|
Mục Lục![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Tam-giáo quy-nguyên Ngũ chi phục nhứt ![]() ![]() ![]() ![]() |
Nhiều người khi đề-cập đến
Cao-Đài-giáo, họ có một cái nhìn từ bên ngoài, thường căn-cứ vào
hai chữ Đại-Đạo mà xuyên-tạc Cao-Đài rằng: Bởi vì học-thuyết Cao-Đài
là chấp-nhận sự đồng-nguyên của mọi tôn-giáo, tin-tưởng mọi
giáo-lý, xem các tôn-giáo là một, là những con thuyền tế-độ đồng
đưa nhiều tầng-lớp con người đến cùng một bến Giác. Nên thái-độ
căn-bản của Đại-Đạo là nhìn nhận tất-cả giáo-lý đều hửu-lý,
hửu-hiệu trong một hoàn-cảnh nào đó, một thời-điểm nào đó của
nhân-loại, tỷ như một đời người, khi còn bé thì sống theo kiểu trẻ
con, lớn lên sồng theo lối trai-tráng, về già sống theo tuổi
lão-thành. Tầng lớp nào cũng có những suy-nghĩ, có những thức ăn,
có những vui chơi giải-trí của từng lớp đó, con người phải biết
chấp-nhận, thích-nghi và dung-hòa lẩn nhau. Cũng tỷ như con cái phải
vâng lời cha mẹ, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, cháu chắc phải
kính-trọng Ôâng Bà, Ôâng Bà phải thích-nghi với cháu chắc, mới có
được cuộc sống gia-đình hài-hòa giữa ba bốn thế hệ. Đó chính là
Đại-Đạo. Chúng ta cần khẳng-định rằng
Tôn-giáo Cao-Đài là một tổ-chức do Thượng-Đế thiết-lập tại
thế-gian, để giáo-hóa chúng-sanh biết làm lành lánh đữ, và dìu-dắt
con người tránh khỏi tội-lỗõi, nếu ai thành-tâm tín-ngưỡng thì sẽ
được một đời sống an-lạc tại thế-gian, và vinh-hiễn nơi thiên-đường.
Theo thực-tiển ngày nay cho thấy tội-phạm trong nhóm người vô-thần,
không tôn-giáo đã chiếm một tỷ lệ rất cao, trong lúc những tin-đồ
tu-hành theo các Chánh-đạo, tỷ-lệ phạm-tội gần như không có, hoặïc
có rất ít. Như vậy tôn-giáo phát-triển mạnh, đông người theo, thí
số người hiền-lành càng nhiều, phỏng như số người nầy tham-chính thì
vẫn ích quốc lợi dân hơn là số người đầu trộm đuôi cướp, tham-gia
chính-quyền, là một mối loạn cho thiên-hạ.
Để cung cấp một cách
khái-quát cho thế-hệ con em tín-hửu và những người muốn tìm hiểu
tôn-chỉ, mục-đích Cao-Đài- giáo. Chúng tôi sưu-tập diễn-giải những
nét chính-yếu của “Ý-nghĩa Đại-Đạo” và tiêu ngữ “Tam-giáo
quy-nguyên, Ngũ-chi phục-nhứt” để chúng ta cùng nhau tu-học.
Soạn-giả không giữ
bản-quyền, và khuyến-khích mọi sự trích dịch, in ấn, phỗ-biến dưới
bất-kỳ hình-thức nào, và xin đón nhận mọi ý-kiến đóng góp,
bổ-túc, sửa-chữa của Quý bậc Cao-nhân trong Đạo, để tài-liệu được
súc-tích sáng-sủa hơn, hầu xiển-dương Đạo-pháp phổ-tế chúng-sanh.
- Có tham-vọng đứng trên mọi
Tôn-giáo
- Độc-tôn, cho mình là lớn hơn mọi
Tôn-giáo khác.
- Muốn các Tôn-giáo thần-phục
mình.
