TIỀN KIẾP THÁNH PETER, HẬU KIẾP KHAI PHÁP TRẦN DUY NGHĨA
TÙNG THIÊN TỪ BẠCH HẠC 2014
|
|
PHẦN I
KHÁI NIỆM VỀ TIỀN KIẾP & HẬU KIẾP
Một trong những vấn đề huyền bí nhất của giới khoa học: đó là luân hồi và tái sinh. Giáo lư của các tôn giáo lớn như Bà la môn, Ấn giáo, Phật giáo, Công giáo, Cao Đài…đều nói về Luân Hồi như một giáo điều căn bản. Từ “luân hồi” trong Phạn ngữ là Samsàra, trong Anh ngữ là Reincarnation. Một từ ngữ khác thường được dùng đồng nghĩa với Luân Hồi đó là từ ngữ Chuyển Kiếp.
Theo thuyết này, một linh hồn sẽ có nhiều thể xác. Thể xác được xem như một cái áo không hơn không kém, chỉ khác rằng, nếu cái áo b́nh thường th́ con người có thể thay ra mặc lại, c̣n cái áo cao cấp này muốn cởi ra phải đợi đến cuối đời (nghĩa là chết đi). Thuyết Luân Hồi khẳng định rằng có tồn tại một Nguyên thể sống động ngự trong thể xác con người làm cho nó linh hoạt và khi cơ thể ấy chết đi th́ nó chuyển sang một cơ thể khác sau một thời gian dài hoặc ngắn. Như vậy các kiếp sống liên tiếp trong cơ thể được nối liền với nhau giống như những viên ngọc được xỏ vào một sợi chỉ, sợi chỉ này là Nguyên thể sống động c̣n các viên ngọc trên đó là những kiếp người riêng rẻ. Khi Ky Tô giáo lần đầu tiên được truyền bá ở Âu châu th́ tư tưởng nội môn của các vị lănh đạo đă thấm đượm sự thật này. Hiện tượng tái sinh (born again) được thấy rơ trong một số đoạn của kinh thánh. Điển h́nh nhất là sự phục sinh của Chúa và những người chết sẽ sống lại. Trường hợp sự tái sinh của Thánh Jean Baptiste đă được Chúa cho các môn đồ biết qua câu: “Ellie đă trở lại!” (Mathieu 17:12 - 13). Người Tây Tạng cũng tin rằng, v́ Phật Sống Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăn dắt và che chở cho dân tộc họ. Những người Da đỏ Bắc Mỹ Châu tin rằng vị Tù Trưởng bộ lạc đôi khi chọn sự đầu thai trở lại để giúp đỡ những người trong thị tộc. Cách đây mấy ngàn năm, bộ sách tử thư của Tây Tạng và Ai Cập thường nhắc đến sự tái sinh: “Có những người, khi chết họ cảm thấy chưa làm xong bổn phận nên quyết tâm đầu thai lại, thường những vị đó được gọi là Thánh, là Bồ tát. Phải chăng các vị đó đă hy sinh cuộc đời ḿnh để rao giảng T́nh thương, công bằng bác ái vị tha,…nhưng cảm thấy chưa hoàn tất ư nguyện nên quyết tâm trở lại cơi trần lần nữa…”
Mỗi con người trước khi trở thành toàn hảo, hoàn thiện để vào cảnh giới an lạc phải trải qua nhiều kiếp chuyển hóa tái sinh. Thời gian trải qua do sự đầu thai ở mỗi linh hồn thường khác biệt nhau, trung b́nh một linh hồn sẽ đầu thai khoảng sau 100 đến 300 năm. Giữa thời gian này, mỗi linh hồn sẽ nh́n lại kiếp sống đă qua và từ đó sẽ chọn lựa một cách lư tưởng cho cuộc tái sinh kế tiếp. Theo lời dạy của các chân sư về luân hồi và tái sinh sau khi chết: kiếp sống hiện nay của mỗi con người chúng ta tùy thuộc nhiều kiếp sống trước đây (tiền kiếp) nhưng chính từ kiếp sống hiện tại sẽ đặt nền tảng và tiền đề cho kiếp sống ở tương lai (hậu kiếp). C̣n trong các tôn giáo th́ dạy rất rơ về LUẬT LUÂN HỒI & NHÂN QUẢ. Trong PHÁP CHÁNH TRUYỀN của tôn giáo Cao Đài có giảng rơ v́ sao phải có luật Luân hồi & Nhân quả:
“ Chịu dưới quyền Thiêng Liêng của Tạo Hóa, sanh sanh tử tử, luật lệ ấy vốn nơi Trời, số số căn căn Thiên Điều đă định; người chỉ đặng có một quyền tự lập, là ḿnh làm chủ lấy ḿnh, luân luân chuyển chuyển, giồi cho đẹp đẽ Thánh Đức căn sanh, đặng lên tột phẩm vị Thiêng Liêng mới nhập vào cửa vô vi đồng thể cùng Trời Đất. Quyền tự chủ ấy, vẫn đă định trước làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ Tấn Hóa, th́ dầu cho Thầy cũng không cải qua đặng; v́ hễ sửa cải th́ là mất lẽ công b́nh Thiêng Liêng đă định, làm chinh nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng tội trừng th́ phải để rộng quyền cho người tự chủ.
Thiên cơ đă lập có Điạ Ngục với Thiên Đàng, ấy cảnh thăng cảnh đọa. Địa Ngục dành để cho kẻ bạo tàn, Thiên Đàng cho người đạo đức, th́ cân công b́nh Thiêng Liêng đă sẵn. Ấy vậy chẳng buộc ai vào Địa Ngục, mà cũng chẳng nâng đỡ ai đến Thiên Đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền người lựa chọn, siêu đọa tại nơi ḿnh, các Đấng Thiêng Liêng duy có thương mà chỉ dẫn.
Thầy đến, nếu dùng cả quyền Thiêng Liêng làm cho chúng sanh thấy đặng đủ đức tin, theo đường siêu mà bỏ nẻo đọa, th́ cả nhơn loại ắt xu hướng vào đường đạo đức, th́ là Thầy nâng đỡ các chơn hồn vào Thiên Đàng, không cho vào Địa Ngục, th́ sự công b́nh Thiêng Liêng bởi nơi nào bền vững. Thưởng phạt ra bất minh, ắt phải truất bỏ cơ luân hồi chuyển kiếp.
…Luân hồi chuyển kiếp là cơ mầu nhiệm để cho các chơn hồn đặng cứu chuộc và tấn hóa, nếu truất bỏ cơ mầu nhiệm ấy đi, th́ Đạo nơi nào mà bền chặt? Nhơn loại có hóa nhân, quỉ nhân và nguyên nhân, ấy là có phân đẳng cấp; nếu Thầy dùng huyền diệu Thiêng Liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ mầu nhiệm của Đạo, đồng đặng đắc kiếp, th́ phẩm vị Thiêng Liêng cũng không c̣n trật tự.”
Trong quyển 'The Book of True Life BTL, có những đoạn giảng như sau:
- Ta nói cùng con, một kiếp người th́ không đủ để hiểu dù chỉ một bài học của Ta, và để con hiểu cuốn sách mà cuộc đời chứa đựng, cần phải có nhiều kiếp sống. Do đó xác thân chỉ được dùng như là cái nạng cho linh hồn trên đường của nó dưới trần. (Tr113).
- Đây là lúc Ta đến để nói với con rơ ràng là việc tái sinh của linh hồn có thật, rằng chuyện là vậy từ lúc khởi thủy của con người, như ánh sáng của chân lư và t́nh thương thiêng liêng mà nếu không có, con sẽ không thể tiến bước trên con đường dài của sự toàn thiện tinh thần. (Tr151)
- Ta nói cùng con, đời sống trên trần là một nấc nữa trên chiếc thang của sự sống. Tại sao con không hiểu theo cách ấy để sử dụng trọn hết những bài học của ḿnh? Ấy là lư do v́ sao nhiều người phải quay lại trần lần này rồi lần nữa, v́ họ không hiểu hay không biết dùng kiếp vừa qua. (Tr 254).- Ta nói cùng con, nhân loại cần biết là linh hồn của họ đă xuống thế gian nhiều lần, mà họ vẫn chưa thể tiến lên theo con đường có luật Trời để tới đỉnh núi. (Tr 267).
- Tái sinh là việc trở lại thế giới vật chất để sinh làm người lần nữa, là sự chỗi dậy của tinh thần trong xác thân con người để tiếp tục một công việc. Đó là sự thật về việc phục sinh của xác thân mà tín đồ khi xưa nói đến, và sau, bị diễn giải sai lạc tới độ vô lư kỳ quặc.Tái sinh là món quà mà Thượng đế ban cho linh hồn con, hầu cho nó không hề bị giới hạn bởi sự nhỏ nhoi của h́nh hài vật chất, hay bởi kiếp sống phù du trên trần, hay bởi sự yếu đuối tự nhiên của nó; mà đúng ra là bởi linh hồn vốn có bản chất cao hơn, nó có thể dùng bao nhiêu h́nh hài vật chất mà nó cần để thực hiện phần việc lớn lao của ḿnh dưới thế ... tiếp tục sống c̣n từ thân xác này sang xác thân kế, qua vô số h́nh hài được giao cho nó, chiến thắng thời gian, trở ngại và bao cám dỗ.
Làm sao con lại có thể tin rằng vào ngày phán xét cuối cùng, thân xác của kẻ chết sẽ chỗi dậy và đoàn tụ với linh hồn của chúng để bước vào cơi Trời? Làm sao con lại có thể diễn giải theo cách ấy những điều đă được dạy khi trước? Xác thân thuộc về thế giới này và nó nằm ở đây, c̣n tinh thần chỗi dậy tự do và trở về cơi hiện hữu mà từ đó nó được sinh ra. Điều ǵ sinh ra bởi xác thịt th́ là xác thịt, c̣n điều ǵ sinh ra bởi tinh thần của Ta th́ là tinh thần. Sự chỗi dậy của xác thân là sự tái sinh của linh hồn. Ta nói cùng con, ai không sử dụng bài học chứa đựng trong kiếp hiện sinh thuộc thế giới này, cơi trần đầy thử thách, sẽ phải trở lại để hoàn tất việc làm của ḿnh, và trên hết thẩy, để học hỏi. (Trang 268).- Tái sinh là cơ hội mà Thượng đế, theo công lư đầy t́nh thương, để cho linh hồn theo đó có thể sử dụng kinh nghiệm học được trong hành tŕnh của nó.
Vậy con sẽ hiểu rằng một kiếp trên trần v́ quá ngắn so với đời sống tinh thần, không thể là yếu tố quyết định cho sự vô tận của linh hồn. Nói khác đi, nó không đủ cho bất cứ ai trong các con có được sự toàn thiện để tới cơi trời mà con gọi là cảnh thiên đàng; cũng y vậy, lỗi lầm trong một kiếp dưới thế th́ không đủ để xác định là linh hồn phải đọa chốn tối tăm, hay phải chịu hành hạ đớn đau măi măi ... Luật tái sinh của linh hồn là một trong những luật của ḷng từ và công lư, cho con người khoảng rộng lớn hơn, có mọi cơ hội cần thiết để đạt tới sự toàn thiện.
Chỉ những ai đă tinh luyện ḿnh nhờ t́nh thương, tuân theo luật Trời, mới ngưng không tái sinh trên địa cầu. Những ai trong kiếp vừa qua c̣n để lại một vết máu hay chuyện không lành, sẽ phải quay về trần gian để sửa lỗi, tu bổ lại điều đă hủy hoại, mang sự sống cho vật mất sức sống mà họ bỏ lại trong đời trước, và tha thứ. Nói ngắn gọn là bồi hoàn, tu chỉnh (restitution). (Humanity, trang 22)- Con chỉ cần biết rằng sự tái sinh của linh hồn là điều thật, để cho ánh sáng được khơi tỏ trong tâm, và cho con cảm nhận nhiều hơn sự công bằng từ ái. Hăy so sánh các lư thuyết và lời diễn giải khác nhau mà những tôn giáo đưa ra về chỉ dạy này, và đi theo lời nào chứa đựng sự công bằng lớn hơn và có lư lẽ vững mạnh hơn.Ta nói thật cùng con, đây là một trong những khải thị sẽ ảnh hưởng tinh thần con người ở thời đại này, do có trực giác khơi dậy về chân lư lớn lao ấy. Con sẽ xác nhận rằng luật tái sinh của linh hồn là một trong những chân lư vĩ đại mà nhân loại phải biết và tin vào. Các con đă tới một tŕnh độ tiến hóa để có thể hiểu được Ta bằng bản chất thiêng liêng của Ta và cảm được Ta như là Tinh Thần. Sự tiến hóa và tái sinh của linh hồn đă chuẩn bị cho các con tiếp nhận bài học mới của Ta.
PHẦN II
THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP CỦA THÁNH PETER (PIERRE)
TIẾT 1.TIỂU SỬ THÁNH PETER (PHÊRÔ)
TIẾT 2. TÁNH ĐỨC
TIẾT 3. CÔNG NGHIỆP
TIẾT 4. TỬ V̀ ĐẠO
![]()
Thánh PETER (PIERRE) cầm ch́a khóa mở cửa vào thiên đàng.
