Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
大 道 三 期 普 度
Triết Lư Cao Đài
哲理高臺
The Philosophy of Caodaism
Lạp Chúc Nguyễn Huy
A bilingual Vietnamese-English Edition
Trung Tâm Nghiên Cứu Cao Đài
2020
Mục Lục
Chương 1: Đường lối nghiên cứu
Phần 1. Triết lư vũ trụ quan
Trang Một: Cơi Trời
Chương 2: H́nh thành vũ trụ
Chương 3: Quang cảnh vũ trụ
Phần 2. Triết lư nhân sanh quan
Trang Hai: Căn nguyên
Chương 4: Nguồn gốc con người
Chương 5: Tiến hóa
Trang Ba: Cơi trần
Chương 6: Tu Nhơn Đạo
Chương 7: Tinh hóa Khí
Chương 8: Khí hiệp Thần
Chương 9: Chết
Trang Bốn: Con đường giải thoát
Chương 10: Đường lên Trung Giới
Chương 11: Vượt Cửu Trùng Thiên
Chương 12: Lên đường giải thoát
Phụ lục 1: Về chữ « ngươn » và « chơn »
Phụ lục 2: Về chữ « Ḥa »
Phụ lục 3: Về chữ ô trược
Phụ luc 4 : Tu chơn
Danh từ Đạo
Thư mụcĐường lối nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
2. Phương pháp khảo cứu
3. Đường lối cuốn sáchAi cũng biết và cũng hiểu rằng qua cơ bút, các điều mạc khải của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng được ghi lại dưới h́nh thức Thánh Ngôn đă tạo lập nên tôn giáo Cao Đài. Các điều « Mạc khải 幕 啟[1]» (the revelation) của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng có nghĩa là từ cơi vô h́nh, Ông Trời mở tấm màn (mạc) ra cho biết (khải) những điều thiêng liêng mầu nhiệm huyền bí trong sự tĩnh lặng mà lư trí con người không thể giải thích được. Chính các điều mạc khải của Đấng Thiêng Liêng đă tạo dựng nên cơ cấu của tôn giáo Cao Đài rồi từ tôn giáo Cao Đài mà phát sinh ra tư tưởng triết lư Cao Đài.
Các điều mạc khải được ghi trong các cuốn Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Người nghiên cứu chỉ cần hệ thống hóa các điều mạc khải của Thượng Đế về nguồn gốc vũ trụ và con người là nh́n thấy rơ tiến tŕnh h́nh thành triết lư vũ trụ quan, nhơn sanh quan Cao Đài được diễn tiến như sau :
Mạc khải của Thượng Đế
![]()
Ghi thành Thánh Ngôn
![]()
H́nh thành tôn giáo Cao Đài
![]()
Hệ thống Thánh Ngôn
![]()
H́nh thành hệ thống tư tưởng
Triết lư vũ trụ quan và nhơn sanh quan
Nghiên cứu so sánh đối chiếu
![]()
Nhận diện bản sắc văn hóa Cao Đài
Nghiên cứu triết lư[2] Cao Đài nghĩa là nghiên cứu:
- Nguyên lư của vũ trụ (vũ trụ quan) và con người (nhơn sanh quan).
- Thể pháp và bí pháp.
Thể pháp tức luật hữu vi định tướng, định h́nh trên trần thế mà ta nh́n thấy được; thể pháp của Đạo nhằm phổ độ giải khổ cho chúng sanh.
Bí pháp là pháp thuật huyền bí trong cơi vô h́nh là cơ quan giải thoát chúng sanh.
T́m hiểu cả thể pháp lẫn bí pháp là điều kiện nghiên cứu đầu tiên để minh giải tư tưởng vũ trụ quan và nhân sanh quan của Đạo. Công việc nghiên cứu triết lư của Đạo được thực hiện theo mẫu các dự án nghiên cứu nhân chủng học ở đại học, do đó đường lối nghiên cứu gồm 3 phần:
- Mục đích nghiên cứu: Tŕnh bày Triết lư Cao Đài của Đạo Cao Đài,
- Phương pháp khảo cứu: áp dụng phương pháp t́m hiểu và nh́n được cơi vô h́nh,
- Minh thị đường lối cuốn sách.
1. Mục đích nghiên cứu
Nội dung cuốn sách này nhằm hai mục đích là: Minh giải triết lư của Đạo và bổ túc vào các công tŕnh nghiên cứu căn bản của Đạo.
Mục đích 1. Minh giải triết lư của Đạo
Từ ngàn xưa, tôn giáo cũng như triết gia đều băn khoăn suy nghĩ về cái sống và cái chết của con người. C̣n mỗi người trong chúng ta đều có chung một mơ ước gặp một người từ cơi vô h́nh đến bổ khuyết những trang giấy triết lư viết c̣n dang dở hoặc bỏ trống bởi triết gia và tôn giáo.
Trang thứ nhất: Cơi Trời. Ai trong chúng ta mà chẳng mơ ước có một người ở ngay tại cơi vô h́nh viết và giải thích cơi đó;
Trang thứ hai: Căn Nguyên. Thắc mắc của con người về nguồn gốc ḿnh khi quan sát thể xác vật chất hữu h́nh, nên mới hỏi: Nhân sanh hà tại? Tại sao tôi sanh ra ở trên đời, v́ nguyên nhân nào?
Trang thứ ba: Cơi Trần. Con người suy nghĩ về đời sống nơi trần thế mà tự hỏi: Tại thế hà như? Sanh ra để làm ǵ với đời sống trần thế này? Sanh hà kư? Sống gởi đâu?
Trang thứ tư: Con Đường Giải Thoát. Con người cô đơn đối diện với cái chết mà bơ vơ lo lắng: Hậu thế hà như? Sau khi hồn ĺa khỏi xác th́ sẽ ra sao? Cứu cánh cuối cùng của con người là ǵ? Tử hà qui? Chết về đâu?
Trong bốn trang giấy, chỉ có trang ba về đời sống trần thế được viết đầy tràn bởi các triết nhân và tôn giáo trên khắp thế giới với nhiều quan điểm khác nhau. Trang hai về nguồn gốc con người được viết theo sự nhận xét vật chất hữu h́nh của khoa học và phái duy vật chủ nghĩa. Cả hai trang tuy đầy chữ nhưng viết c̣n dang dở v́ chỉ biết đến cái ǵ vật chất hữu h́nh lại thiếu phần vô h́nh tức cái ǵ hiện hữu trước khi có cơ thể hữu h́nh.
Riêng trang đầu và cuối hầu như c̣n bỏ trống v́ được viết bởi người trần thế nhân danh Thượng Đế mà viết. V́ vậy mà nhiều người ước mơ có một người sống tại chỗ tức tại cơi vô h́nh bổ khuyết những chỗ bỏ trống trên bốn trang giấy. Và ước mơ đó thực sự đă đến với tôi khi nghiên cứu Đạo Cao Đài v́ tôi đă t́m thấy người bổ khuyết các trang giấy triết lư đó không ai xa lạ, chính là Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng đang hằng sống trong cơi vô h́nh đă dùng huyền diệu cơ bút mô tả và giải thích những cái ǵ mà ta đang mơ ước. Từ cơi vô h́nh, các Ngài đă đem đến cho nhân loại «Chơn lư khải định»[3] nhằm giúp nhân loại cảm thông được với cơi vô h́nh mà suy nghĩ về Chơn Lư của Đạo Cao Đài. Diễn giải Thánh Ngôn và lời thuyết pháp để bổ túc bốn trang triết lư của nhân loại là mục đích nghiên cứu chính yếu của soạn giả.
Mục đích 2. Bổ túc thiếu sót công tŕnh nghiên cứu căn bản của Đạo và sửa sai những « khảo cứu » có tính cách chính trị.
Về thiếu sót công tŕnh khảo cứu
Tác giả Đồng Tân[4] kể lại rằng:
- Tại hội sở Hội Văn Hóa Cao Đài, ngày 29-11-1970, GS Jeremy Davidson, thuộc viện đại học Luân Đôn phát biểu: « C̣n Hội Thánh không bao giờ nói tới triết học ngoài những nghi lễ rườm rà, giáo điều chủ quan». Và ông đă hỏi các vị Chức Sắc hiện diện :« Có thể nào định nghĩa Đạo Cao Đài như là một triết học tôn giáo không? » (Can one define caodaism as a religion’s philosophy).
- Ngày 30-3-1971, tại hội sở Hội Văn Hóa Cao Đài, mục sư Victor L. Oliver phát biểu: Khi t́m hiểu bề sâu th́ h́nh như Đạo Cao Đài không có căn bản giáo lư rơ rệt.
- Năm 1970, GS R.B.Smith viết: « Chính tín hữu Cao Đài chịu trách nhiệm về sự kém hiểu biết về Đạo Cao Đài của người Tây phương » (To some extent western ignorance about caodaism is the responsibility of the caodaists themselves[5]).
- Hầu hết các công tŕnh nghiên cứu của người ngoại quốc[6] đều kế thừa những công tŕnh đă công bố để tŕnh bày lịch sử khai Đạo, tổ chức cơ quan, giáo lư, biến cố nội bộ, chi phái… chứ không lư giải bản chất của Đạo.
- Đến năm 2010, Huỳnh Ngọc Thu[7], viết ở trang 37 trong luận án tiến sĩ tŕnh tại Việt Nam: «Nội dung của những công tŕnh (đă được tuyên bố) này đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử, tư tưởng chính trị, văn hóa… Nhưng, nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài, đặc biệt là giải mă những chức năng của nghi lễ, tổ chức, hội đoàn tôn giáo…liên quan đến đời sống tín đồ th́ đến nay vẫn chưa có công tŕnh nào thực hiện ».
Về những « khảo cứu » có tính cách chính trị v́ cơm áo
Trong nước hiện nay, độc giả có hiểu biết về Cao Đài chỉ cần đọc các luận án tiến sĩ[8] của Nguyễn Thanh Xuân, Huỳnh Ngọc Thu, Huỳnh Thị Phương Trang đều nhận thấy ngay sự thiếu lương thiện trí thức (Honnêteté intellectuelle) v́ viết luận án tuân theo đường lối chỉ đạo của nhà Nước.
Ai cũng biết Đạo Cao Đài là do chính Thượng Đế dùng cơ bút sáng lập nên, vậy mà một giáo sư tiến sĩ Huỳnh Ngọc Thu thuộc ĐH Khoa Học Xă Hội Nhân Văn TPHCM, v́ miếng cơm manh áo mà bẻ cong ng̣i bút viết ngay trong luận án tiến sĩ ở trang 217 là « Đạo Cao Đài h́nh thành bởi tầng lớp trí thức tây học trên nền tảng Nho học, được sự ủng hộ của một bộ phận điền chủ giàu có ở Nam bộ, hơn ai hết, các tầng lớp này muốn xác lập một tôn giáo tập hợp đông đủ các sắc thái đời sống tinh thần đa dạng, đa văn hóa của cư dân Nam Bộ » và trong trang 220 « Đạo Cao Đài là tôn giáo bản địa do người Việt ở Nam Bộ sáng tạo nên từ nền tảng của các tôn giáo đă có trước đó tại Nam Bộ[9] ».
Bẻ cong ng̣i bút v́ miếng cơm manh áo là hiện tượng thường gặp ở các tác giả cộng sản, thí dụ như giải thích tại sao Đạo Cao Đài phát triển nhanh chóng th́ viết:
- Nguyễn Thanh Xuân giải thích « Bị áp bức bóc lột, bị đói khổ, bần cùng, lại bị thất bại bế tắc trong cuộc đấu tranh chống Pháp, một bộ phận nhân dân Nam Bộ đă đi t́m đến với tôn giáo, t́m đến với Đạo Cao Đài »[10].
- Theo Đặng Nghiêm Vạn, Đạo Cao Đài nhập thế hiểu tâm lư xă hội nông dân đương thời, và « chỉ con đường giải thoát ức chế của cuộc sống thường ngày »[11].
Điều nguy hiểm cho Đạo Cao Đài là trên b́nh diện đại học, một số người lợi dụng học hàm « tiến sĩ » để xuyên tạc sự thật v́ lư do chính trị. V́ vậy mà mục đích thứ hai của cuốn sách này là trả lại sự thật cho Đạo Cao Đài.
2. Phương pháp khảo cứu
Trong bất cứ dự án nghiên cứu nào, phương pháp khảo cứu là phần chính yếu dẫn đến mục đích của dự án. Phương pháp t́m hiểu bí pháp của Đạo dựa trên hai yếu tố chính là:
- Tài liệu;
- Phương pháp t́m hiểu và nh́n được cơi vô h́nh.
Tài liệu
Trong phần tài liệu, chúng tôi dùng tài liệu nguyên thủy như Thánh Ngôn làm căn bản cho giải thích triết lư Cao Đài.
Tài liệu truy cứu
- Thánh Ngôn với những cuốn căn bản như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thánh Ngôn sưu tầm, Kinh sách chính thức của Ṭa Thánh Tây Ninh, lời thuyết pháp của các Đại Chức Sắc;
- Khai thác kho tàng tài liệu eBook trong các Tủ Sách Đại Đạo thí dụ như www.daocaodai.info, caodaism.net. V́ không có sự thẩm định chính thức của Hội Thánh nên khai thác các eBooks phải rất thận trọng để tránh phán xét chủ quan và xuyên tạc của vài soạn giả;
- Về các tác giả, chúng tôi dùng phương pháp đối chiếu các giải thích để t́m một giải thích đồng thuận và phù hợp với giáo lư.
- Dựa vào nhiều tài liệu truy cứu nên phải dùng nhiều chú thích dưới trang với mục đích: Làm cho nội dung bớt nặng nề, dễ đọc; giúp độc giả nào muốn t́m hiểu hơn; giới thiệu một tác giả đă tŕnh bày rất đầy đủ một vấn đề.
Khó khăn về tài liệu
Tài liệu trong Thánh Ngôn chưa được hệ thống hóa theo đề mục lại đôi khi khó hiểu v́ Thiên Ư ẩn tàng sau ngôn từ và thể pháp. Giải quyết khó khăn này bằng:
- T́m giải thích của các vị Đại Chức Sắc đă đắc Đạo và các chức sắc am hiểu Đạo[12].
- Sắp đặt các Thánh Ngôn theo thứ tự của bốn trang triết lư để hệ thống hóa thành cuốn triết lư của Đạo Cao Đài nói riêng và của nhân loại nói chung,
Phương pháp t́m hiểu bí pháp và nh́n được cơi vô h́nh
Tuy có trí thức và kinh nghiệm khảo cứu, nhưng thiếu trí huệ nên soạn giả bổ túc thiếu sót đó bằng dựa vào lời giải thích của Thượng Đế, các Đấng Thiêng Liêng và các Đại Chức Sắc có trí huệ để rơ thông Thiên Đạo.
Về sự h́nh thành và chuyển động của vũ trụ trong cơi vô h́nh, đă có Thánh Ngôn mô tả, giải thích rất rành rẽ. Công việc của soạn giả là hệ thống hóa các bài Thánh Ngôn giải thích bí pháp mầu nhiệm trong Càn Khôn Vũ Trụ.
Về bí pháp trong nhân sanh quan, chúng tôi dựa vào giải thích của các chức sắc và có thể quan sát hành bí pháp ngay trước phàm nhăn chúng ta. Thí dụ như hành bí pháp Dâng Tam Bửu, bí pháp Tắm Thánh, Hôn Phối, Phép Xác, Phép Đoạn Căn… Sự mầu nhiệm của bí pháp thuộc về cảm nhận của tín đồ và niềm tin vào Thượng Đế.
Riêng nghiên cứu bí pháp Tận Độ Chơn Hồn nơi cơi Thiêng Liêng là điều khó khăn nhất v́ những lư do sau.
Huệ quang
Chỉ các Đấng Thiêng Liêng, Đức Hộ Pháp được Thượng Đế mở Huệ quang khiếu[13] hoặc những vị đắc Pháp có huệ nhăn[14] th́ thấy được, có huệ nhĩ th́ nghe được, có huệ tỷ th́ ngửi được, có huệ tâm th́ ứng được[15]. Trong điều kiện đó, Chơn Thần mới thấy, mới nghe được trong cơi vô h́nh mà hiểu được bí pháp.
Ngôn ngữ phàm trần
Ngôn ngữ là biểu tượng của tư duy phát xuất từ giác quan, ư thức nên hữu vi, hữu lậu tức là c̣n nhuộm sắc trần và có giới hạn nên « ngôn bất tận ư ». Ngôn ngữ biểu tượng cho sự thể chứ không phải bản chất của sự thể. Tuy nhiên, muốn chuyển đạt, hướng dẫn chúng sanh, Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng cũng dùng ngôn thuyết. Nếu không có tâm huệ, người thường dựa vào nghĩa đen và mặt nổi của ngôn từ mà diễn giải th́ sẽ làm sai ư truyền đạt của các Đấng Thiêng Liêng.
Tùng tướng, nhập tánh
Người tu phải nhập tánh rồi mới hiểu bí pháp. V́ soạn giả chưa nhập Đạo, nhập tánh nên cần phải có một phương pháp khảo cứu để hiểu được phần nào bí pháp. Phương pháp đó là dùng ngôn ngữ phàm trần với lời khuyên « tùng tướng nhập tánh » của những vị am hiểu Đạo.
Tùng tướng là dựa vào cái «dụng » tức là thể pháp của Đạo hiển lộ trên trần thế. Về t́m hiểu cái dụng của Đạo, soạn giả đă tŕnh bày qua 4 cuốn sách[16] theo như lời khuyên của Đức Hộ Pháp: Phải biết thể pháp rồi mới thấu đáo được bí pháp. Thể pháp của Đời, bí pháp của Đạo có liên quan mật thiết với nhau.
Nhập tánh là trông cậy vào cái Tâm để thể nhập vào Đạo, nương theo Đạo để cảm nhận bí pháp. V́ chưa chân chính theo Đạo, nên trong phần này, soạn giả dùng phương pháp sau:
- Dựa vào tâm huệ của các chức sắc như Đức Hộ Pháp và các Đấng Thiêng Liêng đă nhập vào Đạo để mà diễn giải bí pháp;
- Sở cậy vào ư kiến của các vị Chức Sắc, Hiền Tài và các tác giả thông hiểu giáo lư;
- Dùng trí hiểu biết với lời cầu xin Thượng Đế giúp cho sáng suốt để t́m hiểu ẩn ư của ngôn từ trong Thánh Ngôn về cơi vô h́nh.
3. Đường lối cuốn sách
Đường lối cuốn sách là dùng tư tưởng triết lư của Đạo Cao Đài để trả lời các câu hỏi mà con người cũng như các tôn giáo thường đặt ra: Cơi vô h́nh là ǵ? Nguyên căn con người ở đâu? Tại sao sống ở trần thế để làm ǵ? Chết rồi hết hay chưa, hay đi về đâu? Đâu là cứu cánh cuối cùng của con người? Do đó, nội dung cuốn sách được tŕnh bày tuần tự như sau:
Chương 1 tŕnh bày phương pháp nghiên cứu Đạo phỏng theo các dự án nghiên cứu nhân chủng học ở đại học. Tiếp theo là tŕnh bày vũ trụ quan và nhơn sanh quan của Đạo.
Phần 1. Vũ trụ quan
Trang Một triết lư: Cơi Trời. H́nh thành, biến dịch, quang cảnh tạo nên vũ trụ và minh giải giáo điều Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, nghĩa là con người và Thượng Đế có cùng một bản thể là Hư Vô Chi Khí (Chương 2, 3).
Phần 2. Nhơn sanh quan
Trang Hai triết lư: Giải thích nguồn gốc con người ở thể khí trong cơi Thiêng Liêng đến con người có h́nh thể vật chất hữu h́nh hữu diệt trên trần thế (Chương 4, 5).
Trang Ba triết lư đề cập ư nghĩa đời sống trên cơi trần là tu Nhơn Đạo và Thiên Đạo sửa soạn cho cuộc hành tŕnh thiên lư ngoại về với Thượng Đế (Chương 6 7, 8, 9).
Trang Bốn triết lư: Con đường giải thoát, cứu cánh cuối cùng của con người là t́m đường trở về bản thể Hư Vô Chi Khí như giáo điều chỉ dạy: Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản (Chương 10, 11, 12).
Sau cùng, soạn giả rất mong nhận được những lời phê b́nh góp ư của độc giả nhất là các vị am hiểu Đạo để tu chỉnh những thiếu sót nếu sách được tái bản.
Vũ trụ quan
Vũ trụ quan là hệ thống tư tưởng diễn tả sự h́nh thành và biến sanh của vũ trụ. Vũ trụ quan Cao Đài mang hai ư niệm:
- Ư niệm bản chất: nguồn gốc, h́nh ảnh của vũ trụ…
- Ư niệm huyền linh tức là ư niệm Thương Đế vô ngă
Cơ chế cấu tạo và biến sanh vũ trụ theo Thiên Luật[17] là hệ thống cơ năng Âm Dương vận hành theo Thiên Luật trong bản thể Vô Cực. Cơ chế biến sanh này làm nảy sanh ư niệm Thượng Đế vô ngă.
Trang một
Cơi Trời
Vô h́nh cảnh giới hà như?
無形境界何如
Cơi vô h́nh là ǵ?Thượng Đế đă từ cơi vô h́nh giáng cơ bút mô tả cơi vô h́nh và các giải thích của Ngài làm sáng tỏ giáo điều : Thiên địa vạn vật đồng nhất thể (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể).
Trang đầu quyển Triết Lư Cao Đài kể lại, từ cơi thiêng liêng vô h́nh, Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng đă giáng cơ bút giải đáp mơ ước của mọi người và khải thị cho con người biết vũ trụ (chương 2) :
- Nguồn gốc vũ trụ và Thượng Đế,
- Hai thời kỳ của tiến tŕnh cấu tạo vũ trụ.
Trong chương 3, Thượng Đế mô tả quang cảnh cơi vô h́nh của hai thời kỳ :
- Thời Tiên Thiên Cơ Ngẫu, thời kỳ Đạo Vô Vi trước khi Thượng Đế xuất hiện,
- Thời Hậu Thiên Cơ Ngẫu tức thời kỳ Đạo Hữu Vi sau khi Thượng Đế đă định vị trời đất, âm-dương và sanh hóa ra muôn loài vạn vật.
H́nh thành vũ trụ
1. Thời khởi nguyên
2.Thời chuyển độngT́m hiểu triết lư Cao Đài phải bắt đầu từ nguồn cội, bản thể vũ trụ là Đạo, là khí Hư Vô 虛 無[18]. Đạo là động năng khởi thỉ tạo dựng nên Càn Khôn vũ trụ (vũ trụ quan) và hóa sanh vạn vật muôn loài (Nhân sanh quan).
Sự biến dịch của Đạo được đánh dấu bởi hai thời kỳ.
1. Thời khởi nguyên của Đạo tứcTiên Thiên [19] Cơ Ngẫu[20] . Đây là thời kỳ Đạo Trời Vô Vi[21]. «Đạo là Hư Vô chi khí». Vũ trụ là một khoảng không gian mù mù, mịt mịt của Khí Hồng Mông 洪 幪 [22].
2. Thời chuyển động tức Hậu Thiên[23] Cơ Ngẫu là thời kỳ Đạo biến tướng và Thượng Đế xuất hiện tạo dựng Càn Khôn Vũ Trụ.
1. Thời khởi nguyên: Tiên Thiên Cơ Ngẫu
Về thời khởi nguyên, Đức Chí Tôn giải thích hai điều trọng hệ là nguồn cội của vũ trụ và động năng tiềm ẩn trong Đạo (Hư Vô Chi Khí).
Nguồn cội của vũ trụ
Đức Chí Tôn giải thích khởi nguyên khi chưa có trời đất, đă có Đạo. Đạo là Hư Vô Chi Khí, là nguồn cội, bản thể của Càn Khôn Thế Giới. Hư Vô Chi Khí ở thể tĩnh th́ gọi là Đạo; Tánh của Đạo là hư không, lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ chẳng đặng, vô thỉ vô chung. Đạo lưu hành trong vũ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, bao gồm cái Có lẫn cái Không, Động và Tịnh, Âm và Dương. Đạo là Chơn Lư tuyệt đối, là tinh thần của trời đất vạn vật, mà trời đất vạn vật là linh thể của Đạo cho nên vật nào cũng có phần linh diệu của Đạo bên trong để điều ḥa, trưởng dưỡng cho nó.
- Thời Tiên Thiên Cơ Ngẫu là thời kỳ trước khi có Thượng Đế. Tiên Thiên có nghĩa vô sanh, vô diệt.
- Vũ trụ là một khoảng không gian mù mù, mịt mịt của Khí Hồng Mông 洪 幪 , vô ảnh, vô h́nh, vô vi, vô biên, vô thinh, vô trần.
Động năng tiềm ẩn trong Đạo
Vào thời Đạo là Hư Vô Chi Khí, khoảng không gian chứa sẵn khí Hồng Mông và ba yếu tố làm cơ năng khởi động Đạo: Thái Cực, một lư thiên nhiên[24] và một lư tự nhiên[25] tức âm-dương kết thành một khối Linh Quang. Sự hiện diện của ba yếu tố này giải thích tại sao Đạo Vô Vi là động năng khởi thỉ, vĩnh cửu, chuyển động th́ tạo dựng nên Càn Khôn Vũ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài vào thời Hậu Thiên Cơ Ngẫu. Đến khi khối khí Hư Vô chuyển động, biến dịch th́ phát sanh ra sự xuất hiện của Thượng Đế.
2. Thời chuyển động : Hậu Thiên Cơ Ngẫu[26]
Tất cả mọi sự việc trong Càn Khôn Vũ Trụ đều biến dịch, vô thường. Có biến dịch th́ mới có sanh sanh, hóa hóa. Đạo cũng không ra ngoài nguyên lư thiên nhiên đó. Ngay ư nghĩa chữ đạo[27] cũng đă gợi ư Đạo cần được nghiên cứu dưới thể động để giải thích chuyển biến và tác động của Đạo mà sanh ra vạn vật.
Thời Hậu Thiên Cơ Ngẫu, cơ chế biến sanh vũ trụ là hệ thống động năng Thái Cực-Âm Dương vận hành trong bản thể Khí Hồng Mông (Vô Cực[28]).
Thượng Đế xuất hiện
Khi động năng khởi thỉ của Đạo khởi động đến vũ trụ th́ từ Tiên Thiên Hư Vô chi khí, Thượng Đế xuất hiện sau khi khối Linh Quang phát nổ.
Vậy, biến tướng trọng đại của Đạo là sự xuất hiện Đức Chí Tôn và Càn Khôn Thế Giới: « Nếu không có Thầy th́ không có chi trong Càn Khôn Thế Giới nầy, mà nếu không có Hư Vô chi Khí th́ không có Thầy »[29] v́ vậy mà: « Dầu cho Thầy cũng phải dưới quyền của Đạo». Thánh Ngôn đă nói rơ 3 điều:
- Đạo hay Hư Vô Chi Khí là cội nguyên của Thượng Đế và vạn vật trong vũ trụ nên Thượng Đế mới nói:« Thầy là các con, các con là Thầy»[30], «Thầy là Hư Vô chi khí th́ Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi»
- Nguyên lư «Nhất thể, nhất nguyên[31]» có nghĩa là vạn vật đồng « nhất thể » (Khí Hư Vô) và « nhất nguyên » sanh ra từ động năng Thái Cực.
- Người cấu tạo vũ trụ là Đức Chí Tôn: Khai Thiên Địa vốn Thầy…một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giới và nhơn loại… Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vạn Vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng[32]..
Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực[33] toàn tri, toàn năng hay Đại Hồn duy nhất mà chúng ta gọi là Thượng Đế. «Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới th́ khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực[34]».
Cấu tạo vũ trụ[35]vạn vật
H́nh ảnh vũ trụ vạn vật trong đó chúng ta đang sanh sống được cấu tạo bởi 2 cơ năng :
- Cơ năng âm dương cấu tạo vũ trụ,
- Động năng Thái Cực-Âm Dương hóa sanh muôn loài.
Guồng máy âm dương cấu tạo vũ trụ
Trong cơ chế biến sanh vũ trụ, hai khối khí vĩ đại Âm quang[36] và Dương quang tạo thành guồng máy âm-dương « Lấy cơ thể âm-dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ cái khí Hư Vô mà hóa sanh muôn loài vạn vật. Máy âm dương ấy cứ vần vần xây chuyển, không ngừng nghỉ một giờ khắc nào mà dưỡng dục chúng sanh, bảo tồn thiên địa»[37].
Dưới sự chấp chưởng của Đức Chí Tôn, guồng máy âm-dương tuân theo Thiên Luật[38]chuyển động lúc tịnh, lúc động, xoay chuyển không ngừng là nhờ nguyên lư thiên nhiên[39] . Từ đó, vũ trụ có guồng máy âm-dương[40] mang tánh chất tương khắc nhưng lại tương ḥa mà tạo ra :
- Thế giới vô h́nh: Tam Thập Lục Thiên, Thập Nhị Thiên, Tứ Đại Bộ Châu Thượng,
- Thế giới hữu h́nh : Tam Thiên Thế Giới, Tứ Đại Bộ Châu Hạ, Thất Thập Nhị Địa (trong đó có quả Địa Cầu 68 mà chúng ta đang sống).
Vào thời kỳ này, vũ trụ được phân định âm-dương, trời đất, cao thấp, nặng nhẹ, cơi Thiêng Liêng vô h́nh và thế giới hữu h́nh, hữu diệt.
Động năng Thái Cực-Âm Dương sanh hóa chúng sanh
V́ là cơ (lẻ, một ḿnh duy nhất), Đức Chí Tôn (Thái Cực) không thể hóa sanh, tạo Càn Khôn Thế Giới, vạn vật muôn loài nên Đức Chí Tôn (lư đơn nhứt) phóng ra vầng quang minh, phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (ngẫu, đôi): Dương quang và Âm quang. « Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng, mới lập ra Càn Khôn Thế Giới[41]». Theo Thánh Ngôn, hệ thống động năng Thái Cực-Âm Dương vận hành trong bản thể Vô Cực tuân theo Thiên Luật[42] mà cấu tạo chúng sanh : « Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh »[43].
Hóa Thân của Thượng Đế
Trong công cuộc sáng tạo Càn Khôn Vũ Trụ, Thượng Đế làm tới đâu th́ Ngài dùng quyền phép vô biên của Ngài mà hóa thân ra người ấy để làm nhiệm vụ do Ngài sắp xếp. Thí dụ như Đức Chí Tôn phân tánh thành ra Đức Phật Mẫu chưởng quản Âm Quang, dùng Chơn Linh biến ra Thập Nhị Thời Thần, mỗi vị phụ trách một phần mười hai của thời gian sáng tạo chia làm tư, sửu, dần… Đức Chí Tôn nói : « Thập Nhị Khai Thiên là Thầy, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần trong tay ».
Thái Cực vốn là cơ động tịnh. Thái Cực động sanh Chơn Dương làm Hỏa[44]. Thái Cực tịnh mà sanh Chơn Âm (khí Âm quang) làm Thủy[45]. V́ khí Âm quang chưa có ai chưởng quản nên Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm quang. Đức Phật Mẫu vâng lệnh Đức Chí Tôn, thâu lằn Dương quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo hóa h́nh ảnh vũ trụ sắc tướng do Dương Quang và Âm quang tạo ra.
Đạo Hữu Vi
Sau khi Thượng Đế đă định vị trời đất, âm-dương vạn vật, Đạo biến dịch mà sanh ra cái dụng của Đạo Vô Vi trên trần thế tức sự xuất hiện các tôn giáo để giúp con người khải ngộ Đạo Vô Vi. Đạo hữu vi phải dùng hữu h́nh, sắc tướng để phổ độ chúng sanh là v́ muốn tŕnh bày Đạo vô h́nh tất phải mượn hữu h́nh để phô bày cái « dụng », biến tướng của cái « thể ». Cái dụng của Đạo Vô Vi tại Việt Nam là tôn giáo Cao Đài tức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Đến khi tôn giáo Cao Đài xuất hiện, Đạo là con đường tu, khi sống th́ tâm linh an lạc để sau khi qui tiên rồi th́ linh hồn được giải thoát trở về cơi Thiêng Liêng qui hồi cựu vị. Đạo là con Đường dẫn đến Chơn Lư là v́ muốn trở về nguồn cội trong cơi Thiêng Liêng th́ phải bắt đầu từ Đạo hữu vi, hữu h́nh sắc tướng, đi riết tới, lần lần giũ sạch những cái hữu vi th́ sẽ đạt đến vô vi và Thiên Nhơn hiệp nhứt. V́ vậy, tôn giáo là cái cửa dẫn vào Đạo Vô Vi, là con đường dẫn đến Chơn Lư và thoát khỏi luân hồi. Cho nên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là:« Con Đường lớn do Đức Chí Tôn Thượng Đế mở ra cho nhơn sanh theo đó mà tu hành, chắc chắn sẽ được đắc Đạo thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. « Đạo tức là con Đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo đó mà hồi cựu vị. Đạo tức là con Đường của nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi»[46] minh giải hai điều quan trọng sau :
1. Hữu h́nh là do vô vi biến tướng. Có nghĩa là thế giới vạn vật hữu h́nh hữu tướng đều được sanh ra từ cơi vô h́nh, vô vi.
2. Vạn vật cũng như Đức Chí Tôn đều có chung nguồn cội là Hư Vô Chi Khí nên mới có 2 giáo điều :
- Trời đất vạn vật có cùng một bản thể (Thiên địa vạn vật đồng nhất thể),
- Một gốc Thượng Đế phân tán ra vạn linh, vạn linh quay về một gốc Thượng Đế[47] (Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản).
Tóm tắt hai thời kỳ chuyển động của vũ trụ
Tiên Thiên Cơ Ngẫu : Đạo Vô Vi
Hậu Thiên Cơ Ngẫu : Đạo Hữu Vi
1. Vô Cực là khối Hư Vô Chi Khí, chứa sẵn
Nguyên Lư Thiên Nhiên (Thái Cực) và nguyên
Lư tự Nhiên (âm-dương)
2. Khối Đại Linh Quang phát nổ
3. Thượng Đế xuất hiện và phân tánh ra Âm Quang
4. Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu chưởng quản Âm Quang
5. Dương Quang và Âm Quang hóa sanh Càn Khôn Vũ Trụ
6. Vũ trụ vô h́nh
7. Vũ trụ hữu h́nh : thế giới vạn vật và loài người
8. Xuất hiện các tôn giáo
Quang cảnh vũ trụ
1. Cơi vô h́nh thiêng liêng
2. Thế giới hữu h́nh
3. Ba cơi sáng tối của khí
4. Ba Giới
5. Bảy cơi, bảy thể
Từ khí Hư Vô có một ngôi Thái Cực chính là Đức Chí Tôn và Đức Chí Tôn tạo thành Càn Khôn vũ trụ được chính Ngài giáng cơ bút mô tả như sau: « Thầy kể Tam Thập Lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu, ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú, c̣n lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giới đều là tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao. »[48]. Muốn đến Bạch Ngọc Kinh th́ phải: « Qua khỏi Tam Thiên Thế Giới th́ mới đến Tứ Đại Bộ Châu, qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên, vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh. »
Đại để, h́nh ảnh Càn Khôn Vũ Trụ của Thương Đế gồm hai khoảng không gian: cơi vô h́nh thiêng liêng và thế giới hữu h́nh vật chất.
1. Cơi vô h́nh thiêng liêng
Theo Thánh Ngôn mô tả, cơi vô h́nh thiêng liêng gồm từ cao xuống thấp là:
- Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời) ở cao nhất,
-Thập Nhị Thiên gồm : 3 tầng trời cơi Phật và 9 tầng trời ở dưới là Cửu Trùng Thiên,
- Tứ Đại Bộ Châu Thượng.
Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời)
Cơi Phật
Cửu Trùng Thiên
![]()
Tứ Đại Bộ Châu Thượng.
Ngoài Thượng Đế ra, ai có thể nh́n thấy cơi vô h́nh đó?
Nh́n được cơi vô h́nh là ai?
Đó là những vị sống ở cơi Thiêng Liêng vô h́nh, Đức Hộ Pháp, người tu đắc Pháp, Chơn Thần sau khi rời khỏi xác phàm.
Các Thánh, Tiên, Phật sống ở cơi Thiêng Liêng thí dụ như Bát Nương
Bát Nương đă nh́n thấy vũ trụ vô h́nh lẫn hữu h́nh và mô tả[49]: Nơi cơi vô h́nh chia ra Tam Thập Lục Thiên, mà từng cao nhất là ngôi Chúa Tể cả Càn khôn Vũ Trụ. Ba mươi sáu từng ấy, chia ra làm ba ngàn thế giới, đặng lập nên Vơ Trụ Hữu H́nh… Trong Tam Thiên Thế Giới lại phân ra Tứ Đại Bộ Châu, đặng chưởng quản về Thất Thập Nhị Địa.
Nh́n vào Hư Vô vô h́nh, Bát Nương thấy được cơi vô tướng và cơi sắc tướng.
Cơi vô h́nh vô tướng là Dương Khí là nơi phát sanh của Dương Quang tiếp dẫn bởi Ngôi Thái Cực. Nơi Dương Quang hằng sản xuất biết bao điểm linh mà có nên cơi vô h́nh[50].
Cơi vô h́nh sắc tướng là: Tam Thập Lục Thiên, Thập Nhị Thiên, Tứ Đại Bộ Châu Thượng. Bát Nương giải thích thêm[51]: Nơi cơi Hư Vô, là cơi vô h́nh theo sắc tướng; song đối lại với Dương Quang vô tướng th́ nó lại hữu h́nh.
Đức Hộ Pháp được Thượng Đế đặc ân mở huệ nhăn,
Người tu đắc Pháp có huệ nhăn th́ thấy được, có huệ nhĩ th́ nghe được, có huệ tỷ th́ ngửi được, có huệ tâm th́ ứng được[52].
Khi c̣n tại thế, muốn t́m hiểu cơi vô h́nh tràn ngập ánh sáng, điển quang, chúng ta phải dựa vào người đang sống tại Hư Vô như Bát Nương, Thánh, Tiên, Phật hoặc những người đă được mở huệ nhăn. Ngoài ra, chỉ sau khi qui tiên, Chơn Thần mới nh́n thấy cơi vô h́nh khi vượt lên các tầng Trời.
Tam Thập Lục Thiên.
Trong Tam Thập Lục Thiên (cơi Thiên Tào), Bạch Ngọc Kinh ở từng Trời Thái Cực cao nhất tại trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ. Thái Cực biến hóa ra Lưỡng Nghi: Ngôi Dương chiếm từng Trời thứ 2, Ngôi Âm từng Trời thứ 3. Cả ba ngôi hiệp lại thành Ba Ngôi Trời, gọi là Tam Thiên Vị, chiếm ba từng trời tại trung tâm vũ trụ. Dưới Tam Thiên Vị là 33 từng, tại mỗi từng do một vị Thiên Đế tức hóa thân của Thượng Đế chưởng quản. Đức Chí Tôn dạy: Thái Cực sanh Lưỡng Nghi tức là Tam Thiên Vị. Dưới ba ngôi đó có Tam Thập Tam Thiên (33 tầng trời), cộng với ba ngôi trên là 36 tầng trời nên gọi là Tam Thập Lục Thiên.
Thập Nhị Thiên.
Dưới 36 từng trời là Thập Nhị Thiên được mô tả như sau: « Dưới 36 từng trời c̣n có một từng nữa là Nhứt mạch đẳng tinh vi. Gọi là cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là 9 phương trời, cộng với Niết Bàn là 10, gọi là Thập phương chi Phật. Gọi 9 phương trời, 10 phương Phật là do đó ». Từ trên đi xuống, Thập Nhị Thiên gồm:
Cảnh Niết Bàn
Đây là cơi của Chư Phật gồm 3 từng Trời: Tầng Trời thứ 10, Hư Vô Thiên[53]do Đức Phật Nhiên Đăng chưởng quản, Tầng Trời thứ 11 Hội Ngươn Thiên[54] và Tầng Trời thứ 12 Hỗn Ngươn Thiên[55] do Đức Phật Di Lạc chưởng quản.
Cửu Trùng Thiên
Cửu Trùng Thiên gồm 9 tầng trời từ dưới đi lên là Tầng trời 1, Tầng trời 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo thiên nhiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên. Tầng Trời thấp nhất th́ nặng nề, càng lên cao càng nhẹ.
Ba tầng Trời cơi Phật và Cửu Trùng Thiên làm nơi Phật, Tiên, Thánh điều hành các hoạt động của Càn Khôn Vũ Trụ và sự tiến hóa của vạn linh.
Tứ Đại Bộ Châu Thượng
Tứ Đại Bộ Châu Thượng cai quản Tam Thiên Thế Giới là: Đông Đại Bộ Châu, Nam Đại Bộ Châu, Tây Đại Bộ Châu, Bắc Đại Bộ Châu.
2. Thế giới hữu h́nh
Về các thế giới hữu h́nh, Thánh Ngôn dạy: « c̣n lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giới đều là tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao »[56] theo như bảng tóm tắt dưới đây.
Tam Thiên Thế Giới (3000 thế giới)
Tứ Đại Bộ Châu Hạ
Thất thập nhị Địa (72 địa cầu)
(Địa cầu 68: chúng sanh sinh sống)
Phần hữu h́nh này đă được Đức Chí Tôn hướng dẫn vẽ 3072 tinh cầu lên Quả Càn Khôn h́nh cầu, sơn màu xanh, đặt tại Cung Đạo của Bát Quái Đài. 3000 chỉ Tam Thiên Thế Giới ở bên trên, 72 chỉ Thất Thập Nhị Địa ở dưới[57]. Vị trí trên dưới của các tinh cầu dựa vào thanh nhẹ, ít trọng trược. Tinh cầu nào càng thanh nhẹ th́ càng ở trên cao. Từ trên xuống dưới, các thế giới hữu h́nh gồm:
Tam Thiên Thế Giới[58] (3000 thế giới)
Các thế giới hữu h́nh này thanh nhẹ, chỉ gồm có những ngôi vị của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nên nằm trên Thất Thập Nhị Địa. Theo Đức Cao Thượng Phẩm: Tam Thiên Thế Giới là ngôi vị, c̣n Thất Thập Nhị Địa là trường thi công quả.
Tứ Đại Bộ Châu Hạ
Đó là Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu được phân ra 4 hướng. Tứ Đại Bộ Châu Hạ cai quản Thất Thập Nhị Địa (72 địa cầu).
Thất Thập Nhị Địa
72 địa cầu trong đó có quả địa cầu 68 trên đó chúng ta đang sống, thuộc Nam Thiệm Bộ Châu nên bài kinh Bài Xưng Tụng Công Đức Phật Tiên Thánh Thần có câu:
Ḷng sở vọng lâm dâm tụng niệm,
Xin giải nàn Nam Thiệm Bộ Châu.
Địa cầu số 1 thanh nhẹ nhất nên ở trên cao nhất. Dưới quả địa cầu 68 của chúng ta là những quả địa cầu 69, 70, 71, 72 ch́m đắm trong cảnh tối tăm nên gọi là U Minh 幽冥 Địa[59] tức địa cầu tối tăm, mờ mịt.
Từ trung tâm vũ trụ trong cơi Thiêng Liêng vô h́nh, Thượng Đế điều khiển toàn bộ không gian vô h́nh cũng như hữu h́nh: «Thượng chưởng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới, Hạ ốc[60] Thất Thập Nhị Địa, Tứ Đại Bộ Châu»[61].
Tóm tắt quang cảnh Càn Khôn Vũ Trụ
Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời)
Cơi Phật
Cửu Trùng Thiên
Tứ Đại Bộ Châu Thượng [62]
Tam Thiên Thế Giới (3000 thế giới)
Tứ Đại Bộ Châu Hạ[63]
Thất thập nhị Địa (72 địa cầu)
Địa cầu 68: điểm khởi hành của vong hồn tín đồ
3. Ba cơi sáng tối của khí
Trên địa hạt khí, vũ trụ chia ra làm 3 cơi: dương quang, âm quang và diêm phù.
Cơi dương quang
Cơi dương quang nằm trong cơi Thiêng Liêng hay cơi hư vô, nơi chứa lằn dương khí nhẹ, trong sáng, ấm áp của Đấng Chí Tôn ngự cùng chư Thánh, Tiên, Phật. Lằn dương quang chiếu giám đến lằn âm quang th́ làm phát sanh ra vạn vật hữu h́nh. Từ trong cơi này, Thượng Đế chiết Đại Linh Quang ra muôn ngàn Tiểu Linh Quang ban phát cho chúng sanh để tạo sự sống.
Cơi âm quang
Cơi âm quang tức Diêu Tŕ Cung là nơi chứa lằn âm khí hỗn độn sơ khai, chẳng sanh, chẳng hóa. Hai cơi dương quang và âm quang biểu tượng nguyên lư thiên nhiên âm-dương. Điểm ḥa hiệp của hai cơi đó là nơi phát sanh ra vạn vật hữu h́nh, hữu diệt. Ḥa hiệp như thế nào? Khi lằn dương quang của Đức Chí Tôn chiếu tới đâu là ḥa hiệp với âm quang, khiến khoảng âm quang phải thối trầm biến thành tinh đẩu, vạn vật hữu h́nh. Cơi âm quang c̣n là cửa ải để Chơn Hồn giải thể (về cơi Thiêng Liêng) hay nhập thể (chuyển kiếp luân hồi).
Cơi diêm phù
Đây là khoảng không gian của các quả địa cầu ẩm ướt, nặng nề, đen tối, u minh ch́m sâu dưới đáy vũ trụ. Do đó, diêm phù làm nơi trú ngụ của các linh hồn tội lỗi bị đày xuống để chờ chuyển kiếp luân hồi. Bát Nương Diêu Tŕ Cung nói nơi cung Diêu Tŕ, c̣n có cơi Âm Quang riêng biệt gọi là Phong Đô đặng giáo hóa các chơn hồn lạc nẻo.
4. Ba giới
Ba giới của vũ trụ là: Hạ Giới, Trung Giới, Thượng Giới. Ranh giới phân chia của ba giới là sự khác biệt về tần số điển quang và thể khí trọng trượt hay thanh nhẹ. Sau khi qui tiên, trên đường hành tŕnh qui hồi Thượng Đế, Chơn Hồn sẽ ĺa khỏi Hạ Giới, đi lên Trung Giới rồi vào Thượng Giới.
Hạ Giới
Đây là cơi trần, nơi chúng sanh sanh sống và cũng là nơi cơ quan giải khổ của Đạo Cao Đài giáo hóa chúng sanh, chỉ dẫn tu đạo, học hỏi tiến hóa để sửa soạn hành lư cho hành tŕnh qui hồi cựu vị.
Trung Giới
Trung Giới làm nơi tạm trú của linh hồn chờ ra Ṭa phán xét để biết Chơn Linh được thăng hoa lên các tầng Trời hay Chơn Thần phải giáng trần tái kiếp. Trung giới tương ứng với thể Phách và miền Càn Khôn vạn vật hữu h́nh.
Thượng Giới
Vùng không gian vô vi, vô h́nh nằm trong Thượng Giới. Nơi đây là con đường giải thoát, là hướng hành tŕnh của Chơn Linh và Chơn Hồn vượt qua các tầng Trời về nơi ngự trị của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng. Thượng giới tương ứng với Tam Thập Lục Thiên và Thập Nhị Thiên.
Vũ trụ của Thượng Đế
( Miền, quang cảnh giữa các khoảng không gian)
Miền
Thiên thể
Tầng Trời
Thượng Giới (Cơi Thiêng Liêng vô h́nh)
↑
Tam Thập Lục Thiên
↑
Tứ Đại Bộ Châu Thượng
36 Tầng Trời
↑
Hỗn ngươn Thiên
Hội Ngươn Thiên
Hư Vô Thiên
↑
Tạo Hóa Thiên
Phi Tưởng Thiên
Hạo Nhiên Thiên
Kim Thiên
Xích Thiên
Huỳnh Thiên
Thanh Thiên
Tầng Trời 2
Tầng Trời 1
↑
Trung Giới (càn khôn vạn vật hữu h́nh)
Tam Thiên Thế Giới, Thất Thập Nhị Địa
Tứ Đại Bộ Châu Hạ
Hạ Giới (trần thế)
Địa cầu 68 của loài người
Kết luận trang một
Trong trang đầu triết lư, Thượng Đế đă mạc khải để thỏa măn ước mơ chung của chúng ta là muốn biết về quang cảnh cơi vô h́nh, Thượng Đế, các Đấng thiêng Liêng…
Hệ thống hóa các mạc khải của Thượng Đế về h́nh thành và chuyển động của vũ trụ đă giúp cho chúng ta tạo dựng nên vũ trụ quan của Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng như của nhân loại. Và vũ trụ quan này đă được giáo lư Cao Đài bày ra trước mắt nhơn sinh qua các phẩm vật hiến lễ và lễ phẩm bày trên Thiên Bàn. Tiếp theo, giáo lư làm cho vũ trụ quan sống động bằng nghi thức dâng lễ biểu hiện mối quan hệ giữa thế giới vô h́nh của Thượng Đế và nơi trần thế của tín đồ.
Biểu tượng vũ trụ quan trên Thiên Bàn
Đức Chí Tôn: Thiên Nhăn
Ngôi Thái Cực tức là khối Đại Linh Quang, khởi điểm của càn khôn vũ trụ: đèn Thái Cực;
Lưỡng Nghi Âm Dương thời Tiên Thiên: hai ngọn đèn,
Lưỡng Nghi Âm Dương thời Hậu Thiên: hai tách nước Âm-Dương: tách nước trắng đặt bên tả của Thiên Bàn, tượng trưng Dương và tách nước trà ở bên hữu là Âm, phải đậy kín lại sau khi cúng xong,
Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân), Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần) tượng trưng bởi:
- B́nh bông (Tinh), ly rượu (Khí), ly trà (Thần).
