ĐỆ TAM THIÊN NHƠN H̉A ƯỚC

Quang Thông.

(điều chỉnh lần cuối 1-2018)

 

I. ĐỆ TAM THIÊN NHƠN H̉A ƯỚC LÀ G̀ ?

II. ĐỨC HỘ PHÁP TR ẤN THẦN TƯỢNG TAM THÁNH

III. BẠCH VÂN ĐỘNG CHƯ THÁNH LÀ AI ?

IV. Ư NGHĨA ĐỆ TAM THIÊN NHƠN H̉A ƯỚC

 

Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ṭa Thánh Tây Ninh được gọi là Tổ Đ́nh của nền Đại Đạo. Ngôi Đền Thánh là một kiến trúc tân kỳ và mỹ lệ, biểu hiệu một nền văn hóa, nghệ thuật đặc biệt của Cao Đài. Đền Thánh được coi như một danh lam thắng cảnh và hơn nữa như một kỳ quan của đất nước.

Ngoài sự biểu hiện đặc biệt về nền văn hóa Cao Đài, ngôi Đền Thánh c̣n hàm chứa cả giáo lư và triết lư căn bản và ngay cả những bí pháp mầu nhiệm của cơ đạt Đạo.

Người viết c̣n nhớ một mẩu chuyện:

Một hôm có một vị đạo hữu đến thăm ngài Hiến Pháp tại Hiệp Thiên Đài. Vị ấy thưa với ngài Hiến Pháp rằng:

- Thưa Ngài, xin Ngài chỉ dùm có cách nào mà chỉ tu hành nội một kiếp sanh nầy sẽ đạt Đạo ?

Sau vài giây suy nghĩ, ngài Hiến Pháp trả lời rằng:

- Em hăy lại đằng Đền Thánh xem các con rồng đều há miệng ra hết. Các bí pháp đều được phơi bày trước mắt nhơn sanh, cứ coi theo đó mà tu th́ đạt Đạo.

Nói như vậy để chúng ta hiểu rằng: h́nh thể Đền Thánh hàm chứa những nghĩa lư sâu xa, huyền bí trong đó. Điều nầy cũng dễ hiểu bởi v́ qua Thánh giáo chúng ta được biết Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế......(Bạch Ngọc Kinh là đền ngự của Đức Chí Tôn nơi cơi hư linh)

Đặc biệt hơn nữa là vị kiến trúc sư sáng tạo đồ h́nh Đền Thánh không phải là người phàm mà chính là Đức Lư Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ qua sự tiếp điển của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc....

 

I. ĐỆ TAM THIÊN NHƠN H̉A ƯỚC LÀ G̀ ?

1/. Đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa Ước được diễn tả qua tượng Tam Thánh Kư Ḥa Ước:

Nếu bước vào Đền Thánh bằng cửa phía trước, sau khi lên khỏi các bậc thềm, chúng ta sẽ thấy ngay một bức tượng vẽ thật lớn ở chính giữa, đó là tượng Tam Thánh Kư Ḥa Ước. Đây là tên đă được chú thích bên cạnh bức tượng.

Thực ra đây là một bức tranh rất lớn th́ đúng hơn. Người ở trong tranh lớn bằng người thật. Đó là ba vị: Đức Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm (bên mặt), Đại văn hào Victor Hugo (ở giữa), và Nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (bên trái).

Đức Trạng Tŕnh đang cầm bút lông viết những hàng chữ Nho trên một tấm biển, đó là những chữ: THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ - BÁC ÁI, CÔNG B̀NH . C̣n Đại văn hào Victor Hugo cũng đang cầm bút viết lên mấy chữ bằng tiếng Pháp: DIEU ET HUMANITÉ - AMOUR ET JUSTICE, (tức là đồng nghĩa với những hàng chữ Nho kể trên). C̣n Nhà cách mạng Tôn Dật Tiên đang cầm nghiên son để hai vị kia viết. Tất cả các chữ đều màu đỏ. Tất cả các h́nh nổi bật lên nền mây xanh nhạt phía sau.

