T̀M HIỂU BÀI TRUNG THU LINH MỘNG
CHÁNH KIẾN CƯ SĨ 2023
|
|
TRUNG THU LINH MỘNG
Đạo kỳ ba sáng tạo,
Năm thứ tám hầu sang.
Khói hương bay ngui-ngút chốn rừng thoàn,
Mùi cúc đượm nực-nồng miền Thánh-địa.
Thanh bạch rỡ màu Tây-Vức*,
Ánh gương-nga chiếu-diệu cảnh thiên-nhiên.
Đỏ vàng pha sắc Tần-vân,
Ngần tinh-đẩu điểm-tô bầu thế -giái.
Tám hướng vây ṭa Bát-Quái,
Bốn phương chiêu khách cửu-lưu.
Nghĩ phận ta:
Vai mỏi gánh thế t́nh,
Thú vui miền sằn-dă.
Gươm Thần-Huệ, mượn vẹt tan lằng vân-ám,
Noi hiền xưa, giải y lại, đồng tâm cùng đôi bạn hiền quăng-ném gánh bồng-tang,
Nước nhành-dương, vưng chan rưới khách trần-ai,
Ngồi rừng trước, vung đạo nhà, hiệp trí với vài tri kỷ dẫn-d́u đoàn sanh chúng.
Bởi rứa cho nên;
Thay thanh mạo, thơ đờn cất gánh,
Đổi thảo hài, hạnh đức trau ḷng.
Đến Tổ-đ́nh, ví dạ đói-no cũng vui thú nâu-sồng,
Về cố-thổ, dầu thân ấm-lạnh vẫn ǵn ḷng son-sắc.
Quyết dạ một trọn thờ Trời đất,
Dụng tấm nhiệt-thành đem hiến cho chúng sanh-linh.
Ǵn ḷng đơn gầy-dựng non sông,
Lau gương trí-huệ quyết làu-soi bầu Vơ-trụ.
V́ vậy mà,
Đ̣i lúc, vầy đôi bạn đề thi ngắm cảnh, trau-tria ḷng phàm-tục,
Ghe phen, trổi năm cung thúc dạ buồn đời, khêu gợi giọng đổ quyên.
Một đêm kia:
Gương cung-quảng luống dật-dờ,
Giọng chung-đài nghe thấp-thoáng.
Canh càng khuya, đêm càng thẩm, nơi tịnh-thất mơ-màng giấc tĩnh say đưa phách đến non Vu.
Trời thêm lặng, cảnh thêm êm, ngọn thanh phong phưởng-phất hơi đầm ấm điệu hồn về đảnh Hạc.
Thoạt thấy:
Chất-ngất dương che vọng-cát,
Diềm-dà liễu đỡ vận-dài;
Dường như Non-Thái dựa kề,
Chẳng khác Bồng-Lai đem lại.
Trước mắt tựa bá ṭng trăm cội, nào loan sè, nào phụng múa, cảnh nguy-nga, càng ngắm lại càng xinh.
Bên ḿnh xen hoa thảo muôn cḥm, nầy cúc nở, này sen đơm, màu rực-rỡ, thêm nh́n càng thêm đẹp.
Măng lóng Cung-Thần gieo tiếng nhạc,
Giọng du-dương như nhặt trổi khúc Cầu-hoàng.
Nào hay hồn tục lạt Non-Tiên,
Nơi thanh tĩnh thoạt lại gặp trang Nữ-Sĩ.
Ta nghĩ rằng:
Nếu chẳng phen người Tây-tử,
Cũng là mặt khách Quỳnh châu,
Đài sen cuộn gót chơn thâu.
Nét-liễu khoe ngần ngọc rạng,
Đi-đứng dịu-dàng cốt cách, nét phong-lưu đâu nhượng khách tư-văn.
Tới-lui yểu-điệu nghi-dung, gương thông-tuệ gẫm khác người trần-thế.
Ta khi ấy:
Vừa mừng vừa sợ,
Nửa nhớ nửa quên.
