|
Khi đi sưu
tầm tài liệu để tìm hiểu về MINH THIỆN ĐÀN (MTĐ), chúng tôi gặp
được 2 bạn : -
Lê hoàng Ân, con của Ngài Hiền Nhơn Lê văn Trung, -
Đinh công Khanh, con của Ngài Đinh công Trứ, Đốc Trường Qui Thiện, Cho
chúng tôi mượn xem 2 Tập Thánh Giáo của MTĐ : *
Tập thứ nhứt, khổ 17 x 22 cm, gồm 185 trang, chữ viết tay, do Ông Sĩ
Tải Hương của MTĐ, chép tay, chép các Thánh giáo nơi Minh Thiện Đàn và
nơi Thảo Đường, bắt đầu từ ngày mùng 1-Giêng-Tân Mùi (dl 17-2-1931)
cho đến ngày 22-4-Mậu Dần (dl 21-5-1938) [Xem thủ bút của Ông Sĩ Tải
Hương nơi trang sau]. (Chức Sĩ Tải của MTĐ là chức vụ Thư ký, chớ không
phải là phẩm SĨ TẢI của Bộ Pháp Chánh Hiệp Thiên Đài). *
Tập thứ nhì, khổ 19 x 29 cm, gồm 181 trang, chữ viết tay, do Ông Nguyễn
hữu Ngàn (1921-1984) quê quán ở Mỹ An Phú tỉnh Tân An, là em rễ của
Ngài Đinh công Trứ, làm Đầu Phòng Văn của Ban Trị Sự Trí Giác Cung,
chép tay các Thánh giáo của Minh Thiện Đàn kể từ ngày 15-Giêng-Mậu
Thìn (dl 23-1-1928) cho đến ngày 6-11-Giáp Tuất (dl 12-12-1934) [Xem thủ
bút của Ông Ngàn nơi trang sau].
Đặc biệt trong 2 Tập Thánh giáo nầy, ngày tháng năm thì biên ngày âm
lịch, tháng âm lịch, còn năm thì theo dương lịch. Thí dụ như : Trong Tập
Thánh giáo thứ nhì chép là 30-2-29 , chúng ta phải hiểu là : Ngày 30
âl tháng 2 âl năm Kỷ Tỵ tương ứng với năm dl 1929. (tháng 2 dl không
có ngày 30).
Nếu kết hợp 2 Tập Thánh giáo chép tay nầy : -
Tập I chép Thánh giáo từ năm 1931 đến năm 1938, -
Tập II chép Thánhgiáo từ năm 1928 đến năm 1934,
Chúng ta sẽ được một Quyển Thánh Giáo trong khoảng 11 năm từ năm 1928
đến năm 1938, tức là từ những ngày sơ khởi thành lập Minh Thiện Đàn
ở Phú Mỹ cho đến khi Đức
Phạm Hộ Pháp dùng Minh Thiện Đàn và Phạm Môn làm nền tảng để thành
lập Cơ Quan Phước Thiện, chánh thức được Quyền Vạn Linh công nhận
bằng Đạo Luật năm Mậâu Dần ngày 15-Giêng-Mậu Dần (dl 16-2-1938) và
Đạo Nghị Định số 48 / PT của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp
ký ngày 19-10-Mậu Dần (dl 10-12-1938).
Trong ý hướng bảo tồn và lưu truyền các lời Thánh ngôn quí báu
dạy Đạo của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, Tam Trấn Oai Nghiêm, và các
Đấng Thiêng liêng khác, cũng như hoài bão phát huy nền Giáo lý và
Văn hóa Cao Đài, chúng tôi xin đánh máy vi tính chép lại 2 Tập Thánh
giáo Minh Thiện Đàn nói trên, phối hợp lại theo thứ tự ngày tháng
năm âm lịch, đối chiếu với ngày tháng năm dương lịch, để làm thành
một quyển duy nhứt Thánh giáo MTĐ.
Nếu Quí bạn đạo nào còn lưu giữ Thánh giáo MTĐ khác với những bài
trong tập Thánh giáo nầy, xin vui lòng cho chúng tôi chép lại để bổ
sung vào đây cho thật đầy đủ. Đó là một điều rất quí báu lưu truyền
cho các thế hệ sau.