 

 

2/. Đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa Ước là ǵ ?

Trong Thánh giáo Đức Chí Tôn có dạy: Khai Đạo muôn năm trước định giờ. Tức nhiên Đại Từ Phụ dùng quyền năng sanh hóa ra muôn loài vạn vật, và Người cũng nâng đỡ giáo hóa mỗi điểm tiểu linh quang trên bước đường dài trở về qui nguyên, phục nhứt. Đấng Chí Tôn đă nâng đỡ, giáo hóa bằng cách nào ? Đó là chính Người đến hoặc sai những sứ giả đến để mở những mối Đạo, để các chơn hồn do theo mà đoạt vị. Việc khai mở các mối Đạo do nơi Thiên Thơ tiền định, tức là cũng nằm trong khuôn luật tiến hóa tự nhiên. Đó là mỗi thời kỳ, tùy theo tŕnh độ tấn hóa của nhân loại, Đấng Chí Tôn khai mở những nền Đạo, với tôn chỉ khác nhau để độ rổi các chơn hồn trở về cựu vị.

Để cho việc độ rổi nầy được hữu hiệu, Đấng Chí Tôn bắt nhân loại phải kư hứa với Người, tức là có Thiên ư hiệp với sự cố gắng của người phàm th́ việc cứu rổi mới được hữu hiệu. Điều chính yếu là mỗi một ngươn hội có một bản Thiên Nhơn ḥa ước được kư kết. Nay đến buổi Hạ ngươn, Đức Chí Tôn đến khai mở Tam Kỳ Phổ Độ và bắt nhơn loại phải kư hứa với Người ḥa ước thứ ba, tức là Đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa Ước . Ḥa ước nầy diễn tả chính yếu là Trời và Người hiệp sức thực hiện cho được một xă hội lư tưởng đặt nền tảng trên 2 điểm Bác ái và Công Bằng...

3/. Đệ I và Đệ II Thiên Nhơn Ḥa Ước là ǵ ?

Có Đệ Tam tức phải có Đệ Nhứt và Đệ Nhị Thiên Nhơn Ḥa Ước. Đệ I tức nhiên thuộc vào thời Nhứt Kỳ Phổ Độ và Đệ Nhị thuộc Nhị Kỳ Phổ Độ. Hai ḥa ước nầy chúng ta cũng dễ nhận ra qua danh từ Cựu Ước và Tân Ước trong Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo.

Theo Thánh Kinh th́ thời Cựu Ước có rất nhiều lần Đức Chúa Trời đến giao ước cùng nhơn loại (hay nói đúng hơn là sắc dân Do Thái), nhưng quan trọng nhứt là hồi ở trên núi Sinai, Đức Chúa Trời đă ban cho dân Do Thái mười điều răn qua ông Thánh Maisen. Chúa bắt dân Chúa phải tuân giữ 10 điều răn để có thể tạo nên một xă hội an lành và đạo đức. Đó là bản Đệ Nhứt Thiên Nhơn Ḥa Ước.

 

 

- Đến thời Tân Ước tức là buổi Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Chúa Trời cho con của Người là Đức Chúa Giêsu đến thế gian chịu khổ h́nh để chuộc tội cho loài người để làm một giao ước mới, đó là Đệ Nhị Thiên Nhơn Ḥa Ước.

 

Trong quyển T́m Hiểu Thánh Kinh, Trang. 88, Linh mục Nguyễn Công Lư có giải thích như sau:

Việc ǵ xảy ra tại Sinai ?

Việc quan trọng nhất là việc Chúa hiện ra trao 2 bia đá thích 10 giới răn. Đây là tóm lượt những điểm chính yếu dân phải tuân giữ. Và v́ ban luật cho dân nên Chúa mới chính là Chúa của dân và Chúa tự làm giao ước với dân và dân cũng làm giao ước trung thành với Chúa từ đó. Đây là giao ước cũ hay Cựu Ước. Sau nầy Chúa Giêsu làm giao ước mới, kư kết bằng chính máu Thánh Ngài”.

