T̀M HIỂU
CÁC BÀI THÀI HIẾN LỄ VÀ TẾ ĐIỆN
TRONG TÔN GIÁO CAO ĐÀI


 


TÙNG THIÊN
TỪ BẠCH HẠC
2022

MỤC LỤC

Lời dẫn
PHẦN MỘT
CÁC BÀI THÀI HIẾN LỄ TRONG LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀ CUNG
PHẦN HAI
NHỮNG BÀI THÀI HIẾN LỄ & TẾ ĐIỆN CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI
PHẦN BA
NHỮNG BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CHỨC SẮC CỬU TRÙNG ĐÀI.
PHẦN BỐN
BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CÚNG TAM VỊ THÁNH TỔ HẰNG NĂM TẠI BÁO ÂN TỪ
PHẦN NĂM
BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CHƯ VỊ THỜ NƠI BÁO QUỐC TỪ
PHẦN SÁU
A. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN PHỐI THÁNH PHẠM VĂN MÀNG.
B. NHỮNG BÀI THÀI TẾ ĐIỆN HÀNG THÁNH CHUNG TRONG ĐẠO CAO ĐÀI.
C. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN HÀNG THIÊN THẦN CHUNG TRONG ĐẠO CAO ĐÀI.
D. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN HÀNG THẦN Đ̀NH, LÀNG HAY LỄ NGHINH THẦN NGOÀI ĐỜI.
E. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN HÀNG VONG THƯỜNG.
F. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CHÚC THỌ-CHÚC ĐÁO TUẾ.




[PDF/download]

Lời dẫn

Thài: ngâm từng chữ của bài kinh với giọng ngân kéo dài theo điệu nhạc

Bài thài: bài thi để đồng nhi thài, nghĩa là kiểu ngâm thơ đặc biệt, ngân nga kéo dài.

Khi cúng Đức Chí Tôn, hay Đức Phật Mẫu, đại đàn hay tiểu đàn, đồng nhi thài ba bài Dâng Tam Bửu: bài Dâng Bông, bài Dâng Rượu và bài Dâng Trà. Trong lúc đồng nhi thài th́ Lễ sĩ đi điện lễ, dâng phẩm vật cúng từ ngoại nghi vào nội nghi với cách đi đặc biệt, chân bước theo h́nh chữ Tâm, nhún theo điệu Đảo Ngũ Cung.

Trong Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung tại Báo Ân Từ hằng năm, các Giáo nhi đứng hầu hai bên bàn lễ, thài các bài hiến lễ Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương và thài ba bài hiến lễ Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh, tổng cộng 13 bài thài.

Các bài thi được thài ba hiệp: hiệp đầu là Dâng hoa, hiệp kế là Dâng Rượu và hiệp chót là Dâng Trà. Trong Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung, không có Lễ sĩ dâng phẩm vật. Hoa th́ được đặt sẵn trên bàn lễ, khi Dâng Rượu th́ Chức sắc Hiệp Thiên Đài lên rót rượu, khi Dâng Trả th́ Chức sắc Hiệp Thiên Đài lên rót trà.

Trong Tang lễ, dâng hương, dâng hoa, rượu và trà, các Lễ sĩ đi điện dâng lên, trong lúc đồng nhi thài các bài thài tương ứng.

Bài Thài là một nét văn hóa đặc sắc của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đã được Quí Bậc Chức Sắc Thiên Phong và Quí Bậc Tiên Hiền gìn giữ truyền thống để truyền lưu hậu thế. 

Chúng tôi góp nhặt, hiệu đính và sắp xếp lại những Bài Thài để thế hệ sau hiểu, cảm nhận và biết ơn người xưa đã dày công giáo hóa.

Dù cố gắng nhưng không tránh được thiếu sót, kính mong quí bậc cao minh chỉ bảo.

Cẩn bút.

Đạo Lịch Cao Đài 97 (NHÂM DẦN)

 TÙNG THIÊN

TỪ BẠCH HẠC

____________________________________________________

NỘI DUNG

 • 13 Bài Thài Hiến Lễ trong Lễ Hội yến Diêu Tŕ Cung.

• Bài Thài Hiến Lễ Các Chức sắc Hiệp Thiên Đài.

 • Bài thài hiến lễ Chức Sắc Cửu Trùng Đài - Đầu Sư Nam Phái và Đầu Sư Nữ Phái.

• Bài Thài Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor-Hugo).

• Bài Thài Thánh Tổ.

• Bài Thài Hiến Lễ các vị  thờ nơi Báo Quôc Từ.

• Cúng Đáo Tế.

• Cúng Thần Đ́nh.

 • Bài Thài Hiến Lễ Hàng Thánh.

• Bài Thài Hiến Lễ Hàng Thiên Thần.

• Bài Thài Hiến Lễ Hàng Vong.

 

PHẦN MỘT

CÁC BÀI THÀI HIẾN LỄ TRONG LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀ CUNG

                              Description: https://1.bp.blogspot.com/-047-7MNODTg/XXzS8i-6wgI/AAAAAAAAWME/Vqu4ggBwK_4yDukH1boqQuz-cf11e0TzACLcBGAsYHQ/s640/001a.jpg

Bàn tiệc trong lễ Hội yến

 

Ư NGHĨA LỄ HỘI YẾN 

Hằng năm, vào đêm rằm Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch), tại Báo Ân Từ, Đền Thờ Đức Phật Mẫu trong Nội Ô Ṭa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh có tổ chức một buổi lễ long trọng gọi là Hội Yến Diêu Tŕ Cung. Cuộc Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung được tổ chức theo sự tích từ năm Ất Sửu (1925), khi chưa khai Đạo. Đức Chí Tôn lúc đó c̣n ẩn danh, chỉ xưng là Đấng A Ă Â, dạy ba ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, làm một cái tiệc chay đăi 10 Đấng vô h́nh ở Diêu Tŕ Cung.

Đức Hộ Pháp giảng về ư nghĩa Lễ Hội Yến tại Đền Thánh ngày 15-8 năm Kỷ Sửu (1949) như sau:

* ... Bần Đạo thừa dịp nên thuyết minh cho toàn cả con cái Đức Chí Tôn hiểu rơ cái huyền vi bí mật ấy, bởi có ảnh hưởng với cơ quan đạt đạo của chúng ta tại mặt thế này. Hơn nữa, Bần Đạo có phương tiện tỏ ra một đức tin dị thường nơi một Đấng yêu ái, một Đấng tạo Càn Khôn Vũ Trụ, Đấng tự hữu hằng hữu, Đấng quyền năng vô tận vô biên, cốt để cho con cái của Ngài thấu đáo cái thâm t́nh của Ngài đối với ta và đối với Ngài dường nào...

Toàn thể Thánh thể của Đức Chí Tôn là con cái của Ngài rán để ư cho lắm. Từ khi Đạo bị bế, Ngọc Hư Cung bác luật, Cực Lạc Thế Giới th́ đóng cửa, nên chúng sanh toàn cả Càn khôn Vũ trụ có tu mà thành rất ít, bởi phương pháp khó khăn lắm, muốn đạt pháp th́ không phải dễ.

Cổ pháp định cho các chơn hồn về nơi Diêu Tŕ Cung hưởng được Hội Yến Bàn Đào, tức nhiên hưởng được Hội Yến Diêu Tŕ, ăn được quả Đào Tiên, uống được Tiên tửu, mới nhập vô cảnh Thiêng liêng Hằng sống gọi là Nhập Tịch. Ôi thôi! Từ thử đến giờ có ai đặng hưởng, nếu có đặng hưởng th́ cũng một phần rất ít. Giờ phút này, Đức Chí Tôn quyết định tận độ con cái của Ngài, thay v́ Bí Pháp ấy độ con cái của Ngài về nơi Kim Bàn đặng hưởng đặc ân thiêng liêng của Đức Chí Tôn.

Đức Chí Tôn buộc Phật Mẫu phải đến tại thế gian này, để Bí Pháp Hội Yến Diêu Tŕ tại cửa Đạo này cho con cái của Ngài giải thoát. Ấy là Bí Pháp thiêng liêng, duy có tay Ngài (Đức Chí Tôn) định Pháp ấy mới đặng. Hôm nay là ngày Đức Phật Mẫu đem Bí Pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn Vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế này trong cửa Đạo mà thôi.

Hôm nay, ngày Lễ của Ngài mà cũng là ngày trọng hệ của Đạo, xin toàn cả con cái của Ngài nhớ và để nơi tâm ḿnh. Bởi thế, năm nào Bần Đạo cũng để ư Lễ của Ngài hơn hết. Từ tạo Thiên lập Địa đến giờ, chưa có ai hưởng được thời kỳ này. Ngài đến tại mặt Địa cầu 68 này đặng tận độ con cái của Ngài. Chúng ta phải chiêm ngưỡng ơn vô biên vô tận của Ngài. Chúng ta phải chiêm nghiệm lễ này để làm mật niệm cám ơn Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu. Ấy là Bí Pháp của chúng ta đó vậy”.

 

 Như thế, Đại lễ Hội Yến có nhiều ư nghĩa sâu xa:

·        Thể hiện t́nh thương yêu công bằng, vô hạn của Đức Mẹ đối với con cái. Đức Mẹ ban hồng ân Thiêng liêng cho con cái của Người

·        Hội Yến Diêu Tŕ Cung là ngày Phật Mẫu đem bí pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng, trong cửa Đạo Cao Đài này mà thôi.

·        Đây cũng là ngày tạo thành h́nh tướng hữu vi của tôn giáo Cao Đài.

Lễ Hội-Yến Diêu-Tŕ-Cung lần đầu tiên được tổ chức tại nhà Ông Cao-Quỳnh-Cư ở địa chỉ 134 đường Bourdais Sàig̣n, ngày 15-8 Ất-Sửu (dl 2-10-1925). Sau khi Đức Phật-Mẫu giáng cơ để lời cảm tạ ba vị là Cao Quỳnh-Cư, Phạm-Công-Tắc, Cao-Hoài-Sang th́ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên-Nương mỗi vị viết một bài kỷ-niệm buổi Hội-Yến Diêu-Tŕ-Cung lần đầu tiên ấy.

Mười bài thi nầy về sau được dùng làm 10 bài Thài hiến lễ Đức Phật-Mẫu và Cửu vị Tiên-Nương mỗi khi tổ chức Lễ Hội-Yến Diêu-Tŕ Cung vào ngày rằm tháng tám tại Ṭa Thánh Tây Ninh.

Trong Bàn "Hội-Yến Diêu-Tŕ-Cung" có cả ba vị Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng Sanh cùng tham dự nên sau này trong Lễ Hội-Yến Diêu-Tŕ Cung, đồng nhi thài thêm bài hiến lễ cho ba vị nữa.

Tổng cộng có tất cả 13 bài thài trong dịp lễ này. 

1. Bài Thài hiến lễ Đức Phật Mẫu

(Giọng Đảo Ngũ Cung)

Cửu kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên,

Thiên Thiên cửu phẩm đắc cao huyền;

Huyền hư tác thế Thần Tiên nữ.

Nữ hăo thiện căn đoạt cửu Thiên.

2. Bài Thài hiến lễ Nhứt Nương

        (ngâm giọng Động Đ́nh)

Hoa thu ủ như màu thẹn nguyệt,

Giữa thu ba e tuyết đông về;

Non sông trăi cánh tiên ḥe,

Mượn câu thi hứng vui đề chào nhau.

3. Bài Thài hiến lễ Nhị Nương

      (ngâm giọng Động Đ́nh)

Cẩm tú văn chương hà khách đạo,

Thi Thần tửu Thánh vấn thùy nhân;

Tuy mang lấy tiếng hồng quần,

Cảnh Tiên c̣n mến cơi trần anh thư.

4. Bài Thài hiến lễ Tam Nương

       (ngâm giọng Động Đ́nh)

Tuyến đức năng thành đạo,

Quăng trí đắc cao huyền;

Biển mê lắc lẽo con thuyền,

Chở che khách tục cửu tuyền ngăn sông.