TIẾT 1.TIỂU SỬ THÁNH PETER (PIERRE / PHÊRÔ)
TÊN KHAI SINH của ông là Shimon, hay Simeon, Simon (tiếng Anh) và Si-mon (tiếng Việt).
TÊN THƯỜNG GỌI: Peter. Đức Jesus đặt cho ông tên Simon Cephas. CEPHAS trong tiếng Aramaic, hay Kepha (tiếng Hebrew: כיפא, cả Cephas và Kepha đều mang nghĩa là "đá"), c̣n trong Tiếng Hy Lạp: Pétros, tiếng La Tinh là "Petrus", cũng có nghĩa là "đá". Tên ông trong tiếng Anh và tiếng Đức là "Peter", tiếng Pháp là "Pierre", tiếng Ư là "Pietro", tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là "Pedro", tiếng Ba Lan và tiếng Nga là "Piotr" (Piốt); tiếng Việt là Phêrô.
NĂM SINH: khoảng năm 1 TCN
NƠI SINH: Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilee, Gaulanitis, Syria, Roman Empire
CHA MẸ: cha tên Jonah hay Jona
ANH EM: em là Andrew, tông đồ đầu tiên của đức Jesus.
VỢ CON: Simon Peter đă lập gia đ́nh, có những đứa con, vợ của ông đă chịu đau khổ và chịu tử v́ đạo.
NGHỀ NGHIỆP: đánh cá; sau theo đức Jesus và trở thành người lănh đạo của nhóm 12 tông đồ.
Ngài cũng được xem là GIÁO HOÀNG ĐẦU TIÊN CỦA KY TÔ GIÁO (30- 64)
MẤT NĂM: có tư liệu nói ngài mất vào năm 64 SCN tại Rome, ba tháng sau trận hỏa hoạn lớn của Rome; có tư liệu nói năm 67 SCN v́ bị giam gần 1 năm mới bị đóng đinh. Xác được chôn cất tại đồi Vatican ,Rome, Italia, Roman Empire. Hưởng thọ khoảng 65-67 tuổi
VỊ TRÍ TRONG 12 TÔNG ĐỒ
Peter là tên được nhắc đầu tiên khi nói đến 12 vị tông đồ. Peter là tông đồ trưởng trong số mười hai Tông đồ của Chúa Jesus. Peter, James the Great, và John là ba đệ tử thân cận nhất của đức Jesus. Sau đây là tên của 12 tông đồ đầu tiên:
1. Simon (Peter)
2. James, con của Zebedee
3. John, em của James
4. Andrew
5. Philip
6. Bartholomew
7. Matthew
8. Thomas
9. James, con của Alphaeus
10. Simon the Zealot
11. Thaddaeus (c̣n được gọi là Judas con của James)
12. Judas Iscariot
Trong số 12 tông đồ đó, Andrew là em của Simon. Andrew trước theo thánh John the Baptist, sau theo đức Jesus và trở thành đệ tử đầu tiên của Ngài. Hai anh em Simon và Andrew làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilee. Qua sự giới thiệu của Andrew, Simon đến gặp ĐỨC JESUS và được Người đặt tên lại.
Simon Caipha hay Peter, xuất thân từ miền Galilê, làm nghề đánh cá, đă có gia đ́nh. Simon Peter và em là Andrew theo Do Thái giáo (Jews). Tất cả mọi sinh hoạt đều b́nh thường cho đến ngày được Đức Jesus Nazareth nhận làm đệ tử. Peter dáng người thon nhỏ, cao, da trắng, râu rậm, quăn. Lông mày nâu, thưa mỏng. Tính t́nh Peter bộc trực, thẳng thắn. Tư gia của Peter là nơi dừng chân của đức Jesus và các tông đồ, đồng thời trở thành nơi thờ phượng chung và được nới rộng đủ chỗ cho 500 dân làng tụ họp. Nói về ngài, người ta không thể không nhắc đến vết đen trong cuộc đời của ngài. Đó là việc ngài đă chối Chúa.
-YẾU L̉NG: CHỐI CHÚA BA LẦN
Vườn Gethsemani hay Vườn Cây Dầu, là một vườn dưới chân núi Olives ở Jerusalem, nổi tiếng v́ là nơi Chúa Jesus và các tông đồ đă cầu nguyện trong đêm trước khi Ngài bị bắt đem đi đóng đinh vào thập giá. Peter tính bộc trực và muốn thể hiện ḷng trung thành nên chém đứt tai của Mancô (Malchus) khi tên này đến bắt đức Jesus, nhưng cuối cùng cũng bỏ chạy với những người khác.
Trong cuộc tử nạn của Đức JESUS, mặc dù Peter đă cam đoan sẽ sống chết với Thầy, nhưng ông đă chối mối quan hệ giữa ông và Thầy đến ba lần (Mc 14,66-72). Theo các tác giả Phúc âm, ba lần ông chối Thầy đă được Đức JESUS tiên báo: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, th́ anh đă chối Thầy ba lần" (Mt 26: 30-35). Với một người có ḷng mến Thầy sắt son nhưng nóng tính như Peter, chuyện chối Chúa là một câu chuyện khó tin, không thể nào xảy ra được. Bởi thế Peter phản ứng ngay: dù có phải chết với Thầy, con cũng sẽ không chối Thầy.
Cuối cùng ngay trong Vườn Cây Dầu, tất cả các môn đệ kể cả Peter đều bỏ trốn khi Đức Jesus bị bắt. Nhưng khi Đức Jesus đang bị luận án trước Ṭa Công Nghị của người Do Thái, Peter quay lại. Chuyện kể lại: Một người đầy tớ của thầy Thượng Phẩm thấy Peter đang sưởi ấm trong sân của ṭa án. Cô ta nh́n ông cḥng chọc mà nói: Cả ông nữa, ông cũng đă từng ở với Jesus thành Nazareth. Peter chối ngay: Này chị, tôi không biết người ấy! Tôi không biết chị muốn nói ǵ. Tôi không biết chị là ai!" Nói xong, ông đứng dậy và rời khỏi đó v́ không muốn bị nhận diện thêm nữa. Ngay lúc đó gà gáy lần thứ nhất. Một lần nữa, thấy Peter lảng vảng bên ngoài sân ṭa án, một cô cất giọng tố Peter với những người đang hiện diện: Tên này cũng thuộc về bọn chúng bởi v́ ông là người xứ Galilê. Một lần nữa Peter lại chối. Peter lẩn tránh sự ḍ xét ấy và đi ra ngoài; khi ấy một người em của Mankô bước đến gần ông và nói, "Này ông! Có phải tôi thấy ông ở với người ấy trong vườn Cây Dầu không? Có phải ông gây thương tích cho tai của anh tôi không?". V́ sợ hăi ông Phêrô không tự chủ được nữa. Một khoảng thời gian nặng nề chậm chạp trôi qua, một người khác trong đám đông lại cất tiếng: Đúng là ông thuộc về bọn chúng rồi. Lần này, Peter thề : Tôi thề là tôi không biết chi về người mà các ông đang nói. Gà lại gáy lần thứ hai. Đúng lúc đó, Đức Jesus bị dẫn đi từ căn pḥng tṛn ngang qua sân để xuống xà lim ở hầm bên dưới. Người quay đầu về Peter và đưa mắt nh́n ông vừa buồn vừa thương hại. Bàng hoàng sợ hăi, ông nhớ lại lời Ngài: "Trước khi gà gáy hai lần, con sẽ chối Thầy ba lần!" Trong cái nh́n của Chúa, ông thấy ḿnh ngập tràn tội lỗi và tan nát tâm hồn v́ đă phạm tội với Đấng Cứu Thế.!
Tuy nhiên, bên cạnh những cái không tốt đó, chúng ta lại thấy nơi Ngài có nhiều đức tính khác. Chính những đức tính sáng chói này đă làm lu mờ đi những cái tầm thường nơi con người của ngài, để rồi qua đó ngài đă xứng đáng được đức Jesus chọn làm người dẫn dắt đoàn chiên của Ngài. Những đức tính ngài có là:
-Tính TỪ BỎ DỨT KHOÁT: mau chóng từ bỏ gia đ́nh và sản nghiệp, bỏ tất cả mọi sự mà theo Thầy ḿnh. Chính do đức tin vững chắc mà ông đă được đức Jesus đặt cho tên CEPHAS trong tiếng Syriac có nghĩa là đá (a rock) và dịch sang tiếng Hy Lạp là PETER.
-NGƯỜI ĐẦU TIÊN KHẲNG ĐỊNH JESUS CHRIST LÀ ĐẤNG CỨU THẾ:
Khi đức Jesus hỏi: ngươi nói Ta là ai? (Who do you say that I am?), Simon Peter trả lời ngay trong khi những người khác c̣n do dự: Thầy là Thiên sứ, Con của Thiên Chúa Hằng Sống. (You are the Messiah, the Son of the living God)
-Tính KHIÊM TỐN: ông đă đến qú trước mặt Chúa và thưa với Người: "Lạy Thầy, xin tránh xa con ra v́ con là một người tội lỗi". Ông đă ư thức được thân phận hèn mọn của ḿnh trước sự hiện diện của Chúa...
-BIẾT ĂN NĂN, SÁM HỐI LỖI LẦM: sau khi chối Thầy của ḿnh ba lần, ḷng ông tràn ngập nỗi thống khổ, ăn năn nên khi nghe tin đức Jesus sống lại, ông đă nhanh chân đến t́m để xin lỗi. Chính v́ thế, sau khi Phục sinh, Đức Jesus-Christ cho Peter gặp mặt và nói rơ đă tha thứ cho ông. "Và Thầy đă cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Và phần con, khi đă trở lại, con hăy làm cho anh em con vững tin." (Lc 22,31-32).
Peter học hỏi được ở Đức Jesus tính khoan dung, tha thứ. Ông nhận ra rằng bất chấp những lần ông chối Ngài, Ngài vẫn cứ yêu thương ông. Ông đă kinh nghiệm về sự yếu đuối của bản thân ḿnh nên ông có được sự thấu hiểu và đồng cảm trước sự yếu đuối của người khác.
-CAN ĐẢM: Khi Peter bị bắt và bị tra hỏi v́ đă rao giảng nhân danh Đức Giêsu, Peter không chút sợ hăi mà tuyên xưng rằng:”Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”
(Cv 5,29
Thánh Peter xuất thân từ một gia đ́nh thuyền chài, làm nghề đánh cá, tính t́nh nóng nảy, cục mịch.. Khi Chúa gặp Phêrô đang trên thuyền để cùng cha ḿnh và Anrê chuẩn bị lưới đánh bắt cá, Chúa gọi ông, và ông đă bỏ mọi sự mà theo Chúa. Con người bộc trực, nhưng lại rất mềm yếu, Peter rất hay khóc và luôn biết dẹp bỏ tự ái nhận khuyết điểm để sửa đổi. Các môn đệ đi theo Chúa, không phải tất cả đều tốt, Chúa biết điều ấy nhưng là Đấng Cứu Thế, Ngài yêu thương tất cả. Peter được ưu tiên, nhưng ông cũng bị đức Jesus trách mắng nặng nhất: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, v́ tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16:23).
1. Người xác nhận thiên tính của Đức Jesus:
Trong khi các người môn đệ khác c̣n đang lúng túng với câu hỏi về nguồn gốc của Đức Jesus, Peter nhanh miệng trả lời, “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Matt 16:16).
2. Người giữ ch́a khóa nước trời - Lănh đạo của Giáo hội
Đối với cộng đồng tín hữu Công giáo, bằng chứng quan trọng cho thấy Thánh Peter là lănh đạo của Giáo hội được t́m thấy trong Kinh Thánh, chương Matthew 16:17-39 và John (Gioan) 21: 15-17. Khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, ông là người đă tuyên xưng JESUS là Con Thiên Chúa. Và cũng chính tại đây, ông đă được đức Jesus đặt là người đứng đầu tuyên bố thiên tính của đức Jesus Christ (Chúa Kitô) và làm nền móng cho Giáo hội:
“C̣n Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Peter, nghĩa là tảng đá. Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh ch́a khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều ǵ, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều ǵ, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Matthew 16,18,19).
Peter đă nhân danh các tông đồ khác biểu lộ ḷng trung thành với đức JESUS. Nhiều nhóm môn đệ đă bỏ Người mà đi. Đức JESUS (Giêsu) hỏi nhóm mười hai th́ Phêrô liền đáp:
"Thưa Thầy, bỏ Thầy th́ chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đă tin và nhận biết rằng chính Thầy là đấng Thánh của Thiên Chúa".
3. Trong cộng đoàn các Kitô hữu đầu tiên, Peter giữ vai tṛ lănh đạo.
Chính ông tiên phong rao giảng Tin mừng và chủ tọa việc bầu một tông đồ thay thế Juda Iscariot (Giuđa Iscariôt). JUDA ISCARIOT LÀ AI? Nhóm mười hai môn đệ đầu tiên, hầu hết là dân chài cá hoặc làm ruộng riêng Juda Iscariot là nhân vật có tài có học, có đầu óc thực tế bén nhạy, V́ thế, Juda là người được chọn làm quản lư chăm lo những nhu cầu thường nhật của đức Jesus và những người theo Ngài.Vào một chiều thứ năm. Chúa Jesus cùng với 12 môn đệ dự bữa tiệc ly. Gọi là tiệc ly (ly biệt) v́ đây là bữa cuối cùng, bữa vượt qua sau hết trong cuộc đời trần thế. Việc sửa soạn bữa ăn lẽ ra là việc của Juda nhưng đức Jesus đă không sai Juda mà lại sai Peter và John… Đang khi ăn, Chúa nhắc khéo các môn đệ: “Các con đă sạch nhưng không được sạch cả đâu”, “Kẻ ăn bánh của Ta đă trở gót chống nghịch Ta”. Sau đó Đức Jesus đă nói thẳng: “Quả thật một trong các ngươi sẽ nộp Ta”.