U ơ hồn chưa nhớ đặng dạng h́nh,
Ngơ-ngẫn phách có đâu tường Tiên tục.
Thoạt nghe.
Người để tiếng chào mừng Cao Liêng Tử đă hèn lâu mới tạng mặt trưởng-huynh,
Ta định chừng, may-mĩa Hớn Tiên-nương nên vội vă đáp mong ơn hiền-muội.
Thật là:
Cửu hạn phùng cam vỏ,
Tha hương ngộ cố tri.
Gẫm lại: Kẻ vô duyên trót muôn chung cũng khó gặp Đạo mầu,
Người hữu hạnh trong một kiếp vẫn đắc truyền cơ nhiệm.
Nên ta mới tiếp rằng:
Ơn tri ngộ, công tạo khách khai cơ từ buổi,
Nghĩa cố giao đuốc rọi đường dẫn bước những ngày.
Gặp mặt đây vẫn thật quá may,
Xin ḷng đoái thương nhau chỉ dẫn.
Người bèn đáp lại.
Trường náo-nhiệt xem đà kế cận,
Cuộc tang-thương ngảnh lại khôn xa.
Khách măn chen lấn bước phồn-hoa,
Người luống nhẫng mong mùi phú-quí.
Đời sợ sút nên chen nên lấn,
Thế muốn hơn toan giựt toan giành.
Mạnh th́ cậy sức cường tranh,
Khôn lại dụng tài hiếp bức.
Nào biết nh́n nhau đồng-loại,
Chẳng c̣n giữ chút thương tâm.
Kiếp chầy e không tránh khỏi nạn chiến-tranh,
Thời thế gẫm đă đành vùi cơn loạn biến.
Toan bảo-bọc lấy đoàn con dại, Trời sớm khai chánh-giáo dẫn đường,
Muốn dắt d́u phải bước trẻ ngây, Đất kịp mở chơn truyền tạo khách.
Hiền huynh ngảnh lại đó mà coi!
Bảy năm Đạo mở,
Ba lượt Trời khai.
Thế mà: Non sông đă lở, bồi-đắp chẳng một ai,
Nhân vật hầu xiêu, đỡ-nâng chưa mấy mặt.
Tiện-muội vốn khâm-thừa Ngọc-Sắc, tâm-pháp vâng thửa lịnh gieo-truyền,
Hiền-huynh tua ghi nhớ lời-vàng, cơ mật khá ǵn ḷng kiên-cố.
Suy kiêm nghiệm cổ,
Căi cựu oán tân.
Dầu chi cũng có bóng Hồng,
Chớ vội sánh so đức bạc.
Triều triệu vai mang sanh chúng,
Nặng hoằng đầu đội khuôn linh.
Thi đền nhứt luật đinh ninh,
Bút hạ năm vần lưu hiến.
Thi rằng:
Nhẹ bước nhàn du để vẽ hồng,
Sấn tay nước Việt dậm non sông;
Châu về đất Bắc dời Kim-Khuyết,
Ngọc rạng thành Nam chuộc ải-đồng.
Mở lối đài-vân mời trí-sĩ,
Dọn đường Hồng-Lạc dắt anh phong,
Động-đào quen thú mơi chiều ngắm,
Hỏi khách tao-nhân có mặn nồng.
Noi Thánh trước, ḷng chẳng quản mao lư xịt-xạt mưa sau hư dậu lá,
Dơi Hiền xưa, dạ khôn nài lều cỏ xơ-rơ gió trước lọt hiên tranh.
Hằng tâm ghi chữ thanh bần,
Chẳng ư bợn màu trược phú;
Tay trắng dẫn d́u trăm họ,
Ḷng son rạng chói một màu.
Vậy mới trượng phu,
Ấy là quân tử.
Thôi thôi! Lời cặn kẻ, nơi Thánh-Địa hiền-huynh tua chữ dạ,
Khánh dục thâu, chốn Diêu-Tŕ tiện-muội phản hồi cung.
Ḱa xa đưa tiếng hạc trổi không trung,
Nọ chực rước cánh loan sè kế cận.