Về Chánh tả, chúng tôi xin sử dụng Chánh tả tiếng Việt đương thời
năm 1997.
Nếu có điều chi sơ sót là hoàn toàn ngoài ý muốn, mong quí bạn Đạo
niệm tình tha thứ vàsửa chữa bổ túc cho.
Tiếp sau đây, chúng tôi xin trình bày :
* Lược sử thành lập Minh Thiện Đàn,
* Tiểu sử Ngài Đinh công Trứ, Chủ Trưởng MTĐ.
* Tiểu sử Ngài Lê văn Trung (Đồng Nghĩa Đường).
Hiền Tài Nguyễn văn
Hồng
(25-12-1997. âl 26-11-Đinh Sửu)
Thủ bút của ông Sĩ Tải HƯƠNG (Sẽ bổ túc sau)
Thủ bút của ông Nguyễn Hữu NGÀN (Sẽ bổ túc sau)
Sau đây là Lược sử Thành lập Minh Thiện Đàn.
* Năm 1927 (Đinh Mão), Đức Phạm Hộ Pháp và Ngài Bảo Văn Pháp Quân vâng lịnh Đức Phật Mẫu, đi xuống làng Phú Mỹ, quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho, tìm đất lập một Thánh Thất gọi là Thánh Thất Khổ Hiền Trang.
Thánh Thất nầy được giao cho Ông Giáo Hữu Thượng Minh Thanh làm chủ.
Đức Lý Giáo Tông giáng cơ cho bài thi khoán thủ 3 chữ “ Khổ Hiền Trang “ để kỷ niệm :
KHỔ thà cam chịu chớ đừng than,
HIỀN hảo cùng nhau mới vẹn toàn.
TRANG điểm ngọc lành cho đáng giá,
Dồi mài chí thiện Thượng Minh Thanh.
* Ngày 14-10-Đinh Mão (dl 8-11-1927), Ông Đinh công Trứ , nhà ở tại làng Phú Mỹ, chấp cơ, Đức Lý Giáo Tông giáng dạy lập Minh Thiện Đàn tại nhà của Ông.
* Ngày 15-7-Mậu Thìn (dl 29-8-1928), Ông Lê văn Trung, nhà cũng ở tại Phú Mỹ, gia nhập Minh Thiện Đàn.
Hai Ông : Đinh công Trứ và Lê văn Trung được Đức Lý Giáo Tông dùng làm cặp Phò loan chánh thức của Minh Thiện Đàn, và Đức Lý chỉ định Ông Đinh công Trứ làm Chủ Trưởng Minh Thiện Đàn.
* Ngày 3-Giêng-Kỷ Tỵ (12-2-1929), Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ lập Đồng Nghĩa Đường tại nhà Ông Lê văn Trung cho nhơn sanh nhập vào Minh Thiện Đàn.
“Đồng Nghĩa Đường là để cầu xin cho cả Đạo hữu đặng tương thân tương ái mà chấn hưng Minh Thiện Đàn.”
Đức Lý Giáo Tông giáng cơ dạy : Minh Thiện Đàn tức là Qui Thiện, mà Qui Thiện là Phạm Môn, nên phải hiệp với Đức Hộ Pháp.
* Ngày 25-2-Kỷ Tỵ (dl 4-4-1929), Ông Lê văn Trung từ Phú Mỹ đi lên Thủ Đức rước Đức Hộ Pháp xuống Thánh Thất Khổ Hiền Trang ở Phú Mỹ, vì Đức Hộ Pháp đang lánh nạn tại đây.
Bài thi cảm tác của Đức Hộ Pháp khi đi Thủ Đức lánh nạn :
Thắng khổ người tu vẫn để lòng,
Vì thua, Thủ Đức phải đành dông.
Buồn chưa đứng đặng trên đầu rắn,
Vui đã phân minh chí khí rồng.
Nào kể vịt gà chê tiếng phụng,
Chỉ phiền hồng hộc ghét đuôi công.
Mởû kho giúp đói đây trề miệng,
Ta quảy hồng ân rải giáp vòng.
Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao Minh Thiện Đàn cho Đức Hộ Pháp chưởng quản.
Đức Hộ Pháp cho mời tất cả những người đã gia nhập Minh Thiện Đàn đến Thánh Thất Khổ Hiền Trang để Đức Ngài hành pháp cân thần. Có tất cả 93 vị, Đức Hộ Pháp cân thần lựa được 24 vị.