Theo Mátthêu 25:14-16, người môn đệ đứng cuối cùng trong danh sách của nhóm 12 đă đến gặp các thầy Thượng Tế thương lượng về giá bán Đức Jesus. Juda được trao cho ba mươi đồng tiền bằng bạc. Chuyện kể rằng Juda đă cho đám lính đi bắt một dấu hiệu: “Tôi hôn ai th́ người đó chính là Jesus ”. Khi trở lại, Juda biết Đức Jesus không c̣n ở Nhà Tiệc Ly, và đoán Người ở trên núi Cây Dầu để cầu nguyện nên Juda sắp đặt với toán lính là hắn sẽ vào vườn trước, sẽ hôn chào Đức Jesus; sau đó họ sẽ bắt giữ Người. Juda muốn làm như thể việc lính tráng và hắn đến vườn cùng một lúc chỉ là một sự trùng hợp t́nh cờ. Khi Juda tiến đến Đức Jesus, ôm hôn Người và nói: “Chào Thầy!” Đức Jesus nói: “ Juda, ngươi phải bội Con Người với một cái hôn hay sao?” Ngay lập tức bọn lính vây quanh Đức Jesus, và các cung thủ tiến đến gần đặt tay lên Người. Juda muốn bỏ chạy ngay lập tức, nhưng c̣n kẹt các Tông Đồ. Các ông xông vào bọn lính, kêu lên: “Thầy ơi, chúng con dùng gươm tấn công được không?” Peter chụp lấy gươm và chém Mankô, tên đầy tớ của Thượng Tế, làm đứt một miếng thịt ở tai hắn. Sự kiện Peter đánh ngă Mankô là một vấn đề khó khăn cho Đức Jesus nên Ngài nói: "Peter, xỏ gươm vào vỏ, v́ ai dùng gươm sẽ chết v́ gươm. Con tưởng Thầy không thể xin Cha Thầy sai mười hai đội binh thiên thần đến bảo vệ cho Thầy hay sao? Thầy không dám uống chén đắng Cha Thầy đă trao hay sao? Như vậy làm sao Kinh Thánh có thể hoàn tất trọn vẹn được?"
Sau đó Đức Jesus nói với họ: "Các người đem gươm giáo và gậy gộc đến bắt ta như bắt một tên sát nhân. Hàng ngày ta giảng dạy giữa các người trong Đền Thờ, và các người không dám động đến ta; nhưng bây giờ là giờ của các người và giờ của tối tăm." Chúng ra lệnh trói Người chặt hơn, và kéo Ngài một cách rất tàn bạo. Chúng kéo Ngài đi trên các con đường gồ ghề, nhiều đá sỏi, bùn lầy, đá sắc bén và cũng như gai góc. Chúng nguyền rủa, đấm đá và thúc giục Người một cách vô cùng dă man cùng với các lời nhạo báng khinh miệt của họ. Ngài bị mang ra trước Ṭa Công Nghị của người Do Thái luận tội. Biết Thầy của ḿnh sẽ bị kết án treo cổ, Juda hối hận. Anh ta quay lại gặp các thầy Thượng Tế và Kỳ Mục, trả lại ba mươi đồng tiền bạc. Người tông đồ thứ mười hai thú nhận: Tôi đă phạm tội nộp người vô tội. Hăy cầm lấy tiền của các ông đi! V́ nó mà các ông đă khiến tôi giao nộp Đấng Công Chính. Cầm lấy tiền của các ông đi! Hăy thả Đức Jesus ra! Tôi hủy bỏ cam kết. Tôi đă phạm tội nặng nề khi phản bội máu người vô tội!
Nhưng chuyện mua bán đă xong, Đức Jesus đă bị bắt, các thầy Thượng Tế và Kỳ Mục quyết định không nhận lại số tiền. Juda quẳng trả lại ba mươi đồng tiền bạc vào Đền Thờ, rồi bỏ đi.
Tất cả các môn đệ theo đức Jesus đều ôm ấp một tham vọng riêng tư kín đáo về chính trị. Đức Jesus đang là một nhân vật tiếng tăm, làm nhiều phép lạ. Dân chúng từng ùn ùn kéo nhau theo Ngài, họ đ̣i tôn Ngài làm vua, nhất là sau phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá. Ai ai cũng tin rằng sớm muộn ǵ th́ đức Jesus sẽ làm một cuộc cách mạng, lật đổ đế quốc La mă, khôi phục một quốc gia Do thái độc lập. Lúc ban đầu, các môn đệ theo đức Jesus v́ muốn được chia chác quyền lực về sau, chứ không ai nghĩ đến một ngày kia phải rơi đầu đổ máu làm chứng cho đức Ngài. Hậu quả sự mưu mô tính toán rất con người của Juda tiếc thay đă đem đến thảm kịch mà chính Juda cũng không lường trước được. Có giả thuyết cho rằng, khi bán Thầy ḿnh với giá 30 đồng bạc, Juda làm thế không hẳn v́ tiền mà v́ lầm tưởng rằng: bao nhiêu phép lạ Ngài c̣n làm được, câm điếc què quặt Ngài c̣n chữa lành, kẻ chết Ngài c̣n làm cho sống lại chẳng lẽ Ngài không tự cứu nỗi bản thân ḿnh? Ngài sẽ làm phép lạ, sẽ lật đổ nhà nước để lên làm vua… Tiếc thay! đường lối tính toán của con người không phải là đường lối tính toán của Thiên Chúa. Juda đă thất bại ở chỗ đó. Khi nh́n ra điểm này, Juda hối hận, đem trả lại 30 đồng bạc và đă thắt cổ tự vận. Sự thất bại của Juda là ở chỗ chỉ biết dựa vào sự tính toán theo hạ trí của con người mà không hiểu nỗi Thiên cơ: Máu của con Thiên Chúa phải đổ để nhân loại biết thế nào là bác ái, hy sinh thân xác để cứu chuộc cho nhân loại và vinh danh Thiên Chúa.!4. Đức Jesus sống lại và cho gặp mặt
Mary Magdalene (Maria Mađalêna) là một đệ tử yêu dấu của Đức Jesus, một nữ thánh, biểu tượng trí huệ và ngôi âm của Công giáo. Sau khi bà báo tin là xác của đức Jesus đă biến mất khỏi hầm mộ th́ Peter và John liền chạy vào mộ. Hai ông đă kiểm chứng là không có dấu tích của sự xâm phạm, bởi v́ các khăn vải đắp mặt c̣n nguyên. Sau đó, đức ngài c̣n hiện ra cho ba người thấy. Peter dẫn đầu các môn đệ khi Chúa hiện ra ở Galilee. Ở lần hiện ra thứ ba, đức Jesus-Christ đă trao quyền chăn dắt đoàn chiên của Ngài cho Peter:
Đức Jesus hỏi ông Simon Peter: "Này anh Simon, con ông Jonah, anh có mến thầy hơn các anh em này không?"ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy" Đức Jesus nói với ông "Hăy chăm sóc con chiên của Thầy".
Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Jonah, anh có mến thầy không?" Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. Người nói: "Hăy chăn dắt con chiên của Thầy".
Người hỏi lần thứ ba: " Này anh Simon, con ông Jonah, anh có mến Thầy không?" Ông Phê-rô buồn v́ Người hỏi đến lần tới ba lần câu: "Anh có yêu mến Thầy không?"Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rơ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Đức Jesus bảo: "hăy chăm sóc con chiên của Thầy. (John, 21,15-17)
Thánh John cho biết đức Jesus-Christ cũng ám chỉ ông Peter sẽ phải chết thế nào để tôn vinh Thiên Chúa: "Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc c̣n trẻ, anh tự ḿnh thắt lưng lấy... Nhưng khi đă về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn". (when you are old you will stretch out your hands, and another will dress you and take you where you do not want to go- Ga 21,18).
5. Ông tỏ ra là người lănh đạo khôn ngoan, can trường và nhiều sáng kiến.
Mesopotamia là trung tâm thương mại quan trọng và sầm uất của người Do Thái, từ đây họ đi buôn sang đến tận Ấn Độ và Trung Hoa nên các tông đồ đi hoặc cử người truyền giáo khắp nơi. Trong lá thư thứ nhất, Peter viết từ Babylon (Iraq). Từ năm 33-40 ông coi sóc giáo hội bên Antioch (Hy lạp). Năm 44 đến Roma (Ư). Trên đường truyền giáo ông mang theo vợ. Đi tù hai lần tại Jerusalem trước khi đi Babylon (Cv 12,17).
Peter đến Rôme khi nào rất khó xác định! Sử sách ghi ông đến Rôme năm 44 dưới triều hoàng đế Claudius. Vị vua này đă đuổi người Do Thái khỏi Roma năm 50 v́ có nhiều người tin theo Chúa. Sách khác ghi từ 44-49, Peter ở bên Babylon. Ai thành lập Giáo Hội tại Roma là vấn đề nan giải kế tiếp? Thánh James chết năm 44. Peter bỏ Jerusalem đi nơi khác. Không biết đi đâu nhưng ngài xuất hiện tại công đồng Jerusalem năm 49. Thế kỷ II, trong thư gửi giáo dân Roma, Giám mục Corinto cũng quả quyết giáo đoàn này do hai tông đồ Peter và Paul thành lập. Không có tài liệu chắc chắn cho chúng ta biết là Peter đến Roma vào năm nào. Truyền thống cho rằng, ông làm Giám mục Roma từ năm 42. Tuy nhiên điều chắc chắn là vào khoảng năm 44, Peter mới đi khỏi Jesusalem và năm 49 lại có mặt tại đó để chủ tọa công đồng. Ngài chủ tọa đại hội tại Jerusalem– thường được coi là công đồng đầu tiên. Về sau, thêm ông Paul (Phaolô), ông John (Gioan) nữa và cả ba họp thành "cột trụ của Giáo hội" (Gl 2,9).
6. Thánh Peter làm phép lạ trị bịnh
Peter đă làm phép cho người đàn ông độ 40 tuổi, bị tật bẩm sinh không đi được, chỉ bằng câu nói: “vàng bạc ta không có, nhưng ta cho ông điều này. Nhân danh Jesus Christ, hăy bước đi.” (Silver and gold I do not have, but what I have I give to you. In the name of Jesus Christ of Nazareth, walk.)
Phép lạ Thánh Phê-rô chữa người què ở cửa đền thờ đă làm cho người ta để ư đến các tông đồ và cộng đoàn sơ khai. Công nghị Do Thái lo ngại, bắt giam Peter và John. Trước một phiên toà, hai ông can đảm minh chứng cho Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế. Bị đe dọa không được giảng Đạo, hai ông thẳng thắn trả lời: Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ trước mặt Thiên Chúa không? các ông thử xét xem! Phần chúng tôi, những ǵ tai đă nghe, mắt đă thấy, chúng tôi không thể không nói ra.
Trong việc chọn Peter làm thủ lănh các Tông đồ, lănh đạo Giáo hội, Đức Jesu không dựa vào những điều kiện “tài đức vẹn toàn” mà chỉ dựa vào tấm ḷng biết thương yêu Chúa và làm theo lời Chúa dạy: “Peter, con có yêu mến Thầy không” ? Đây chính là điều kiện nền tảng để có thể chu toàn sứ mệnh mà Chúa trao phó, bởi nếu không có ḷng kính yêu Thiên Chúa, công việc của người chức sắc dù ở cấp bực nào cũng chỉ là v́ DANH, CHỨC, LỢI, QUYỀN mà thôi. Chính v́ thế, Đức Jesus đă phải hỏi ông đến ba lần “Peter, con có yêu mến Thầy không”? trước khi ủy thác cho ông nhiệm vụ hướng dẫn đoàn chiên. Và sau đó, Peter đă hành đạo theo lời Thầy và đă lấy cái chết của ḿnh để làm chứng về Thiên tính của đức Jesus-Christ.
Mô tả cái chết của Thánh tông đồ PETER với h́nh Thánh giá ngược.
Nero là vị vua thứ 5 của Rome từ năm 54 SCN (sau công nguyên) đến năm 68 SCN. Ông có tên đầy đủ là Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (37- 68 SCN), lên ngôi với hiệu Nero Claudius Caesar. Đó là tên bạo chúa khét tiếng ở phương Tây. Sử gia thời xưa viết rằng ông đă giết hại mẹ, người vợ đầu, anh trai, giết luôn người thầy và là nhà triết học nổi tiếng Seneca.