Lui bước ḷng người dùng thẳng,
Xây lưng ư khách không đành.
Dường như thương kẻ phiêu linh,
Chới với không ai nâng đỡ.
Ta khi ấy:
Vừa muốn nghiêng ḿnh thi lễ,
Bổng nhiên thức giấc mộng hồ.
Nhuận mùi hương, mủi dường phất-phơ, hương bay ngào ngạt tựa màn,
Reo hơi nhạc, tai như văng-vẳng, nhạc c̣n lóng nghe bên cạnh.
Ngơ ngẩn nửa say nửa tĩnh,
Dậy ngồi vừa nghĩ vừa suy.
Trổi gót-hài bước lại tây hiên,
Chỉnh đạo-phục day về Bắc-Khuyết.
Đầu vọng bái mong ơn Thượng-Đế,
Miệng lâm dâm trước ánh Đẩu-Tinh.
Máy Càn-Khôn xoay lẫn khí âm-dương,
Vầng Nhựt-Nguyệt chuyển luân phiên triêu-tịch.
Chừ ta mới:
Vào Thảo-xá gắn ghi bao sự tích,
Lên áng-văn sơ-lược mấy kỷ-chương.
Sắc không, không sắc nghĩ cũng lạ dường,
Hư-thiệt, thiệt-hư truyền ư hậu thế”.
Trung Thu năm Nhâm Thân
15-09-1932 (15-08-Nhâm Thân).
Cao Quỳnh Diêu (kư tên)
NGUỒN GỐC BÀI THƠ:
Ngài Bảo-Văn Pháp-Quân Cao-Quỳnh-Diêu nhân Trung Thu Nhâm Thân (1932) nằm mộng tỉnh dậy đề thơ: “Trung Thu Linh Mộng” này gồm chín đoạn thể phú.
Măi mười năm sau (Nhâm Ngọ 1942) Ngài mới cho phổ biến in thành nhă tập với lời bộc bạch như sau:
“Vẫn là một áng văn, ám tả sự thật trong một điềm chiêm bao, Khi thức giấc trí c̣n ghi nhớ rơ ràng mỗi lời chỉ giáo, duy có bài thi là cần nhứt, lại rủi c̣n nhớ có chín chữ. Ấy là nhờ giọng ngâm thanh tao của Bát-Nương c̣n văng vẳng bên tai. “Trong câu phá ....... du....... Trạng nhứt: Thâu về ải bắc....... Trạng nh́: Ngọc rạng thành nam.....”.
Câu chuyện lạ nầy, sáng ngày có tường thuật cho Hộ-Pháp, Quyền Giáo-Tông, Sĩ Tải Ngọ và đứa đệ tử Trang Hoài Khánh với nhiều Chức sắc nam nữ đều nghe.
Qua ngày sau, Bát Nương giáng cơ gợi nhắc lại đủ tám câu, song Người lại buộc Văn-Pháp phải ngâm cho giống hơi giọng của Người. Xem lại Thánh giáo lối Trung-Thu Nhâm-Thân th́ rơ thấy.
Phú Nhuận tháng 02 Nhâm Ngọ (Mars 1942).
Bảo-Văn Pháp-Quân Cao-Quỳnh-Diêu.
HỌC HỎI TỪ BÀI THƠ
TIÉT 1. T̀M HIỂU TIỂU SỬ NGÀI CAO QUỲNH DIÊU (1884-1958)
THÂN PHỤ: là Ông Cao Quỳnh Tuân làm Cai Tổng Hàm Ninh Thượng. Ông Cao Quỳnh Tuân mất lúc Ông Diêu được 14 tuổi. Đức Chí Tôn cho biết Ông Cao Quỳnh Tuân là Xuất Bộ Tinh Quân ở Thượng giới giáng trần.
THÂN MẪU: là Bà Trịnh thị Huệ, đắc phong Nữ Giáo Sư ngày 14-Giêng-Đinh Măo (dl 15-2-1927) do Đức Chí Tôn ân phong trong kỳ phong Thánh Nữ phái lần thứ I.