4/. Giao Ước và Ḥa Ước :

Trong Đạo Công Giáo người ta dùng danh từ giao ước. Giao ước tức là 2 bên kư hứa đồng ư với nhau để hợp tác thực hiện một chương tŕnh nào đó.

C̣n trong Đạo Cao Đài, chúng ta dùng danh từ ḥa ước. Tại sao gọi là ḥa ước ?

Khi nói tới ḥa ước tức là đă có một cuộc chiến giữa đôi bên. Mỗi lần Đức Chí Tôn hay các sứ giả của Người đến mở Đạo, tức nhiên đặt ra những khuôn luật hướng thượng để cho nhơn sanh tuân theo hầu đạt Đạo để trở về nguyên bổn, c̣n nhơn sanh th́ tự nhiên có khuynh hướng hướng hạ tức là phàm tục hóa. Cho nên có một trường tranh đấu từ hai phía.

Thánh giáo Đức Lư Giáo Tông nhân ngày Ngài tái thủ quyền hành có đoạn:

“.........Lăo nghĩ như thế nên nhứt định tái thủ quyền hành, đem cặp nhăn thiêng liêng thay v́ cặp nhăn của Thầy đặng thấy giùm mọi điều cho chư hiền hữu, chư hiền muội, đặng quyết thắng chúng sanh trong kỳ khai Đạo nầy.....”.

Như vậy Đức Lư cũng công nhận có một trường tranh đấu và phải làm thế nào cho những người thế Thiên hành hóa phải thắng được chúng sanh tức là thắng được những phàm tâm dục vọng gây nên tội lỗi của chúng sanh. Đó là nguyên do trong Đạo Cao Đài chúng ta dùng danh từ Ḥa ước.

II. ĐỨC HỘ PHÁP TR ẤN THẦN TƯỢNG TAM THÁNH :

Vào năm 1948  sau khi tượng hoàn thành, Đức Hộ Pháp có tổ chức một buổi lễ trấn thần rất long trọng và vào dịp nầy Đức Ngài có giải thích như  sau:

" Trấn Thần 3 vị Thánh rất khó, v́ phải kêu Chơn linh họ đến nhập vào tượng ảnh, mà muốn Chơn linh họ đến, phải thấu đáo cả căn kiếp của họ mới đặng. C̣n 9 cây nhang dùng để trấn Thần là 9 cái thang bắc lên Cửu Trùng Thiên cho các Chơn linh nương theo đó. Chẳng biết họ ở từng Trời thứ mấy, ḿnh cứ đưa lên đủ, họ gặp họ tới ngay, quan hệ là trước khi trấn Thần, phải xem lại coi có tắt cây nhang nào không. Thảng như họ ở từng thứ 7 mà cây nhang thứ 6 rủi tắt đi, thành ra bị cách khoảng, họ không thể tới được.
Bây giờ chúng ta chỉ thông công với các Đấng trong Cửu Thiên Khai Hóa, rồi đây cũng có ngày Bần đạo kêu lên Đức Di-Lạc ở từng thứ 11 chưa biết chừng, khi ấy sẽ phải dùng đến 11 cây nhang, chớ không phải 9 cây nữa. "

Khi Đức Hộ Pháp trấn Thần tượng ảnh Tam Thánh xong, cả nhân viên tùng sự lui theo cửa hông trở ra, ṿng ra cửa trước, đi vào HTĐ, thỉnh Thánh tượng đặt lên vách tường, ngó mặt ra trước cửa Đền Thánh.
Đức Hộ Pháp giải thích :

1. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ,
2. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn,
3. Đức Tôn Trung Sơn,

là đại diện của Hội Thánh Ngoại Giáo, các Ngài là những Thiên mạng truyền giáo Ngoại quốc (Missionnaires étrangers), cho nên tượng ảnh để ở Hiệp Thiên Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi thiêng liêng của các Ngài.
Cả 3 vị Thánh đều mặc cổ phục. Cái nghiên mực trên tay Đức Tôn Trung Sơn có hào quang chiếu diệu, tượng trưng sự rực rỡ của nền văn minh tối cổ Trung Hoa. Cái khuôn xi măng đúc trên vách HTĐ, từ ngày tạo tác Tổ đ́nh, là để dành ngày nay đặt tượng ảnh Tam Thánh lên đó. Trước kia, Bần đạo cũng không hiểu để làm ǵ, chỉ biết tạo theo lịnh của Đức Lư Giáo Tông.
Ngày nay thời cuộc biến thiên, vị Hiền Tài LÊ MINH T̉NG ở Hải đảo trở về đây, Đức Lư truyền lịnh cho vẽ tượng ảnh nầy, mới hiểu rằng : Đức Lư chờ người mà Ngài cần dùng đến.
Trước tượng ảnh không có bàn thờ chi hết v́ Chơn linh đă nhập vào đó như người sống vậy.
Kể từ ngày 10-7-Mậu Tư (dl 19-8-1948), tượng ảnh Tam Thánh đă đặt lên vách tường Hiệp Thiên Đài, là biểu hiệu cho Chủ nghĩa Đại Đồng của Đạo Cao Đài, mở đầu một giai đoạn tiếp dẫn chúng sanh Vạn quốc vào cửa Đại Đạo, mà cũng là ngày khởi đoan sự bành trướng ngoại giáo.
Cuộc lễ bế mạc lúc 9 giờ cùng ngày."

Ṭa Thánh, ngày 10-7-Mậu Tư (dl 19-8-1948).
Luật Sự VƠ QUANG TÂM tường thuật.

 

III. BẠCH VÂN ĐỘNG CHƯ THÁNH LÀ AI ?

 Khi cầu nguyện Đức Mẹ Diêu Tŕ Kim Mẫu, người đạo hữu niệm ba câu là:

Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn,

Nam mô Cửu Vị Tiên Nương,

Nam mô Bạch Vân Động Chư Thánh.

Tức nhiên Bạch Vân Động trực thuộc dưới quyền Đức Mẹ chính yếu để lo về phần xác tức là phần đời cho con cái Người...mà trước mắt là cơ chuyển thế.

Trên kia chúng ta đă biết Bạch Vân Động là một trường đào tạo các sĩ tử xuống trần để lo cơ chuyển thế...

Môn đệ Bạch Vân có hàng ngàn hàng vạn chớ không phải ít. Họ gồm cả nam lẫn nữ, đầu kiếp rải rác cùng vạn quốc chớ không riêng ǵ đất nước Việt Nam ta...Sứ mạng của họ trong buổi nầy là góp tay xây dựng nên xă hội của đời Thánh đức. . .

Chúng ta hăy nghe bài thi của vi tổ sư Bạch Vân nhắn nhủ cùng chư  môn đệ như sau:

 

Bạch Vân nhàn lạc khỏe thân già,

Thương kẻ nặng mang nợ quốc gia.

Đời rạng lưu tồn gương nhựt nguyệt,

Đạo thành vạn đại chiếu sơn hà.

Thiện nam gắng giữ nền nhân nghĩa,

Chơn nữ hằng ghi thuyết cộng ḥa.

Trách nhiệm thiệt hành cho vẹn phận,

Hồng ân chung hưởng buổi âu ca.

(TNHT, trg 221)

Thời kỳ nầy vị tổ sư không xuống thế , nhưng cả môn đệ Bạch Vân phải hoàn thành sứ mạng trọng đại được giao phó...Người tuy ở cơi Thiêng Liêng nhưng luôn lo lắng cho môn đồ không biết sẽ thi hành trọn vẹn hay không v́ sứ mạng rất nặng nề...

Vào năm 1958, Bà Bát Nương Diêu Tŕ Cung cũng có giáng cho ngài Hiển Trung, một bài thi nói về sứ mạng Bạch Vân có đoạn sau:

............