Sau khi Đức Jesus-Christ về trời, Peter sang Roma lănh đạo giáo đoàn và thiết lập Ṭa thánh ở đó. Năm 64, Hoàng đế Neron không rơ lư do đă ra lịnh đốt cả thành La Mă (để mua vui hay để xây dựng nhà mới cho khang trang hơn?). Khi dân chúng t́m kiếm người chịu trách nhiệm về việc hỏa hoạn, Nero đổ tội cho các tín hữu Kitô giáo để ổn định ḷng dân. Hàng ngh́n người theo đạo đă bị bỏ đói cho đến chết, bị thiêu, bị ném cho sư tử ăn và xử tử tại khu hí trường ở thủ đô Roma…Trước t́nh thế nguy hiểm ấy, cộng đoàn ở Roma đă khuyên Peter cấp thời cải trang chạy trốn khỏi thành. Nhưng khi ra được ngoài thành, Peter gặp thấy một người mặc áo trắng đang đi ngược chiều vào thành. Ông nhận ra đó là Đức Jesus, ông lên tiếng hỏi: “Thầy đi đâu?” (Quo vadis, Domine?). Đức Jesus đáp: “Thầy đi vào thành Rôma để chịu đóng đinh thêm một lần nữa”. Sau đó, Ngài biến mất. Peter hiểu ư Chúa muốn ông quay vào thành để chịu chết v́ danh Chúa nên Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Trước khi chết ông bị cầm tù trong ngục tối Gemonium, sau này đổi tên là Mamertine. Ngục này có 2 tầng đào sâu vào núi. Peter bị xích vào cột đá ngày đêm ăn ngủ ở thế đứng suốt 9 tháng không ánh sáng. Mùi hôi thối bốc lên triền miên v́ ngục không bao giờ được dọn dẹp, lau chùi. Ông sống sót suốt 9 tháng trong điều kiện tối tăm, hôi thối trong ổ vi trùng xác người là một phép lạ. Thời gian này ông cải hóa, truyền đạo cho cai tù, giám đốc đề lao, và 47 người khác. Năm 67, Peter bị xử đóng đinh trên thập tự giá nhưng ông xin đóng đinh ngược đầu v́ tự thấy không xứng đáng được chết như Thầy của ḿnh... Nơi đóng đinh là đỉnh đồi có tên Vatican. Thánh thể được cho đă chon cất dưới nền nhà thờ St. Peter's Basilica. Hàng năm, tín đồ Ky tô giáo cử hành lễ kỷ niệm Thánh Peter vào ngày 29 tháng sáu.
PHẦN III
THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP KHAI PHÁP TRẦN DUY NGHĨA
TIẾT 1.TIỂU SỬ NGÀI KHAI PHÁP
TIẾT 2. CÔNG NGHIỆP
TIẾT 3: NHIỆM VỤ KHAI PHÁP
TIẾT 4: NGÀI KHAI PHÁP GIÁNG CƠ DẠY ĐẠO
TIẾT 5: TIỀN KIẾP NGÀI LÀ THÁNH TÔNG ĐỒ PIERRE (PETER).
TIẾT 6: LỄ KỶ NIỆM NGÀI KHAI PHÁP & SỚ DÂNG CÚNG 12 THỜI QUÂN
![]()
TIẾT 1: TIỂU SỬ KHAI PHÁP TRẦN DUY NGHĨA (1888-1954)
NĂM SINH & NƠI SINH: sanh ngày 17.8 Mậu-Tư (11.9.1888) tại làng Thành Phô, tổng Ḥa Lạc Hạ, tỉnh G̣ Công.
CHA MẸ: Thân phụ là Ông Trần Duy Quyền và Thân mẫu là Bà Đặng thị Lâu, đều ở G̣ Công.
VỢ: Bà Hồng thị ĐỏCON: Hai Ông Bà chỉ sanh được một người con trai, đặt tên là Tháp, nhưng chẳng may mất sớm lúc mười mấy tuổi. Hai Ông Bà nhận cháu gái làm con nuôi tên Nguyễn thị Lụa, Trần thị Huê.
NGHỀ NGHIỆP: công chức Sở Hỏa Xa thời Pháp thuộc. Sau khi theo Đạo Cao Đài, ngài được Thiên phong Khai Pháp. Đức tính ngài điềm đạm, đạo hạnh, làm thơ kư Sở Hỏa Xa Sàig̣n, được bạn đồng sự yêu mến. Tư gia Ngài ở bên cạnh ga xe lửa Sàig̣n, hiện nay là tiệm cơm chay TÍN NGHĨA (9 đường Trần Hưng Đạo, Q1, Sài g̣n).QUI TIÊN: khoảng 3-4 giờ sáng ngày 22.1 Giáp Ngọ (24.2.1954) tại Văn pḥng HTĐ Ṭa Thánh, hưởng thọ 66 tuổi.
TIỀN KIẾP: ngươn linh của ngài Khai Pháp là Thánh Peter (Pierre trong tiếng Pháp), một trong 12 vị Thánh Tông Đồ của Đức Jesus-Christ.
TÁC PHẨM:
Trong thời gian Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa cầm quyền Chưởng quản Bộ Pháp Chánh, Ngài có biên soạn những bài giảng về Chánh Trị Đạo để dạy Hạnh đường. Sau, Ngài tập hợp các bài giảng ấy, lập thành quyển sách tựa đề “CHÁNH TRỊ ĐẠO”, giải thích rơ ràng nền Chánh Trị Đạo của Đạo Cao Đài, để người đời khỏi lầm tưởng Đạo Cao Đài là một tổ chức chánh trị, như các đảng phái chánh trị ngoài đời. Danh từ PHÁP CHÁNH cũng do Ngài Khai Pháp đặt ra để thay thế danh từ Ṭa Đạo đă dùng khi trước.
Quyển sách “CHÁNH TRỊ ĐẠO” gồm 5 phần chính :
* Phần I nói về nền tảng Chánh Trị Đạo của Đạo Cao Đài gồm 4 cơ quan :
- Hành Chánh, thuộc Cửu Trùng Đài..
- Phổ Tế, thuộc Cửu Trùng Đài..
- Pháp Chánh, thuộc Hiệp Thiên Đài.
- Phước Thiện, thuộc Hiệp Thiên Đài.
* Phần II nói về Quyền Lập Pháp của Đạo thuộc về 3 Hội : Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội.
* Phần III nói về Quyền Hành Pháp, thuộc về Cửu Trùng Đài.
* Phần IV nói về Quyền Tư Pháp, thuộc về Hiệp Thiên Đài.
* Phần V. so sánh Chánh Trị Đạo và Chánh Trị Đời.
- Năm Bính Dần (1926), Đức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn đi xuống G̣ Công t́m gọi Ngài Trần Duy Nghĩa vào Đạo. V́ Ngài là một nguyên nhân giáng phàm có nhiệm vụ tiền định, nên khi gặp mặt Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài liền đi theo nhập môn làm môn đệ của Đức Chí Tôn, và kể từ đó, Ngài luôn luôn theo sát Đức Phạm Hộ Pháp để hành đạo.
- Ngài Trần Duy Nghĩa được Thiên phong Khai-Pháp, cùng một lượt với chư vị Thời-Quân khác khi Đức Chí-Tôn lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Măo (13.2.1927). Ngài hợp cùng Ngài Tiếp-Pháp Trương văn Tràng thành cặp Pḥ-loan truyền Đạo lúc ban sơ và sau đó trở thành cặp Pḥ loan chuyên về Bí Pháp.
- Năm 1930 Ngài nhận lănh trách vụ Quyền Ngọc Chánh Phối-Sư v́ Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài thiếu chức sắc cao cấp.
- Ngày 4.2.1933 Hội-Thánh nhóm giao cho cầm quyền Ngọc Chánh Phối-Sư ( Đạo Nghị định thứ 9, 12, 21 và 24 do Thánh Thơ số 5 đề ngày 22 Mars 1933 của ba vị Đầu-Sư).
-Ngày 17 tháng Giêng Quí-Dậu (11.2.1933) Đức Quyền Giáo-Tông Lê văn Trung hiệp cùng với Đức Phạm Hộ-Pháp đồng kư tên ra một Thông Tri thăng phẩm Quyền Đầu-Sư cho ba vị Chánh Phối-Sư là: Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh. Như vậy, ba phẩm Chánh Phối-Sư bị khuyết, nên tạm cử ba vị Thời Quân Hiệp-Thiên-Đài qua Cửu-Trùng-Đài đảm nhiệm ba chức vụ kể trên. Thông tri ấy có đoạn như sau:
“Việc giao quyền hành Chánh-Phối-Sư cho ba Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài là việc của Hội-Thánh mới định hôm kỳ nhóm ngày 9 tháng Giêng rồi đây, nhằm ngày 4-3-1933. Ba Chức sắc ấy là:
. Khai-Thế Thái văn Thâu, lănh phận sự Thượng Chánh Phối-Sư.
. Khai-Pháp Trần Duy Nghĩa, lănh phận sự Ngọc Chánh Phối-Sư.
. Khai-Đạo Phạm Tấn Đăi, lănh phận sự Thái Chánh Phối-Sư”.
Theo Đạo Nghị Định của Đức Hộ-Pháp số 56 ngày 23-9 Ất-Hợi (20.10.1935), Ngài Khai-Pháp Trần Duy Nghĩa trở về Hiệp-Thiên-Đài... Ngài được giao nhiệm vụ Thẩm Án Ṭa Đạo và tạm quyền Chưởng quản Cơ Quan Phước-Thiện cho tới ngày có một vị Thời Quân (Chi Đạo) thay thế (Đạo Nghị Định của Đức Hộ-Pháp số 46 ngày 21.8 Bính-Tư/6.10.1936).
Nhờ đức tánh ḥa ái, Ngài được trên dưới kính mến. Có thể nói cho đến ngày nay, các Tín hữu Phước-Thiện vẫn c̣n luyến tiếc một Chơn-Quân mẫn cán tài năng, d́u dắt Cơ quan vững bước trên đường Đạo sự.
-Ngày 17.6.Tân Tỵ (11.7.1941), lính Pháp vào Ṭa Thánh bắt bốn vị Chức sắc: Phối Sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm Thanh, Giáo Sư Thái Phấn Thanh, và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển; đồng thời ở Sài g̣n, chúng đến bắt Ngài Khai Pháp tại tư gia. C̣n Đức Phạm Hộ Pháp đă bị chúng bắt trước đó ngày 4.6.Tân Tỵ (28.6.1941).
Ngày 4.6 nhuần-Tân Tỵ (27.7.1941), Chánh quyền Pháp đưa Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp và bốn vị Chức sắc lưu đày ở Madagascar (Mă đảo) bên Phi Châu, trên chiếc tàu Compiège. Trong thời gian bị lưu đày nơi Mă đảo, Ngài Khai Pháp và Sĩ Tải Đỗ quang Hiển luôn luôn kề cận bên Đức Phạm Hộ Pháp để giúp đỡ và cùng chia xẻ những nỗi đau buồn khổ cực. Sĩ Tải Đỗ quang Hiển và Giáo Sư Thái Gấm Thanh đă chết tại đảo
-Ngày 25.7.Bính Tuất (21.8.1946), Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp và 2 vị Chức sắc c̣n lại là Phối Sư Ngọc Trọng Thanh và Giáo Sư Thái Phấn Thanh, sau hơn 5 năm bị lưu đày, được Chánh quyền Pháp đưa trở về VN trả tự do.
Ngày mùng 4.8.Bính Tuất (30.8.1946), Chánh quyền Pháp đưa Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp, Phối Sư Ngọc Trong Thanh và Giáo Sư Thái Phấn Thanh từ Sài g̣n về Ṭa Thánh. Hội Thánh và tín đồ tổ chức Lễ Nghinh tiếp vô cùng long trọng và cảm động. Sau đó, Ngài Trần Duy Nghĩa tiếp tục hành đạo sát cánh Đức Phạm Hộ Pháp, được Đức Phạm Hộ Pháp giao cho nhiệm vụ Chưởng quản Bộ Pháp Chánh. Đến năm 1953, Ngài quyết định bớt việc văn pḥng để vào Trí Giác nhập định, nơi đây hiện c̣n nhà tịnh có tên KHAI PHÁP TỊNH ĐƯỜNG.
Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa mất khoảng 3-4 giờ sáng ngày 22.1.Giáp Ngọ (24.2.1954) tại văn pḥng HTĐ Ṭa Thánh, hưởng thọ 66 tuổi. Sau khi đăng Tiên, Ngài giáng cơ cho Bài Thài hiến lễ như sau:
Đă chán công danh dưới phép người,
Đem thân cửa Phạm để nên nơi.
Lóng chuông Bạch Ngọc hồi hồn tục,
Nghe trống Lôi Âm tỉnh mộng đời.
Nắm pháp thiêng liêng d́u Thánh vị,
Cầm cân công lư giữ ngôi Trời.
Dầu chưa trọn nghĩa Thiên Thơ định,
Giác ngộ vui theo cũng kịp thời.
Khai Pháp Chơn Quân
PHÁP CHÁNH TRUYỀN ghi rơ: “Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp Chưởng Quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm, phần của Hộ Pháp Chưởng quản về Pháp”.
Dưới quyền Hộ Pháp có bốn vị: Tiếp Pháp, Khai Pháp, Hiến Pháp, Bảo Pháp.
Bốn vị ấy đồng quyền cùng Hộ Pháp; khi đặng lịnh người sai đi hành chánh, song mỗi vị có mỗi phận sự riêng, quyền hành riêng là:
Tiếp Pháp là người tiếp luật lệ, đơn trạng kiện thưa, có quyền xét đoán, coi có nên phân định hay chăng; những điều nào không đáng th́ chiếu theo Đạo Luật, hoặc bỏ qua, hoặc trả lại cho Cửu Trùng Đài c̣n như đáng việc phải phân định, th́ phải dâng lên cho Khai Pháp định đoạt.