- Chủ-trương thống-nhất các
Tôn-giáo.
Đây là một sự diễn-giải
sai-lầm hai chữ Đại-Đạo.
Còn đối với một số người đã
dựa trên ngôn-từ của tiêu-ngữ “Quy Tam-giáo, Hiệp Ngũ-chi” mà họ
xuyên-tạc Cao-Đài-giáo là:
- Một tôn-giáo đa-thần.
- Giáo-lý thì chắp-nhặt vay mượn.
- Có mộng gồm thâu các tôn-giáo
khác thành một Đạo lớn do mình điều-khiển.
Rồi họ kết-luận Cao-Đài là
một tôn-giáo “hổ-lốn” (syncretic), đó là một nhận-xét nông-nổi.
Nên Đại-Đạo phải hiểu là
những vấn-đề của các Vì Giáo-chủ đặt ra để giải-quyết những
nan-đề của nhiều tầng lớp người trong xã-hội.
Còn tiêu-ngữ “Tam-giáo
quy-nguyên, Ngũ chi phục nhứt” còn là một đường-hướng tu hành của
giáo-đồ trong buổi Tam-kỳ Phổ-độ, chúng ta sẽ đề-cập chi-tiết ở
phần sau.
Đứng về từ-ngữ không thể
giải chữ Đạo là một Tôn-giáo như thế-nhân hay dùng, kèm với tiếng
Đại là lớn, rồi vội-vàng kết-luận Đại-Đạo là một tôn-giáo lớn,
một cá-thể ngạo-nghễ, nổi bật, vượt lên trên tất cả các
tôn-giáo khác, đó là một nhận-định khá hồ-đồ.
Trên phương-diện từ-ngữ cần
phải hiểu rõ-ràng rằøng : Đại-Đạo là Con Đường Lớn mang những
sắc-thái sau đây :
1)- Đạo là một đường-hướng
mẫu-mực, một phương-pháp hành-động đúng-đắn, một thái-độ
tích-cực của con người. Vì con người có thể không giữ một
tôn-giáo nào, nhưng phải sống có Đạo, mới thành một người
mẫu-mực trong cộng-đồng xã-hội.
2)- Đạo là một lối sống, một
giải-pháp của mỗi Vì Giáo-chủ đặt ra để giải-quyết những nan-đề
của cuộc đời. Do đó con người có thể một lần chọn nhiều cách
sống của nhiều vị Giáo-chủ, tỷ như con người có thể sống
trung-thứ theo Khổng-Tử, vừa dưỡng-sinh theo Lão-Tử, từ-bi theo
Thích-Ca và bác-ái theo Jésus. Đó chính là Đại-Đạo.
3)- Đạo là một con thuyền tế-độ,
một sự cứu-rỗi, một con đường giải-thoát, tùy theo giáo-thuyết
của mỗi Vì Giáo-chủ mà có lối diễn-giải khác nhau, nhưng mọi con
đường đều đưa đến La-mã, mọi Con-đường đó chính là Đại-đạo.
Đại-Đạo là con đường trải
rộng, trải dài ra. Người sống theo Đại-Đạo tự xem mình là tha-nhân,
tha-nhân chính là mình, con người không thể đơn-lẽ trong cuộc sống,
mà phải là một sự liên-kết hài-hòa. Đại-Đạo chính là sự
liên-kết đó. Chữ Đại-Đạo tìm thấy trong ý-tưởng đồng-nguyên, là
mối liên-kết giữa những phần-tử đơn-lẻ của một nguồn-gốc duy-nhứt.
Hiểu như vậy thì sự lớn nhỏ, hơn thua, khinh-trọng của lối suy-luận
nhị nguyên, không có đất đứng trong học-thuyết của Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ.