* Đêm 28 rạng 29-2-Kỷ Tỵ (dl 7 rạng 8-4-1929), Đức Hộ Pháp cho gom gia đình của tất cả 24 vị được chọn nói trên đến Thánh Thất Khổ Hiền Trang để lập Hồng thệ thọ Đào Viên Pháp.
Sáng hôm sau, Đức Hộ Pháp đặng điện tín báo tin Đức Cao Thượng Phẩm ở Thảo Xá Hiền Cung Tây Ninh bịnh rất nặng, Đức Ngài vội trở về Tòa Thánh.
Theo tài liệu “Phạm Môn Sử lược Hồi ký” của Đạo Nhơn Nguyễn đức Hòa thì danh sách lập Hồng thệ Đào viên Pháp của Minh Thiện Đàn kỳ I chỉ có 23 vị, thiếu 1 vị, kể tên ra sau đây :
1. PHAN VĂN MINH làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
2. LÊ VĂN TRUNG làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
3. HUỲNH VĂN PHUÔNG làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho..
4. ĐINH CÔNG TRỨ làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
5. TRẦN VĂN ĐĂNG làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
6. TRẦN VĂN LỢI Lương Hòa Lạc Mỹ Tho.
7. NGUYỄN VĂN TẤN Lương Hòa Lạc Mỹ Tho.
8. LÊ VĂN AN làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
9. TRẦN THAÏNH MẬU làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
10. NGUYỄN VĂN TƯƠI làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
11. LÊ CẢNH PHƯỚC làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
12. HỒ VĂN HUYỆN làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
13. LÊ VĂN NINH làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
14. NGUYỄN VĂN SOI làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
15. DƯƠNG VĂN HIỆP Hưng Thạnh Mỹ Mỹ Tho.
16. NGUYỄN VĂN HẬU Lương Hòa Mỹ Tho.
17. NGUYỄN VĂN VÀNG Đạo Ngạn Mỹ Tho.
18. PHAN VĂN HUỠN An Hữu Mỹ Tho.
19. HỒ VĂN CỬU Tân Hòa Thành Mỹ Tho.
20. ĐỖ VĂN PHÒ Tân Hòa Thành Mỹ Tho.
21. UNG VĂN LƯNG Tân Hòa Thành Mỹ Tho.
22. NGUYỄN VĂN SÙNG làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho.
23. LÊ VĂN DƯƠNG Tân Hòa Thành Mỹ Tho.
* Ngày 10-6-Kỷ Tỵ (dl 16-7-1929), Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông, Giáo Sư Latapie đến Thánh Thất Khổ Hiền Trang Phú Mỹ lần thứ nhì. Đức Hộ Pháp hành pháp liên tiếp 3 đêm, cân thần cho 647 vị Minh Thiện Đàn, chọn được 48 vị, còn lại bao nhiêu, Đức Ngài dạy lo làm âm chất thêm thì mới đủ điểm cân thần.
Tổng cộng 2 lần cân thần các vị Minh Thiện Đàn tại Thánh Thất Khổ Hiền Trang ở Phú Mỹ, Đức Hộ Pháp lựa được : 24 + 48 = 72 vị.
Sau ngày 15-7-Kỷ Tỵ, Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp chứng giấy thông hành cho 72 vị Minh Thiện Đàn nầy đi hành thiện, làm chức Tín đồ, đi xem công quả hành đạo ở các tỉnh : Mỹ Tho, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sóc Trăng, vv... Tờ nầysố 12 đề ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931). Ông Đinh công Trứ và Ông Lê văn Trung phải đi lưu hành, 70 vị còn lại chỉ thi hành phận sự ở địa phương mình.
Nhờ kỳ đi hành thiện nầy, số Đạo Hữu ký tên theo về Tòa Thánh Tây Ninh (không theo Chi phái) rất đông, được 17.400 vị ở các tỉnh miền Tây.
* Ngày 15-Giêng-Canh Ngọ (dl 13-2-1930), Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp ban Huấn Lịnh choMinh Thiện Đàn 4 chữ : TRUNG - NGHĨA - TRÍ - DÕNG , và dạy 72 vị đã được chọn trong 2 kỳ cân thần hãy về Tòa Thánh, hiệp cùng các viï trong Phạm Môn để tạo lập cơ sở, những vị còn lại thì được khuyến khích tiếp tục ở tại địa phương mình để lo lập công quả thêm.