- Ba cây hương Án Tam Tài. Trên Thiên Bàn, trong bát nhang luôn luôn cắm năm cây nhang xếp thành hai hàng: hàng trong có ba cây, hàng ngoài hai cây. Ba cây hàng ngang trong gọi là Án Tam Tài cắm vào bát nhang trước để tượng trưng cho Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân). Cách cắm ba cây hương phải theo thứ tự sau: Trước nhất, cắm cây hương ở giữa (Thiên), tiếp theo cắm cây hương (Địa) bên phía mặt bàn thờ thuộc Âm, sau cùng là cây hương (Nhân) bên phiá trái thuộc Dương. Hai cây hàng ngoài được cắm tiếp sau cho đủ năm cây để tượng trưng cho Ngũ Khí[64], Ngũ Hành[65], Ngũ Thần[66], Ngũ Đức[67]. Ngoài ra 5 cây nhang c̣n tượng trưng cho 5 giai đoạn của sự tu hành là giới, định, huệ, tri kiến, giải thoát.
[1]
Vũ trụ quan trở nên sống động như thế nào?
Bản sắc văn hóa Cao Đài nổi bật mỗi khi nghi thức dâng lễ triều kính Đức Chí Tôn làm cho phẩm vật linh động và vũ trụ quan sống động.
Ngọn đèn Thái Cực luôn luôn thắp sáng tạo nên h́nh ảnh Càn Khôn Vũ Trụ chan ḥa ánh sáng của Đức Chí Tôn vĩnh cửu. Trong ánh sáng đó, triết lư âm dương ḥa hiệp trở nên sống động với:
- Nghi thức đốt nhang. Bó nhang được đốt bởi 2 ngọn đèn tỏa ánh sáng nhật (dương, đặt bên trái), nguyệt (âm, đặt bên phải) gọi là Lưỡng Nghi Quang;
- Nghi thức chắp hai tay để lạy là biểu tượng âm dương hiệp nhứt. « Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm Dương; Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn, sanh sanh, hóa hóa tức là Đạo » (TNHT)
- Nghi thức rót nước cúng. Mỗi tách rót tám phân. Nước trà tượng trưng Thần tức linh hồn của chúng ta. Tám phân nước trà tượng trưng Bát phẩm chơn hồn đầu kiếp xuống cơi trần làm chúng sanh[68]. Tám phân nước trắng tinh khiết tượng trưng Bát công đức thủy trong Ao Thất Bửu ở cơi Thiêng Liêng[69].
Triết lư Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) và Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần)
Tín đồ cảm nhận ngay Thiên Địa Nhân phơi bày sống động qua nghi thức lạy bằng đặt vị trí hai tay: vị trí Thiên khi hai tay chắp vào nhau đưa lên trán; vị trí Địa khi áp hai tay xuống đất; vị trí Nhân khi hai tay chắp lại rút về để ngang ngực.
Khi cúng, tín đồ rót rượu vào ba ly, mỗi ly rót ba phân rượu là cảm nhận được ngay Tam Tài, Tam Bửu sống động trong ly rượu. Ly rượu giữa tượng trưng Trời, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Trời là Nhật, Nguyệt, Tinh. Ly rượu bên cạnh tách trà tượng trưng cho Đất, ba phân rượu này tượng trưng Tam Bửu của Đất: Thủy, Hỏa, Phong. Ly rượu bên cạnh tách nước trắng tượng trưng Người, ba phân rượu tượng trưng Tam Bửu của Người: Tinh, Khí, Thần.
Khi 3 ly rượu dồn chung với nhau thành một, mỗi ly có 3 phần sẽ thành một ly 9 phần tượng trưng cho 9 tầng trời. Khi trở về với Đức Chí Tôn, con người phải trút bỏ các lớp áo khí chất này mới vượt qua 9 tầng trời được. Tất cả phẩm vật trên Thiên Bàn và nghi lễ theo giáo lư đă tạo nên h́nh ảnh sống động của vũ trụ quan Cao Đài. Đó là bản sắc văn hóa Cao Đài qua các vật thể tôn giáo.
Nhân sanh quan
Nhân sanh quan là một hệ thống tư tưởng triết học nghiên cứu nguồn gốc của con người, sự sống chết và ư nghỉa của cuộc đời.
Trong Đạo Cao Đài, con người có cùng một bản thể (Khí Hư Vô) với Thượng Đế và vũ trụ nên nằm trong cơ chế biến sanh vũ trụ tuân theo nguyên lư vận hành châu lưu. Cuộc vận hành châu lưu của loài người có nghĩa là vạn vật có thỉ có chung, sanh ra và có tiến hóa theo một ṿng tṛn của qui luật tiến hóa tâm linh để trở về nguồn gốc là Đại Linh Quang. Trên tiến tŕnh của qui luật tiến hóa, Thượng Đế luôn luôn tiếp cận với loài người như Ông Vua thống trị[70], Ông Thày[71] dạy Đạo và như Người Cha[72] luôn ban ân thiên cho người thành tâm học Đạo. V́ vậy mà trong nhân sanh quan có ư niệm Thượng Đế hữu ngă.
Trong phần 2, qui luật tiến hóa tâm linh giải thích 3 đoạn đường chính trong nhân sanh quan Cao Đài với sự hướng dẫn của Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng.
Trang 2 mô tả đoạn đường từ cơi Thiêng Liêng xuống trần : Chơn Linh xuất phát từ Đại Linh Quang hiệp với Chơn Thần đi từ Thượng Giới xuống trần tức từ cơi khí Tiên Thiên xuống cơi khí Hậu Thiên.
Trang 3 tŕnh bày đoạn đường của đời sống trần thế. Xác phàm, Chơn Linh, Chơn Thần sống nơi trần thế để sửa soạn hành trang qui hồi cựu vị.
Sang đến trang 4, chúng ta sẽ nh́n thấy đoạn đường thăng thiên với 2 xác thân : Chơn Linh và Chơn Thần hành tŕnh nghịch chiều từ vùng khí Hậu Thiên nặng trược đi lên (tức trở về) vùng khí Tiên Thiên thanh nhẹ của khí Hư Vô để chấm dứt cuộc tiến hóa châu lưu theo ṿng tṛn.
Trang hai
Căn nguyên
Tại sao loài người sanh ra ở trên đời,
v́ nguyên nhân nào?
Con người sao chẳng có lúc băn khoăn tự hỏi ḿnh do đâu mà sanh ra? Tại sao tôi sanh ra ở trên đời, v́ nguyên nhân nào?
Thượng Đế đă giáng cơ bút giải đáp rằng nguồn gốc con người được cấu tạo trong cơi Thiêng Liêng với Chơn Linh của Thượng Đế ban và Chơn Thần của Đức Kim Mẫu cấu tạo (chương 4). Khi Chơn Linh và Chơn Thần giáng phàm nhập vào xác thân do cha mẹ cấu tạo là lúc con người sanh ra ở trên đời. Lời giải đáp của Đức Chí Tôn bao gồm toàn diện cả hai triết lư duy tâm[73] và duy vật[74] v́ công nhận hiện hữu một linh hồn vĩnh cửu[75] trong một giả thân vật chất hữu h́nh hữu diệt.
Nguồn gốc con người
1. Chơn Linh2. Cấu tạo Chơn Thần
3. Phàm thểCon người từ đâu đến? Từ Thượng Đế và Đức Phật Mẫu. Các mạc khải của Đấng Thiêng Liêng cho biết mặc dầu cùng phát xuất từ Thượng Đế và Đức Phật Mẫu là hai Đấng sanh thành dưỡng dục vạn linh, nhưng tùy theo nguồn gốc của linh hồn và con đường tiến hóa mà nhơn loại nói chung chia làm ba hạng người [76] theo nguồn gốc xuất phát của Chơn Linh mà chia thành đẳng cấp[77]:
- « Hóa Nhân »: người mà linh hồn có sau khi khai thiên nhờ sự tiến hóa từ thảo mộc, thú cầm mà thành người;
- « Nguyên Nhân »: người mà linh hồn xuất phát thẳng từ Thượng Đế và được Đức Phật Mẫu gởi xuống trần thế;
- « Quỉ Nhân » : Nguồn gốc thứ nhất của Quỉ Nhân là quỉ hồn của Hóa Nhân hay Nguyên Nhân phạm tội Thiên Điều bị đọa vào quỉ vị dưới quyền Quỉ Vương[78] sai khiến.
Nguồn gốc thứ hai của Quỉ Nhân là những Chơn Hồn của Quỉ Vương nơi Tam Thập Lục Động[79] cho xuống trần làm thành các bài vở cho các Nguyên Nhân và Hóa Nhân học hỏi, chịu khảo đảo dữ dội để phân thánh lọc phàm.
Trong chương này, chúng tôi đặc biệt tŕnh bày các giai đoạn cấu tạo Nguyên Nhơn
- Giai đoạn 1 : Thành h́nh xác thân Thiêng Liêng bắt đầu bằng Chơn Linh chiết ra từ Đại Linh Quang (Thượng Đế) ban cho mỗi người, tiếp theo là Chơn Thần do Đức Phật Mẫu cấu tạo để bọc lấy Chơn Linh.
- Giai đoạn 2 : Cấu tạo con người tại trần thế gồm 3 xác thân : Xác Phàm (Tinh), Chơn Thần (Khí) và Chơn Linh (Thần).
1. Chơn Linh[80] (Đệ tam xác thân)
Con là một Thiêng Liêng tại thế,
Cùng với Thầy đồng thể Linh Quang
[2]
Dù là tín đồ của bất cứ tôn giáo nào, chúng ta đều tin con người có linh hồn và thường hay tự hỏi: linh hồn từ đâu mà có? Linh hồn nhập vào và ĺa khỏi thể xác như thế nào? Đức Chí Tôn đă giáng cơ bút trả lời « Mỗi đứa Thầy cho một Chơn Linh ǵn giữ cái chơn mạng sanh tồn… Đấng Chơn Linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn Lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Ṭa Phán Xét… đă chẳng ǵn giữ các con mà thôi, mà c̣n dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn lương tâm là đó »[81].
Nguồn gốc
Chơn Linh hay Tiểu Linh Quang là điểm ánh sáng linh diệu chiết ra từ Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho mỗi người khi giáng sanh nhập vào xác phàm để tạo nên sự sống và ǵn giữ mạng sanh tồn, tạo nên sự hiểu biết và tánh linh.
Bát Nương dạy: Các Chơn Linh cũng là sự kết hợp của tế bào Dương Quang đó vậy[82]. Dương Quang phát xuất từ Dương Khí của Ngôi Thái Cực và sản xuất ra các điểm linh.
Đức Hộ Pháp giảng: Chơn Linh do Nguyên khí (Tiên Thiên Khí) mà có. Nhờ Chơn Linh mới có sự sống, Chơn Linh có quyền năng vô biên, do Đức Chí Tôn ban cho[83].
Đặc tính
Bởi xuất phát từ Tiên Thiên Khí nơi cơi hư vô thiêng liêng nên Chơn Linh có những đức tính sau :
- Tương trưng cho sự bất tử của con người v́ Chơn Linh chiết ra từ Đại Linh Quang là một phần tử nhỏ của Thượng Đế nên sau khi qui tiên th́ trở về với Đại Linh Quang hoặc trở lại đầu thai trên trần thế sau khi xác phàm chết,
- V́ từ Thượng Đế xuất phát ra nên Chơn Linh không bị chi phối bởi luật âm dương, ngũ hành, biến dịch và luật vô thường của vạn vật hữu h́nh, hữu diệt,
- Chơn Linh vĩnh cửu tự nhiên và bảo đảm sự tồn tại của vạn vật trên thế giới,
- Chơn Linh thanh nhẹ, có tánh thánh, vô tư, luôn luôn trong lành có đủ cả trí và huệ, nên gọi là Thiên Lương[84], lănh hội được những điều ngoài phạm vi hiểu biết của lục giác quan (nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư)[85],
- Chơn Linh có phép thông công cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn Lành nơi Ngọc Hư Cung[86]. Nhờ Chơn Linh mà con người có thể thông công tại Hiệp Thiên Đài với các Đấng Thiêng liêng qua cơ bút để dựng nên nền Đại Đạo Cao Đài.
Sứ mạng
Chơn Linh được bọc trong Chơn Thần và ngự tại tim [3] có sứ mạng d́u dắt con người tu tại thế và sau khi qui tiên.
Sứ mạng tại thế
Khi sống ở trần gian, Chơn Linh và Chơn Thần nương theo xác thân phàm để tu hành, dự Trường Thi Công Quả do Đức Chí Tôn lập ra trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nên có những nhiệm vụ sau.
D́u dắt Chơn Thần
Chơn Linh lo kiềm chế Chơn Thần để làm chủ xác thân và tánh dục phàm phu của xác phàm. Đức Cao Thượng Phẩm dạy: Nếu nó chẳng kềm thúc được tánh dục vọng phàm phu của đệ nhứt xác thân th́ nó bị thiên khiển và thất phận nơi cơi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Ghi chép
Công tội của kiếp đương sinh được Chơn Linh ghi chép để lưu truyền làm nhân quả cho những kiếp lai sinh.
Dạy dỗ xác phàm
Chơn Linh ấy, tánh Thánh nơi ḿnh đă chẳng phải ǵn giữ các con mà thôi, mà c̣n dạy dỗ các con[87]. Nhưng, Chơn Linh không trực tiếp điều khiển xác phàm mà phải qua trung gian của Chơn Thần.
Sứ mạng sau khi qui liễu
Trên đường qui hồi, Chơn Linh giáo hóa Chơn Thần rửa sạch bụi trần, oan khiên tiền kiếp để vượt lên các tầng Trời (Xem chương 11)
2. Cấu tạo Chơn Thần[88]
Trong Âm Quang Tiên Thiên, đă chứa sẵn Nguơn chất[89] 元質 đựng trong Kim Bồn nơi Diêu Tŕ Cung[90] để tạo Chơn Thần. Ngươn Chất chứa : Ngươn Tinh (Ngươn Chất âm) và Ngươn Khí tức Khí Sanh Quang (Ngươn Khí dương).
Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
Diêu Tŕ Kim Mẫu nung ḷ hóa sanh.
Âm dương biến tạo Chơn Thần,
Lo cho nhơn vật về phần hữu vi[91].
Trong cơi Thiêng Liêng vô h́nh, Đức Phật Mẫu dùng Khí Sanh Quang[92] (Ngươn Khí, dương) và Ngươn Chất (Ngươn Tinh, âm) để tạo tác Chơn Thần nên Chơn Thần là một thể vô h́nh bất tiêu bất diệt, luôn luôn tiến hóa hay ngưng trệ, do mỗi lần tái kiếp được dày công hay đắc tội.
Cơ quan cấu tạo
Cơ quan này đặt ở Diêu Tŕ cung dưới chưởng quyền của Phật Mẫu, ở tầng trời thứ 9 Tạo Hóa Thiên. Tại đây có:
- Kim Bồn hay cái chậu bằng vàng của Đức Phật Mẫu dùng chứa các ngươn chất để tạo ra Chơn Thần cho vạn linh lúc giáng trần,
Nơi Kim Bồn vàn vàn ngươn chất,
Tạo h́nh hài các bậc Nguyên Nhân[93].
- Đài phát điện Âm Quang, nằm bên cạnh ao Diêu Tŕ; đài này thâu lằn Sanh Quang (Điểm Linh Quang) của ngôi Thái cực rồi đem Dương quang hiệp với Âm quang mà tạo nên Chơn Thần cho vạn linh trong Càn Khôn Vũ Trụ.
Khởi động của cơ quan
Từ Đại Linh Quang, Thượng Đế phóng ra các Tiểu Linh Quang. Đức Phật Mẫu thâu điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn làm linh hồn, rồi dùng nguyên khí âm-dương trong Diêu Tŕ Cung tạo ra một Chơn Thần [94] làm xác thân thiêng liêng bao bọc điểm linh hồn này và tạo thành một con người nơi cơi thiêng liêng.
Sanh quang dưỡng dục quần nhi,
Chơn Linh phối nhứt thân vi Thánh h́nh[95].
Cho nên, Đức Chí Tôn là cha (v́ ban cho điểm Linh Quang làm linh hồn) và Đức Phật Mẫu là mẹ (v́ đă tạo ra Chơn Thần tức xác thân thiêng liêng). Vậy, mỗi người chúng ta, ngoài cha mẹ phàm trần, chúng ta c̣n có hai đấng Cha Mẹ chung thiêng liêng, là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Giáng trần
Khi cho con người xuống trần thế, Đức Phật Mẫu bao bọc Chơn Linh trong Chơn Thần để nhập vào xác phàm. Trên đường giáng trần, Chơn Thần đi từ cơi hư vô thanh nhẹ mà đi xuống và qua 7 cơi là 7 khoảng không gian có 7 thể[96] cấu tạo từ nhẹ nhất (cơi Thái Cực) xuống đến nặng nhất (Hạ giới). Đến mỗi cơi, Chơn Thần khoác thêm bên ngoài «thể » của cơi đó cho nặng thêm để giáng tiếp. Xuống đến cơi Lưỡng Nghi, Chơn Thần phải lấy tinh khí nơi cơi Lưỡng Nghi bao bọc bên ngoài Tiên Thể một lớp, gọi là Kim Thân. Muốn xuống cơi Tứ Tượng, Nguyên Nhân phải dùng tinh khí của cơi Tứ tượng bao bọc một lớp bên ngoài Kim Thân một lớp, gọi là Thượng Chí… Đến trần thế th́ Chơn Thần đă mặc bên ngoài cái áo bảy thể[97] mà ta thường gọi là Thất Phách[98].
Xuống đến trần thế, Chơn Linh và Chơn Thần nhập vào xác phàm và lúc đó con người có đủ ba xác thân.
Đại Từ Phụ từ bi tạo hóa,
Tượng mảnh thân giống cả càn khôn.
Vẹn toàn đủ xác đủ hồn. (Kinh Tắm Thánh)
Nhiệm vụ
Trên cơi trần, Chơn Thần là Đệ Nhị Xác Thân[99] mang nhiệm vụ chính yếu : làm trung gian giữa Chơn Linh và xác phàm và đầu kiếp.
Nhiệm vụ trung gian
Sau khi nhập vào xác phàm, Chơn Thần luân lưu khắp cơ thể con người và mang các phận sự sau :
- Làm trung gian liên kết giữa thể xác và linh hồn[100]giống như vai tṛ Hiệp Thiên Đài tại Ṭa Thánh.
- D́u dắt phàm thể hành động theo Chơn Linh,
- Làm động cơ lưu chuyển của Chơn linh,
- Biểu tượng cho sự sống.
Đầu kiếp
Chơn Thần nhờ Chơn Linh ngự trị ban cho thiện ư chế ngự dần dần ác tính. Nếu không làm tṛn nhiệm vụ lại chiều theo đ̣i hỏi của xác thân và lục dục thất t́nh, th́ Chơn Thần bị ô trược, oan nghiệt chồng chất. V́ vậy mà chỉ có Chơn Thần phải đi đầu kiếp trả quả v́ trong Chơn Thần có chứa nhiều tính cũ và mới. Tính cũ là những tính nhiễm tạo từ nhiều kiếp trước (lưu tính), c̣n tính mới là những tính nhiễm tạo trong kiếp hiện tại. Trước khi xuống trần đầu kiếp, chư Phật nơi Tạo Hóa Thiên dùng huyền diệu biến đổi cái Chơn Thần cũ thành cái Chơn Thần mới theo đúng nghiệp lực của nó, rồi phủ lên đó một tấm màn bí mật che lấp hết các kư ức cũ. Chơn Thần mới chỉ là biến tướng của Chơn Thần cũ.Trên trần thế, Chơn Thần đă quên kiếp trước mà đi lập công bồi đức, phụng sự vạn linh nhằm lánh kiếp luân hồi.
3. Phàm thể
Phàm thân hữu h́nh được cấu tạo bởi biến tướng của vô vi do ḥa hiệp dâm tinh dâm huyết[101]. Phàm thể giữ vai tṛ căn nhà giả tạm cho Chơn Thần và Chơn Linh học hỏi, tu tiến.
Cấu tạo
Cấu tạo xác phàm là do kết hợp dâm tinh+dâm huyết, khối sanh vật và do vô vi biến tướng.
Dâm tinh+Dâm huyết
Con người cũng như trời đất được h́nh thành cụ thể, hữu h́nh bởi hai năng lực Âm Dương chuyển động ḥa hiệp, sanh hóa chẳng ngừng. Nhờ có dục tính mà vợ chồng ăn ở thương yêu nhau nên cái dâm tinh (ngươn tinh của chồng) tẩu lậu ra ngoài gặp dâm huyết (âm tinh của vợ) ngừng kết lại mà cấu tạo thành cái xác phàm của con người.
Ngay trong bụng mẹ, xác phàm đón nhận Chơn Linh và Chơn Thần tạo thành h́nh tướng của con người gồm Tinh-Khí-Thần. Do đó chúng ta thường nói « tinh cha, huyết mẹ » để giải thích xác thân ta được cấu tạo bởi : Khối sanh vật kết hợp và vô vi biến tướng.
Khối sanh vật kết hợp
Phàm xác thân con người…vốn một khối chất chứa vàn vàn, muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy kết cấu thành một khối. Vật chất ấy có tánh linh, v́ chất nuôi sống nó cũng đều là sanh vật, tỉ như rau, cỏ, cây, trái, lúa, gạo…mọi lương vật đều cũng có chất sanh… Cả vật thực vào t́ vị, lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết. Nó có thể hườn ra nhơn h́nh, mới có sanh sanh, tử tử của kiếp nhơn loại[102].
Vô vi biến tướng
Xác thân có được h́nh tướng là nhờ duyên hợp của ngũ hành kết tụ, âm dương biến chuyển nhờ Khí Hư Vô điều động[103]. Xác thân chỉ là vay mượn, là duyên hợp, là giả tạm. Vậy mỗi nhân sanh đều gồm có hai phần, hữu h́nh với h́nh thể sắc thân và vô vi ẩn tàng không h́nh tướng. Hữu h́nh là sự h́nh thành và biến chuyển của sắc thân, c̣n vô vi là cơ biến hóa của Chơn Thần[104].
Vai tṛ
Đối với tín đồ Cao Đài, đời sống trần thế là giả tạm để sửa soạn cho đời sống vĩnh cửu trong cơi Thiêng Liêng hằng sống. Xác phàm do vật chất cấu tạo, nên chỉ là giả thân, là căn nhà tạm trú, một quán trọ cho khách lữ hành dừng chân một thuở trên ḍng tiến hóa.
Tôi nay ở trọ trần gian,
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.
Giống như con chim, con cá:
Con chim ở đậu cành tre,
Con cá ở trọ trên khe nước nguồn.
Trên đường tu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, xác phàm làm nơi trú ngụ cho Chơn Thần và Chơn Linh lập công bồi đức, tu tập, học hỏi, tấn hóa trên cơi trần và trợ lực cho Chơn Thần sau này dễ dàng siêu thoát. Vậy muốn luyện Đạo thành th́ cần phải có xác phàm làm điểm tựa cho Chơn Linh và Chơn Thần[105].
Đặc tính
Phàm thân do nguyên tinh thảo mộc, vật chất cấu thành nên mang tính chất một sinh vật có ngũ quan, biết cảm giác xúc động, nên từ sinh hoạt đến nhu cầu sinh lư có bản năng thú tính: H́nh chất con người vẫn là thú[106].
Xác phàm luôn luôn chịu ảnh hưởng của ngoại vật, chạy theo dục vọng làm cho Chơn Thần ô trược phải luân hồi chuyển kiếp măi măi, nếu Chơn Thần nương theo thú chất h́nh vật của phàm thể. V́ vậy, trên trần thế, xác phàm của người tu tiến phải chịu sự điều khiển của Pháp thân (đệ nhất xác thân) và Linh thân (tức Chơn Linh hay đệ tam xác thân), nhưng xác phàm vẫn có sinh hoạt riêng bộc lộ bởi bản năng tự lập tách biệt khỏi Chơn Linh như tim đập, tuần hoàn huyết dịch…
Khi Chơn Linh và Chơn Thần đầu kiếp vào xác phàm là lúc cuộc đời trần thế bắt đầu với đầy đủ ba xác thân: phàm thể (do cha mẹ tạo ra), khí thể (Chơn Thần làm khuôn viên h́nh ảnh cho thể xác của hài nhi), thần thể (Chơn Linh tạo nên sự sống). Từ đó, Chơn Linh và Chơn Thần phải dựa vào xác phàm mà tu tiến để dấn bước trên con đường về Thầy.
Như vậy, loài người cùng một gốc là Thượng Đế nhưng chia làm hai hạng chính: Hóa Nhân và Nguyên Nhân.
- Hóa Nhân: người nguyên thủy do sự tiến hóa từ thảo mộc, thú cầm mà đạt phẩm người có tam hồn, thất phách;
- Nguyên Nhân: Chơn Linh được Thượng Đế cho đầu kiếp xuống trần làm người, với nhiệm vụ d́u dắt Hóa Nhân để cùng nhau tu Đạo, tiến hóa rồi trở về với Thượng Đế.
Khi đă trở thành người sống trên trần thế, dù Hóa Nhân hay Nguyên Nhân đều sống một cuộc đời như nhau được giải thích trong trang 3 triết lư.
Tóm tắt các giai đoạn cấu tạo con người
Thượng Đế
1. Ban cho Chơn Linh tức một Tiểu Linh Quang
chiết ra từ Đại Linh Quang
2. Đức Diêu tŕ Kim Mẫu cấu tạo
Chơn Thần bọc lấy Chơn Linh
3. Khoác bên ngoài chiếc áo 7 thể khi giáng trần
4. Chơn Linh và Chơn Thần giáng trần nhập vào xác phàm
cấu tạo bởi âm tinh của mẹ và ngươn tinh của cha
Tiến hóa
1. Tiến hóa của Hóa Nhân
2. Tiến hóa của Nguyên Nhân
3. Xuống trầnTiến hóa mang ư nghĩa tiến hóa tâm linh theo một ṿng tṛn của qui luật tiến hóa tâm linh để trở về nguồn gốc là Đại Linh Quang. Về con người trên cơi trần, chúng ta nhận thấy có hai chuyển động tiến hóa tâm linh theo ṿng tṛn để trở về hiệp cùng Thượng Đế, đó là :
- Chuyển động tiến hóa của Hóa Nhân và Nguyên Nhân cùng tu tiến để đắc quả vị Thần, Thánh, Tiên, Phật.
- Chuyển động xuống trần của Nguyên Nhân để tu tiến.
1. Tiến hóa của Hóa Nhân
Hóa Nhân thành người là do luật Tiến hóa tự nhiên[107]từ kim thạch đi lên[108]. So với các tôn giáo khác điểm đặc thù của giáo lư Cao Đài là dùng cụm từ « gốc ngọn » để giải thích tiến hóa. Gốc là cái đầu điều khiển cơ thể, là khởi nguồn của sự tinh túy; ngọn là những yếu tố được sanh ra từ gốc. Hăy nh́n gốc ngọn trong thảo mộc, muông thú[109].
- Thảo mộc : ngọn đưa lên trời, gốc (đầu) chui dưới đất (âm), mọi tinh túy đều do khí âm quản lư nên thảo mộc gần như không có trí khôn.
- Muông thú. Gốc (đầu) nằm ngang với cơ thể, tiếp giáp với khí âm dương nên thông minh hơn thảo mộc.
- Con người. Gốc (đầu) nằm trên cùng tiếp nhận nhiều khí dương nên trí tuệ hơn mọi loài.
Khi Hóa Nhân đạt phẩm nhơn loại th́ đă thuận theo Thiên Lư, đầu hướng lên trời, chân đạp xuống đất, thân h́nh thẳng đứng và có đủ Tam Hồn: Sanh hồn, Giác hồn, Linh hồn là 3 điểm Linh Quang của Thượng Đế ban cho Hóa Nhân khi tiến hóa từ thảo mộc đi lên nhân phẩm.
Ở mỗi tŕnh độ tiến hóa, Đức Chí Tôn ban cho một điểm nguyên hồn tạo nên sự sống. Như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn… Vậy từ thảo mộc có một phần hồn (sanh hồn). Thảo mộc tấn hóa măi, muôn vàn kiếp mới bước sang qua thú cầm đă đặng hai phần hồn (sanh hồn và giác hồn). Thú cầm mới dần dần tiến hóa măi, trăm ngàn muôn kiếp, lên đặng làm người (có thêm linh hồn, vậy là trọn đủ tam hồn: sanh hồn, giác hồn, linh hồn). Sự tiến hóa của nguyên hồn đi theo lẽ tự nhiên tức Thiên Luật, đi từng cấp bậc từ dưới đi lên, không có nhảy cấp.
Nhơn hồn
Thú cầm hồn
Thảo mộc hồn
Kim thạch hồn
C̣n công tŕnh cấu tạo Hóa Nhân của Đức Kim Mẫu là ḥa hợp hai khí Âm quang và Dương quang lại với nhau để biến hóa sanh ra vạn linh. Đức Phật Mẫu đă dùng cái KHÔNG vô h́nh, vô ảnh biến hóa thành cái SẮC có h́nh tướng hữu h́nh. Sau đó, Đức Phật Mẫu vận chuyển bát phẩm Chơn Hồn[110] đem đầu kiếp xuống trần tạo thành chúng sanh.
Càn khôn sản xuất hữu h́nh
Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh[111]
Khi tạo được nhơn vị rồi th́ được Đức Chí Tôn ban cho Chơn Linh để Hóa Nhân cùng với Nguyên Nhân tiến hóa bằng tu tiến để dự vào Trường Thi Công Quả. Hóa Nhân b́nh thường theo trường học 5 lớp từ từ tiến hóa : nhơn đạo, thần đạo, thánh đạo, tiên đạo, phật đạo. Nếu giác ngộ tu hành th́ cũng đắc đạo, đạt được ngôi vị cao như Nguyên Nhân trong cơi Thiêng Liêng. Thượng Đế nói lư do: Mỗi mạng sống đều hữu căn, hữu kiếp, dầu Nguyên Nhân hay Hóa Nhân cũng vậy.
Về khác biệt trong lư thuyết tiến hóa của vạn linh, chúng ta nhận thấy thuyết tiến hóa của Darwin là tiến hóa của vật chất, c̣n luật tiến hóa của Đạo Cao Đài là tiến hóa của cả linh hồn lẫn vật chất:
Ṿng xây chuyển vong hồn tấn hóa,
Nương xác thân hiệp ngă Càn Khôn[112].
2. Tiến hóa của Nguyên Nhân
Sau khi xuống trần thế, tiến hóa của Nguyên Nhân là tu tiến và chuyển kiếp nhiều lần để đạt đến quả vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Thượng Đế dạy: Cái phẩm vị của các con buộc tái sanh nhiều kiếp, mới đến địa vị tối thượng của ḿnh là nơi Niết Bàn[113]. Tiến hóa từ Nhơn hồn lên Phật hồn có sự can thiệp của chính con người tức là sự tu luyện Nhơn hồn theo đường Thiên Lư. Đạt đến Phật hồn, Chơn Linh tiếp tục tu luyện trong các tầng trời để tiến hóa đến mức tận cùng của chu tŕnh tiến hóa là Đại Hồn[114] của Thượng Đế.
Phật hồn
Tiên hồn
Thánh hồn
Nhơn hồn (của Nguyên Nhân và Hóa Nhân)
Tiến hóa có thể nhanh bằng nhảy cấp nhờ tu Đạo và cũng có thể thoái hóa xuống cầm thú nếu phạm tội Thiên Điều.
Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, với ân huệ của Đức Chí Tôn, nếu tu hành tinh tấn, th́ chỉ một kiếp tu có thể đắc thành chánh quả.
3. Xuống trần
Nguyên Nhân thường gọi là khách trần[115], xuống trần là v́ những lư do sau :
- Để tiếp tục tu tiến
- Dạy dỗ hóa nhân
- Quả kiếp
- Cứu thế độ nhân do Thiên Mạng
Tiếp tục tu tiến
Các Nguyên Nhân xuống cơi trần là chia khổ với người nơi trần thế, tức phụng sự vạn linh và tiếp tục tu tiến để đạt phẩm vị cao hơn. V́ vậy, Đức Chí Tôn lập Trường Thi Công Quả để con người học tập, lập công bồi đức, luân hồi chuyển kiếp tiến hóa để nâng cao thêm địa vị tại Thiêng Liêng lên hàng Thánh, Tiên, Phật…
Dạy dỗ hóa nhân
V́ Hóa Nhân có trí năo ngu ngơ, tánh t́nh hung ác, dă man nên Đức Phật Mẫu vâng lệnh Đức Chí Tôn cho 100 ức Nguyên Nhân đầu thai xuống trần, để khai hóa Hóa Nhân và học hỏi để tiến hóa lên các phẩm vị. Các Nguyên Nhân[116] này trực tiếp sanh ra từ Thượng Đế, có ngôi vị tại cơi Thiêng liêng, đầu kiếp xuống ở tạm nơi cơi trần dạy dỗ Hóa Nhân và học hỏi tấn hóa lên các phẩm vị cao hơn. Làm xong nhiệm vụ th́ trở về với Thượng Đế.
Quả kiếp
Khởi đầu, khi xuống trần với nhiệm vụ dạy dỗ Hóa Nhân, linh hồn các Nguyên Nhân đều trong sạch, thanh thoát, c̣n giữ thiên tánh, trí năo thông minh. Nhưng, khi xuống trần th́ đa số bị nhiễm bụi trần, quên nguồn gốc và nhiệm vụ đă nhận lănh lúc đi đầu thai, lại gây ra lắm tội lỗi nơi cơi trần mà gây ác nghiệp tiền kiếp nên phải đọa sinh đầu kiếp để trả quả theo luật nhân quả đặng đạt hạnh phúc nơi cơi Thiêng liêng;
.
Sở dĩ các Nguyên Nhân gây tội lỗi là do quỉ vương cám dỗ làm mất Vạn Cửu Nang[117] của Đức Phật Mẫu ban cho khi giáng trần nên khó qui hồi cựu vị. Có bài kệ rằng:
Linh căn ngày đó xuống trần ai,
Cái cái vui mừng nhập mẫu thai.
V́ mất bửu nang, mê nghiệp hải,
Làm sao tỉnh đặng trở hồi lai.
V́ động mối từ tâm, Đức Chí Tôn mở ra các kỳ phổ độ để dẫn dắt các Nguyên Nhân trở về cựu vị. V́ vậy ngày nay, Đạo Cao Đài có sứ mạng giúp các linh căn tu Đạo đặng « hồi lai ».
Cứu thế độ nhân do Thiên Mạng
Các Chơn Linh cao trọng giáng trần cứu vớt nhơn loại như Đức Thích Ca, Lăo tử, chúa Jésus… Sau đó là các Chơn Linh cao cấp (Thánh, Tiên) vâng mạng Ngọc Hư Cung hay của Lôi Âm Tự xuống trần cứu nhân độ thế như Đức Tiên Tào Quốc Cựu giáng cơ cho biết[118].
[4]
Về hạng Thiên Mạng, Đạo Cao Đài có rất nhiều chức sắc thuộc hạng này và mang Ngươn Linh[119] của Thánh, Tiên được Đấng Thiêng Liêng giáng cơ cho biết thí dụ như :
- Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Ngươn Linh của Thánh Vi Hộ. Tại Báo Ân Đường Kim Biên (19-9-1956), Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ (Trạng tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm) trả lời Đức Hộ Pháp : Phải, th́ trước đầu kiếp vào nhà họ Vi (Vi Hộ), c̣n nay vào nhà họ Phạm (Phạm Công Tắc)…Việt Nam xuất Thánh th́ đă hẳn rồi.
- Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là Ngươn Linh Từ Hàng Bồ Tát. Ngày 8-12-Bính Dần (11-1-1927), Đức Chí Tôn giảng dạy Ngài Thái Thơ Thanh : Con cùng Chơn Linh cùng Quan Âm Bồ Tát (Đạo Sử. II, tr. 177)
- Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh là Ngươn Linh Long Nữ.
C̣n rất nhiều vị chức sắc khác là Ngươn Linh của Thánh, Tiên được liệt kê chi tiết trong cuốn sách Bí Pháp Đạo Cao Đài của nữ soạn giả Nguyên Thủy, 2007.
Lúc biết được nguồn cội rồi th́ con người ḿnh sống trên cơi đời này mang ư nghĩa ǵ? Đời người, chết đi hết hay chưa? Câu trả lời của Thượng Đế sẽ được viết trong trang ba triết lư.
Sống gởi đâu? Đạo Cao Đài trả lời rằng đời sống trần thế là giả tạm, xác phàm là căn nhà tạm trú cho Chơn Thần và Chơn Linh học hỏi, tu tiến trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Đời sống trần thế để làm ǵ? Để tu Nhơn Đạo và Thiên Đạo[120] nhằm sửa soạn hành trang cho cuộc hành tŕnh trở về cội nguồn trong cơi Thiêng Liêng.
Tu Nhơn Đạo để vừa phục vụ vạn linh vừa lập vị cho người tu, chính yếu là làm công quả (chương 6).
Tu Thiên Đạo là đi theo con đường trở về hiệp với Thượng Đế bằng tu hiệp Tam Bửu theo giáo lư của Tam Kỳ Phổ Độ. Chính yếu của việc tu là tinh khiết hóa Chơn Thần bằng lưu thanh khử trược các nguồn khí Hậu Thiên ô trược như Chơn Khí, khí thất t́nh lục dục (chương 8)
Tu Nhơn Đạo
1.Tại sao phải tu bây giờ?
2. Hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài
3. Hành Đạo nơi Cơ Quan Phước Thiện
4. Tu Thiên Đạo
Người tu theo Đạo Cao Đài bắt đầu bằng tu Nhơn đạo để vừa phụng sự vạn linh vừa lập vị cho chính ḿnh tại thế. Tu Nhơn đạo (Thế đạo) là làm tṛn đạo làm người ở đời, đó là nguyên tắc và bổn phận mà con người phải tuân theo trong đời sống trần thế. Trong 5 cấp tiến hóa để qui nguyên[121], Nhơn đạo là căn bản. Muốn lên cấp tiến cao hơn th́ trước nhất hoàn thành Nhơn đạo.
Nay, trong khung cảnh tu Đạo thời Đại Ân Xá khởi đầu từ ngày lập Đạo (15-10-Bính Dần 1926) đến khi Di Lạc Vương Phật mở Hội Long Hoa mà chúng tôi tŕnh bày phép tu Nhơn đạo bằng hai cách để đắc Đạo :
- Hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài, làm công quả là phần quan trọng nhất để đạt vị như Thánh Ngôn dạy: Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công đức cho các con nên Đạo[122].
- Hành Đạo nơi Cơ Quan Phước Thiện,
Làm tṛn Nhơn đạo rồi[123], mới tu Thiên đạo (đạo Trời) bằng phép tu hiệp Tam Bửu theo tu Phổ Độ (chương 7, 8) hay tu chơn để qui hồi Thượng Đế. Chính yếu trong việc tu luyện này là tinh khiết hóa Chơn Thần bằng khử trược các khí Hậu Thiên Chơn Khí (Chương 7), khí thất t́nh lục dục (chương 8).
1. Tại sao phải tu bây giờ?
Theo chu kỳ luân hồi trên địa cầu 68, loài người đă trải qua 2 ngươn :
- Thượng ngươn (ngươn Tấn Hóa) là thời kỳ tạo thiên lập địa, của Đại Đạo Nhứt Kỳ Phổ Độ của Cổ Phật, Lăo Tổ, Đế Quân
- Trung ngươn (ngươn thượng lực) có ngũ chi đại đạo đại diện bởi Phật Thích Ca, Jesus Christ, Lăo Tử, Khổng Phu Tử, Khương Tử Nha mở Đại Đạo Nhị Kỳ Phổ Độ giáo hóa chúng sanh.
Trên quả địa cầu 68 hiện tại, loài người cũng như Đạo đă đến thời Hạ ngươn (ngươn mạt kiếp, điêu tàn). V́ lư do đó mà trong thời hạ ngươn này, Đấng Chí Tôn đă dùng huyền diệu cơ bút khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ở miền Nam nước Việt nhằm độ rỗi các linh hồn bước sang ngươn tái tạo, ngươn đầu của Tứ Chuyển, Đạo sẽ được phục hưng như thời thượng ngươn là nhờ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đă độ rỗi chúng sanh trong thời hạ ngươn.
Chu kỳ luân hồi thời Tam Chuyển trên địa cầu 68
Ngươn
Tính chất con người
Tính chất xă hội
Phổ độ
Thời
Thượng Ngươn
thời tạo thiên lập địa, thượng đức
Thiên lương
Thuần phát
lấy Đức làm đầu
Thanh b́nh, an lạc, thuận tùng Thiên Lư.
Xă hội ḥa hiệp
Đại Đạo Nhất Kỳ Phổ Độ: Nhiên Đăng Cổ Phật (Phật giáo);Thái Thượng Đạo Tổ (Tiên giáo); Văn Tuyên Đế Quân
Quá khứ
Trung Ngươn
Thượng lực, tranh đấu
Nhân tâm bất nhứt, xa rời thiện lương, mạnh được yếu thua,
lấy sức làm đầu
Xă hội bất công, áp bức, trường huyết chiến.
Xă hội tranh đấu
Đại Đạo Nhị Kỳ Phổ Độ : Thích Ca (Phật), Lăo Tử (tiên), Khổng Phu Tử (Nho), Jesus Christ (Thánh giáo), Khương Tử Nha (Thần giáo)
Quá khứ
Hạ Ngươn
Điêu tàn, mạt kiếp
Con người tương sát, dùng chước quỉ bẫy độc,
lấy cân năo làm đầu
Xă hội tàn sát, khốc liệt, tự tiêu diệt.
Xă hội mạt kiếp
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Chí Tôn khai sáng
Hiện tại
Ngươn Tái Tạo
Bảo tồn
(Thượng ngươn của Tứ Chuyển)
Đạo đức được phục hồi như thời Thượng Ngươn
Tương lai
2. Hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài
Tín đồ theo Hội Thánh Cửu Trùng là người hành đạo vừa phục vụ chúng sanh, vừa lập vị thiêng liêng cho ḿnh. Người tu lập công đoạt Đạo bằng phép tu Tam Lập[124]: lập Ngôn, lập Công, lập Đức. Chơn hồn mượn xác phàm đi theo phẩm trật Cửu Thiên Khai Hóa, đạt phẩm vị từ Địa Thần, Nhơn Thần, Thiên Thần, Địa Thánh, Nhơn Thánh, Thiên thánh, Địa Tiên, Nhơn Tiên, Thiên Tiên.
Lập Ngôn
Lập Ngôn là nói lời chơn thật, chánh đáng, có đạo đức để người nghe phát tâm hành thiện hay tu hành như Đức Chí Tôn dạy: Thầy dạy các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng h́nh đồng thể ». Phải tuân theo giới cấm thứ 5 là bất vọng ngữ, nói lời xảo trá, gạt gẫm, chê bai…làm hại người.
[5]
Lập Công
Đem sức lực và hiểu biết ra phụng sự nhơn sanh là lập công gồm tam công: công phu, công tŕnh, công quả[125].
Công phu
Công phu gồm 2 việc:
- Học tập kinh sách (Kinh Thiên Đạo, Thế Đạo…) cho thông hiểu giáo lư (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thuyết Đạo lư luật pháp Đạo, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền…). Sự học hỏi kinh sách có thể xếp vào phần công tŕnh bao gồm học hỏi và trau dồi tâm tánh.
- Cúng Đức Chí Tôn vào tứ thời: tư (12 giờ khuya), ngọ (12 giờ trưa), mẹo (6 giờ sáng), dậu (6 giờ tối). Thất Nương dạy: «Lễ bái thường hành tâm đạo khởi ». Cúng Đức Chí Tôn là một giai đoạn của thiền định, trong giai đoạn này người tín đồ để hết ḷng thành tập trung vào lời kinh, tâm trí không bận rộn với tạp niệm.
Công tŕnh
Công tŕnh là việc lập hạnh tu hành bao gồm sự tuân theo:
- Giữ giới luật như ngũ giới cấm[126] (bất: sát sanh, du đạo, tà dâm, tửu nhục, vọng ngữ). Các điều ngăn cấm, giới luật tôn giáo là hàng rào ngăn cản chúng ta không gây nợ mới th́́ mới hết đầu thai trả quả.
- Tứ Đại Điều Qui ấn định trong Tân Luật (Chương IV) là 4 phép tắc lớn phải theo: Phải tuân lời dạy của bề trên, chớ khoe tài đừng cao ngạo, bạc tiền xuất nhập phân minh, trước mặt sau lưng cũng đồng một bực,
- Thế Luật ấn định trong Tân Luật tức luật pháp qui định về phần nhơn đạo của người tín đồ như ăn chay kỳ hay trường v.v.
Công quả[127]
Làm công quả phụng sự nhơn sanh là phần chính yếu của lập vị. Tất cả những việc làm giúp người giúp đời, phụng sự Đạo, phụng sự nhơn sanh, dù phạm vi nhỏ hay lớn, đều gọi là công quả. Làm điều thiện mới trừ được ác nghiệp và đắc Đạo nên Thánh huấn có câu: « C̣n muốn đắc Đạo, phải có công quả».
Đức Chí Tôn đại khai ân xá, mở Đạo Kỳ Ba này là lập một Trường Thi Công Quả cho nhơn sanh luyện Đạo đạt phẩm trật Thánh, Tiên, Phật là v́ « Muốn làm Tiên Phật th́ phải có công quả ». Công quả phải xuất phát từ ḷng tự giác tự nguyện, làm theo trí lực của mỗi người, từ việc lao động chân tay đến trí óc. Làm công quả có hai phần:
- Độ sanh
Độ sanh là phụng sự con cái của Ngài về đời sống vật chất, tinh thần và linh hồn.
Về đời sống vật chất, công quả của Cơ Quan Phước Thiện lo cơm ăn, áo mặc cho người thiếu thốn.
C̣n về đời sống tinh thần, các chức sắc Cửu Trùng Đài làm công quả mỗi khi gặp tín đồ đau khổ, buồn chán, phải giáo hóa giúp cho vượt qua[128].
- Độ tử
Khi một tín đồ qui liễu, ban trị sự hương Đạo và bổn Đạo lo kinh kệ độ hồn, cầu siêu, làm phép bí tích… lo chôn cất, làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường.
Dự thi ở «Trường Thi Công Quả »
Nhằm giúp tín đồ làm công quả trừ nghiệp chướng, oan khiên tiền kiếp, Đức Chí Tôn đă lập nên ở trần thế một Trường Thi Công Quả « Một Trường Thi Công Quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc th́ phải đi tại cửa này mà thôi ».[129]
Nếu đă có Trường Thi, tất có « khảo thí » theo phép công b́nh Thiên Đạo để được đắc quả rồi mới đạt địa vị thiêng liêng tùy theo công quả và đức hạnh của người hành đạo. Mỗi tín đồ Cao Đài có một cuốn Bộ công quả được Thần Thánh biên chép công quả vào rồi được Đức Di Lạc làm chánh khảo chấm thi công quả[130].
Giám Khảo chấm thi đạo đức: Ma Vương
V́ lẽ công b́nh, Đức Chí Tôn để Ma Vương làm giám khảo sau khi đă thử thách phẩm hạnh người tu xem có xứng đáng đắc đạo hay chăng. Có hai cách thử thách người tu là ma khảo và cơ Đạo.
- Ma khảo. Ma quỉ cám dỗ bằng mọi cách trên trần thế (sắc đẹp, tiền tài, danh vọng…) để thử thách người tu xem có bị xa ngă không. Ma khảo có công dụng phân biệt người chơn tu với người giả tu nên các Đấng Thiêng Liêng đă nói trước:
Vô ma khảo bất thành Đại Đạo,
Đạo bất khảo bất thành Phật.
- Cơ Đạo[131]. Trong khi lập công đức sẽ gặp nghịch cảnh nên cơ Đạo có nội khảo[132], ngoại khảo[133], nghịch khảo[134], thuận khảo[135], khí khảo[136]… để khảo thí đạo đức của tín đồ. Cơ Đạo là phương pháp tôi luyện người tu hành khi lập công bồi đức và làm tiêu chuẩn khảo thí đạo đức.
Tóm lại, tu đạo trong thời kỳ Đại Ân Xá th́: « Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ chẳng khác chi một Trường Thi Công Quả [137]». Đức Chí Tôn cũng đă hứa: "Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần». Đức Chí Tôn đại khai ân xá, mở Đạo kỳ ba nầy là lập một Trường Thi Công Quả cho nhơn sanh đắc đạo. « Thầy nói cho các con biết, nếu công quả chưa đủ, nhân sự chưa xong, th́ không thể nào các con luyện thành đặng đâu mà mong. Vậy muốn đắc quả th́ chỉ có một điều phổ độ chúng sanh mà thôi. Như không làm đặng thế nầy th́ t́m cách khác mà làm âm chất, th́ cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt địa vị tối cao." (TNHT)
Lập Đức
Lập Đức là dùng sự thương yêu để cứu độ chúng sanh: « Sự thương yêu là ch́a khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh ». Đức Chí Tôn dạy: Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường công đức[138] cho các con nên Đạo. Thượng Đế nói thêm: Đạo vẫn tự nhiên, do công đức mà đắc Đạo cũng chẳng đặng[139]. Lập đức là làm những điều từ thiện, lấy bố thí làm phương tiện[140].
Bố thí gồm:
- Thí tài: đem tiền giúp người nghèo,
- Thí công: đem sức lực giúp công việc người khác,
- Thí ngôn: dùng lời nói, ư kiến giúp người gặp khó khăn,
- Thí pháp: lấy lẽ Đạo cảm hóa giáo dục giúp người mê muội ra giác ngộ, lo tu hành trở nên lành.
Trong Đạo Cao Đài, muốn lập đức cho trọn vẹn th́ phải theo con đường Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng của Hội Thánh Phước Thiện.
Tu mà không có Tam Lập th́ ra sao?