Anh nghe đặng tiếng than sư phụ,

Động Bạch Vân ủ rủ màu trời.

Buổi xưa lảnh lịnh cam lời,

Theo chơn Ngự Mă lập đời Tân Dân. (1)

Cả môn đệ Bạch Vân theo giúp,

Anh chớ lo mựa chút sờn ḷng,

Lập nên chủ nghĩa Đại Đồng.

Việt Nam trọn hưởng ân hồng Chí Tôn.

..........

Tóm lại sứ mạng của môn đệ Bạch Vân nhằm thực hiện cho được cứu cánh của Đại Đạo là :  Thế Đạo Đại Đồng . . .

 

IV. Ư NGHĨA ĐỆ TAM THIÊN NHƠN H̉A ƯỚC :

1/. Ư Nghĩa tổng quát:

Về h́nh thể bức tượng, chúng ta đă diễn tả ở phần trên, bây giờ chúng ta hăy t́m hiểu những ư nghĩa hàm chứa qua bức tượng hay nói đúng hơn ư nghĩa của Đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa Ước.

Trong tượng có ba vị là : Đức Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm (người Việt Nam), hiện nay trên cơi hư linh Ngài là vị tổ sư của Bạch Vân Động . C̣n Đại văn hào Victor Hugo hiện nay trên cơi hư linh Ngài đă đạt vị với Thánh danh Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, cũng là một môn đệ của Bạch Vân Động. Và Nhà cách mạng Tôn Dật Tiên hiện nay trên cơi hư linh Ngài đạt vị với Thánh danh Trung Sơn Chơn Nhơn, Ngài cũng là một môn đệ của Bạch Vân Động.

- Ba vị Thánh của Bạch Vân Động, đại diện cho nhơn sanh kư kết với ĐứcThượng Đế Bản Đệ Tam Ḥa Ước với nội dung thật đơn giản v́ ḥa ước chỉ có 8 chữ: THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ - BÁC ÁI, CÔNG B̀NH. Tức là Đức Chí Tôn và nhơn sanh hiệp sức để thực thi cho được hai điều là sự Thương Yêu và Công Chánh trên quả địa cầu nầy. . .

- Hai vị trong tượng là người Pháp và người Trung Hoa, viết bởi hai thứ tiếng Pháp và Trung Hoa tượng trưng cho sự dung ḥa hai nền văn hóa Đông và Tây.

- Ba vị sống vào những thời điểm khác nhau lại được phục sinh trong một danh xưng hiện hữu tức là Cao Đài góp nhặt những tinh hoa kim cổ.

- Một người Việt Nam đứng đầu trong nhóm là ư nghĩa Đức Chí Tôn Thượng Đế trao sứ mạng gieo giống cho dân tộc Việt Nam.

- Chữ viết trong ḥa ước được chấm từ một nghiên son Trung Quốc, có nghĩa Cao Đài lấy cái tinh túy của nền văn minh đạo đức Đông phương - mà Trung Quốc là nơi sản xuất - để làm căn bản.

2/. Ư Nghĩa Tượng Tam Thánh đối với Dân Tộc Việt Nam :

Dân tộc Việt Nam đă trải qua hàng ngàn năm bị người Tàu đô hộ nhưng họ vẫn không đồng hóa được bởi v́ ông cha ta luôn bất khuất kiên cường giữ vững tinh thần, bản sắc dân tộc. Nhưng ngày nay một số đông dân ta hay có tinh thần vọng ngoại; cái ǵ của người cũng cho là hay là tốt hơn của ḿnh. Những người nầy không nh́n lại gia tài quư báu mà tổ tiên ta để lại.

Ngày nay chính ḿnh Đức Chí Tôn đến lập nên mối Đạo Cao Đài và Ngài dạy: Dân tộc Việt Nam sẽ làm Thầy thiên hạ. Trong Tượng Tam Thánh đă diễn tả điều đó: Đức Trạng Tŕnh là một người Việt Nam và là thầy của hai môn đệ phương đông và phương tây, quả là điều đáng cho chúng ta suy gẫm. Thánh giáo Cao Đài c̣n dạy rơ ràng hơn:

Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc,

Ngày sau làm chủ mới là kỳ.