* Ngày 29-2-Canh Ngọ (dl 28-3-1930), Đức Hộ Pháp đến Phú Mỹ với 2 vị Nữ phái và 4 vị Nam phái : Ông Tri, Chiêu, Lư, và Lễ Sanh Thái Chia Thanh, để hiệp cùng với quí vị trong Minh Thiện Đàn đi lấy phép ếm Long Tuyền Kiếm của người Tàu, ếm gần Sở Thảo Đường, do Bát Nương mách bảo.
* Ngày 30-6-Tân Mùi (dl 13-8-1931), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ lập 12 người đệ tử Minh Thiện Đàn để kiểm soát Thánh giáo, gồm các Ông : PHƯỚC, TIẾT, KỲ, DUƠN, AN, PHUÔNG, GIAO, MẬU, PHÒ, CHÁNH, PHÚ, (còn thiếu 1 vị vì chưa có ai xứng đáng, để lựa sau).
1. Lê cảnh Phước 7. Trang văn Giao
2. Lê văn Tiết 8. Trần thạnh Mậu
3. Triệu văn Kỳ 9. Đỗ văn Phò
4. Phan văn Duơn 10. Nguyễn văn Chánh
5. Lê văn An 11. Cao văn Phú
6. Huỳnh văn Phuông
(Xem Thánh giáo Minh Thiện Đàng trang 123).
* Ngày 23-4-Nhâm Thân (dl 28-5-1932), Đức Lý Giáo Tông giáng dạy lập Luật Điều Chánh Pháp cho Minh Thiện Đàn. Đức Lý còn dạy lập 36 Ty, mỗi Ty có 12 Sở Lương Điền Công Nghệ trong các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Mỹ Tho, Tân An, vv. (Xem Thánh giáo trang 148, 162)
* Ngày 24-10-Nhâm Thân (dl 21-11-1932), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ tuyển chọn 12 vị Minh Thiện Đàn lập thành Ban Kiểm Duợt với trách nhậm như sau : (Trang 177)
- PHƯỚC, PHÒ, PHÚ, MẬU : Cai quản phần thuyết Thánh giáo và các việc văn phòng.
- KỲ, CHƯƠNG, NINH, CHÁNH : Cai quản Lương viện và Hộ viện.
- AN, PHUÔNG, GIAO, DUƠN : Cai quản phần Công, Thương, Nông, Nghệ.
Sau đây là họ và tên của 12 vị Kiểm Duợt kể trên :
1. Lê cảnh Phước 7. Lê văn Ninh
2. Đỗ văn Phò 8. Nguyễn văn Chánh
3. Cao văn Phú 9. Lê văn An
4. Trần thạnh Mậu 10. Huỳnh văn Phuông
5. Triệu văn Kỳ 11. Trang văn Giao
6. Phan văn Chương 12. Phan văn Duơn.
Trong thời gian nầy thì tại Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Hộ Pháp khởi lập Phạm Môn vào năm Canh Ngọ (1930) mà cơ sở Phạm Môn đầu tiên là Phạm Nghiệp.
Ngày 3-Giêng-Nhâm Thân (dl 8-2-1932), Đức Hộ Pháp làm lễ Hồng thệ chấm thọ Đào viên Pháp tại cơ sở Phạm Môn ở Trường Hòa, Đức Ngài cân thần lựa được 67 vị, Ông Lê văn Tri xin thêm 5 vị nữa cho đủ số 72 và được Đức Ngài chấp thuận.
Năm 1933 (Quí Dậu), nhà cầm quyền Pháp ra lịnh đóng cửa Phạm Môn.
Qua năm 1935 (Ất Hợi), Đức Hộ Pháp biến tướng thành trăm ngàn cơ sở Phước Thiện, đi khai mở cùng khắp trong các tỉnh Nam Kỳ, hình thành Cơ Quan Phước Thiện.
* Ngày 15-10-Ất Hợi, (dl 10-11-1935), Ông Lê văn Trung đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện, và năm Đinh Sửu (1937), Ông được Đức Hộ Pháp bổ đi làm Đầu Họ Phước Thiện ở Gia Định.