EM: em kế là Ngài Cao Quỳnh Cư, đắc phong Thượng Phẩm Hiệp Thiên Đài.HIỀN THÊ: là Bà Trần thị Lựu, đắc phong Nữ Giáo Hữu trong kỳ Đức Chí Tôn phong Thánh Nữ phái lần đầu tiên, được Đức Chí Tôn giao nhiệm vụ cùng với Nữ Giáo Sư Hương Hiếu (hiền nội của Ngài Cư, đây là hai chị em bạn dâu trong gia đ́nh họ Cao) dạy các Đồng nhi tụng kinh.
PHẨM VỊ: Ngài Cao Quỳnh Diêu đắc phong Bảo Văn Pháp Quân trong Thập Nhị Bảo Quân, Hàn Lâm Viện của Đạo Cao Đài. Ngài Diêu hiệu là Mỹ Ngọc, nên thường xưng là Cao Mỹ Ngọc, Đạo hiệu là Cao Liên Tử. Ngài Diêu là một trong bốn vị (Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu) khởi sự xây bàn đầu tiên để tiếp xúc với các vong linh nơi cơi vô h́nh.
ĐẠO NGHIỆP:
- Ngài là một vị trong Chức sắc HTĐ mà buổi Đạo mới khai. Đầu năm 1926, tức là năm Bính Dần, Ngài cùng với Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, và các vị Đại Thiên Phong khác đi phổ độ khắp các tỉnh. Ngày mùng 6-8-Bính Dần (dl 12-9-1926), Đức Chí Tôn giáng dạy riêng và cho Ngài Diêu (hiệu Mỹ Ngọc) một bài thi như sau:
“ Mỹ Ngọc, từ đây việc nhà con an ổn, dầu điều chi nhớ để ư rằng có Thầy bên con.
Đặng một việc chi chớ vội mừng, thất một việc chi chớ vội buồn, v́ sự buồn vui và sự buồn tủi thường pha lẫn kế cận nhau, c̣n sự ǵ phải đến cho con, ấy là tại nó phải vậy, chớ cượng cầu mà nghịch Thánh ư Thầy.
Hăy xem ḍ theo đây mà day trở trong bước đường Đạo :Mối Đạo từ đây rán vẹn ǵn,
Tu là khổ hạnh khá đinh ninh.
Ḷng thành một tấm Trời soi xét,
Gương rạng ngh́n thu nguyệt chiếu minh.
Gai gốc lần đường công trước gắng,
Thảnh thơi có lúc buổi sau dành.
Ṿng trần ch́m nổi từ đây dứt,
Công quả tua bền độ chúng sinh”.- Năm Đinh Măo (1927), Ngài Cao Quỳnh Diêu thọ phong Tiếp Lễ Nhạc Quân, có phận sự sắp đặt Lễ nghi và âm nhạc trong việc cúng tế trong Đạo.
- Đầu năm 1929, Ngài Tiếp Lễ Nhạc Quân Cao Quỳnh Diêu vâng lịnh của Hội Thánh, đặt ra 3 Bài Dâng Tam Bửu (Bài Dâng Hoa, Bài Dâng Rượu và Bài Dâng Trà), có dâng lên Bát Nương giáng cơ chỉnh văn lại, để thay thế 3 bài Dâng Tam Bửu cũ đă dùng lúc mới mở Đạo do Ngài Ngô văn Chiêu đặt ra.
Năm 1929, trong lúc Ngài Diêu c̣n ở phẩm Tiếp Lễ Nhạc Quân, Ngài viết quyển "NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN TIỂU ĐÀN" có mục đích chỉnh đốn Lễ Nhạc trong các Đàn Cúng Vía Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng liêng cho đúng theo qui cách tốt đẹp, đạt được sự trang nghiêm, để áp dụng thống nhứt trong Đạo Cao Đài, dâng lên Đức Phạm Hộ Pháp duyệt xét rồi chuyển qua Hội Thánh. Hội Thánh xem xét đồng ư và Đức Quyền Giáo Tông ban hành, kể từ ngày 17-6-Canh Ngọ (dl 12-7-1930), áp dụng thống nhứt cho tất cả các Thánh Thất.