Khai Pháp khi tiếp đặng luật lệ, đơn trạng kiện thưa của Cửu Trùng Đài định xử hay là đă xử nơi Tiếp Pháp dâng lên, th́ quan sát coi nên cho cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài biết cùng chăng, như đáng việc th́ tức cấp nhứt diện tư tờ cho Cửu Trùng Đài xin đ́nh đăi nội vụ lại bao lâu tùy ư, song chẳng đặng phép quá 15 ngày, nhứt diện tŕnh cho Hộ Pháp hay, đặng Hộ Pháp mời nhóm Hiệp Thiên Đài, khi hội Hiệp Thiên Đài th́ Khai Pháp phải khai rơ nội vụ ra cho Hiệp Thiên Đài quyết định, như quyết định phải sửa cải luật lệ hay là buộc án, th́ Khai Pháp phải dâng lại cho Hiến Pháp.
Điều Thứ Sáu của HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ĐÀI (1932) qui định:
Trách nhậm của Khai Pháp là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh mà thêm vào Pháp Luật, tức là mở lần Pháp Luật ra thế nào cho chúng sanh có thể tuân theo mà tu hành cho khỏi điều hà khắc.
Ngươn Linh của Ngài Khai Pháp là Thánh PIERE, một trong 12 Thánh Tông-Đồ của Thiên-Chúa-giáo. Trong buổi đầu khai đạo, Đạo Sử có ghi lại việc Thánh Pierre giáng dạy. Chuyện kể ông bà Đốc Phủ Chi là người theo Đạo Công-giáo. Nhơn dịp đến nhà Ngài Cao Quỳnh Cư, ông bà muốn thử xem vấn đề chơn giả của Cơ Bút, nên đề nghị “Xin cho chúng tôi để thử trên bàn Cơ hai vật này là ảnh tượng Chúa và cây Thánh giá. Nếu Đức Cao-Đài là Thượng-Đế thật th́ mới giáng Cơ được, bằng Quỉ Vương thấy hai vật báu này tự nhiên phải tránh”.
Ông Cư bằng ḷng cho thử. Đoạn ông Đốc Phủ cùng ngồi với Ngài Tắc để quan sát. Theo Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, quyển I trang 35, Thánh Pierre có giáng cơ cho thi (31 Décembre 1925) như sau:
SAINT PIERE
Thiên đàng giữ cửa góc Trời Tây,
Truyền Đạo cho dân biết mặt Thầy.
Cứu chuộc đă gần đôi ngàn tuổi,
Cao Đài phú thác dắt d́u bây.
Ngày 11.1.Bính Dần (23.2.1926), ngài Khai Pháp được Đức Chí Tôn cho bài thi:
Đạo Tâm rỡ rỡ sáng như ngày,
Hiệp cũng may mà gặp cũng may.
Đă mộ trong ḷng thân cũng mộ,
Một ḷng mộ Đạo chớ đơn sai.
TIẾT 4. NGÀI KHAI PHÁP GIÁNG CƠ1. Ngài Khai-Pháp giáng cơ cho biết đắc phẩm vị TIÊN:
Một ngày sau khi mất, Ngài Khai-Pháp giáng cơ tại Bộ Pháp Chánh HTĐ đêm 23.1.Giáp Ngọ, lúc 8 giờ tối:.
Khai-Pháp TRẦN DUY NGHĨA
Tệ tăng xin chào quí bạn, Qua chào mấy em.
Chẳng phải lẽ sống là hạnh phúc cơi trần gian, nếu biết th́ quí bạn cũng đă mừng cho Tệ Tăng rồi. Cái phàm thể chẳng qua là đồ mục, đâu đáng ǵ. Chính lúc sanh tiền, Tệ Tăng cũng lầm lẫn đó. Vậy xin cảm bái ḷng tri ngộ của Đức Hộ-Pháp và cảm tạ quí bạn cùng Hội-Thánh. Các em cũng vui mà lo tṛn trọng trách nghe. Xin để lời chào mừng bổn quyến.
Sáu mươi sáu tuổi có bao lâu,
Ngảnh lại trần gian chửa măn sầu.
Tiếc lúc về già đời mỏi mắt,
Dầu an Tiên cảnh vẫn đeo sầu.
2. Khai-Pháp giáng cơ nói về cái chết của Ngài:
Đêm 26.1.Giáp Ngọ (28.2.1954).
“Qua chào mấy em.Thấy mấy em nhọc nhằn, Qua không vui chút nào. Sự sanh ly tử biệt là thường của thế gian. May duyên, Qua được diễm phúc thọ hồng ân của Đức Chí-Tôn và Đức Từ Mẫu mà Qua được biệt đăi, chớ thật ra Qua với mấy em đâu có khác ǵ.
Nhớ lại lúc anh em chúng ta chung trí để làm việc, mặc dầu có nhiều sơ sót v́ chúng ta không phải là chuyên môn, nhưng có nhiều đặc sắc. Ngày về, Qua được Đức Chí-Tôn ban ân khen thưởng, đó là công nghiệp của mấy em. Vậy Qua xin thành thật cảm tạ ơn tríu mến đă làm nên sợi dây thân ái giữa chúng ta thêm bền chặt. Qua xin mấy em vui ḷng với Qua nghe.
Thừa Sử bạch:- Đức Hộ-Pháp muốn rơ lúc Ngài qui vị.- Đức Ngài muốn biết rơ để răn phạt em Bảo thể có phận sự bữa đó.
Thửa Sử bạch: Phải lúc 4 giờ Ngài đi tiểu trở vô mới té phải không ?
- Không phải, lúc ấy vào lối 3 giờ hơn. Qua thấy chột dạ và không muốn làm phiền mấy em Bảo- thể nên Qua tự mở cửa định ṿng ra ngă sau, vừa đến tam cấp, có luồng gió lạnh đập mạnh vào nên té luôn mà rời xác. Đó là anh Cao Thượng-Phẩm đến đem Qua về.
Thừa Sử bạch: Có lẽ khi té, Ngài trăn trở một lúc rồi mới đi ?
- Đi liền. Qua bị c̣n một chút nợ nên phải trả bằng cách ấy cho trọn đấy thôi, chớ chẳng phải rủi ro chi cả. Mấy em an tâm, nếu Đức Hộ-Pháp có hỏi th́ bạch giùm Qua, chớ để em Bảo- thể bị phạt th́ oan cho nó lắm. Thôi khi khác, Qua sẽ đàm đạo nhiều. Qua kiếu mấy em.”
Chú thích: Sở dĩ có lời tâm sự ấy là v́ lúc qui Thiên, lẽ ra có vị Bảo-thể theo săn sóc sức khoẻ cho Ngài Khai-Pháp, nhưng lúc đang đêm Ngài ra ngoài một ḿnh rồi té trên bực thềm và tắt hơi. Lỗi ấy qui vào trách nhiệm của vị Bảo-Thể. Nhưng Ngài đă thanh minh cho rồi.
C̣n câu nói “bị c̣n một chút nợ nên phải trả bằng cách ấy cho trọn đấy thôi”, đó là nói về tiền kiếp Thánh Pierre đă ba lần chối Chúa, khi chết bị đóng ngược đầu trên thập giá; giờ ngài Khai Pháp cũng chết trên bực thềm (chúi ngược đầu) rồi đi luôn. …”.3. Đức Cao Thượng-Phẩm giáng cơ cho biết Ngài Khai-Pháp có đủ công nghiệp nên trở về cựu vị: Bộ Pháp Chánh, 30.1.Giáp Ngọ (4.3.1954)
CAO THƯỢNG PHẨM
Chào Tiếp-Pháp, Bảo-Đạo, mấy em và Chị ba.
Hôm nay, toàn thể Ngọc Hư Cung đều vui mừng tiếp rước vị Khai-Pháp Chơn-Quân trở về cựu vị với công nghiệp rơ ràng. Vậy, Bần đạo đến cho hay trong cửa Hiệp-Thiên-Đài thêm phần vinh hiển. Thôi, Bần đạo nhượng cơ cho Trần Khai-Pháp.
Khai-Pháp TRẦN DUY NGHĨA
“Xin chào mấy bạn, chào mấy em.
Từ buổi rảnh nợ trần, Tệ Tăng vẫn luyến tiếc đến những công nghiệp mà mấy bạn sẽ tiếp tục làm hằng ngày gần đây. Ngày giờ đă định, Chí-Tôn không thể để Tệ Tăng c̣n ở tại trần nữa và phải giao phận sự lại cho bạn Tiếp-Pháp. Vậy Tệ tăng không thể cùng mấy bạn chung vui sớt nhọc lúc sau nầy mà phải trở về lo mặt huyền linh, hầu giúp cơ xây chuyển được chóng kịp ngày giờ.
Mấy bạn tuy mất Tệ tăng về mặt hữu h́nh, song ở vô vi th́ Tệ tăng luôn luôn ở bên mấy bạn.
Bạn Tiếp-Pháp, kể từ giờ nầy, bạn là vị Chơn-Quân lănh phần Tiếp-Pháp lịnh mà hành nên Chánh truyền cho cơ định thế. Phần Khai-Pháp đă qua, giờ đến lượt bạn, ấy Thiên cơ tiền định. Bạn suy gẫm sẽ hiểu thêm.Tiếp-Pháp bạch: . . . (về sự bất tài của ḿnh)
- Việc làm trước dở sau hay là lẽ thường, nghề dạy nghề chớ không ai dạy ai giỏi. Vậy bạn cứ nung chí và tận lực th́ kết quả không xa đâu. Từ đây là cơ hành pháp chớ không c̣n là cơ thọ pháp nữa. Vậy bạn là người tiếp nhận pháp giới của chúng ta và tùng Hộ-Pháp đặng ban hành chánh pháp cho Thánh thể và cả con cái Chí-Tôn. Như vậy th́ trách nhiệm rất nặng nề, bạn khá thận trọng, c̣n về mặt vô vi, Tệ tăng luôn luôn giúp sức, nếu có điều chi thắc mắc th́ cứ kêu Tệ tăng sẽ đến giải giúp cho.
Bạn Bảo-Đạo,
Bạn đă thọ Thiên ân trong hàng Thời Quân với trọng trách Bảo-Đạo tức là thay thế cho Thượng-Phẩm tại thế vậy, bạn hiểu trách nhiệm nặng là dường nào rồi, chỉ c̣n chờ ngày Đức Hộ-Pháp và Anh Thượng-Phẩm ban Pháp th́ bắt tay vào việc. Bạn ráng lên v́ sẽ mệt nhọc lắm đó.
Anh Quyền Thượng Chánh Phối-Sư, Tệ tăng xin gởi lời chào mừng hết các bạn Cửu-Trùng-Đài và để lời cảm tạ. Tệ tăng hứa sẽ giúp tay anh Quyền Giáo-Tông đặng Cửu-Trùng-Đài ra giá trọng.
Bây giờ Tệ tăng xin nói chuyện với người bạn một chút: Bà Hương Đỏ, xin Bà dẹp hết sầu bi mà mừng cho Tệ tăng. Nói như thế th́ Tệ tăng đă quá lục tuần rồi, cảnh biệt ly không c̣n chi đáng thương xót nữa. C̣n về việc Đạo th́ ngày công tṛn quả măn đặng về Chí-Tôn và Phật Mẫu là ngày vinh diệu hơn hết. Vậy thay v́ buồn thương, Bà mừng vui mới phải. Tệ tăng chỉ muốn biết một điều là bà xin Quyền Chí-Tôn tái thủ phận sự đặng tiếp tục công nghiệp lúc về già. Được chừng ấy th́ Tệ tăng vui mừng lắm. C̣n việc nhà, khéo thu xếp là được, Tệ tăng khỏi bận nhắc. Như vậy là đủ rồi, Tệ tăng xin kiếu.”*(Bà Hương Đỏ, thế danh là Hồng Thị Đỏ, vợ của Ngài)
4.Ngài Khai Pháp giáng cơ nhắc đến Di Lạc Vương và Chơn linh VI HỘ.
Đêm mùng 2.12.Giáp Th́n (4.1.1965) tại Giáo Tông Đường.
KHAI PHÁP
Chào Hiền huynh Bảo Thế và các em.
Tiện đây, Bần tăng đàm đạo cùng Bảo Thế. Ngày Bần tăng về Chí Tôn mới rơ quyền năng Thiên Triều vô biên. Chính Bần tăng rón rén bước vào Bạch Ngọc Kinh, phải nhờ Chơn Linh VI HỘ dẫn tấn. Từ đây mới biết Chí Tôn phần nào và được thấu đáo nhiệm vụ của Thời Quân, chẳng những nơi thế gian nầy mà c̣n nơi cơi Thiên nữa. Như thế mới khiếp sợ với trách vụ ḿnh. Nếu quí bạn được thấy th́ tưởng không c̣n muốn ở cơi trần nữa làm ǵ. Vậy Bần tăng ước mong quí bạn Thời Quân t́m cách ḍm về hướng Chí Tôn để rộng quyền làm tṛn Thiên Soái mạng.