Tu mà không có Tam Lập th́ như Đức Hộ Pháp thuyết giảng: « con người khi sanh ra mặt địa cầu này không có Tam Lập th́ giá trị con người không có ǵ hết. Tam Lập ấy quyết định cho ta, ta phải có mới sống chung với xă hội nhơn quần được[141] ».
Buông trôi ví chẳng tṛn Nhơn đạo,
C̣n có mong chi đến Đạo Trời. (TNHT)
Cứu cánh của Đạo là mở một con đường giải thoát luân hồi. Nhưng trong một đời tu, người hành đạo phải tự giải thoát bằng cách làm sao lập vị nơi cơi Thiêng Liêng. Muốn lập vị th́ trước nhất phải lập công bồi đức tại thế là điều kiện tối yếu của cơ đắc quả[142] tại thế « Vậy muốn đắc quả th́ chỉ có một điều phổ độ chúng sanh mà thôi[143]». Đắc quả sẽ dẫn đến đắc Đạo[144] trong cơi Thiêng Liêng, tức là được đắc quả rồi mới đắc Đạo.
Đến khi đắc đạo[145] là được thăng vị trở về cơi Thiêng Liêng. Lúc đó gọi là hiệp nhứt qui bổn hay là đắc Đạo hay đắc vị. « Mỗi khi lập đủ công, tạo đủ đức rồi th́ đệ tam xác thân sẽ tùy theo công nhiệp mà thăng vị. Khi được trở về cơi Thiêng Liêng Hằng Sống, cả Chơn Linh và Chơn Thần được hiệp một mà ngự trên đài sen, tức là công nghiệp của sanh hồn tạo nên. Lúc ấy gọi là hiệp nhứt qui bổn hay là đắc vị đó vậy »[146] .
3. Hành Đạo nơi Cơ Quan Phước Thiện
Con đường tu thứ hai là đi theo Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, tức là lập công trong Cơ Quan Phước Thiện[147], đi lên dần từ phẩm vị Minh Đức, Tân Dân, Thính Thiện, Hành Thiện, Giáo Thiện, Chí Thiện, Đạo Nhơn, Chơn Nhơn, Hiền Nhơn, Thánh Nhơn, Tiên Tử, Phật Tử.
Mục đích của cơ quan: « Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tầm phương bảo bọc những kẻ tật nguyền, cô độc…» (Thánh Giáo Đức Cao Thượng Phẩm).
Cơ Quan hành Đạo theo tôn chỉ: Cứu kẻ nguy, giúp kẻ khổ (người già, góa phụ, cô nhi…) và theo đường lối phác họa trên hai đôi liễn của Cơ Quan Phước Thiện.
福德天頒萬物眾生離苦劫
善緣地貯十方諸佛合元人Phước đức Thiên ban vạn vật chúng sanh ly khổ kiếp,
Thiện duyên địa trữ thập phương chư Phật hiệp nguyên nhân[148].
福德修心樂道和人尋地利
善慈定性安貧合眾識天時Phước đức tu tâm lạc đạo ḥa nhơn tầm địa lợi,
Thiện từ định tánh an bần hiệp chúng thức Thiên thời[149].
Tóm lại, một khi đă hiểu rằng « Dù cho một vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không tu, cũng khó mà trở về địa vị đặng[150] », th́ tín đồ ư thức được rằng tu Đạo nơi trần thế bắt đầu bằng tu Nhơn đạo:
Rằng ở đời th́ Nhơn đạo trọn,
Trọn rồi, Thiên đạo mới hoàn toàn.(TNHT)
Là v́ không có « Gió Lành » nào thổi đến người nào không biết đi hướng nào.
4. Tu Thiên Đạo
Tiếp theo tu Nhơn đạo là tu Thiên đạo (đạo Trời) theo phép tu hiệp Tam Bửu của Tam Kỳ Phổ Độ. Hai điểm đầu tiên cần ghi nhớ là:
- Những đặc ân thời Đại Ân Xá,
- Chơn Thần ô trược.
Đặc ân thời Đại Ân Xá
Trong thời kỳ Đại Ân Xá, hầu hết các tín đồ đều tu hiệp Tam Bửu theo phép Phổ Độ, Tại sao? Là v́ trong thời Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn ban nhiều đặc ân để giúp các đẳng Chơn Hồn và chúng sanh có thể đắc Đạo trong một kiếp tu: Nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng.
Về phép hiệp Tam Bửu, các đặc ân[151] của Đức Chí Tôn ban cho là:
- Có thể Đắc Đạo theo phép Phổ Độ[152]
- Cho phép hiệp Tam Bửu trên đoạn đường vượt Cửu Trùng Thiên như Kinh Tuần Cửu diễn tả (chương 12). « Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh» (TNHT/Q!/tr.12)
- Giúp Thần hườn hư bằng Kinh Tận Độ Tiểu Tường và Đại Tường (chương 11 và 12)
Khái niệm về « ô trược »
Về tu hiệp Tam Bửu, lời khuyên chánh yếu trong phép tu Phổ Độ là « lưu thanh khử trược[153] » có nghĩa là gột rửa:
- Tinh ô trược rút ra từ thực phẩm
- Khí Hậu Thiên ô trược Chơn Khí và khí thất t́nh lục dục.
« ô trược » được hiểu như thế nào? Ô 汙 là dơ bẩn, Trược 濁 (trọc) là dơ đục không thanh cao. Nhưng trong giáo lư Cao Đài, ô trược diễn tả một « ư niệm » về « dơ bẩn » tại cơi trần gây cản trở cho hiệp Tam Bửu. Ô trược có 3 loại h́nh thức:
- Ô trược hữu h́nh phát sanh từ lục dục và Tinh thực phẩm ô trược, đây là nội dung của chương về Tinh và Chơn Khí rút ra từ thực phẩm (chương 7);
- Ô trược vô h́nh trong Khí Hậu Thiên, thí dụ như h́nh ảnh Chơn Thần ô trược v́ bị dao động thái quá bởi thất t́nh (hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ) (xem chương 8);
- Ô trược theo tín ngưỡng.
Ô trược hữu h́nh trong Tinh
Ô trược hữu h́nh thường gây ra bởi lạm dụng khí hậu thiên lục dục và hấp thụ Tinh chứa độc tố.
Lạm dụng
V́ lục dục liên hệ chặt chẽ với xác phàm nên lạm dụng khí lục dục sẽ làm ô trược xác phàm với dấu hiệu ô trược cụ thể thí dụ như mập ph́ bịnh hoạn v́ lạm dụng vị dục (ngọt, chất béo), tim hồi hộp mất ngủ là quá ham vị đắng của cà phê, trà đậm đặc…
Tinh chứa độc tố
Xác phàm là Tinh được nuôi dưỡng hàng ngày bởi Tinh thực phẩm. Tinh thực phẩm mà chứa độc tố sẽ làm xác phàm ô trược dưới h́nh thức bịnh. Độc tố trong Tinh ở 2 trạng thái:
- Trạng thái thiên nhiên thí dụ như Tinh của măng tre[154] (tươi hay khô) và khoai ḿ (Cassava) chứa độc tố thiên nhiên acid cyanhydric có thể gây ói mửa, ngộp thở, đau đầu... nếu ăn nhiều lại không rửa kỹ.
- Trạng thái nhân tạo như hóa chất độc hại chứa trong phụ gia[155]. Thí dụ như nước tương (x́ dầu) chứa hóa chất quá cao 3-MCPD theo tiêu chuẩn Âu Châu; Nấm khô trung quốc chứa thuốc trừ sâu carbon disulfide, độc tố Formol (khí formoldehyde tan trong nước) được gian thương dùng trong kỹ nghệ ướp cá hoặc pha trộn với bánh phở, bún… để tránh meo mốc.
Ô trược vô h́nh trong Khí
Các nguồn khí Hậu Thiên gây ô trược là: Chơn Khí rút ra từ thực phẩm, khí trời, khí Hậu Thiên thất t́nh lục dục. Khi nói khí Hậu Thiên ô trược có nghĩa là Khí đó làm mờ đục Chơn Thần. Mờ đục là hiện tượng ô trược. Chơn Thần mờ đục sẽ che khuất Thần (Chơn Linh). Lấy vài thí dụ sau.
Trược quang 濁光
Chơn Thần bán hữu h́nh v́ được bao bọc và nuôi dưỡng bởi khí Hậu Thiên Chơn Khí. Chơn Khí có h́nh sắc hào quang (aura) mà người có huệ nhăn hoặc máy chụp h́nh kirlian nh́n thấy được. Người đạo đức trường chay, Chơn Thần có hào quang trong sáng. Trái lại người gian tà, ăn mặn rượu thịt đầy khí Hậu Thiên, Tâm Tánh chiều theo thất t́nh lục dục th́ Chơn Thần có hào quang tím đục. Màu ánh sáng tím đục là h́nh ảnh Chơn Thần ô trược[156].
Trược khí 濁氣
Khí Hậu Thiên thất t́nh trở thành « trược khí » nếu phát ra thái quá làm xáo trộn Ngũ Thần trong ngũ tạng khiến cho Chơn Thần mờ tối che lấp Chơn Linh. Thí dụ giận[157] quá th́ can khí bốc lên, mặt mày đỏ ké, chân tay run rẩy làm mờ Hồn trong can. Hậu quả là giận quá hóa ngu (sân si) gây oan nghiệt, làm hại đường tu : Để cho lửa giận một phen bừng cháy th́ cũng đủ thiêu đốt Kim Đơn phải ră tan ra nước hết trơn (TNHT, tr. 36). Đó là hiện tượng « trược khí » làm ô trược Chơn Thần và cản trở Ngũ Thần triều nguyên.
Ô trược theo tín ngưỡng
Không tuân theo Tân Luật, sắc dục đưa đến tà dâm, vị dục rượu chè ăn mặn đưa đến sát mạng thượng cầm hạ thú. Ăn mặn làm cho Chơn Thần ô trược gây ra các hậu quả sau : Khí Hậu Thiên nặng nề, gây tội ác, tổn công đức, không vào được Thượng Giới, tiếp tục kiếp đọa trần… Tất cả những tội lỗi oan khiên đó đều do Chơn Thần gánh vác. Đó là h́nh ảnh Chơn Thần ô trược phải tái kiếp luân hồi (Xem phần ăn mặn trong chương 7).
Ô trược ở đâu?
Dấu hiệu ô trược có thể nh́n thấy hoặc cảm nhận được trên ba xác thân.
Khí lục dục gây ô trược hữu h́nh trên Đệ Nhất xác thân
Lục dục là khí âm Hậu Thiên tác động lên xác phàm để bổ dưỡng và kích thích xác phàm. Do sự liên hệ này mà lục dục để lại dấu tich « ô trược » có thể nh́n thấy trên thể xác, thí dụ cơ thể suy nhược, da xanh mét, mắt lờ đờ v́ « thân dục » đắm say tửu sắc.
Khí thực phẩm làm ô trược Đệ Nhị Xác Thân (Chơn Thần)
Chơn Thần được bao bọc và nuôi dưỡng bởi Chơn Khí rút ra từ thực phẩm. V́ sự liên hệ này mà Chơn Thần thường bị ô trược bởi Chơn Khí nhất là Chơn Khí rút ra từ thực phẩm ăn mặn làm hại đường tu.
Thực phẩm→ Tinh→ Chơn Khí→ Chơn Thần ô trược
Khí thất t́nh biểu hiện ô trược ở Thần (Đệ Tam Xác Thân)
Thất t́nh là khí dương Hậu Thiên rung cảm thường xuyên với khí Tiên Thiên Chơn Thần qua trung gian Ngũ Thần[158]. Nếu được buông thả không bị kềm chế, khí Thất t́nh sẽ biểu lộ quá đáng làm Chơn Thần bất ổn và dấu hiệu « ô trược » vô h́nh của Chơn Thần hiện ra ở Thần. Thí dụ như trầm uất, hoảng kinh vô căn, ngày đêm lo sợ …gây ra bởi thất t́nh phát tiết thái quá.
Ô trược sau khi qui tiên
Tuy thoát khỏi xác phàm và thất t́nh lục dục, Chơn Thần vẫn c̣n mang dấu tích trọng trượt được nhận thấy lúc thăng thiên và luân hồi.
Dấu tích ô trược của ăn mặn
Chơn Thần ô trược v́ c̣n dấu vết Chơn Khí rút ra từ ăn mặn nên không vào được Thượng Giới: «Các con nếu ăn mặn mà luyện Đạo th́ Chơn Thần bị Khí Hậu Thiên làm cho nhơ bẩn nặng nề mà khó thể xuất ra khỏi vùng Trung Giới được[159]» và có thể bị sét đánh :« Như rủi bị hườn, th́ đến khi đắc Đạo, cái trược khí vẫn c̣n, mà trược khí là vật chất tiếp điển th́ chưa ra khỏi lằn không khí đă bị sét đánh tiêu diệt».
Dấu tích ô trược của thất t́nh lục dục
Tất cả tội lỗi, oan nghiệt chồng chất do thất t́nh lục dục gây ra đều được Chơn Linh ghi chép để lưu truyền làm nhân quả. Các ghi chép này là dấu tích ô trược của Chơn Thần.
Đó là lư do tại sao Đức Chí Tôn ban Đặc Ân hườn Chơn Thần : «Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo.[160]».
Bước sang tu Thiên Đạo hiệp Tam Bửu, chính yếu của tu luyện là tinh khiết hóa Chơn Thần nên người tu cần hiểu ư nghĩa ô trược để bắt đầu hai giai đoạn đầu là:
- « Tinh hóa Khí ». Người tu ăn chay tránh ăn mặn để Tinh hóa ra Chơn Khí tinh khiết nuôi dưỡng Chơn Thần,
- « Khí hiệp Thần ». Người tu tinh khiết hóa các nguồn khí Hậu Thiên thất t́nh lục dục để « đồng khí tương cầu » với khí Tiên Thiên Chơn Thần.
Tinh hóa Khí
1. Tinh, Chơn Khí, Chơn Thần
2. Ăn chay
3. Ăn mặnTinh hóa Khí là giai đoạn đầu của hiệp Tam Bửu. Động từ Hóa 化 (metamorphosis) được hiểu là một thể nhưng biến dạng sang thể khác cũng như con sâu hóa thành con bướm. Trong tu Tam Bửu, Hóa diễn tả chuyển hóa từ Tinh thực phẩm hữu h́nh sang Chơn Khí vô h́nh để nuôi dưỡng Chơn Thần.
Trong giai đoạn này, mục đích của người tu luyện là chọn thực phẩm cung cấp Tinh hóa ra Khí trong lành qua diễn tiến sau :
- Chọn thực phẩm cho Tinh « hóa » ra Chơn Khí nuôi dưỡng Chơn Thần.
- Ăn chay để có Tinh tinh khiết,
- Tinh động vật làm Chơn Thần ô trược.
1. Tinh, Chơn Khí, Chơn Thần
Tinh là chất dinh dưỡng tinh túy được tạng phủ gạn lọc từ thực phẩm. Trong cơ thể mọi người dù tu Đạo hay không đều có chung một tiến tŕnh của Tinh với hiện tượng
« Hóa » ra khí Hậu Thiên Chơn Khí, Chơn Khí bao bọc và nuôi dưỡng khí Tiên Thiên Chơn Thần.
Điểm khác biệt với người ngoại Đạo là người tu Đạo Cao Đài trực tiếp can thiệp vào tiến tŕnh Tinh hóa Khí bằng cách lựa chọn thực phẩm như thực vật (ăn chay) cho Tinh trong lành; Tinh trong lành sẽ hóa Chơn Khí thanh khiết để nuôi Chơn Thần. Tu luyện bắt đầu bằng ăn chay, giữ giới cấm là v́ lư do đó.
Sản xuất Tinh
Khởi đầu, Khí của tạng phủ làm động cơ giúp tạng phủ tác động lên thực phẩm để gạn lọc lấy Tinh. Rồi Tinh được cơ thể xử dụng dưới hai h́nh thức chính là:
- Vật liệu đi nuôi dưỡng, bảo tŕ, tác tạo cơ thể vật chất, hữu h́nh,
- Tinh hóa Khí. Sau khi cơ thể lọc lấy Chơn Tinh của thực phẩm, Chơn Tinh được Hỏa Tinh đốt nóng, bốc hơi trở thành Chơn Khí. « Hỏa tinh là sức nóng của Dương quang tạo thành. Nhờ sức nóng ấy nung nấu Chơn Tinh mới bốc thành Chơn Khí[161] ». Chơn Khí (khí Hậu Thiên) hiệp với Chơn Thần (khí Tiên Thiên) tạo thành Đệ Nhị Xác Thân. V́ sự kết hợp này mà Chơn Thần có thể ô trược v́ Tinh; thí dụ sau khi uống rượu quá chén, ta có nhận xét ǵ? Mặt ta đỏ, áp xuất máu tăng, người lảo đảo, thần hồn hỗn loạn ... Đó là hiện tượng Tinh của rượu « hóa » ra Chơn Khí quá dương làm ô trược xác phàm và Chơn Thần.
Trong giai đoạn luyện « Tinh hóa Khí », hành giả phải hấp thụ Tinh trong sạch, Tinh trong sạch mới cho Chơn Khí tinh khiết để nuôi dưỡng Chơn Thần. Vậy muốn Chơn Thần không bị ô trược th́ hành giả bắt đầu bằng hấp thụ Tinh thanh nhẹ của thực vật bằng ăn chay. C̣n trong phép thiền định, khi xác thân yên tĩnh, hô hấp điều ḥa th́ Tinh hóa Khí.
Cấu tạo Chơn Khí
Theo giải thích của Đạo, Chơn Khí là sự tiết khí của Chơn Tinh thực phẩm, khí trời, trong sạch hoặc ô trược. Thực phẩm vào t́ vị, t́ vị lọc lấy Chơn Tinh của thực phẩm, Chơn Tinh được Hỏa Tinh[162] đốt nóng, bốc hơi trở thành Chơn Khí.
Khi thực phẩm vào đến trung tiêu (t́, vị, tiểu trường), cơ quan tiêu hóa gạn lọc lấy Tinh của thực phẩm rồi vận chuyển Tinh lên thượng tiêu (tim, phổi) hiệp với khí trời mà biến Tinh hóa Khí (Chơn Khí) và Ngươn Tinh (máu huyết). Từ đó khí huyết trải ra khắp cơ thể. Huyết vận chuyển trong các huyết mạch hữu h́nh đi nuôi dưỡng các tế bào của nhục thể. Huyết di chuyển được là nhờ Khí làm động cơ chuyển vận nên có câu Khí tới đâu huyết tới đó [163].
Nhiệm vụ của Chơn khí là bao bọc và nuôi dưỡng Chơn Thần và hiệp với Chơn Thần làm Đệ Nhị Xác Thân di chuyển cùng với máu huyết khắp cơ thể. Do đó, Chơn Khí trở thành điển quang làm nhiệm vụ:
- trung gian tiếp điển của Chơn Thần và Chơn Linh[164];
- làm sợi dây ràng buộc xác phàm với Chơn Thần. « Chơn Khí tiết ra bởi bảy dây oan nghiệt[165], mà người ta gọi là thất phách[166] ». Chính qua 7 dây oan nghiệt này mà xác phàm đ̣i hỏi Chơn Thần thỏa măn thú tính vật chất nên gây ra nhiều nỗi oan nghiệt và làm cho Chơn Thần ô trược mắc tội. Lúc con người măn phần, cũng chính 7 dây oan nghiệt này níu kéo Chơn Thần ở lại xác phàm làm cho con người đau đớn[167].
Người có huệ quang nh́n thấy được Chơn Khí dưới h́nh sắc hào quang (aura[168]) sáng chói (Chí Thánh), màu hồng (chưa được thánh chất), màu tím (ô trược)[169]. Hào quang đó là h́nh ảnh Chơn Khí bao bọc, nuôi dưỡng Chơn Thần, v́ vậy mà Chơn Thần «bán hữu h́nh có thể thấy đặng mà cũng có thể không thất đặng[170]».
Con người có cảm nhận được Chơn Khí không? Dấu hiệu thiếu Chơn Khí cho cảm giác suy yếu, bủn rủn chân tay, thiếu sức lực, tinh thần hoảng hốt như trường hợp bị bỏ đói hoặc bị nhốt kín ngộp thở. Sau khi ăn uống, Chơn Khí sung măn là trở lại b́nh thường.
Chơn Khí nuôi dưỡng Chơn Thần
Chơn Thần được bao bọc và nuôi dưỡng bởi Chơn Khí nên Chơn Thần thường bị ô trược bởi Chơn Khí rút ra từ thực phẩm.
Muốn đến trước mặt Thầy, điều kiện đầu tiên là phải có một Chơn Thần tinh khiết « Cái Chơn Thần ấy mới được phép đến trước mặt Thầy »[171]. C̣n Chơn Thần nhiễm ô trược trần thế, không kềm chế được xác thân mà gây tội lỗi th́ đi chuyển kiếp, đầu thai.
Sau nữa là muốn vào được Khí Tiên Thiên thanh nhẹ có chứa điện quang, Chơn Thần buộc phải tinh khiết, thanh nhẹ hơn Khí Hậu Thiên th́ Chơn Thần mới vượt ra khỏi được ṿng càn khôn vạn vật hữu h́nh và tránh bị điện quang của Khí Tiên Thiên tiêu diệt[172].
Vậy, muốn có một Chơn Thần tinh khiết th́ trước nhất phải có xác phàm tinh khiết[173]. Muốn có xác phàm tinh khiết th́ người tu Đạo phải ăn chay.
2. Ăn chay [174]
Ăn chay hay trai (thanh tịnh sạch sẽ) là ăn các loại thực phẩm phát xuất từ thảo mộc, ngũ cốc, rau trái để giúp khí chất nhẹ nhàng.
Thực phẩm thảo mộc cung cấp Tinh thực phẩm thanh nhẹ, rồi Tinh này hóa thành Chơn Khí (khí Hậu Thiên) tinh khiết nuôi dưỡng Chơn Thần (khí Tiên Thiên), Chơn Thần trong lành sẽ khiến Chơn Linh tinh tấn[175]. Ăn chay có nhiều công dụng trong đời sống tu Đạo tại thế cũng như trên đường qui hồi trong cơi Thiêng Liêng.
- Giữ được giới cấm,
- Biến tính Hậu Thiên thành Tiên Thiên,
- Thăng thiên dễ dàng,
- Tránh luân hồi quả báo.
So sánh thực phẩm từ thịt các động vật, ngoài sự vi phạm đức háo sanh của Đức Chí Tôn, động vật c̣n có thú tính sợ hăi, đau khổ, thù hận, hung dữ, giận dữ, do các kích thích tố tiết ra khi bị giết thịt. Các kích thích tố này khi vào cơ thể con người sẽ tạo cho con người những thú tính tương tự. Ngoài ra các kích thích tố c̣n gây ra bệnh tật cho các cơ quan như loét bao tử, cao máu, suy tim, suy thận suy gan, suy phổi. Người ăn thịt có tính hung dữ, người ăn chay tâm tính hiền ḥa.
Công dụng tại thế
Trong thời gian tu Đạo tại thế, ăn chay sẽ giúp cho người tu giữ được giới cấm và biến Chơn Khí Hậu Thiên trọng trược thành khí Tiên Thiên thanh khiết.
Giữ được giới cấm
Nhờ ăn chay, con người kềm chế được thất t́nh lục dục giữ được giới cấm : ḷng dục lắng xuống mà «bất tà dâm », ḷng tham vật chất chẳng c̣n nên «bất du đạo », tâm hồn thanh cao mà « bất vọng ngữ ».
Biến tính Hậu Thiên thành Tiên Thiên
Khí Tiên Thiên (Chơn Dương và Chơn Âm) hiện hữu trước khi có trời đất hữu h́nh và có đặc tính thanh nhẹ, tinh khiết tự nhiên.
Khí Hậu Thiên tức Chơn Khí rút ra từ khí trời và Tinh thực phẩm có nhiệm vụ bao bọc và nuôi dưỡng khí Tiên Thiên. Chơn khí có thể tinh khiết hay ô trược tùy theo thực phẩm hấp thụ của người tu Đạo.
Thánh Ngôn dạy: Mượn cái xác phàm này mà lấy ngươn tinh (khí, huyết) rồi luyện ngươn tinh cho thành ngươn khí th́ tính Hậu Thiên trở thành tính Tiên Thiên… Luyện ngươn khí là nuôi lấy ngươn Thần cho sáng suốt[176].
Tại sao phải biến tính Hậu Thiên trở thành Tiên Thiên? V́ cả hai đều ở thể khí và tuân theo nguyên lư « đồng khí tương cầu » tức là hai khí cùng tính chất, cùng tần số điện sẽ t́m đến ḥa hiệp với nhau. Muốn khí Hậu Thiên tiếp được khí Tiên Thiên thanh nhẹ trong cơi Thiêng Liêng th́ khi sống trên cơi trần phải tinh khiết hóa Chơn Khí (khí Hậu Thiên) để có cùng khí chất tinh khiết của Chơn Thần (khí Tiên Thiên). Đó là tiến tŕnh biến tính Hậu Thiên thành tính Tiên Thiên khi cả hai đều tinh khiết, thanh nhẹ trong tiến tŕnh « Khí hiệp Thần » của hiệp Tam Bửu. Diễn biến này trông cậy vào ăn chay v́ vậy mà:
- Sự ăn chay là bổ cho Tiên Thiên, c̣n ăn mặn lại bổ cho Hậu Thiên[177] .
- V́ vậy, Thầy buộc các con trường trai mới đặng luyện Đạo[178].
Công dụng sau khi qui tiên
Trên đường thăng hoa qua các tầng trời và các cơi của thể tinh khí, Chơn Thần là chiếc xe chuyên chở Chơn Linh. Mức độ và tốc độ thăng hoa của Chơn Linh tăng theo tỉ lệ thuận với phẩm lượng tinh khiết của Chơn Thần. Ăn chay tại thế sẽ cho một Chơn Thần thanh nhẹ thăng thiên dễ dàng và tránh được giáng phàm đầu kiếp.
Thăng thiên dễ dàng
Bát Nương giáng cơ chỉ dạy: Muốn qua khỏi cửa Âm Quang th́ phải ăn chay. V́ vậy Thượng Đế buộc ăn chay là để qua cái quan ải ấy.
Nếu xác phàm trường chay, Chơn Thần xuất ra trong sáng nhẹ nhàng, dễ dàng bay ra khỏi bầu khí quyển có hào quang trắng, sáng chói trong suốt.
Tránh luân hồi quả báo
Thảo mộc và ngũ cốc là hai thứ sanh vật được Thượng Đế dành để nuôi người. Ăn chay là thuận theo Thiên Ư để mở rộng ṿng nhân ái từ bi, chủ trị phàm tâm, phát huy thiên tánh, tránh tạo nghiệp ác báo, hỗ trợ cho tŕ giới, nhất là giới sát sanh[179]. Khi sống ăn thảo mộc, chết th́ xác phàm trở về đất: Nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ[180] và thảo mộc ăn lại xác thân, thế là ḥa không ai nợ ai mà tránh được quả báo luân hồi. Ăn chay và làm công quả mới đạt ngôi vị Tiên, Phật là thế.
3. Ăn mặn
Ăn mặn là ăn thực phẩm từ động vật. Thực phẩm động vật cung cấp Tinh ô trược. Tinh ô trược sản xuất ra Chơn Khí ô trược. Chơn Khí ô trược bao bọc và nuôi dưỡng Chơn Thần khiến Chơn Thần ô trược với dấu hiệu tại thế và sau khi qui tiên.
Ô trược tại thế
Theo giáo lư, trong vấn đề ăn uống, bản năng thú tính[181] của xác phàm thích ăn mặn có thể cản trở con đường tu Đạo[182] tại thế với các dầu hiệu khí Hậu Thiên nặng trược, gây tội ác, phạm Tân luật.
Khí Hậu Thiên nặng nề
Ăn mặn nhiều huyết nhục nên sản xuất ra nhiều trược khí Hậu Thiên (Chơn Khí) bao phủ Chơn Thần (khí Tiên Thiên) khiến Chơn Thần ô trược, u tối mờ đục che lấp Chơn Linh. Chơn Linh bị che lấp, Chơn Thần sẽ không kềm chế được đ̣i hỏi của xác phàm nên chẳng tránh khỏi thất t́nh lục dục[183] sai khiến mà gây ác nghiệt, oan khiên.
Gây tội ác, tổn công đức
Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế c̣n chứa ḷng uất hận của con vật bị giết nên biến thành độc khí lưu trữ trong tế bào. Hơn nữa, chất đạm chứa nhiều chất độc nên tiêu hóa chậm hay khó[184], làm ô trược xác phàm và Tinh. « V́ vậy Thầy buộc các con trường trai mới đặng luyện Đạo [185]».
Tân Luật
V́ những lư do trên mà Tân Luật cấm sát sanh[186], cấm dùng vật thực cúng tế vong linh mà phải dùng toàn đồ chay[187]. Người bổn đạo đă làm nghề sát sanh, hại vật cũng như buôn bán rượu mạnh, a phiến th́ phải đổi nghề[188].
Lục dục thất t́nh không nhất thiết chỉ phát sinh từ ăn mặn. Ăn chay là một phương thức tương đối, bằng chứng là tín đồ khi ăn chay được 10 ngày trở lên th́ được phép luyện Đạo (Tân Luật, chương 13). Khi nào thiền định vào giai đoạn cuối, được hiệp nhứt cùng Đức Chí Tôn, hành giả muốn vào Bạch Ngọc Kinh th́ phải trường chay.
Có người ăn chay mà tâm không chay, vẫn c̣n đầy tham sân si, dục vọng. C̣n có người không ăn chay như trong đạo Thiên Chúa mà lại có tâm bồ tát, thương yêu và phục vụ chúng sanh. Yếu tố quan trọng nhất để chế ngự thất t́nh lục dục là phải tu tâm luyện tánh.
Ô trược sau khi khuất bóng
Sau khi qui tiên, dù không c̣n thất t́nh lục dục quấy nhiễu nữa nhưng Chơn Thần vẫn mang dấu vết ô trược của Chơn Khí rút ra từ động vật và gánh chịu các tội lỗi (sát sanh, tửu nhục…) do ăn mặn gây ra. Hậu quả là Chơn Thần khó ra khỏi xác phàm, không vào được Thượng Giới nên phải tiếp tục kiếp đọa trần.
Khó ra khỏi xác phàm
Trên đường thiên lư ngoại, Chơn Thần là động cơ chuyên chở Chơn Linh thăng lên các tầng Trời. Tốc độ thăng thiên phụ thuộc vào tính thanh nhẹ hay ô trược của Tinh thực phẩm. Nếu bổ Khí Hậu Thiên để nuôi dưỡng khí Tiên Thiên bằng ăn mặn sẽ làm cả xác phàm lẫn Chơn Thần ô trược. Lúc qui liễu, Chơn Thần và Linh Hồn khó thoát khỏi xác phàm. V́ vậy mà Thượng Đế ban cho bí pháp Phép Đoạn Căn cứu giúp tín đồ lúc qui tiên.
Không vào được Thượng Giới
Ăn mặn sẽ làm xác phàm và Chơn Thần ô trược khiến Linh Hồn khó bề thăng thiên, sẽ không vào được Thượng Giới: «Các con nếu ăn mặn mà luyện Đạo th́ Chơn Thần bị Khí Hậu Thiên làm cho nhơ bẩn nặng nề mà khó thể xuất ra khỏi vùng Trung Giới được[189]».
Tiếp tục kiếp đọa trần
Nếu ăn mặn th́ hăy nghe Thượng Đế dạy: « Nếu như các con c̣n ăn mặn luyện Đạo rủi có ấn chứng th́ làm sao giải tán cho đặng? Như rủi bị hườn, th́ đến khi đắc Đạo, cái trược khí vẫn c̣n, mà trược khí là vật chất tiếp điển th́ chưa ra khỏi lằn không khí đă bị sét đánh tiêu diệt. C̣n như biết khôn th́ ẩn núp tại thế làm một bậc « Nhân Tiên », th́ kiếp đọa trần chưa măn».
V́ những lư do trên mà người luyện Đạo cầu thanh tịnh nên mới ăn chay tránh ăn mặn.
Khí hiệp Thần
1.Về sự ḥa hiệp chất khí
2. Nguồn gốc thất t́nh lục dục
3. Xác phàm và lục dục
4. Chơn Thần và thất t́nh
4. Tâm tánh
5. Lời khuyên giáo lư
Hiệp 協 : Ḥa hợp. Câu « Khí hiệp Thần » có ư nghĩa là khí Hậu Thiên (Chơn Khí) tinh khiết thanh nhẹ như khí Hư Vô th́ sẽ ḥa hợp (harmonize) được với khí Tiên Thiên (Chơn Thần). Động từ hiệp đánh dấu chuyển hóa từ khí Hậu Thiên nặng trược (Chơn Khí, thất t́nh lục dục) sang khí Tiên Thiên thanh nhẹ như khí Hư Vô. Lời Đức Hộ Pháp dạy: Luyện Khí hóa Thần là giai đoạn luyện tánh cho thuần đạo-đức hiền lương, chế-ngự các t́nh-cảm thấp kém, nuôi dưỡng các t́nh-cảm cao-thượng th́ sẽ làm cho khí thanh. Khi cơ thể được nuôi dưỡng bằng khối thanh khí luân-chuyển điều-hoà, th́ ngũ quan con người sẽ sống theo thiên-lư, thần trí được an-tịnh sáng-suốt.
1. Về sự ḥa hiệp chất khí
Trong phép tu hiệp Tam Bửu, hành giả phải hiểu điều kiện ḥa hiệp được hai chất khí và hiểu hai thể khí Hậu Thiên thất t́nh lục dục.
Đồng khí tương cầu
Hai thể khí có thể ḥa hiệp với nhau với điều kiện là hai thể khí phải có cùng một bản chất thanh nhẹ (hoặc ô trược) tức có cùng luồng sóng điện (même longueur d’ondes). Thí dụ muốn cho khí Hậu Thiên Chơn Khí ô trược hiệp một với khí Tiên Thiên tinh khiết Chơn Thần, hành giả phải điều chỉnh tần số của Chơn Khí bằng khử trược lưu thanh để Chơn Khí rung động cùng tần số với khí Tiên Thiên thanh nhẹ. Công việc giống như một nghệ sĩ lên dây đàn (accord) điều chỉnh âm thanh. V́ vậy giai đoạn tu luyện « Khí hiệp Thần » khó khăn nhất v́ người tu hành xử như một nghệ sĩ tự ḿnh phải lên dây đàn có nghĩa tự ḿnh phải tinh khiết hóa các nguồn khí Hậu Thiên liên hệ đến Chơn Thần (Khí). Chơn Thần phải tinh khiết như thuở Thái Hư th́ mới hiệp được với Thần trong khí Hư Vô theo nguyên lư « đồng khí tương cầu [190]» như Đức Cao Thượng Phẩm nói về bửu pháp Long Tu Phiến : « Cả cơ thu và xuất của Long Tu Phiến với Chơn Thần đều do luật « đồng khí tương cầu » mà thành tựu, nghĩa là : Nếu Chơn Thần đạo đức th́ Long Tu Phiến hấp dẫn đến gần và đưa vào Cực Lạc Thế Giới; c̣n nếu Chơn Thần nào trọng trược th́ Long Tu Phiến đẩy ra xa và lần hồi đi đến cơi U Minh幽冥
đen tối. »
Khí Hậu Thiên thất t́nh lục dục
Thất t́nh lục dục là hai luồng khí âm dương Hậu Thiên tiềm ẩn tự nhiên trong ngũ tạng[191]. Khí lục dục gây ô trược có thể nh́n thấy trên xác phàm c̣n khí thất t́nh là nguồn khí ô trược cảm nhận được qua những biến động bất thường của Tâm. Hai nguồn khí này tạo nên cái quan ải vượt qua rất khó khăn cho người tu luyện.
Lục dục tác động lên xác phàm.
Lục dục là khí âm Hậu Thiên liên kết với xác phàm để bổ dưỡng và kích thích xác phàm. Do sự liên hệ này mà lục dục để lại dấu tich « ô trược » có thể nh́n thấy trên thể xác, thí dụ mập ph́ v́ ham ăn uống nhất là vị ngọt và béo, cơ thể suy nhược, da xanh mét, mắt lờ đờ v́ « thân dục » đắm say tửu sắc.
Thất t́nh tác động lên tinh thần
Thất t́nh là khí dương Hậu Thiên rung cảm thường xuyên với khí Tiên Thiên Chơn Thần qua trung gian Ngũ Thần[192]. Nếu được buông thả không bị kềm chế, khí Thất t́nh sẽ biểu lộ quá đáng làm Chơn Thần bất ổn và dấu hiệu « ô trược » của Chơn Thần hiện ra trên b́nh diện tinh thần. Thí dụ như tay múa miệng hát có thể trở thành điên cuồng v́ vui quá độ; ngày đêm lo sợ, hoảng hốt vô căn th́ Khí thất t́nh trở thành trược khí gây bệnh về suy nhược thần kinh khiến tu luyện mà không hiệp được Tam Bửu để đắc Đạo.
2. Nguồn gốc thất t́nh lục dục
Theo giải thích của Đức Cao Thượng Phẩm th́ « Trong mọi người đều có thất t́nh lục dục, những t́nh dục ấy phát sinh ra do nơi lục phủ ngũ tạng, nhưng chủ của nó là Chơn Thần đó vậy[193]», có nghĩa là khí thất t́nh lục dục tiềm ẩn trong ngũ tạng, và nghe theo sự sai khiến của chủ là Chơn Thần. Vậy ngũ tạng được h́nh thành như thế nào ?
Về ngũ hành
Trong trời đất vạn vật không có vật chi hóa sanh biến dưỡng mà không có Tiên Thiên Ngũ Hành và Hậu Thiên Ngũ Hành. Hậu Thiên Ngũ Hành hữu h́nh là h́nh tướng của Tiên Thiên Ngũ Hành vô h́nh. Khi nhập vào xác phàm, Ngũ Hành Tiên Thiên biến tướng thành Ngũ Hành Hậu Thiên vật chất hữu h́nh từ đó phát xuất thất t́nh lục dục mà con người cảm nhận được qua sự rung cảm của Chơn Thần.
Ngũ hành Tiên Thiên
Trong xác thân thiêng liêng (Chơn Thần) đă chứa sẵn :
1. Tinh Tiên Thiên của Ngươn Chất đựng trong Kim Bồn để Đức Diêu Tŕ cấu tạo h́nh hài con người
2. Khí Tiên Thiên tức Khí Sanh Quang nguồn sống của vạn vật.
3. Ngũ hành Tiên Thiên.
Trong ngũ hành Tiên Thiên vô h́nh đă chứa sẵn Ngũ Ngươn hữu danh tức ngũ khí Tiên Thiên[194]:
Ngươn tinh thuộc thủy nằm trong tạng thận,
Ngươn tánh thuộc mộc nằm trong tạng can
Ngươn khí thuộc Thổ nằm trong tạng t́
Ngươn thần thuộc hỏa nằm trong tạng tâm
Ngươn t́nh thuộc kim nằm trong tạng phế.
Ngũ hành Hậu Thiên
Ngũ Hành Hậu Thiên là h́nh tướng của Ngũ Hành Tiên Thiên. Sau khi thụ thai, Chơn Thần nhập vào xác phàm và Ngũ Hành Tiên Thiên biến tướng thành Ngũ hành Hậu Thiên hữu h́nh, hữu sắc là tâm, t́, phế, thận, can. Và trong mỗi tạng, Ngũ Ngươn hữu danh cũng biến tướng thành Ngũ Ngươn hữu chất. Ngũ Ngươn hữu chất vào cư ngụ trong Ngũ Hành Hậu Thiên để sanh ra ngũ thức hay Ngũ Thần: Thức Thần trong tim (Hỏa), Vọng Ư trong t́ (Thổ), Quỉ Phách trong phế (Kim), Chí trong thận (Thủy), Du Hồn trong can (Mộc)[195].
Thất t́nh lục dục
Bước vào Cửu Trùng Đài, chúng ta sẽ nh́n thấy bài giáo lư được hữu h́nh hóa bởi con rắn 7 đầu biểu tượng thất t́nh và tượng đúc h́nh rồng há miệng, phun ra sáu chia[196] đỡ dưới giảng đài để diễn tả lục dục.
Thất t́nh là: Ái (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hăi).
Lục dục (sáu ham muốn) là : sắc dục (sanh ra bởi sắc đẹp), thính dục (sanh ra bởi âm thanh), hương dục (sanh ra bởi ham muốn ngữi mùi thơm), vị dục (sanh ra bởi vị tức miệng ham ăn món ngon vật lạ), xúc dục (sanh ra bởi ham muốn của thân ư), pháp dục (sanh ra bởi ḷng dục của thân).
Trong ngũ tạng đă tiềm ẩn một cấu trúc vô h́nh (khí) gồm:
- Lục dục (khí âm Hậu Thiên của tạng),
- Thất t́nh (khí dương Hậu Thiên của tạng),
- Ngũ Thần (khí Tiên Thiên) liên đới trực tiếp với Chơn Thần.
Trong cấu trúc này, Chơn Thần là « chủ » của các dây liên hệ (xem bảng chỉ dẫn) và mọi sanh hoạt của thất t́nh lục dục và Ngũ Thần (Ngũ thức).
Về liên hệ với nhau, mỗi tạng liên hệ với một Thần, một t́nh cảm và một ham muốn[197]. Thí dụ vị dục và hỉ lạc chạy về tim làm dao động Thức Thần trong tim như bảng chỉ dẫn dưới đây.
Bảng liên hệ trong cấu trúc vô h́nh của ngũ tạng
Ngũ Hành
Ngũ tạng
Ngũ Thần
Thất t́nh
Lục dục
Hỏa (đỏ)
Tim (lưỡi)
Thức Thần
Hỉ lạc(vui mừng)
Vị dục
Thổ (vàng)
T́ (miệng)
Ư
Ái ố (lo âu)
Xúc dục, pháp dục
Kim (trắng)
Phế (mũi)
Phách
Ai (buồn)
Hương dục
Thủy (đen)
Thận (tai)
Chí
Cụ (sợ hăi)
Thính dục
Mộc (xanh)
Can (măt)
Hồn
Nộ (giận dữ)
Sắc dục
Tiếp cận với trần thế
Cấu trúc vô h́nh của ngũ tạng tiếp cận với trần thế bằng 5 cửa hay « tượng » của ngũ hành : Mắt cửa của can, lưỡi cửa của tim, miệng cửa của t́, mũi cửa của phế, tai cửa của thận[198]. Khi 5 cái cửa này mở ra tiếp xúc với lục trần th́ khí Hậu Thiên thất t́nh lục dục phát động và giao cảm với khí Tiên Thiên Ngũ Thần. Cường độ giao cảm đó đều đặt dưới trách nhiệm của Chơn Thần trong việc kềm chế hay buông thả các rung động của khí trong ngũ tạng.
Thất t́nh lục dục phát động như thế nào?
Có hai trường hợp làm phát sanh thất t́nh lục dục :
- Cửa (lục căn) của ngũ tạng mở ra tiếp xúc với lục trần,
- Ư nghĩ (lục thức) trong đầu làm nảy sanh lục dục thất t́nh.
Lấy thí dụ một hộp quẹt và một que diêm.
Hộp quẹt ví như thể xác với cửa của ngũ tạng tức lục căn (mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân ham, ư phải quấy).
Que diêm ví như lục trần (06 cảnh nơi cơi trần)[199]: sắc (màu sắc xấu, đẹp), thinh (âm thanh êm ái), hương (ngửi thấy ngũ hương[200]), vị (lưỡi nếm ngũ vị[201]), xúc (cảm thân xác mát mẻ), pháp (tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ư).
Quẹt diêm vào hộp quẹt sẽ làm xuất hiện ngọn lửa. Điều này chứng tỏ ngọn lửa đă tiềm ẩn tự nhiên trong bao quẹt. Ngọn lửa xuất hiện khi que diêm (lục trần) đụng vào bao quẹt (ví như ngũ tạng). Cũng giống như ngọn lửa này, thất t́nh lục dục tiềm ẩn sẵn trong ngũ tạng và phát sanh khi chạm vào lục trần trong 2 trường hợp :
- Khi cửa của ngũ tạng (mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng) mở ra tiếp xúc với lục trần. Thí dụ mắt thấy, mũi ngửi, lưỡi nếm… cao lương mỹ vị mà sanh ra lục dục (vị dục, hương dục) và thất t́nh (vui mừng v́ sắp được ăn ngon). Vậy, lục dục thất t́nh khởi sinh khi cửa của ngũ tạng (lục căn) nh́n thấy lục trần giống như hiện tượng que diêm quẹt vào hộp quẹt.
- Dù lục căn bị bít kín không thấy lục trần, nhưng với ư nghĩ trong đầu (lục thức), thất t́nh lục dục vẫn phát sinh trong cơ thể. Nằm yên nhắm mắt chẳng nh́n thấy lục trần cũng cảm thấy vui buồn. Xác phàm thiếu một chất dinh dưỡng nào đó th́ có tín hiệu
« thèm » được phát ra từ Hypothalamus trong năo bộ. Thí dụ cơ thể thiếu nước, thiếu ăn th́ có tín hiệu « khát, đói » và thèm ăn uống dù không có lục trần trước lục căn. Điều này chứng tỏ thất t́nh lục dục tiềm ẩn tự nhiên trong cơ thể và cho thấy khí Hậu Thiên lục dục rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng và kích thích xác phàm. Lục dục là biểu hiện sự sống của phàm thể, nhưng lục dục quá độ cũng có thể trở thành trược khí làm phàm thân ô trược nên giáo lư mới khuyên răn phải kềm chế lục dục trong trường hợp lạm dụng.
3. Xác phàm và lục dục
Điều ghi nhận đầu tiên là khí lục dục để lại dấu tích ô trược trên xác phàm và cản trở con đường thăng thiên.
Lục dục thất t́nh phát khởi lúc cửa của ngũ tạng (lưỡi, miệng, mũi, tai, mắt) tiếp cận với trần thế theo như tiến tŕnh sau :
Cửa của ngũ tạng lục căn→ lục trần→ lục thức→ lục dục, thất t́nh
Sự xuất hiện của thất t́nh lục dục làm chuyển động guồng máy Tâm, Tánh, Xác phàm. Ư nghĩ trong Tâm chuyển đến Tánh, Tánh (Chơn Thần) sai khiến Xác phàm để cụ thể hóa ư nghĩ của Tâm bằng hành động :
Ư nghĩ (Tâm, Chơn Linh) → hành động (Tánh, Chơn Thần) → tác nhân (Xác phàm).
Trong giai đoạn chuyển động Tâm Tánh, Tánh là chủ của thất t́nh lục dục nên Tánh có thể giữ lục dục ở trạng thái b́nh thường v́ lục dục là khí âm Hậu Thiên rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng, kích thích xác phàm. Trái lại, Tánh chiều theo đ̣i hỏi của xác phàm lạm dụng liều lượng quá độ khiến lục dục biến thành trược khí trên 3 b́nh diện :
- xác phàm ô trược với dấu hiệu cụ thể như thể xác mập ph́ v́ vị dục ăn nhiều đồ béo, ngọt, như đau lưng, da xanh xao v́ dâm dục quá độ,
- Phạm Tân Luật tức không giữ giới cấm,
- Cản trở đường tu v́ làm cho Chơn Thần ô trược.
Lục dục nuôi dưỡng xác phàm
Để diễn tả vai tṛ lục dục nuôi dưỡng thể xác, tôi lấy thí dụ vị dục và ngũ vị.
- vị dục do thiệt thức (biết do lưỡi nếm các vị)
- Ngũ vị là: đắng (đi về tim), ngọt (t́), cay (phế), mặn (thận), chua (can) do cây cỏ hấp thụ khí của đất rồi biến hóa ra[202].
Tại sao có lúc cơ thể ta thèm ăn vị này hay vị kia? Cảm giác « thèm » sẽ phát sanh ra vị dục. Vị dục là tín hiệu cơ thể thiếu vị đó và đ̣i hỏi chúng ta phải bồi bổ cơ thể. Vị dục báo hiệu « thiếu » như thế nào?
Thí dụ thèm vị ngọt. Sau khi làm việc mệt nhọc trí năo hay lo âu, người sẽ cảm thấy uể oải, bủn rủn chân tay, thiếu sáng kiến và thèm vị ngọt. Đó là triệu chứng t́ khí thiếu hụt. Ăn vị ngọt (cà rem, bánh ngọt…) vào là trở lại b́nh thường ngay. Lư do là vị ngọt làm tăng khí Hậu Thiên (t́ khí) để nuôi dưỡng xác phàm và khí Tiên Thiên là Ư.
Thí dụ thèm vị mặn. Nếu độ mặn trong máu xuống quá thấp v́ đổ mồ hôi quá nhiều nhất là sau khi đi bộ dưới nắng gay gắt hoặc tập dượt thể thao, con người có thể ngất xỉu. Đó là dấu hiệu thiếu khí Hậu Thiên (vị mặn của muối) để nuôi dưỡng máu huyết và khí Tiên Thiên Chí trong thận. Một ly chanh muối là giải quyết vấn đề.
Thí dụ thèm ân ái nam nữ. Đó là dâm dục cần thiết cho trường tồn ṇi giống.
Lục dục có nhiệm vụ quan trọng như vậy mà tại sao giáo lư Cao Đài lại dạy phải kềm chế?
Trược khí lục dục
Khi lục dục biểu lộ th́ làm rung động Ngũ Thần và làm chuyển động 3 xác thân Tâm (Chơn Linh), Tánh (Chơn Thần) và xác phàm (Tinh). Tâm có ư nghĩ, ư nghĩ của Tâm (Thần) tác dụng lên Tánh (Khí) để can thiệp vào sự phát tiết lục dục có thuận theo Đạo lư hay không để hướng dẫn xác phàm (Tinh) hành động theo chiều hướng sau:
Ư nghĩ (Tâm, Chơn Linh) → hành động (Tánh, Chơn Thần) → tác nhân (Xác phàm).