5. Bài Thài hiến lễ Tứ Nương

       (ngâm giọng Động Đ́nh)

Gấm lót ngơ chưa vừa gót ngọc,

Vàng treo nhà ít học không ưa;

Đợi trông nho sĩ tài vừa,

Đằng giao khởi phụng khó ngừa Tiên thi.

6. Bài Thài hiến lễ Ngũ Nương

          (ngâm giọng Động Đ́nh)

Liễu yễu điệu c̣n ghen nét đẹp,

Tuyết trong ngần khó phép so thân;

Hiu hiu nhẹ gót phong trần,

Đài sen mấy lượt gió thần đưa hương.

7. Bài Thài hiến lễ Lục Nương

    (ngâm giọng Động Đ́nh)

Huệ ngào ngọt đưa hơi ṿ diệu,

Đứng tài ba chẳng thiếu tư phong;

Nương mây như thả cánh hồng,

Tiêu diêu phất phướng cơi ṭng đưa Tiên.

8. Bài Thài hiến lễ Thất Nương

       (ngâm giọng Động Đ́nh)

Lễ bái thường hành tâm đạo khởi,

Nhân từ tái thế tử vô ưu;

Ngày xuân gọi thế hăo cừu,

Trăm duyên phước tục khó bù buồn Tiên.

9. Bài Thài hiến lễ Bát Nương

        (ngâm giọng Động Đ́nh)

Hồ Hớn Hoa Sen trắng nở ngày,

Càng gần hơi đẹp lại càng say;

Trêu trăng hằng thói dấu mày,

Cợt mây tranh chức Phật đài thêm hoa.

10. Bài Thài hiến lễ Cửu Nương

          (ngâm giọng Động Đ́nh)

Khiết sạch duyên trần ven giữ,

Bạc Liêu ngôi cũ c̣n lời;

Chính chuyên buồn chẳng trọn đời,

Thương người noi Đạo Phật Trời cũng thương.

* Những chữ in đậm trong các bài thài trên là tên của Cửu vị Nữ Phật trong một kiếp đầu thai ở Việt nam.

11. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959)

        Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Đă trót ba năm xứ người,

Đem thân đổi lấy phút vui tươi;

Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,

Tuổi đă bảy mươi cũng đủ rồi.

Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,

Buồn nh́n cội Đạo luống chơi vơi,

Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp,

điểm non sông Đạo lẫn đời.

*Đức Hộ-Pháp giáng ban cho bài thi này ba ngày sau khi triều thiên vào ngày 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi (20-05-1959), do hai vị Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải Bùi Quang Cao pḥ loan. Bài thi nầy được dùng thài hiến lễ Đức Ngài trong Lễ Hội Yến hằng năm vào Rằm Tháng Tám và ngày Ngài triều thiên mùng Mười tháng Tư âm lịch.

12. Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư (1888-1929).

Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Ngảnh lại mà đau cảnh đoạn tràng,

Cơi Thiên mừng đặng dứt dây oan;

Nợ trần đă trả ḷng son sắc,

Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.

Cởi tấm chơn thành ḷa nhựt nguyệt,

Phơi gan chí sĩ nhuộm giang san;

Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,

Để mắt xanh coi nước khải hoàn.

*Đức Cao Thượng Phẩm giáng ban cho hai bài thi khi di Liên Đài của Ngài ra Bửu Tháp ngày 13-04-1929 (04-03-Kỷ Tỵ). Bài thi này được dùng làm bài thài hiến lễ Đức Cao Thượng Phẩm.

13. Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang (1901-1971).

        Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền,

Nguyện đem thi thố tấm trung kiên;

Độ đời quyết lánh ṿng danh lợi,

Trau chí t́m noi bậc Thánh Hiền.

Từ ái làm nền an thổ vơ,

Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên;

Những mong huệ trạch trên nhuần gội,

Sứ mạng làm xong giữ trọn nguyền.

*Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang giáng cơ tại Cung Đạo Đền Thánh hồi 20 giờ 20 phút, đêm 27-03-Tân Hợi (22-04-1971) và dạy:  Bần đạo không có điều ǵ hay hơn là bài thi đă cho lúc Bần đạo tái thủ phận sự, nhưng xin sửa lại hai câu đầu như vầy: “Từ lúc đưa tay nắm Đạo quyền, Nguyện đem thi thố tấm trung kiên”. Kỳ dư đều để y như cũ. Bần đạo c̣n rất nhiều Đạo sự không tiện ở lâu. Xin kiếu. Thăng”.

Bài nguyên gốc lúc sanh tiền ngày 16-07-1970 (14-06-Canh Tuất) như sau:

Hội Thánh mới giao nắm Đạo quyền,

Mười ba năm một dạ trung kiên;

Độ đời quyết lánh ṿng danh lợi,

Trau chí t́m noi bậc Thánh Hiền.

Từ ái làm nền an thổ vơ,

Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên;

Những mong huệ trạch trên nhuần gội,

Sứ mạng làm xong giữ trọn nguyền.

 ____________________________

 

                                                     
 
PHẦN HAI

NHỮNG BÀI THÀI HIẾN LỄ & TẾ ĐIỆN CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI

                        Description: D:\DSCF0868.JPG

                         H. Cơ quan Hiệp Thiên Đài

Hiệp Thiên Đài gồm có ba chi: chi Đạo, chi Pháp, chi Thế.

-Đức Thượng Phẩm đứng đầu chi Đạo. Dưới quyền Ngài có bốn vị: Khai Đạo, Hiến Đạo, Tiếp Đạo, Bảo Đạo.

-Đức Hộ Pháp đứng đầu chi Pháp. Dưới quyền Ngài có bốn vị: Khai Pháp, Hiến Pháp, Tiếp Pháp, Bảo Pháp.

-Đức Thượng Sanh đứng đầu chi Thế. Dưới quyền Ngài có bốn vị: Khai Thế, Hiến Thế, Tiếp Thế, Bảo Thế.

12 vị này được gọi là Thập nhị Thời Quân.

THẬP NHỊ THỜI QUÂN (Thài chung Bài này)

Tướng Soái Thời Quân đă đạt thành,
Công tŕnh lập Đạo sử nêu danh;
Ngàn năm để tiếng đời ca tụng,
Không hổ mặt mày với sử xanh.

1.Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đăi (1901-1976)

             Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Khai mở Cao Đài độ chúng sanh,

Đạo mầu giải thoát giống dân lành;

Chơn truyền cố vẹn Đạo nhà vững,

Quân chủ dân quyền dứt chiến tranh.

Khai Đạo Phạm Tấn Đăi

 

*Ngài Khai Đạo Phạm Tấn Đăi đăng Tiên lúc 9 giờ 10 phút tối ngày 19-03-1976

(19-02-Bính Th́n), th́ ngay hôm sau, ngày 20-03-1976 (20-02-Bính Th́n), Ngài giáng cơ dạy đạo như sau: “Xin chào Bảo Đạo, Đầu Sư, chư Chức sắc Nam Nữ có mặt nơi đây. Bần tăng được lịnh về gấp, các bạn chớ thắc mắc về sự qui Tiên gấp của Bần tăng, bởi có  lịnh Ngọc Hư... . Đức Hộ Pháp căn dặn chư Thời Quân c̣n tại thế cố bảo thủ Chơn truyền và Đạo pháp v́ chư Chức sắc Lưỡng Đài hành đạo ngoài lời dạy của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng liêng từ ngày Khai Đạo, vi phạm Thiên điều, bị Thần Thánh lánh xa không ủng hộ, bằng cớ cho Kim Quang Sứ ra lịnh Quỉ Vương cám dỗ và thâu làm môn đệ là khác. Chừng ấy công nghiệp khổ hạnh của chư Chức sắc đều bị phế bỏ hết.

Vậy Bảo Đạo Hiền huynh cần mạnh dạn nhắc nhở Chức sắc Hiệp Thiên Đài cố ǵn giữ luật pháp, đó là đặc ân đối với Chức sắc Nam Nữ chớ có ǵ e ngại! Đức Hộ Pháp dặn Bảo Đạo và Hiến Đạo cố d́u dẫn Hội Thánh Phước Thiện  và bắt buộc họ phải thi hành Phước Thiện theo Đạo luật đă ấn định. Nếu sai lạc chủ nghĩa phước thiện là chư Chức sắc Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng phế vong trách nhiệm, bị Thiên điều trừng trị mà c̣n bị án bất tuân lịnh của Đức Hộ Pháp mà chớ. Bần tăng bảo rằng, chúng cố thực hành cho chính chắn, sau nầy sẽ thấy thành công mỹ măn mà cũng chính Đức Hộ Pháp tuyên dương công nghiệp tại Ngọc Hư Cung đó. Về bài thài, đợi Bần tăng thương lượng rồi sẽ gởi.” 

Ngay sau đó, Phối Thánh Đỗ Quang Hiển giáng cơ viết: “Thánh Hiển, Xin chào chư Hiền huynh Bảo Đạo, Ngọc Đầu Sư, chư Chức sắc Nam Nữ Lưỡng Đài. Tệ Thánh vâng lịnh Hiền huynh Khai Đạo đem 4 câu thài sau đây (bài trên)”.

2. Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng (1897-1958)

           Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Cổi xác phàm vui lại cảnh Tiên,

Độ sanh phỉ hiệp tạo nên giềng;

Tuồng đời dầu chẵng tṛn nhơn nghĩa,

Nợ Đạo rồi xong gát bút nghiên.

Cơi thanh nhàn xem tranh đảnh túy,

Chơn mây ngẩn chạnh bạn rừng Thiền;

Từ đây dạo khắp Trời non nước,

Nâng giúp quần sanh hưởng huệ duyên.

*Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng quy Tiên ngày 23-05-Mậu Tuất (09-07-1958), hưởng thọ 62 tuổi. Sau khi qui vị, Ngài giáng cơ cho bài thài hiến lễ Ngài.

3. Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi (1897-1976)

             Bài Thài Hiến Lễ Chung

Tướng soái Thời Quân đă đạt thành,

Công tŕnh lập Đạo sử nêu danh;

Ngàn năm để tiếng đời ca tụng,

Không hổ mặt mày với kiếp sanh.

*Ngài Hiến-Đạo Phạm Văn Tươi đăng Tiên tại tư gia ở Quận 5, Sài G̣n, lúc 23 giờ đêm 06-05-1976 (08-04-Bính Th́n), hưởng thọ 80 tuổi. Ngài di chúc cho con cái an táng Ngài tại quê nhà ở xă Qui Đức, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. V́ t́nh h́nh Đạo Sự năm 1976 có nhiều khó khăn, nên Hội-Thánh cũng tuân theo di chúc của Ngài. Hội-Thánh cử Ngài Bảo-Đạo Hồ-Tấn-Khoa đại diện tới gia đ́nh của Ngài Hiến-Đạo, đọc bài Điếu văn tuyên dương Công-nghiệp của Ngài đối với Đạo và chia buồn cùng tang quyến.

4. Ngài Bảo Đạo Ca Minh Chương (1874-1928)

             Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Thủ phận rước hồn kíp phục hồi,
Gạn công tính quả định theo ngôi;
Sạch trong tâm tánh lo trau trước,
Cân tạo song bằng chẳng để lơi.

* Bài này do chính Ngài giáng cho sau khi mất.

5. Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa (1888-1954)

              Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Đă chán công danh dưới phép người,

Đem thân cửa Phạm để nên nơi;

Lóng chuông Bạch Ngọc hồi hồn tục,

Nghe trống Lôi Âm tỉnh mộng đời.

Nắm pháp Thiêng Liêng d́u Thánh Vị,

Cầm cân công lư giữ ngôi Trời;

Dẫu chưa trọn nghĩa Thiên Thơ định

Giác ngộ vui theo cũng kịp thời.

* Ngài Khai-Pháp Trần Duy Nghĩa đăng Tiên lúc 5 giờ sáng ngày 22-01-Giáp Ngọ

(24-02-1954) hưởng thọ 67 tuổi; Sau khi mất, Ngài có giáng cơ cho bài thi để hiến lễ cho Ngài. Tại Báo Ân Đường Kim Biên (Nam Vang), đêm 15-8-Bính Thân (dl 19-9-1956),  Ngài Khai Pháp giáng cơ cho bài Thi trên để thay bài cũ.

6. Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức (1890- 1975)

             Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Hữu Đức mừng nay đă gặp Thầy,

Chẳng c̣n ao ước cái không hay;

Mừng nay gặp Đạo ḷng mong muốn,

Chí quyết cùng nhau đă hiệp vầy.

                      Minh Nghĩa Tiên Ông (1925)

*Minh Nghĩa Tiên Ông giáng xây bàn cho bài thi năm 1925, được dùng làm Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện cho Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức.

7. Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng (1893-1965)

               Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Tiếp điển Trời ban độ chúng sanh,

Pháp luân thuần chuyển rạng Thiên Đ́nh.

Chơn như đắc vị nhàn Tiên Cảnh,

Quân Thánh Thần minh kiến Đạo thành.

*Ngài Tiếp-Pháp Trương-Văn-Tràng đăng Tiên lúc 5 giờ chiều ngày 16-02-1965

(15-01-Ất Tỵ) hưởng thọ 73 tuổi. Ngài giáng cơ ban cho bài thi dùng làm Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện vào  đêm ngày 17-2-1965 (16-01-Ất Tỵ).

8. Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu (1892-1961)

         Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện trong mấy năm đầu sau khi mất

Nhà Phật hôm nay giữ Đạo mầu,
Phiền ba ngảnh lại có vui đâu;
Tẻ đường phi thị, noi đường tịnh,
T́m cửa từ bi, lánh cửa hầu.
Xác thịt trải qua miền gió bụi,
Nắm xương nhờ gởi bóng tang du;
Lửa ḷng vụt tắt từ đây vẫn,
Giọt nước nhành dương gội tấm sầu.

Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện sau này được Ngài thay đổi như sau:

Tô điểm non sông ngọn bút thần,

Cho đời lẫn Đạo hưởng Thiên Ân;

Cho mầm son trẻ sương đầm thấm,

Cho cơi già nua mốc gội nhuần.

Cho cảnh thanh b́nh về sớm sớm,

Cho ḷng yêu ái nhẹ lâng lâng;

Cho t́nh huynh đệ se săng mối,

Cho khách năm châu bốn bể gần.

*Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu đăng Tiên lúc 16 giờ 50 phút ngày 16-10-1961

(07-09-Tân Sửu) tại tư gia đường Ngô Tùng Châu, Gia Định, hưởng thọ 70 tuổi.

Sau khi quy tiên, Ngài Bảo Pháp giáng cơ cho bài thi dùng làm bài thài tế lễ Ngài.

9. Ngài Khai Thế Thái Văn Thâu (1899-1981)

           Bài Thài Hiến Lễ Chung

Tướng soái Thời Quân đă đạt thành,

Công tŕnh lập Đạo sử nêu danh;

Ngàn năm để tiếng đời ca tụng,

Không hổ mặt mày với kiếp sanh.

* Ngài Khai Thế Thái văn Thâu đăng Tiên tại tư gia ở xă Qui Đức, quận Cần Giuộc

vào ngày mùng 02-06-Tân Dậu (03-07-1981), lúc 5 giờ 30 phút chiều, hưởng thọ 83 tuổi.

 Đại diện của Hội Thánh và Ban Cai Quản Thánh Thất Cần Giuộc hay tin, liền đến nơi lo tổ chức Lễ An táng cho Ngài rất trọng thể tại Xă Qui Đức. V́ hoàn cảnh của Đạo lúc bấy giờ đang hồi biến chuyển rất khó khăn, Hội Thánh và các cơ Đạo bị giải thể, bị ngưng Cơ bút và  không thể đưa về Ṭa Thánh Tây Ninh hành Lễ Đạo Táng, nên đành mai táng tại phần đất riêng của gia đ́nh, xă Qui Đức nói trên.

10. Ngài Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh (1894-1970)

              Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Hiến ḿnh cho Đạo buổi sơ khai,

Thế cứu vần xoay dạ chẳng nài;

Chơn chánh quyết tâm lo lập đức,

Quân thần vẹn nghĩa cảm bi ai.

*Ngài Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh quy Tiên ngày 20-02-1970 (15-01-Canh Tuất), hưởng thọ 77 tuổi; và cho bài thi này để hành Lễ Tế Điện tại Báo Ân Từ nhân ngày Tiểu Tường ngày 01-11-Canh Tuất (29-11-1970) và Đại Tường ngày 10-09-Tân Hợi (28-10-1971)

11. Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước (1895- 1975)

            Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Bảo trọng vạn linh hiệp Chí Linh

Thế nguy chuyển loạn lập ḥa b́nh;

Cứu đời mộ Đạo kinh luân sẵn,

Nước Việt trông chờ sách cứu tinh.

Nguyên vào năm 1960, Đức Phạm Hộ-Pháp giáng cơ tại Giáo-Tông Đường, có khen

Ngài Bảo-Thế bằng bài thơ khoán thủ: “Bảo-Thế Cứu Nước”. Sau khi Ngài Bảo Thế mất, bài này được chọn làm bài Thài hiến lễ. 

Đây là trường hợp đặc biêt nhứt mà trong 12 vị Thời Quân chưa một ai được như vậy.

12. Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh (1903- 1945?)

* Trong năm 1925 nghe tin nhà ông Cao Quỳnh Cư cầu cơ thỉnh được Tiên, về cho thi hay lắm. V́ là nhà báo, ông muốn làm một thiên phóng sự đặc biệt về Cơ Bút. Một hôm, Ngài cùng ông Phạm Minh Kiên đến viếng ông Cư, đang lúc có Đấng AĂÂ giáng. Ông Cư xin cho hai ông mỗi người một bài thi để kỷ-niệm.

Đấng A.Ă.Â. gơ cơ đáp: Để Bần Đạo cho chung hai người một bài thi mà thôi:

Một viết một thân giữa diễn đàn,
Bằng xua trước giặc vạn binh lang;
Đạo đời ví biết đời là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở mang.

Khi Khai Đạo ở G̣ Kén ngày 15-10 năm Bính Dần. (dl:19-11-1926), Ngài đắc phong Tiếp Thế.

Năm 1934 Ngài được đi hành đạo Bắc Việt. Trong t́nh trạng xáo trộn của đất nước năm 1945, Ngài bị bọn xấu đưa từ Sài g̣n lên Đà Lạt rồi mất tích luôn. Lúc này Ngài được 43 tuổi.   Không có Bài Thài hiến lễ và cũng không có ngày kỷ niệm.

13.Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu (1884-1958)

            Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

Tuồng đời mộng ảo có chi mong,

Giành giựt càng thêm lắm bụi hồng;

Phú quí dường mây treo trước gió,

Lợi danh như bọt nổi trên ḍng.

Gặp cơn nước đỗ giông tuông đến

Là buổi mây tan bọt há c̣n;

Sao bẳng lánh ḿnh xa bến tục,

Lần theo chơn Đạo bước thong dong.

*Ngài Bảo Văn Pháp Quân đăng Tiên vào ngày mùng 04-09-Mậu Tuất (16-10-1958), tại Văn pḥng Trung Tông Đạo, trong Nội Ô Ṭa Thánh, hưởng thọ 75 tuổi. Bài thi Ngụ Đời của Ngài lúc sanh tiền được làm Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện sau khi mất.

* Trong chi Thế của Hiệp Thiên Đài, có thêm phẩm Thập nhị Bảo Quân

 

Thập nhị Bảo Quân là 12 vị Bảo Quân do Đức Chí Tôn lập nên, tạo thành Hàn Lâm Viện của Đạo Cao Đài. Khi thỉnh giáo về Thập nhị Bảo Quân, Đức Phạm Hộ Pháp có lời phê giảng giải như sau:

Toàn thể Bảo Quân là Hàn Lâm Viện. Mỗi vị có sở thức sở năng, ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như Bảo Huyền Linh Quân, nghĩa là Thần linh hồn, khác với Bảo Học Quân thuộc về nhân văn, khoa học.

1. Bảo Huyền Linh Quân

2. Bảo Thiên Văn Quân

3. Bảo Địa Lư Quân

4. Bảo Học Quân

5. Bảo Cô Quân

6. Bảo Phong Hóa Quân/ Bảo Sĩ Quân

7. Bảo Y Quân

8. Bảo Học Quân

9. Bảo Văn Pháp Quân

10. Bảo Nông Quân

11. Bảo Công Quân

12.  Bảo Thương Quân

Ghi chú: Trong quyển Chánh trị đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, phẩm “Bảo Phong Hóa Quân” được thay bằng phẩm "Bảo Sĩ Quân". Như thế là đủ 4 vị Bảo Quân: Sĩ, Nông, Công, Thương. Phẩm vị Thập nhị Bảo Quân do Đức Chí Tôn hay Quyền thiêng liêng giáng cơ phong thưởng, giống như Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài, chớ không do cầu phong cầu thăng hay công cử. Trong 12 vị Bảo Quân, riêng ngài Bảo Văn Pháp Quân mới có bài thài.

Mười hai vị này đối phẩm Phối sư với bên Cửu Trùng đài; chịu sự chưởng quản bởi Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp.

 _____________________________

 PHẦN BA      

NHỮNG BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CHỨC SẮC CỬU TRÙNG ĐÀI.

                 

                                             H. ĐỨC HỘ PHÁP và chức sắc Cửu Trùng Đài (internet)

1. Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung (1876-1934)

           Bài Thài Hiến Lễ

Càn khôn quen thú phước Linh Tiêu,

Thấy khổ trần gian nghịch Thánh Điều;

Mượn xác phàm, rêu cây phất chủ,

Nương tạo, xủ phướng Tiêu Diêu.

Bầu linh khổ hải đưa xiêu cạn,

Gậy sắt nhơn sanh chóng dắt d́u;

Muôn dậm cửa Tiên chừa bước tục,

Cởi lao trở gót ruột trăm chiều.

*Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung đăng Tiên hồi 3 giờ chiều ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934) tại Giáo Tông Đường, Ṭa Thánh Tây Ninh, hưởng thọ 59 tuổi. Ngài giáng cơ ban thi tại Hộ Pháp Đường ngày 23-02-1947 (03-02-Đinh Hợi) để dùng làm bài Thài Hiến Lễ Đức Ngài.

2. Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ 1873-1950)

            Bài Thài Hiến Lễ

Tu thân giáo hoá chỉnh đời thanh,
Đồng chúc lê dân hưởng phước lành;
Cơi tục cầu an Kinh tụng niệm,
Lời truyền nguyện thấu đến Cao Xanh.
Mưa nhuần gió thuận Nghiêu Thang tịnh,
Nắng tốt tuyết hoà Thuấn Vơ thanh;
Đồng hưởng đời đời câu thạnh trị,
Tiêu diêu khoái lạc chí hùng anh.

3. Ngài Đầu Sư Thái Bộ Thanh ( 1891-1976)

            Bài Thài Hiến Lễ

Giáo Tông ban chức Thái Đầu Sư, 
Lao khổ bao nhiêu cũng chẳng từ;
Lục bá tam thiên công quả măn,
Nhứt thời đắc Pháp ngộ Chân Như.

4. Ngài Đầu Sư Thượng Sáng Thanh (1888- 1980)

            Bài Thài Hiến Lễ

Sáng đèn cánh bướm phải tiêu tàn,

Phải biết gần quan mới hiểu quan.

Thinh thế mượn con tua trả lại,

Thủ chơn danh noi Đạo tiên đàng.

* Ngài quy Tiên lúc 11 giờ 30 phút khuya đêm mùng 8 rạng mùng 9 tháng Giêng năm Canh Thân (24-02-1980) nhằm ngày vía Đức Chí Tôn. Ngài Đầu Sư Thượng Sáng Thanh nhẹ

nhàng viên tịch, hưởng thọ 93 tuổi. Bài Thi Thầy ban cho từ ngày 20-12-1926  được dùng

 làm Bài Thài Hiến Lễ Ngài.

5. Ngài Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh (1906-1985)

            Bài Thài Hiến Lễ

Từ thuở chung vai gánh Đạo quyền,

Đầu Sư Phái Ngọc thọ ân Thiên;

Xả thân hành hóa ǵn chung thủy,

Bủa đức d́u nhân vẹn chí nguyền.