Tóm lại Đại-Đạo là một mối
Đạo cho tất cả, là một đường đi chung của tất cả, chứa đựng, dung-hòa
được tất cả, là một giải-pháp trung-dung cho tất-cả những nan-đề
của loài người. Đó là Tinh-thần cốt lỏi của danh-từ Đại-Đạo, và
cũng có thể nói một cách không quá-đáng rằng Đại-Đạo là một
siêu Tôn-giáo, nó có tính-chất toàn-diện, toàn-cầu.
Theo Giáo-lý Cao-Đài thì từ
khi Thượng-Đế đã tạo-dựng nên vũ-trụ và vạn-hửu chúng-sinh, trong
đó có con người, Ngài đã ban cho chúng sanh có đầy đủ hai phần
thể-chất và tâm-linh. Sự tạo-dựng của Thượng-Đế hoàn-hảo tốt đẹp
ngay từ ban đầu. Để chúng-sinh tiến-hóa, Thượng-Đế đã cho họ có
mặt nơi cỏi trần, nhưng khi nhập-thế lại mê-luyến hồng-trần, họ đã
gây nhiều tội-lỗi. Rồi Thượng-Đế vì thương xót chúng-sanh vô-minh
mà phải gánh lấy nhân-quả trầm-luân, nên Ngài đã ban ơn cứu-độ,
bằng cách cho các Vì Giáo-chủ giáng trần mở Đạo thích-hợp với
trình-độ tiến-hóa, phong-tục tập-quán của từng nơi, từng lúc, để
chúng sanh dễ bề thu nạp, hầu giáo-hóa họ trở về hợp nhất với
Ngài, đó là lý-do các tôn-giáo khai-sáng trên thế-gian từ trước
đến nay.
Theo giáo-lý Cao-Đài, từ khi
có loài người đến nay, Thượng-Đế đã cho các Vì Giáo-chủ giáng-trần
mở ra hai thời-kỳ cứu-độ rồi. Các thời-kỳ nầy không có con số
niên-lịch chính-xác, vã lại cũng khó phân-định mốc thời-gian một
cách rõ-ràng, bởi vì trên giòng lịch-sữ tiến-hóa, nhân-loại luôn
có sự xen lẫn giữa những cá-nhân thiện và ác, những chủng-tộc
văn-minh và lạc-hâu. Nên chúng ta chỉ còn nhớ lại các thời-kỳ nầy
một cách mơ-hồ không chính-xác rằng :
1)- Nhứt-kỳ.-
Đây là lần cứu-rỗi thứ
nhất, ở vào thời tiền-sử xa xưa, được truyền-thuyết kể lại rằng
đã có nhiều Vì Giáo-chủ giáng-trần khai mở Đạo để dìu-dắc chúng
sanh. Được nhắc đến đó là Môi-se ở Trung-đông, Brhama, Nhiên-Đăng
cổ Phật ở Ấn-độ, Hồng-quân Lão-Tổ, Phục-Hy ở Trung-Hoa...
Công-nghiệp quý Vị nầy được truyền-tụng như là một huyền-thoại,
chứ không có những biên-niên sử sách ghi lại rõ-ràng đích-thực về
các Ngài. Thời-kỳ đó tinh-thần nhân-loại còn thuần-phát
thiên-lương, đời sống vật-chất thì còn dã-man chưa văn-minh tiến-bộ,
lúc đó loài người cũng chưa có văn-tự. Nên các Giáo-chủ giáng
trần đặt nặng về khai-hoá trình-độ kiến-thức con người nhiều hơn.
2)- Nhị kỳ.-
Trên trường tiến-hóa,
kiến-thức con người càng mở-mang, bản-năng cạnh-tranh để sinh-tồn
càng trổi dậy, đó là lẽ đương-nhiên, nhưng càng tranh-đấu lại càng
ác-liệt, khiến con người đã nhiều phen điêu-đứng vì thù-hận, chém
giết lẫn nhau, do đó con người càng lún sâu vào tội-lỗi, không còn
tuân theo lời dạy của các Vì Giáo-chủ, và đã xa dần Thượng-Đế.