Trở lại h́nh ảnh ngọn lửa của que diêm biểu tượng lục dục phát sanh. Nếu ngọn lửa dùng đúng liều lượng đủ để thắp sáng, chụm củi lửa… có nghĩa là ngọn lửa tùng đạo lư. Trái lại nếu ngọn lửa dùng để đốt cháy một mảnh tường nhà gây hỏa hoạn th́ chẳng khác chi lạm dụng liều lượng làm khí lục dục trở thành tác nhân gây xáo trộn khí của tạng và làm xác phàm ô trược.
Lấy việc lạm dụng vị dục làm thí dụ để minh họa chuyển biến của 3 xác thân gây ra ô trược trên b́nh diện thể xác, thể khí và tôn giáo.
Ô trược cụ thể trên xác phàm
Xác phàm ô trược với dấu hiệu cụ thể v́ sắc dục, thân dục quá độ mà người xanh xao, vị dục ăn nhiều vị ngọt và béo khiến người mập ph́, lạm dụng vị đắng (cà phê, trà) làm tim đập, mất ngủ…
Ô trược vô h́nh trong khí
Ham muốn tiệc tùng, nhậu nhoẹt, đ́nh đám, rượu chè là cảm thấy ngay khí bị ô trược nhận thấy qua màu sắc hào quang (aura[203]) của Chơn Thần. Người gian tà, ăn mặn rượu thịt đầy khí Hậu Thiên, Tâm Tánh chiều theo thất t́nh lục dục th́ Chơn Thần có hào quang tím đục. Màu ánh sáng tím đục là h́nh ảnh Chơn Thần ô trược. Đó là h́nh ảnh Khí bị ô trược bởi vị dục.
Ô trược theo tín ngưỡng
Theo tín ngưỡng, sắc dục đưa đến tà dâm, vị dục rượu chè ăn mặn đưa đến sát mạng thượng cầm hạ thú gây tội ác, tổn công đức. [7] Chơn Thần phải gánh vác tất cả những tội lỗi oan khiên này nên Chơn Thần ô trược phải tái kiếp luân hồi.
Vậy, chỉ trong trường hợp lạm dụng lục dục giáo lư mới dạy phải kềm hăm như các trường hợp sau :
- sắc dục (ham muốn sắc đẹp), sanh ra dục tính mà phạm giới cấm bất tà dâm.
- thính dục. Tai (nhĩ) ham muốn nghe âm thanh êm tai, nghe điều cám dỗ, nghe điều phi lễ.
- hương dục. Mũi (tỹ) ham muốn ngữi mùi thơm mà, sanh dục vọng.
- vị dục. Lưỡi (thiệt), miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.
- Ư dục. Ham muốn của ư là mối đại hại cho con người.
- pháp dục. Ḷng dục của thân là sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí làm cho thể xác bệnh hoạn thiếu sức lực, da xanh nhớt, mắt mờ, đau lưng ngang thận hoặc là ham muốn quyền thế để mưu cầu lợi lộc (Dục quyền cầu lợi[204]).
Lục dục rất cần thiết cho thân được tráng kiện, nhưng để thỏa măn ḷng tham th́ sẽ dẫn đến thất t́nh và tội lỗi. Người tu hành phải chế dục. Muốn chế phục phải biết đủ (tri túc). Khi kềm chế được lục dục thi sẽ kềm chế được thất t́nh
4. Chơn Thần và thất t́nh
Chơn Thần là do Phật Mẫu dùng khí âm dương tạo thành nên bán âm bán dương, có thể bị ô trược, mà có thể được thanh cao. Khi Chơn Thần nghe lời dạy dỗ của Chơn Linh, kềm chế được thất t́nh lục dục th́ Chơn Thần thanh cao, c̣n ngược lại th́ bị ô trược. Lúc đó Chơn Thần bị vật chất quyến rũ che mờ lương tâm, con người chỉ vâng theo đ̣i hỏi của xác thân vật chất sống trong đam mê tội lỗi.
Điều ghi nhớ là khí thất t́nh làm Chơn Thần ô trược nhưng dấu hiệu ô trược hiện ra ở Thần.
Thất t́nh là: Ái (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hăi). Mỗi t́nh cảm dao động với khí và Thần của tạng tương ứng.
Khí vui (hỷ, lạc) giao cảm với khí tim và Thức Thần,
Khí ái, ố với t́ khí và Ư,
Khí nộ với can khí và Hồn,
Khí ai với phế khí và Phách,
Khí cụ với thận khí và Chí.
Điểm tương đồng giữa thất t́nh và lục dục là cả hai đều :
- Tiềm ẩn tự nhiên trong ngũ tạng và phát sanh khi cửa của ngũ tạng (tai, mắt, mũi, miệng, lưỡi) mở ra đụng chạm với lục trần,
- Làm rung động Ngũ Thần kéo theo cơ chuyển động guồng máy của Tâm Tánh diễn tiến trong cơ thể theo chiều hướng:
Ư nghĩ (Tâm, Chơn Linh) → hành động (Tánh, Chơn Thần) → tác nhân (Xác phàm).
Điểm khác biệt là :
- Khí lục dục làm chuyển động Tâm, Tánh theo chiều hướng bồi dưỡng xác phàm. Nếu lạm dụng, khí lục dục trở thành ô trược để lại dấu vết cụ thể trên xác phàm. Theo giáo lư, sau khi qui tiên, v́ dấu vết ô trược vô h́nh của lục dục c̣n bám vào Chơn Thần nên Chơn Thần trọng trược không vào được Thượng Giới.
- C̣n khí thất t́nh giao cảm với khí Tiên Thiên Ngũ Thần[205], làm Chơn Thần ô trược nhưng dấu hiệu ô trược hiện ra ở Thần (Chơn Linh).
Thất t́nh thường phát tiết hai trạng thái :
- Phát tiết hài ḥa trở thanh tác nhân kích thích Ngũ Thần,
- Phát tiết bất ḥa với khí Tiên Thiên nên trở thành trược khí làm Chơn Thần ô trược. Trong trường hợp này th́ giáo lư mới khuyên phải kềm chế thất t́nh.
Phát tiết hài ḥa
Khi thất t́nh tiềm ẩn trong ngũ tạng chưa phát ra th́ gọi là Trung, phát ra đúng tiết điệu ḥa hài cảm ứng với nội tâm ngoại cảm th́ gọi là Ḥa.
Trung Ḥa 中和 là đạt đến yếu tố trong định ngoài an. Vậy Trung Ḥa là cái tính tự nhiên của thất t́nh cũng như của Trời Đất và « Đạo của Trời Đất cũng bất ngoại hai chữ Trung Ḥa[206] ».
Khi khí thất t́nh phát ra đúng tiết điệu ḥa hài cảm ứng với nội tâm ngoại cảm th́ trở thành tác nhân kích thích khí Ngũ Thần. Thí dụ nhận được một tin vui nhẹ nhàng làm phấn khởi tinh thần, tại sao? Là v́ khí Tiên Thiên Thức Thần trong tim được t́nh cảm vui kích động vừa đủ.
Phát tiết bất ḥa
« Chơn Thần là chủ của thất t́nh » nên mọi tội lỗi gây ra bởi thất t́nh, Chơn Thần phải gánh chịu mà thành ô trược. Khí thất t́nh trở thành quỉ khi phát tiết thái quá trái với tính tự nhiên của Trời Đất. Quỉ thất t́nh làm Chơn Thần vọng động, che mờ Tâm mà gây ra oan trái và dấu hiệu ô trược hiện ra ở Thần như các thí dụ dưới đây.
- Giận quá (nộ) th́ can khí bốc lên, mặt mày đỏ ké, chân tay run rẩy làm mờ Hồn trong can và Thần trong tim. Nộ giận là một tội ác trong tam độc (tham, sân, si ) và thập ác[207]. Hậu quả là giận quá hóa ngu (sân si) gây oan nghiệt, làm hại đường tu : Để cho lửa giận một phen bừng cháy th́ cũng đủ thiêu đốt Kim Đơn phải ră tan ra nước hết trơn (TNHT, tr. 36). Đó là hiện tượng khí « Bất Hoà » làm ô trược Chơn Thần và cản trở Ngũ Thần triều nguyên tức trở về hiệp nhứt với khí Tiên Thiên Chơn Thần sau khi qui tiên nên Thượng Đế phải « Khuyên một điều con khá giảm hờn ».
- Buồn (ai) thái quá làm phế khí co lại và giáng xuống, mặt xám, tay lạnh ngắt, hại đến Chơn Thần ở phế (Phách) làm khó thở, khiến cho Thần suy nhược, yếm thế;
- Vui (hỉ) thái quá làm tán khí tim, Thức Thần lay động Thần trong tim khiến người muốn hóa điên cuồng, miệng nói tay múa[208]; Hỉ nộ (mừng, giận) không chừng mực làm ngũ khí, tam huê[209] mau hao kém là vậy;
- Thần ở t́ (Ư) chán nản, mệt mỏi nếu lo âu, yêu ghét (ái ố) quá đáng làm tổn thương t́ khí, ngồi buồn thiu chẳng buồn đuổi ruồi muỗi[210];
- Sợ hăi (cụ) làm hao tổn Tinh (thận tồn trữ Tinh vô h́nh) thí dụ như mỗi lần sợ hăi v́ căng thẳng (stress) thượng thận phải xuất tinh dưới h́nh thức hormone (adrénaline, cortisol…) lâu ngày có thể gây bệnh tâm thần như trầm uất, hoảng hốt vô căn, lo âu kinh hoàng, bất lực...
Tóm lại, khí thất t́nh phát ra mà không hợp với tiết độ là sanh ra bất thiện v́ t́nh che lấp Thần, Thần mờ tối th́ bản năng thú tính của thể xác sẽ chiều theo cám dỗ của lục dục, thất t́nh và khi đó « Chơn Thần kềm thúc không nổi, th́ lục dục thất t́nh dấy động, làm cho Chơn Khí tiết ra một chất ô trược, khiến cho Chơn Thần không đến đặng mà chế ngự được nữa[211]». Lúc đó, thất t́nh lục dục trở thành ma quỉ khiến con người phạm lỗi oan khiên. Chơn Thần ô trược là thế. V́ quỉ thất t́nh phụ sự, ma lục dục giúp tay, con người phạm tội lỗi, mà hễ có tội lỗi th́ phải chịu đọa đầy trong ṿng quả báo. V́ vậy mà giáo lư Cao Đài khuyên răn người tu Đạo phải « tu[212] Tâm luyện[213] Tánh[8] » để kềm chế thất t́nh lục dục giữ cho trong định ngoài an tức không cho thất t́nh tàn phá khí ngũ tạng khiến Thần phải thương tổn.
5. Tâm Tánh
Tâm
Tâm chỉ Ngươn Thần, Chơn Linh, điểm Linh Quang chiết ra từ khối Đại linh quang của Thượng Đế để làm Đệ Tam Xác Thân có nhiệm vụ dạy dỗ «Tánh ». Tánh chính là Chơn Thần[214] (Đệ Nhị Xác Thân) do Đức Phật Mẫu ban cho để làm xác thân thiêng liêng bao bọc Chơn Linh. Nhờ có Chơn Thần mà con người đầu kiếp xuống cơi trần để có thêm một xác thân phàm.
Tánh
Đức Hộ Pháp giải thích:« Tánh của mỗi chúng ta là h́nh thể thứ nh́ của ta. H́nh thể thứ nhứt là Tâm tức chơn linh; thứ nh́ là Tánh tức chơn thần, thứ ba là xác phàm thú chất nầy… Tánh là chơn tướng của chơn thần, c̣n Tâm là chơn tướng của chơn linh[215]». Từ giải thích trên mà chúng ta hiểu rằng: Tâm, Tánh, xác phàm thuộc về ba xác thân (Chơn Linh, Chơn Thần, xác phàm). Tâm, Tánh, xác phàm luôn luôn tác động hỗ tương là v́ sự liên quan chặt chẽ đó.
Giáo lư Cao Đài luôn luôn khuyên tu Tâm dưỡng Tánh có nghĩa Chơn Linh (Tâm) dạy dỗ Chơn Thần (Tánh), là tu trí huệ, tu Thiên Đạo cho Chơn Thần đạt sáng suốt, giác ngộ, thanh tịnh, thánh thiện để hiệp nhất với Tâm tức đắc Đạo.
Điểm đặc biệt của Tâm và Tánh
Tâm tự thánh tự thiện là chủ tể,
Tánh là Khí nên chủ động và làm chủ các biến động của khí thất t́nh lục dục trước lục trần. Có nghĩa là Tánh có trách nhiệm kềm hăm sự phát tiết để tiến gần về Tâm trở thành thánh thiện hoặc buông thả thỏa măn đ̣i hỏi của xác phàm để cho Chơn Thần thoái hóa ô trược thoát xa Tâm. Đó là lư do tại sao phải tu Tâm luyện Tánh.
Guồng máy chuyển động
Tâm-Tánh chuyển động như thế nào? Chúng ta hăy nh́n :
- Tiến tŕnh chuyển động của thất t́nh lục dục,
- H́nh ảnh một người có tu Tâm luyện Tánh hay không.
Thất t́nh lục dục thường phát tiết qua 2 giai đoạn :
- Giai đoạn xuất hiện. Xuất hiện khi cửa của ngũ tạng (lục căn[216]) mở ra tiếp cận với lục trần[217] rồi được lục thức[218] phân tích để phát sanh lục dục[219] và thất t́nh.
- Giai đoạn phát tác thành hành động. Sự xuất hiện lục dục thất t́nh làm làm phát sanh ư nghĩ trong Tâm, Ư nghĩ đưa đến hành động của Tánh, Xác phàm cụ thể hóa ư nghĩ của Tâm qua trung gian Tánh theo cơ chuyển động guồng máy của Tâm Tánh diễn tiến trong cơ thể theo chiều hướng:
Ư nghĩ (Tâm, Chơn Linh) → hành động (Tánh, Chơn Thần) → tác nhân (Xác phàm).
Để làm sống động chuyển biến của lục dục, chúng ta lấy h́nh ảnh ông A đứng trước một người đàn bà. Nhờ có mắt (lục căn), nên nh́n thấy một người đàn bà (lục trần), biết là đẹp (lục thức). Sắc dục phát động guồng máy Tâm, Tánh, Xác phàm qua các giai đoạn sau trong cơ thể ông A.
- Giai đoạn Tâm. « Nhăn thức » Mắt cho biết là người đàn bà đẹp,
-Giai đoạn Tánh. Nhăn thức đưa đến « sắc dục ». Sắc dục tác động lên Khí tức Tánh (Chơn Thần) làm khí huyết lưu chuyển nhanh, người nóng, dẫn đến « thân dục » dấy lên làm Tánh rung cảm mà có ư nghĩ ham muốn ân ái nam nữ;
- Giai đoạn xác phàm. Cường độ dấy mạnh của Khí (Tánh) sai khiến xác phàm bằng hành động cụ thể của ông A. Hành động của xác phàm phản ánh Tâm thiện hay Tâm ác của ông A và cho thấy sự khác biệt giữa người tu Tâm luyện Tánh và người phàm Tâm.
Phản ứng Tâm Tánh của ông A
Trường hợp ông A là người tu Tâm luyện Tánh
Nếu ông A tu Tâm luyện Tánh th́ Tâm lương thiện, chơn chánh, sáng suốt, phân biệt thiện ác, chánh tà, tốt xấu, tức là có được lương tri lương năng, Tâm (Chơn Linh) của ông A sẽ kềm chế được Tánh (Khí, Chơn Thần), hạ giảm Khí dấy động tiến dần đến trạng thái Trung-Ḥa trong định, ngoài an. Nhờ vậy mà Tánh cũng thuận tùng Thiên lư như Tâm và không để cho Tánh chiều theo xác phàm luông tuồng sanh giặc phạm giới luật tà dâm.
Trường hợp ông A thiếu tu dưỡng
Trái lại, nếu ông A có phàm Tâm thiếu tu Tâm dưỡng Tánh, th́ Tâm để Tánh chiều theo xác phàm thỏa măn thân dục. Đó là lúc Tâm đi theo đường tà bất thiện, hậu quả là xác phàm phản ứng theo Tánh mà phạm giới tà dâm. Tánh đi vào đường tà th́ Chơn Thần ô trược, lục dục trở thành ma phá hoại công đức của người tu mắc phải bẫy lục dục của Ma Vương buông tủa khắp nơi để thử người tu Đạo.
Đó là lư do tại sao có tượng thất đầu xà bị kềm chế bởi Đức Hộ Pháp tại Hiệp Thiên Đài, và tại sao Thánh ngôn dạy phải tu Tâm luyện Tánh cho đến mức Tâm và Tánh tận thiện tận mỹ, chí diệu chí linh, để hiệp nhứt vào Chơn lư hằng hữu bất biến. Và Đạo là con đường dẫn Tánh về Tâm, đạt Đạo khi Tâm hiệp với Chơn Tâm tức bản thể Thượng Đế, là Thái Cực. Thành Tiên tác Phật cũng do nơi Tâm, mà trở lại làm loài cầm thú mang lông đội sừng cũng do Tâm. C̣n nếu không tu Tâm luyện Tánh th́ chỉ hoài công tu:
Đường Tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước Đạo tầm.
6. Lời khuyên « tu Tâm dưỡng Tánh[220] »
Kinh Khai Cửu đă làm sống động giáo lư tu Tâm dưỡng Tánh bằng mô tả con thuyền trong biển khổ (khổ hải), muốn về đến bến Thiên (Trời) th́ phải cắt đứt thất t́nh (đoạn t́nh) và đóng kín lục dục (yểm dục).
Ngó chi khổ hải sóng xao,
Đoạn t́nh yểm dục đặng vào cơi Thiên.
Với h́nh ảnh này, con người như chiếc thuyền buồm nhỏ lênh đênh trên biển cả, nước ví như Tinh, thất t́nh lục dục tựa như gió thổi tự nhiên trên mặt nước. Con thuyền không trở về được bến xưa (Thượng Đế) nếu để cho gió « thất t́nh, lục dục » nổi thành băo tố, gây sóng lớn trên mặt nước có thể làm ch́m đắm con thuyền (con người). Thí dụ như giận dữ thái quá thành phẫn nộ làm can hỏa bốc lên như băo tố d́m con người trong ác nghiệp khiến phải luân hồi trả quả. Nh́n con thuyền lao chao muốn ch́m, chúng ta hiểu ngay tại sao các Đấng Thiêng Liêng và giáo lư Cao Đài có những lời khuyên kềm chế thất t́nh lục dục thái quá để biến băo tố thành ngọn gió lành thổi êm dịu trên mặt nước.
Lời khuyên của Đấng Thiêng Liêng
Lời khuyên của Đức Phật Mẫu[221] th́ : Mẹ khuyên các con, dầu Hiệp Thiên hay Cửu Trùng, nên gắng sức lập Tâm đặng để công vào Đạo.
Gắng sức trau giồi một chữ Tâm.
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm.
Tâm thành ắt đoạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm.
Lời khuyên của giáo lư
Thất t́nh, lục dục là sự hiện hữu tự nhiên trong ngũ tạng không thể hủy diệt được khi người c̣n sống. V́ không thể trừ dứt được nên người tu phải suy nghĩ về lời khuyên của giáo lư mà cố gắng làm chủ nó và chuyển hóa thất t́nh thành những t́nh cảm cao thượng để giúp chúng sanh tiến hóa. Thí dụ giận ḿnh không làm được nhiều công quả, buồn bực v́ không giữ được ngũ giới…đó là dẫn thất t́nh về với Tánh bổn thiện.
Nếu biết cách thâu phục nó được th́ con ma lục dục trở nên «Lục thông » là đắc Đạo. Hai cách thâu phục lục dục là:
- Hiểu cơ chuyển động của chúng rồi dùng Tâm Tánh đưa chúng tùng theo Thiên Lư bằng kềm chế như Đức Cao Thượng Phẩm dạy :
Ruộng cày sáu mẫu (lục dục) lo vun quén,
Nhà ở bảy căn (thất t́nh) gắng vẹn ǵn.
- Chuyển lục dục về hướng cao thượng phục vụ vạn linh, lập công quả. Thí dụ, lục trần bày ra cảnh khổ nơi trần thế mà làm rung động lục thức, lục thức rung động làm nảy nở lục dục cao thượng như ham muốn ăn chay tránh sát giới, nghe Chơn Lư, say mê phục vụ nhơn sanh…
- Thất t́nh lục dục nổi lên như cơn giông tố là lúc Ma Vương thử thách người tu. Muốn vượt qua thử thách đó th́ phải tập tự chế ngự giông tố bằng giữ Tâm an tịnh, không để cho Tánh (Khí) bốc lên thái quá biến thành Hỏa[222] đốt cháy các thành quả của tu Đạo.
Phương pháp « Kềm chế »
Trước nhất phải nhớ 2 điều :
- Thất t́nh lục dục là « thể khí hậu thiên ».
- Nguyên tắc muốn kềm chế khí th́ phải dùng khí. Vậy, muốn kềm chế khí hậu thiên thất t́nh lục dục th́ phải dùng khí Tiên Thiên tức Tâm (Chơn Linh) và Tánh (Chơn Thần) do đó mà có lời khuyên tu Tâm dưỡng Tánh để kềm chế thất t́nh lục dục.
Kềm chế như thế nào? Kềm chế có nghĩa là kềm chế khí không cho phát tác quá đáng. Trong thực tiễn, kềm chế thường được áp dụng dưới 03 h́nh thức:
- Đọc Kinh. Khí âm thanh làm cho khí Tiên Thiên Tâm Tánh an tịnh, Tâm Tánh an tịnh th́ khí thất t́nh lục dục lắng dịu như ngọn gió lành thổi êm mát trên mặt nước.
- Thiền. Ngồi thiền là ngồi yên lặng, hô hấp điều ḥa để t́m lẽ Đạo. Trên đường đi t́m lẽ Đạo th́ Tâm Tánh vượt khỏi « cơi dục giới » (cơi c̣n ưa muốn). Nói về thiền th́ rất nhiều phương pháp, môn phái rất phức tạp nhưng nguyên tắc chung của cơ thiền định là nghịch chuyển cơ biến hóa âm dương của Hậu Thiên để khử trược lưu thanh thí dụ đem Tánh về Tâm. Cơ chuyển hóa âm dương của thiền định là lấy khí Hậu Thiên nuôi dưỡng khí Tiên Thiên, lấy khí Tiên Thiên chế phục khí Hậu Thiên.
[9]- Ăn chay cho Tánh (khí) thanh tịnh, ôn ḥa, ḷng bớt ham muốn: «Khuya sớm tương dưa hết dục ḷng ». (TNHT)
Soạn giả Trần văn Rạng có đề cập đến phương pháp trị tâm của Đức Hộ Pháp thí dụ như : Ai cố oán kẻ thù của ḿnh th́ khó giữ thanh tâm công chánh cho đặng, thắng đặng khí nộ th́ không chọc ai giận dữ, lấy ḷng quảng đại đặng mở tâm lư hẹp ḥi v.v.
Để tóm tắt phép tu hiệp Tam Bửu, chúng ta nh́n h́nh ảnh chậu nước và gió băo.
- Một chậu nước ví như xác phàm chứa đầy Chơn Khí rút ra từ động vật (ăn mặn),
- Cơn băo thất t́nh lục dục xô đẩy nước trong chậu làm vẩn đục nổi lên không ngừng.
Chơn Khí nuôi dưỡng và bao bọc Chơn Thần nên tạo ra h́nh ảnh Chơn Thần ngâm trong chậu nước Chơn Khí (khí Hậu Thiên) bị gió băo thất t́nh lục dục làm điên đảo.
Vậy công phu tu luyện là:
- Biến hóa nước trong chậu từ chỗ đục thành trong, từ trược hóa thanh, từ Hậu Thiên tiếp Tiên Thiên tức : tinh khiết Chơn Khí bằng ăn chay.
- Tu Tâm dưỡng Tánh th́ mới có Tâm định, Tánh yên để biến cơn băo thất t́nh lục dục thành ngọn gió lành nhẹ nhàng thổi trên mặt nước trong chậu. Ngọn gió lành chỉ thổi đến với người tu Tâm luyện Tánh mà thôi.
Bảng tóm tắt diễn tiến thất t́nh lục dục thái quá
đưa đến xác phàm và Chơn Thần ô trược
Ngũ tạng
Tim
T́
Phế
Thận
Can
Cửa ngũ tạng
Lục căn↓
Lưỡi
Miệng, thân
Mũi
Tai
Mắt
Lục trần↓
Vị
Xúc, Pháp
Hương
Thinh
Sắc
Lục thức↓
Thiệt thức
Thân thức
Ư thức
Tỹ thức
Nhĩ thức
Nhăn thức
Lục dục ↓
Vị dục
Xúc dục
Pháp dục
Hương dục
Thính dục
Sắc dục
Thất t́nh↓
Hỉ, lạc
Ái, ố (yêu ghét)
Buồn (ai)
Sợ hăi (cụ)
Giận (Nộ)
↓↓↓
Cơ chuyển động
Tâm
↓
Tánh
↓
Xác phàm
↓↓↓
Thất t́nh
Lục dục
Ô trược hữu h́nh
Dấu hiệu ô trược vô h́nh ở Thần
Dấu hiệu ô trược cụ thể trên xác phàm
Ô trược vô h́nh (khí)
Khí Tiên Thiên Ngũ Thần xáo trộn
Khí Hậu Thiên xáo trộn trong thể xác
Ô trược theo giáo lư
Chơn Thần ô trược không
vào được Thượng Giới
Xác phàm ô trược không được
Phép đến trước mặt Thầy
Bảng tóm tắt ư nghĩa đời sống trên trần thế của tín đồ Cao Đài
Đời sông trần thế
Phương cách tu Đạo
Kết quả
Tu Nhơn Đạo và Thiên Đạo để hưởng đặc ân của Đại Ân Xá
Tu Tam lập để đắc quả tại thế
Đắc vị tại cơi Thiêng Liêng
Ăn chay để cho Chơn Khí trong sáng nuôi dưỡng Chơn Thần
- Kềm thất t́nh lục dục
Khử trược lưu thanh Chơn Thần
để hưởng Đặc Ân hiệp Tam Bửu khi vượt Cửu Trùng Thiên
- Ngũ Thần qui về Chơn Thần;
- Chơn Thần thanh nhẹ đưa Chơn Linh vượt qua các tầng Trời
Chết
1. Chết của xác phàm
2. Người chết thực
3. Thăng, giángVề cái chết, đạo Cao Đài quan niệm như sau:
- Chỉ có xác phàm vật chất mới chết;
- Xác phàm chết là để Chơn Thần đầu thai tái kiếp trả quả, hoặc giúp cho Chơn Thần và Chơn Linh trở về cội căn: «Hồn trời hóa trở về Thiên cảnh[223]» để «quay về hiệp nhứt với Đại Linh Quang»;
- Người chết thực sự là người phạm tội nặng Thiên Điều hoặc đánh mất điểm Chơn Dương biến thành ma quỉ chờ bị hủy diệt.
1. Chết của xác phàm
Thánh Ngôn dạy chỉ có xác phàm là chết v́ thuộc thế giới vật chất hữu h́nh nên tuân theo luật thay đổi, hủy diệt của Tạo Đoan[224]. Đức Cao Thượng Phẩm giải thích cái chết: «Khi thể xác đă mất sự sống của nó th́ điển của âm dương trong thể xác bay ra cùng Chơn Thần, hễ là xác trong sạch th́ khí dương hợp với Chơn Thần bay về cơi Thiêng Liêng và do nơi nê hoàn cung là cửa. C̣n thể xác ô trược th́ khí âm tiết ra hợp với Chơn Thần mà giáng xuống vật chất đặng chờ chuyển kiếp mà do nơi đầu ngón chân cái là cửa[225] ». Dấu hiệu xác phàm chết hiện ra cả nơi trần thế lẫn trong cơi Thiêng liêng.
Dấu hiệu chết trên trần thế
Dấu hiệu chết của xác phàm hiện ra trần thế với nghi lễ hành bí pháp và nghi lễ đọc Kinh.
Nghi lễ hành Bí Tích[226] cho người chết
Trong thời kỳ Đại Ân Xá, Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn truyền cho các chức sắc hàng thánh thể [227] của Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài hay Phước Thiện đi hành Đạo ở địa phương, bảy Phép Bí Tích[228] hầu cứu độ nhân sanh phần xác lẫn phần hồn. Với người qui tiên đă lập Minh Thệ, ǵn giữ Luật Đạo, ăn chay được 10 ngày mỗi tháng, th́ được hưởng Hồng Ân là thọ các Phép Bí Tích như Phép Độ Hồn[229], Phép Tận Độ, Kinh Cửu Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường (chương 11 và 12).
Một thí dụ về chức sắc hành Bí tích như Phép Độ Hồn, gồm 3 giai đoạn :
- Phép Xác. Sau bài tụng kinh Cầu Siêu và kinh Khi đă Chết rồi, chức sắc hành Bí tích Phép Xác[230] nhằm tẩy rửa Chơn Thần cho trong sạch là v́:
Dây oan xe chặt buộc ḿnh,
Nhớp nhơ lục dục thất t́nh nhiễm thân.
Chịu ô trược Chơn Thần nặng chĩu,
Mảnh h́nh hài biếng hiểu lương tâm. (Kinh Giải Oan)
- Phép Đoạn Căn. Khi tụng kinh Cầu Siêu lần thứ nh́, chức sắc hành Bí tích Phép Đoạn Căn[231] tức cắt đứt 7 sợi dây oan nghiệt cho vong hồn được siêu thăng. Nhờ đó, Chơn Thần và Chơn Linh thoát ra khỏi xác phàm, bay vào cơi Thiêng Liêng, trở thành một người với hai xác thân[232].
- Phép Độ Thăng. Khi tụng kinh Cầu Siêu hiệp ba, Chức sắc hành Phép Độ Thăng[233] cho hồn được siêu thăng vào cơi Thiêng Liêng[234].
Nghi lễ đọc Kinh
Để giúp đỡ vong hồn siêu thăng rồi đi vào con đường giải thoát, người sống trần thế đọc các Kinh sau.
Đọc Kinh Tận Độ Vong Linh[235] nhằm giúp «âm nhơn» mau giải thoát đau khổ .
Tụng Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối để cho Chơn Hồn hăy dứt khoát từ bỏ cơi trần, cố lánh xa địa ngục[236].
Tụng Kinh Cầu Siêu[237] để cầu xin các Đấng Thiêng Liêng ban ân xá cho vong hồn, Chơn Thần thoát khỏi xác phàm và cứu giúp Linh Hồn cho được siêu thăng.
Tụng Kinh Khi Đă Chết Rồi để vong hồn hưởng phép siêu thăng tịnh độ.
Kinh Đưa Linh Cữu cầu các vị Thần Linh trấn nhậm ở địa phương giúp ǵn giữ Chơn Hồn không cho xác phàm níu kéo.
Tụng Kinh Hạ Huyệt.
Sau khi chết được 9 ngày th́ đọc Kinh Tuần Cửu tại Thánh Thất để độ Hồn leo lên 9 từng Trời, tiếp theo là đọc Kinh Tiểu Tường và Đại Tường độ Hồn lên Cơi Phật.
Dấu hiệu chết trong cơi Thiêng liêng
Một bông hoa héo tàn trong vườn Ngạn Uyển 岸苑[238] tại tầng Trời 1 là dấu hiệu chết của một xác phàm. Vườn Ngạn Uyển là vườn hoa của Đức Phật Mẫu, trồng 12 sắc hoa. Mỗi mạng người tượng trưng bởi một bông hoa. Khi một bông hoa sắp tàn th́ biết có môt người sắp măn kiếp, bông hoa nở ra lại là báo hiệu tái kiếp.
Vườn Ngạn Uyển sanh hoa đă héo
Khối h́nh hài đă chịu ră tan[239].
Xác phàm trở về đâu?
Xác phàm là Tinh do cha mẹ sanh ra và do nguyên tinh của thảo mộc và vật chất từ đất cấu tạo nên. Xác phàm chết sẽ bị hủy diệt v́ bị luật thay đổi của Tạo Đoan :
Xác phàm hườn nguyên về bản chất tự nhiên của nó từ đất để rồi chuyển hóa sang h́nh hài khác nữa. Điều này được diễn giải qua:
Câu đối trên thuyền Bát Nhă viết: Nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ[240].
Và kinh Tẫn Liệm đọc:
Khối vật chất vô hồn viết tử,
Đất biến h́nh tự thử qui căn.
Linh Hồn do Trời sanh th́ trở về cơi Trời, thể xác do đất sanh nay được lịnh trở về đất nên có câu:
Hồn Trời hóa trở về Thiên cảnh,
Xác đất sanh đến lịnh phục hồi[241].
Vậy Đạo Cao Đài quan niệm về cái chết là xác phàm chết khi Chơn Thần và Chơn Linh rời khỏi xác phàm để rồi tái kiếp luân hồi hoặc về sống nơi Thiêng Liêng Hằng Sống.
2. Người chết thực
Trên trần gian, đâu đâu cũng là trường thử thách do Đức Chí Tôn đặt ra cho con người tu luyện, tấn hóa. Ma quỉ cũng tạo nên những phép màu nhằm cám dỗ, lôi cuốn con người vào tội lỗi và chết thực. Người chết thực có hai loại: người đánh mất điểm chơn dương và người phạm Thiên Điều.
Người đánh mất điểm Chơn dương
Chỉ những người ác đức mới đánh mất điểm chơn dương, chỉ c̣n lại giả thân thuần âm mới chết thực sự.
Những người này như «hạt lúa thúi » chẳng trổ bông đặng, trở thành tà quái, ma quỉ, bám vào mây gió để chờ tự hủy diệt v́ không t́m được nơi nương tựa chờ chuyển kiếp đầu thai.
Trong thời Đại Ân Xá, những người tu Đạo chưa đủ, lại làm điều ác đức nhưng vẫn c̣n một ít Chơn Dương, tội hồn được phép đi vào Phong Đô tại Diêu Tŕ Cung, hoặc đến Diêm Phù[242]. Đối với tội hồn, Đức Chí Tôn lập ra cơi Âm Quang riêng biệt gọi là Phong Đô cho tội hồn đến đó học Đạo, định tâm tịnh trí nh́n lại lỗi lầm, nếu biết ăn năn, sám hối tội t́nh th́ được cho đi đầu kiếp trả cho xong nghiệp quả, tu hành lập công chuộc tội. Tại đây, các Đấng Phật, Tiên đến giáo hóa, an ủi. Đức Địa Tạng Vương lănh phần giáo hóa các nam tội hồn chứ không trừng phạt, Thất Nương Diêu Tŕ Cung giáo hóa nữ tội hồn[243].
H́nh phạt
Sau điểm Chơn Dương bị mất là những người phạm Thiên Điều một cách nặng nề hay phạm Minh Thệ[244] sẽ bị h́nh phạt : Thiên tru Địa lục, Tận đoạ tam đồ bất năng thoát tục.
Thiên tru Địa lục
H́nh phạt bị Trời Đất giết chết v́ phạm tội nặng. Cũng như h́nh phạt Ngũ Lôi tru diệt tức bị 5 vị thần Sấm Sét giết chết v́ phạm Thiên Điều hoặc phạm thệ. Chơn Thần bị Ngũ Lôi đánh tan ra thành những ngươn chất được Diêu Tŕ Cung thâu lại. Chơn Linh phiêu lạc phải chờ cuộc Đại Ân Xá, Đức Phật Mẫu ban cho một Chơn Thần mới để trở về đầu kiếp xuống trần lập công trả quả và tiến hóa[245].
Tận đoạ tam đồ bất năng thoát tục [246]
Bát Nương giải thích : Chơn Linh bị ngăn cản không được hiệp với Chơn Thần, làm cho đệ nhị xác thân phải trở lại chuyển kiếp từ bực kim thạch cho đến làm người, và phải chuyển kiếp trở lại đủ ba ṿng mới được khởi lập công lại. Gặp kỳ Đại Ân Xá có thể được tha thứ cho đi đầu kiếp.
3. Thăng, giáng
Sau ngày phán xét tại Trung Giới, Chơn Thần và Chơn Linh sẽ giáng xuống hay thăng lên.
Thăng lên : người tu đắc quả
Những linh hồn được thăng lên cơi Thiêng Liêng là người tu đắc quả nơi trần thế th́ được trọn lành thăng hoa về cơi Thiêng Liêng hằng sống. Đức Hộ Pháp giảng : Ai biết noi theo chơn truyền luật pháp giữ trai kỳ 10 ngày trở lên đến ngày công viên quả măn đặng thọ truyền bửu pháp, Chơn Thần siêu thăng » và thời Đại Ân Xá « Ai ngộ được một đời tu cũng đủ trở về cựu vị ».
Đức Chí Tôn dạy: Người dưới thế gian này muốn giàu có phải kiếm phương thế làm ra tiền. Ấy là về phần xác thịt, c̣n muốn đắc Đạo phải có công quả».
Giáng xuống: Hai loại người bị đọa giáng trần
Hai lư do chính của con người bị đọa giáng trần là :
- V́ «thất quả » nên phải luân hồi chuyển kiếp trả nợ nhân quả, học hỏi tu tiến dưới trần gian,
- Làm mất Vạn Cửu Nang.
Luân hồi trả quả
Tại Chơn Thần nương theo thú chất xác phàm nên chỉ Chơn Thần mới đi chuyển kiếp v́ mang tội phước, phải luân hồi chuyển kiếp măi măi, tức là bị đọa luân hồi[247]. Với người lănh tội đi đầu thai trả quả th́ Chơn Thần chờ chuyển kiếp khi có một Chơn Linh hiệp vào để đầu thai xuống trần thế. Ư nghĩa luân hồi là để tấn hóa, tu luyện, trở nên khôn ngoan, thánh thiện dần dần đến mức toàn năng, hoàn thiện trở về hiệp một cùng Thượng Đế.
Làm mất Vạn Cửu Nang[248]
Với luật tiến hóa của Bát Hồn mà sanh ra loài người đầu tiên, nhưng trí năo ngu ngơ, tánh t́nh hung ác, dă man. Lúc đó Đức Phật Mẫu vâng lệnh Đức Chí Tôn cho 100 ức Nguyên Nhân đầu thai xuống trần, để khai hóa Hóa Nhân và học hỏi để tiến hóa lên các phẩm vị. Do đó, Nguyên Nhân là người có linh hồn từ lúc khai thiên lập địa, có sẵn ngôi vị nơi cơi Thiêng Liêng, trực tiếp đi từ cơi Thiêng Liêng giáng sanh xuống cơi phàm trần hoặc là Chơn Hồn ở trong Kim Bàn xuất hiện ra với địa vị nhân phẩm của ḿnh[249]. Khởi đầu, linh hồn này trong sạch, thanh thoát, c̣n giữ thiên tánh, trí năo thông minh. Nhưng, khi xuống trần th́ đa số bị nhiễm bụi trần, quên nguồn gốc và nhiệm vụ đă nhận lănh lúc đi đầu thai lại gây ra lắm tội lỗi nơi cơi trần nên bị đọa luân hồi. V́ động mối từ tâm, Đức Chí Tôn mở ra các kỳ phổ độ để dẫn dắt các Nguyên Nhân trở về cựu vị. Sở dĩ các Nguyên Nhân gây tội lỗi là do quỉ vương cám dỗ làm mất Vạn Cửu Nang[250] của Đức Phật Mẫu ban cho khi giáng trần nên khó qui hồi cựu vị. Có bài kệ rằng :
:
Linh căn ngày đó xuống trần ai,
Cái cái vui mừng nhập mẫu thai.
V́ mất bửu nang, mê nghiệp hải,
Làm sao tỉnh đặng trở hồi lai.
Nên Đạo Cao Đài có sứ mạng giúp các linh căn tu Đạo đặng « hồi lai ».
Kết luận trang ba.
Cơi đời trần thế đều phải có sống chết, sinh diệt theo nguyên lư duyên sinh, duyên diệt.
Cái sống nơi cơi trần là sống tạm với xác phàm là giả thân giúp cho Chơn Thần và Chơn Linh dựa vào mà tu Đạo, học hỏi, tiến hóa.
Chết là chỉ có xác phàm vật chất là bị hủy diệt trở về với đất để Chơn Linh và Chơn Thần quay về cơi Thiêng Liêng với Thượng Đế. Chết là một chuyển hóa từ dạng vật chất sang dạng khí vô h́nh.
Vậy, sống chết là quá tŕnh chuyển hóa Chơn Thần và Chơn Linh trên 3 đoạn đường :
- Đoạn đường 1 với 2 xác thân : Chơn Linh và Chơn Thần đi từ Thượng Giới xuống trần tức từ cơi khí Tiên Thiên xuống cơi khí Hậu Thiên;
- Đoạn đường 2 với 3 xác thân : xác phàm, Chơn Linh, Chơn Thần sống nơi trần thế phải tích cực tu hành phụng sự chúng sanh để có thể qui hồi cựu vị;
- Đoạn đường 3 với 2 xác thân : Chơn Linh và Chơn Thần hành tŕnh nghịch chiều từ vùng khí Hậu Thiên nặng trược đi lên (tức trở về) vùng khí Tiên Thiên thanh nhẹ của khí Hư Vô. Để đi được đoạn đường này, người tu bắt buộc phải có một Chơn Thần tinh khiết, đó là lư do « lưu thanh, khử trược » trong phép tu luyện nơi trần thế.
___________________________________________________________________
Trang bốn
Con đường giải thoát
Tử hà qui? 死何歸 Chết về đâu?
Hậu thế hà như? 後世 何 如 Sau này sẽ ra sao?
Trang bốn minh giải giáo điều 2:
Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản
(Một gốc Thượng Đế phân tán ra vạn linh, vạn linh quay về một gốc Thượng Đế)
Con người tán than:
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong;
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung.
(Sinh ra như ḍng nước chảy, biến đi như gió,
Không biết từ đâu đến, chẳng biết kết thúc ra sao)
.
Rồi tự hỏi
Tử hà qui? Chết về đâu? Thượng Đế trả lời rằng sau khi qui tiên, Linh Hồn sẽ đến Ṭa Phán Xét tại Trung Giới để biết được giáng hay thăng (chương 10).
Hậu thế hà như? Sau này sẽ ra sao? Đâu là cứu cánh cuối cùng của con người? Nếu được phép thăng thiên, Linh Hồn sẽ hiệp Tam Bửu khi vượt Cửu Trùng Thiên (chương 11) rồi hành tŕnh vào con đường giải thoát trở về cội nguyên là Thượng Đế (chương 12).
Đường lên Trung Giới
1. Minh giải vài điều trong cơi vô h́nh
2. Đoạn đường đến Ṭa Phán Xét
3. Hai ngả thăng thiênKhi đă tới thời kỳ xác phàm không c̣n hữu dụng nữa, Chơn Linh và Chơn Thần rời bỏ xác phàm bay lên Trung Giới đến Ṭa Phán Xét. Các phán xét dựa vào : « Các Đấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Ṭa Phán Xét ».
1. Minh giải vài điều trong cơi vô h́nh
Trước khi theo dơi Chơn Hồn đi vào cơi vô h́nh, chúng ta dựa vàoThánh Ngôn và nội dung các bài Kinh để có vài ư niệm về h́nh ảnh cơi vô h́nh, xác thân của người tu, tốc độ Chơn Thần, các vùng đi qua nhưng không ghé.
H́nh ảnh cơi vô h́nh
Đức Cao Thượng Phẩm giảng giải h́nh ảnh cơi vô h́nh: c̣n vô h́nh lại là khí điển quang mà thôi[251]. Những h́nh ảnh Cung, Điện, đều dưới dạng ánh sáng, điển quang, hào quang khi ẩn khi hiện.
Hào quang chiếu chín từng mây bạc,
Tây Phương cơi Phật chói ḷa.
Hào quang chiếu diệu Cao Đài
Đàn cơ ngày 1-1 năm Bính Dần (1926) mô tả Bạch Ngọc Kinh, nơi ngự của Đức Chí Tôn cũng là hào quang biến đổi không ngừng:
Chư thần chóa mắt màu thường đổi,
Liệt thánh kinh tâm phép vẫn cao,
Ngoài Bạch Ngọc Kinh, Thượng Đế c̣n ngự nơi Linh Tiêu Điện bằng hào quang tại Ngọc Hư Cung ở tầng trời Hư Vô Thiên:
Vạn trượng hào quang từng thử xuất,
Cổ danh bửu cảnh lạc Thiên Thai.
Xác thân trong cơi vô h́nh
Vào cơi hư linh là vùng của Khí vô h́nh, con người cũng như các đấng Thần Thành, Tiên, Phật chỉ có hai xác thân: Chơn Thần và Chơn Linh gọi chung là Chơn Hồn đều dưới dạng ánh sáng, điển quang.
Ngôn ngữ là ư tưởng
Trong cơi Thiêng Liêng không có thinh âm, các Chơn Linh liên lạc với nhau bằng ư nghĩ, tư tưởng. Điều này giải thích sự mầu nhiệm của bí pháp đọc kinh Độ Hồn, Tận Độ…với sức rung động âm thanh huyền diệu trong câu kinh và tư tưởng chân thành trong ḷng tin của người đọc Kinh.
Về sự liên lạc bằng tư tưởng giữa các Chơn Linh tại Cung Vạn Linh, Đức Hộ Pháp thuyết pháp: Muôn trùng thiên hạ vạn điệp Chơn Linh… Ngôn ngữ nơi cảnh ấy duy có tưởng mà đặng thông công cùng nhau mà thôi, tưởng cái ǵ có cái nấy… Đến Linh Tiêu Điện (Ngọc Hư Cung) : Hễ chúng ta tưởng cái ǵ th́ có hiện tượng ra cái nấy, quyền phép vô biên của Đức Chí Tôn từ trước đă thành tướng, nó là vạn pháp thành h́nh, nó huyền diệu vô biên vô đối[252].
Tốc độ Chơn Thần
Tốc độ của Chơn Thần như là ánh sáng. Chơn Thần có khả năng đến và đi một cách nhẹ nhàng, nhanh như làn sóng điện, nhẹ như đám mây bay.
Năng lai năng khứ khinh khinh,
Mau như điển chiếu, nhẹ thành bóng mây.
Động cơ di chuyển
Sau khi ĺa khỏi xác phàm, Chơn Thần làm động cơ chuyên chở Chơn Linh về Trời như Thượng Đế dạy:
Chơn Thần xuất khỏi xác phàm phu,
Nương gió bay lên cảnh tuyệt mù.
Các vùng đi qua
Chơn Thần sẽ đi ngang qua ba giới, bảy cơi.
Ba giới:
Hạ Giới: Thất Thập Nhị Địa,
Trung Giới: Tứ Đại Bộ Châu Hạ, Tam Thiên Thế Giới,
Thượng Giới: Tứ Đại Bộ Châu Thượng, Cửu Trùng Thiên, cơi Phật, Tam Thập Lục Thiên.
Bảy cơi
Chơn Hồn sẽ vượt qua 7 cơi. Qua mỗi cơi, Chân Thần phải cởi bỏ cái thể của cơi đó rồi mới bay lên được cơi trên. Thí dụ, muốn bay lên Trung Giới, Chơn Thần phải cởi bỏ cái thể Phách bao bọc bên ngoài và để lại ở Trung Giới, lúc đó cái Vía của cơi Thượng Giới lộ ra ngoài, v́ nó thích hợp với cơi Thượng Giới nên nó bay lên nhập vào cơi Thượng Giới.
Cứ tiếp tục như thế, qua mỗi cơi, Chơn Thần để lại cái thể của cơi đó[253].
2. Đoạn đường đến Ṭa Phán Xét
Nhờ hưởng bí pháp hành Phép Xác[254], Phép Giải Oan[255], Phép Đoạn Căn[256], Chơn Thần thoát khỏi thể xác để đưa Chơn Linh về trú tại miền Trung Giới chờ ngày đến trước Ṭa Phán Xét. Sau khi được phán xét rồi, Chơn Thần và Chơn Linh sẽ đi một trong hai con đường giáng (đọa) hay thăng.
Con đường giáng: Tái kiếp luân hồi
Tùy theo tội lỗi, ân oán trả quả mà Chân Thần phải tái kiếp xuống trần. C̣n các tín đồ thất thệ, không giữ tṛn luật Đạo được đưa đến cơi Âm Quang học Đạo, tịnh tâm xét ḿnh[257].
Con đường thăng hoa.
Trong thời kỳ Tam Kỳ Phổ độ, Đức Chí Tôn ban hành luật Đại xá cho phép:
- Ngộ kiếp một đời tu cũng được trở về với Đức Chí Tôn[258], đó là người tu đắc đạo tại thế[259], Tinh Khí Thần hiệp nhứt tức tam huê tụ đỉnh. Sau khi qui tiên, Chơn Linh về thẳng cơi Phật ở tầng Trời Hư Vô Thiên.
- Người tu nhơn đạo và đă làm «tṛn nhơn đạo » cũng được về với Thượng Đế. Đó là:
1. Tín đồ Cao Đài giữ tṛn lời minh thệ, ăn chay được 10 ngày mỗi tháng, làm công quả đă đủ th́ linh hồn và Chơn Thần được hưởng ơn huệ của Đức Chí Tôn trong Đại Ân Xá kỳ ba này. Nếu có tội th́ được Đức Chí Tôn cứu vớt ở lại cơi Thiêng Liêng tu luyện thêm hoặc cho tái kiếp xuống trần trả quả.
2. Với người có phước đức, thọ hưởng Hồng Ân của Thầy ban đáp th́ Chơn Thần làm phương tiện chuyên chở đưa những Chơn Linh trong sạch nhập vào cơi linh thiêng để về với Thầy.
Linh hồn nào được Ṭa Phán Xét cho thăng hoa th́ sẽ sửa soạn hành tŕnh vào đoạn đường vượt Cửu Trùng Thiên.
3. Hai ngả thăng thiên
Chơn Thần sẽ thăng hoa sau 9 ngày thoát xác ở trường đ́nh[260]. Tùy theo địa vị nhơn phẩm đă đạt, sự thăng hoa lên các tầng trời diễn tiến bằng hai cách:
- Vượt thẳng lên tầng Trời tương ứng với nhơn phẩm đă đạt,
- Leo lên từng tầng Trời một nhờ tu Đạo và sự giúp đỡ của các Đấng Thiêng Liêng.
