremony at Tay Ninh Holy See.

You can read the thoughts of a professor Okorny after a journey to Caodaism, recorded in the Visitor's Book at Tay Ninh Holy See:

 "Dear Dignitaries.

 Unluckily, I have contacted with Mr. Canh who introduced me to the Giao Su/Bishop Minh to study the Caodaism in Vietnam. It replied on your whole-hearted support, I could have the deep knowledge of Caodaism. That is my honour and bliss in attending special ceremonies of Caodaism from Tay Ninh Holy See to other Temples to study. I would like to thank to kind hearts of Dignitaries. My journey in Vietnam has taught me much and I hope that I will teach and propagate the Caodaism officially in the future.

 I thank much about your hospitality. Maybe this is the cultural particular of humankind. I wish to success in teaching and preaching the Caodaism. Sincerely thank you"(Professor Lukas Pokorny wrote in Australian. Mrs. Thanh Nhan translated in summary).

 In the study on Caodaism doctrine, the professor Pokorny attaches a special importance to the automatic apparatus of séance and Hoi Long Hoa/Universal Judgement. (The news from the www.caodai.net).

 Through the journey of Professor Pokorny, we hope that this is a holy mission on propagating the Great Way of Australia. In the future, we hope that the Vienna University Instistute will teach the Caodaism subject.

 Thus, just less century, even the number listed above is still humble, it also shows the activeness of Caodaism in the spiritual culture of humankind and the Caodaism theory have also attracted many international intellectuals.

END

 

SỰ KHAI NGUYÊN -TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH -  GIÁO LÝ & ẢNH HƯỞNG CAO ĐÀI GIÁO TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

Trích từ

 

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT CAO ĐÀI GIÁO

Dã Trung Tử

 

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà nội

ĐT.04.37822845 – Fax (04).37822841

Email: Nhaxuatbantongiao@gmail.com

 

Chịu trách nhiệm xuất bản

Nguyễn Công Oánh

 

Biên tập: Vũ Văn Hiếu

Trình bày bìa: Minh Khiêm

Sửa bản in: Thùy Trang

 

Đơn vị liên kết:

Đinh Quang Tiến

Vụ Cao Đài

Ban Tôn giáo Chính phủ

_______________________________________

In 1.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm

tại Công ty CP in sách giáo khoa Hòa Phát.

Địa chỉ: 157 Tôn Đức Thắng – Tp Đà nẵng

Số xuất bản:259-2011/CXB/70-36/TG ngày 06-04-2011 In xong và nộp lưu chiếu tháng 6 năm 2011


CƠ SỞ BAN ĐẦU KHI MỚI KHAI ĐẠO                FIRST ESTABLISHMENT OF CAODAISM

 

 

Chùa Từ Lâm Tự  Gò Kén Tây ninh

Go Ken Tu Lam Tu pagoda in Tay Ninh

 

 

Đền Thánh tạm khi dời về làng Long thành

Provisionally Holy See in Long Thanh village


CƠ SỞ THỜ TỰ VÀ MỘT SỐ DINH THỰ TẠI                       THÁNH ĐỊA TÂY NINH                                                                               WORSHIP ESTABLISHMENTS AND EDIFICES IN                  TAY NINH HOY LAND

 

AXCD0018.jpg

 

Cảnh quan T.Thánh Tây ninh nhìn từ trên không

The view of Tay Ninh Holy See from the air

 

 

Đền Thánh, nay là Tổ Đình Cao Đài Giáo

The Holy See, the Caodaism Center See

 

 

Báo Ân Từ nơi thờ Phật Mẫu

Bao An Tu/Temple of Gratitude as a provisional Temple of Mother in precinct of Holy See

 

    Giáo Tông đường, nội ô Thánh địa, Tây Ninh Giao Tong/Pope Office in inner of Holy Land of Tay Ninh Holy See

 

Hộ Pháp đường                                                                                  Ho Phap Office

 

Văn phòng Cửu Trùng Đài

The Office of Cuu Trung Dai/Palace of Nine Divine Planes

 

Văn phòng  Hiệp Thiên Đài

The Office of Hiep Thien Dai/Palace of Divine Alliance.

 

 

Nam Đầu sư Đường

The Office of Male Cardinal

 

 

Nữ Đầu Sư Đường

The Office of Femal Cardinal

 

Cửu Trùng Thiên tại Đại Đồng Xã

Cuu Trung Thien/Nine Divine Planes at Dai Dong Xa/Universal Concord Fraternity

 

Khách Đình -                                                                                                                            Khach Dinh House of Funeral Ceremony

 

 

Trí Huệ cung (Thiên hỷ động)Dùng làm Tịnh Thất riêng cho nữ  phái Đứng trước nhìn vào thấy có hai từng, đó là hai từng trên, vì từng trệt được Đức Hộ Pháp xây ngầm dưới mặt đất.