* Năm Bính Tý (1936), Ông Đinh công Trứ đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện, được Đức Hộ Pháp bổ đi làm Đầu Họ Phước Thiện Long Xuyên.
* Năm Mậu Dần (1938), Cơ Quan Phước Thiện do Đức Hộ Pháp lập ra được Quyền Vạn Linh công nhận với Đạo Luật năm Mậu Dần có giá trị thi hành kể từ ngày 15-Giêng-Mậu Dần (dl 16-2-1938) và Đạo Nghị Định số 48/ PT
ngày 19-10-Mậu Dần (dl 10-12-1938) do Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên.
Do đó, kể từ cuối năm Mậu Dần (1938), Phạm Môn và MTĐ coi như giải thể để Đức Hộ Pháp dùng thành lập C.Q.Phước Thiện.
Ông Đinh công Trứ sanh năm Quí Mão (1903) tại làng Phú Mỹ quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho.
Năm 1927, Ông nhập môn vào Đạo Cao Đài.
Ngày 14-10-Đinh Mão (dl 8-11-1927), Ông Đinh công Trứ, nhà tại Phú Mỹ, chấp cơ, được Đức Lý Giáo Tông giáng dạy lập MINH THIỆN ĐÀN tại nhà Ông. Sau đó, Ông và Ông Lê văn Trung được Đức Lý Giáo Tông xử dụng làm cặp Phò loan chánh thức tiếp nhận các Thánh giáo của các Đấng Thiêng liêng tại Minh Thiện Đàn.
Ngày 28-2-Kỷ Tỵ (dl 7-4-1929), Ông được Đức Hộ Pháp chấm thọ Đào viên Pháp tại Thánh Thất Khổ Hiền Trang, Phú Mỹ, cùng một lượt với 23 vị nữa trong Minh Thiên Đàn.
Ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931), Ông và Ông Lê văn Trung được Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp chứng Giấy Thông Hành đi châu lưu hành thiện nơi các tỉnh : Mỹ Tho, Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Sađec, vv...
Năm 1936 (Bính Tý), Ông đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện, được Đức Hộ Pháp bổ đi làm Đầu Họ Phước Thiện Long Xuyên.
Năm 1938 (Mậu Dần), Ông được đổi về làm Đầu Họ Phước Thiện Tây Ninh.
Năm 1939 (Kỷ Mão), Ông lãnh lịnh tạm quyền Thủ bổn Phạm Môn.
Năm 1940 (Canh Thìn), Ông lãnh phận sự coi Khách Thiện Đường tại Tòa Thánh.
Năm 1943 (Quí Mùi), Ông bị nhà cầm quyền Nhựt Bổn bắt giam ở Sàigòn, thời gian 5 tháng 10 ngày.
Ngày 26-9-Quí Mùi (dl 24-10-1943), Ông Đinh công Trứ qui tụ một số anh em trong Minh Thiện Đàn từ Phú Mỹ (Mỹ Tho) lên Tòa Thánh khẩn đất ở Bàu Sen làng Trường Hòa, xây dựng TRƯỜNG QUI THIỆN để làm nơi tiếp tục tu hành, và Ông trở thành Chủ Trường Qui Thiện.
Ngày 19-2-Bính Tuất (dl 22-3-1946), giữa phong trào Pháp và Việt Minh tương tranh, Ông đi qui tụ anh em về Trường QuiThiện dưới ngọn Bạch kỳ Nhan Uyên, Ông bị quân đội Pháp bắt vì nghi ngờ Ông theo Việt Minh, định đem ra xử bắn, may nhờ hồng phước của Đức Chí Tôn, có người cứu kịp, nên Ông thoát chết. Ông trở về Trường Qui Thiện, kiến tạo Điện Thờ Phật Mẫu (một ngôi thờ Phật Mẫu đầu tiên của Đạo Cao Đài) tại Trường Qui Thiện.
Trong dịp Đức Hộ Pháp xuống chứng lễ Khánh Thành Điện Thờ Phật Mẫu Qui Thiện, ngày 16-7-Mậu Tý (dl 20-8-1948), Đức Hộ Pháp đổi từ ngữ Chủ Trường QuiThiện thành Đốc Trường Qui Thiện.