Vượt lên thẳng theo nhơn phẩm đă đạt được
Nhờ tu và đă làm tṛn nhơn đạo[261], con người đoạt được địa vị nhơn phẩm tức phẩm vị ở dương thế. Mỗi nhơn phẩm cũng như phẩm tước tại thế của các chức sắc Thiên Phong tương ứng với một Thiên phẩm tại 9 tầng Trời nơi cơi Thiêng Liêng. Trong trường hợp đó, Chơn Thần đưa Chơn Linh lên thẳng tầng Trời tương ứng với phẩm vị đă đạt được tại thế do công tu hành hay do Thiên Phong. Thí dụ, chức sắc hàng tiên vị th́ đăng tiên, Chơn Thần lên thẳng tầng Trời Hư Vô Thiên, không qua Cửu Trùng Thiên nên không làm Tuần Cửu và Phép độ thăng[262].
Chơn Hồn thăng lên một tầng Trời rồi th́ ở đó tu luyện với sự giúp đỡ của các Nữ Phật để thăng lên tầng Trời cao hơn, nếu không tu tiến sẽ phải luân hồi.
Đi lên từng tầng Trời một
Nếu giữ tṛn lời minh thệ[263], ăn chay được 10 ngày mỗi tháng, được hưởng ân xá của Đức Chí Tôn trong kỳ ba này th́ Chơn Hồn được được hướng dẫn hiệp Tam Bửu khi vượt Cửu Trùng Thiên[264]. Tại các tầng Trời có Cửu Vị Tiên Nương Diêu Tŕ Cung[265] và các Đấng Thiêng Liêng dạy Đạo, hướng dẫn lên các tầng Trời[266], như 9 bài kinh Tuần Cửu[267] diễn tả.
Sau đường lên Trung Giới, các Chơn Hồn sẽ đi vào Thượng Giới qua 3 đoạn đường sau:
- Đoạn đường « hiệp Tam Bửu » khi vượt Cửu Trùng Thiên được mô tả trong Kinh Tuần Cửu (chương 11);
- Đoạn đường « Thần hườn hư » đi vào cơi Phật diễn tả trong Kinh Tiểu Tường và Đại Tường (chương 12);
- Đoạn chót là « hư hườn vô » tức nhập vào cơi « Không » của Thượng Đế.
Quyết định thăng giáng của Ṭa Phán Xét
Cơi Phật
Cửu Trùng Thiên
Người tu Đạo đắc quả
Thăng
Vong linh đến
Ṭa Phán Xét
Giáng↓
Tín đồ thất thệ, phạm tội được
ân xá đến Phong Đô học Đạo
Giáng↓
Người chuyển kiếp luân
hồi trả quả
Giáng↓
Người phạm tội nặng chờ ân xá
Người mất hết chơn dương
trở thành ma quỉ
Vượt
Cửu Trùng Thiên
« Hiệp Tam Bửu »
1. Phương pháp t́m hiểu và cảm nhận
2. H́nh ảnh các giai đoạn hiệp Tam BửuSau đoạn đường lên Trung Giới, các Chơn Hồn sẽ đi vào Thượng Giới, vượt Cửu Trùng Thiên [268] để « hiệp Tam Bửu ». Trên đoạn đường này, muốn có năng lực siêu phàm vượt lên các tầng Trời, Chơn Hồn cần có những sự giúp đỡ sau :
Sự giúp đỡ của bí pháp.
Kinh Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường là bí pháp độ hồn cho vong linh lần lượt vượt lên các từng Trời. Trong thời Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn cho đóng Địa Ngục, mở từng Thiên đưa các Chơn Hồn siêu thăng theo đường Cửu Thiên Khai Hóa. Về bí pháp của Kinh, Đức Lư Giáo Tông dạy:« Về mặt bí pháp, có Thiêng Liêng chuyển hóa… chuyển hóa sẽ đạt »[269].
Đọc Kinh Tuần Cửu
Các chức sắc hướng dẫn cúng Cửu và đọc Kinh Tuần Cửu [270] giúp cho Tâm chuyển và vượt các tầng Trời mà hiệp Tam Bửu thoát luân hồi chuyển kiếp.
Sự giúp đỡ của các Đấng Thiêng Liêng
Tại các tầng Trời có Cửu Vị Tiên Nương Diêu Tŕ Cung[271] và các Đấng Thiêng Liêng dạy Đạo, hướng dẫn lên các tầng Trời[272].
Ngó Cực Lạc theo hườn Xá Lợi,
Cửu Trùng Thiên mở lối qui nguyên.
Các Vị này sẽ giúp cho Tam Bửu có thể biến ứng với Tinh Lực và Sinh Khí tức tần số điện lực của các tầng Trời theo qui luật « đồng thanh tương ứng » (đối đáp qua lại với nhau), đồng khí tương cầu (cùng cần nhau). Nhờ vậy mà các đẳng Chơn Hồn và chúng sanh có thể đắc Đạo trong một kiếp tu mà về với Thượng Đế[273].
Tại sao cần có sự trợ giúp trên? Là v́ Chín tầng Trời và Chơn Thần đều ở thể khí. Tầng Trời càng cao th́ càng nhẹ, càng nhiều dương quang. Chơn Thần c̣n ít nhiều nặng trược nên phải có trợ giúp của Kinh Tuần Cửu và các Đấng Thiêng Liêng.
Muốn hiểu diễn tŕnh hiệp Tam Bửu trên đoạn đường này, chúng ta phải áp dụng một phương pháp t́m hiểu về Kinh Tuần Cửu diễn tả các trạng thái biến đổi của Chơn Hồn qua 3 trạng thái Thần, Thánh, Tiên trên đoạn đường vượt Cửu Trùng Thiên.
1. Phương pháp t́m hiểu và cảm nhận
Minh giải hành tŕnh con người vào cơi vô h́nh th́ thật là khó khăn, lư do là hiện không có tài liệu minh thị tả rơ hành tŕnh qui hồi như thế nào, mà chỉ có tài liệu trong Kinh Tận Độ: Kinh Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại tường và rải rác trong Thánh Ngôn giải thích bí pháp trong cơi vô h́nh. Để giải bày bí pháp trên đoạn đường đó, các Đấng Thiêng Liêng phải dùng ngôn ngữ phàm trần để truyền đạt bằng cách chỉ dẫn với bí pháp đọc Kinh mà thôi. Nếu cứ dựa vào nghĩa đen và bề mặt của ngôn ngữ th́ phàm tâm có thể hiểu cảnh vô h́nh giống như h́nh ảnh vật chất tại thế mà chỉ nh́n thấy sự thể chứ không cảm nhận được bản chất của sự thể tức là Đạo.
Từ những tài liệu đó mà chúng tôi mô tả và giải thích đoạn đường bằng cách áp dụng một phương pháp t́m hiểu để từ phương pháp đó mà minh giải việc tu tiến hiệp Tam Bửu khi vượt Cửu Trùng Thiên.
Trước khi diễn giải hành tŕnh thăng hoa của Chơn Hồn qua Cửu Trùng Thiên, chúng tôi muốn nhắc lại ư nghĩa vài từ ngữ xử dụng trong bài này.
Chơn Hồn[274] nghĩa thông thường là Chơn Linh, Linh Hồn, nhưng trên đường thăng thiên, Chơn Thần bao bọc Chơn Linh nên gọi chung là Chơn Hồn ;
Vong Hồn hay vong linh là Linh Hồn người chết;
Chơn Linh, Linh hồn, Điểm Linh Quang và Tâm đều đồng nghĩa;
Chơn Hồn ô trược là bởi Chơn Thần; Chơn Linh bao giờ cũng thanh khiết;
Trên đường thăng hoa qua Cửu Trùng Thiên, việc tu tiến chỉ liên quan đến hai xác thân (Chơn Thần và Chơn Linh) và Chơn Linh giúp cho Chơn Thần giải trừ oan khiên tiền kiếp nhờ Hồng Ân Đại Ân Xá để hiệp được Tam Bửu.
Tâm Nhăn ư muốn nói trong cơi Thiêng Liêng vô h́nh chỉ có Tâm cảm nhận và huệ nhăn nh́n thấy chứ phàm nhăn th́ không.
Sau đó, phương pháp t́m hiểu dựa trên các yếu tố sau:
- Kinh phát xuất từ cơi Thiêng Liêng
- Cảm nhận qua ngôn từ của Kinh,
- Tâm Nhăn của Đức Hộ Pháp, người đă tùng tướng nhập tâm,
- Ư niệm ẩn dụ,
- Biến đổi trạng thái Tâm theo các tầng Trời.
Nguồn gốc và ư nghĩa của Kinh
Hai điểm đặc thù phát xuất của Kinh phải được ghi nhận ngay là:
- Các bài Kinh đều do các Đấng Thiêng Liêng sống tại các tầng Trời ban cho chứ không phải người nơi trần thế viết ra, thí dụ như Kinh Đệ Thất Cửu do Thất Nương ban cho, Thất Nương có nhiệm vụ dẫn dắt Chơn Hồn từ Kim Thiên lên tầng Trời 7 Hạo Nhiên Thiên.
- Chính Đấng Thiêng Liêng sống tại chỗ đích thân ban cho kinh và mô tả quang cảnh tại mỗi tầng Trời với Cung, Đài, Điện ở đó do các Ngài trách nhiệm hướng dẫn Chơn Hồn.
Về bí pháp của Kinh, trong thời Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn cho đóng Địa Ngục, mở từng Thiên đưa các Chơn Hồn siêu thăng theo đường Cửu Thiên Khai Hóa. Đấy là lư do cúng Cửu và đọc Kinh Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường tiếp tục diễn ra trong ṿng 581 ngày. Kinh Tận Độ là bí pháp giúp tín đồ tu trong một kiếp sanh, Chơn Hồn có thể lên đến Bạch Ngọc Kinh. Thầy cho một quyền rộng răi, cho cả nhơn loại càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng[275].
Cảm nhận qua ngôn từ trong Kinh
Các Kinh Tuần Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường là bí pháp độ hồn cho vong linh lần lượt vượt lên các từng Trời.Trong mỗi bài Kinh Tuần Cửu do Đấng Thiêng Liêng ban cho đều mô tả Cung, Đài, Điện, quang cảnh tại mỗi tầng Trời. Trong thời kỳ Đại Ân Xá, Đọc Kinh Tuần Cửu là giúp cho Chơn Hồn được hướng dẫn lên các tầng Trời, hiệp Tam Bửu mà thoát luân hồi chuyển kiếp.
Các Đấng Thiêng Liêng phải xử dụng ngôn ngữ thế gian mà truyền đạt ư nhằm chỉ dẫn cho người tu Đạo dần dần thẩm thấu ngôn ngữ ngoài thế gian tức là Đạo. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi, người không có Tâm nhăn và huệ nhăn, th́ làm cách nào hiểu được ngôn ngữ của Kinh mà h́nh dung được cảnh vô h́nh? Vậy, đâu là câu trả lời?
Đức Hộ Pháp trả lời câu hỏi như thế nào?
Nh́n được cảnh vô h́nh, con người phải có Huệ Nhăn đạt được do tu Đắc Pháp[276] hoặc được Thượng Đế đặc ân mở như trường hợp Đức Hộ Pháp. Nhờ đó mà Ngài thuyết giảng như sau:« Nơi cảnh vô h́nh thế nào th́ chữ Tâm cũng thế ấy, không ai biết rơ. Nếu ta đạt pháp xuất ngoại xác thân, tương hội cùng các bạn cơi vô h́nh th́ ta thấy khác hẳn theo tánh chất phàm tâm tưởng tượng ».
Khi đọc thuyết pháp của Đức Hộ Pháp th́ Tâm phàm mới hiểu h́nh ảnh vô h́nh trong cơi Thiêng liêng như mô tả trong Kinh Tuần Cửu là những hào quang huyền diệu khi ẩn khi hiện theo tần số điển quang và tŕnh độ tu tiến của Chơn Hồn. V́ vậy mà Chơn Thần cũng là ánh sáng nên biến đổi theo hào quang đó mà nh́n thấy được cảnh vô h́nh tùy theo ở vào trạng thái nào của tầng Trời. Thí dụ, Cửu Trùng Thiên có ba trạng thái: Thần, Thánh, Tiên, nếu Chơn Linh thăng lên tầng Trời 8 Phi Tưởng Thiên thuộc trạng thái Tiên th́ Chơn Linh nh́n thấy Cung Tận Thức, Cung Diệt Bửu v.v. Điều này được ấn chứng bởi Tâm Nhăn thiêng liêng của Đức Hộ Pháp: Khi chúng ta bước vào Ṭa Tam Giáo Bát Quái Đài rồi th́ chúng ta thấy hào quang chiếu diệu xông lên rồi biến mất, kế thấy một Cây Cân Công B́nh hiện ra trước mắt, rồi cũng biến mất. Chúng ta thấy ḿnh chẳng khác nào như khán giả đứng trước Đài kia, coi lại cả kiếp sanh của chúng ta…». Về Ngọc Hư Cung (nơi họp triều đ́nh của Thượng Đế), Đức Hộ Pháp thuyết giảng: « Đó là một thế giới đẹp đẽ vô cùng…hào quang chiếu diệu, mà màu sắc ấy biến đổi luôn, rất huyền diệu. Chơn Thần của chúng ta phải biến hóa theo những màu sắc ấy th́ mới nhập được vào Ngọc Hư Cung, c̣n nếu biến đổi không được th́ bị đuổi ra. Trong Ngọc Hư Cung không dùng lời nói, chỉ nói truyện với nhau bằng tư tưởng ». Đức Hộ Pháp nh́n Bạch Ngọc Kinh:« màu sắc thay đổi sáng rỡ, mà cả thoại khí 瑞氣[277] bao quanh làm như thể vận chuyển h́nh trạng của nó vậy…nó vận hành như con vật sống vậy, thay đổi mầu sắc vô cùng vô biên. Bí pháp ấy không thế ǵ tả đặng».
Lời của Đức Hộ Pháp cũng trùng hợp với ngôn từ trong Kinh, thí dụ như trong Kinh khi đă chết rồi mô tả:
Kinh Bạch Ngọc muôn lằn điển chiếu
Chơn Hồn cũng di chuyển như ánh sáng, điển chiếu:
Năng lai năng khứ khinh khinh,
Mau như điển chiếu, nhẹ nhàng bóng mây.
Cảm nhận với ư niệm « ẩn dụ[278] »
Trước nhất chúng ta giải thích từ ngữ Cung (ṭa nhà lớn), Đài (ṭa nhà cao) thí dụ: Cung Tuyệt Khổ ư nghĩa diệt trừ h́nh thể vật chất thấy được; Đài Nghiệt Cảnh[279]: tấm gương soi nghiệp ác (nghiệt: mầm ác, nghiệp ác; cảnh: tấm gương soi). Tiếp theo, lấy ư niệm « ẩn dụ » của hiền huynh Hà Ngọc Duyên[280] về các Cung, Đài, Điện cùng các Đấng Thiêng Liêng trong Kinh Tuần Cửu giúp cho chúng ta hiểu rằng :
- « Cung » (ṭa nhà lớn) có nghĩa ẩn dụ nội giới của Tâm. Thí dụ, Cung Lập Khuyết nghỉa là Tâm nh́n vào nội giới mà dựng nên các thiếu sót; Cung Ngọc Diệt H́nh, nội giới của Tâm trừ bỏ vật chất hữu h́nh (diệt: trừ bỏ, h́nh: h́nh thể vật chất thấy được);
- « Điện » (nơi thờ), « Đài » (ṭa nhà cao) có nghĩa ẩn dụ ngoại giới của Tâm; Đài Nghiệt Cảnh (nghiệt: mầm ác, nghiệp ác, cảnh: tấm gương soi) cũng như Đài Chiếu Giám (Đài gương sáng) đặt trong Ṭa Tam Giáo, phản chiếu lại rơ ràng tội phước; Đài Huệ Hương (huệ: sáng suốt, dứt điều mê muội; hương: mùi thơm) tẩy Chơn Thần sạch sẻ khỏi hết ô trược. Linh Tiêu Điện (Linh: thiêng liêng, huyền diệu, Tiêu: khoảng không gian trống không) có nghĩa ẩn dụ Tâm sống trong cảnh tiêu diêu.
- Theo Bát Nương, hào quang của điện, đài nơi cơi Hư Vô tượng trưng cho cơi vô h́nh sắc tướng đối lại với cơi vô h́nh vô tướng của cơi Dương Quang (Thượng Đế). Nơi cơi Hư Vô, là cơi vô h́nh theo sắc tướng; song đối lại với Dương Quang vô tướng th́ nó lại hữu h́nh[281].
Trạng thái của Tâm tại mỗi tầng Trời
Các tầng Trời mang h́nh ảnh chiếc thang để các Chơn Hồn leo lên. Các nấc thang là những vùng điển quang với nhiều tần số khác nhau tương ứng với tần số luồng điện của Thần, Thánh, Tiên, Phật. Mức độ tu tiến sẻ làm thay đổi tần số điện quang của các Chơn Thần và giúp cho Chơn Thần leo dần lên các tầng Trời phù hợp với tần số luồng điện của mỗi tầng Trời. Suốt đoạn đường Cửu Trùng Thiên, tốc độ thăng thiên phụ thuộc vào thanh nhẹ và ô trược tức là tần số điển quang của động cơ chuyên chở là Chơn Thần. V́ lư do đó mà ở mỗi tầng Trời, với sự giúp đỡ của các Đấng Thiêng Liêng, Chơn Linh làm công việc gội sạch sẽ Chơn Thần qua ư nghĩa ẩn dụ bằng các h́nh ảnh Cung, Đài, Điện với mục đích làm thay đổi tần số điển lực của Chơn Thần.
Cửu Trùng Thiên biểu tượng ba trạng thái của các tầng Trời: Thần, Thánh, Tiên được biểu tượng tại Cửu Trùng Đài, chơn tướng của Cửu Thiên Khai Hóa tại thế. Ba trạng thái Thần, Thánh, Tiên có thể nh́n thấy qua bảng đối phẩm giửa Cửu Trùng Đài và Cửu Thiên Khai Hóa khi các chức sắc và tín đồ hành lễ triều kính đức Chí Tôn, chư Phật Tiên Thánh thần.
Bảng đối phẩm
Cửu Trùng Đài
Cửu Thiên Khai Hóa
Cửu Trùng Thiên
Đạo hữu
Địa thần
Tầng Trời 1
Chức việc BTS
Nhơn thần
Tầng Trời 2
Lễ sanh
Thiên thần
Thanh Thiên
Giáo hữu
Địa thánh
Huỳnh Thiên
Giáo sư
Nhơn thánh
Xích Thiên
Chánh phối sư, Phối sư
Thiên thánh
Kim Thiên
Đầu sư
Địa tiên
Hạo Nhiên Thiên
Chưởng pháp
Nhơn tiên
Phi Tưởng Thiên
Giáo Tông
Thiên tiên
Tạo Hóa Thiên
Mỗi tầng Trời tương ứng với tŕnh độ tu tiến tức với tần số điển quang Chơn Thần của người tu. Đến tầng Trời nào th́ Chơn Hồn biến đổi theo trạng thái của tầng Trời đó nhờ có cùng tần số điển quang. Cảnh tầng Trời, Cung, Điện, Đấng Thiêng Liêng chưởng quản đều có nghĩa ẩn dụ ba trạng thái đó của Cửu Trùng Thiên.
Nhờ nh́n h́nh ảnh vô h́nh qua ư nghĩa ẩn dụ mà chúng tôi hiểu rằng là từ khi bắt đầu thăng lên các tầng Trời th́ Chơn Thần không c̣n nghe tiếng nói của xác phàm lôi cuốn vào ṿng tội lỗi nữa, nay chỉ c̣n nghe theo tiếng nói của Tâm Linh để tu tiến, gội sạch các oan khiên, ác nghiệp mà làm tṛn nhiệm vụ động cơ chuyên chở Chơn Linh lên các tầng Trời. Tại mỗi tầng Trời, có vị Tiên Nương hướng dẫn vượt Cửu Trùng Thiên và có các Đấng Thiêng Liêng dạy Đạo để hiệp Tam Bửu (Tinh, Khí, Thần) và lánh luân hồi như Kinh Tuần Cửu diễn tả.
2. H́nh ảnh các giai đoạn hiệp Tam Bửu
Phương pháp khảo cứu trên cho phép chúng tôi mô tả cuộc hành tŕnh của Chơn Hồn leo lên các tầng Trời như sau.
Từ tầng Trời 1 đến 3: Chơn Hồn (Tâm) ở trạng thái Thần
Khi Chơn Hồn biến đổi theo trạng thái Thần của 3 tầng Trời đầu tiên, th́ Tâm
nh́n biết xác phàm đă chết (hoa héo), được sửa soạn đi vào Vô Vi (ăn trái Đào), đang ở mức độ tu tiến của Ông Hiền (gặp bảy Lăo).Tất cả trạng thái này của Tâm được ẩn dụ qua các h́nh ảnh mô tả trong Kinh như sau.
Tầng Trời 1
Đến vườn Ngạn Uyển 岸苑[282] xem hoa của ḿnh đă héo tàn, dấu hiệu xác phàm đă chết, bảy dây oan nghiệt hết ràng. Nhứt Nương giúp cho định tĩnh Chơn Thần:
Khá tỉnh thức tiền duyên nhớ lại,
Đoạn cho rồi oan trái buổi sanh.
và giúp Chơn Hồn biết xác phàm đă chết rồi th́ không c̣n thập ác[283], lục trần[284] cám dỗ nữa:
Vườn Ngạn Uyển sanh hoa đă héo,
Khối h́nh hài đă chịu ră tan
Bảy dây oan nghiệt hết ràng[285].
Tầng Trời 2
Chơn Hồn được ăn trái Đào Tiên, dự tiệc trường sanh đó là phần thưởng cho các Chơn Linh đắc đạo trở về ăn vào để được hằng sống, ư nghĩa ẩn dụ là Chơn Hồn được sửa soạn hành tŕnh vào cơi Vô Vi
Tây Vương Mẫu vườn Đào[286] ướm chín,
Chén trường sanh có linh ngự ban[287].
Tầng Trời 3 Thanh Thiên
Trời trong ánh sáng mầu xanh, Chơn Hồn gặp bảy ông Hiền ở rừng trúc, sau tu thành bảy vị Tiên[288] ở động Thiên Thai, nơi Bồng Đảo (đảo Bồng Lai) nước Cam Lồ rửa sạch thất t́nh lục dục; ư nghĩa ẩn dụ: Chơn Hồn ở trạng thái người Hiền, hết thất t́nh, lục dục, tu tiến lên Tiên phẩm.
Cơi Thanh Thiên lên miền Bồng đảo,
Động Thiên Thai Bảy Lăo đón đường[289].
Tâm ở trạng thái Thánh: tầng Trời 4 đến 6
Khi Chơn Hồn đi vào trạng thái Thánh của các tầng Trời, Tâm nh́n thấy nội giới và ngoại giới của Tâm qua các Cung, Đài.
Nội giới của Tâm qua các Cung (ṭa nhà lớn) đều mang ư nghĩa ẩn dụ:
Cung Lập Khuyết, Tâm dựng nên các thiếu sót,
Cung Tuyệt Khổ, Tâm cắt đứt mọi nỗi khổ để đến giai đoạn chót « khổ » của Đạo Cao Đài là « tuyệt khổ »[290],
Cung Ngọc Diệt H́nh, Tâm diệt trừ h́nh thể vật chất thấy được,
Cung Vạn Pháp ẩn dụ Tâm ở tịnh thất để biết nghiệp cũ, t́m thấy ngôi vị cũ.
Ngoại giới của Tâm qua các Đài (ṭa nhà cao) phản chiếu như tấm gương soi
Đài Nghiệt Cảnh (nghiệt: nghiệp ác, cảnh: tấm gương soi) cũng như Đài Chiếu Giám tức Đài gương sáng (chiếu: soi rọi; giám: gương soi) đặt trong Ṭa Tam Giáo; ư nghĩa ẩn dụ là Tâm xem lại rơ ràng tội phước « Đài Nghiệt Cảnh rọi chẳng biết bao nhiêu tội t́nh lắm người đưa chơn t́m đến» (TNHT)
Đài Huệ Hương (huệ: sáng suốt, dứt điều mê muội; hương: mùi thơm); ư nghĩa ẩn dụ Tâm tẩy sạch sẻ hết ô trược của Chơn Thần.
Sau đây là Kinh Tuần Cửu mô tả cảnh các tầng Trời.
Tầng Trời 4 Huỳnh Thiên
Có ánh sáng mầu vàng, Lôi Thần dùng roi thần trừ quái khí, giải tán trược quang, vào Cung Tuyệt Khổ yết kiến Huyền Thiên Quân[291], ư nghĩa ẩn dụ Tâm cắt đứt mọi nỗi khổ: Vào Cung Tuyệt Khổ kiến Huyền Thiên Quân [292]
Tầng Trời 5 Xích Thiên
Có ánh sáng mầu hồng, bước lên Đài Chiếu Giám. Khi Tâm đứng trước tấm gương đặt trước Đài, bao nhiêu tội phước đều hiện ra rơ ràng:
Đài Chiếu Giám Cảnh Minh nhẹ bước,
Xem rơ ràng tội phước căn sinh[293].
Vào Cung Ngọc Diệt H́nh, ư nghĩa ẩn dụ là Chơn Hồn trừ bỏ h́nh thể vật chất,
Mở Vô Tự Kinh[294]: đứng trước quyển kinh, Chơn Hồn thấy tên họ ḿnh hiện ra cùng với các kiếp sanh, nh́n thấy phẩm vị của ḿnh. Ư nghĩa ẩn dụ là Tâm nh́n thấy các tiền kiếp, thông suốt việc trên Trời, dưới đất nên Tâm tự làm ṭa xử lấy.
Tầng Trời 6 Kim Thiên
Có ánh sáng vàng, Chơn Hồn đến:
Cung Vạn Pháp, tức tịnh thất chứa pháp của các tôn giáo, có nghĩa ẩn dụ Chơn Hồn vào tịnh thất biết nghiệp cũ, t́m thấy ngôi vị cũ ở Thiêng Liêng,
Cung Lập Khuyết, ẩn dụ Tâm dựng nên các thiếu sót,
Đài Huệ Hương (huệ: sáng suốt, dứt điều mê muội; hương: mùi thơm), ẩn dụ Tâm tẩy Chơn Thần sạch sẻ khỏi hết ô trược.
Vào Cung Vạn Pháp xem qua,
Cung Lập Khuyết t́m duyên định ngự;
Đem Chơn Thần đến tận Đài Huệ Hương.
Tâm ở trạng thái Tiên: tầng Trời 7 đến 9
Đến các tầng Trời trong trạng thái Tiên, Tâm vào:
Cung Chưởng Pháp (nơi phụ trách luật pháp), ẩn dụ Tâm t́m hiểu luật pháp của Càn Khôn Vũ Trụ và giúp cho Chơn Hồn giác ngộ,
Cung Tận Thức (tận: hết, thức: hiểu biết), Tâm nhận biết phép biến hóa huyền diệu của cả Càn Khôn Vũ Trụ nên thấy Kim Mao Hẩu tượng trưng cho năng lực dũng mănh của người tu ở Thượng Giới, có thể đến Tịch San, Niết Bàn,
Cung Diệt Bửu (diệt: trừ, bửu: quí báu), ẩn dụ Tâm thấy sự nghiệp của người tại cơi trần hiện ra mà từ bỏ,
Cung Bắc Đẩu, ẩn dụ Tâm lên chỗ cao xem căn quả trong sổ bộ Thiên Tào天曹[295],cho biết số phận của ḿnh, học tập lễ nghi,
Cung Tri Giác (tri: biết, giác: cảm biết do giác quan), ẩn dụ Tâm đă cảm biết trụ Tinh, dưỡng Khí, Tồn Thần tức hiệp Tam Bửu, đắc Đạo và sửa soạn đăng lên cơi Phật cảnh.
Tại các tầng Trời này, gặp Chuẩn Đề Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, ẩn dụ tŕnh độ tu tiến của Tâm ở mức độ Bồ Tát.
Sau đây là mô tả các tầng Trời trong Kinh.
Tầng Trời 7 Hạo Nhiên Thiên[296]
Gặp Đức Chuẩn Đề Bồ Tát, Đức Phổ Hiền Bồ Tát (ở động đá Phổ Hiền) mở cái ṿng Kim Cô[297] (ṿng bằng vàng đặt trên đầu) ra khỏi đầu, ẩn dụ ban cho Chơn Hồn ánh sáng Thiêng Liêng biết đường bay lên; vào Cung Chưởng Pháp nơi phụ trách luật pháp của Càn Khôn Vũ Trụ.
Tầng Trời 8 Phi Tưởng Thiên[298]
Tâm rất xa mùi uế trược trần thế, nghe tiếng chuông theo gió, uống rượu tiên làm ngây ngất, dùng nước Cam Lồ rửa sạch bi ai của kiếp người; đến Cung Tận Thức thấy Kim mao hẩu ẩn dụ có mănh lực dũng mănh của người tu, tại Cung Diệt Bửu thấy sự nghiệp của người tại cơi trần hiện ra mà từ bỏ, gặp Đức Từ Hàng Bồ Tát, ẩn dụ mức tu đă đến hàng Bồ Tát.
Tầng Trời 9 Tạo Hóa Thiên[299]
Theo Kinh Tuần Cửu, sau 81 ngày, Chơn Hồn thăng lên tầng Trời Tạo Hóa Thiên, khi đến Cung Tri Giác, Tâm cảm biết đă hiệp Tam Bửu, đắc Đạo và sửa soạn đăng lên cơi Phật cảnh.
Cung Tri Giác, trụ tinh thần,
Hườn hư mầu nhiệm thoát trần đăng Tiên[300].
Sau đó Chơn Thần được vào Diêu Tŕ Cung bái kiến Phật Mẫu, được ban rượu tiên, vào Cung Bắc Đẩu xem căn quả cho biết số phận của ḿnh, học tập lễ nghi vào Linh Tiêu Điện chầu lạy Đức Chí Tôn.
Tại tầng Trời 9 Tạo Hóa Thiên, Tinh, Khí, Thần đều an tức hiệp nhứt.
Đă qua chín từng Trời đến vị,
Thần đặng an, Tinh, Khí cũng an.[301]
Đến đây Tâm đă được trang bị hành trang cho đoạn đường « Thần hườn hư » đi vào cơi Phật hư vô với sự trợ giúp của đọc Kinh Tiểu Tường và Đại Tường[302] nhằm độ Chơn Hồn. Sau cùng là đoạn đường « hư hườn vô », Chơn Hồn sẽ đi vào bản chất «Không » của Thượng Đế mà tự tu tiến để thăng lên.
Lên đường giải thoát
« Thần hườn hư, hư hườn vô »
1. Đọan đường vào cơi Phật: Thần hườn Hư
2. Đoạn đường Hư hườn VôTrong thời kỳ Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn cho mở cửa Cực Lạc Thế Giới đón người đắc Đạo trở về,
Đóng địa ngục, mở tầng Thiên,
Khai đường Cực Lạc, dẫn miền Tây Phương[303].
V́ vậy mà sau đoạn đường Cửu Trùng Thiên th́ Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt và Chơn Hồn bắt đầu đoạn đường « Thần hườn hư » đi vào cơi Phật với sự trợ giúp của:
- Kinh Tiểu Tường (Tiểu 小: Nhỏ . Tường祥: lành, tốt) và Đại Tường (Đại 大: Lớn. Tường祥: điều tốt lành) tụng niệm trên trần thế,
- Các chư Phật hướng dẫn dạy Đạo.
Vượt hết ba tầng Trời của cơi Phật rồi, là đoạn đường chót « hư hườn vô ». Chơn Hồn đi vào bản chất «Không » của Thượng Đế ở Tam Thập Lục Thiên. Nhập Tam Thập Lục Thiên rồi con người tự ḿnh tu tiến lấy và phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh[304]. Khi linh hồn đạt đến Đại Hồn (Thiên Hồn) th́ hiệp với Đại Linh Quang mà Đạo Cao Đài gọi là « Hiệp một cùng Thầy ».
1. Đi vào cơi Phật: Thần hườn Hư
Trên đoạn đường Cửu trùng Thiên, Tâm đă gội sạch oan khiên tiền kiếp, Tam Bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt.
Đă quá chín tầng Trời đến vị,
Thần đặng an, Tinh, Khí cũng an[305].
200 ngày sau Tuần Cửu, Kinh Tiểu Tường[306] đưa Chơn Hồn lên tầng Trời 10 Hư Vô Thiên[307], đi vào cơi Phật.
Tại cơi Phật, Tâm ở trạng thái « Tâm không », Tâm không c̣n vướng bận «tham, sân si…ái nộ, ố dục ». Không đây là không phàm ngă mà c̣n toàn chân ngă, tức « thuần chân, vô ngă ».
300 ngày sau Tiểu Tường, Kinh Đại Tường[308] đưa Chơn Hồn lên tầng Trời 11 Hội Ngươn Thiên[309] và 12 Hỗn Ngươn Thiên[310] dưới quyền chưởng quản của Đức Di Lạc Phật Vương để dự Hội Long Hoa.
Kinh Tiểu Tường
Đến cơi Phật là lúc Thần hườn hư hay đắc quả để đạt đến Chơn Tâm của Phật. Chơn Hồn đi vào Niết Bàn Cảnh hư vô của cơi Phật nằm dưới Tam Thập Lục Thiên (36 từng trời). V́ vậy, bài Kinh Tiểu Tường chỉ nói đến ngoại giới của Tâm.
Ẩn dụ trong Kinh Tiểu Tường
- Gặp Phật Nhiên Đăng, Phật A Di Đà, đến Lôi Âm Tự[311], ẩn dụ Tâm ở cơi Phật, hoàn toàn sung sướng và an vui để nghe những điều Phật dạy,
- Ngọc Hư Cung: trạng thái hư vô của Tâm được ẩn dụ qua h́nh ảnh Tâm nh́n thấy Pháp ở Ngọc Hư Cung,
-Thiên kiều (cầu bắc lên Trời), ẩn dụ Chơn Hồn nh́n thấy con đường về với Thượng Đế,
- Đến Bộ Công (Bộ: sổ sách ghi chép, Công: công quả), ẩn dụ Chơn Hồn nh́n được công quả của ḿnh để sửa soạn dự Hội Long Hoa,
- Nước tám công đức[312]của Ao Thất Bửu[313] ẩn dụ Chơn Thần trong sáng nhờ đă gội sạch sẽ hết ô trược, oan khiên tiền kiếp, trí tuệ khai thông,
Ao Thất Bửu gội ḿnh sạch tục [314]
H́nh ảnh mô tả trong Kinh
Tại tầng Trời 10 Hư vô Thiên do Đức Phật Nhiên Đăng chưởng quản, Chơn Hồn nh́n thấy Ngọc Hư Cung[315], đặt chân lên cầu Thiên Kiều (Cầu bắc lên Trời), đi đến Tây Qui (nơi định phận tốt đẹp cho Chơn Linh ở Cực Lạc Thế Giới), vào Lôi Âm Tự, bái kiến Phật A Di Đà, đến Bộ Công xem công quả của ḿnh ở trần thế. Sau đó, Chơn Hồn được gội sạch bằng nước tám công đức của Ao Thất Bửu để sửa soạn lên tầng Trời tiếp theo.
Kinh Đại Tường[316]
Đọc Kinh Đại Tường của Phật Thích Ca ban là để đưa Chơn Hồn lên tầng Trời thứ 11 (Hội Ngươn Thiên) và 12 (Hỗn Ngươn Thiên), cơi của Đức Di Lạc Vương Phật làm giáo chủ Hội Long Hoa và chưởng quản.
Điểm đặc biệt nhất là Kinh Đại Tường không ẩn dụ mà nói rơ công việc của Đức Di Lạc được dạy trong giáo lư của Đạo nơi trần thế là:
- Về tôn chỉ của Đạo. Ngài sẽ giáng sanh sửa đổi tất cả các giáo lư xưa, tóm thâu các tôn giáo thành một nền Đại Đạo, lập ra thời kỳ Thánh Đức:
Tái sanh sửa đổi chơn truyền;
Thâu các đạo hữu h́nh làm một[317].
- Làm giáo chủ Hội Long Hoa và chánh chủ khảo tuyển phong Tiên vị và Phật vị:
Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị.
Trường thi Tiên Phật dượt kiếp khiên[318]
- Mở ra các cơ quan tận độ nhân sanh và tiêu diệt cơi địa ngục:
Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong.
Đến đây, Chơn Hồn đă lần lượt đi qua bốn trạng thái: Thần, Thánh, Tiên, Phật. Suốt đoạn đường này, Chơn Hồn đă đi ngang qua Tam Thiên Thế Giới,Tứ Đại Bộ Châu và nay bắt đầu sửa soạn hành trang đi vào Tam Thập Lục Thiên. « Qua khỏi Tam Thiên Thế Giới th́ mới đến Tứ Đại Bộ Châu. Qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên »[319].
2. Đoạn đường Hư hườn Vô
Đến đoạn chót của thăng hoa là lúc « hư hườn vô », là lúc huyền quang nhứt khiếu (Thiên Nhăn) thoát ra. Đức Hộ Pháp giảng: nếu người đạt được hư vô là đạt pháp, đắc Đạo. Hư hườn vô là lúc người tu chỉ c̣n toàn Đạo Tâm là ái, hỷ, lạc. Theo Đức Hộ Pháp, người tu đă đạt được cái Không (không danh, không lợi, không quyền), đạt được tâm lư chân không, thân tâm an nhiên tự tại đạt đến trạng thái vô vi giải thoát hoàn toàn. Tâm đă «thuần chơn vô ngă » và đi vào bản chất «Không » của thượng Đế. Đạo không sắc tướng, Đạo không không, Thầy cũng hư vô, tuyệt sinh chấm dứt con đường sinh tử luân hồi như Kinh Xuất Hội đọc:
[10]Đạo hư vô, Sư hư vô,
Reo chuông thoát tục, phất cờ tuyệt sinh.
Theo Thánh Ngôn, Chơn Hồn đi vào phần thanh nhẹ, cao nhất của vũ trụ, đi vào cơi Tam Thập Lục Thiên (36 từng Trời) là bản chất «Không » của Thượng Đế. Mỗi tầng trời do một Thiên Tào[320] phụ trách. Tam Thập Lục Thiên là 36 từng Trời thuộc về vũ trụ vô h́nh, thanh khiết, nhẹ nhất ở tại trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ. Bạch Ngọc Kinh ở từng Trời cao nhất tức từng trời Thái Cực ở trung tâm Tam Thập Lục Thiên; tầng Trời thứ 2 là Ngôi Dương, tầng trời thứ 3 là Ngôi Âm biểu tượng Lưỡng Nghi.
Thái Cực và Lưỡng Nghi hiệp lại thành ba Ngôi Trời gọi Tam Thiên Vị. Dưới Tam Thiên Vị là 33 từng Trời cộng với ba ngôi trên là 36 Tầng Trời[321]. Tại 33 từng ở dưới th́ mỗi từng dưới chưởng quản của một vị Thiên Đế tức hóa thân của Thượng Đế.
Vào đến Tam Thập Lục Thiên rồi[322], Chơn Hồn tiếp tục tự tu hành để nhập trong Bát Quái[323], lên cơi Tứ Tượng, Lưỡng Nghi sau cùng cơi Thái Cực tức Bạch Ngọc Kinh. Tại đây, Tiểu Linh Quang mới hiệp nhất với Đại Linh Quang để « Hiệp một cùng Thầy » và viết câu kết luận của bốn trang triết lư Cao Đài là:
Thiên Nhơn Hiệp Nhứt
天 人協 一
Tóm tắt hành tŕnh qui hồi của người tu
6. Tam Thập Lục Thiên
Tam Thiên Vị
Bạch Ngọc Kinh ở tầng trời trung tâm cao nhất,
Ngôi Dương chiếm từng Trời thứ 2, Ngôi Âm từng Trời thứ 3.
33 từng Trời
5. Ba tầng Trời cơi Phật :
Hỗn Ngươn Thiên, Hội Ngươn Thiên, Hư Vô Thiên
4. Cửu Trùng Thiên cơi Thần, Thánh, Tiên :
Tạo Hóa Thiên, Phi Tưởng Thiên, Hạo Nhiên Thiên, Kim Thiên,
Xích Thiên, Huỳnh Thiên, Thanh Thiên, Tầng Trời 2 có vườn
Đào Tiên, Tầng Trời 1 có Vườn Ngạn Uyển
3. Đi ngang qua :
Tứ Đại Bộ Châu Thượng : Đông Đại Bộ Châu,
Nam Đại Bộ Châu, Tây Đại Bộ Châu, Bắc Đại Bộ Châu
Tam Thiên Thế Giới
Tứ Đại Bộ Châu Hạ : Đông Thắng Thần Châu,
Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu
2. Ṭa Phán Xét
1. Thất Thập Nhị Địa.
Địa cầu 68 : điểm khởi hành của người tu
sau khi qui tiên
____________________________________________
Về chữ «ngươn» và «chơn»
Khi t́m hiểu Tam Bửu, chúng ta thường gặp chữ « ngươn » (nguyên) và chữ Chơn (chân) đặt trước nhữ Tinh, Khí, Thần thí dụ như Ngươn Thần và Chơn Thần, Ngươn Khí và Chơn Khí, Ngươn Tinh ...
Các danh từ kép có chữ ngươn và chơn chuyên chở một ư niệm tôn giáo nên gây rất nhiều khó khăn cho các nghiên cứu của người ngoại quốc và vấn đề dịch thuật ra anh hay pháp ngữ v́ không có danh từ tương đương. V́ vậy mà các luận án bằng ngoại ngữ đều đề cập đến tổ chức, sanh hoạt giáo lư, xă hội… của Đạo.
Chữ ngươn 元 chỉ bắt đầu, gốc của sự thiêng liêng mầu nhiệm trong vũ trụ của Đức Chí Tôn. Thí dụ : Ngươn Thần (Đại Linh Quang) chỉ gốc của các mầu nhiệm thiêng liêng.
Các mầu nhiệm phát sanh từ Ngươn Thần th́ dùng chữ « chơn » 眞 có nghĩa là thật, không giả dối. Thí dụ như sự mầu nhiệm của Chơn Thần « là thiệt, không giả dối » là v́ phát sanh từ gốc (ngươn Thần, tức Thượng Đế) .
1. Chữ ngươn
元
Khi chữ ngươn đặt trước nhưng chữ thần, khí, chất như Ngươn Thần, Ngươn Khí, Ngươn Chất… là để chỉ bắt đầu hay gốc của Thần, Khí, Chất…
Trên tiến tŕnh h́nh thành càn khôn vũ trụ, có ba gốc thiêng liêng quan trọng phải ghi nhớ là :
- Gốc đầu tiên là Khí Hư Vô 氣虛無 (Khí: chất hơi. Hư: trống không. Vô: không) nguồn gốc của càn khôn thế giới, đó là Ngươn Khí. Và « khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực»( TNHT/Q2, tr.62).
- Gốc thứ nh́ là Thượng Đế tức Ngươn Thần từ đó mà sanh ra mọi thiêng liêng mầu nhiệm trong càn khôn vũ trụ,
- Gốc thứ ba là Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu là khởi nguyên của thiêng liêng mầu nhiệm trong vũ trụ hữu h́nh. Thí dụ như « Ngươn Chất » chứa trong Kim Bồn cấu tạo vạn vật hữu h́nh.
Gốc 1. Hư Vô Chi Khí
↓
Gốc 2. Thượng Đế
↓
Gốc 3. Đức Diêu Tŕ
Ngươn khí
Ngươn Khí là Hư Vô Chi Khí[324] (khí Hồng mông, Khí Tiên Thiên) ở thời Tiên Thiên Cơ Ngẫu là thời kỳ trước khi có Thượng Đế. Hư Vô Chi Khí là chất khí nguyên thủy sanh ra Thái Cực, là nguồn cội của Càn Khôn Thế Giới.
Ngươn Thần
Trong vũ trụ, gốc thứ nh́ là Ngươn Thần tức Đức Chí Tôn từ đó phát sanh ra Thiêng Liêng mầu nhiệm. Chữ nho Thần 神 gồm chữ Shi /thị 礻 và chữ thần/ than 申 chỉ khí chất vô h́nh xuống từ cơi Thiêng Liêng[325]. Trong càn khôn vũ trụ, Thần là Đại Linh Quang biểu hiện dưới dạng ánh sáng thiêng liêng tức là Thượng Đế.
Trong con người, Thần là Chơn Linh, là Tiểu Linh Quang chiết ra từ Đại Linh Quang, biểu lộ qua ánh sáng của mắt:«Quang thị thần».Ánh sáng đó là Thần đấy.
Nơi cư ngụ của Thần trong cơi vô h́nh là Bạch Ngọc Kinh, Linh Tiêu Điện, trên trần thế là Bát Quái Đài trong Ṭa Thánh, trong xác phàm là Tim. Trên bàn thờ, Thần được biểu tượng bởi nước Trà.
Thần được biểu tượng bằng nước, tách nước bên trái thuộc dương trong sạch, tinh khiết, tách nước bên phải có trà thuộc âm, tượng trưng cho Chơn Linh bị vật chất bao phủ. Khi luyện Thần, hành giả đưa luồng Chơn khí qua các luân xa thực hiện sự chiết khảm điền ly, ḥa hiệp âm dương làm một, hiệp nhứt cùng Đức Chí Tôn.
Về yếu lư của Đạo pháp, Thượng Đế nói : « Đạo của Thầy là Thần với Khí ». Thần ở đây là Ngươn Thần (Dương Quang tượng trưng bởi h́nh vẽ mắt trái) của Thượng Đế đối ứng với chữ Khí bùa
(Khí Sanh Quang Âm của Diêu Tŕ Kim Mẫu) viết sau cốt tượng Đức Hộ Pháp, mang ư nghĩa Thần (Dương) Khí (Âm) tương giao thuộc về yếu lư của Đạo.
Ngươn chất
Thái Cực vốn là cơ động tịnh. Thái Cực động sanh Chơn Dương làm Hỏa. Thái Cực tịnh mà sanh Chơn Âm (khí Âm quang) làm Thủy. Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài th́ hai ngươn chất ban đầu để tạo thành Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật là: Âm quang và Dương quang. V́ khí Âm quang chưa có ai chưởng quản nên Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.
Trong Chơn Âm Tiên Thiên, đă chứa sẵn Nguơn chất 元質[326]gồm : Ngươn Tinh (Ngươn Chất âm) và Khí Sanh Quang (Ngươn Khí dương). Ngươn Chất này hiện diện tại tầng trời thứ 9 Tạo Hóa Thiên, được đựng trong Kim Bồn (chậu bằng vàng) để Đức Phật Mẫu tạo h́nh hài mỗi người trong cơi thiêng liêng như Kinh Đệ Cửu Cửu mô tả.
Nơi Kim Bồn vàn vàn Ngươn Chất,
Tạo h́nh hài các bậc Nguyên Nhân (Kinh Đệ Cửu Cửu).
Hai cụm từ « Ngươn Chất » và « h́nh hài » trong câu kinh trên diễn tả hai điều tối quan trọng trong việc cấu tạo con người.
Câu 1 chỉ rơ Tinh Tiên Thiên (Ngươn Chất) đựng trong Kim Bồn tại tầng trời thứ 9 (Tạo Hóa Thiên ) được Đức Diêu Tŕ dùng làm vật liệu tạo tác hinh hài Đệ Nhị Xác Thân (Chơn Thần). Điều này quan trọng ở chỗ là chỉ có Đạo Cao Đài mới nói rơ về sự hiện diện của Tinh Tiên Thiên vô h́nh.
Câu 2 « Tạo h́nh hài » có nghĩa Tinh Tiên Thiên giống như tờ giấy. Trên tờ giấy này, Đức Phật Mẫu vẽ « h́nh dáng » (profile) của mỗi người như vẽ đồ án ṭa nhà với đầy đủ kích thước, h́nh dạng bên ngoài, cấu trúc bên trong ghi sẵn các dấu ấn di truyền (ADN) tiền định của h́nh dáng, ḍng họ, chủng loại, kiếp người v.v . Khi giáng trần cùng với Chơn Thần, Tinh Tiên Thiên đă mang h́nh hài tiền định giống như sơ đồ kiến trúc của một căn nhà với cấu trúc bên trong đă được Đức Phật Mẫu ấn định cho kiếp này như thế nào.
2. Chữ Chơn
眞
Các mầu nhiệm phát sanh từ « ngươn » th́ dùng chữ « chơn » có nghĩa là thật, không giả dối. Thí dụ như Chơn linh眞靈, Chơn Thần 眞魂, Chơn Hồn 眞魂 để chỉ sự mầu nhiệm phát sanh từ gốc (Đại Linh Quang, tức Thượng Đế) nên « thật không giả dối ».
Chơn linh
Chơn linh 眞靈 là linh hồn, là điểm linh quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người làm linh hồn để tạo nên sự sống và làm chủ xác thân. « Mỗi đứa Thầy đều có cho một Chơn linh theo ǵn giữ chơn mạng sanh tồn. .. Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt việc lành việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Ṭa Phán Xét». (TNHT)
Chơn thần
« Chơn thần là ǵ? là Nhị xác thân, là xác thân thiêng liêng. Khi c̣n ở nơi xác phàm th́ khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu. Cái Chơn thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu bất diệt. Bậc chơn tu khi c̣n xác phàm nơi ḿnh, như đắc đạo có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du Thiên ngoại. Cái Chơn thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy». (TNHT)
Chơn Thần 眞魂 là xác thân thiêng liêng của mỗi người, do Đức Phật Mẫu phối hợp Khí Sanh Quang (Ngươn Khí dương)[327] với Ngươn Tinh (âm)[328] của Ngươn Chất chứa trong Kim Bồn nơi Diêu Tŕ Cung để tạo thành. "Nơi Ao Diêu Tŕ có một đài phát hiện Âm quang. Đài ấy thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Dương quang hiệp với Âm quang mà tạo nên chơn thần cho Vạn linh trong Càn Khôn Vũ Trụ". Lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực là điểm Linh quang của Đức Chí Tôn ban cho. Đức Phật Mẫu thâu điểm Linh quang nầy làm linh hồn, rồi dùng Ngươn Tinh (Âm quang) phối hợp với Ngươn Khí (Khí Sanh Quang) để tạo chơn thần (tức là xác thân thiêng liêng) bao bọc điểm Linh quang ấy, tạo thành một con người nơi cơi thiêng liêng.