- Năm Canh Ngọ (1930), Ngài Cao Quỳnh Diêu được thăng lên phẩm Bảo Văn Pháp Quân chánh vị đặng chỉnh đốn Lễ Nhạc cho hoàn toàn, cho tới ngày Thành Đạo.
Năm 1932, Ngài Diêu viết bài Kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu, cũng được dâng lên Bát Nương Diêu Tŕ Cung chỉnh văn lại, dùng để làm Kinh Cúng Tứ Thời Đức Phật Mẫu.
ĐĂNG TIÊN: Ngài Bảo Văn Pháp Quân mất vào ngày mùng 4-9-Mậu Tuất (dl 16-10-1958, tại Văn Pḥng Trung Tông Đạo, trong Nội Ô Ṭa Thánh, hưởng thọ 75 tuổi.
Hội Thánh tổ chức Lễ Đạo Táng cho Ngài rất trọng thể.TIẾT 2. T̀M HIỂU NĂM NHÂM THÂN
Nhâm Thân (chữ Hán: 壬申) là kết hợp thứ chín trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Thân (khỉ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quư Dậu và sau Tân Mùi.
· 1932 (6 tháng 2, 1932 – 26 tháng 1, 1933)
· 1992 (4 tháng 2, 1992 – 23 tháng 1, 1993)
· 2052 (1 tháng 2, 2052 – 18 tháng 2, 2053)
Trong năm 1932, Bà Bát Nương nhắc nhở Ngài Bảo Văn Pháp Quân như thế này:
“Trường náo-nhiệt xem đà kế cận,
Cuộc tang-thương ngảnh lại khôn xa.
Khách măn chen lấn bước phồn-hoa,
Người luống nhẫng mong mùi phú-quí.
Đời sợ sút nên chen nên lấn,
Thế muốn hơn toan giựt toan giành.
Mạnh th́ cậy sức cường tranh,
Khôn lại dụng tài hiếp bức.
Nào biết nh́n nhau đồng-loại,
Chẳng c̣n giữ chút thương tâm.
Kiếp chầy e không tránh khỏi nạn chiến-tranh,
Thời thế gẫm đă đành vùi cơn loạn biến.”
Thật đúng như lời nhắc nhở, sau đó bảy năm th́ thế chiến thứ hai bắt đầu bùng nổ (1939-1945). Chiến tranh thế giới thứ hai (c̣n được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiến), là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới — bao gồm tất cả các cường quốc — tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng Minh và Phe Trục. Thế chiến II có sự tham gia trực tiếp của hơn 100 triệu nhân sự từ hơn 30 quốc gia. Các bên tham chiến chính đă dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học cho nỗ lực tham chiến. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân.
Thời gian: từ 1 tháng 9 1939 đến 2 tháng 9 1945 (6 năm và 1 ngày)
Địa điểm: Châu Âu, Thái B́nh Dương, Đại Tây Dương, Đông Nam Á, Trung Quốc, Trung Đông, Địa Trung Hải và Châu Phi, một phần Bắc và Nam Mỹ
Kết quả: Khối Đồng Minh chiến thắng
· Đức Quốc Xă, Phát xít Ư và Đế quốc Nhật Bản sụp đổ
· Hội Quốc Liên giải thể, Liên Hiệp Quốc thành lập
· Hoa Kỳ và Liên Xô trỗi dậy, trở thành hai siêu cường quốc của thế giới; Chiến tranh Lạnh bắt đầu.
· Khởi đầu Kỷ nguyên hạt nhân
Chiến tranh thế giới thứ II làm thay đổi căn bản tư duy chính trị quốc tế của các cường quốc trên thế giới. Sau cuộc chiến này, nhiều quốc gia từ bỏ tư duy bá quyền, dùng sức mạnh để xâm chiếm lănh thổ của quốc gia khác. Quan hệ quốc tế từ dựa trên sức mạnh, "cá lớn nuốt cá bé", chuyển sang quan hệ b́nh đẳng, cùng tồn tại ḥa b́nh. Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu.