Khổ hạnh từng cam cơn gió ngược,

Gian lao lắm chịu buổi chinh nghiêng;

Qua bao thử thách ḷng không nản,

Xông lướt sông mê vững lái thuyền.

*Ngài Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh đăng Tiên lúc 12giờ 30 khuya đêm 12-09-Ất Sửu (25-10-1985), hưởng thọ 90 tuổi. Ngài giáng chọn bài thi “Tự Thán” này làm Bài Thài Hiến Lễ Ngài .

6. Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh (1874- 1937)

           Bài Thài Hiến Lễ

Đầy giỏ Hoa lam chất ái-t́nh,

Y theo mặt Luật của khuôn linh;

Thử căn linh thể nơi phàm tục,

Mới hưởng hồng-ân chốn Ngọc đ́nh.

Nam-Hải là bờ ao Thất Bửu,

Tây-Ninh nền Tổ quán Tam Thanh;

Thuyền Từ trở lại ĺa sông Lệ,

Nhớ Bạn chơn mây gởi tấc thành.

* Bà Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh giáng ban cho bài thi dùng làm Bài Thài Hiến Tế Bà sau khi quy Tiên ngày 8 tháng 4 năm Đinh Sửu (17-05-1937), thọ 63 tuổi.. . Sau khi mất,  Bà được Đức Chí-Tôn ân-phong  phẩm Đầu Sư. Bà là vị Nữ Đầu-Sư đầu tiên của nền Đại-Đạo.

Bà là ngươn linh của Long Nữ theo hầu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi xuống thế gian, Bà có tên là Lâm Ngọc Thanh, sanh trưởng tại làng Trung Tính, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Dưới đây là trích đoạn do chính tay Bà viết về duyên gặp gỡ và hành đạo của Bà.

“Nhờ Thiêng-liêng dùng huyền diệu, v́ trước khi Tôi chưa nhập môn, khiến cho Tôi qui y Phật giáo, Thầy Tôi là ông Hoà-Thượng chùa Giác-Hải. Tôi và ông Huyện Thơ cúng một số tiền to để xây dựng chùa Từ-Lâm-Tự (G̣-kén Tây-ninh). Mỗi năm hai Tôi xuống Chùa G̣-kén thường lắm. Nơi đây là hồi chưa mở Đạo, nhờ cớ ấy được gieo cảm t́nh Thầy tṛ nghĩa nặng như phụ tử t́nh thâm, nên vâng lịnh Đức Chí-Tôn họp với Chức sắc Đại Thiên phong Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài, Tôi chung lưng đâu cật với Hội-Thánh khai mở Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ tại tỉnh Tây-ninh, v́ thế mà hai Tôi mượn Chùa G̣-kén rất dễ-dàng. Thầy Tôi ưng thuận cho mượn, thành thử thiêng liêng đă sắp đặt trước nên tôi mới có sẵn một ngôi Chùa Từ-Lâm-Tự đặng đúng ngày giờ của Đức Chí-Tôn khai Đạo năm Bính-Dần (1926). V́ Chí-Tôn tiền định trước mười ngàn năm, nên Thầy có cho bài thi:

Từ đây ṇi giống chẳng chia ba.
Thầy hiệp các con lại một nhà,
Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,
Chủ quyền chơn Đạo một ḿnh TA.

Nhờ bài thơ của Đức Chí-Tôn trên đây, Tôi chung lo với Anh Cả Thượng Đầu-Sư Thượng Trung Nhựt cùng Đức Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh mà đi phổ độ cùng lục tỉnh. Việc phổ độ miền Hậu-giang lối tháng 9 năm Bính Dần đặng cho kịp ngày 14 tháng 10 năm Bính-Dần mở Đạo tại Chùa Từ-Lâm-Tự (G̣-kén Tây-ninh). Ông Huyện Thơ và tôi xuất tiền nhà ra lên cốt chư Phật, đủ Ngũ Chi, Tam Trấn, Tam giáo tức là Đức Phật Tổ, Đức Lăo-Tử và Đức Khổng-Tử.

Mở Đạo tại chùa Từ-Lâm-Tự ba tháng th́ ông Hoà-Thượng chùa Giác-Hải đ̣i chùa lại, th́ hai Tôi (Huyện Thơ) cho Hội-Thánh mượn số tiền 24.000 đồng (hai mươi bốn ngàn đồng) mua đất đặng dời chùa, thỉnh cốt chư Phật về bên đất mới mua (mua đất của ông Kiểm lâm người Pháp). Bởi v́ lúc mới phôi thai Hội-Thánh chưa có tiền nên mượn của hai Tôi. Mua đất xong rồi Tôi lên xuống thường, không ở luôn nơi đây được v́ lo xă giao với Chánh phủ Pháp đặng để cậy nhờ họ.

Buổi ban sơ khai Đạo (thời Pháp thuộc) Đạo gặp biết bao cảnh gay-go thống khổ cũng v́ việc Đạo Đời chưa tương đắc. Chánh phủ Pháp để dạ nghi nan, hăm doạ đủ điều. Tôi làm đơn xin ngay với chánh phủ Pháp, Tôi đứng bảo lănh trách nhiệm, Tôi hứa và Tôi nh́n-nhận Đạo Cao-Đài là chánh tông chấn hưng Phật giáo, Tôi nói trước mặt Chánh phủ Pháp rằng: Tất cả Đạo Cao-Đài là bậc chơn tu, không biết làm sái luật chánh phủ, thật là người tu-hành đạo-đức, cả thảy đều có ḷng bác-ái, không sát sanh hại vật, chỉ biết tu, ăn chay làm lành mà thôi, th́ chánh phủ Pháp cho mở cửa Thánh-Thất được yên ổn mà sự cúng kiếng cũng được đông đảo tự do...

Nhắc việc cất Tổ-Đ́nh:

Khi trả chùa G̣-Kén lại cho Hoà-Thượng Như Nhăn rồi, Hội-Thánh dọn về đất mới mua, ngày nay là Thánh Địa. Dời chùa thỉnh cốt Phật cũng là khó-khăn hết mức. Chính phủ cứ theo ŕnh ṃ, làm khổ sở cho Đức Cao Thượng-Phẩm, v́ cớ mà bổn Đạo quá sợ, ít ai dám tụ họp đông. Khách lai rai, có ít người đến Cúng thôi. Cũng v́ cớ mà eo-hẹp tài chánh, nên tạo phát một ngôi chùa tạm lợp bằng tranh, đốn cây trong rừng làm cột. Tranh th́ vô rừng cắt khỏi tốn tiền, cắt dây cổ rùa đem về làm lạt. Tuy là chùa tranh, cây gỗ mặc dầu cũng chịu đựng được mười năm dư. Trong lúc này Đức Cao Thượng-Phẩm đă qui Tiên, năm 1929.

Khởi đầu đúc nền Toà-Thánh ngày mùng 1 tháng 11 năm Bính-Tư (1936). C̣n Đức Hộ-Pháp th́ Ngài xuống Vũng-Liêm thương lượng với Bà rằng: Chùa lợp tranh hư dột, mối ăn, cây hư hết, nên Đức Hộ-Pháp tính cất chùa cho chắc, làm bằng xi-măng, cốt sắt cho được vĩnh-viễn (Hoạ đồ Đức Lư đă vẽ sẵn, coi theo hoạ đồ của Đức Lư mà cất)”.

Việc kiến thiết Tổ Đ́nh lại cho chắc chắn bằng xi măng cốt sắt ước lượng trên 20.000 đồng. Măi đến năm 1936, Đức Hộ Pháp định khởi xây cất Ṭa Thánh th́ nơi tủ Hộ Viện chỉ c̣n vỏn vẹn 1 đồng rưởi. Bà đă giúp một số tiền lớn vào thời đó để khởi công đào móng xây cất. Ông Bà lại bỏ tiền ra mua miếng đất giáp với nội ô Ṭa Thánh để tạo cảnh “Cực Lạc Vô Vi Cảnh Giới” đối với Tổ Đ́nh.

Ngày bà thăng phẩm Chánh Phối Sư, 9 tháng 3 Kỷ Tỵ (18 Avril 1929) thọ phong nơi Đức Lư Giáo Tông.

Năm Đinh Sửu, Đức Hộ Pháp và Hội Thánh đi Kiêm Biên, giao cho Bà lo ngoại giao những nơi làm khó dễ. Bà đi hầu ṭa về rồi kế Bà lâm bịnh và qui vị ngày 8 tháng 4 năm Đinh Sửu (3-6-1937).

Ngày thăng phẩm Đầu Sư, 25-4 Đinh Sửu (3 Juin 1937) do quyền Chí Tôn ban cho Bà Lâm Hương Thanh. Bà qui vị rồi được Đức Chí Tôn ân tứ phẩm Đầu Sư Phái Nữ.

Bà là người đại công với nền Đạo của Chí Tôn. Bà c̣n là người chị cả, d́u dẫn đàn em. Sở hành của Bà đáng để cho Nữ Phái soi gương. Nghĩa cử ấy Hội Thánh hằng năm làm lễ kỷ niệm Bà trọng thể, lại c̣n tạc tượng Bà tại mặt tiền Đền Thánh lưu truyền đến ngàn sau.

 

7. Nữ Đầu-Sư Nguyễn Hương-Hiếu (1886- 1971)

Lúc sinh thời Bà đă tự tay viết Tiểu sử cho ḿnh, hầu phút qui Thiên dùng làm bài Tế điện:

           Bài Thài Hiến Lễ

Tu hành gắng chí lập dày công,
Đến buổi chung qui hưởng phước hồng;
Cửa Đạo gay-go trường khổ hạnh,
Đường Tiên nhàn rỗi bước thong dong. 
Lợi danh ví muốn cho đầy đủ,
Tội-lỗi càng thêm nỗi chất chồng;
Cuộc thế chẳng qua tṛ mộng ảo,
Ngày về nhắm mắt nắm tay không!

* Năm 21 tuổi, bà Hiếu kết duyên cùng Ông Cao-Quỳnh-Cư (Sau là Thượng-Phẩm Đạo Cao-Đài) ở làng Hiệp-ninh Tây ninh. Năm 23 tuổi, sinh một trai là Cao-Quỳnh-An. Năm 1925 hai Ông Bà chung sống ở đường Bourdais số 184 Sài-g̣n, (hiện là đường Calmette). Khi ngài Cao-Quỳnh-Cư, ngài Phạm Công Tắc, ngài Cao Hoài Sang cùng nhau xây bàn để t́m hiểu thế giới vô h́nh th́ được các Đấng Thiêng liêng dẫn dắt. Đức Chí-Tôn giáng khai cơ mở Đạo tại tư gia của Ông Bà trước tiên.

Bà là Nữ thơ kư đầu tiên về việc chép Thánh giáo Cao-Đài. Ngày khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nhằm ngày 14 tháng 10 năm Bính-Dần tại Chùa Từ-Lâm-Tự, G̣-Kén, Tây-Ninh. Cả thảy Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài, Cửu-Trùng Đài đều về Chùa G̣-Kén, Bà đồng đi một lượt để làm công quả, ban ngày lo tiếp đăi Chức-sắc, bổn đạo và quan khách ngoài đời, v́ lúc sơ khai, không có công quả hiến thân, nên Bà lo đi chợ nấu nướng đăi ăn, 5 giờ chiều là lo viết sớ cho Nữ-phái Nhập môn, dạy 5 câu nguyện cho thuộc, đến giờ Tư tiến dẫn nhập môn vào hầu Đức Lư Giáo-Tông. V́ buổi khai đạo chưa có Đồng-nhi, Bà phải làm Đồng nhi đọc kinh cúng Tứ thời và đọc kinh mỗi khi cầu Cơ. Suốt 3 tháng, mỗi đêm đều như vậy. Bà c̣n may Thiên phục cho Chức sắc, Chức việc tại Chùa G̣ Kén.