Chơn hồn
Chơn Hồn 眞魂 nghĩa thông thường là Chơn Linh, Linh Hồn, nhưng trên đường thăng thiên, Chơn Thần bao bọc Chơn Linh nên gọi chung là Chơn Hồn. V́ vậy mà Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dùng từ ngữ Chơn Hồn để chỉ Chơn Thần trong các kinh.
Kinh cầu hồn khi hấp hối: Phép Lục Nương ǵn giữ Chơn Hồn
Kinh khi đă chết rồi: Kêu Chơn Hồn vịn níu Chơn Linh
Kinh Đệ Tam Cửu: Chơn Hồn khoái lạc lên đàng vọng thiên.
Về chữ H̉A và Ngũ Thần
Đi qua cửa Ngọ Môn sẽ đến cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch trong Hoàng Thành, là đường dẫn từ cửa thành Ngọ Môn vào điện Thái Hoà và nằm trên trục Thần Đạo của cung thành.
Cầu Trung Đạo và điện Thái Ḥa
Ở hai đầu cầu Trung Đạo có hai Nghi môn (c̣n có tên gọi khác là Phương môn). Hai mặt trước sau của mỗi Nghi môn đều có bốn chữ viết trên nền Pháp lam.
Hai mặt hướng nam (từ ngoài Ngọ Môn nh́n vào) là hai câu :
Chính trực đẳng b́nh平等 直正
Cao Minh Du Cửu 高明悠久
Hai mặt hướng bắc (trong điện Thái Hoà nh́n ra) là hai câu:
Cư nhân do nghĩa” 居仁由義
Trung hoà vị dục中和位育
Nội dung bốn câu trên hai Nghi môn này gần như tóm tắt:
- Đường lối cai trị của triều đ́nh nhà Nguyễn và tuyên ngôn về con đường chính trị của triều đại,
- Tư tưởng chỉ đạo và tu dưỡng bản thân nhà vua
Từ ngôi vua trong Điện Thái Ḥa 太和 nh́n ra là thấy bốn đại tự 中和位育 Trung Ḥa Vị dục[329]. Đó là bài học dạy vua cai trị thần dân bằng « Trung Ḥa ».
Rồi trở về Tây Ninh đi thăm Ṭa Thánh, bước vào Cửu Trùng Đài, chúng ta sẽ thấy tượng Đức Hộ Pháp kềm giữ Thất đầu xà tức kềm chế thất t́nh, lục dục để giữ được Trung Ḥa. Giáo lư Cao Đài th́ luôn luôn nhắc nhở tín đồ học chữ « Ḥa »,
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau một chữ Ḥa. (Thi văn dạy Đạo)
Trung Ḥa được hiểu như thế nào? Trung: 中 ở giữa. Ḥa: 和 Thuận thảo, điều ḥa. Trung ḥa là cái tính tự nhiên của Trời Đất. Thất t́nh : aí (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hăi) khi chưa phát th́ gọi là Trung, khi phát ra đúng tiết điệu ḥa hài cảm ứng với nội tâm ngoại cảm gọi là Ḥa. Trung Ḥa là đạt đến yếu tố trong định ngoài an, để sống một cuộc sống siêu thoát mà trong cuộc sống siêu thoát th́ Tiên Phật cũng thế thôi.
Trung Ḥa vị dục đối với Vua
Ngồi ở ngôi vị Vua (Vị: 位) và muốn ngôi vị ngày một vững chắc th́ phải biết nuôi dưỡng (Dục: 育 ). Muốn nuôi dưỡng ngôi vị th́ phải biết kềm chế thất t́nh cho phát ra đúng tiết điệu ḥa hài cảm ứng với nội tâm ngoại cảm. Đó là biểu lộ thất t́nh vui, giận… phải đúng tiết độ tức trong trạng thái Trung Ḥa th́ Vua mới an vị, đất nước thịnh vượng thanh b́nh. Trung ḥa vị dục có nghĩa là như vậy.
Trung Ḥa đối với Đạo Cao Đài
Tượng Đức Hộ Pháp kềm chế 7 đầu của Thất Đầu Xà là bài học giáo lư dạy người tu Đạo phải giữ cho trong định ngoài an không để cho thất t́nh lục dục làm rối loạn tâm can. Đó là ở trạng thái «Trung Ḥa » thuộc cái tính tự nhiên của Trời Đất. V́ vậy, Đức Hộ Pháp nói :« Phương pháp độ rỗi, chỉ khuyên lơn các chơn linh dầu Nguyên Nhơn hay Hóa Nhơn đoạt được hai chữ Ḥa và Nhẫn mới về Niết Bàn được » (Theo Tam thập lục thiên du kư của Đức Hộ Pháp).
Ngũ đức trong giáo lư Cao Đài, Ḥa là Đức đứng đầu. Ngũ Đức là « Ḥa (harmony), Nhẫn (patience), Khiêm (modesty), Cung (respect), Ái (love)» mà Đức Hộ Pháp gọi là Ngũ đức lương châm. V́ vậy mà « Đạo quí là tại Ḥa. Tạo Thiên lập Địa cũng do âm dương hợp ḥa… Tâm bất ḥa th́ thất t́nh lục dục phát khởi tranh ngôi trong ṿng vật dục, chẳng hề biết Thiên lư là ǵ » (TNHT,Q1, tr.87)
Tương quan giữa Ngũ Thần và Trung Ḥa
Muốn giữ được Trung Ḥa th́ phải kiểm soát được sự biểu lộ của Ngũ Thần (khí tiên thiên) qua sự giao cảm với khí hậu thiên (thất t́nh, ngũ vị…) trong ngũ tạng. Khí Tiên Thiên và khí Hậu thiên trong ngũ tạng luôn luôn giao cảm với nhau theo hệ thống ngũ phân (système quinaire) có nghĩa là mỗi t́nh cảm, mỗi mùi vị liên kết với một tạng và ảnh hưởng đến Thần ngụ trong tạng đó. Thí dụ t́nh cảm vui hay vị đắng chạy về tim và lay động Thức Thần ở tim; xúc cảm sợ hăi và vị mặn th́ chạy về tạng thận làm cho Thần trong thận là Chí bị lung lay. Sự liên hệ theo hệ thống ngũ phân được tŕnh bày trong bảng dưới đây.
Bảng tương quan giữa thất t́nh, ngũ vị với ngũ tạng
Ngũ tạng
Ngũ Thần
Thất t́nh
Ngũ vị
Tim
Thức Thần
Hỉ lạc(vui mừng)
Đắng
T́
Ư
Ái ố (yêu ghét, lo âu)
Ngọt
Phế
Phách
Ai (buồn)
Cay
Thận
Chí
Cụ (sợ hăi)
Mặn
Can
Hồn
Nộ (giận)
Chua
Ngũ Thần (Chơn Thần) là khí Tiên Thiên và thất t́nh là khí Hậu Thiên của ngũ tạng, cả hai đều ở thể khí vô h́nh nên luôn luôn cùng rung cảm với nhau theo hệ thống ngũ phân. Các mối tương quan đó diễn tả các đụng chạm hàng ngày của khí Ngũ Thần với khí Hậu thiên t́nh cảm, mùi vị v.v. của đời sống trần thế. Sự đụng chạm đó mà bất ḥa gây ra oan nghiệt th́ Chơn Thần phải gánh nên bị ô trược là vậy. Thí dụ giận dữ thái quá, can khí xáo trộn làm Hồn trong can giao động không c̣n biết lư lẽ nữa. Hậu quả là giận quá hóa ngu (sân si) gây oan nghiệt, làm hại đường tu.
Tự kiểm nghiệm Ngũ Thần bằng thất t́nh
Tại sao lại nói ngũ tạng sanh T́nh? Đức Cao Thượng Phẩm trả lời : « Trong mọi người đều có thất t́nh lục dục, những t́nh dục ấy phát sinh ra do nơi lục phủ ngũ tạng, nhưng chủ của nó là Chơn Thần đó vậy» (Luật Tam Thể, tr.20).
Trong mỗi tạng, Thần được nuôi dưỡng bởi Chơn Khí của tạng đó, thí dụ phế khí nuôi dưỡng Phách. Nếu một t́nh cảm liên hệ đến một tạng bộc lộ quá đáng, Chơn Khí của tạng sẽ xáo động, Chơn Khí của tạng xáo động kéo theo vọng động của Thần trong tạng đó, Thần vọng động sẽ làm Chơn Thần ô trược. Từ quan sát xáo động Chơn Khí bởi t́nh cảm thái quá, ai trong chúng ta cũng có thể tự kiểm chứng được thất t́nh thái quá hại Ngũ Thần với những triệu chứng nào.
- Giận quá th́ can khí bốc lên, mặt mày đỏ ké, chân tay run rẩy làm mờ Hồn trong can nên ngu dại làm điều trái đạo; nộ giận là một tội ác trong tam độc (tham, sân, si ) và thập ác[330] nên Thượng Đế phải « Khuyên một điều con khá giảm hờn ».
- Buồn thái quá làm phế khí co lại và giáng xuống, mặt xám lại, tay lạnh ngắt, hại đến Chơn Thần ở phế (Phách) khiến khó thở, tinh thần suy nhược, yếm thế;
- Vui thái quá làm tán khí tim khiến Thức Thần trong tim muốn hóa điên cuồng, miệng nói tay múa;
- Thần ở t́ (Ư) chán nản, mệt mỏi nếu lo âu, yêu ghét quá đáng làm tổn thương t́ khí, ngồi buồn thiu chẳng buồn đuổi ruồi muỗi;
- Sợ hăi làm Thần ở thận (Chí) mất hết ư muốn mạnh mẽ để đạt mục đích.
Tóm lại, thất t́nh hỉ nộ ai lạc… biểu lộ quá đáng trở thành xúc cảm th́ theo ngũ quan nhập vào tàn phá ngũ tạng, làm thần phải thương tổn nên phải luyện kỷ để trị nội thương đó, tạo thế quân b́nh cho trong định, ngoài an.
Tự kiểm nghiệm Ngũ Thần bằng ngũ vị
Mặc dầu xác phàm cũng sinh hoạt riêng theo bản năng tự động như tim đập, máu huyết lưu thông… nhưng sinh hoạt tự động đó vẫn phụ thuộc vào điều kiện hài ḥa của Ngũ Thần (Chơn Thần). Sau thất t́nh, mùi vị thực phẩm cũng có thể làm xáo trộn cung điệu thiên nhiên của Ngũ Thần và cản trở việc qui Ngũ Thần để đắc đạo. Ngũ vị là: đắng (đi về tim), ngọt (t́), cay (phế), mặn (thận), chua (can). Dù ăn mặn hay ăn chay tu Đạo, chúng ta cũng có thể tự kiểm chứng được sự hiện diện của Ngũ Thần trong ngũ tạng với vài thí dụ sau.
Vị đắng lay động Thức Thần trong tim
Thức Thần ngụ trong tim. Vị đắng cảm ứng với khí của tim. Sau khi uống cà phê quá nhiều lại đậm đặc, tại sao tim đập mạnh, đầu óc tỉnh táo, bàn tay ướt mồ hôi? Lư do là vị đắng cà phê đi về tim nên kích thích quá mạnh khí của tim, làm xáo trộn nơi cư ngụ của Chơn Linh và làm Thức Thần (Chơn Thần) dấy động nên mới có những triệu chứng đó.
T́ khí suy phát sanh lo âu
Sau khi làm việc mệt nhọc trí năo hay lo âu, người sẽ cảm thấy uể oải, bủn rủn chân tay, thiếu sáng kiến. Đó là triệu chứng Chơn Thần trong t́ là Ư suy nhược v́ thiếu bổ dưỡng. Ăn vị ngọt (cà rem, bánh ngọt…) vào là Chơn Thần (Ư) trở lại b́nh thường ngay. Lư do là vị ngọt nuôi dưỡng khí Hậu Thiên (t́ khí) bao bọc Chơn Thần.
Phế khí yếu nhược
Phế khí suy nhược sẽ có triệu chứng: tiếng nói và hơi thở yếu ớt, hay đổ mồ hôi, ho xuyễn. Phách trong phế gây trạng thái chán đời, yếm thế… Trong trường hợp này th́ nên kiêng vị cay v́ vị cay làm tản khí của phế và bệnh nặng thêm.
Vị mặn bồi bổ Chơn Thần Chí
Vị mặn cảm ứng với thận khí và bồi bổ Chí (Chơn Thần trong thận). Nếu độ mặn trong máu xuống quá thấp v́ đổ mồ hôi quá nhiều nhất là sau khi đi bộ dưới nắng gay gắt, tập dượt thể xác, con người có thể ngất xỉu hoặc suy giảm Chí phấn đấu sinh ra sợ hăi. Đó là dấu hiệu thiếu vị mặn của muối cho Chơn Thần (Chí). Một ly chanh muối là giải quyết vấn đề.
Vị chua làm Hồn thất tán
Nếu can khí suy yếu v́ lạm dụng vị chua, Hồn trong can sẽ bạc nhược mà sinh ra sợ hăi, nhút nhát, thần kinh suy nhược, yếm thế, chân tay không sức lực[331]. Biện pháp là giảm hay kiêng ăn vị chua cảm ứng với phế khí.
Bảng tóm tắt dấu hiệu ô trược bởi khí ngũ vị
Vị khí
quá độ
Tạng bị
kích động
Dấu hiệu khí Tiên Thiên ô trược
Dấu hiệu xác phàm ô trược
Mặn
Thận
Chí suy nhược, sợ hăi
Thủy hỏa bất tương giao, bệnh tim, thận
Chua
Can
Hồn thất tán, thần kinh suy yếu
Gân dăn, sa bọng đái, tiểu tiện nhiều
Đăng
Tim
Thức Thần hồi hộp, mất ngủ
Áp xuất cao, mồ hôi bàn tay
Ngọt
T́
Ư hay lo âu
Mập ph́, thân nặng nề
Cay
Phế
Phách chán đời, yếm thế
Ho xuyễn, hơi thở yếu ớt
Ngũ Thần trong ngôn ngữ
Theo như tương quan giữa Ngũ Thần và thất t́nh, vui thái quá hại Thức Thần ngụ trong tim, lo âu hại Ư (t́), buồn hại Phách (phế), sợ hăi hại Chí (thận), oán giận hại Hồn (can). Chúng ta hăy nghe ngôn ngữ dân gian diễn tả Ngũ Thần cảm ứng với thất t́nh thái quá như thế nào.
Sợ hăi quá mức đến nỗi Hồn trong can xuất ra khỏi xác mà kêu rằng:
Hồn bất phụ thể.
V́ sợ hăi (kinh) mà Phách rơi rụng (lạc) hoặc mất hết (táng), Hồn th́ sợ (kinh) bay mất (phi) th́ nói:
Phách lạc Hồn kinh.
Hồn phi Phách táng.
C̣n trong Đạo, Kinh Khi Đi Ngủ diễn tả Hồn Phách:
Trong giấc mộng nghỉ yên Hồn Phách,
Đấng Thiêng Liêng năng mách bảo giùm.
Khi mất hết (táng) can đởm (khí của đởm tức mật cho can đảm), người dân biểu lộ bằng câu nói:
Kinh Hồn táng đởm
C̣n Kinh Sám Hối th́ diễn tả:
Nhiều gộp núi như đao chơm chởm,
Thấy dùng ḿnh táng đởm rất ghê.
C̣n về Hồn Vía, người dân diễn tả sợ hăi bằng mất Hồn và Vía (Phách):
Thất kinh Hồn Vía.
Thánh Ngôn th́ dạy :
Tai Trời đến mới kinh Hồn mất Vía,
Nhớ lại Thầy, Thầy đă đi đâu.
Tâm thánh, Tâm phàm
Kinh Khai Cửu mô tả con thuyền bị sóng vỗ lao chao trong biển khổ, người chèo lái thuyền biết rằng muốn đến bờ (cơi Thiên) th́ phải cắt đứt thất t́nh (đoạn t́nh) và đậy lục dục lại (yếm dục) th́ thuyền mới không ch́m trong cơn băo thất t́nh lục dục.
Ngó chi khổ hải sóng xao,
Đoạn t́nh (thất t́nh) yểm dục (lục dục) đặng vào cơi Thiên.
H́nh ảnh sóng gió thất t́nh lục dục đe dọa đắm thuyền cho chúng ta hiểu ngay lư do tại sao giáo lư Cao Đài dạy phải kềm chế thất t́nh lục dục. Kềm chế thế nào? Bằng tu Tâm luyện Tánh để có một thánh Tâm trước cảnh trần thế như thí dụ dưới đây.
Từ một cảnh trần thế (lục trần) là bom nổ, chết người, cảnh này tác động lên Tâm Tánh qua các giai đoạn sau :
- Giai đoạn cửa ngũ tạng (lục căn) mở ra trước lục trần: mắt nh́n thấy người chết, tai nghe bom nổ (lục căn),
- Giai đoạn lục thức nhờ có trí năo. Lục thức khiến Tâm ư thức rằng đó là điều nguy hiểm, vô nhân… và làm cho Tâm rung cảm mà sanh sợ hăi hay tức giận trong thất t́nh,
- Giai đoạn Khí (Tánh) dấy động. Nếu tức giận th́ T́nh cảm tức giận sẽ tác động lên Chơn Thần tức Tánh qua trung gian khí của tạng can, nơi cư ngụ của Hồn,
- Giai đoạn Hồn giao động. Khí tạng can giao động làm cho Hồn xáo trộn. Mức xáo trộn của Hồn tùy thuộc vào trách nhiệm của Tâm kềm chế được Tánh hay không.
Ở giai đoạn Hồn, chúng ta mới phân biệt được Thánh Tâm của người tu Tâm dưỡng Tánh với Tâm phàm « Tâm viên, ư mă » luôn luôn dao động, chạy theo ngoại cảnh trần thế.
Trước cảnh bom nổ gây chết chóc, Tâm người tu (Tâm thánh) giúp Tánh đi vào hiệp với Tâm để đạt đến Trung-Ḥa. Chuyển động Tánh nhập Tâm biểu hiệu Tâm (Chơn Linh) kềm chế được Chơn Thần, không để Chơn Thần bị lôi cuốn bởi lục căn, không để cho t́nh cảm (giận hay sợ hăi) vọng động trước cảnh lục trần (bom nổ). Tâm trở nên an tịnh, giữ được bổn thể chơn Tánh. Nhờ đó mà hành động phát tiết đúng chừng mực (trung ḥa).
Trái lại, cũng trong cảnh đó, nếu thiếu tu Tâm dưỡng Tánh, Tâm phàm sẽ chiều theo đ̣i hỏi của Tánh (Chơn Thần) khiến cho lục căn chạy theo lục trần, buông thả thất t́nh tác quái làm cho Chơn Thần mờ ám, Tâm bất an tịnh nên vọng động. Ở trạng thái này th́ thất t́nh trở thành « quỉ » gây oan trái, hại cho Chơn Khí và Ngũ Thần như sau:
Hỉ nộ (mừng, giận) không chừng mực làm ngũ khí, tam huê[332] mau hao kém;
Ái ố (yêu, ghét): tinh huyết, thần lực chóng giảm suy;
Ai, lạc, cụ (buồn, vui, sợ) làm sa vào những thói thấp hèn ngu dốt.
Đó là lư do tại sao có tượng thất đầu xà bị kềm chế bởi Đức Hộ Pháp tại Hiệp Thiên Đài, và tại sao Thánh ngôn dạy phải tu Tâm luyện Tánh cho đến mức Tâm và Tánh tận thiện tận mỹ, chí diệu chí linh, để hiệp nhứt vào Chơn lư hằng hữu bất biến. Thành Tiên tác Phật cũng do nơi Tâm, mà trở lại làm loài cầm thú mang lông đội sừng cũng do Tâm. C̣n nếu không tu Tâm luyện Tánh th́ chỉ hoài công tu:
Đường Tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước Đạo tầm.
Về chữ « ô trược 汙濁»
Về vũ trụ, Đạo Cao Đài quan niệm «Nhất thể, nhất nguyên». Nhất thể là Khí Hư Vô (Khí Tiên Thiên), nhất nguyên là Thái Cực (Thượng Đế) sanh ra vạn vật. Cho nên mọi vật trong vũ trụ đều mang cùng một bản thể là Tinh-Khí-Thần xuất phát từ Đức Thượng Đế. V́ cùng một bản thể với Thượng Đế mà tín đồ Cao Đài có thể qui hồi Thượng Đế bằng tu Hiệp Tam Bửu theo phép tu Phổ Độ. Lời khuyên chánh yếu trong phép tu này là tránh làm ô trược Chơn Thần. Vậy ô trược được hiểu như thế nào?
Trong sách giáo lư Cao Đài, chúng ta hay gặp các cụm từ « Ô trược, trược chất, Tinh ô trược, Chơn Thần ô trược, trược khí, lưu thanh, khử trược…».
Theo định nghĩa thông thường Ô 汙 [333] là dơ bẩn, Trược 濁 (trọc) là dơ đục không thanh cao. Cứ theo định nghĩa mà dịch ra anh, pháp ngữ (Dirty and impure,: Sale et impure.) sẽ cho độc giả hiểu là Khí hay Tinh ô trược cũng giống như bàn tay dính bùn. Trong giáo lư Cao Đài, ô trược diễn tả một ư niệm về « dơ bẩn » tại cơi trần gây cản trở cho hiệp Tam Bửu. Ô trược có 3 loại h́nh thức:
- Ô trược hữu h́nh phát sanht từ lục dục và Tinh thực phẩm ô trược,
- Ô trược vô h́nh trong Khí; đó là h́nh ảnh Chơn Thần ô trược v́ bị dao động thái quá bởi thất t́nh (hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ);
- ô trược theo tín ngưỡng.
Ô trược hữu h́nh
Ô trược hữu h́nh thường gây ra bởi lạm dụng khí hậu thiên lục dục và hấp thụ Tinh chứa độc tố.
Lạm dụng
V́ lục dục liên hệ chặt chẽ với xác phàm nên lạm dụng khí lục dục sẽ làm ô trược xác phàm với dấu hiệu ô trược cụ thể thí dụ như mập ph́ bịnh hoạn v́ lạm dụng vị dục (ngọt, chất béo), tim hồi hộp mất ngủ là quá ham vị đắng của cà phê, trà đậm đặc…
Tinh chứa độc tố
Xác phàm là Tinh được nuôi dưỡng hàng ngày bởi Tinh thực phẩm. Tinh thực phẩm mà chứa độc tố như hóa chất độc hại trong phụ gia th́ sẽ làm xác phàm ô trược dưới h́nh thức bệnh hoạn[334]. Xin kể vài loại làm thí dụ.
Độc chất thiên nhiên trong Tinh
Tinh của măng tre (tươi hay khô)[335] và khoai ḿ (Cassava) chứa độc tố thiên nhiên acid cyanhydric có thể gây ói mửa, ngộp thở, đau đầu... nếu ăn nhiều lại không rửa kỹ.
Các thực phẩm có Tinh chứa độc tố nhân tạo gây bệnh
Thí dụ như nước tương chứa hóa chất quá cao 3-MCPD theo tiêu chuẩn âu châu[336] ; Nấm khô trung quốc chứa thuốc trừ sâu carbon disulfide nên để cả nhiều năm cũng không mốc meo, hư thúi; b́ heo khô xắt nhỏ trắng tinh là nhờ « óc sáng tạo » rửa b́ heo bằng eau de javel của người Trung Hoa; độc tố Formol (khí formoldehyde tan trong nứơc) được người Trung Hoa dạy cho người Việt dùng trong kỹ nghệ ướp cá hoặc pha trộn với bánh phở, bún… để tránh meo mốc.
Ô trược vô h́nh trong Khí
Các nguồn Khí Hậu Thiên gây ô trược là: Chơn Khí rút ra từ thực phẩm, khí trời, khí Hậu Thiên thất t́nh lục dục. Khi nói Khí Hậu Thiên ô trược có nghĩa là Khí đó làm mờ đục Chơn Thần. Mờ đục là hiện tượng ô trược. Chơn Thần mờ đục sẽ che khuất Thần (Chơn Linh). Lấy vài thí dụ sau.
Trược quang 濁光
Chơn Thần bán hữu h́nh v́ được bao bọc và nuôi dưỡng bởi khí Hậu Thiên Chơn Khí. Chơn Khí có h́nh sắc hào quang (aura) mà người có huệ nhăn hoặc máy chụp h́nh kirlian[337] nh́n thấy được. Đó là lư do Chơn Thần «bán hữu h́nh có thể thấy đặng mà cũng có thể không thất đặng[338]». Người đạo đức trường chay, Chơn Thần có hào quang (aura) trong sáng. Trái lại người gian tà, ăn mặn rượu thịt đầy khí Hậu Thiên, Tâm Tánh chiều theo thất t́nh lục dục th́ Chơn Thần có hào quang tím đục. Màu ánh sáng tím đục là h́nh ảnh Chơn Thần ô trược[339].
Trược Khí 濁氣
Khí Hậu Thiên thất t́nh trở thành « trược khí » nếu phát ra thái quá làm xáo trộn Ngũ Thần trong ngũ tạng khiến cho Chơn Thần mờ tối che lấp Chơn Linh. Thí dụ giận quá th́ can khí bốc lên, mặt mày đỏ ké, chân tay run rẩy làm mờ Hồn trong can. Hậu quả là giận quá hóa ngu (sân si) gây oan nghiệt, làm hại đường tu : Để cho lửa giận một phen bừng cháy th́ cũng đủ thiêu đốt Kim Đơn phải ră tan ra nước hết trơn (TNHT, tr. 36). Đó là hiện tượng « trược khí » làm ô trược Chơn Thần và cản trở Ngũ Thần triều nguyên.
Ô trược theo tín ngưỡng
Không tuân theo Tân Luật, sắc dục đưa đến tà dâm, vị dục rượu chè ăn mặn đưa đến sát mạng thượng cầm hạ thú. Tất cả những tội lỗi oan khiên đó đều do Chơn Thần gánh vác. Đó là h́nh ảnh Chơn Thần ô trược phải tái kiếp luân hồi[340] .
Giáo lư Cao Đài khuyên tín đồ nên ăn chay (thực vật) tránh ăn mặn (động vật). Ăn mặn làm cho Chơn Thần ô trược gây ra các hậu quả sau.
Khí Hậu Thiên nặng nề
Ăn mặn nhiều huyết nhục nên sản xuất ra nhiều trược khí Hậu Thiên (Chơn Khí) bao phủ Chơn Thần (khí Tiên Thiên) khiến Chơn Thần ô trược, u tối mờ đục che lấp Chơn Linh. Chơn Linh bị che lấp, Chơn Thần sẽ không kềm chế được đ̣i hỏi của xác phàm nên chẳng tránh khỏi thất t́nh lục dục[341] sai khiến mà gây ác nghiệt, oan khiên.
Gây tội ác, tổn công đức.
Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế c̣n chứa ḷng uất hận của con vật bị giết nên biến thành độc khí lưu trữ trong tế bào. Hơn nữa, chất đạm chứa nhiều chất độc nên tiêu hóa chậm hay khó[342]làm cho xác phàm và Tinh ô trược. « V́ vậy Thầy buộc các con trường trai mới đặng luyện Đạo[343]».
Khó ra khỏi xác phàm
Trên đường thiên lư ngoại, Chơn Thần là động cơ chuyên chở Chơn Linh thăng lên các tầng Trời. Tốc độ thăng thiên phụ thuộc vào tính thanh nhẹ hay ô trược của Chơn Thần. Nếu bổ Khí Hậu Thiên (Chơn Khí) để nuôi dưỡng khí Tiên Thiên (Chơn Thần) bằng ăn mặn sẽ làm cả xác phàm lẫn Chơn Thần ô trược. Lúc qui liễu, Chơn Thần và Linh Hồn khó thoát khỏi xác phàm. Đó là h́nh ảnh ô trược.
Không vào được Thượng Giới.
Ăn mặn sẽ làm xác phàm và Chơn Thần ô trược khiến Linh Hồn khó bề thăng thiên, sẽ không vào được Thượng Giới: «Các con nếu ăn mặn mà luyện Đạo th́ Chơn Thần bị Khí Hậu Thiên làm cho nhơ bẩn nặng nề mà khó thể xuất ra khỏi vùng Trung Giới được».
Tiếp tục kiếp đọa trần.
Luyện Đạo mà ăn mặn th́ hăy nghe Thượng Đế dạy: « Nếu như các con c̣n ăn mặn luyện Đạo rủi có ấn chứng th́ làm sao giải tán cho đặng? Như rủi bị hườn, th́ đến khi đắc Đạo, cái trược khí vẫn c̣n, mà trược khí là vật chất tiếp điển th́ chưa ra khỏi lằn không khí đă bị sét đánh tiêu diệt. C̣n như biết khôn th́ ẩn núp tại thế làm một bậc « Nhân Tiên », th́ kiếp đọa trần chưa măn».
V́ vậy mà sau khi chết, Kinh Tẫn Liệm con khuyên: « Lánh nơi trược khí, hưởng mùi siêu thăng ».
Tu Chơn do Hiệp Thiên Đài d́u dắt
Đây là bí pháp tịnh luyện hiệp Tam Bửu thuộc dạng ngoại giáo biệt truyền đă ngừng hoạt động sau khi Đức Hộ Pháp qui thiên.
Người được thọ truyền phải hội đủ nhiều điều kiện khắt khe, tu luyện tại tịnh thất, dưới sự giám sát một chơn sư, mọi sinh hoạt tịnh luyện trực thuộc Hiệp Thiên Đài tức Đức Hộ Pháp là người trực tiếp nhận bí pháp từ Bát Quái Đài.
Chỉ sau khi đă lập đủ Tam Công mới tu chơn hay tịnh luyện, là v́: « Phương tu Tâm Pháp Vô Vi, dù có về cùng Thầy chăng nữa, nhưng không công quả th́ chẳng có ngôi vị nào, như du học sinh, ngày về không bằng cấp, đó là đi du hí mà thôi ».
Muốn được chấp nhận vào tịnh thất trong chương tŕnh phổ độ của Ṭa Thánh, tín đồ phải thứ nhất là tuân theo 8 điều kiện ấn định trong phần Tịnh Thất của Tân Luật[344], sau đó là thỏa măn một số điều kiện như cân thần[345], có tâm đức, làm đủ hay một phần Tam Lập, học thuộc Phương Luyện Kỷ...
Bí pháp tịnh luyện hiệp Tam Bửu chỉ khẩu thọ tâm truyền[346] cho người tu hành có đủ công đức nhằm đẩy nhanh quá tŕnh đắc Đạo hầu phụng sự chúng sanh mà thôi.
Theo Pháp Chánh Truyền, Đức Hộ Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm luật của đời nên chịu trách nhiệm truyền bí pháp, hướng dẫn tu luyện. Ngài đă cho xây các tịnh thất cho người tịnh luyện, tu chơn: Phạm Môn, Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung[347].
Phạm Môn 梵門 (cửa Phật)[348]
Tuân theo Thánh Ư của Đức Chí Tôn trong bài thi sau đây:
Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm môn,
Khuyến tu hậu nhựt độ sanh hồn.
Vô lao bất phục hồi chơn mạng,
Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh tôn[349].
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đă lập Phạm Môn là cửa tu chơn[350] của Đại Đạo, dành cho những tín đồ lo lập công bồi đức mà không muốn có phẩm tước, áo măo, chức sắc. Muốn tu chơn phải được Đức Hộ Pháp cân thần để xem vị đó có đủ Tam lập chưa, nếu đủ th́ mới được vào tu chơn, c̣n chưa đủ th́ phải trở lại trường phổ độ để lập công đức thêm.
Tôn chỉ của Phạm Môn được Đức Phạm Hộ Pháp gói gọn trong đôi liễn của Phạm Môn:
PHẠM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp,
MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền[351].
Phạm Môn phôi thai từ năm Kỷ Tỵ (1929) là con đường Tu chơn, vượt qua h́nh tướng, áo măo, chuyên chú Tam Lập và học Phương Luyện kỷ để hiệp Tam Bửu. Mỗi mỗi việc chi đều do khẩu thuyết mật truyền của Đức Hộ Pháp chớ không có giấy tờ văn kiện chi hết. Năm 1934, Pháp ra lệnh đóng cửa Phạm Môn v́ lư do là lập hội không xin phép. Để tránh bị nghi ngờ, Đức Hộ Pháp đổi Phạm Môn thành cơ quan Phước Thiện có phẩm trật chức sắc rơ ràng.
Trí Huệ Cung 智慧宮[352]
Trí Huệ Cung trong Thiên Hỷ Động 天喜洞[353], lập tại ấp Trường Xuân, xă Trường Ḥa, Châu Thành Thánh Địa Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 7 cây số về hướng Đông Nam. Đức Phạm Hộ Pháp khởi tạo Trí Huệ Cung và khai mở vùng phụ cận vào cuối năm Đinh Hợi (1947) và ngày hoàn thành là ngày Đức Phạm Hộ Pháp trấn pháp Trí Huệ Cung, 15-12-Canh Dần (dl 22-1-1951).
Thiên Hỷ Động có ṿng rào vuông vức rộng lớn bốn bên, mỗi bên có xây một cổng lớn ra vào, trên cổng có tấm bảng đề chữ THIÊN HỶ ĐỘNG, hai cột cổng có cẩn đôi liễn TRÍ HUỆ:
Trí định thiên lương qui nhứt bổn,
Huệ thông đạo pháp độ quần sanh[354].
Trí Huệ Cung dùng làm tịnh thất cho nữ phái, xây ở khu trung tâm Thiên Hỷ Động, gồm có hai từng trên và một từng trệt được Đức Hộ Pháp cho xây dưới mặt đất. Ngài thuyết giảng Trí Huệ Cung: « Đây là con đường thứ ba Bí Pháp Tu Chơn». Cửa Thiên Hỷ Động là cửa Thiêng Liêng Hằng Sống. Trí Huệ Cung là cửa vào con đường Thiêng Liêng Hằng Sống.
Trí Giác Cung 智覺宮 (nay là nhà dưỡng lăo),
Trí Giác Cung trong Địa Linh Động地 靈 洞[355] dùng làm tịnh thất cho cả nam và nữ, lập tại ấp Trường Thiện, xă Trường Ḥa, Châu Thành Thánh Địa Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 3 cây số về hướng Đông Nam.
Đôi liễn Trí Giác cẩn nơi hai trụ cổng của Địa Linh Động - Trí Giác Cung:
Trí linh quán thế Thiên cơ đạt,
Giác huệ siêu phàm Đạo pháp thông[356].
Trí Giác Cung là đối cảnh của Cung Tri Giác ở Tạo Hóa Thiên (tầng Trời 9) mang ư nghĩa trụ Tinh, dưỡng Khí, tồn Thần để Tam Bửu hiệp Nhứt là đắc Đạo.
Cung Tri Giác, trụ tinh thần,
Hườn hư mầu nhiệm thoát trần đăng Tiên[357].
Vạn Pháp Cung 萬法宮 (chỉ mới phác họa dự án)
Tịnh thất dành cho nam phái, trong Nhơn Ḥa Động人和 洞[358], lập tại phía nam chân núi Bà Đen, nhưng v́ chiến tranh xảy ra trước đây nên phải dời cơ sở về tạm đặt tại xă Ninh Thạnh, hướng Bắc Ṭa Thánh Tây Ninh. Vạn Pháp Cung là đối cảnh Cung Vạn Pháp ở tầng Trời Kim Thiên (Tầng thứ 6).
Vào Cung Vạn Pháp xem qua,
Cho tường cựu nghiệp mấy ṭa Thiên Nhiên[359].
Hiện nay, các người quản lư các Cung này không ai thực hành tịnh luyện nữa. Hơn nữa, trong thời kỳ Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ, chính yếu của tu Đạo là làm công quả và lấy cái tâm lương thiện của ḿnh làm chủ yếu, ǵn giữ Tánh bổn thiện của ḿnh cho bền vững[360].
Đường Tâm nẻo Tánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước Đạo tầm[361].
Cổng vào Vạn Pháp Cung Nội điện Quang cảnh
Cổng vào Tri Giác Cung Cổng vào Trí Huệ Cung Cổng vào Vạn Pháp Cung Nội điện
Quang cảnh
[1]Mạc 幕 là tấm màn che, khải 啟 là mở ra (revelation). Mạc khải không đồng nghĩa với Mặc khải (Mặc 默: Lặng lẽ, không nói; Khải: 啟 mở ra, bày tỏ (to reveal something silently).
[2] Chữ Triết 哲 gồm bộ Thủ 扌 hợp với chữ Cân 斤 và bên dưới có chữ Khẩu 口. Thủ là nắm giữ, Cân là cân đo xem xét, Khẩu là cái miệng để nói. Hội ư 3 phần lại th́ chữ Triết có ư nói về sự xem xét phân tích để t́m hiểu, tức là cách vật trí tri, nghĩa là phân tích sự vật để t́m hiểu đến cái lẽ tận cùng của nó. Lư 理: cái lẽ của sự vật. Trong cuốn sách này, triết lư là nghiên cứu để hiểu biết cái lẽ sâu xa tận cùng của vũ trụ và của đời người (nguồn gốc, đời sống trần thế và sau khi chết)
[3] Chơn 眞 : thật; lư 理: lẽ phải; Khải 啟 : mở ra; Định 定: sắp đặt. Chơn lư được Thượng Đế mở ra và sắp đặt
[4] Đồng Tân, T́m hiểu triết lư Cao Đài, Cao Hiên xb, Sài G̣n, 1974, tr.12, 18
[5] R.B.Smith, An introduction to Caodaism, Bulletin of the school of Oriental and African studies, University of London, vol. XXXII, part 2, 1970
[6] Blagov, Sergei, Caodaism, Vietnamese traditionalism and its leap into modernity, Nova, New York, 2001
Oliver, Victor L., Caodai spiritism, Caodai overseas missionary, Washington D.C, 2004
Smith R.B. An introduction to caodaism, Caodai overseas missionary, Washington D.C, 2004
Werner, J. S. Peasant politics anh religious sectarianism: peasant and priest in the cao dai in viet Nam, Caodai overseas missionary, Washington D.C, 2004
[7] Huỳnh Ngọc Thu, Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ, 348 tr. 2010 (Luận án tiến sĩ sử, môn nhân chủng,), hiện nay là giáo sư tiến sĩ ĐH Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn TPHCM
[8] - Nguyễn Thanh Xuân, Đạo Cao Đài, hai khía cảnh lịch sử và tôn giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, (Nguyễn Thanh Xuân là phó trưởng ban Tôn Giáo Chính Phủ, trực tiếp quản lư Đạo Cao Đài)
- Huỳnh Thị Phương Trang, Đạo Cao Đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt vùng đông Nam Bộ, trường đại học khoa học xă hội và nhân văn xb 2008, (luận án tiến sĩ )
[9] Huỳnh Ngọc Thu, Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ, 348 tr. 2010 (Luận án tiến sĩ sử, môn nhân chủng,), hiện nay là giáo sư tiến sĩ ĐH Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn TPHCM
[10] Nguyễn Thanh Xuân, sđd, tr. 49
[11] Đặng Nghiêm Vạn, Bước đầu t́m hiểu về đạo Cao Đài, NXB Khoa học Xă hội, Hà Nội. 1995
[12] Thí dụ như Đức Hộ Pháp, Ngài Cao thượng Phẩm, Hiền tài Nguyễn Văn Hồng…
[13] Trong người có thất khiếu và khiếu vô h́nh Huệ quang khiếu (đệ bát khiếu); Đức Hộ Pháp có thể dùng Kim Tiên ( h́nh ảnh điển lực) mở Huệ quang khiếu cho môn đồ
[14] Huệ nhăn nằm trên trán giữa hai lông mày, trên gốc sống mũi
[15] Luật Tam Thể, tr.44
[16] Triết lư Đạo Cao Đài, Minh Thiện xb, Canada, 1995; Théories des trois trésors et des cinq fluides, Chơn Tâm xb, California, 2005; Thiên Thư Ṭa Thánh chú giải, Viện Nghiên Cứu Đạo Cao Đài xb, Hoa Kỳ, 2015, Âm Dương Ẩm Thực, Thánh Thất Seattle xb, 2016 và một bài khảo cứu về Đạo cùng với GS Louis Jacques Dorais trong Documents de recherche No 7, Fleur de lotus et feuille d’érable, La vie religieuse des Vietnamiens du Québec, Univertsité Laval, mars 1990
[17] Thiên Luật: Luật Trời hay luật tạo hóa dưới quyền năng chấp chưởng của Đức Chí Tôn. Thí dụ như luật Thiên Điều sắp đặt sự phối hợp chơn dương của Đức Chí Tôn với chơn âm (âm quang của Diêu Tŕ Kim Mẫu) mà sanh ra con người. Đó là h́nh ảnh Thiên Nhăn (từ đó phát ra Chơn Dương) tại Bát Quái Đài đối diện với chữ Khí (Khí Sanh Quang phát ra Chơn Âm) sau lưng Đức Hộ Pháp.
[19] Tiên Thiên th́ vô sanh, bất diệt
[20] Thái Cực là cơ (lẻ, chiết), âm dương là ngẫu (chẵn, cặp)
[21] Vô vi có nghĩa không làm ǵ, nhưng không điều ǵ mà không làm được v́ theo qui luật tự nhiên hoạt động.
[22] Hồng 洪 : lớn, Mông 幪 : trùm.Khí Hồng Mông hỗn độ thời nguyên thủy, mờ mờ mịt mịt, hiện hữu mà không biết được nguồn gốc có từ hồi nào và do đâu. Hồng Mông c̣n gọi là Hư Vô chi khí, Khí Vô Vi, Khí Tiên Thiên, Khí Hạo Nhiên. Lăo Giáo gọi là Đạo, Nho Giáo là Vô Cực, Phật Giáo là Chơn Như
[23] Hậu Thiên th́ có sanh có diệt
[24] Lư thiên nhiên: Lư của Trời, thuộc về phần tinh thần và linh hồn cao siêu
[25] Lư tự nhiên: Lư của người, sanh ra rồi người cứ theo lẽ thuận hành âm dương, giao phối hậu thiên, sanh ra
ân ái, sanh sản
[26] Thời kỳ sau khi xuất hiện Cơ Ngẫu (Thái Cực, âm dương), thời kỳ Thượng Đế cấu tạo trời đất, vạn vật hữu h́nh
[27] Bắt đầu chữ đạo 道 bằng hai phết 丶丿 là điểm âm dương nhị khí, kế dưới một ngang 一 tức là âm dương hiệp nhứt 䒑 nên chi một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật rồi vạn vật cũng quay về hiệp một, vậy trong chữ đạo có hàm ư âm dương, động tịnh, động th́ sanh hóa, tịnh th́ vô h́nh vô ảnh. Kế dưới chữ tự 自 nghĩa là tự nhiên mà có, là tự tri, tự giác chớ chẳng ai làm giùm cho ḿnh; trên dưới ráp thành chữ Thủ 首 là trên hết, là nguồn gốc Càn Khôn Vũ Trụ, vạn vật ; chữ đạo 道 thuộc bộ xước辵 , chợt đi chợt dừng lại, bên hông bộ xước có chữ tẩu 辶 nghĩa là chạy, tức là chuyển động biến hóa
[28] Không có cái nào ngoài đầu cùng, ư muốn chỉ khối khí Hư Vô (Hồng Mông)
[29] TNHT/Q1, tr.32
[30] Thánh ngôn Hiệp Tuyển, Ṭa Thánh Tây Ninh xuất bản, 1972, tr. 43
[31] Từ nguyên lư này mà có hai giáo điều :
- Trời đất vạn vật có cùng một bản thể
- Một gốc Thượng Đế phân tán ra vạn linh, vạn linh quay về một gốc Thượng Đế
[32] Thánh Giáo tháng 9 năm bính dần (1926) , Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, Đạo Sử II, 2002, tr.11
[33] Thái Cực là Đại Linh Quang theo nghĩa bản thể đồng thời là bản căn của vạn vật. C̣n theo nghĩa tâm linh, Đại Linh Quang là Đại Nguyên Thần của toàn vũ trụ. Mỗi con người đều hàm chứa một Tiểu Linh Quang (Chơn Linh) được chiết xuất từ Đại Linh Quang, nên vạn vật đều có tiềm tàng bản chất ban đầu của trời đất (Khí Tiên Thiên) và động năng sinh thành của vũ trụ (Thái Cực)
[34] TNHT/Q2, tr.62
[35] Vũ trụ: bao gồm cả không gian và thời gian. Trong khoảng bao la vô cùng tận, vũ trụ của Đức Chí Tôn chỉ là một phần tử, tượng trưng bằng Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Đài
[36] Âm Quang: Khí hỗn độn sơ khai chưa có ánh thiêng liêng (Dương Quang) ấm áp rọi đến. Khoảng Âm Quang nào thọ lănh Dương
Quang của Đấng Chí Tôn th́ sẽ thối trầm trở thành cơ quan sanh hóa vạn linh. « Âm quang là khí chất hỗn độn sơ khai »
[37]ĐTCH, 2012, tr. 22-34
[38] Thiên Luật: Luật Trời hay luật tạo hóa dưới quyền năng chấp chưởng của Đức Chí Tôn. Thí dụ như luật Thiên Điều sắp đặt sự phối hợp chơn dương của Đức Chí Tôn với chơn âm (âm quang của Diêu Tŕ Kim Mẫu) mà sanh ra con người. Đó là h́nh ảnh Thiên Nhăn (Chơn Thần, dương quang) tại Bát Quái Đài đối diện với chữ Khí (âm quang) sau lưng Đức Hộ Pháp.
[39]Nguyên lư thiên nhiên : Trong âm có lẫn một phần chơn dương nên có « huyền khí » (tương ứng với cung Khảm trong bát quái hậu thiên) xông lên cao; trong dương th́ có chứa một phần chơn âm nên có « lửa hư vô » (tương ứng với cung Ly trong bát quái hâu thiên) hay Hạo Nhiên khí trầm xuống. Guồng máy này, gom tụ khí Hư Vô (huyền khí trong âm và hạo nhiên khí trong dương). Huyền khí và hạo nhiên khí giống như hai ánh sáng điện (điển quang) gác chồng lên nhau (điện dương nằm trên điện âm) tạo ra h́nh ảnh Lưỡng Nghi xoay chuyển không ngừng, mở rộng thêm không gian ra măi để tạo thành Tứ tượng như h́nh chữ thập (┼). Tứ tượng mới quay lộn, lăn tṛn như chong chóng làm văng tủa ra hàng ngàn quả tinh cầu thế giới như h́nh ảnh hiện nay của vũ trụ hữu h́nh.
V́ h́nh chữ thập của Tứ tượng tạo ra bởi hai lằn sáng điện nên để lại phía dưới một cái bóng cũng h́nh chữ thập nhưng tối nên gọi là Tứ âm, c̣n hai lằn điện ở trên th́ sáng nên gọi là Tứ dương. Tứ âm và Tứ dương tác thành bát quái. Bát quái biến hóa vô cùng vô tận nên mới chuyển dịch Tiên Thiên ngũ khí (khí trắng, đen, xanh, đỏ, vàng) kết tụ thành Hậu Thiên ngũ hành (kim, thủy, mộc, hỏa, thổ), phân định đất có ngũ phương (đông, tây, nam, bắc, trung tâm), người có ngũ tạng (phế, thận, can, tâm, t́). Đến đây, Trời Đất và con người đă được phân định rơ ràng thành cảnh trần thế.
[40] Từ guồng máy âm dương phát sinh càn khôn thế giới, biến hóa và vận hành vũ trụ trong qui luật âm dương sinh hóa hủy diệt mà nảy sinh ư niệm Thương Đế vô ngă trong vũ trụ quan Cao Đài.
[41] TNHT/Q2, tr.62
[42] Thiên Luật: Luật Trời hay luật tạo hóa dưới quyền năng chấp chưởng của Đức Chí Tôn. Thí dụ như luật Thiên Điều sắp đặt sự phối hợp chơn dương của Đức Chí Tôn với chơn âm (âm quang của Diêu Tŕ Kim Mẫu) mà sanh ra con người. Đó là h́nh ảnh Thiên Nhăn (Chơn Thần, dương quang) tại Bát Quái Đài đối diện với chữ Khí (âm quang) sau lưng Đức Hộ Pháp.
[43] TNHT/Q2 , tr.62
[44] Đạo thơ gọi là Mộc Công v́ mộc năng sanh hỏa
[45] Đạo thơ gọi Kim Mẫu v́ Kim năng sanh thủy
[46] TNHT/Q2, tr.3
[47] «Đạo là con đường duy nhất cho vạn linh sanh chúng từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy»
[48] TNHT/Q1, tr.45
[49] Luật Tam Thể, tr.43
[50] NT, tr.43
[51] NT, tr.44
[52] NT, tr.44
[53] Trời trống không nhưng rất huyền diệu
[54] Trời Hội Ngươn
[55]Trời không rơ ràng, lộn xộn
[56] TNHT/Q1, tr.45
[57] Đêm 30 tháng 10 năm kỷ sửu, Đức Hộ Pháp giáng cơ nói về Đức Khổng Tử: Bây giờ sống với thất thập nhị hiền, tam thiên đồ đệ, là Ngài hạnh phúc hơn hết… v́ vậy tác giả Trần Văn Trí, Địa cầu 67 qua thể pháp, 2003, viết: 3072 ngôi sao trên Quả Càn Khôn c̣n thể hiện Nho Tông chuyển thế.