- Ấn Độ giành được độc lập từ Anh
- Philippines giành độc lập từ Mỹ.
- Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Lào và nhiều thuộc địa tại châu Phi, giành được độc lập từ Anh, Pháp, Hà Lan.
· Trong nước Việt Nam, nạn đói năm Ất Dậu xảy ra tại miền Bắc khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản v́ mục đích phục vụ chiến tranh nên đă lạm dụng và khai thác quá sức vào nền nông nghiệp vốn đă lạc hậu, đói kém và từ đó gây ra nhiều tai họa làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Trong khi phát xít Nhật thu gom gạo để chở về nước th́ thực dân Pháp lại dự trữ lương thực để pḥng khi quân Đồng minh chưa tới th́ phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho công cuộc tái xâm lược Việt Nam sau này.
· Nguyên nhân gián tiếp xảy ra nạn đói là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ lực lượng Pháp chiếm đóng ở Việt Nam, rồi thực hiện các biện pháp khốc liệt hơn nhằm phục vụ chiến tranh. Quân Đồng Minh cho phá hủy các trục đường sắt từ Huế trở vô Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc không thực hiện được.
· Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm nạn đói.
Theo ông Hoàng Trọng Miên, trong sách Đệ Nhất Phu Nhân viết rằng:
Giữa thời kỳ ấy, để pḥng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại văi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ th́ không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, c̣n đường xe lửa xuyên Đông Dương th́ Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.
Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, v́ thóc gạo đă bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo "bông" (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát.Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, t́nh h́nh thời tiết ngoài Bắc cũng đă góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần.
Năm 2017, dân biểu Dương Trung Quốc đề đạt trước nghị trường như sau:
“Ba mươi năm trước chúng tôi cùng các bạn đồng nghiệp Nhật Bản nghiên cứu về nạn đói năm 1945, kết luận cuối cùng là: một nạn đói rất khủng khiếp. Nhưng chính các bạn Nhật Bản nói rằng, một nạn đói lớn như thế mà không xảy ra những hiện tượng mà những nơi khác có: người ta không ăn thịt lẫn nhau, người nghèo không tranh đoạt lẫn nhau. Mà rất nhiều giá trị đạo lư truyền thống của dân tộc được phát huy: T́nh làng nghĩa xóm, ḍng họ xă hội cưu mang nhau.
Rơ ràng chúng ta phải thấy cái suy thoái đạo đức là nguy hiểm như thế nào? kinh tế có thể vực dậy được, đôi khi chỉ nửa nhiệm kỳ, nhưng suy thoái đạo đức th́ không dễ để vực dậy...”
Lịch sử đều có sự sắp đặt cho thế đạo thịnh suy, phúc họa. Các Đấng Thiêng Liêng thường nhắc nhở và báo trước cho chúng ta. V́ Thiên Cơ không được phép nói ra nên các vị chỉ nói gần, nói xa để cảnh tỉnh loài người. Nhưng con người vẫn mê măi ch́m đắm trong DANH, LỢI, T̀NH. Mọi lời khuyên làm lành lánh dữ, tu học cho biết luật Trời, đều bỏ ngoài tai, không quan tâm. Thế th́ khi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh xảy ra, chúng ta biết cầu nguyện với ai đây!
Đầu tiên, điều quan trọng nhất là chúng ta hăy nh́n vào chính trái tim của ḿnh để nhớ lại những ǵ Đức Đại Từ Phụ giảng dạy và chúng ta đă áp dụng vào đời sống như thế nào?
Mối Đạo từ đây rán vẹn ǵn,
Tu là khổ hạnh khá đinh ninh.
Ḷng thành một tấm Trời soi xét,...Khổ hạnh chưa quen, ḷng thành chưa có, đa số có chút tài, chút tên tuổi là chen chúc giựt giành phẩm vị. Áo măo xênh xang, ḷng thỏa măn với cái Tôi hơn người mà quên mất lời dặn ḍ ghi rơ trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Xin chư Huynh, Đệ, Tỷ, Muội mau thức tỉnh trước Cơ thử thách, khảo đảo ngày càng dữ dội để chấm đậu, rớt trong kỳ Hội LONG HOA sắp đến.