Hổm rày, Đức Phạm Hộ Pháp Chưởng quản HTĐ có nhóm Hội Thánh HTĐ nhiều lần để quyết định tương lai của nền Chánh giáo. V́ thế mà Bần tăng được chỉ định gần gũi Hiền huynh để ủng hộ và trao lời của Đức Phạm Hộ Pháp dạy. Hiền huynh nhớ Đạo Cao Đài có Chánh Trị Đạo, th́ tưởng cũng không đụng chạm ai, Đời họ lo lấy, Đạo ḿnh ḿnh trị trong ṿng tự do tín ngưỡng, miễn đừng lấn quyền Đời th́ thôi.
Hộ Pháp có than lúc nầy không người kế chí, nhưng Đức Ngài c̣n tin nơi Hiền huynh, nên chính Đức Ngài dục tấn Hiền huynh về. Khi c̣n ở đô thành, có lẽ Hiền huynh c̣n nhớ Ngài kêu hôm nào đó. Hiền huynh cứ tiến tới nhiệm vụ của Đức Phạm Hộ Pháp đă giao, tức bên cạnh có Đức Ngài và chư Thời Quân ám trợ, đừng lo ma hồn quỉ xác ǵ nữa, bất quá chúng nó thêm công quả để Hiền huynh đạt đạo cho mau vậy thôi. Hiền huynh vững đức tin, cuộc thế đă đến kỳ kết thúc, nên Thần Tiên đă lâm phàm, đồng ngưỡng về Cao Đài Thánh địa, là Ṭa Bạch Ngọc Kinh tại thế. Buổi Phật Di-Lạc Vương trị v́ thiên hạ, cứ tiến tới có ngày vui sắp đến.
Bần tăng tưởng Hiền huynh đă từng gần Đức Phạm Hộ Pháp th́ cũng c̣n nhớ cách phục nhơn tâm và thâu thiên hạ là dường nào rồi. Nhờ tâm đức ấy mà Ngài lập đại công, th́ Hiền huynh nên đồ theo đường lối ấy th́ ắt thành công trong sứ mạng đó.
À ! Chỉnh giùm chỗ luyện Tam Bửu : Tay trái bắt Ấn Tư cầm chén bông, c̣n tay mặt bắt Ấn Hộ Pháp để lên trên chén. Hôm nọ viết sai.
Xin chào Hiền huynh. Để kỳ tới sẽ tái ngộ
TIẾT 5. ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC TUYÊN DƯƠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CHO BIẾT TIỀN KIẾP
Ngày 28.1.Giáp Ngọ (2.3.1954), trong buổi Lễ Di Liên đài của Ngài Khai Pháp nhập bửu tháp. Đức Hộ Pháp có phát biểu để tưởng niệm và cũng để tuyên dương công nghiệp của Ngài Khai Pháp, xin trích ra một đoạn sau đây:
“ Đức Khai Pháp Chơn Quân, cả toàn Thánh Thể và con cái Đức Chí Tôn đều hiểu là ai? Trong 12 vị Chơn Quân của 12 con Giáp là cơ huyền bí tạo Càn khôn vũ trụ thế nào, có lẽ cả tinh thần của toàn thể con cái Đức Chí Tôn hiểu thấu. Bần đạo lại thêm một điều trọng hệ hơn hết, Người không phải xa lạ với nhơn loại nơi mặt Địa cầu nầy, Người đă cùng làm bạn với nhơn loại và chịu khổ cùng nhơn loại. Ngài là một bậc yếu nhân đă giúp Đức Chí Tôn tạo dựng một nền văn minh hiện tại. Bần đạo nói quả quyết rằng: Ngài là một vị yếu nhân đă cầm quyền về tinh thần của nền văn minh. Ngài tái kiếp, sứ mạng của Ngài là không chi khác hơn là làm thế nào cho nền văn minh ấy chung hiệp các nền văn minh tối cổ trên mặt Địa cầu nầy, làm cho thiên hạ thống nhứt về tâm hồn, thống nhứt về đạo đức. . . .
Thật sự hôm nay, Đức Khai Pháp Chơn Quân đă hưởng trọn hạnh phúc mà Bần đạo đă tỏ ra khi nảy đó, cái hạnh phúc chơn thật của Ngài hôm nay được hưởng, trái lụng lại, chúng ta buồn thảm chia ly về phần xác, mà Bần đạo lấy làm hân hạnh vui hứng thấy Ngài đă đoạt Đạo. Đức Khai Pháp Chơn Quân đă đoạt đạo tại thế nầy đó vậy. Bần đạo làm chứng cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn điều ấy."
Theo lời Đức Phạm Hộ Pháp, chúng ta hiểu rằng, Ngươn linh của Ngài Trần Duy Nghĩa là Thánh PETER (Pierre, Phê-rô). Thánh Peter chiết chơn linh giáng phàm để làm tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo. Thánh Peter là một trong số 12 môn đồ của Đức Chúa Jésus, là người mà Đức Chúa Jésus tin cậy đặt nền tảng của Hội Thánh truyền giáo. Ông Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai có thuật chuyện về Ngài Khai Pháp như sau:
“ Một hôm nọ, Đức Phạm Hộ Pháp lập đàn, có các vị Chức sắc Thiên phong dự chứng. Đức Phạm Hộ Pháp cầm cây Kim Tiên đưa ra bên trên và trước mặt Ngài Khai Pháp đang qú. Đức Phạm Hộ Pháp nói:Nầy Pierre, ngày trước nguơi đă chối ta ba lần, lần nầy ta tha cho đó. Đoạn Ngài Khai Pháp lạy. Đàn măn.”
Chẳng những tha tội, Đức Hộ Pháp c̣n tỏ ḷng thương mến đặc biệt đối với Ngài. Trong dịp Lễ Đại Tường của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, tại Bửu tháp, Đức Phạm Hộ Pháp nhắc lại công nghiệp khổ hạnh của Ngài như sau:
“Hôm nay là ngày Lễ Đại Tường của Đức Khai Pháp Chơn Quân, Bần đạo không cần minh tả, tưởng toàn thể con cái Đức Chí Tôn mến tiếc Ngài là một vị Chơn linh nguyên nhân của Đức Chí Tôn đă định. Nhắc lại công nghiệp của Ngài, Bần đạo cảm giác vô cùng. Sự cảm giác của Bần đạo đối với Ngài, không giờ phút nào Bần đạo quên được cái công cực khổ đáo để của Ngài đối với Bần đạo. Bần đạo chắc chắn rằng, trong Chức sắc HTĐ, Bần đạo chỉ nhờ Đức Khai Pháp nhiều hơn hết. Đó là bằng chứng hiển nhiên. Ngày nay, Ngài đă qui Thiên, th́ nền Đạo đă bớt hết một cánh tay gánh vác sự nghiệp thiêng liêng vĩ đại của Đức Chí Tôn tại mặt thế nầy. Bần đạo thấy cái sống ở đời của Đức Trần Khai Pháp trong buổi sanh tiền chưa có hưởng hạnh phúc hay thú vị ǵ cả. Sự nghiệp giàu sang, vinh hiển cũng không màng, chỉ nguyện đem cái xác thân nầy hiến trọn vẹn nơi cửa Đạo. Đức Chí Tôn đă lựa sắm hồi nào mà chính ḿnh Đức Chí Tôn lựa sắm thật là xứng đáng. Trong buổi đầu, Đức Chí Tôn dạy: “ Con muốn ra gánh vác sự nghiệp thiêng liêng , lập nền Quốc Đạo, trước hết con phải lập Pháp cho xong th́ Đạo mới vững bền được.”
Buổi nọ, Bần đạo để trọn vẹn cho Đức Chí Tôn lựa, chớ không phải phàm lựa. Khi được cơ bút dạy đi t́m Khai Pháp tại tỉnh G̣ Công, Bần đạo chưa từng đến, mà cũng không làm bạn với một người nào nơi tỉnh ấy, nhưng cũng vâng lịnh đến t́m; hỏi thăm th́ đă trúng ngay nhà Ông Trần Duy Nghĩa. Vừa gặp người đứng trước thềm nhà, hỏi thăm th́ người nói:"Tôi là Trần Duy Nghĩa". Nói rồi, mời Bần đạo vào nhà. Bần đạo không ngần ngại và để đức tin nơi quyền thiêng liêng, bèn tả hết công việc, th́ Ngài hứa t́nh nguyện một điều là hủy cái đời giàu sang vinh hiển để nạp ḿnh vào nơi cửa Đạo. Bần đạo chưa tin, c̣n hồ nghi bị chúng gạt. Khi về đến Sài g̣n, Ngài chỉ xách theo một gói đồ trên tay và không trở về gia đ́nh lần nào. Bần đạo đưa bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn bảo đi t́m Ngài, th́ Ngài nói với Bần đạo hai câu làm cho Bần đạo kính phục và cảm tưởng măi nơi tâm, biết rằng ông nầy có thể chung sức với ḿnh gánh vác nổi sự nghiệp của Đức Chí Tôn giao phó. Ngài nói rằng :
“Tôi tưởng ḍng dơi dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm đă chết, nào dè ngày nay Đức Chí Tôn định lập Quốc Đạo, th́ chắc chắn rằng, đất nước Việt Nam sẽ sống lại được mà cứu Tổ quốc và giống ṇi Việt Nam cổi ách nô lệ giữa thời Pháp thuộc bạo hành.”
Kể từ đó, Ngài vẫn cương quyết lo giúp Bần đạo với một sự kính nể đáo để, không giờ phút nào Ngài xa Bần đạo. Không nhắc đến th́ thôi, mà nhắc đến làm cho giọt lệ của Bần đạo tuôn chảy không ngừng. Chẳng phải riêng Bần đạo mất một người ân trọng nghĩa thâm, mà toàn đạo Nam Nữ thảy đều mất một người bạn yêu mến thiêng liêng đó vậy. Nhớ lại lúc chánh quyền Pháp đày ra hải đảo Madagascar, trong đó có nhiều Chức sắc Thiên phong cùng chung chịu ảnh hưởng, Bần đạo chỉ thấy một Đức Ngài và em Thánh Hiển hết ḷng phụng sự Bần đạo, c̣n bao nhiêu v́ quyền lợi mà xua đuổi hành phạt Bần đạo đáo để. Có người dựa quyền lợi theo thuyết Cộng sản, dùng sức mạnh trở lại khổ khắc Bần đạo mà chưa vừa ḷng. Họ c̣n xúi giục chánh quyền đày Bần đạo lên nguồn cao nước độc để giết Bần đạo một cách gián tiếp. Nếu chẳng nhờ quyền năng thiêng liêng giúp sức th́ Bần đạo không thể trở về Tổ quốc Thánh địa nước Việt Nam ngày nay. Tội nghiệp em Thánh Hiển với Ngài Khai Pháp, thấy vậy cũng xin đi theo, đă bị chúng đuổi đánh, cũng tính kế đi theo nuôi dưỡng Bần đạo cho được. Thánh Hiển, v́ đi theo Bần đạo uống nước độc mà bỏ ḿnh nơi rừng sâu núi thẳm, chỉ c̣n Bần đạo và Ngài. Ngài ôm Bần đạo mà khóc, chỉ van vái một điều là cầu xin Đức Chí Tôn đem về đất Thánh cổi xác mà thôi. Thật quả nhiên như lời nguyện không sai. Khi trở về Thánh địa, Bần đạo gượng làm vui, chớ kỳ thật riêng Ngài Khai Pháp và Bần đạo, không giờ phút nào quên cảnh tù đày lao khổ. Bần đạo thấy con cái Đức Chí Tôn rất chú ư về việc đó, nhưng Bần đạo ôm ḷng nín chịu, căn dặn Ngài không thốt ra lời nói ǵ cả. Bần đạo sợ nói ra đây, gây oán chuốc hờn thêm cho Đạo. Nếu Bần đạo nói ra, chắc không bút mực nào tả hết, lại gây thêm xung đột. Kể từ ngày về Thánh địa, Ngài Khai Pháp thường than thở với Bần đạo, v́ sợ e gây cảnh nồi da xáo thịt, bên ngoài th́ Pháp, bên trong th́ Việt Minh, ở giữa th́ Quân đội Cao Đài. Ai vui hưởng, chớ riêng Ngài không có ngày nào không lo sợ, sợ đổ máu giết chóc lẫn nhau, lần đến tương tàn cốt nhục của ṇi giống Việt Nam ta nữa mà chớ. Sau ngày Trung Tá Trấn (Truyền Trạng Phạm Ngọc Trấn) Thánh Vệ Trưởng bị quân đội Thành ám sát, Ngài thường đến Trí Huệ Cung ôm Bần đạo vào ḷng, khóc và than rằng: Thầy ôi! Cái sợ của tôi ngày nay đă đến rồi. Tôi hằng than thở với Thầy từ nơi hải đảo, là nơi chúng đày khổ thân. Thầy tṛ ḿnh tưởng về đất Thánh địa được yên vui, nào dè có quân đội, cho nên mới ra nỗi nầy! Than rồi khóc, rồi Ngài vịn níu lấy Bần đạo mà nói: “ Thầy ôi ! V́ lời khuyên xưa kia, Thầy tṛ ḿnh mới về d́u dắt con cái Đức Chí Tôn mà họ đâu thấu đáo tâm trạng, nay Trấn đă chết rồi th́ tôi thấy c̣n nhiều thảm họa dẫy đầy, tự gây phản bội mà làm ly tán, th́ bầy con dại của Đức Chí Tôn phải sống nơi nào cho an phận. Thưa Thầy! Thà Thầy tṛ ḿnh ở lại vùi thân nơi chốn tù đày hải đảo rừng xanh nước độc, c̣n thú vị hơn về đây thấy cảnh đổ máu không lịch sử, ḍng dơi chủng tộc VN phải ly tán, tiền đồ Tổ quốc không dựng lại, mà nhơn loại phải chịu cảnh sắp điêu tàn, nền Đạo chinh nghiêng bởi cảnh đó."