Vì Thượng-Đế đã tạo-hóa ra
chúng-sanh, nên luôn cưu-mang con cái của Ngài, mới cho các vì Giáo
chủ giáng-trần cứu-độ một lần nữa, đó là lần phổ-độ thứ hai.
Thời-kỳ nầy nhân-loại đã tiến-hóa có văn-tự, có sử-sách, nhưng
họ còn sống riêng-rẻ mỗi vùng, nên tùy theo phong-hóa mỗi nơi, và
tùy theo tính-chất thiện-ác, tội-lỗi phổ-biến của mỗi vùng, mà
các Vi Giáo-chủ tùy thời lập Giáo, chủ-yếu là dạy cho con người
bỏ dữ về lành. Lần độ-rỗi thứ hai đã được lịch-sử chép lai như sau
:
* Đức Thích-ca chấn-hưng Phật
giáo.
* Đức Lão-Tử chấn-hưng
Tiên-giáo.
* Đức Khổng-tử chấn-hưng
Nho-giáo.
* Đức Jésus Christ khai
Gia-Tô-giáo.
* Đức Mohammed khai Hồi-giáo.
* Một số Tiên-tri, Triết-gia đã
đề ra nhiều giáo-thuyết, phong-hóa... hướng-dẫn chúng-sanh đạt đến
Chân, Thiện, Mỹ.
3)- Tam-kỳ Phổ-Độ.-
Đây là thời-kỳ mà Thượng-Đế cho rằng “nhân-loại đã hiệp-đồng, càn khôn dĩ tận thức” (TNHT/Q1/ trang 16/ giòng 12), có nghĩa là nhân-loại đã giao-lưu rộng-rãi với nhau, thế-giới xem như một làng mạt nhỏ bé. Con người cũng đã đặt chân lên nhiều thiên-thể ngoài địa-cầu. Ngày nay con người không còn sống biệt-lập với nền văn-minh bản-địa của mình, mà dù muốn hay không, họ cũng phải sống trong sự liên-kết toàn-cầu, nhưng về phương-diện tín-ngưỡng lại đóng khung trong tôn-giáo cố-hửu của mình đã tôn-thờ. Do sự khác-biệt về giáo-điều, giáo-lý, giáo-luật và nghi-lễ của mỗi Tôn-giáo, mà nhân-loại lại chống-đối lẫn nhau, đối với những phần-tử cực-đoan thì sự chống-đối này lại càng trở nên ác-liệt. Lại thêm ngày nay nền văn-minh vật-chất càng tiến-bộ, vũ-khí giết người lại tối-tân, nhưng phần tâm-linh lại ngày càng sa-sút, do đó nhân-loại đã tiến dần đến chỗ diệt-vong. Còn các tôn-giáo thì lại thất chơn-truyền, đi xa dần nguồn cội, không còn hợp với trình-độ tiến-hóa của loài người, nên thực-chất cứu-độ của các tôn-giáo cũng mất dần sự hửu-hiệu.