Tri Hue Cung/Thien Hy Dong/Inligtenment Palace

Private House of Meditation for womankind

With front angel, there are two upper floors because the ground-floor was built under ground by His Holiness Ho Phap

Tri Giác cung (Địa linh động) dùng làm Tịnh Thất

cho cả nam và nữ.

The Enlightened Palace/Dia Linh Dong as a Meditation House for both mankind and womankind

 

 

Vạn Pháp cung (Nhơn hòa động) dưới chân núi Bà Đen, dùng làm Tịnh Thất riêng cho nam phái.

Van Phap Cung/Dharma Palace or Nhon Hoa Dong/Cavern of Concord Humankind


2.   BIỂU TƯỢNG THỜ PHỤNG CỦA CAO ĐÀI

THE WORSHIP SYMBOLS FOR THE GOD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình Thiên nhãn biểu tượng thờ phụng Đức Chí Tôn

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

The Divine Eye represents the worship for JADE EMPEROR SUPREME BEING

 

  

 

 

 

Quả  Càn Khôn với hinh Thiên Nhãn biểu tượng thờ phụng Thượng Đế tại Đền Thánh  Trung ương

The Universal globe with the Divine Eye symbols for the GOD at the Center Holy See

 

 

 

 

Hình Thiên nhãn biểu tượng thờ phụng Đức Chí Tôn

tại các Thánh thất địa phương

và tại Thiên bàn tư gia

The Divine Eye is the worship symbol for SUPREME BEING at the native Temples and

the Altar of private house

 

 

 

Hình Thiên nhãn biểu tượng thờ phụng Đức Chí Tôn                             tại Trí Huệ Cung

The Divine Eye is the worship symbol for SUPREME BEING at the Wisdom Palace

 

Hình tượng thờ phụng

ĐỨC PHẬT MẪU VÀ CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG

Tại Báo Ân Từ - Thánh địa Tây Ninh, phỏng theo sự tích “Hớn rước Diêu Trì” Hớn Võ Đế đón rước Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương và bốn Tiên Đồng Nữ hạc cưỡi chim thanh loan giáng hạ ban hồng ân cho nhà vua.

The worship symbols for MOTHER BUDDHA and NINE IMMORTALS At the Temple of Gratitude – Tay Ninh Holy Land, adapted from the legend “Hon welcomes Dieu Tri/MOTHER BUDDHA”, Hon Vo De king welcome the MOTHER BUDDA, Nine Buddhas and four Little Fairies riding the phoenix to descend earth in order to give a  favour

 

Hình Chim loan trên nóc Báo Ân Từ

The Phoenix on the Temple of Gratitude

 

 

Bên trong Báo Ân Từ - Điện thờ Phật Mẫu

The inner Temple of Gratitude – Mother Temple

 

Bàn Hội Yến Diêu Trì Cung

The ceremonial table used in Hoi Yen Dieu Tri Cung/Ceremonial Regale of Dieu Tri Palace

 

Đàn cúng chức sắc đang dâng lễ

One ceremony with acolytes offering the sacrifice

 

Tượng Đức Di Lạc đang cưởi cọp trên nóc Hiệp thiên Đài

The statue of Maitreya Buddha meditating on tiger’s back on the roof of Hiep Thien Dai/Palace of Divine Alliance

 

 

Tượng Tam Thế Phật trên nóc Bát Quái Đài

The Trinity of Buddha on roof of Bat Quai Dai/ Octogonal Divine Palace
3 . MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA CAO ĐÀI GIÁO                                    TẠI HẢI NGOẠI

SOME PICTURES CONCERNING THE DEVELOPMENT OF FOREIGN CAODAISM

 

Tổng thống Lý Thừa Vãng Đại Hàn Dân quốc tiếp kiến   Đức Phạm Hộ Pháp

The President Ly Thua Vang of Korea in an audience with His Holiness Pham Ho Phap

 

 

Tổng Thống Tưởng Giới Thạch tiếp kiến

Đức Phạm Hộ Pháp tại Đài loan (1954)

President Tuong Gioi Thach in an audience with His Holiness Pham Ho Phap in Taiwan in 1954

       

 

 

 

 

 

 

 

Thái Tử Shi Ha Núc,Campodia Tiếp kiến Đức Phạm Hộ Pháp

The Emperor  Shi Ha Nuc of Cambodia in an audience with His Holiness Pham Ho Phap

 

 

 

Đức Hộ Pháp tiếp phái đoàn tại Pháp

His Holiness Ho Phap welcomed a delegation in France

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Giáo sư Gabriel Gobron

1895-1941

Nhập môn cầu Đạo năm 1931, được Đức Chí Tôn ân phong phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, Gs. là Chức sắc Hiệp Thiên Đài người ngoại quốc (Pháp) đầu tiên.