[58] Mỗi thế giới là một địa cầu, tinh cầu, ngôi sao vật chất hữu h́nh
[59] U 幽 : Tối tăm, ẩn kín. Minh 冥: Mờ mịt. Địa cầu tổi tăm, mờ mịt dùng để đọa các linh hồn tội lỗi
[60] Ốc c̣n đọc là ác, nghĩa là cầm giữ
[61] Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế
[62] Đông Đại Bộ Châu, Nam Đại Bộ Châu, Tây Đại Bộ Châu, Bắc Đại Bộ Châu
[63] Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu
[64] Khí đen tụ trên không thành nước (thủy), khí đỏ thành lửa (hỏa), khí xanh thành mộc, khí trắng thành kim, khí vàng thành đất
[65] Ngũ hành tương ứng với ngũ tạng trong con người : tâm, t́, phế, thận, can
[66] Ngũ Thần (tức Chơn Thần) ngụ trong ngũ tạng: Thức thần (tim) sanh ra t́nh cảm vui; Hồn tức vía (can), sanh ra giận; Phách (phế) sanh ra buồn; Ư (t́) sanh ra lo âu; Chí (thận) sanh ra sợ hăi.
[67] Ngũ Đức : Ḥa, nhẫn, khiêm, cung, ái
[68] Bát hồn là tám phẩm chơn hồn trong càn khôn thế giới, gồm: kim thạch hồn,thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn và phật hồn
[69] Tám công đức của nước trong Ao Thất Bửu là : trừng tịnh (lắng sạch); thanh lănh (trong mát); cam mỹ (ngọt ngon); khinh nhuyễn (nhẹ dịu); nhuận trạch (nhuần trơn); an ḥa; uống vào th́ hết đói khát, hết lo âu; uống vào th́ bổ khỏe các căn của xác thân
[70] Trước Bửu Điện kiền thiền đảnh lễ,
Vọng Hoàng Thiên, Chúa Tể vạn linh.
[71] Con cúi xin phụng thừa Thiên Lịnh,
Dưới chân Thầy phát định phát ban.
[72] Thọ Qui Điều trước đàn con dại,
Dưới Đạo Kỳ cúi lạy Trời Cha
[73] Công nhận có linh hồn bất diệt
[74] Phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn
[75] TNHT/ Q1, tr.78 : Thầy đă dạy rằng thân thể con người là một khối Chơn Linh cấu kết, những Chơn Linh ấy đều là hằng sống
[76] Hạng người thứ tư (rất hiếm và ít đề cập đến) là Thánh, Tiên, Phật giáng trần để trả quả hoặc để giáo hóa chúng sanh. Thí dụ như Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung là hóa thân của Đại Tiên Lư Thiết Quải
[77] Hóa Nhân, Nguyên Nhân và Quỉ Nhân, ấy là có phân đẳng cấp… nếu đồng đặng đắc kiếp th́ phẩm vị thiêng liêng cũng không c̣n trật tự (Thánh Ngôn và chú giải Pháp Chánh Truyền)
[78] Đức Chí Tôn giải thích: C̣n kẻ nghịch cơ sanh hóa là ai? Là Quỉ vương đó. Quỉ vương vốn là tay diệt hóa. Cũng như có sống của Thầy, ắt phải có chết của Quỉ vương ». Quỉ vương lấy cơ thể là sự ghét mà tàn hại loài người: «V́ ghét nhau, mà vạn loại mới nghịch lẫn nhau. Nghịch lẫn nhau, mới tàn hại lẫn nhau. Mà tàn hại lẫn nhau, là cơ diệt thế ». V́ vậy Thượng Đế luôn luôn khuyên nhủ thương yêu lẫn nhau: « sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. Bởi thương yêu mà vạn loại ḥa b́nh, Càn Khôn an tịnh, mới không thù nghịch nhau». Theo Đức Hộ Pháp, Quỉ vương nguyên là Đại Tiên Kim Quang Sứ, làm phản nên bị Ngọc Hư Cung đọa vào quỉ vị làm chúa quỉ.
[79] Theo Đức Cao Thượng Phẩm, Luật tam thể. Theo lời thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, ngày giờ này, Kim Quang Sứ đă đặng ân xá và lănh nhiệm vụ làm giám khảo, khảo dượt và thử thách tất cả Chơn Linh đang đi trên con đường tu hành tấn hóa đặng bỏ cái phàm lấy cái Thánh.
[80] Chơn Hồn, Vong Hồn, Anh Linh, Hương Hồn,
[81] TNHT/Q2, tr. 66
[82] Luật Tam Thể, tr.44
[83] Theo thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, Chơn Linh chỉ nhập vào trẻ sơ sinh vừa mới lọt ḷng mẹ.
[84] Thiên : Trời, Lương : Tốt lành. Thiên lương là phần tốt đẹp và lành mà Trời ban cho con người, để hướng dẫn con người hành động hợp Thiên Lư (The innate conscience)
[85] Thánh Ngôn dạy: Điểm linh tánh Trời ban cho mọi người là cái tuyệt diệu cao siêu, nhập vào mảnh thân phàm là « hồn hiệp xác ». Người nhờ cái bổn tánh ấy mà biết khôn ngoan, phân biệt điều lành lẽ ác, biết phải quấy, biết lo buồn…
[86] TNHT, tr.173
[87] TNHT/Q2, tr. 64
[88] Các danh từ Thần Hồn, Linh Thân, Chơn Thân, Pháp Thân, Phách, cái Vía, Tướng Tinh, Hào quang mang ư nghĩa Chơn Thần
[89] Ngươn (nguyên): Khởi đầu, gốc; Chất: cái chất để tạo ra vạn vật. Nguơn chất là cái chất ban đầu để từ đó tạo thành muôn vật. Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài th́ hai nguyên chất ban đầu để tạo thành CKVT và vạn vật là: Âm quang và Dương quang
[90] Từ ngôi Diêu Tŕ Kim Mẫu, xuất tích một khối Linh Quang gọi là Thần. Do nơi khối ấy, chuyển đi cho các Chơn Linh đặng phối hiệp với các thể chất, mà làm nên đệ nhị xác thân, ấy là Chơn Thần đó vậy ( Bát Nương, Luật Tam Thể, tr.23)
[91] Kinh tán tụng Công Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu
[92] Khí Sanh Quang được biểu tượng bằng chữ Khí (chữ bùa do Đức Lư vẽ) thờ sau lưng tượng Hộ Pháp. Đừng lầm với chữ Khí 氣 chỉ chung cho các khí. Theo luật âm dương tương đối, khí Sanh Quang là Dương khi đứng với Ngươn Chất hay Ngươn Tinh, là Âm khi đứng với Nguyên Dương của Đức Chí Tôn.
[93] Kinh Đệ Cửu Cửu
[94] Chơn Thần là đệ nhị xác thân, là khí chất bao bọc thân thể… trung tim nó là óc, cửa ra vào là mỏ ác trên đỉnh đầu (TNHT, tr. 173 )
[95] Phật Mẫu Chơn Kinh
[96] Tinh khí, hay thể chất
[97] xác phàm, phách, vía, hạ chí, thượng chí, kim thân, tiên thể
[98] Đức Hộ Pháp: Phật Mẫu dùng 7 ngươn khí tạo Chơn Thần ta, tức nhiên tạo Phách ta…khí phách ấy là Chơn Thần, tức Nhị Xác Thân. Thất Phách là 7 cái thể của Chơn Thần. Đức Cao Thượng Phẩm chỉ vị trí các Phách: Phách cực âm: xương cụt; Phách cực dương: nê hoàn cung; Phách trung ương: thận; 3 phách dương: thượng đ́nh, trung đ́nh, tim; Phách âm ở hạ đơn điền khai thông thủy hỏa
[99] Chơn Thần là đệ nhị xác thân, là khí chất bao bọc xác thân như khuôn bọc vậy, nơi trung tâm của nó là óc, nơi xuất nhập là mỏ ác, nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng giữ Chơn Thần của các con khi luyện Đạo đặng hiệp một với khí, rồi Khí mới thấu đến Chơn Thần hiệp một mà siêu phàm nhập thán (TNHT/Q2, tr,65)
[100] Điều này được cụ thể hóa bởi kiến trúc Hiệp Thiên Đài
[101] Cơ sanh hóa càn khôn đào tạo
Do âm dương hiệp đạo biến thiên (Kinh Hôn Phối)
[102] TNHT/Q1
Đàn cơ tháng giêng, năm tân măo (1951)[103], Đức Cao Thượng Phẩm giảng giải thân của mỗi nhân sanh đều do duyên hợp như sau : Trong vũ trụ, vạn vật thảy đều là hữu h́nh, nhưng trong cái hữu h́nh lại là vô vi biến tướng. Một h́nh thể là một sự cấu tạo của những tế bào. Những tế bào ấy lại kết tụ bởi khí ngũ hành. Khí ngũ hành biến chuyển bởi âm-dương, âm dương ấy lại điều động được là nhờ khí Hư Vô vận chuyển ( Do sĩ tải Huỳnh Văn Hướng biên soạn và Hiền Tài Lê Văn Thêm ghi lại)
[104] HT Lê Văn Thêm, sđd, tr.83
[105] Thượng Đế dạy: « Đạo Thầy là vô h́nh, vô dạng. Nhưng cái lư vô-vi ấy cần phải nương với hữu h́nh (hồn hiệp xác), chẳng nên lấy cái CÓ mà bỏ cái KHÔNG, mà cũng chẳng nên ǵn cái KHÔNG mà quên cái CÓ. Vậy th́ "Có » "Không" phải đi cặp nhau. Như hột lúa, các con dùng đặng mà nuôi lấy thân thể ấm no là dùng cái hột gạo ở trong, chớ cái vỏ (trấu) ở ngoài các con dùng sao đặng. Nhưng các con muốn cho có hột gạo phải dùng luôn cái vỏ lúa đặng gieo xuống th́ nó mới mọc lên, chớ nếu các con thấy không cần cái vỏ, rồi các con lột ra trụi luỗi, c̣n hột gạo trơ trơ th́ các con gieo sao cho nó nứt mọng đặng, các con! Vậy các con tu hành cũng y như lẽ đó. Muốn dưỡng linh-hồn phải cần xác thịt này mà luyện Đạo mới thành ».
[106] TNHT/Q1
[107] Thuyết chuyển luân Cao Đài phù hợp với thuyết tiến hóa của Darwin về phần vật chất
[108] Theo Đức Cao Thượng Phẩm: Hóa Nhân là khi phân Lưỡng Nghi biến thành Bát Quái mà tạo ra vật chất biến thể, lần đến loài người, nên Chơn Thần của họ vẫn c̣n là thể chất
[109] Quá tŕnh tiến hóa từ thảo mộc đến con người được phân định theo vị trí gốc và ngọn. Gốc (đầu) được xem là nơi khởi nguồn của sự tinh túy, điều khiển mọi hoạt động. Ngọn là những yếu tố được sinh ra từ gốc, do gốc điều khiển. Thảo mộc có gốc (cái đầu) nằm dưới đất, ngọn đưa lên trời cho nên sự tinh túy do khí âm quản lư, khiến trí khôn của thảo mộc gần như không có, chỉ có sanh hồn. Đến khi thảo mộc phát triển thành muông thú. Lúc đó, gốc (cái đầu) nằm ngang với cơ thể, tiếp nhận được nhiều khí âm- dương nên trí khôn phát triển hơn tiếp nhận được giác hồn. Đến khi thành người th́ tiếp nhận được linh hồn, gốc (cái đầu) nằm trên cùng tiếp xúc khí dương nhiều hơn, nên thông minh, biết phân biệt phải trái, trắng đen, biết đâu là việc tốt, việc lành…
[110] Kim thạch, thảo mộc, thú cầm, nhân, thần, thánh, tiên, phật
[111] Phật Mẫu Chơn Kinh
[112] Kinh Giải Oan
[113] TNHT/Q1/tr.57
[114] Đồng nghĩa với Thiên Hồn, Thái Cực, Đại Linh Quang
Từ những lư do giáng trần, Đức Hộ Pháp chia khách trần (người sống tạm trên trần thế) ra làm 5 hạng:
Hạng trái chủ: hạng quả kiếp, thiếu nợ v́ gây ra nhân quả đă nhiều qua bao nhiêu tiền kiếp,
Khối trái chủ nhẫng lo vay trả,
Mới gầy nên nhân quả nợ đời[115]
Hạng tác trái: người đă cho vay, xuống trần đ̣i nợ,
Hạng du học: đến học hỏi thêm đặng tấn hóa về Chơn Linh,
Hạng ta bà: đến du hí du thực, rất ít và hay chết yểu,
Hạng Thiên Mạng: Chơn Linh cao cấp (Thánh, Tiên) vâng mạng Ngọc Hư Cung hay của Lôi Âm Tự xuống trần cứu nhân độ thế như Đức Tiên Tào Quốc Cựu giáng cơ cho biết.
[116] Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, Nguyên Nhân có thể là Chơn Hồn ở trong Kim Bàn xuất hiện ra với địa vị nhân phẩm của ḿnh
[117] Vạn cửu nang ( nang 囊 : cái túi) là cái túi đựng chín muôn điều. Theo ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, khi Nguyên Nhân xuống trần, Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu ban cho mỗi vị cái túi Vạn Cửu Nang và dặn nếu mất một món th́ không trở về cùng Mẹ được. Đồng thời, Đại Tiên Kim Quang Sứ xuống trần dẫn theo chơn linh 5 quỉ vị biến thành tiền bạc, sắc đẹp, rượu ngọt, nóng giận, nha phiến làm cho linh căn quên nguồn cội.
[118] Vào đêm 17-6-Quí Hợi (30-7-1923) tại Miếu Nổi, Tào Quốc Cựu giáng cơ khuyên tu như sau:«Chư Nhu có phước cơ duyên nên mới gặp Đạo ở kỳ thứ ba « Hữu duyên đắc ngộ Tam Kỳ Độ ». Tiên Thánh đều lâm phàm mà độ kẻ Nguyên Nhân » (Đại Đạo căn nguyên)
[119] Chơn Linh nguyên thủy
[120] Thiên Đạo là con đường để tín đồ theo đó mà trở về hiệp với Thượng Đế
[121] 5 cấp tiến hóa là : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo
[122] TNHT/Q1/tr.26
[123] Người mới tu, đạo hạnh phải giữ cho hoàn toàn trước về Nhơn đạo cho xong, rồi sau bèn học đến Thiên đạo
Rằng ở đời th́ Nhơn Đạo trọn,
Trọn rồi Thiên Đạo mới hoàn toàn.
Buông trôi ví chẳng tṛn Nhơn đạo,
C̣n có mong chi đến Đạo Trời. (TNHT)
[124] Đức Hộ Pháp tóm tắt Tam Lập như sau: Ḿnh học để biết Đạo là Lập Đức, nói Đạo cho thân tộc ḿnh biết là Lập Công, độ toàn nhơn loại là Lập Ngôn. Có làm đủ ba điểm đó mới về được với Đức Chí Tôn bằng con đường Cửu Thiên Khai Hóa. Tam Lập (Tam bất hủ) : ba điều lập nên truyền măi về sau
[125] Công : nỗi vất vả làm nên công việc, phu : làm việc vất vả; tŕnh : cách thức làm việc; quả: kết quả của việc làm có ảnh hưởng đến phẩm vị thiêng liêng
[126] Được qui định trong Tân Luật phần Đạo Pháp, Chương IV
[127] Công : nỗi vất vả làm nên công việc; quả : kết quả của việc làm sẽ ảnh hưởng đến phẩm vị nơi Thiêng Liêng
[129] C̣n Thần Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo phải có công quả (TNHT 1-2 hợp nhứt, B17)
[130]Bộ công Di Lạc Tam Kỳ độ sanh (Kinh Tiểu Tường)
[131] Cơ Đạo: guồng máy của Đạo
[132] Trả các món nợ tiền kiếp mà không oán than
[133] Kiên nhẫn nhịn nhục mà tu dù bị phản đối, xuyên tạc, vu khống…
[134] Sự trạng của cơ nghịch khảo: bịnh tật, tiền bạc thiếu thốn, ngă ḷng thối bước…
[135] Sự trạng của cơ thuận khảo: sa ngă v́ sắc đẹp, danh vọng, lợi quyền…
[136] Thí dụ lấy oán báo ân mà không giận
[137] TNHT, tr. 127
[138] Công: nỗi vất vả làm nên công việc; Đức: việc làm hợp ḷng người thuận đạo Trời
[139] TNHT/Q1, tr.38
[140] Tài tuy ít, Đức nên nhiều,
Nhiều Đức mới tṛn bước Đạo theo (TNHT, tr. 225).
[141] TĐHP Q4/06
[142] Đắc quả là đạt được cái kết quả tốt đẹp của việc tu hành và do công phu tu hành mà đạt được phẩm vị Thần,Thánh, Tiên, Phật
[143] TNHT, tr. 81
[144] Khi xác phàm tinh khiết, Chơn Thần an tịnh, Chơn Linh mới đến được nê hoàn cung mà khai huyền quan khiếu, thường gọi là đắc đạo tại thế. Huyền : mầu nhiệm, Quan : cửa ải, Khiếu : cái lỗ hổng (porte du mystérieux trou). Nê hoàn cung 泥環宮. Nê: bùn, vật ǵ giống như bùn. Hoàn: ṿng tṛn. Cung: một bộ phận.Nê hoàn cung là cái mỏ ác ở đỉnh đầu
[145] Đắc Đạo là Đạt được trong cơi Thiêng Liêng phẩm vị của việc tu Đạo
[146]Bát Nương, Luật Tam Thể, tr.24
[147] Phước:điều tốt lành; Thiện:lành; Cơ:máy móc; Quan: then cửa
[148] Trời ban phước đức cho vạn vật chúng sanh thoát khỏi kiếp khổ nhọc,
Đất chứa duyên lành, chư Phật mười phương độ các nguyên nhân hiệp trở về
[149] Tu tâm để tạo phước đức, vui vẻ trong việc tu hành, thuận ḥa cùng mọi người, rồi t́m địa lợi,Giữ tánh cho lương thiện nhơn từ, an phận trong cảnh nghèo, hiệp ḥa cùng mọi người, biết được thời Trời.
[150] TNHT/Q1, 1947
[151] Các đặc ân khác là: 1. Tha thứ tội lỗi ở các kiếp trước nếu biết hồi đầu hướng thiện :May đặng gặp Hồng Ân chan rưới, Giải trái oan sạch tội tiền khiên (KGO), 2. Mở cửa Cực Lạc Thế Giới đón người đắc Đạo trở về. Đặc ân này được thể hiện trong Kinh Tiểu Tường và Đại Tường (chương 13),
Đóng địa ngục, mở tầng Thiên,
Khai đường Cực Lạc, dẫn miền Tây Phương.
Đóng cửa địa ngục đưa các tội hồn đến Phong Đô học Đạo chờ ngày tái kiếp,
Vô địa ngục, vô quỉ quan,
Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên.
3. Người bị tội Tận Đọa hoặc Ngũ Lôi tru diệt được Phật Mẫu hườn lại Chơn Thần đặng tái kiếp chuộc tội.
[152] Đức Hộ pháp cho xây cất Tịnh Thất Trí Huệ Cung, Tri Giác Cung tạo phần căn bản cho sau này v́ Đức Chí Tôn chưa cho phép mở Bí pháp luyện Đạo. Trong thời kỳ Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn nhắn nhủ nhiều lần :« Vậy muốn đắc quả th́ chỉ có một điều phổ độ chúng sanh mà thôi » (TNHT hợp nhứt, B 108)
[153] Thanh: là đặc tính của Khí Tiên Thiên thanh khiết như thuở Thái Hư không c̣n tướng nhơn ngă thiên địa ; Trược: là đầy khí Hậu Thiên nặng nề do ăn mặn và Tâm Tánh chiều theo thất t́nh lục dục khiến cho khí Ngũ Thần sanh ra trược khí không tiếp được khí Tiên Thiên nên không qui được Ngũ Thần về Chơn Thần.
[154] Trong nạc măng chứa hợp chất cyanur (cyanogen) nếu ăn vào dạ dày sẽ phóng thích acid cyanhydric (HCN) cực độc, chết người. Măng tươi có thể chứa 100mgHCN/100g, khoai ḿ khoảng 40mg HCN/100g. Muốn giảm bớt chất độc hại, măng phải lột vỏ, cắt thành lát nhỏ ngâm trong nước (vôi, muối...) rồi luộc 2 hay 3 lần cho hết chất đắng. Dù đă rửa, luộc kỹ chất độc vẫn c̣n lại một ít v́ vậy không nên ăn măng nhiều và hàng ngày.
[155] Về độc tố nhân tạo, Food standard Agency (Trung ương FSA) cho biết có 22 loại tương trên 100 loại gây ung thư. Có loại v́ chứa hóa chất quá cao 3-MCPD theo tiêu chuẩn âu châu, 2/3 loại nước tương chứa hóa chất 1,3-CPD không nên có trong thực phẩm. Các hiệu nước tương nên tránh: Golden Moutain, Jammy Chai, Pearl River Bridge, Lee Kum Kee, Wanjashan, King Imperial, Goldem Mark, Sinsin, Golden Swan, Tung Chun, Kim Lan.
Đọc thêm: - Lạp Chúc Nguyễn Huy, Âm Dương Ẩm Thực, Thánh Thất Seattle xuất bản, 2016;
- Peter Navarro, Death by China: Confronting the Dragon- A global call to action, Kindle Edition, USA, 2011
[156] Đức Cao Thượng Phẩm tả: « Như Chơn Khí toàn trong trắng, chí Thánh, th́ nó là một hào quang sáng chói, c̣n chưa được Thánh chất th́ nó màu hồng; c̣n như ô trược, th́ nó lại là màu tím. Những hào quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp điển cùng Chơn Linh hay Chơn Thần »
[157] Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai (Một niệm khởi sân là muôn ngàn chướng ngại nảy sanh
[158] Ngũ Thần là :Thức Thần (tim), Ư (t́), Phách (phế), Chí (thận), Hồn (can)
[159] TNHT/Q1/tr.46
[160] TNHT/Q1/tr.12
[161] Luật Tam Thể, tr.27
[162] Hỏa tinh là sức nóng của Dương quang tạo thành. Nhờ sức nóng ấy nung nấu Chơn Tinh mới bốc thành Chơn Khí (Luật Tam Thể, tr.27)
[163] Khí lưu hành trong các kinh mạch vô h́nh làm nền tảng lư thuyết cho châm cứu
[164] NT, tr.19 : Chơn Khí là một điển quang của thể xác bốc ra, nên nó dung hợp với điển âm dương trong thể xác. Bởi cớ, nó là trung gian tiếp điển của Chơn Thần, là của Phật Mẫu và Chơn Linh của Đức Chí Tôn»
[165] Vị trí 7 dây oan nghiệt: nê hoàn cung (đầu), giữa 2 chân mày (trán), đầu cuống họng và phổi (cổ), ngay tim, thận (hông trái), hạ đơn điền dưới rún (bụng), gần đầu xương cụt
[166] Luật Tam Thể, sđd, tr.22 Thất phách là Chơn Khí và 7 lớp tinh chất của 7 cơi bao bọc Chơn Thần khi đi xuống trần đầu thai. Phách cực âm ở đầu xương cụt, phách cực dương ở nê hoàn cung, phách trung ương là thận
[167] V́ lư do đó, Đức Hộ Pháp truyền lại cho chức sắc « Bí tích hành phép Đoạn Căn » để cắt đứt 7 sợi dây oan nghiệt Chơn Khí giúp cho Chơn Thần thoát khỏi xác phàm níu kéo.
[168] Có thể chụp được với máy chụp h́nh kirlian do một người Nga sáng chế
[169] Đức Cao Thượng Phẩm tả: « Như Chơn Khí toàn trong trắng, chí Thánh, th́ nó là một hào quang sáng chói, c̣n chưa được Thánh chất th́ nó màu hồng; c̣n như ô trược, th́ nó lại là màu tím. Những hào quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp điển cùng Chơn Linh hay Chơn Thần ».
[170] Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân: Một phàm gọi là Corporel, c̣n một thiêng liêng gọi là Spirituel, mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu h́nh, v́ có thể thấy đặng và cũng có thể không thấy đặng…Khi nơi xác phàm xuất ra th́ lấy h́nh ảnh của xác phàm như khuôn in rập. (TNHT/Q1,tr.29 )
[171] TNHT/Q1, tr.6
Nó vẫn là khí chất, tức là hiệp với Khí Tiên Thiên, mà trong Khí Tiên Thiên th́ hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí, ra khỏi càn khôn đặng. TNHT/Q1, tr.29-30. Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ giải thích thêm[172]: «Khi thể xác đă mất sự sống của nó th́ điển của âm dương trong thể xác bay ra cùng Chơn Thần, hễ là xác trong sạch th́ khí dương hợp với Chơn Thần bay về cơi Thiêng Liêng và do nơi nê hoàn cung là cửa. C̣n thể xác ô trược th́ khí âm tiết ra hợp với Chơn Thần mà giáng xuống vật chất đặng chờ chuyển kiếp mà do nơi đầu ngón chân cái là cửa »(Luật Tam Thể, tr. 20).
[173]Đức Chí Tôn giải thích: «Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết, nó phải có bản nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng » (TNHT/ Q1, tr30)
[174] Về ăn chay, xin đọc Âm Dương Ẩm Thực của cùng tác giả do Thánh Thất Seattle ấn tống, 2016
[175] Phải có một Chơn Linh tinh tấn mầu nhiệm huyền diệu, phải trường trai mới đặng Linh Hồn tinh tấn. TNHT/Q1/tr.7
[176]TNHT, tr.20
[177] TNHT, tr.46
[178] TNHT, tr.27
[179] HT Lê văn Thêm, Bí pháp dâng tam bửu, bí pháp giải thoát, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Hoa Kỳ, 2013, tr.31
[180] Câu đối trên thuyền Bát Nhă do Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu sáng tác và được Đức Lư Giáo Tông giáng cơ chỉnh văn: Vạn sự viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ
[181] «H́nh chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới sống » TNHT/Q1.
[182] «Thân thể con người là một khối Chơn Linh cấu kết, những Chơn Linh ấy đều hằng sống, phải hiểu rằng: H́nh chất con người là thú, phải ăn uống mới nuôi sự sống… để vật chất ô trược vào trong, sanh vật mỗi khối ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt tủy lần lần phải chết, th́ thân thể các con phải bị chết theo.» TNHT/Q/2/tr.65
[183] Thất t́nh là ái, ố, hỉ nộ, ai lạc, cụ; lục dục là 6 điều ham muốn: Sắc dục, thính dục, hương dục, vị dục, xúc dục, pháp dục
[184] Theo quan sát của khoa học: trái cây ở trong bao tử chừng 20 phút, ngũ cốc 2 giờ, thịt từ 4 đến 6 giờ
[185] TNHT/Q1/tr.30
[186] Tân Luật, Đạo Pháp, chương IV, Điều thứ hai mươi mốt
[187] Thế Luật, Điều thứ mười bảy: Trong việc cúng tế vong linh không nên dùng hi sanh, dùng toàn đồ chay…
[188] Thế Luật, Điều thứ hai mươi: Người bổn đạo chẳng nên chuyên nghệ ǵ làm cho sát sanh hại vật… không được buôn bán các thứ rượu mạnh và a phiến
[189] TNHT/Q1/tr.46
[190] Các khí có cùng khí chất th́ t́m đến nhau và cùng hiệp với nhau (khí thanh nhẹ hiệp với khí thanh nhẹ), nếu khác bản chất (khí ô trược và khí thanh nhẹ) th́ sẽ dang xa nhau.
Trong mọi người đều có thất t́nh lục dục, những t́nh dục ấy phát sinh ra do nơi lục phủ ngũ tạng, nhưng chủ của nó là Chơn Thần đó vậy
[191](Luật Tam Thể, tr.20).
[192] Ngũ Thần là :Thức Thần (tim), Ư (t́), Phách (phế), Chí (thận), Hồn (can)
[193] Luật Tam Thể, tr.20
[194] Ngũ hành Tiên Thiên sanh ngũ khí là Huỳnh, Thanh, Bạch, Xích, Huyền.
[195] Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là do 5 sắc khí của Ngũ khí Tiên Thiên kết tạo ra ngũ hành Hậu Thiên : Khí đen tụ trên không sanh ra nước, khí đỏ ra lửa, khí xanh ra cây cỏ (mộc), khí trắng ra kim, khí vàng ra đất. Cho nên đất có ngũ hành là thủy, hỏa, mộc, kim, thổ.
[196] Sáu chia của miệng rồng hàm ư nhắc lại tích xưa, Đức Văn Xương Đế Quân đạp sáu chia trong miệng rồng để cảnh tỉnh vua Pḥ Dư hôn mê điều trần tục, làm thống khổ nhơn sanh: Mắt không ngó điều đạo đức, miệng không nói lời nhân nghĩa, lưỡi nói điều nham hiểm, thân không hy sinh cho đạo nghĩa, ư không nhớ đến đạo đức, tai không nghe lời thiện lương mà làm việc nghĩa
[197] Nếu thất t́nh biểu lộ thái quá th́ Ngũ Thần sanh ngũ tặc :
Vui do Thức Thần Tánh tham phát sanh
Buồn do Trược tinh tánh si phát sanh
Mừng do Quỷ Phách tánh thiện phát sanh
Giận do Du Hồn tánh dữ phát sanh
Muốn do vọng ư tánh phát sanh
[198] Năm cái cửa này được kiểm nghiệm trong sự chẩn bệnh của đông y. Đầu lưỡi đỏ chót là dấu hiệu tim bệnh (hư nhiệt); lăng tai ở người già là do thận khí yếu; phế bịnh v́ phong hàn, cửa của phế (mũi) hắt hơi, sổ mũi; Khi can bất thường, cửa của can (mắt) cũng mang nhiều triệu chứng bất thường; t́ khí bất ổn th́ cửa của t́ (miệng) lở loét…
[199] Lục trần (bụi) là 6 cảnh nơi trần thế :
Sắc : cảnh vật có màu sắc xinh đẹp
Thinh : âm thanh êm ái,
Hương: ngửi thấy hương thơm,
Vị: lưỡi nếm mùi ngon
Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ.
Pháp : tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ư.
[200] Ngũ hương: hôi mốc (gan), khét cháy (tim), thơm (t́), khai (phế), thối (thận)
[201] ngọt (t́), mặn (thận), cay (phế), đắng (tim), chua (can) của đồ ăn
Luật Tam Thể giải thích ngũ vị: Các thứ cây đều có tế bào của kim thạch… Chất ngọt do đạm khí và lân chất, chất đắng do kim khí, chất mặn do kim và thạch khí lộn với đạm khí và lân khí; chất chua do thạch khí và thổ khí lộn với thủy khí[202] Tập san Thế Đạo, số 58, tr.47
[203] Người có huệ nhăn hoặc máy chụp h́nh kirlian nh́n thấy được h́nh sắc hào quang (aura)
[204] Nghe điều cám dỗ, mê luyến hồng trần, ăn cho phải đọa, dâm cho phải bị đày, nên phải chịu nạn áo cơm, dục quyền cầu lợi. TNHT
[205] Thức Thần trong tim, Ư trong t́, Phách trong phế, Chí trong thận, Hồn trong can
[206] TNHT, tr. 152
[207] Thập ác: 3 ác của thân (sát sanh, du đạo, tà dâm), 4 ác của khẩu (vọng ngữ, ư ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu), 3 ác của ư ( tham, sân, si)
[208] Hỉ nộ (mừng, giận) không chừng mực làm ngũ khí, tam huê tức tam Bửu hiệp nhứt ở đỉnh đầu mau hao kém;
[209] Tam huê (hoa). chỉ Tam Bửu hiệp nhứt, tụ tại đỉnh đầu chỗ nê hoàn cung (huyền quan khiếu), đắc đạo thành Tiên, Phật tại thế (Tam huê tụ đỉnh); Ngũ khí: khí của ngũ tạng (tâm, t́, phế, thận, can)
[210] Ái ố (yêu, ghét): tinh huyết, thần lực chóng giảm suy;
[211] Luật Tam thể, tr.20
[212] " Tu là trau giồi đức tánh cho nên hiền, thuận theo ư Trời đă định trước" (TNHT);
[213] Luyện là trau giồi cho sáng suốt hoàn toàn, giũa mài rèn đúc cho trơn tru khéo léo
[214] Chơn Thần ở trong tim gọi là Thức Thần (phàm Tâm) ,
[215] Đức Hộ Pháp thuyết Đạo
[216] Lục căn là 6 gốc rễ có sức nảy sanh: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư thường trực tiếp xúc với lục trần; Mắt ưa nh́n màu sắc đẹp, tai thích nghe lời êm ái, mũi t́m ngửi mùi thơm, lưỡi ham nếm đồ thơm ngon, thân th́ ham vật dục, ư nhiều tư tưởng phá quấy
[217] Lục trần (trần: bụi). Lục trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
[218] Lục thức (hiểu biết): nhăn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, ư (xúc) thức, thân thức
[219] Lục dục (sáu ham muốn): sắc dục, thính dục, hương dục, vị dục, xúc dục (sanh ra từ thân thức), pháp dục (sanh ra từ thể xác).
[220] Tu Tâm là giữ cho ḷng vật dục lặng yên, làm cho cái Tâm được tỏ rạng, mạnh mẽ, đứng lên làm chủ nhơn ông bản thân ḿnh, mà điều khiển lục dục thất t́nh, đem chúng vào đường đạo đức. Luyện Tánh là rèn luyện cái Tánh không để cho thất t́nh lục dục trổi lên thành gió băo tàn phá Khí (Chơn Thần) và che lấp bổn tính lương thiện của Tâm.
[221] Giáng cơ tại Báo Ân Từ ngày 15-8-Đinh Hợi (1947)
[222] Điều này dễ thấy ở người bị nhức đầu như búa bổ (chứng thực) v́ can khí thăng lên thái quá mà biến thành hỏa
[223] Kinh đệ nhứt cửu
[224] Tạo Đoan: Tạo là dựng nên, Đoan: cái đầu mối. Đấng Tạo hóa, Đấng sáng tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật.
[225] Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ, Luật tam thể. Tr. 20
[226] Bí:giấu kín, Tích: dấu vết, pháp thuật
[227] Từ phẩm Giáo Hữu đổ lên và có sắc ấn Hội Thánh
[228] Phép Tắm Thánh, Phép Giải Oan, Phếp Hôn Phối, Phép Giải bịnh, Phép Xác, Phép Đoạn Căn, Phép Độ Thăng. Đối với các tín đồ Cao Đài giữ tṛn Minh Thệ, th́ trong thời kỳ phổ độ lần thứ ba này, Chơn Hồn được hưởng ân huệ của Đại Ân Xá và các phép Bí Tích giúp tín đồ mau được giải thoát khỏi luân hồi trả quả. Đức hộ Pháp được Thượng Đế truyền cho các bí pháp để Ngài nắm cả thể pháp (cơ quan giải khổ) và bí pháp (cơ quan giải thoát) của Đạo.
[229] Ở hải ngoại, v́ thiếu chức sắc Thiên Phong, nên các chức sắc áp dụng hành pháp Độ Hồn Vô Vi được mô tả trong bản thảo cuốn Tang lễ nơi hải ngoại, Hiền Tài Nguyễn Trung Đạo, San Diego, 2005, tr.40-41
[230] Phép Xác : chức sắc dùng Cam Lồ Thủy ( nước âm dương cúng nơi Thiên Bàn, dùng cành dương liễu vẩy lên Chơn Thần) tẩy rửa Chơn Thần người chết, trước khi làm Phép Đoạn Căn cắt 7 dây oan nghiệt. Theo Thiên Vân Hiền Tài Quách Văn Ḥa :người hành pháp dùng bí pháp chơn truyền luyện Ma Ha thủy, rồi sau lấy nhành dương nhúng vào nước Ma Ha rải vào thân xác người mất để tẩy rửa cho Chơn Thần tinh khiết.
[231] Vị hành pháp cầm cái kéo nơi tay trái (cây kéo biểu hiệu cây Thư Hùng Kiếm của Đức Thượng Sanh) đi ṿng quanh quan tài để cắt đứt 7 sợi dây oan nghiệt (thất t́nh) ở ngay: mỏ ác, trán, cổ, tim, hông bên trái, dạ dưới, xương khu
[232] Nếu không làm phép, Chơn Thần phải chờ khi nào xác trần ô trược tan ră th́ mới thoát ra được
[233] Vị hành pháp tay trái bắt ấn, tay mặt cầm 9 cây nhang vẽ bùa rồi triệu Chơn Thần người chết lên ngồi trên ngọn nhang để người hành pháp đưa vào cơi hư linh.
[234] Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa nói: C̣n Phép Độ Thăng là để giúp cho linh hồn những chức sắc được nhập vào Bát Quái Đài dễ dàng hơn
[235] Điều kiện hưởng Kinh Tận Độ : tín đồ Cao Đài, giữ trai kỳ 10 ngày đổ lên
[236] Theo giáo lư, địa ngục là những địa cầu âm u dưới đáy vũ trụ. Theo HT Nguyễn Long Thành, Bát Nương dùng từ ngữ Cơi Âm Quang để thay thế cho Địa Ngục, Diêm Đ́nh, Phong Đô, Địa Phủ, Âm Ty, Thập Điện Diêm Vương… Các từ ngữ này mang nhiều sắc thái mê tín trong quần chúng và mâu thuẫn trong giáo lư thí dụ khi nói « đóng địa ngục, mở tầng Thiên » hoặc khi mô tả địa ngục trong Kinh Sám Hối thỉnh về từ Minh Lư đạo cho thấy địa ngục có 10 từng, gọi là Thập điện diêm vương, do 10 vị Vương (vua) quản lư cho ta thấy những h́nh ảnh đọa đày tra tấn thời Trụ Vương nhà Thương như trụ đồng, h́nh bào lạc, đốt lửa lên cho nóng rồi trói người vào đó xát chà …
[237] Cầu: xin; siêu: vượt lên cao
[238] Ngạn : bờ chỉ bờ bên kia của biển khổ, Uyển : vườn. Ngạn Uyển chỉ vườn hoa nơi cơi Thiêng Liêng Hằng sống
[239] Kinh Đệ Nhứt Cửu
[240] Câu đối trên thuyền Bát Nhă do Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu sáng tác và được Đức Lư Giáo Tông giáng cơ chỉnh văn: Vạn sự viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ.
[241] Kinh Tẫn Liệm
[242] Là những địa cầu ẩm ướt , đen tối u minh ch́m sâu dưới đáy vũ trụ làm chốn đọa đầy con người phạm nhiều tội lỗi ác đức
[243] Từ khi mở Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đại khai ân xá, ra lịnh đóng cửa địa ngục, mở của Trời đón tiếp người đắc Đạo trở về.
[244] Minh thệ : thề giữ chắc lời phải theo đúng điều đă nguyện
[245] Luật Tam Thể, tr.25: bị ngũ lôi tru diệt th́ luồng điện của Chơn Linh bị đánh tảng không hiệp được với
Chơn Thần
[246] Tận đọa : đày đọa hết mức; tam đồ : ba con đường, ư nói ba ṿng luân hồi từ kim thạch lên đến nhơn loại; bất năng thoát tục : không thể thoát ra khỏi cơi trần
[247] Đức Cao Thượng Phẩm giảng giải thêm về luân hồi: C̣n như những kẻ bị tội phải chuyển kiếp tái sinh là do khi các tế bào khi tan ra lại lẫn lộn hột điển âm cùng với điển dương nên chẳng rời nhau được khiến cho khí Lưỡng Nghi ở trong thể xác không hợp được với khí Lưỡng Nghi của khí Hư Vô. V́ vậy phải luân hồi măi măi cho tới ngày tế bào đă phân rơ âm dương mới thôi. Những Chơn Hồn này : lơ lửng ở chốn không trung, nơi mà các điển quang giao hợp, chờ cho đến đúng thời hay đúng hạn, để mà thăng lên hay giáng xuống (Luật tam thể, tr.14)
[248] Theo ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, khi Nguyên Nhân xuống trần, Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu ban cho mỗi vị cái túi Vạn Cửu Nang và dặn nếu mất một món th́ không trở về cùng Mẹ được. Đồng thời, Đại Tiên Kim Quang Sứ xuống trần dẫn theo chơn linh 5 quỉ vị biến thành tiền bạc, sắc đẹp, rượu ngọt, nóng giận, nha phiến làm cho linh căn quên nguồn cội
[249] Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp
[250] Vạn cửu nang : ( nang 囊 : cái túi). Cái túi đựng chín muôn điều của Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu ban cho mỗi Nguyên Nhân khi xuống trần.
[251] Đàn cơ tháng giêng, năm tân măo (1951) do sĩ tải Huỳnh Văn Hướng biên soạn và Hiền Tài Lê Văn Thêm ghi lại
[252] Nữ soạn giả Nguyên Thủy, Đường về (Lời thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, 1948-49), tr. 135, 148
[253] « Ngày nào các con bỏ xác phàm này là ngày các con cởi bỏ bớt một cái áo của các con, rồi các con :
-qua Trung Giới, th́ các con cắt ĺa cái Phách,
- đến Thượng Giới th́ bỏ cái Vía,
- đến Bồ Đề th́ bỏ cái Hạ Trí,
- đến Tứ Tượng th́ bỏ cái Thượng Trí.
- đến Lưỡng Nghi th́ bỏ cái Kim Thân,
- đến Thái Cực th́ linh hồn hiệp cùng Tạo Hóa » TNHT
[254] Phép Xác : chức sắc dùng Cam Lồ Thủy ( nước âm dương cúng nơi Thiên Bàn, dùng cành dương liễu vẩy lên Chơn Thần) tẩy rửa Chơn Thần người chết, trước khi làm Phép Đoạn Căn cắt 7 dây oan nghiệt.
[255] Phép Giải Oan : cởi bỏ hết các oan nghiệt (thù hận) đă gây ra từ kiếp trước
[256] Phép Đoạn Căn : cắt đứt 7 dây oan nghiệt
[257] Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế đại ân xá cho mở cửa Cực Lạc, đóng cửa địa ngục, Đức Kim Mẫu giáo hóa Chơn Hồn tội lỗi
[258] Thánh Giáo 19-12-1926
[259] Là lúc Chơn Linh đến nê hoàn cung mà khai huyền quan khiếu (Luật Tam thể, tr.24)
[260] Nơi để quan tài, trạm dừng chân để từ biệt nhau
[261] Làm tṛn nhơn đạo hay không là do các Đấng Thiêng Liêng phán xét
[262] Các chức sắc vào hàng Thánh th́ được làm phép độ thăng để giúp cho linh hồn siêu thăng lên cơi Thiêng Liêng Cực Lạc
[263] Tín đồ thất thệ, không giữ tṛn luật Đạo được đưa đến cơi Âm Quang học Đạo chờ chuyển kiếp. Bát Nương nói :« Cơi Âm Quang là nơi giải thần định trí » (Giải thần : xóa bỏ tư tưởng tà vạy tồn đọng trong kư ức của Chơn Thần; Định trí : Tập trung tư tưởng để soi xét một vấn đề trong tâm tư.
[264] Cửu Trùng Thiên : 9 tầng trời từ dưới đi lên là Tầng Trời 1, Tầng Trời 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo thiên nhiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên
[265] Nhất nương, Nhị nương, Tam nương, Tứ nương, Ngũ nương, Lục nương, Thất nương, Bát nương, Cửu nương
[266] Sự thăng hoa này được mô tả trong kinh Tuần Cửu
[267] Kinh Cửu Cửu là do các Tiên Nương giáng cơ bút ban cho
[268] Cửu Trùng Thiên : 9 tầng trời từ dưới đi lên là Tầng Trời 1, Tầng Trời 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo thiên nhiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên
«Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh [269]»(TNHT/Q1/tr.12
[270] Kinh Cửu Cửu là do các Tiên Nương giáng cơ bút ban cho
[271] Nhất nương, Nhị nương, Tam nương, Tứ nương, Ngũ nương, Lục nương, Thất nương, Bát nương, Cửu nương
[272] Sự thăng hoa này được mô tả trong kinh Tuần Cửu
[273] Thầy cho một quyền rộng răi, cho cả nhơn loại càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng (TNHT/Q1/tr.61)
[274] Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dùng từ ngữ Chơn Hồn để chỉ Chơn Thần trong các kinh:
Kinh cầu hồn khi hấp hối: Phép Lục Nương ǵn giữ Chơn Hồn
Kinh khi đă chết rồi: Kêu Chơn Hồn vịn níu Chơn Linh
Kinh Đệ Tam Cửu: Chơn Hồn khoái lạc lên đàng vọng thiên.
[275] TNHT/Q1/tr.61
[276] Người tu đắc Pháp có huệ nhăn th́ thấy được, có huệ nhĩ th́ nghe được, có huệ tỷ th́ ngửi được, có huệ tâm th́ ứng được (Luật Tam Thể, tr.44)
[277] Thoại khí 瑞氣: Chất khí tốt lành, đó là Hỗn ngươn khí, là khí Sanh quang để nuôi dưỡng vạn linh
[278] Ẩn dụ (métaphore) là đem gán cho một vật cái tên để chỉ vật khác hay là sự thay thế hai yếu tố giống nhau
[279] Đài Nghiệt Cảnh là nơi rọi sáng các lỗi lầm (TNHT/Q1/tr. 83)
[280] Bản tin Đại Đạo, số:15/79, Maryland, Tr.76-96
[281] Luật Tam Thể, tr.44
[282] Vườn Ngạn Uyển trồng 12 sắc hoa khác nhau, ứng với 12 con giáp (thập nhị chi), mỗi hoa tượng h́nh một người, hoa héo tàn là chết, tái kiếp xuống trần th́ hoa nở lại; làm điều đạo đức hoa tươi thắm, gian ác hoa ủ dột. Bà Nhất Nương giải thích: mỗi cái hoa là một Chơn Hồn của cả kẻ Nguyên Nhân, thạnh suy, thăng đọa cũng do nơi khối sanh hoa khi ấy, định sanh mạng của mỗi người. (Đàn cơ 12-10-1934). Ngạn: cái bờ bên kia của biển khổ, thuộc cơi TLHS. Uyển: vườn hoa. Ngạn uyển là cái vườn hoa nơi cơi TLHS của Đức Phật Mẫu, do Nhứt Nương cai quản.
[283] Thập ác: sát sanh, du đạo, tà dâm, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói phù phiếm, tham lam, sân giận, si mê
[284] Lục trần (lục cảnh): sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp
[285] Kinh Đệ Nhứt Cửu
[286] Vườn Đào Tiên do Phật Mẫu chưởng quản, có 3600 cây đào, dùng trái Đào Tiên để làm phần thưởng
[287] Kinh Đệ Nhị Cửu
[288] Nguyễn Tịch, Kê Khang, Hương Tú, Lưu Linh, Sơn Đào Nguyễn Hàm, Vương Nhung
[289] Kinh Đệ Tam Cửu
[290] Những giai đoạn khổ trong ngũ chi Đại Đạo là tùng khổ (nhân đạo), thắng khổ (thần đạo), thọ khổ (thánh đạo), thoát khổ (tiên đạo), giải khổ (phật đạo), tuyệt khổ (đạo Cao Đài)
[291] Hóa thân của Thượng Đế
[292] Kinh Đệ Tứ Cửu
[293] Kinh Đệ Ngũ Cửu
[294]Theo thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp : Khi con người gây tội lỗi th́ chính Chơn Linh của ḿnh chép tội t́nh ấy nơi cuốn kinh Vô Tự, khi Chơn Hồn thoát xác về Thiêng Liêng, th́ cuốn kinh ấy phơi bầy ra trước mắt, không có cách nào chối căi đặng
[295] Thiên tào天曹 là cơ quan chuyên trách của Thiên triều, chỉ triều đ́nh của Đức Chí Tôn. Mỗi Thiên tào là một từng trời.