Qua ngày 14 tháng Giêng Đinh Măo (dl 15-2-1927), Bà thọ phong Giáo-Sư Nữ-phái do đàn cơ Phong Thánh kỳ I. Ngày 16-11-Canh Dần (1950), Bà được thăng phẩm Chánh Phối-Sư, chưởng quản Lại Viện, Lễ Viện và Ḥa Viện Nữ phái. Bà hành quyền Chánh Phối Sư trong 18 năm, cho tới ngày 20-10 Mậu-Thân (dl 9-12-1968), Đức Lư Nhứt Trấn Oai Nghiêm ban ân huệ cho Bà lên Nữ Đầu-Sư chánh vị.

Ngày 11-05 nhuần Tân Hợi (dl 02-7-1971) Bà đăng Tiên tại Ṭa Thánh, hưởng thọ 85 tuổi. Trên đường lập vị, Bà Nguyễn Hương Hiếu là Chức sắc Nữ phái duy nhất đă đạt tới phẩm vị tối cao với một công nghiệp có thể nói là phi thường và một tinh thần phục vụ đáng kính phục.

8. Nữ Đầu-Sư Hồ Hương-Lự (1878- 1972)

Phút đăng Tiên của Bà được Hội-Thánh thiết đàn cầu Cơ. Bà Bát Nương giáng cho Bài thài để tế điện. Bà là vị Nữ Đầu sư Hàm phong v́ tuổi Bà đă gần tṛn thế kỷ. Bà là mẹ của Đức Thượng Sanh và Ngài Cao Tiếp Đạo.

           Bài thài hiến lễ

HƯƠNG thơm ngào-ngạt Đạo Kỳ ba,
LỰ tỉnh hồng quần Thánh đức ca.
NƯƠNG bóng Từ-bi d́u chủng tộc,
NƯƠNG Cơ thoát tục thức con nhà.

 

Phụ lục về Bà Hương Thanh và Ngài Thái Thơ Thanh

Ngài Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh xuất tiền ra khai thác một sở rừng hoang để xây dựng Cực Lạc Cảnh (Địa chỉ: Ấp Hiệp Long, Xă Hiệp Tân, Huyện Hoà Thành, Tây Ninh). Ngài  có ư muốn qui tụ các tăng ni Phật giáo qui hiệp về đây tu hành theo Tân pháp Đạo Cao Đài, nên lập ra nhiều cảnh như: Quan Âm Các, Long Nữ Điện, Tây Vức Tŕ, đặt tên các con đường là: Phước Đức Cù, Di-Lạc Đạo. Tuy là cảnh tạm nơi cơi trần mà nghe qua như là cảnh Phật nơi cơi Cực Lạc Thế Giới.

Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài Thái Thơ Thanh:

TNHT. II. 6: "THƠ, nghe dạy: “Thời kỳ Mạt pháp nầy khiến mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự Hữu h́nh phải hủy phá tiêu diệt. Thầy đến chuyển Đạo, lập lại Vô Vi, các con coi thử bên nào Chánh lư: Hữu h́nh th́ bị diệt đặng, chớ Vô Vi chẳng thế nào diệt đặng. Thơ! Thầy đă khiến con đi Đế Thiên Đế Thích đặng xem cho tạng mặt Hữu h́nh, nội thế gian nầy ngày nay ai cũng nh́n nhận cho là tối đại, mà con đă thấy nó c̣n bền vững đặng chăng? Ḷng đạo đức của con, Thầy thấy rơ, nhưng thời giả dối đă qua, thời kỳ chân thật đă đến, Thầy không muốn cho con hao tài tốn của mà ǵn giữ sự giả dối.

Chẳng cần chi con lập Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn nguyên Bảo Sanh là bổn nguyên Thánh chất Thầy. Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi, phần hồn về Thầy."...

Các Đấng thiêng liêng giao cho Lục Nương DTC giáng cơ trả lời Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh về Tờ Sớ xin làm Cực Lạc Cảnh và Thái Cực Đồ. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng mở đầu, sau đó nhượng cơ cho Lục Nương.

Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

Mặt nhựt rạng nhờ trời thanh bạch,

Cơi trần may nhờ khách đức dày;

Mùi hương sen Phật đă bay,

Từ bên Đông Á phô bày Tây Âu.

Nước hằng sống rửa bầu thế sự,

Khiến nguyên nhân đổi dữ theo lành;

Vạn bang dẹp cuộc chiến tranh,

Lập cơ thoát khổ độ sanh muôn loài.

Kẻ v́ mị đoái hoài giả đạo,

Kẻ hay tin quái giáo gây tṛ;

Nguyên nhân lỡ bước ai lo,

Đon đường Cực Lạc đưa đ̣ mê tân.

Khá hiểu nghĩa Thiền Lâm cho chóng,

Các nguyên nhân trông ngóng bấy lâu;

Biết thân lại đợi ai cầu,

Tái cầu, Lục Nương tiếp:

Cầm gươm thần huệ soi lầu nguyệt quang.

Dục thế tục an nhàn lấy phận,

Cửa Thiên cơ khỏi vấn vương oan;

Để chân vào cơi Niết Bàn,

Thoát ṿng luân chuyển may đàng tầm duyên.

Tu đặng phép nhà Thiền ít kẻ,

Những đam mê theo lẽ dối đời;

Sa môn chánh pháp đổi dời,

Con buôn cửa Phạm gạt người thiện tâm.

Khá hiểu nghĩa Thiền Lâm cho rơ,

Các thinh âm chẳng có cửa Không;

Bớt điều sắc tướng hoàn vong,

Bớt điều hồ mị nhọc ḷng phạn hương.

Bớt những lẽ người đương mê tín,

Nhập Tịnh gia cậy lịnh Thích Ca;

Bớt điều làm săi bó ma,

Đưa linh lại mượn có nhà minh sanh.

Bớt những lẽ giựt giành bái phước,

Lấy Vu Lan đặng được ấm no;

Bớt kinh bớt xá dâng thơ,

Mă môn con hát giả đ̣ giải khiên.

Bớt cậy Phật lập quyền Địa Ngục,

Bớt đồ mưu lấy phục Di-Đà;

Bớt phương giải nạn tinh ma,

Lập nên danh phận cho nhà quỉ tăng.

 

Thái Thơ Thanh,

Anh khá kiếm lời răn của Phật,

Lấy từ bi d́u dắt sa môn;

Phật tăng như xác không hồn,

Lấy câu cứu khổ làm môn độ đời.

Anh khá mở cho rồi Cực Lạc,

Lập đường tu cho các chư sơn;

Tùng theo Tân Pháp Chí Tôn,

Đường tu cửa Phật may huờn như xưa.

EM nói rơ cho vừa ANH hiểu,

Bác Thiền Lâm, tùng kiểu Tam Kỳ;

Phép mầu hai chữ Từ Bi.

Đức Chí Tôn giáng cơ tiết lộ cho biết, nguơn linh của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là Từ Hàng Bồ Tát, và của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh là Long Nữ.

 ______________________________________
 

PHẦN BỐN

BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CÚNG TAM VỊ THÁNH TỔ HẰNG NĂM TẠI BÁO ÂN TỪ

Lễ tế điện cúng Tam Vị Thánh Tổ vào ngày mùng ba tháng giêng.

        Bài Thài Cúng Tổ

Nhớ ơn /Thánh-Tổ /đă dày công,

Bá nghệ /truyền ban /các giống ḍng;

Tô điểm /văn-minh /ngày tỏ rạng,

Muôn dân /vạn-quốc /thọ ơn hồng.

Hằng năm vào ngày mùng 3 tháng Giêng Âm-Lịch tại Báo Ân Từ, các Điện Thờ Phật Mẫu địa phương đều thiết lễ cúng Tổ lập nghi lễ Chánh Điện. Linh vị viết "Tam Vị Thánh Tổ" nhưng cúng Tổ chung tất cả cho những nghề.

Nghi tiết có Lễ, Nhạc. Đồng-nhi thài bài thài trên.  

Thài chớ ngoài ra không đọc kinh chi.

 

Tam vị Thánh Tổ là: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Sau thời của Bàn Cổ, thế gian xuất hiện ba vị thần gồm có: Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông.

Tam vị Thánh Tổ là: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông.

Thờ cúng Tam Vị Thánh Tổ được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và trong tín ngưỡng kiến tạo văn minh và phụng sự nhơn loại của Đạo Cao Đài, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề, di dưỡng đạo lư.

*Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông là ai? Đó là Tam Hoàng (三皇), ba vị thần tiên giáng thế để dạy dỗ nhân loại. Theo vn. wikipedia, một số tác giả cho rằng, đó là:

·         THIÊN HOÀNG Heavenly Sovereign (天皇): Phục Hi  Fuxi-shi (伏羲氏),                 

·         ĐỊA HOÀNG  Earthly Sovereign (地皇): Nữ Oa  Nüwa(女媧),

·         NHƠN HOÀNG  Human Sovereign (人皇): Thần Nông Shennong-shi (神農氏).

Trong đó, Phục Hi và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người. Thần Nông là người đă phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.

PHỤC HY

Truyền thuyết nói rằng Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy. Phục Hy đă phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con long mă nổi tên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà.Trên lưng con long mă,  hiện những  xoáy  từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét.

Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Các thành phần này được biểu diễn trong một biểu tượng h́nh tṛn chung (), được biết đến như Thái Cực đồ (), nhưng nói chung người ta gọi tắt là đồ Âm-Dương (陰陽 yin-yang), miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển dịch: khi Dương đạt tới cực đỉnh th́ Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại.

           Vô Cực sinh Thái Cực

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi

Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng

Tứ Tượng sinh Bát Quái

Bát Quái sinh vô lượng

Thuận theo những quy luật của tạo hóa, vua Phục Hi đă mang lại trật tự và sự phát triển cho nền văn minh con người.Thời kỳ của thần Phục Hy chứng kiến những thay đổi và biến cố địa chất lớn lao. Một trận đại hồng thủy với quy mô toàn cầu đă tàn phá thế giới trong nhiều năm, tận diệt các nền văn minh tồn tại trên các vùng đất huyền thoại Mu và Atlantis. Chỉ có những người ở vùng núi Côn Lôn là c̣n sống sót.

NỮ OA - THỈ TỔ LOÀI NGƯỜI

Theo truyền thuyết,  Nữ Oa tạo những tượng thân thể bằng đất sét, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông, thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa c̣n ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản.

Sau khi tạo ra con người, Nữ Oa nhận thấy con người sinh ra lúc bấy giờ ăn ở với nhau không có luân lư nên Nữ Oa đă giáng thế và dạy con người luân lư trong việc kết nghĩa vợ chồng. Bà trở thành h́nh tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xă hội loài người.

THẦN NÔNG (3220 TCN—3080 TCN)

Thường được biết với tên gọi Viêm Đế (). Theo ghi chép, Thần Nông là một vị thần huyền thoại của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn minh Bách Việt, ở Trung Hoa ông cũng là một trong Tam Hoàng. Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đă dạy dân người Việt nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đă làm lễ Tịch Điền, cũng như phát triển nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông thường bách thảo, giáo nhân y liệu dữ nông canh (神農嘗百草, 教人醫療與農耕; Thần Nông nếm trăm cây thuốc, dạy người chữa bệnh với cày cấy). V́ thế, ông c̣n được xưng là Dược vương (藥王), Ngũ Cốc vương (五穀王). Hậu duệ của ông truyền được 8 đời kéo dài 520 năm cho đến khi Hiên Viên Hoàng Đế nổi lên phía Bắc.

Vua Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt.

C̣n Hiên Viên Hoàng Đế là thủy tổ của người Hán.

Trong Đại Việt Sử kư Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đă phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là ḍng dơi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương". Theo Đại Việt sử kư toàn thư:

"Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đ́nh Hồ quân (c̣n có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lăm.

Sùng Lăm nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh ra trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua."