Cũng vì thương xót chúng-sanh,
Thượng-Đế giáng-linh dùng huyền-diệu Tiên-gia giáng-cơ giáo đạo,
quy-tụ lương-sanh, làm Thánh-thể của Ngài để khai-sáng nên Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ tại Việt-nam, hầu cứu vớt quần-linh. Bởi vì Việt-nam
là nơi gặp-gở của hai nền văn-hóa Đông Tây, là nơi hội-ngộ của
hai ý-thức-hệ duy-tâm và duy-vật, mà cũng là nơi tiếp-cận giữa
khoa-học và huyền-linh. Dân-tộc Việt-nam lại có một truyền-thống
hòa-đồng tín-ngưỡng lâu đời. Vì suốt chiều dài lịch sử cả nghìn năm
từ thế-kỷ thứ X đến thế-kỷ thứ XIX qua các triều-đại Đinh, Lê, Lý,
Trần, Lê, Nguyễn, dân tộc ta vẫn tôn-sùng các đạo như Nho-giáo,
Lão-giáo, Phật-giáo, Gia-tô giáo . . . Nhất là vào đời nhà Trần
(1225-1400) các Ví Vua đã mở các khoa thi Tam-giáo để tuyển-chọn
nhân-tài ra phò vua giúp nươc. Hơn nữa dân-tộc Việt-nam có tinh-thần
cương-nghị mà lại biết kiên-nhẫn, cần-cù, đã chịu đựng hơn nghìn năm
lệ-thuộc ngoại-bang, mà vẫn quật-cường đấu-tranh để tồn-tại và
đồng-hóa mọi tà-thuyết ngoại-lai, giữ cho mình một bản-sắc văn-hoá
riêng, một ngôn-ngữ riêng, một quan-niệm sống riêng, đây là những
sự-kiện mà ít dân-tộc nào có thể hội đủù. Do đó nên Thượng-Đế
chọn đất nước Việt-nam làm Thánh-Địa và dân-tộc Việt-nam làm chiếc
nôi khai-sinh kỷ nguyên văn-minh tinh-thần cho nhân-loại đó là
Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là một
tổâng-hợp tín-ngưỡng vừa huyền-linh vừa khoa-học, có tính-cách
toàn-cầu, vượt ra ngoài biên-cương chủng-tộc, độ-rỗi rộng-rãi
toàn-thể chúng-sanh, có bản-sắc chính-đáng-tính của thời-đại. Có
thể nói Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ vừa là một Thiên-Đạo Công-bình
Giải-thoát, vừa một Thế-Đạo Nhơn-nghĩa Đại-đồng.
1)- Thiên-Đạo công-binh
giải-thoát.
Về phương-diện Công-bình thì
Đại-Đạo xem mọi linh-hồn là chơn-linh phân-tánh từ Thượng-Đế, có
cùng một nguồn gốc, tuy về mặt hửu-hình có sự chênh-lệch trong
trình-độ tiến-hóa, có phân-biệt giới tính, nhưng về mặt linh-hồn
thiêng-liêng đều là anh em với nhau. Đại-Đạo chấp-nhận sự
khác-biệt trình-độ giữa con người và con người, nên sẵn-sàng
nâng-đở để cho mỗi linh-hồn tự-do sống và tiến-hóa theo tánh-phận
của mình, không áp-đặt theo kiểu kéo cổ vịt cho dài, thu giò hạt cho
ngắn, làm đảo-điên huynh đệ. Vì có thương-yêu mới biết tôn-trọng
lẫn nhau, chấp-nhận dung-hòa sự bất đồng-đẳng giữa người và người,
nên mới để cho họ được sống tự-do bình-đẳng, đó là cốt lỏi của
tinh-thần Bác-ái Công-bình,Tự-do Dân-chủ của Đại-Đạo.
Về phương-diện giải-thoát,
Đại-Đạo dẫn-dắt linh-hồn con người thoát khỏi sự ràng-buộc khổ đau
của nhân-thế, bằng phương-pháp thiền-định tịnh-luyẹân, để đạt được
nhơn-phẩm, và từ từ tiến lên Thần Thánh Tiên Phật, mà thoát ra
ngoài vòng luân-hồi sinh tử.
2)- Thế-Đạo Nhơn-nghĩa
Đại-đồng.
Theo Tiên Nho thì khiêm-ái thương
người là Nhân, công- chánh, cứu người là Nghĩa, nên về mặt nhân-sinh
Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ lấy Nhơn-Nghĩa làm giềng-mối trong Đạo làm
người. Vì con người có giữ trọn hai điều nầy mới biết thương nhau,
coi nhau như anh em, xem xã-hội như một người, xem vũ trụ như nhứt thể,
để góp phần vào việc kiến-tạo một xã-hội loài người an-lạc,
thương-yêu, trong đức háo-sanh của Thương-Đế, hợp với lẽ Trời.