Nghe qua những tiếng nói thảm thiết, làm cho giọt lệ Bần đạo đă chảy theo không ngừng, nhưng Bần đạo cố gượng cho khuây khỏa. Hồi nghĩ lại, Bần đạo gượng làm vui, mượn cớ cho Ngài bớt buồn rầu đau thảm: “Không anh à ! Mấy em nó v́ đầu óc thanh niên, không phải như mấy anh lăo thành vậy đâu. V́ máu nóng c̣n đua tài, chác lợi, quyền trọng tham danh, chớ buộc cả thảy như quí anh sao được.” Bần đạo thấy Ngài buồn, kiếm chước cho vui đỡ, và lần lượt kiến tạo Trí Giác Cung, đặng khuyên Ngài vào ở đó cho yên tịnh, cho bớt thấy cảnh thảm họa trêu diễn trước mắt hằng ngày.
TIẾT 6: LỄ KỶ NIỆM & SỚ DÂNG CÚNG
Ngài Khai Pháp và 11 vị Thời quân khác đă cùng về nơi cơi Thiêng liêng. Chúng ta chưa biết tiền kiếp của 11 vị c̣n lại. Tuy nhiên, riêng với ngài Khai Pháp, chúng ta đă thấy rơ mối liên hệ t́nh cảm mật thiết và ḷng trung thành của Ngài đối với vị Thầy của ḿnh ở tiền kiếp cho đến vị Thầy ở kiếp hiện tại: tiền kiếp Đức JESUS, hậu kiếp HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.
Theo lời Đức Hộ-Pháp, chúng ta hiểu rằng: Ngài Trần Duy Nghĩa là Thánh Pierre (Phê-rô) chiết chơn linh giáng phàm để làm tướng soái cho Đức Chí-Tôn Khai-Đạo. Đức Phạm Hộ Pháp giảng:
“Theo Bí pháp chơn truyền của cơ sanh hoá phải có đủ Âm Dương.Trong sanh quang chúng ta có điện quang (Négatif và Positif) cũng như vạn vật có trống mái vậy. Nền Tôn giáo nào có đủ âm dương th́ mới vĩnh viễn. Như Đức Chúa Jésus Christ ngày trước bị đóng đinh trên cây Thánh giá đầu thuận lên trên gọi là đạt Dương. Ông Thánh Pierre là đệ I Tông đồ, bị đóng đinh trở ngược lại gọi là phản Âm. Âm Dương tương hiệp tượng trưng bí pháp nên Đạo Thánh lưu truyền 2.000 năm, không ai dùng quyền ǵ tiêu diệt đặng.”
Đức Khai Pháp TRẦN DUY NGHĨA được Đức HỘ PHÁP giao trọng trách quản lư nơi CUNG TRÍ GIÁC cho đến ngày Qui Thiên. Bửu Ảnh Đức Khai Pháp được Thờ nơi Cung Trí Giác. Hàng năm đến ngày 22/01/ Âm Lịch th́ tiến hành Lễ rước Bửu Ảnh Đức Khai Pháp về Đền Thờ Phật Mẫu. Dưới đây là lời cầu nguyện trong ḷng Sớ dâng cúng THẬP NHỊ THỜI QUÂN
Ngưỡng nguyện: THẬP NHỊ THỜI QUÂN thể đắc háo sanh Đại đức: Bác-ái, Công-b́nh, vận chuyển Huyền diệu Thần bút, thường giáng oai linh hộ tŕ bố hoá chư Đệ-tử trí năo quang minh, tinh thần mẫn huệ, thừa kế đại chí bảo thủ chơn truyền, thật hành NHƠN NGHĨA tế độ chúng sanh hiệp đồng chủng tộc, huynh đệ nhứt gia, cộng hưởng thái b́nh, thanh nhàn hạnh phước.
Bửu ảnh thờ ngài Khai Pháp
Lễ rước bửu ảnh tại Trí Giác Cung
PHỤ LỤC I
HUYỀN BÍ TUỔI CỦA THẬP NHỊ THỜI QUÂN
Thập Nhị Thời Quân có 12 phẩm cho 12 vị khác tuổi nhau:. Người lớn tuổi nhất là Bảo-Đạo Ca Minh Chương tuổi Canh Tuất (1850), nhỏ tuổi nhất là Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh tuổi Quí Măo (1903). Tuy ở bốn phương khác nhau, nhưng nghe theo lời gọi của Đức Chí Tôn, các vị tề tựu về. Tuổi của 12 vị đủ theo 12 chi: một vị ở đầu bảng và một vị ở cuối bảng của Thập nhị Địa Chi. Quả là cơ mầu nhiệm của tạo hóa.
1- Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa tuổi Mậu TƯ (1888)
2- Khai-Đạo Phạm-Tấn-Đăi tuổi Tân SỬU (1901)
3- Hiến-Pháp Trương Hữu Đức tuổi Canh DẦN (1890)
4- Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh tuổi Quí MĂO (1903)
5- Bảo-Pháp Nguyễn Trung Hậu tuổi Nhâm TH̀N (1892)
6- Tiếp-Pháp Trương văn Tràng tuổi Quí TỴ (1893)
7- Hiến-Thế Nguyễn-văn Mạnh tuổi Giáp NGỌ (1894)
8- Bảo-Thế Lê -Thiện Phước tuổi Ất MÙI (1895)
9- Hiến-Đạo Phạm-văn Tươi tuổi Bính THÂN (1897)
10- Tiếp-Đạo Cao-Đức Trọng tuổi Đinh DẬU (1897)
11- Bảo-Đạo Ca-Minh Chương tuổi Canh TUẤT (1850)
12- Khai-Thế Thái-văn Thâu tuổi Kỷ HỢI (1899) .
Trong số 12 vị Thời Quân nầy, người được Đức Chí-Tôn chọn đầu tiên là Ngài Khai-Pháp Trần Duy Nghĩa, và người được chọn sau cùng là Ngài Tiếp-Đạo Cao Đức Trọng.
Tuổi và ngày giờ được ghép bởi Thập can và Thập nhị chi c̣n gọi là Thập nhị thời thần.
Kinh Phật-Mẫu có câu:
“Thập thiên can bao hàm vạn tượng,
“Tùng địa chi hóa trưởng càn khôn."
***Chú thích: Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:
1 - Giáp
2 - Ất
3 - Bính
4 - Đinh
5 - Mậu
6 - Kỷ
7 - Canh
8 - Tân
9 - Nhâm
10 - Quư
Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:
1 - Tư
2 - Sửu
3 - Dần
4 - Măo
5 - Th́n
6 - Tỵ
7 - Ngọ
8 - Mùi
9 - Thân
10 - Dậu
11 - Tuất
12 - Hợi
Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương Can chỉ kết hợp với Dương Chi, Âm Can chỉ kết hợp với Âm Chi.
Theo thứ tự người ta ghép một can với một chi như can thứ nhất (Dương) với chi thứ nhất thành tuổi Giáp-Tư… Tiếp tục phối hợp can thứ nhất với chi thứ mười một rồi can thứ ba (Dương) với chi thứ nhất, cứ tuần tự như vậy lại đến năm Giáp-Tư nữa là đáo tuế. Trong một chu kỳ, tên mỗi can xuất hiện sáu lần (60 : 10 = 6 ) và tên mỗi chi xuất hiện năm lần ( 60 : 12 = 5). Chu kỳ này, ta gọi là lục thập giáp.
SỰ ỨNG HỢP GIỮA THỜI-QUÂN & THỜI THẦN
Đức Hộ-Pháp nói: “Cả toàn Thánh-Thể và con cái Đức Chí-Tôn đều hiểu: Trong 12 vị Thời-quân của 12 con giáp là cơ huyền bí tạo càn khôn vũ-trụ thế nào có lẽ cả tinh thần của toàn thể con cái Đức Chí-Tôn đều hiểu thấu”.
Vai tṛ của Thập Nhị Thời Quân rất quan trọng. Chư vị là đồng tử trung gian giữa Trời và Người. Chư vị là những thiên sứ pḥ cơ nhận lời Phật Tiên dạy. Từ trước Hiệp-Thiên-Đài đă có qui định 4 cặp cơ là:
- Hai ông Tắc, Cư là cơ lập Giáo
- Hai ông Hậu, Đức là cơ lập Pháp
- Hai ông Sang, Diêu là cơ truyền giáo
- Hai ông Nghĩa, Tràng là cơ bí pháp
Cơ bút là bí pháp mầu nhiệm và là quyền lực của Thiêng Liêng. Thánh ngôn chỉ có giá trị khi cầu ở Cung Đạo và đồng tử là người được Ơn Trên chỉ định. C̣n những ai khác hoặc cầu ở nơi khác th́ chỉ để học hỏi không có giá trị truyền Đạo.
Đức Chí tôn dạy:“Thầy lại nhắc cho các con hay rằng: Trong Thập Nhị Thời Quân, đâu đó đều có sắp đặt, nếu không phải mấy đứa pḥ-loan của Thầy đă định th́ các Thánh-ngôn do nơi khác mà ra đều là không phải lời của Thầy nói. Con phải đề pḥng cẩn thận, nghe à!
Thầy hằng nói cho các con biết, việc CƠ BÚT là việc tối trọng, nếu không có Chơn-linh quí trọng th́ thường có Tà quái xung nhập mà khuấy rối làm cho thất nhơn tâm, lại c̣n một điều đáng quan pḥng nữa là trong mấy đứa pḥ-loan cũng có đứa không dè-dặt, tưởng CƠ BÚT là việc khinh thường làm thế nào cũng đặng, rồi muốn lấy đó mà cầu hỏi những điều vô vi, nên cũng có nhiều khi v́ đó mà sanh biến trong Đạo.
Thầy nói cho các con hiểu bậc Chơn Thánh mà phải đọa trần nếu không đủ tánh chất để d́u-dẫn nhơn sanh th́ cũng chưa xứng đáng cầm bút cho Thầy truyền Đạo. Các con nghe à!”
PHỤ LỤC 2
GIẢI THÍCH VỀ CHÈO THUYỀN BÁT NHĂ
Lời giải thích về Chèo Thuyền Bát Nhă của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Chưởng Quản Cơ Quan Phước Thiện, tại Khách Đ́nh, ngày 13.10.Ất Hợi (8.11.1935).
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Nhị Thập Niên)
T̉A THÁNH TÂY NINH
Kính Đức Hộ Pháp,
Kính Hội Thánh Cửu Trùng Đài,
Các Ban: Bộ Nhạc và Tổng Trạo, mấy em nam nữ.
Hôm nay là ngày 13 tháng 10 Ất Hợi, nhằm lễ kỷ niệm Khai Đạo hằng năm, lại nữa là ngày khai Thuyền Bát Nhă tại Khách Đ́nh. Bần tăng vâng lịnh Đức Hộ Pháp dẫn giải cho nhơn viên hiện có trách nhiệm trọng yếu trong Bát Nhă thuyền được rơ: Lấy theo Thể pháp, các em đây là nhơn viên của Đức Phật Di-Lạc tượng trưng thể pháp nơi mặt thế nầy, nương lấy khuôn Thuyền Bát Nhă trong thời kỳ hạ nguơn hầu măn khởi đầu thượng nguơn Tứ Chuyển.
Về hữu vi, tượng trưng đưa xác người vào nơi cực lạc giới, gọi là kiếp thoát trần; mặt khác về nhiệm mầu vô vi là Cơ Tận độ cứu rỗi cửu nhị ức nguyên nhân qui hồi cựu vị, cùng các chơn hồn tiền văng hậu văng và các chơn hồn vật loại đạt đến phẩm NHƠN khi thoát xác được siêu thăng Thượng giới.
Tưởng lại phần đông trong thiên hạ đă có xem qua cốt chuyện Tây Du, Đường Tam Tạng thỉnh kinh đông độ, bốn thầy tṛ cùng đi gần tới Tây phương, dựa mé sông giang hà để bước lên chiếc Nại Hà kiều rất lắt lẻo khó đi, các tṛ đều có phép hóa thân nên qua được, riêng thầy Tam Tạng không biết làm sao qua. Đương lúc quanh quẩn tấn thối lưỡng nan, bỗng nhiên thấy có một người chèo thuyền rồng đến vừa thấy rơ, lạ một điều là thuyền không đáy mà nổi phao trên mặt nước. Thầy Tam Tạng lấy làm lạ và ái ngại không hiểu ḿnh bước xuống thuyền có được không.