Ngoài ra , Đức Trạng Tŕnh c̣n giáng cơ cho hai câu :

Văn hiến bốn ngh́n năm có sẳn,

Chi cần dị chủng đến dâng công,

Nền văn hóa tốt đẹp trải hơn 4000 năm ông cha ta dùng để dựng nước và giữ nước, con cháu không nên xu hướng theo văn minh tân thời mà hủy hoại, phế bỏ.

Trong một bài giảng đạo tại Ṭa Thánh ngày 15-7-1948, Đức Hộ Pháp có thuyết rằng:

“Tổ chức xă hội của chúng ta khéo léo làm sao đâu, Bần Đạo dám chắc rằng cao thượng hơn hết. Hại thay! Quốc dân ôm của báu trong tay mà không biết quí trọng, liệng rồi chạy theo ăn mót đồ bỏ của thiên hạ, lấy làm của. Đức Chí Tôn đến đặng thức tỉnh nhơn sanh, nên mới có câu Ngài nói với nhà Vua: "Nam phong thử nhựt biến Nhơn phong" là thêm ư rằng: Tổ phụ chúng bây để lại cho bây một phong hóa, nó sẽ biến thành phong hóa của toàn nhơn loại vậy.

Ngài cho biết rằng chúng ta vốn có của báu, mà của báu ấy thiên hạ đang t́m kiếm đặng sống”.

Tóm lại, Tượng Tam Thánh ngoài ư nghĩa tŕnh bày nêu trên có thể c̣n nhiều huyền vi bí mật mà chúng ta chưa thấu hiểu nổi. . . Nhưng riêng đối với dân tộc Việt Nam , bức tượng đă nói lên tinh thần tự chủ tự cường và là một lời tiên tri về tương lai tươi sáng của ṇi giống Việt . Hay chúng ta có thể vinh danh đây là một Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của dân tộc Việt Nam trong đời Thánh đức sắp đến:

“Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc, Ngày sau làm chủ mới là kỳ”

Để kết luận, chúng ta thấy: Đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa Ước là một ḥa ước vô cùng đơn giản v́ nó ch́ có hai điều khoản là Thương Yêu và Công Chánh. Đây là hai điều lư tưởng mà người ta đă nói đến quá nhiều rồi nhưng chỉ có phần ít các quốc gia trên thế giới thực hiện được phần nào, c̣n lại đa số xă hội loài người đều tràn ngập hận thù, bất công và con người vẫn sống trong đau khổ triền miên.

Để thực hiện được hai điều nầy bắt buộc nhân loại  phải trở về con đường đạo đức. Khi nào mọi người đều thấm nhuần đạo lư, ư thức được rằng mỗi người đều là con của Một Ông Cha Thiêng Liêng, tức nh́n nhau là anh em ruột thịt th́ sẽ biết thương yêu nhau. . .

C̣n muốn đạt được một xă hội công bằng, nhân đạo th́ thiết tưởng mọi người hăy thực hiện được lời dạy của Thánh Hiền xưa là:

“Điều ǵ ḿnh không muốn ai làm cho ḿnh th́ đừng làm cho người khác”. Câu nói nầy tuy rất đơn giản nhưng vô cùng chí lư để đưa đến một xă hội có t́nh người trong thương yêu và công chánh.

Đạo Cao Đài và một số tôn giáo khác đă và đang rao giảng về một xă hội tương lai tốt đẹp cho loài người gọi là đời Thánh Đức, đây là một xă hội lư tưởng chỉ gồm toàn những bậc hiền lương, đạo đức. . . Đến khi đó th́ bản Đệ Tam Thiên Nhơn Ḥa Ước sẽ được thực hiện một cách hoàn hảo rồi vậy./.

Quang Thông.

(điều chỉnh lần cuối 1-2018)

 

Top of Page

      HOME