 ________________________________________

PHẦN NĂM

               BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CHƯ VỊ  THỜ NƠI BÁO QUỐC TỪ

                                                  *

                                        

(h́nh internet)

BÁO QUỐC TỪ là một Đền thờ, thờ những vị có công lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Ngôi Đền này để tưởng niệm “Những kẻ chí sĩ lănh trách nhiệm nghiêng vai gánh vác cả non sông, đều làm phận sự, công nghiệp nhiều ít ấy, tính lời vốn với Toà Thiêng Liêng, hoặc ghi tên tuổi vào Thanh sử thiên niên chớ chẳng phải để kể công tŕnh với Chúa tể ấy”. BÁO QUỐC TỪ thành lập ngày 01-01-1955, cách Đền Thánh Toà Thánh Tây Ninh khoảng hai cây số. Du khách muốn viếng Toà Thánh nếu đi về phía chợ Long-Hoa cũ th́ phải đi qua Báo-Quốc-Từ, v́ ngôi Đền này nằm trên trục lộ giao thông một cách oai nghiêm. Chính con lộ này được mang danh là “Lộ Báo Quốc Từ”. Hằng năm, tại nơi đây, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh cùng toàn Đạo có thiết “LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG.”

BÁO QUỐC TỪ cất theo h́nh lục giác đều, hai mặt trước và sau có đắp đôi liễn nơi cổng chánh nói lên sự tôn kính đối với các bực anh hùng chí sĩ xả thân bảo vệ tổ quốc, xây dựng giang sơn. Đôi liễn như sau:

Bảo thủ cơ đồ anh hùng dương khí phách,
Hộ tŕ quốc vận chí sĩ hiển uy linh.

Nghĩa là:

- Bảo thủ cơ đồ, người anh hùng nêu cao khí phách
- Hộ tŕ vận nước, người chí sĩ hiển lộ oai linh.

Trong BÁO QUỐC TỪ nơi bàn thờ chánh th́ thờ Quốc Tổ Hùng Vương, các vị Cứu quốc công thần, Chiến Sĩ Trận Vong. Linh vị thờ viết bằng Hán tự, như sau:

Chữ lớn hàng giữa:  HÙNG VƯƠNG QUÂN CHI THỈ.
Hàng bên trái:          CHIẾN SĨ TRẬN VONG.
Hàng bên phải:        CỨU QUỐC CÔNG THẦN.

Chính giữa Đền  trần thiết một bàn thờ uy nghi. Các Linh vị đều sơn son thếp vàng, từ khí bằng đồng bóng loáng. Hai bên có đủ lộng tàng, đồ lỗ  bộ. Ngay sau bàn thờ có tám chữ Nho viết theo lối Đại tự:

                CỨU QUỐC CÔNG THẦN CHIẾN SĨ TRẬN VONG

                                                 

Dưới tám chữ ấy có bốn Bài vị sơn son thếp vàng  là các v́ Vương: HÀM NGHI, THÀNH THÁI, DUY TÂN, là các v́ Vua nhà NGUYỄN có tinh thần cách mạng chống Pháp đô hộ và nhà cách mạng CƯỜNG ĐỂ,  Quốc sĩ TR̀NH MINH THẾ.

Trong buổi Lễ Khánh Thánh Báo Quốc Từ ngày 16-8-Ất Mùi (dl 1-10-1955), Đức Phạm Hộ Pháp nói: “Nơi Đền thờ nầy, các Ngài đă thấy Linh vị của mấy vị Cựu hoàng và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, xin các Ngài đừng tưởng lầm rằng: Đạo Cao Đài đă xu hướng theo thuyết bảo hoàng, mà kỳ thật các Đấng ấy chỉ liệt vào hạng trung quân ái quốc của Việt-Nam mà thôi, v́ công nghiệp của họ là tranh đấu giải ách lệ thuộc cũng như các chiến sĩ cách mạng khác kia vậy. Tưởng niệm tới lễ ấy nên Hội Thánh mới quyết định lập BÁO QUỐC TỪ thờ trọn cả các vong linh của các anh hùng chiến sĩ, cứu quốc công thần cùng là trận vong chiến sĩ. Hôm nay các anh linh chư vị anh hùng tiền bối và hậu bối đang ngự trị trong khối Quốc hồn của ta và đang vơ vẩn bên ta. Giờ phút thiêng liêng nầy, Bần đạo xin các Ngài hiệp tâm làm một cùng Bần Đạo thành một khối tưởng niệm duy nhứt đặng cầu xin các Đấng ấy giúp cho ṇi giống ta khỏi cơn ly loạn, cốt nhục tương tàn, đặng đem hạnh phúc Ḥa B́nh lại cho nước nhà và cho toàn thiên hạ”…

Đức Phạm Hộ Pháp cho xây dựng Báo-Quốc-Từ  ngay giữa đường, không thiên tả, không thiên hữu, cũng không ở đầu đường hay cuối đường, có ư nghĩa là công nghiệp của mỗi vị vua vẫn c̣n dang dở nửa chừng, cần có sự nối tiếp của các thế hệ sau.

VĂN TẾ KỶ-NIỆM THẬP-BÁT HÙNG-VƯƠNG

Văn Tế Kỷ-Niệm Thập-Bát Hùng-Vương (10-03 Âm Lịch).

Thời Duy

Tế thứ ........... niên. 

Kiến (giáp th́n ngoạt, giáp thân, kiết nhựt lương thần). 

Hiện tại (Việt-Nam Quốc, Tây-Ninh tỉnh, Châu-Thành Thánh-Địa Đệ Ngũ phận Đạo.)

Cư trụ (Báo-Quốc-Từ) chi trung.

Tế chủ (Phó Khâm Thành Nam) tịnh Chức-Sắc, Chức-Việc, nam-nữ đẳng cẩn dĩ tư thần thanh chước, thứ phẩm chi nghi. . .

“Cảm chiếu cáo du”

Việt-Nam quốc tổ Kinh Dương-Vương Lạc-Long-Quân.

Lịch Đại Thập Bát Hùng-Vương, giữ tùng tự Lạc Hầu, Lạc Tướng, liệt vị tồn thân.

Y Dư,

o   Đường Nam tiếng vẻ-vang dân-tộc nghiệp lưu-truyền cảm đội Đức Hùng-Vương.

o   Cuộc bát pḥng vững chắc biên cương công khai-sáng mong nhờ quốc-tế.

o   Hồn thiêng trấn-ngự khắp giang-san.

o   Phước ấm chở che cùng lănh-thổ. 

Cung Duy Chư Tiên-Vương

o   Tinh hoa ngũ đẳng nung rèn.

o   Linh tú phong châu kiết tụ.

o   Góc nhau rún từ trăm trứng nổ.

o   Thông-minh dũng-cảm Rồng-Tiên cốt cách tạo muôn đời.

o   Nghiệp Đế Vương hai chục ngôi truyền.

o   Chánh-trực nhơn-từ, Hồng-Lạc oai-danh vang từ nhỏ.

o   Sức mănh tiến ven bờ định cơi, tạo thành dăy non-sông gấm-vóc.

o   Từ Động-Đ́nh thẳng xuống Chiêm-Thành.

o   Ngành hưng Nông mở ruộng khai ng̣i dựng nền xă tắc nghiêm-trang khắp viên quận quan về thủ phủ.

o   Văn vơ triều nghi sắp-đặt.  Nào Lạc-Hầu, nào Lạc-Tướng tài-năng.

o   Ngang chức-vụ, tiếp tay gầy dựng kỷ-nguyên chung. 

o   Gái trai danh hiệu nêu bày từ Quan-Lang đến Nhị-Nương đức-hạnh xứng ngôi hằng nối bước đắp vun nề-nếp cũ.

o   Hội Linh-Kiệt nước-non người gật tiến Chiêm Việt tích c̣n ghi.

o   Nung nghĩa t́nh chồng-vợ, anh em phong-tục Trầu-Cau đời vẫn giữ.

o   Đảnh ngộ khơi hồn nước cũ, sử tạc bốn ngh́n năm.

o   Cơ-đồ để lại lớp người sau trước chia 15 bộ.

o   Đổi họ thay Triều qua mấy lớp, Vua quan đều nhớ trí tôn sùng.

o   Phế hưng ly. 

o   Hiệp trải nhiều phen dân chúng đồng tâm ngưỡng-mộ.

Hôm nay chúng tôi:

o   Nh́n tổ-quốc rỡ-ràng sông-núi ơn ngọn rau tấc đất dạ c̣n ghi.

o   Ngắm dư đồ rộng-răi phong cương nghĩa cây cội nước nguồn ḷng nhớ măi.

o   Non nước cách tâm thành không chúc văn lời tụng xưng luôn nhắc nhở quân công.

o   Thời đại xa tưởng vọng chẳng hề lơi.

o   Ngày kỷ-niệm vẫn mồ nh́n Miễu mộ.

o   Hương một nén qú trước áng. 

o   Hội thanh-b́nh mong chuyển khắp giải san-hà.

o   Rượu ba từng khấu điện theo nghi mùa thanh hương nguyện châu ḥa ơn vỏ lộ.

o   Tôn nghiêm thay, kính cẩn thay. 

                           Phục di thượng hương.

1. ĐỨC VUA HÀM NGHI (1872-1943)

               Bài Thài Hiến Lễ

Nh́n ra xe ngựa cơi phồn ba,

Giống trống trời Nam hiệp nước nhà;

Đem mối cựu thù tô xă tắc,

Định giềng tận thế cứu san hà.

V́ do quyền lợi nên đành vậy,

Ấy bởi hư danh mới thế à!

Cứu khổ từ đây nhờ Đạo pháp,

An dân lập quốc tại Kỳ ba.

*HÀM NGHI (chữ Hán: 咸宜 3 tháng 8 năm 1871 – 14 tháng 1 năm 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡), là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884  Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.

Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 th́ Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị chánh quyền Pháp đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây.

2. ĐỨC VUA THÀNH THÁI (1879-1954)

            Bài Thài Hiến Lễ

Tách bước đồ lưu nhớ hận nhà,

Buồn cho thân thế đă về già.

Mong nhờ liệt sĩ toan trau sửa,

Đắp điếm non sông gấm vóc ta.

*THÀNH THÁI (chữ Hán: 成泰 14 tháng 3 năm 1879 – 20 tháng 3 năm 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức.

Năm 1889, vua Đồng Khánh yểu mệnh qua đời ở tuổi 24. Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bảo Lân lên ngôi, mới 10 tuổi, lấy niên hiệu là Thành Thái. Thành Thái là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp.  Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Bạch DinhCap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.

Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam). Ông mất ngày 20 tháng 3 năm 1954 tại Sài G̣n.

3. ĐỨC VUA  DUY TÂN (1900-1945)

            Bài Thài Hiến Lễ

Mở lối nghĩa nhân quét hận thù,

Qua ḍng tân khổ quốc gia thu.

Cái gia khô cổ, nay nhờ Đạo,

Về cơi Hư linh cũng vận trù. *(Cái gia là con đa đa)

*DUY TÂN ( 維新 19 tháng 9 năm 1900 – 26 tháng 12 năm 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), vị hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi c̣n thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở châu Âu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lănh tụ Việt Nam Quang phục Hội như Thái PhiênTrần Cao Vân dự định khởi nghĩa.

Tuy nhiên, dự định bại lộ và Duy Tân bị bắt ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất v́ tai nạn máy bay ở Cộng ḥa Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.

Vua Duy Tân quyết định giành độc lập cho Việt Nam bằng con đường ôn ḥa không đổ máu. Cựu hoàng Duy Tân giải thích (1945):

“Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Dương. Họ có thể chấp nhận cho ta thành một quốc gia tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Điều đó không trái với quyền lợi quốc gia. Dần dà chúng ta đ̣i thêm quyền hành. Chúng ta biết làm ǵ hơn trước binh lực hùng hậu của Pháp và hậu thuẫn của đồng minh Tây phương? Chúng ta đă thấy những gương chống Pháp và tôi đây là nạn nhân của một lối chống nóng nảy vụng về. Rồi đất nước chúng ta phải chịu một cảnh chiến tranh tàn khốc mà kết quả chưa biết là thắng hay bại”.

“Riêng về phần tôi, ḷng yêu quê hương Việt Nam không cho phép tôi để ngỏ cửa cho một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ư thức được rằng họ là một quốc gia và ư thức ấy sẽ thức đẩy họ dựng lên một nước Việt Nam xứng đáng là quốc gia. Tôi tin rằng tôi sẽ làm tṛn bổn phận của một công dân Việt Nam khi nào mà tôi làm cho những người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau ư thức được t́nh huynh đệ của họ...