Vợ ông là bà Marguerite Gobron cũng đã nhập môn được Thiên phong từ phẩm Lễ sanh lên Giáo hữu

The Professor Gabriel Gobron
  1895 - 1941
Adhered the Caodaism in 1931 and nominated for Tiep Dan Dao Nhon/Religious Instructor. The Professor was the first Foreign Dignitary (France) of Hiep Thien Dai/Divine Alliance Palace. His wife is Marguerite Gobron adhering Caodaism
nominated from Le Sanh/Student Priest to Giao Huu/Priest.

 

Một lớp sinh viên đang làm bài thi về Cao Đài tại viện Đại học Dhaka Bengladesh

The class is spending an exam of graduation on Caodaism subject in Dhaka University Institute, Bangladesh

 

 

Tổng thống Bangladesh tiếp phái đoàn Cao Đài                             The Foreign Missionary Service Delegation in an audience with Bangladesh President

 

Giáo sư Tiến sĩ Sergei Blagov Nga đang thuyết trình tại Viện Đại học Dhaka Bangladesh                                                            Professor Dr. Sergei Blagov of Russia giving a lecture with Foreign Missionary Service of Caodaism in Dhaka University Institute, Bangladesh

 

Tiến sĩ Cao Đài Giáo Christopher Hartney đang thuyết trình tại Viện Đại học Dhaka Bangladesh                                                        The Caodaism Dr. Christopher Hartney giving a lecture with Foreign Missionary Service of Caodaism in Dhaka University Institute, Bangladesh

Thạc sĩ Mohammed Jahangir Alam (Banglades)Bảo vệ thành công luận án Cao Đài tại Đai học Dhaka Bangladesh, năm 2008.
The MA Mohammaed Jahangir Alam (Bangladesh) has defended the Caodaism Thesis successfully in Dhaka University in Bangladesh in 2008.


          Image

The Professor J. Hobbs is doing rites in Saigon Temple. He has visited Saigon Temple and Tay Ninh Holy See

 

Giáo sư Tiến sĩ Lukas Pokorny Viện Đại học Vienna Austria viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh .đang  mặc đạo phục Cao Đài                       The Professor Dr. Lukas Pokorny of Australia Vienna University Institute is visiting the Tay Ninh Holy Se

 

 

 

 

 

 

 

 


Thánh thất Cao Đài New South Wales Sydney (Úc)                 The Caodai  Temple New South Wales Sydney of  Australia

Thánh thất Cao Đài California USA.                                            The  Caodai Temple of California USA.

Thánh thất Cao Đài Montreal  Canada  The Caodai Temple Montreal of Canada



          [1] Trên đây là Điện thư (E.mail) cám ơn của Tiến sĩ Sergei Blagov, khi nhận được bài “Tìm hiểu khái quát Cao Đài giáo” Dr. Sergei viết trực tiếp bằng Việt ngữ.

 

         [2] Ấu học tầm nguyên

            [3] Từ Lâm tự (Gò kén Tây ninh) Hội Thánh Cao Đài tạm mượn làm Cơ sở ban  đầu của Đạo.

 

[4] Theo “Thứ tự tu thân” trong thuyết Đạo của Đức Phạm Hộ Pháp đêm 22 tháng 5 Kỷ sửu tại Đền Thánh.

         [5] UFO: Unidentified flying object  (những vật thể bay không xác định, ám chỉ dĩa bay của người ngoài hành tinh đến).

1 Ngoại cảm là người có khả năng tiếp xúc với linh hồn người chết, còn gọi là đồng tử hay xác đồng, họ có thể nghe hoặc thấy được linh hồn người chết, hoặc hồn người chết nhập xác họ, để nói lên điều mong muốn của mình.

[6] The SUPREME BEING comes and names Himself as “Master”.

[7] Two bold words of final sentences: “High” is “Cao” in Vietnamese language, “Palace” is the “Đài”. Two words are Cao Đài or Caodai or Caodaism.

[8] The Purity Prayer.

        [9] Two bold words: SUPREME is mentioned to “Cao” and PALACE is mentioned to “Dai”. It means Cao Dai/Caodaism.

    [10] The telepath is a person who has an ability to communicate with the soul of death that the call him as a medium. This person can hear or see the soul of death or the soul of death can enter the telepath’s body to tell what they want to speak.