Bao lần dụ dự không quyết định được, đến rốt cuộc thầy Tam Tạng buộc ḷng để chân xuống thuyền. V́ c̣n mang xác thân phàm tục nên lúc ban sơ phải chịu nhiều khó khăn chênh nghiêng mất thăng bằng.Tuy vậy, thỉnh thoảng sự b́nh tỉnh vững vàng trở lại như bao người bên cạnh, thầy Tam Tạng trực nh́n xuống ḍng sông nước chảy thấy một xác người chết trôi qua bèn than rằng: Nơi đây gần đến nước Phật, sao c̣n có người chết trôi như thế!
Tôn Ngộ Không liền đáp rằng: Ấy là cái xác của thầy đó vậy. Bởi dày công tu luyện, đến ngày công viên quả măn, nên cổi xác trần thoát kiếp, v́ ở trần thế mang xác phàm hữu h́nh hữu hoại và nhờ đó mà phân biệt phàm Thánh trong khi ḿnh đă đắc đạo.
Thuyền rồng không đáy kia, Phật giáo gọi là Thuyền Bát Nhă và người chèo Phật danh gọi là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn. Thuyền Bát Nhă có là do một bèn sen (một cánh bông sen) của Đức Phật Tổ nơi Cực Lạc Thế Giới, Đức Phật dùng tinh hoa của Tam Muội Hỏa mà biến thành, ấy là bí pháp của nhà Phật. Hai chữ Bát Nhă, Phật tông nguyên lư trong kinh gọi là Trí huệ, để mở mang sự sáng suốt cho các bậc chơn tu, cũng ám chỉ là Thuyền Từ đưa người thoát tục.
Trải qua bao kỷ nguyên, người tu đắc đạo cũng nương lấy Bát Nhă thuyền do nhiệm mầu thiêng liêng mà về nước Phật hay đến cơi Hư Vô tịch diệt. Thuở Hỗn Độn, khi Trời Đất phân ngôi thứ rồi mà chưa có loài người, Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu, Minh Sư gọi là Lăo Mẫu, vâng lịnh Đức Thượng Đế nhóm ngự triều Đại hội nơi Kim Bồn, pḥng định 100 ức nguyên nhân xuống trần, dùng Ngọc Lộ Kim Bàn trụ các nguyên nhân cho xuống thế lập đời. Trước khi ấy, Lăo Mẫu tức là Diêu Tŕ Kim Mẫu, kêu toàn cả linh căn chơn tánh dựHội Yến Bàn Đào, ban cho mỗi vị một cái túi gọi là Vạn Bửu Nang, trong đó có 8 món báu là: HIẾU, ĐỂ, TRUNG, TÍN, LỄ, NGHĨA, LIÊM, SĨ; và căn dặn khi xuống trần thế, rủi mất một món là về cùng Mẹ không đặng.
Lăo Mẫu dùng Bát Nhă thuyền chở toàn linh căn và 8 món báu ấy đưa xuống lập đời. Có bài kệ rằng:
Linh căn ngày đó xuống trần ai,
Cái cái vui mừng nhập mẫu thai.
V́ mất Bửu nang mê nghiệp hải,
Làm sao tỉnh đặng trở hồi lai.
Bên kia có Đại Tiên hiệu là Cù Tán Đởm hay là Kim Quang Sứ, thấy Phật Mẫu cho chơn linh xuống trần th́ ông cũng xuống trần có dẫn theo 5 chơn linh quỉ vị biến thành:
· Kim là tiền bạc.
· Mộc là sắc đẹp.
· Thủy là rượu ngọt.
· Hỏa là nóng giận.
· Thổ là nha phiến.
Mỗi chơn linh quỉ vị đều biến ra 5 mùi vị khác nhau cho các nguyên căn say mê mà quên cả các Bửu Nang. Con người lớn lên thấy tiền th́ ham, thấy sắc lịch th́ mê, thấy rượu ngọt th́ ưa, mà nó giục cho con người nóng giận và say mê nha phiến, chước quỉ mưu tà, hằng xúi giục bày ra muôn ngàn sự khoái lạc nơi trần khổ chẳng xiết, nên chất linh căn v́ lưu luyến hồng trần,vui say mùi vị thế gian mà quên nguồn cội. Bởi thế cho nên Thánh nhân ra đời lập Tam giáo đạo cũng qui tụ căn bản trong 8 món báu để tỉnh giác:
Phật giáo dạy: phải trọn Tam qui Ngũ giới.
Tiên giáo dạy: phải vẹn Tam Bửu Ngũ hành.
Thánh giáo dạy: phải ǵn Tam cang Ngũ thường.
Để thức tỉnh các linh căn nhớ nguồn cội 8 món báu ấy mà về, ai được may duyên sớm ngộ đạo, mới lên Bát Nhă thuyền mà trở về cựu vị, đúng như bài thi của Đức Chí Tôn đă dạy rằng:
Khuôn thuyền Bát Nhă chẳng hề ch́m,
Nổi quá như bông, nặng quá kim.
Có Đạo trong muôn ngồi cũng đủ,
Không duyên một đứa cũng là ch́m.
• Thời Kỳ Thánh Đức:
Sơ khai Long Hoa Đại Hội, Đức Di Lạc, kiếp Tiên vị mệnh danh là Hoàng Cực Chủ Nhân. Lănh lịnh Lăo Mẫu tức là Diêu Tŕ Kim Mẫu hay là Thiên Hậu buổi nọ, Ngài làm chủ Thuyền Bát Nhă chở các nguyên nhân xuống thế, lần đầu 24 chuyến thuyền, hai lần sau mỗi lần 6 chuyến, đúng như quyển kinh thứ nhứt và thứ nh́ Ngọc Lộ Kim Bàn.
Nguơn Thánh đức gọi là: Nhứt Kỳ Phổ Độ:
1. Giáo chủ đạo Phật: Nhiên Đăng Cổ Phật.
2. Giáo chủ đạo Tiên: Thái Thượng Đạo Quân.
3. Giáo chủ Đạo Thánh: Văn Tuyên Đế Quân.
Các vị Giáo chủ đă sáng khai nền đạo, lập thành qui điều, luật pháp, an ninh trật tự cho nhơn loại tiến bước trên đường tu tỉnh. Đức Chí Tôn Ngài mới dạy: Khai Long Hoa Đại Hội Nhứt Kỳ nên có câu: Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn. Đức Nhiên Đăng làm chủ hội, điểm đạo chỉ có 6 ức nguyên nhân đắc đạo.
• Nhị Kỳ Phổ Độ:
Thời kỳ văn minh tiến hóa từ ấy mới nổi danh trong Tam giáo:
1. Phật th́ có Đức Thích Ca làm Giáo chủ.
2. Tiên th́ có Đức Lăo Tử làm Giáo chủ.
3. Thánh th́ có Đức Khổng Tử làm Giáo chủ.
Sau 551 năm, Ngài cho Đức Chúa Jésus Christ giáng sanh, cũng thời Nhị Kỳ.
Sau khi thành lập luật pháp qui điều, Ngài mới khai Long Hoa Nhị Kỳ Phổ Độ, có câu: Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.
Đức Di-Đà làm chủ hội, điểm đạo được 2 ức nguyên nhân đoạt pháp, phần nhiều là môn đồ của Lăo Tử đắc đạo, c̣n 92 ức nguyên nhân luống chịu đọa trần.
• Tam Kỳ Phổ Độ:
Đến thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, tức là thời kỳ qui cổ, chính ḿnh Đức Chí Tôn giáng trần, dùng huyền diệu cơ bút, để Tam Trấn Oai Nghiêm thay cho Tam giáo lập Đạo vô vi, không h́nh thể như trước, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
1. Đức Phật Quan Âm chưởng quản về Phật giáo.
2. Đức Lư Thái Bạch Tiên Trưởng chưởng quản Tiên giáo.
3. Đức Quan Thánh Đế Quân chưởng quản Thánh giáo, gọi là Nho Tông Chuyển Thế.
Nhơn thời Hạ nguơn nầy, do cơ bút mà biết được nguyên nhân đắc đạo trong hai kỳ trước. Những nguyên nhân đắc đạo đến t́nh nguyện nơi Ngọc Hư Cung giáng trần, chịu mạng lịnh nơi Đức Di-Lạc Vương Phật, lo cứu rỗi 92 ức nguyên nhân c̣n say đắm nơi trần.
Bây giờ nhắc lại Thể pháp cuộc Chèo Thuyền Bát Nhă, phận sự của nhân viên trong thuyền có: Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, Tổng Khậu và 12 Bá Trạo.
- TỔNG LÁI: là chơn linh Hắc Sát Tinh ở Thượng giới theo Thể pháp, c̣n Bí pháp là chơn khí của Hộ Pháp. Tổng Lái tượng trưng BÁT QUÁI ĐÀI.
- TỔNG THƯƠNG: là chơn linh Huỳnh Long Tinh ở Thượng giới theo Thể pháp, c̣n Bí pháp là chơn khí của Thượng Sanh. Tổng Thương tượng trưng cho CỬU TRÙNG ĐÀI.
- TỔNG MŨI: là chơn linh của Bạch Hổ Tinh ở Thượng giới theo Thể pháp, c̣n Bí pháp là chơn khí của Thượng Phẩm. Tổng Mũi tượng trưng cho HIỆP THIÊN ĐÀI.
- Tổng Khậu: tượng trưng nhơn sanh, tức là chơn hồn của chúng ta, thấy tánh t́nh của Tổng Khậu vô chừng, vui buồn chẳng định, vả chăng trong thời biến chuyển loạn lạc, phải chịu dưới phép sai khiến của lục dục thất t́nh, v́ danh lợi tự đem ḿnh đến chỗ trụy lạc, v́ vật chất xa hoa quyến rũ.
- Mười hai Bá Trạo: Con số 12 là bí pháp, số riêng của Đức Chí Tôn. Ngài nắm Thập nhị Khai Thiên nơi tay, tức là Thập nhị Thời Thần nơi Bạch Ngọc Kinh. C̣n Thể pháp là Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài mà chúng ta đă biết trong cửa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vậy 12 Bá Trạo tượng trưng Thập nhị Địa Chi: Tư, Sửu, Dần, Mẹo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, mà biến tướng Càn Khôn thế giới, làm cho rộng lớn thêm lên vũ trụ bao la.
Những vị vừa kể trên, vừa chèo vừa hát rập ràng, theo chơn truyền của đạo là Thể pháp.Thể pháp có hành th́ Bí pháp mới tựu. Ấy là "dĩ huyễn độ chơn".
Thể pháp và Bí pháp lúc nào cũng phải đi đôi, cũng như người có xác và hồn phải tương liên, bằng chẳng vậy, có xác không hồn là điên, có hồn không xác là vị đó vậy.
Đức Chí Tôn là chúa tể Càn Khôn Vũ Trụ, hoá sanh vạn vật, cầm quyền thiêng liêng cũng như hữu h́nh, với ḷng Đại từ Đại bi, chẳng nỡ ngồi nh́n con cái của Ngài phải chịu trầm luân khổ hải, nên Ngài dùng Bí pháp định cho Tam vị Thần xuống thế tượng trưng Thể pháp là: Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, lái vững khuôn thuyền Bát Nhă để độ dẫn các chơn linh nguyên nhân, hóa nhân, quỉ nhân, và các chơn hồn tức là trong chúng sanh, dầu xiêu lạc nơi nào cũng t́m rước về hội ngộ cùng Thầy.
Trong thời kỳ Hạ nguơn Tam Chuyển bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, là Đại Ân Xá Kỳ Ba, chính ḿnh Đức Chí Tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng huyền diệu cơ bút mở Đạo Cao Đài tại nước Việt Nam, qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi, tạo đời Thánh Đức, dụng Nho Tông Chuyển Thế với chủ nghĩa tận độ chúng sanh trên quả Địa cầu 68 nầy qui hồi cựu vị, chẳng phân biệt giống ṇi hay chủng tộc.
KẾT LUẬN:
Trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, dùng Thuyền Bát Nhă với Bí pháp huyền vi mầu nhiệm thiêng liêng, v́ Đức Di-Lạc Vương Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn, Đức Ngài làm chủ Thuyền Bát Nhă, rước các bậc nguyên nhân từ Thất thập nhị Địa trở về.
Đức Phật ngự trên thuyền, kêu gọi toàn linh căn chơn tánh của cửu nhị ức nguyên nhân hăy mau tỉnh ngộ về cửa nầy, nương nơi Thuyền Bát Nhă trở về Lôi Âm Tự và Bạch Ngọc Kinh mà hội ngộ cùng Thầy. C̣n về Thể pháp, Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu, thọ mạng cùng Đức Chí Tôn tạo Thuyền Bát Nhă nơi mặt thế nầy là tượng trưng Thể pháp, độ dẫn Bát hồn: từ Vật chất hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn, do Kim Bàn Phật Mẫu vận chuyển hóa ra Bát đẳng cấp chơn hồn, đúng như Kinh Phật Mẫu dạy:
Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhă,
Phước Từ Bi giải quả trừ căn.
Huờn hồn chuyển đọa vi thăng,
Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.
Theo nghĩa bốn câu kinh trên là:
Thuyền Bát Nhă tượng trưng nơi mặt thế nầy để rước xác tục đưa qua khỏi bến Sông Mê, Bể Khổ trần ai, huờn hồn phục sanh, siêu thăng nơi miền Thánh Đức.
Ṭa Thánh, ngày 13 tháng 10 năm Ất Hợi.
(le 12 Novembre 1935)
KHAI PHÁP Hiệp Thiên Đài
(Ấn kư)
Trần Duy Nghĩa