Ngài là hội viên Hội Tam Điểm (ở Hoa Kỳ gọi là Freemasonry). Điều này cho thấy ngài là một con người yêu nước, và trọng quyền sống con người thật sự (ngài vốn là hội viện Hội Nhân Quyền địa phương). Hội Freemasonry có gốc từ Anh quốc. Hội là một hội Huynh Đệ, Tương Trợ, Từ Thiện có tôn chỉ là Tự Do, Độc Lập; kính thờ Thượng Đế và cũng là một hiệp hội xă hội. Ở Anh, hội chống lại chế độ bảo hoàng thối nát. Ở Mỹ hội phát triển chế độ Cộng Ḥa của một chính phủ độc lập. Các vị cha già lập quốc Hoa Kỳ phần lớn là hội viên của hội Freemasons, trong đó có Tổng Thống Washington. Hai mươi mốt người kư vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đều là hội viên Freemasons. Hiến Pháp Hoa Kỳ và Luật Nhân Quyền chủ trương tự do, tự do mậu dịch dựa vào ‘tín ngưỡng dân sự’ (‘civil religion’) của hội.

Mười 14 vị tổng thống Hoa Kỳ là hội viên Freemasons. Là một hội viên Freemasons như các vị cha già và tổng thống Hoa Kỳ, ngài ước mong Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc thật ḷng. Ngài hy vọng sẽ có được sự giúp đỡ, tương trợ của tất cả các hội viên Freemasons đầy quyền lực khác ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng, Ngài đă mất sớm. Âu là vận nước..!

Năm 1955, trong một đàn cơ của Hội Thánh, bốn vị cựu Hoàng đă giáng cho thi. Bốn bài thi của 4 vị Tiên Vương nói trên được dùng làm bài thài hiến lễ cho các vị khi cúng tế nơi Báo Quốc-Từ. Mỗi năm, Hội Thánh có thiết lễ cúng tế thường lệ vào năm ngày là:

- Ngày 16 tháng Giêng âl: Thượng Nguơn. 
- Ngày 10 tháng 3 âl: Giỗ Tổ Hùng Vương. 
- Ngày 16 tháng 7 âl: Trung Nguơn. 
- Ngày 16 tháng 8 âl: Trung Thu. 
- Ngày 16 tháng 10 âl: Hạ Nguơn.

4. QUỐC SĨ TR̀NH MINH THẾ  (1922-1955)

             Bài Thài Hiến Lễ

Lỡ bước qua sông chẳng kịp đ̣,

Chí cao khó định khỏi phiền lo.

Anh hùng định thế chưa an thế,

Chỉ biết mày râu chẳng vẹn tṛ.

*Ông sinh năm 1922 tại tỉnh Tây Ninh trong một gia đ́nh khá giả theo đạo Cao Đài.

 

Năm 1944 ông được du học lớp huấn luyện quân sự tại Cao Miên và Lào trong trường sĩ quan của Hiến binh Nhật (Kempetai). Khi trở về nước ông trở thành một sĩ quan của Giáo phái Cao Đài. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, cùng với Lực lượng Quân sự Cao Đài, ông tham gia cuộc đảo chính Pháp của Quân đội Nhật Bản. Ngày 7 tháng 11 năm 1946, ông rời chiến khu trở về Ṭa thánh Tây Ninh, đồng thời được phong cấp

Đại tá. Ngày 8 tháng 6 1951, ông được thăng cấp Thiếu tướng Cao Đài. Chiều ngày 3 tháng 5 năm 1955, ông bị tử thương khi đang ngồi trên xe Jeep tại dốc cầu Tân Thuận.

Hưởng dương 33 tuổi. Bấy nhiêu tài năng và thành tích của ông cũng đă làm cho người Pháp phải kinh oai. Chính quyền PHÁP nhận định riêng về Ông :Tướng Tŕnh Minh Thế bao giờ cũng là địch thủ nguy  hiểm nhất của ta cả về chánh trị lẫn quân sự. Nằm giữa hai lằn đạn, Tướng Tŕnh Minh Thế có nhiệm vụ tối mật là bảo vệ nền Đạo của Đức Chí-Tôn cho đến ngày Khánh Thành Toà Thánh Tây Ninh. Sau khi Ông mất, ba vị Chánh Phối Sư yêu-cầu Đức HỘ PHÁP truy-thăng Tướng Tŕnh-Minh-Thế vào phẩm Thế-Đạo.

LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: "Truy-thăng Tŕnh Minh Thế vào hàng phẩm QUỐC SĨ và đặng thờ nơi Báo-Quốc-Từ cùng Đức Thành-Thái và Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. [HỘ-PHÁP (Ấn-Kư)]

 

BÀI KINH TẾ CHIẾN SĨ TRẬN VONG

            (Giọng Xuân Nữ)

Nợ cung kiếm chiến chinh là nghiệp,

Giúp quốc dân sánh kịp tha bang;

Xông pha ra chốn chiến tràng,

Đắng cay cam chịu gian nan không sờn.

Nguyện lấy sức đền ơn cương thổ,

Dốc ḷng lo báo bổ ơn nhà;

Trần hoàn gió bụi xông pha,

Dựng nên Tổ quốc một Toà thiên nhiên.

Gầy đại nghiệp truân chuyên lắm nỗi,

Lướt trận tiền mở lối chông gai;

Ngăn quân là bậc thiên tài,

Đỡ nâng quốc thể đến ngày hiển vinh.

Đạp gió tuyết phận ḿnh cam chịu,

Trọn kiếp sanh bận bịu giang sơn;

Nhân dân thất quốc căm hờn,

Định an nước cũ chi sờn ḷng trai.

Ách nô lệ ngày nay đă dứt,

Nước quật cường nhờ sức toàn dân;

Hồn thiêng nay đă tỉnh lần,

Muôn dân chung hưởng hồng ân của Trời.

Cơ tiến hoá đời đời chói rạng,

Giữ Nghĩa Nhân soi sáng đạo mầu;

Đức ân bũa khắp Năm Châu,

Toàn cầu chung hưởng phép mầu Chí linh.

Mưu định quốc anh linh trị nước,

Giúp giống ṇi giữ được Tự do;

Tâm linh là phước Trời cho,

Đỡ nâng vận nước chung lo mối giềng.

Nay nhơn quả tiền khiên vừa măn,

Cơi Hư linh cách dáng trần ai;

Trụ tâm nương bóng Cao-Đài,

Theo vầng Nhựt Nguyệt ra ngoài Càn khôn.

Trọng nghĩa Bạn linh hồn xin nhớ,

Trợ cho nhau nâng đỡ Đạo nhà;

Rượu nồng đôi chén thiết tha,

T́nh thâm hưởng cạn đó là tri âm.

Danh Đại-Đạo vang lừng  tỏ rạng,

Đuốc Từ bi soi sáng tâm hồn;

Lọc lừa khắp cả Càn Khôn,

Lần theo nguồn Thánh bảo tồn chúng sanh.

Công viên măn đường lành nhẹ tách,

Lánh bến mê phủi sạch nợ trần;

Sống làm Tướng thác làm Thần,

Hiển linh xin chứng tấm ḷng tiết trung!

*Bài Kinh tụng Tế Chiến sĩ Trận vong, do Trung Dơng (bút hiệu của Trung Tướng Nguyễn Văn Thành) đặt ra, có dâng lên Đức Phạm Hộ Pháp chỉnh văn lại và cho phép đồng nhi tụng trong nghi lễ cúng tế Chiến sĩ Trận vong.

 

Description: Lư Hương Cắm Nhang

PHẦN SÁU

A. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN PHỐI THÁNH PHẠM VĂN MÀNG.

       Bài Thài Hiến Lễ Tế Điện

May sanh trọn kiếp vốn hiền lương, 
Nẻo Thánh từ xưa giữ một đường. 
Đoạt đạo nhờ Thầy d́u bước tục, 
Thiên ân hạnh hưởng phước thuần dương.

Dương trần chạnh nhớ bạn đồng môn, 
Khổ nhọc lao lung chịu dập dồn. 
Độ thế Thầy nêu cờ cứu khổ, 
Chỉ phiền thế tục dốt tầm chơn.

Tầm chơn đă có mặt chơn sư, 
Hưởng phước ban cho lại chối từ. 
Quyền lợi đổi trao nền hạnh phúc, 
Mà ra khổ hải chịu đồ lưu.

Phối Thánh Phạm văn Màng

Ngài Phối Thánh Phạm văn Màng qui Thiên đúng 12 giờ khuya ngày 18-11-1933 (01-10-Quí Dậu), nhẹ nhàng thoát xác tại Sở Quảng Nghệ, hưởng được 46 tuổi. 

Theo sự giải thích của Ông Nhạc Sư Trần thiện Niệm, khi tế Ngài Phối Thánh Phạm văn Màng, Đồng Nhi thài tuần tự:

o   Bài Tuần Hương.

o   Đến Tuần Hoa th́ Đồng Nhi thài Bài 1. 

o   Đến Tuần Tửu th́ Đồng Nhi thài Bài 2. 

o   Đến Tuần Trà th́ Đồng Nhi thài Bài 3. 

Tuần Hương

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,

Trầm đoàn khói tỏa năm mây,

Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.

Tuần Hoa

May sanh trọn kiếp vốn hiền lương, 
Nẻo Thánh từ xưa giữ một đường. 
Đoạt đạo nhờ Thầy d́u bước tục, 
Thiên ân hạnh hưởng phước thuần dương.

Tuần Tửu

Dương trần chạnh nhớ bạn đồng môn, 
Khổ nhọc lao lung chịu dập dồn. 
Độ thế Thầy nêu cờ cứu khổ, 
Chỉ phiền thế tục dốt tầm chơn.

Tuần Trà

Đạo Đời vẹn phận đắc Thiên Ân,

Lưu để Thánh Danh chốn mộ phần.

Đầu vọng bái anh-linh chứng hưởng,

Trà hương tạm-biệt khách dương trần.

B.  NHỮNG BÀI THÀI TẾ ĐIỆN HÀNG THÁNH CHUNG TRONG ĐẠO CAO ĐÀI.

                              Bài thài Hiến lễ Hàng Thánh Chung

Tuần Hương

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,

Trầm đoàn khói tỏa năm mây,

Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.

Tuần Hoa

Thoàn mây thuận gió cánh buồm trương,

Phàm Thánh chia-phôi cảnh đoạn-trường.

Hoa Quả tinh-vi xin hiến-lễ,

Thể ḷng thành kỉnh tỏ t́nh thương.

Tuần Tửu

Thoát trần roi dấu tiếng anh phong,

Sớm tối riêng vui cảnh bá ṭng.

Kẻ ở người đi ḍng lệ đổ,

Tửu quỳnh kỉnh hiến nghĩa đồng song.

Tuần Trà

Đạo Đời vẹn phận đắc Thiên Ân,

Lưu để Thánh Danh chốn mộ phần.

Đầu vọng bái anh-linh chứng hưởng,

Trà hương tạm-biệt khách dương trần.

Ghi Chú:

                                               Hàng Thánh Dâng Tam Bửu

Tuần Hương:

(Đờn giọng Đăo Ngũ Cung)

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,

Trầm đoàn khói tỏa năm mây,

Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút Trời.

Tuần Hoa:

(Đờn giọng Nam Xuân) 12 bước

Thoàn mây/ thuận gió/ cánh bướm trương/,

Phàm Thánh/ chia phôi/ cảnh đoạn trường/;

Hoa quả/ tinh vi/ xin hiến lễ/,

Thế ḷng/ thành kĩnh/ tỏ t́nh thương/.

Tuần Tửu: (Rượu)

Đờn giọng Nam Xuân 12 bước.

Thoát trần/ roi dấu/ tiếng anh phong/,

Sớm tối/ riêng vui/ cảnh bá ṭng/;

Kẻ ở/ người đi/ ḍng lệ đỗ,

Tữu quỳnh/ kỉnh hiến/ nghĩa đồng song/.