[297] Khi Chơn Thần xuống thế th́ Nê hoàn cung bị bế bởi một Kim Cô vô h́nh
[298] Trời không ư sai quấy
[299] Trời tạo hóa v́ tại đây Phật Mẫu nắm cơ sanh hóa thay quyền Đức Chí Tôn, tạo dựng Càn Khôn vũ trụ và vạn vật
[300] Kinh Đệ Cửu Cửu
[301] Kinh khai cửu Tiểu Tường và Đại Tường
[302] Lễ Tiểu Tường làm 200 ngày sau Tuần Cửu, từ Tiểu Tường đếm đến 300 ngày sau nữa th́ Đại Tường và măn tang. Tổng cộng Chơn Hồn mất 581 ngày để hành tŕnh lên đến tầng Trời 12 Hỗn Ngươn Thiên. Lễ Tiểu Tường có mục đích đưa Chơn Hồn người chết lên Tầng Trời 10 Hư Vô Thiên, lễ Đại Tường đưa Chơn Hồn lên tầng Trời 12 Hỗn Ngươn Thiên
[303] Kinh giải oan
[304] «Qua khỏi Tam Thiên Thế Giới th́ mới đến Tứ Đại Bộ Châu. Qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên. Vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh, là nơi đạo Phật gọi là niết bàn đó vậy » (TNHT)
[305] Kinh khai Cửu, Đại Tường và Tiểu Tường
[306] Do Phật Mẫu ban
[307] Trời trống không nhưng rất huyền diệu
[308] Do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban
[309] Trời Hội Ngươn
[310] Trời không rơ ràng, lộn xộn
[311] Chùa Lôi Âm ở tại kinh đô Cực Lạc Thế Giới, nơi ngự của Đức Phật Thích Ca và Đức A-Di-Đà-Phật
[312] Tám công đức của nước trong ao Thất Bửu : Trừng tịnh (lắng sạch);Thanh lănh (trong mát); Cam mỹ (ngọt ngon); Khinh nhuyễn (nhẹ dịu); Nhuận trạch (nhuần trơn); An ḥa; Uống vào th́ hết đói khát, hết lo âu; Uống vào th́ bổ khỏe các căn của xác thân
[313] xây dựng bằng 7 thứ quí : vàng bạc, ngọc lưu ly, ngọc xà cừ, ngọc mă năo, ngọc hổ phách, ngọc san hô ; theo nghĩa bóng, Ao Thất Bửu là Tâm Kinh, là Thiên Thơ gồm 7 bài Kinh dạy Tâm
[314] Kinh Tiểu Tường
[315] Ngọc Hư Cung là chỗ Đức Chí Tôn họp triều đ́nh, xem xét công và tội
[316] Lễ Tiểu Tường làm 200 ngày sau Tuần Cửu, từ Tiểu Tường đếm đến 300 ngày sau nữa th́ Đại Tường và măn tang. Tổng cộng Chơn Hồn mất 581 ngày để hành tŕnh lên đến tầng Trời 12 Hỗn Ngươn Thiên. Lễ Tiểu Tường độ Chơn Hồn người chết lên Tầng Trời 10 Hư Vô Thiên, lễ Đại Tường tận độ Chơn Hồn lên tầng Trời 12 Hỗn Ngươn Thiên
[317] Kinh Đại Tường
[318] NT
[319] TNHT
[320] Cơ quan có nhiệm vụ chuyên môn trong triều đ́nh Đức Chí Tôn
[321] Đức Chí Tôn dạy: Thái Cực sanh Lưỡng Nghi tức là Tam Thiên Vị. Dưới ba ngôi đó có Tam Thập Tam Thiên (33 tầng trời), cộng với ba ngôi trên là 36 tầng trời nên gọi là Tam Thập Lục Thiên. Dưới 36 từng trời c̣n có một từng nữa là Nhứt mạch đẳng tinh vi. Gọi là cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là 9 phương trời, cộng với Niết Bàn là 10, gọi là Thập phương chi Phật. Gọi 9 phương trời, 10 phương Phật là do đó »
[322] « Vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh » TNHT
[323] Ba mươi sáu cơi Thiên Tào,
Nhập trong Bát Quái mới vào Ngọc Hư (Kinh khi đă chết rồi)
[324] Hư : trống không nhưng huyền diệu, vô : không, chi : hư tự, khí :chất khí
[325] Trong sách giáo lư, chúng ta có gặp chữ Thần nhưng không mang ư nghĩa thiêng liêng mầu nhiệm phát xuất từ ĐạiI linh Quang, thí dụ :
Thần chú : câu niệm bí mật có tác dụng mầu nhiệm dến thế giới vô h́nh. Câu Chú của Thầy : Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
Thần Đạo là một nấc thang tiến hóa của Ngũ Chi Đại Đạo. Đạt được Thần vị rồi mới mới đạt Thánh vị, rồi Tiên vị, Phật vị… Thần Đạo mở ra thời Phong Thần do Đức Khương Thượng Tử Nha thay mặt Đức Ngươn Thi Chưởng Giáo cầm bảng Phong Thần và đọc sắc phong Thần. Trong Triệt Giáo, một cầm thú tu dưỡng lâu năm nên có phép linh thiêng của tiên như Linh Nha tiên ( bạch tượng)
Cù Thủ Tiên (sư tử xanh)… Nhưng các hóa nhân có hành vi không thuận ư Trời giúp kẻ ác (thời đó là Trụ Vương) nên bị tử trận, hồn bay vào bảng Phong Thần và sau được Khương Tử Nha phong Thần đi trấn nhậm các nơi.
Thần chủ : bài vị của người chết
Thần Hoàng (hào lũy) bổn Cảnh (địa phương của ḿnh) 神隍本境 Thần cai quản về phần thiêng liêng ngôi làng của ḿnh đang ở (the tutelary Genius of a village)
[326] Ngươn (nguyên): Khởi đầu, gốc; Chất: cái chất để tạo ra vạn vật. Nguơn chất là cái chất ban đầu để từ đó tạo thành muôn vật. Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài th́ hai nguyên chất ban đầu để tạo thành CKVT và vạn vật là: Âm quang và Dương quang
[327] Khí Sanh Quang氣 生光. Sanh : sanh ra, sống. Quang: ánh sáng. Bước vào Cửu Trùng Đài, nh́n phía sau tượng Đức Hộ Pháp, có khắc một chữ Khí thếp vàng trên nền gỗ đỏ để biểu tượng cho Khí Sanh Quang. Khi tín đồ lạy xong th́ phải quay ra sau cúi đầu xá chữ Khí một xá
[328] Dấu hiệu Ngươn Tinh Tiên Thiên hiện ra khi người v́ phạm tội nặng Thiên Điều hoặc phạm thệ bị Trời Đất giết chết (Thiên tru Địa lục) hoặc Ngũ Lôi tru diệt (5 vị thần Sấm Sét) giết chết. Chơn Thần bị Ngũ Lôi đánh tan ra thành những ngươn chất được Diêu Tŕ Cung thâu lại. Chơn Linh phiêu lạc phải chờ cuộc Đại Ân Xá, Đức Phật Mẫu ban cho một Chơn Thần mới để trở về đầu kiếp xuống trần lập công trả quả và tiến hóa (Luật Tam Thể, tr.25)
[329] Trung: 中 ở giữa. Ḥa: 和 Thuận thảo, điều ḥa. Vị: 位 Ngôi vị, chỗ đứng. Dục: 育 Nuôi cho khôn lớn.
[330] Thập ác : 3 ác của thân (sát sanh, du đạo, tà dâm), 4 ác của khẩu (vọng ngữ, ư ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu), 3 ác của ư ( tham, sân, si)
[331] Thường sảy ra với người muốn giảm kí bằng ăn uống thật nhiều giấm, bưởi chua, chanh
[332] Tam huê; huê là hoa; chỉ tam bửu hiệp nhứt, tụ tại đỉnh đầu chỗ nê hoàn cung (huyền quan khiếu), đắc đạo thành Tiên, Phật tại thế (Tam huê tụ đỉnh); Ngũ khí: khí của ngũ tạng (tâm, t́, phế, thận, can)
[333] Tôi nghĩ nên dùng chữ « ô » thay v́ « uế » (dơ bẩn hôi thúi)
[334] Hăy đọc thêm: Lạp Chúc Nguyễn Huy, Âm Dương Ẩm Thực, TT. Seattle xuất bản, 2016;
[335] Trong nạc măng chứa hợp chất cyanur (cyanogen) nếu ăn vào dạ dày sẽ phóng thích acid cyanhydric (HCN) cực độc, chết người. Măng tươi có thể chứa 100mgHCN/100g, khoai ḿ khoảng 40mg HCN/100g. Muốn giảm bớt chất độc hại, măng phải lột vỏ, cắt thành lát nhỏ ngâm trong nước (vôi, muối...) rồi luộc 2 hay 3 lần cho hết chất đắng. Dù đă rửa, luộc kỹ chất độc vẫn c̣n lại một ít v́ vậy không nên ăn măng nhiều và hàng ngày. Food standard Agency (Trung ương FSA) cho biết có 22 loại tương trên 100 loại gây ung thư. Có loại v́ chứa hóa chất quá cao 3-MCPD theo tiêu chuẩn Âu Châu, 2/3 loại nước tương chứa hóa chất 1,3-CPD không nên có
trong thực phẩm. Các hiệu nước tương nên tránh: Golden Moutain, Jammy Chai, Pearl River Bridge, Lee Kum Kee, Wanjashan, King Imperial, Golden Mark, Sinsin, Golden Swan, Tung Chun, Kim Lan.
[336] Peter Navarro, Death by China: Confronting the Dragon- A global call to action, Kindle Edition, USA, 2011
[337] Có thể chụp được với máy chụp h́nh kirlian do một người Nga sáng chế
[338]Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân: Một phàm gọi là Corporel, c̣n một thiêng liêng gọi là spirituel, mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu h́nh, v́ có thể thấy đặng và cũng có thể không thấy đặng…Khi nơi xác phàm xuất ra th́ lấy h́nh ảnh của xác phàm như khuôn in rập (TNHT/Q1,tr.29 ) .
[339] Đức Cao Thượng Phẩm tả: « Như Chơn Khí toàn trong trắng, chí Thánh, th́ nó là một hào quang sáng chói, c̣n chưa được Thánh chất th́ nó màu hồng; c̣n như ô trược, th́ nó lại là màu tím. Những hào quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp điển cùng Chơn Linh hay Chơn Thần ».
[340] « Trong thịt đă chứa sẵn các thú chất, do đó làm cho tinh thần thường bị mê muội» Thánh Giáo Đức Cao Thượng Phẩm, ngày 9- 12-Tân Măo (1952).
[341] Thất t́nh là ái, ố, hỉ nộ, ai lạc, cụ; lục dục là 6 điều ham muốn: Sắc dục, thính dục, hương dục, vị dục, xúc dục,
[342] Theo quan sát của khoa học: trái cây ở trong bao tử chừng 20 phút, ngũ cốc 2 giờ, thịt từ 4 đến 6 g
[343] TNHT/Q1/tr.30
[344] Điều 13. Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sắp lên, được thọ truyền bửu pháp, vào tịnh thất có người chỉ luyện Đạo
[345] Cân: cân đo cho biết nặng nhẹ. Thần: chơn thần. Cân thần là Đức Hộ Pháp trục chơn thần của một vị công quả để Đức Ngài dùng cặp mắt thiêng liêng xem xét 12 tánh chất của vị công quả đó là: hạnh, đức, trí, lực, tinh, thần, tín, mạng, căn, kiếp, số. Tổng cộng: 22 điểm. Chia 4 lấy trung b́nh = 5,5 điểm. Như vậy là trên trung b́nh: Đậu. Ai có điểm dưới trung b́nh th́ phải lập công đức thêm.
[346] Tâm truyền : Trao lại bí pháp trực tiếp từ Tâm của thầy qua Tâm của tṛ, không dùng lời nói hay văn tự Bí pháp trực chỉ vào Tâm của người đệ tử rồi họ tự quán chiếu vào đó để nhận biết
[347] Vạn pháp: tất cả giáo lư của tất cả tôn giáo trên thế giới; Trí: khôn ngoan hiểu biết; Huệ: sáng suốt; Giác: cảm biết bằng giác quan; Cung: ṭa nhà lớn.
[348] Xem eBook Phạm Môn, Minh Thiện, Phước Thiện từ cơ quan đến Hội Thánh, Thanh Minh biên soạn, 2013, và Nguyễn Đức Ḥa, Phạm Môn sử lược, 1980
[349] Tóm tắt giải thích của Đức Hộ Pháp: Phải thức giấc cho mau, hiến thân vào cửa Phật; Khuyên chúng sanh lo tu hành th́ ngày kia linh hồn đặng siêu thăng thoát hóa; Không có công lao khổ hạnh trong cửa Đạo th́ không thế nào trở về ngôi xưa cảnh cũ cho đặng; Ráng tu tỉnh ngộ đem thân vào cửa Phật sẽ đắc Đạo tại thế
[350] Tu chơn là tu một cách hoàn toàn chơn thật, từ lời nói đến tư tưởng, từ cử chỉ đến việc làm, ngoại dung và nội dung đều hoàn toàn chơn thật
[351] Phật dạy, tùy theo thời gian mà cứu độ người đời, thực hành chánh pháp, Quyền hành nơi cửa Đạo là định ra cái khoảng thời gian để diệt trừ tà mị yêu quái, bảo hộ chơn truyền của Đạo. Đôi liễn bằng chữ nho:
梵敎隨元救世度人行正法
門權定會除邪滅魅護眞傳
[352] Xem eBook trên Website của daocaodai.́nfo : Trí Huệ Cung Thiên Hỷ Động, Phạm Môn 1973 và Phương Luyện Kỷ của Đức Hộ Pháp
[353] Thiên Hỷ Động là Động Trời tràn niềm vui
[354] Nghiă là:Sự khôn ngoan hiểu biết của con người sắp đặt đem cái Thiên lương trở về hiệp vào một gốc, (gốc đó là Thượng Đế), Cái trí huệ thông hiểu đạo pháp để cứu độ nhơn sanh. Đôi liễn chữ nho:
智定天良歸一本
慧通道法度群生
[355] Địa Linh Động:Vùng đất của hang núi chứa nhiều khí thiêng liêng của trời đất
[356] Nghĩa là: Cái trí hiểu biết thiêng liêng thông suốt việc đời, đạt thấu máy Trời, Cái trí huệ giác ngộ siêu phàm rơ thông đạo pháp. Đôi liễn chữ nho
智靈貫世天機達
覺慧超凡道法通
[357] Kinh Đệ Cửu Cửu
[358] Nhơn Ḥa Động: Nhơn: người; Ḥa:thuận thảo với nhau; Động:hang núi
[359] Kinh Đệ Lục Cửu
[360] Đức Hộ Pháp giảng: Lấy lương tâm làm chủ, giữ bổn thiện cho bền. (Diễn văn 4-10-1933). Nếu thiện tâm ḿnh không có, dầu thọ pháp hay tịnh luyện rồi nó cũng mất (Đức Hộ Pháp, 27-11-1936)
[361] Thi văn dạy Đạo của Đức Chí Tôn
_____________________________________
Âm quang: Âm : khí âm nguyên thủy do Thái Cực phân ra, quang : ánh sáng. Khí chất hỗn độn chưa có ánh thiêng liêng (Dương quang) của Đức Chí Tôn rọi đến. Âm quang được tích trữ tại Diêu Tŕ Cung, phát xuất từ Diêu Tŕ Kim Mẫu và tượng trưng bởi chữ Khí bùa
viết sau tượng Đức Hộ Pháp và thờ ở các thánh thất. Khoảng âm quang nào thọ lănh dương quang th́ sẽ thối trầm trở thành cơ quan sanh hóa vạn linh. Theo Bát Nương: «Khiếm khuyết ánh sáng thiêng liêng là Âm Quang ». Âm quang là nơi chư hồn giải thể hay nhập thể… nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm xét ḿnh coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước tội (TNHT/Q2/tr.92)
Bạch Ngọc Kinh: Ṭa nhà bằng ngọc trắng, ở trung tâm càn khôn vũ trụ, nơi Đức Chí Tôn thường ngự.
Bát hồn: Tám phẩm Chơn Hồn trong càn khôn vũ trụ gồm: Kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn và phật hồn.
Bát Quái Đài: Ṭa nhà có 8 cạnh đều nhau, nơi Đức Chí Tôn ngự trị cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, tượng trưng linh hồn vô h́nh của Đạo.
Bí Pháp: Pháp luật bí ẩn, vô h́nh chi phối sự tiến hóa Chơn Linh đi đến đắc Đạo.
Bí Tích: Pháp thuật huyền diệu khồng dùng trí phàm hiểu biết hết được.
Càn khôn: Trời đất. Trong bát quái, Càn là quẻ càn thuần dương, tượng trưng cho trời; khôn là quẻ khôn thuần âm, tượng trưng cho đất.
Càn Khôn Thế Giới: Thế: đời; giới: cơi; chỉ tất cả các địa cầu trong vũ trụ
Càn Khôn Vũ Trụ: trời đất, vũ trụ: khắp cả không gian và thời gian. Khoảng không gian bao la trong đó có nhiều quả tinh cầu (tinh tú, địa cầu, mặt trăng…).
Cao Đài: Ngôi tối cao để h́nh dung Đức Chí Tôn. Dùng danh hiệu Cao Đài là nhằm tránh cho nhơn loại ư nghĩa chia cách bởi các danh xưng từ trước và cho nhơn loại cùng nh́n nhận một Đấng duy nhất.
Cân Thần. Phép đo Chơn Thần mà Đức Hộ Pháp xử dụng để cho phép vào tịnh thất.
Chí Tôn: Thượng Đế cấu tạo càn khôn vũ trụ. Ngài c̣n mang nhiều danh hiệu khác : Thái Cực, Đại Linh Quang, Đại Hồn, Thiên Hồn, Đại Từ Phụ, Thầy, Trời, Đấng Thanh Cao, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Cao Đài Ngọc Đế, Đức Ngọc Đế, Vô Danh Tiên Trưởng, Cao Đài Tiên Ông, Cao Đài Bồ Tát… Lễ vía của ngài vào ngày 9 tháng giêng.
Chơn Hồn: chỉ Chơn Thần và Chơn Linh hiệp nhứt khi vào cơi Hư Vô. (Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dùng chữ Chơn Hồn để chỉ Chơn Thần)
Chơn Linh (linh hồn, Tâm, Thần): Tiểu Linh Quang được chiết ra từ Đại Linh Quang của Thượng Đế ban cho mỗi người khi giáng sanh nhập vào xác phàm để làm đệ tam xác thân. Nhờ có tánh thánh, vô tư, Chơn Linh có phép giao thông với các Đấng Thiêng Liêng qua cơ bút nhận Thánh Ngôn mà lập nên Đạo Cao Đài.
Chơn Thần: (Thần Hồn, Linh Thân, Chơn Thân, Pháp Thân, Phách, cái Vía, Tướng Tinh, Hào quang) do Đức Kim Mẫu dùng nguyên chất nơi Diêu Tŕ Cung để tạo thành. Chơn Thần hiệp với Chơn Khí tạo thành Đệ nhị xác thân. Chơn Thần ngụ trong ngũ tạng th́ gọi là Ngũ Thần: Thức Thần trong tim, Ư trong t́, Phách trong phế, Chí trong thận, Hồn trong can.
Chơn Hồn nghĩa Chơn Thần trong các kinh:
Kinh cầu hồn khi hấp hối: Phép Lục Nương ǵn giữ Chơn Hồn
Kinh khi đă chết rồi: Kêu Chơn Hồn vịn níu Chơn Linh
Kinh Đệ Tam Cửu: Chơn Hồn khoái lạc lên đàng vọng thiên.
Cơ ngẫu: Cơ là chiết (một), ngẫu là đôi (hai). Thái Cực là cơ, âm dương là ngẫu.
Cung Hiệp Thiên Hành Hóa : Ṭa Tam Giáo, nơi làm việc của Tam Trấn Oai Nghiêm cầm quyền tam giáo thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Cung Chưởng Pháp. Nơi phụ trách luật pháp của Càn Khôn Vũ Trụ.
Cung Diệt Bửu. (diệt là trừ, bửu là quí báu) Thấy sự nghiệp của người tại cơi trần hiện ra mà từ bỏ.
Cung Bắc Đẩu. Chỗ cao xem căn quả cho biết số phận của ḿnh, học tập lễ nghi.
Cung Lập Khuyết. Dựng nên các thiếu sót.
Cung Ngọc Diệt H́nh. Diệt trừ h́nh thể vật chất thấy được.
Cung Tận Thức. Nhận biết hết (tận là hết, thức là hiểu biết).
Cung Tri Giác. (tri là biết, giác là cảm biết do giác quan) Biết và sửa soạn đăng lên cơi Phật cảnh
Cung Tuyệt Khổ. Cắt đứt mọi nỗi khổ.
Cung Vạn Pháp. Tại tịnh thất để biết nghiệp cũ, t́m thấy ngôi vị cũ.
Cửu Trùng Đài: (thể xác của Đạo), đài có 9 bậc cao thấp khác nhau đối ứng với Cửu Trùng Thiên.
Cửu Thiên Khai Hóa : 9 tầng trời được mở ra để Thần, Thánh, Tiên, Phật xuống giáo hóa nhơn sanh.
Cửu Trùng Thiên : 9 tầng Trời trong cơi Thiêng Liêng, từ thấp lên cao là: Từng Trời 1 có vườn Ngạn Uyển, Từng Trời 2 có vườn Đào Tiên, Thanh thiên ( Trời màu xanh), Huỳnh thiên (Trời màu vàng), Xích thiên (Trời màu đỏ), Kim thiên (Trời vàng kim), Hạo Nhiên thiên (Trời lớn rộng), Phi Tưởng thiên (Trời không ư sai quấy), Tạo Hóa thiên ( tại đây Phật Mẫu nắm cơ sanh hóa thay quyền Đức Chí Tôn, tạo dựng Càn Khôn vũ trụ và vạn vật).
Cửu vị Tiên Nương: Chín Nữ Phật hướng dẫn linh hồn tín đồ đi lên 9 tầng Trời.
Diêm phù : Những quả địa cầu nặng, tối tăm, ch́m dưới đáy sâu của vũ trụ, âm khí nặng nề, thảm sầu ghê rợn, nơi để đọa đày linh hồn phạm tội ở thế gian.
Diêu Tŕ Cung: Diêu là loại ngọc quí ở cơi thiêng liêng, tŕ là cái ao làm bằng ngọc diêu. Cung điện có ao diêu tŕ chứa âm quang để tinh vi vạn vật, nơi để cho các Chơn Hồn giải thân, định trí, là cái quan ải để các Chơn Hồn khi qui tiên phải đi qua đó, do Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu chưởng quản cùng với 9 nữ phật.
Diêu Tŕ Kim Mẫu: (Kim Bàn Phật Mẫu, Đại Từ Mẫu, Bà Mẹ Sanh, Mẹ, Đức Mẹ, Phật Mẫu, Đức Diêu Tŕ, Đức Kim Mẫu…), là hóa thân của Đức Chí Tôn, chưởng quản Diêu Tŕ Cung, điều khiển bát hồn, chúng sanh. Đức Phật Mẫu thâu điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn làm linh hồn, rồi dùng nguyên khí âm-dương trong Diêu Tŕ Cung tạo ra một Chơn Thần làm xác thân thiêng liêng bao bọc điểm linh hồn này và tạo thành một con người nơi cơi thiêng liêng. Ngày lễ vía của ngài là rằm tháng tám.
Dương quang: Ánh thiêng liêng ấm áp của Thầy rọi xuống, hiệp cùng âm quang làm cho hóa sanh vạn vật.
Đài Chiếu Giám. Đài gương sáng (chiếu là soi rọi; giám là gương soi) đặt trong Ṭa Tam Giáo, xem lại rơ ràng tội phước.
Đài Nghiệt Cảnh. Gương soi nghiệp ác (nghiệt là mầm ác, nghiệp ác, cảnh là tấm gương soi).
Đài Huệ Hương. (huệ là sáng suốt, dứt điều mê muội; hương là mùi thơm) : Tẩy Chơn Thần sạch sẻ khỏi hết ô trược.
Đạo: Đạo th́ vô h́nh, vô dạng, vĩnh cửu được diễn tả dưới nhiều nghĩa sau :
- Đạo là Vô Vi Hạo Nhiên chi khí châu lưu trước khi sanh Càn Khôn vũ trụ. Trời Đất phải bẩm thọ khí Hạo Nhiên rồi mới phân định càn khôn và muôn loài vạn vật.
- Đạo là Tiên Thiên Nhứt Khí, là cơ quan chủ tể của sự sanh sanh, hóa hóa, đă phân định âm-dương, tạo thành trời đất, rồi nhờ âm-dương giao phối mà sanh hóa ra vật chất muôn loài. Vậy, hễ thấy có sanh hóa được là Đạo.
- Đạo là đường của các nhơn phẩm đi theo mà lánh khỏi luân hồi ;
- Đạo là đường để cho Thánh, Tiên, Phật theo đó mà hồi cựu vị.
Hạo Nhiên Khí (Hư vô chi khí, Tiên Thiên nhứt khí, Nhứt dương chi khí…) : Khí chất to lớn châu lưu trước khi có trời đất.
Hậu Thiên Cơ Ngẫu : thời kỳ xuất hiện Đạo Hữu Vi (tôn giáo) hữu h́nh sắc tướng,
Hiệp Thiên Đài : Ṭa nhà Người hiệp với Trời (Thượng Đế), là Chơn Thần (khí) của Đạo, là h́nh trạng Cung Hiệp Thiên Hành Hóa, trên cảnh giới Ngọc Hư Cung.
Hóa thân : Thượng Đế dùng phép huyền diệu làm biến hóa thân ḿnh thành một người khác, thí dụ Đức Diêu Tŕ là hóa thân của Thượng Đế
Hồng mông : Hồng là to lớn, mông là mờ mịt. Khí mịt mịt, mờ mờ bao trùm vô cực trong thời kỳ hỗn nguyên.
Hồng nguyên. Hồng 洪: to lớn, Nguyên元 : khởi đầu
Huệ nhăn : nằm trên trán giữa hai lông mày, trên gốc sống mũi
Huyền quan khiếu : Cừa của caí lỗ trống huyền diệu nằm ở đỉnh đầu, cạnh nê hoàn cung
Huyền khí (Nhứt âm chi khí) : Huyền là mầu đen. Khí âm châu lưu trước khi sanh trời đất.
Huyền vi : Huyền là sâu kín, vi là rất nhỏ. Sâu kín và nhỏ không thể thấy và biết rơ.
Hư linh : Hư là trống rỗng, linh là huyền diệu.
Kim bồn. Chậu bằng vàng của Đức Phật Mẫu đặt nơi Diêu Tŕ Cung dùng chứa Ngươn Chất để tạo Chơn Thần
Kim Tiên : là h́nh ảnh điển lực (của Đức Hộ Pháp) mở đệ bát khiếu tức Huệ quang khiếu (trong người có thất khiếu và khiếu vô h́nh Huệ Quang Khiếu; c̣n Long Tu Phiến của Đức Cao Thượng Phẩm có quyền đào độn ngươn khí, thâu hoạch ngươn khí để trong sanh lực
Kinh Đại Tường. (Đại 大: Lớn. Tường祥: điều tốt lành); kinh hướng dẫn chơn hồn vào cơi Phật
KinhTiểu Tường. (Tiểu 小: Nhỏ . Tường祥: lành, tốt) ; kinh hướng dẫn chơn hồn vượt Cửu Trùng Thiên
Linh Quang (Sanh quang) : Ánh sáng thiêng liêng của Thượng Đế, phát ra từ Thái Cực để tạo nên sự sống và sanh hóa.
Linh tánh : bản chất thiêng liêng của mỗi người.
Linh Tiêu Điện : Linh là thiêng liêng, huyền diệu, Tiêu là khoảng không gian mênh mông. Nơi Đức Chí Tôn họp Thiên Triều.
Long Hoa: Long là rồng, hoa là cây giống như con rồng, đơm hoa rực rỡ. Đại Hội Long Hoa là hội thi chung kết tuyển người đạo đức chuyển qua ngươn thánh đức.
Luân hồi: Kiếp sống sanh sanh, tử tử, cứ thế nối tiếp nhau giống như cái bánh xe quay đi rồi trở lại như thế.
Lục căn : Sáu gốc rễ có sức nảy sanh : Mắt (thấy), tai (nghe), mũi (ngửi), lưỡi (nếm), thân (ham), ư (tư tưởng phải, quấy).
Lục dục : Sáu điều ham muốn. Lục trần khêu gợi lục căn mà sanh ra sáu điều ham muốn : Sắc dục, thính dục, hương dục, vị dục, xúc dục, pháp dục.
Lục trần : Sáu cảnh nơi cơi trần diễn ra trước lục căn : sắc, thính, hương, vị, xúc, pháp (tư tưởng mưu tính).
Lưỡng Nghi: Nghi Âm (khí âm quang) và Nghi Dương (khí dương quang).
Lư Thái Cực : Lư đơn nhứt nghĩa là chỉ có một lư duy nhứt là Thái Cực cầm quyền sanh hóa, thống chưởng Càn Khôn.
Lư thiên nhiên : Lư của Trời thuộc về phần tinh thần và linh hồn cao siêu.
Lư tự nhiên : Lư của người, sanh ra rồi cứ theo lẽ thuận hành âm-dương, giao phối Hậu Thiên, sanh ra ân ái, sanh sản.
Ma Ha Thủy : Ma Ha tiếng Phạn nghĩa là lớn, thủy là nước. Nước đă được làm phép dùng cho hai bí tích Tắm Thánh và Giải Oan.
Minh thệ : thề giữ chắc lời phải theo đúng điều đă nguyện.
Nê hoàn cung 泥環宮. Nê: bùn, vật ǵ giống như bùn. Hoàn: ṿng tṛn. Cung: một bộ phận.Nê hoàn cung là cái mỏ ác ở đỉnh đầu nằm giữa đỉnh đầu chỗ « thóp thở », tức huyệt Bách hội, nơi tụ hợp dương khí của cơ thể.
Ngạn Uyển : vườn hoa nơi cơi Thiêng Liêng Hằng sống. Ngạn : bờ chỉ bờ bên kia của biển khổ, Uyển : vườn.
Nhân sanh quan : Hệ thống tư tưởng triết học nghiên cứu nguồn gốc của con người, sự sống chết và ư nghỉa của cuộc đời
Ngoại Giáo Công Truyền (Cao Đài Tôn Giáo) : là phần phổ độ tức phần thế pháp dùng h́nh thức hữu vi sắc tướng bên ngoài, dạy giáo lư, kinh kệ…
Nội Giáo Vô Vi (Cao Đài Đại Đạo) : thuộc về phần Tiên Thiên Vô Vi, tâm pháp bí truyền, chỉ cách tu tánh, luyện phản bổn hườn nguyên.
Ngọc Hư Cung : nơi họp triều đ́nh của Đức Chí Tôn, ở tầng trời thứ 10 (Hư vô Thiên).
Ngũ Hành: Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc trong Hậu Thiên Cơ Ngẫu, tương ứng với ngũ tạng trong con người : tâm, t́, phế, thận, can.
Ngũ Khí : Trong Tiên Thiên Cơ Ngẫu, Ngũ Khí là năm chất khí vô h́nh thuộc thời Tiên Thiên, nhưng khi ngưng kết lại th́ có h́nh ảnh thuộc thời Hậu Thiên, tạo thành Ngũ Hành. Khí đen tụ trên không thành nước (thủy), khí đỏ thành lửa (hỏa), khí xanh thành mộc, khí trắng thành kim, khí vàng thành đất.
Ngũ Thần : Tức Chơn Thần ngụ trong ngũ tạng : Thức thần (tim) sanh ra t́nh cảm vui ; Hồn tức vía (can), sanh ra giận ; Phách (phế) sanh ra buồn ; Ư (t́) sanh ra lo âu ; Chí (thận) sanh ra sợ hăi.
Ngươn : Thời đại, Đạo có 3 ngươn :
- Thượng ngươn, thời phổ độ lần thứ nhứt, « Đức » được coi trọng,
- Trung ngươn, thời phổ độ lần thứ hai, coi trọng sức lực,
- Hạ ngươn, thời điêu tàn, mạt kiếp, thời Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ, qui nguyên tam giáo, hiệp ngũ chi để nhơn sanh trở lại thời Thượng ngươn.
Ngươn Thần : Khí dương phát xuất từ Thượng Đế.
Phách : Kết hợp của Chơn Khí với Chơn Thần, tùy theo bối cảnh Phách có nghĩa là :
- 7 lớp tinh khí của 7 cơi bọc ngoài Chơn Thần, Đức Hộ Pháp: Đức Phật Mẫu dùng 7 ngươn khí tạo thành Chơn Thần ta, tức nhiên tạo Phách ta
- Chơn Thần
Kinh đệ Nhứt Cửu: Phách anh linh, ắt phải anh linh
Kinh khi đi ngủ: Trong giấc mộng ngủ yên hồn phách
- phàm thân;
Gởi hồn phách cho chàng định số (Kinh tụng khi chồng qui vị)
TNHT: Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho Thần, tâm tịnh mới xuất Chơn Thần ra khỏi Phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy.
Phạm Môn (cửa Phật). Chỉ nhóm tu chơn do Đức Hộ Pháp truyền dạy.
Phép Đoạn Căn : Cắt đứt 7 dây oan nghiệt.
Phép Giải Oan : Cởi bỏ hết các oan nghiệt (thù hận).
Phép Xác : Tẩy rửa Chơn Thần cho trong sạch.
Phong Đô. Cơi âm quang tại Diêu Tŕ Cung, nơi giáo hóa các chơn hồn đă bị lạc nẻo trên đường trần
Quả Càn Khôn: H́nh ảnh thu nhỏ Càn Khôn Vũ Trụ của Đức Chí Tôn làm bằng quả cầu, trên đó có vẽ Thiên Nhăn và 3072 tinh cầu.
Tam bửu : Ba cái báu của con người : Tinh, Khí, Thần. Nếu tam bửu hợp nhứt th́ đắc đạo.
Tam độc : Tham, sân, si.
Tam giới : Ba cơi là hạ giới (trần gian), Trung Giới (nơi Chơn Linh chờ Ṭa Phán Xét), Thượng Giới (cơi thiêng liêng).
Tam huê tụ đỉnh : ba điều tốt đẹp (Tinh, Khí, Thần) tụ ở đỉnh đầu (nê hoàn cung) tức là đắc Đạo tại thế, lúc đó Chơn Thần có thể xuất nhập thể xác, vân du thiên ngoại.
Tam thi, cửu cổ : 3 con quỉ ở tam tiêu và 9 con ma ở 9 khiếu.
Tam Thiên Vị : Thái Cực và Lưỡng Nghi hiệp lại thành ba Ngôi Trời ở trên cùng Càn Khôn Vũ Tr
Tâm phàm : Ttâm thấp kém của người phàm tục, với đầy đủ lục dục thất t́nh và tham sân
Tận độ : Cứu giúp tất cả
Tận đoạ tam đồ bất năng thoát tục. Tận đọa : đày đọa hết mức; tam đồ : ba con đường, ư nói ba ṿng luân hồi từ kim thạch lên đến nhơn loại; bất năng thoát tục : không thể thoát ra khỏi cơi trần
Tạo Đoan: Tạo là dựng nên, Đoan: cái đầu mối. Đấng Tạo hóa, Đấng sáng tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật.
Thập ác : Sát sanh, du đạo, tà dâm, vọng ngữ, ư ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, tham, sân, si.
Thất t́nh: Ái (yêu thương), ố (ghét), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (buồn), lạc (vui sướng), cụ (sợ hăi).
Thể : Tinh khí hay thể chất của mỗi cơi. Từ hạ giới lên hư vô có 7 thể thuộc 7 cơi : xác phàm (hạ giới), phách (Trung Giới), vía (Thượng Giới), hạ chí (bồ đề), thượng chí (tứ tượng), kim thân (Lưỡng Nghi), tiên thể (cơi Thái Cực).
Thế Đạo : Thế là đời, đạo là đường phải theo. Cách xử thế, đạo ở đời phải theo cho hợp với đạo lư.
Thế giới : Một địa cầu trong một vũ trụ. Địa cầu 68 của nhân loại là một thế giới. Mỗi vũ trụ bao gồm nhiều thế giới.
Thể Pháp : Pháp luật hữu h́nh dẫn dắt đời sống nhơn sanh vào nẻo Đạo.
Thi thể (linh thể, thi hài) : chỉ xác phàm sau khi chết.
Thiên Điều : Luật Trời hay luật tạo hóa dưới quyền năng chấp chưởng của Đức Chí Tôn. Thí dụ như luật Thiên Điều sắp đặt sự phối hợp Tiểu Linh Quang (của Đức Chí Tôn) với Âm Quang (của Đức Diêu Tŕ) để sanh ra con người.
Thiên Hỉ Động : Động Trời vui vẻ
Thiên tào天曹 là cơ quan chuyên trách của Thiên triều, chỉ triều đ́nh của Đức Chí Tôn. Mỗi Thiên tào là một từng trời.
Thiên tru Địa lục : H́nh phạt bị Trời Đất giết chết v́ phạm tội nặng
Thoại khí 瑞氣: Chất khí tốt lành, đó là Hỗn ngươn khí, là khí Sanh quang để nuôi dưỡng vạn linh
Tiên Thiên cơ ngẫu : Thời kỳ Đạo Vô Vi trước khi có Thượng Đế, vũ trụ là khối khí Hồng Mông.
Ṭa phán xét : Ở chốn hư linh Trung Giới, nơi Chơn Linh được xét xử để được thăng hay phải giáng.
Trí Huệ Cung. Trí : hiểu biết, huệ: sáng suốt, Cung:ṭa nhà lớn chỉ tịnh thất dành cho nữ giới tu chơn.
Tri Giác Cung. Trí : hiểu biết, giác : biết bằng giác quan; tịnh thất dành cho cả nam và nữ tu chơn
Trường đ́nh : Nơi để quan tài, trạm dừng chân để từ biệt nhau
Tứ Đại Bộ Châu Thượng : Đông Đại Bộ Châu, Nam Đại Bộ Châu, Tây Đại Bộ Châu, Bắc Đại Bộ Châu.
Tứ Đại Bộ Châu Hạ : Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu.
U minh. U 幽:Tối tăm, vắng vẻ, yên lặng, ẩn kín. Minh冥: mờ mịt. U Minh là tối tăm mờ mịt, chỉ cơi của người chết, cơi Âm phủ, hay cơi để giam hăm những linh hồn tội lỗi
Vạn cửu nang : ( nang 囊 : cái túi). Cái túi đựng chín muôn điều của Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu ban cho mỗi Nguyên Nhân khi xuống trần.
Vạn Linh : Toàn thể các Chơn Linh (linh hồn) trong càn khôn vũ trụ, gồm đủ bát hồn.
Vạn Pháp Cung. Vạn pháp: các pháp của các tôn giáo; Cung: ṭa nhà lớn chỉ tịnh thất của nam giới
Vô cực. Không có cái nào ngoài đầu cùng, ư muốn chỉ khối khí Hư Vô (Hồng Mông)
Vô Tự Kinh: Kinh không chữ; đứng trước quyển kinh, Chơn Hồn thấy tên họ ḿnh hiện ra cùng với các kiếp sanh, nh́n thấy phẩm vị của ḿnh.
Vô vi: Vô: không, vi: làm. Là v́ Thiên Đạo diễn biến theo qui luật tự nhiên, điều ḥa như không làm ǵ (vô vi) mà vẫn hiệu quả.
Vong linh (vong hồn) : linh hồn người chết (vong: mất, chết)
Vũ trụ: bao gồm cả không gian và thời gian. Trong khoảng bao la vô cùng tận, vũ trụ của Đức Chí Tôn chỉ là một phần tử, tượng trưng bằng Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Đài.
Vũ trụ quan: Hệ thống tư tưởng diễn tả sự h́nh thành và biến đổi vũ trụ.
Xác thân : (xác phàm, phàm thể, giả thân) chỉ cơ thể khi c̣n sống.
___________________________________________________________________________________________________________
-Đồng Tân, T́m hiểu căn bản triết lư Cao Đài, Cao Hiên xb, Sài G̣n, 1974
-Hiền Tài Nguyễn Trung Đạo,1) T́m hiểu về Tam Thể Xác Thân, Q4, 2004, 2) T́m hiểu ư nghĩa Kinh Tận Độ trong Đạo Cao Đài, Q7, 3) Tang lễ nơi hải ngoại, Q5, San Diego, 2005
- Hiền Tài Lê văn Thêm,1) Tu thân, California, 2010, 2) Bí pháp dâng tam bửu, bí pháp giải thoát, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Hoa Kỳ, 2013
-Hiền Tài nguyễn văn Hồng : 1) Giới thiệu Ṭa Thánh Tây Ninh, 1999, 2) Bước đầu học Đạo, Quyển 1 và 2, Hoa Thịnh Đốn 2004, 3) Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, San Jose, California, 2001, 4) Luật Tam Thể (Thánh Giáo của Đức Cao Thượng Phẩm), Hoa Thịnh Đốn, 2004
- Hiền Tài Trần Văn Rạng, Đại Đạo Sử Cương, CA. 2003
- Lạp Chúc Nguyễn Huy : 1) Triết lư Cao Đài, Minh Thiện, Canada, 1995, 2) Le caodaïsme, Théorie des Trois Trésors et des Cinq Fluides, Chân Tâm, Cali. 2005,
- Nguyễn Trung Hậu, Phan Trường Mạnh, Thiên Đạo, Ban Thế Đạo Hải Ngoại xb, Hoa Kỳ, 2001
-Tân Luật, Pháp Chánh Truyền
-Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Ṭa Thánh Tây Ninh, 1972
- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển I, II, HT Nguyễn Văn Hồng hợp nhứt và chú thích, 2000
-Tiếp Pháp Trương văn Tràng, Giáo lư, Ṭa Thánh Tây Ninh, 1974
-Thiện Trung, Nguyễn Xuân Liêm, Kinh Tam Giáo Nhựt Tụng, Cali. 1995
eBooks trong tủ sách Đại Đạo www.daocaodai.info:
- Ban Khảo cứu vụ, Thánh Ngôn yếu lược, 1973; T́m hiểu về vũ trụ quan Cao Đài giáo, Tây Ninh, 2005
-Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu và Bảo Thế Lê Thiện Phước, Đại Đạo Học Đường, Ṭa Thánh Tây Ninh, 1958
-Dă Trung Tử, 1) Nguyên lư và cơ chế của hiện tượng thăng hoa tinh khí thần, 2) Sự quan trọng của bí pháp và
thọ truyền bí pháp, 3) Sự tiến hóa của loài người, 4) Đại Đạo học đường (Nguyễn Trung Hậu, Lê Thiện
phước), 5) Đường hướng tu hành, 6) Bí pháp cầu nguyện trong giáo lư Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, 7) Phương
dinh dưỡng xác thân
- Giải thích Kinh cúng Tuần Cửu,
HT Mai Văn T́m, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Trích yếu
- HT Nguyễn văn Hồng, Cao Đài từ điển
- HT Nguyễn Trung Đạo, 1) T́m hiểu ư nghĩa Kinh Tận Độ trong Đạo Cao Đài, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, 2010, 2) Tang Lễ nơi hải
ngoại, Ban Thế Đạo Hải Ngoại, Cali. 2005
- HT Quách Văn Ḥa, Chú giải Kinh Tận Độ, 2012
- Lời thuyết Đạo của Đức Hô Pháp, Ṭa Thánh Tây Ninh sưu khảo, 1949
-Nghi thức và ư nghĩa tang lễ trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,
- Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, Đạo Sử II, ấn bản 2002, Hoa Kỳ
- Nữ soạn giả Nguyên Thủy, 1) Bí pháp Đạo Cao Đài, 2007; 2) Số 3 huyền diệu, 2007, 3) Đường về (Lời thuyết Đạo của Đức Hộ
Pháp, 1948-49), 1990
- Nguyễn Đức Ḥa, Phạm Môn sử lược, 1980
- Thanh Minh, Phạm Môn Minh Thiện Phước Thiện từ cơ quan đến Hội Thánh, 3013
-Thuyết Đạo của ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa
-Thiên Vân Hiền Tài Quách Văn Ḥa, Kiến Tâm Phan Hữu Phước, Chơn Lư Diệu Ngôn (Luật tam thể), Ṭa Thánh Tây ninh, 1952,
Saigon
-Trần văn Rạng, Đại Đạo giáo lư và triết lư, 1974
-Trí Huệ Cung, Thiên Hỉ Động, tài liệu của Phạm Môn, 1973 (Tầm Nguyên sưu tầm)
-Tùng Thiên Từ Bạch Hạc, 54 câu hỏi đáp về linh hồn và con người, 2013; Ư nghĩa sự chết và Kinh Tận Độ, 2008
____________________________________________
Mục Lục
Chương 1: Đường lối nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu … 9
2. Phương pháp khảo cứu … 11
3. Đường lối cuốn sách … 13
Phần 1. Triết lư vũ trụ quan
Trang Một: Cơi Trời
Chương 2: H́nh thành vũ trụ
1. Thời khởi nguyên … 17
2.Thời chuyển động … 18
Chương 3: Quang cảnh vũ trụ
1. Cơi vô h́nh thiêng liêng… 23
2. Thế giới hữu h́nh … 25
3. Ba cơi sáng tối của khí … 27
4. Ba Giới … 28
5. Bảy cơi, bảy thể … 28
Phần 2. Triết lư nhân sanh quan
Trang Hai: Căn nguyên
Chương 4: Nguồn gốc con người
1. Chơn Linh … 34
2. Cấu tạo Chơn Thần … 36
3. Phàm thể … 38
Chương 5: Tiến hóa
1. Tiến hóa của Hóa Nhân … 42
2. Tiến hóa của Nguyên Nhân … 44
3. Xuống trần … 44
Trang Ba: Cơi trần
Chương 6: Tu Nhơn Đạo
1.Tại sao phải tu bây giờ? … 48
2. Hành Đạo nơi Cửu Trùng Đài … 49
3. Hành Đạo nơi Cơ Quan Phước Thiện … 53
4. Tu Thiên Đạo… 54
Chương 7: Tinh hóa Khí
1.Tinh, Chơn Khí, Chơn Thần … 58
2. Ăn chay … 60
3. Ăn mặn… 62
Chương 8: Khí hiệp Thần
1.Về sự ḥa hiệp chất khí… 65
2. Nguồn gốc thất t́nh lục dục… 66
3. Xác phàm và lục dục … 69
4. Chơn Thần và thất t́nh … 71
4. Tâm tánh… 74
5. Lời khuyên giáo lư… 76
Chương 9: Chết
1. Chết của xác phàm … 80
2. Người chết thực … 83
3. Thăng, giáng… 84
Trang Bốn: Con đường giải thoát
Chương 10: Đường lên Trung Giới
1. Minh giải vài điều trong cơi vô h́nh … 88
2. Đoạn đường đến Ṭa Phán Xét … 90
3. Hai ngả thăng thiên … 91
Chương 11: Vượt Cửu Trùng Thiên
1. Phương pháp t́m hiểu và cảm nhận … 94
2. H́nh ảnh các giai đoạn hiệp Tam Bửu … 98
Chương 12: Lên đường giải thoát
1. Đọan đường vào cơi Phật: Thần hườn Hư … 102
2. Đoạn đường Hư hườn Vô … 104
Phụ lục 1: Về chữ « ngươn » và « chơn »… 112
Phụ lục 2: Về chữ « Ḥa » … 116
Phụ lục 3: Về chữ ô trược… 122
Phụ luc 4 : Tu chơn … 126
Danh từ Đạo
Thư mục
Chữ viết tắt:
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Ṭa Thánh Tây Ninh xb, 1972
NT: như trên
Mục Lục / Links
Chương 1: Đường lối nghiên cứu
Phần 1. Triết lư vũ trụ quan
Trang Một: Cơi Trời
Chương 2: H́nh thành vũ trụ
Chương 3: Quang cảnh vũ trụ
Phần 2. Triết lư nhân sanh quan
Trang Hai: Căn nguyên
Chương 4: Nguồn gốc con người
Chương 5: Tiến hóa
Trang Ba: Cơi trần
Chương 6: Tu Nhơn Đạo
Chương 7: Tinh hóa Khí
Chương 8: Khí hiệp Thần
Chương 9: Chết
Trang Bốn: Con đường giải thoát
Chương 10: Đường lên Trung Giới
Chương 11: Vượt Cửu Trùng Thiên
Chương 12: Lên đường giải thoát
Phụ lục 1: Về chữ « ngươn » và « chơn »
Phụ lục 2: Về chữ « Ḥa »
Phụ lục 3: Về chữ ô trược
Phụ luc 4 : Tu chơn
Danh từ Đạo
Thư mục
_________________________________________
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Trước năm 1975, giảng dạy tại Đại Học Cao Đài Tây Ninh và Đại Học Văn Khoa Sài G̣n,
1981-1992, làm nghiên cứu trong Dept Anthropologie, DH Laval, Québec, Canada.
Tác phẩm của Lạp Chúc Nguyễn Huy
Sách đă in
2019 Lịch sử Hội Thánh Em, Liên Hiệp Hội Thánh Em ấn hành, canada
2016 Âm Dương Ẩm Thực, Thánh Thất Seattle Hoa Kỳ, 2016
2015 Thiên Thư Ṭa Thánh chú giải, Viện Khảo Cứu Đạo Cao Đài, Cali. Hoa Kỳ, 2015
2005 Le Caodaïsme, Théorie des Trois Trésors et des Cinq Fluides, Chân Tâm Publisher, California.
1995 Triết Lư Đạo Cao Đài, Minh Thiện xuất bản, Canada.
1994 Văn Hóa Việt, Nắng Mới xuất bản, Canada.
1992 Religion et adaptation: les réfugiés vietnamiens au Canada, Université Laval, Canada. *
1990 Fleur de lotus et feuille d'érable, la vie religieuse des Vietnamiens du Québec, Département d'Anthropologie,
Université Laval, doc. de recherche No. 7, Canada *.
1988 Exile in a cold land, a vietnamese community in Canada, Yale Center, U.S.A. *
1984 Les Vietnamiens du Québec: profil sociolinguistique, Centre international de recherche sur le bilinguisme,
B.136, Québec *.
1972 Hịên t́nh kinh tế Vịêt Nam, 2 tập, Lửa Thiêng xuất bản, Saigon.
Bài khảo cứu
2008 Des poids et des mesures dans les campagnes du Vietnam, École française d’Extrême-Orient, (Institut de Recherche sur le Sud-Est Asiatique, T.2, Paris*
1998 Le Thờ Mẫu, un chamanisme vietnamien? Anthropologie et Société, Université Laval, Québec *
1993 De quelques usages du sel dans la culture vietnamienne, Collection Grand Sud No 4, Prince of Songkhla University, Thaïland
1987 Les Vietnamiens à Québec et leurs problèmes d'intégration, Centre international de recherche sur le bilinguisme,
publication B-164, Canada *.
1985 The survival of the vietnamese language in Quebec, The Vietnam forum No.6, U.S.A. *
1974 Les marais salants de la province de Bạc Liêu, Société des Études indochinoises, T. XLIX.
1968 Les formations latéritiques à B́nh Dương, Société des Études indochinoises, T. XLIII.
1962 Une agglomération de sampans habités à Saigon, C.O.M., T.XV, Bordeaux. *
* Đồng tác giả
Sách song ngữ anh E-book
Triết Lư Cao Đài, The Philosophy of Caodaism 239 trang
Hệ Phái Cao Đài, The Fractions of Caodaism, 278 trang
Văn hóa Cao Đài, The Culture of Caodaism, 187 trang
Thiên Thư Ṭa Thánh chú giải, A Holy Book of Caodaism, 147 trang
Lịch sử Chi Phái Quốc Doanh
J Đọc E-book xin vào : daocaodai.info; wordpress.daocaodai-chauau.eu; caodaiinternational; tusachcaodai.wordpress.com; caodaiebook.net; daodoiquinguyen.com; Lạp chúc nguyễn huy…