Ngày 25-5-Kỷ Sửu (dl 21-6-1949), lúc 10 giờ đêm, Ông Đốc Trường Đinh công Trứ bị kẻ nghịch ám sát chết, Ông hưởng được 47 tuổi.
Khi còn ở Minh Thiện Đàn, Đức Lý Giáo Tông ban cho Ông Đạo hiệu là : Hoằng Nhựt Tăng Đạo sĩ.
Sau khi Ông qui vị, Đức Hộ Pháp ban tặng cho Ông là : Hoằng Thông Tăng Đạo sĩ.
Ông Lê văn Trung sanh năm Nhâm Dần (1902), tại làng Phú Mỹ quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho.
Ông nhập môn vào Đạo Cao Đài ngày 26-5-Đinh Mão (dl 25-6-1927) tại Thánh Thất Khổ Hiền Trang, làng Phú Mỹ tỉnh Mỹ Tho.
Ngày 15-7-Mậu Thìn (dl 29-8-1928), Ông gia nhập Minh Thiện Đàn tại nhà Ông Đinh công Trứ, cũng ở tại làng Phú Mỹ. Sau đó, Ông và Ông Đinh công Trứ được Đức Lý Giáo Tông sử dụng làm cặp Phò loan chánh thức của Minh Thiện Đàn để tiếp nhận các Thánh giáo của các Đấng Thiêng liêng bằng cơ bút.
Ngày 3-Giêng-Kỷ Tỵ (dl 12-2-1929), Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ lập ĐỒNG NGHĨA ĐƯỜNG tại nhà Ông Lê văn Trung để cho nhơn sanh nhập vào Minh Thiện Đàn.
Ngày 28-2-Kỷ Tỵ (dl 7-4-1929), Ông được Đức Hộ Pháp cân thần chấm thọ Đào viên Pháp tại Thánh Thất Khổ Hiền Trang, Phú Mỹ, cùng một lượt với Ông Đinh công Trứ và 22 vị Minh Thiện Đàn khác.
Ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931), Ông và Ông Đinh công Trứ được Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp chứng Giấy Thông Hành đi châu lưu hành thiện nơi các tỉnh : Mỹ Tho, Rạch giá, Long Xuyên, Bạc Liêu, vv...
Ngày 15-10-Ất Hợi (dl 10-11-1935), Ông đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện.
Năm 1937 (Đinh Sửu), Ông lãnh lịnh đi Đầu Họ Phước Thiện Gia Định.
Ngày 4-10-Kỷ Mão (dl 14-11-1939), Ông lãnh phận sự Thủ bổn Hiệp Thiên Đài.
Năm 1946 (Bính Tuất), Ông cầu thăng lên phẩm Chí Thiện, đắc lịnh làm Khâm Châu Đạo Phước Thiện Sài gòn.
Khi Ông Đinh công Trứ, Đốc Trường Qui Thiện, qui vị ngày 25-5-Kỷ Sửu, Ông được Đức Hộ Pháp cử xuống làm Đốc Trường Qui Thiện thay chỗ Ông Trứ, để ổn định công việc nơi đây.
Năm 1956 (Bính Thân), đắc phong phẩm Đạo Nhơn.
Năm 1960 (Canh Tý), đắc phong phẩm Chơn Nhơn.
Năm 1961 (Tân Sửu), lãnh phận sự Cố Vấn Phước Thiện kiêm Quản Văn phòng Khai Đạo HTĐ.
Năm 1962 (Nhâm Dần), lãnh phận sự Tổng Quản Văn phòng Tiếp Pháp, Thống quản Tam vụ : Hòa, Lại, Lễ.
Năm 1964 (Giáp Thìn), làm Chưởng quản Cơ Quan Phước Thiện thay thế Chơn Nhơn Nguyễn văn Phú.
Ngày 1-12-Nhâm Tý (dl 4-1-1973), Thánh giáo tại Cung Đạo, Đức Hộ Pháp thăng Ông lên phẩm Hiền Nhơn, lãnh trách nhiệm Cố Vấn Hiệp Thiên Đài kiêm Chưởng quản Cơ Quan Phước Thiện.
Ngày 17-Giêng-Bính Thìn (dl 16-2-1976), Ông qui vị, hưởng thọ 75 tuổi.