Tuần Trà

Đờn giọng Nam Xuân, 12 bước

Đạo-Đời/ vẹn phận/ đắc thiên ân/,

Lưu để/ Thánh danh/ chốn mộ phần/;

Đầu vọng bái/ anh linh/ chứng hưởng/,

Trà hương/ tạm biệt/ khách dương trần/.

C. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN HÀNG THIÊN THẦN CHUNG TRONG ĐẠO CAO ĐÀI.

Tuần Hương

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,
Trầm đoàn khỏi tỏa năm mây,
Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.

Tuần Hoa

Thoàn mây thuận gió cánh bườm trương,
Sanh tử chia phôi cảnh đoạn trường;
Hoa quả tinh vi xin hiến lễ,
Thể ḷng thành kỉnh tỏ t́nh thương.

Tuần Tửu

Thoát trần roi dấu tiếng anh phong,
Sớm tối riêng vui cảnh bá ṭng;
Kẻ ở người đi gịng lệ đổ,
Tửu quỳnh kỉnh hiến nghĩa đồng song.

Tuần Trà

Đạo Đời vẹn phận đắc Thiên Ân,
Lưu để Thánh danh chốn mộ phần;
Đầu vọng bái anh linh chứng hưởng,
Trà hương tạm biệt khách dương trần.

Ghi Chú:

Bài Thài hàng Thiên Thần: Phẩm Lễ-Sanh, Giáo Thiện & Các Phẩm Tương Đương.

Lấy toàn bài hàng Thánh để thài hàng Thần, và cũng dâng tam bữu 12 bước, nhưng khác nhau vài điểm:

Tuần Hương: Đờn giọng Xuân Nữ

Tuần Hoa: Đờn giọng Nam Ai

Câu thứ nh́: sanh tử chia phôi, cảnh đoạn trường.

Tuần Trà: Đờn giọng Nam Ai,

             Dâng Tam Bửu 12 bước.

D. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN HÀNG THẦN Đ̀NH, LÀNG HAY LỄ NGHINH THẦN NGOÀI ĐỜI.

               Bài Thài Toàn Bài giọng Đảo Ngũ Cung

Nghinh Thần

(Thài giọng đảo Ngũ Cung, thài suông Lễ không đi)

Việt Nam an bờ cỏi,

Quốc gia rày vận mở trùng hưng;

Hồng ân Thần huệ gội nhuần,

Hưng trung dân chúng lễ mừng cầu an.

Tuần Hương

Trầm đoàn khói tỏa năm mây,

Mùi hương phưỡng phất cao bay chín từng;

Tường vân chiếu diệu muôn trùng,

Quốc dân mến đức tôn sùng oai linh.

Tuần Sơ (10 bước) xây Lưỡng Nghi

Vô đầu đờn giọng Nam Xuân, chầu đủ 4 lái trống gài qua Đảo lễ xây và thài giọng Đảo đủ 10 bước, bốn chữ cuối (hai chữ trước c̣n giọng Đảo, hai chữ sau trở giọng Xuân).

Tuần sơ/ lễ hiến tôn Thần/,

Phục hưng/ quốc vận/ muôn dân thạnh cường/;

Tâm trung/ chống vững miếu đường/,

Tửu bôi/ cung hiến/ quỳnh tương-kính thành/.

Tuần Trung (8 bước)

(Xây Tứ Tượng, cũng giống như tuần sơ)

Rượu đào/ kỉnh hiến Thần linh/,

Oai linh chánh khí/ chứng minh nghi tiền/;

Cúc cung/ lễ bái chí thiền/,

Thù công báo đức/ phục nguyên-hoàn đồ/.

(Lên Xuân)

Tuần Chung (7 bước)

Xây Bát Quái, cũng giống như trên.

Từng chung/ cung hiến quỳnh tương/,

Thần ân Thánh đức/ nêu gương khí hùng/;

Cảm thành lai cách đ́nh trung/.

Nguyện cầu quốc thới/ lạc hồng-vĩnh an/.

(Lên Xuân)

Tuần Trà

(Lễ đi suông như tuần Hương)

Thành tâm lễ hiến thanh trà,

Thần ân bảo trợ quốc gia thạnh cường;

Việt Nam rộng mở biên cương,

Nhơn tâm lạc nghiệp thái bường muôn năm.

Ngài Nhạc Sư Trần Thiện Niệm giải thích: “Việc tế lễ Thần vị trong Đại Đạo th́ chúng ta do theo bổn Lễ Quan Hôn Tang Tế mà hành lễ.

C̣n tế Thần ngoài đời th́ theo nghi thức sau: “Nghinh Thần th́ đánh bài “Tiếp Giá”, xong rồi th́ thài tuần tự các bài thài trên.

E. BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN HÀNG VONG THƯỜNG.

                               Cha Mẹ, Anh Em,Vợ Chồng

 

Bài thài Hiến Lễ

Tuần Hương

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,

Trầm đoàn khói tỏa năm mây,

Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.

Tuần Sơ

Hiến tuần sơ, hề hiến tuần sơ,

Vân ám đảnh hồ, long viễn tựu.

Hạc qui huê liễu, hạc qui tŕ,

Cồn dâu hóa bể, bể hóa cồn dâu.

Cơ-tạo biến-dời, người vật đổi,

Sanh-ly tử-biệt, mạng nơi Trời.

Tuần Trung

Hiến tuần trung, hề hiến tuần trung,

.................................. nghĩa mặn nồng.

Ân thâm càng nhớ lụy không ngưng,

Nhựt Nguyệt đôi vần soi nhắc bóng,

Hởi ơi! Chiếu thấu thảm nơi ḷng.

Tuần Chung

Hiến tuần chung, hề hiến tuần chung,

Dặm cũ khách đà xa khổ năo.

Nay . . . hiu quạnh chốn trần-gian,

Tiếng dế reo đêm sầu thắt dạ.

Nguồn sông lệ chảy, ruột trăm chiều,

Oanh khóc năm canh, chiu chít bạn.

Ủ ê cảnh cũ vẫn vơ t́nh.

Tuần Trà

Đơn tiện xin dâng một tất thành,

Cơi Thiên khẩn vái có anh linh;

Mảnh ḷng tha-thiết ai ơi thấu,

Ngó liễu trông mây để tượng h́nh.

Chú ư thay đổi câu:

a. Tuần-Trung

Câu thứ nhứt: Hiến tuần trung, hề hiến tuần trung,

Câu thứ nh́: ............................. nghĩa mặn-nồng.

Nếu:

- Con tế Cha-Mẹ:

Cắn muối trêu cơm nghĩa mặn-nồng.

- Vợ tế chồng hoặc chồng tế vợ:

T́nh ái cùng nhau nghĩa mặn-nồng..

- Em tế anh chị ruột:

Huyết mạch đồng-môn nghĩa mặn-nồng..

- Anh em kết-nghĩa:

Huynh-đệ cùng nhau nghĩa mặn-nồng..

b. Tuần Chung

Câu thứ nhứt: Hiến tuần chung, hề hiến tuần chung,

Câu thứ nh́: Dặm cũ khách đà xa khổ năo.

Câu thứ ba: Nay ...................... hiu quạnh chốn trần-gian.

Nếu:

- Con tế Cha-Mẹ:

Nay con hiu quạnh chốn trần-gian.

- Vợ tế chồng hoặc chồng tế vợ:

Nay em (anh) hiu quạnh chốn trần-gian.

- Em tế anh chị:

Nay em hiu quạnh chốn trần-gian.

(Xem nơi đây mà thay đổi cho trúng câu thài).

Chú ý:

1-      Tuần Hương : Đờn giọng Xuân Nữ, Lễ đi suông.

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,

Trầm đoàn khói tỏa năm mây,

Mùi hương phưởng phất thơm bay ngút trời.

                    Cúng cơm: đờn bài Ngũ Đối Hạ.

2-    Tuần Sơ (Rượu):

     Đờn giọng Nam Ai, xây đờn giọng Xuân Nữ, xây Lưỡng Nghi.

Hiến tuần sơ, hề hiến tuần sơ,

Vân ám đảnh hồ, long viễn tựu.

Hạc qui huê liễu, hạc qui tŕ,

Cồn dâu hóa bể, bể hóa cồn dâu.

Cơ-tạo biến-dời, người vật đổi,

Sanh-ly tử-biệt, mạng nơi Trời.

Từng Trung (rượu):  Đờn Bản Nam Ai, qua Xuân nữ, xây Tứ Tượng

Hiến tuần trung, hề hiến tuần trung,

.................................. nghĩa mặn nồng.

Ân thâm càng nhớ lụy không ngưng,

Nhựt Nguyệt đôi vần soi nhắc bóng,

Hởi ơi! Chiếu thấu thảm nơi ḷng.

Từng Chung (rượu) : Đờn bản Nam Ai trở giọng Xuân Nữ, xây Bát Quái

Hiến tuần chung, hề hiến tuần chung,

Dặm cũ khách đà xa khổ năo.

Nay . . . hiu quạnh chốn trần-gian,

Tiếng dế reo đêm sầu thắt dạ.

Nguồn sông lệ chảy, ruột trăm chiều,

Oanh khóc năm canh, chiu chít bạn.

Ủ ê cảnh cũ vẫn vơ t́nh.

Tuần Trà: Đờn Bản Xuân Nữ (Lễ đi suông)

Đơn tiện xin dâng một tất thành,

Cơi Thiên khẩn vái có anh linh;

Mảnh ḷng tha-thiết ai ơi thấu,

Ngó liễu trông mây để tượng h́nh.

Lễ xây Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái có nghĩa: “kiếp số con người cơ tiến hóa luân chuyển không ngừng”; c̣n gọi là “Pháp Luân Thường Chuyển”.

F.  BÀI THÀI HIẾN LỄ TẾ ĐIỆN CHÚC THỌ-CHÚC ĐÁO TUẾ.

                      Bài Thài ( tất cả 3 bài đều giọng Đảo, 12 bước)

Tuần Phan (12 Bước)

Trai phạn/ xin dâng/ thọ phước lành/,

Ngh́n thu/ hạnh đức/ rạng thịnh danh/;

Thủy chung/ vẹn giữ/ gương thanh nghĩa/,

Trọn hưởng/ hồng ân/ buổi Đạo thành/.

Tuần Tửu (12 Bước)

Hồng tửu/ kính dâng/ chúc thọ trường/,

Tinh thần/ quí thể/ đặng an khương/;

Tâm thành/ đức vẹn/ nêu gương Đạo/,

Đất Việt/ trùng hưng/ hưởng thái bường/.

Tuần Trà (12 Bước)

Thanh trà/ mỹ vị/ lễ xin dâng/,

Đào tuế/ ngươn sanh/ chí lục tuần/;

 Hạnh ngộ/ Tam Kỳ/ Thiên tứ phước/,

Đạo thành/ Đời rạng/ hưởng phong thuần/.

Tiếp đọc bài Khánh Chúc (Giọng Nam Xuân)

Mừng nay Đào Tuế chi kỳ,

Kỉnh dâng khánh hạ lễ nghi trang hoàng.

Cầu cho thọ tỷ nam san,

Miên trường bá tuế thanh quang tinh thần.

Tận trung ái quốc ưu dân,

Đạo Trời vẹn phận nghĩa nhân vẹn toàn.

Hưởng hờ hồng phước rưới chan,

Thông minh Đạo lư d́u đàng .. nam(nữ)..nhi.

Phải trang cách vật trí tri,

Tửu trà thực phẩm lễ nghi chúc mừng.

Ngày nay Đào Tuế... (lục) tuần,

Chúc cho quí thể tinh thần an khương.

Chúc cho vạn sự thái bường,

Đạo thành đời rạng miên trường bá niên.

                                                                        

 __________________________________________

THAM KHẢO

- CAO ĐÀI TỰ ĐIỂN                                       Đức Nguyên Nguyễn văn Hồng

- CAO ĐÀI Tầm Nguyên Tự điển                     Nguyên Thủy

- Những bài thài hiến lễ sưu tầm                        Quang Minh

- Bài thài hiến lễ dành cho các em học               Nguyễn thị Chủ                                 

                       CHÂN THÀNH CẢM TẠ QUƯ TÁC GIẢ     

 

 

Top of Page

      HOME