“Phú quư lớn là giành với giựt.
Lợi, danh cao bởi mượn và xin...”
Chúng ta hiểu rằng dù giành, giựt hay xin, theo luật Nhân Quả chúng ta phải trả giá ở kiếp sau, c̣n mong chi siêu thoát! Đă bước trên đường tu, chúng ta phải nhớ mục đích buổi ban đầu đến với Đạo. Nhập môn vào Đạo để làm ǵ? Mượn danh Đạo tạo danh Đời, cho xă hội biết đến tuổi tên hay cầu giải thoát?
Xây dựng Thánh Thất để làm ǵ? Việc xây Thánh Thất là để thờ phượng Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, là nơi truyền giảng giáo lư Tam Kỳ Phổ Độ, là nơi tín đồ quy tụ tu học theo Đạo Trời. Nó mang một ư nghĩa huyền nhiệm và là biểu tượng của Thượng Đế hiện diện giữa loài người. Ngoài nhiệm vụ để cử hành các nghi lễ. nó c̣n có trách nhiệm củng cố tinh thần huynh đệ, thân mật và tôn trọng lẫn nhau.
Vị Đầu Tộc nơi đó không chỉ có hạnh đức, am hiểu giáo lư mà c̣n phải có kỷ năng thuyết pháp, và kỹ năng quan hệ với cộng đồng để tạo cho ngôi nhà chung bầu không khí thương yêu, minh triết. Bàn Cai Quản Thánh Thất hành Đạo theo Đạo Luật, Tứ Đại Điều Quy không được phép coi ḿnh là Sở hữu chủ, đóng cửa hay mở cửa tùy ư thích; và càng không được đem ra trao đổi với đối tác khác. Đó là công sức, tâm huyết, tiền bạc của rất nhiều đồng đạo trong đó.
Làm ngược lại, đó là phương cách của KIM QUANG SỨ dẫn dắt về tam thập lục Động của chúng. Hồn chúng ta có muốn về NGỌC HƯ CUNG hội hiệp với Đức Đại Từ Phụ không hay muốn làm bộ hạ cho Quỷ Vương?
Hăy tự trả lời để không thể chối tội khi hồn về cơi Thiêng Liêng Hằng Sống!
Thánh Thất là nơi truyền bá chánh giáo, làm sao cho tín đồ học hiểu giáo lư. Nhưng nhiều nơi chỉ chú trọng vào việc cúng lễ. Nào là cầu khỏi bịnh, cầu siêu, cúng cửu, Tiểu Tường, Đại Tường, dâng sao giải hạn, ...vô h́nh dung biến thành đạo của người chết và đạo cầu xin; xin Trời Phật ban cho đủ thứ từ sức khỏe, tài lộc, chức tước, t́nh duyên, mua may bán đắt…Chính v́ đến Thánh Thất để cầu xin mà không cần học hỏi nên họ không hiểu giáo lư. V́ không hiểu đạo mới có những h́nh ảnh phản cảm diễn ra như đến Thánh Thất để chia nhóm bàn chuyện xă hội, chính trị, chuyện gia đ́nh phê phán cá nhân...Có bao nhiêu người đến đó để được nghe giảng, bao nhiêu người ra về hiểu thêm về giáo lư, để trở thành người tín đồ hữu ích cho nền tôn giáo, hay cúng lễ ra về ḷng vẫn đầy tham sân si không biết Đức Chí Tôn dạy điều chi ?! Chúng ta đọc kinh phải cầu Lư, học hỏi Thánh Ngôn, kiểm điểm trong từng suy nghĩ, lời nói việc làm có điều ǵ c̣n sai trái để mà sám hối, để mà phát nguyện từ nay sống tốt hơn, đem lại lợi lạc cho bản thân và cho cộng đồng – xă hội. Tṛn Nhơn Đạo mới bước qua Thiên Đạo. Áo măo sẽ không làm nên bậc chân tu.