Đại-đồng của Đại-Đạo không có nghĩa là tất-cả phải đồng-hóa với nhau, mà mỗi cá-thể vẫn giữ sắc-thái riêng-biệt của mình, nhưng cùng chung sống với nhau một cách hòa-binh.
Về phương-diện nhập-thế,
Đại-Đạo là con đường hướùng tới Á Âu chung chợ, Đông Tây một nhà,
đó là một lý-tưởng thế-giới Đại-đồng, để thực-hiện được
lý-tưởng nầy đòi hỏi con người phải có nhân-nghĩa, để tạo một sự
hài-hòa từ từng bản-thân, từng gia-đình, từng quốc-gia, rồi mới lan
rộng ra thế-giới. Vì con người không chỉ mưu-cầu một sự sung-túc an-lành
trong đời sống vật-chất, mà còn đòi-hỏi sự hài-hòa về mặt
tinh-thầøn, không chỉ riêng lo cho mình mà còn lo cho tất-cả mọi
người.
Về phương-diện nhân-sinh,
quan-niệm đại-đồng của Cao-Đài-giáo, không chủ-trương sang-bằng
tài-sản, mà sang-bằng sự tham-vọng con người, bằng một đời sống
đạo-đức.
Về phương-diện xã-hội không
chủ-trương thống-nhất các quốc-gia thành một thực-thể duy-nhứt,
không sang bằng hết biên-cương, như một nhà xã-hội đã mơ-ước :
“Ta mơ trần-gian, lúc sang bằøng hết biên-thùy”.
Trái lại không chỉ giữ nguyên
nguồn-gốc của mỗi quốc-gia, giữ nguyên phong-hóa tốt đẹp của mỗi
dân-tộc, mà còn chủ-trương bảo-vệ những bản-sắc đặc-trưng của
từng nền văn-hóa, như là những nét tô-điểm cho một bức tranh toàn
cảnh của thế-giới đại-đồng.
Về phương-diện tín-ngưỡng, Đạo
Cao-Đài chủ-trương tôn-kính tất-cả các Vì Giáo-chủ và tôn-trọng
tín-niệm của các giáo-đồ, theo lời dạy cuả Đức Khổng-tử : “Muôn
vật cùng sinh trưởng mà không sát hại lẫn nhau. Mọi tôn-giáo đều
lưu-hành mà không chống đối lẫn nhau “ (Vạn vật tịnh dục nhi bất
tương hại, Vạn giáo tịnh hành nhi bất tương bội / Trung-dung).
Để thực-hiện lý-tưởng nầy mỗi tín-đồ Cao-Đài luôn hòa mình vào cuộc sống thế-gian, thể-hiện đại-đồng bằng sự thực-hành, trước tiên là xây-dựng bản-thân, xây dựng gia-đình, sau đó góp phần xây dựng đất nước, rồi mới ra thế-giới. Cũng vì lý-tưởng nầy mà nhiều luận-điệu xuyên-tạc, cho Cao-Đài có tham-vọng chính-trị. Nhưng đây là một lối sống theo trình-tự đạo-đức của Nho-gia đó là : “Tu-thân, tề-gia, trị-quốùc, binh thiên-hạ” (Theo Nho-giáo/Trần-Trọng-Kim) Cũng đúng theo lời Phật dạy: “Tâm binh, thế-giới bình”. Vì dù muốn hay không thì mọi xã-hội đều phải bắt nguồn từ một cơ-sở vững chắc, đó là phải có con người đạo-đức, thì phần thượng tầng mới khỏi bị sụp-đổ. Chúng ta đã từng chứng-kiến nhiều công-trình kiến-thiết quốc-gia, xây-dựng xã-hội, đã bỏ qua giai-đoạn nầy mà bị thất bại chua-cay, thật đáng thương tâm.
Ý-nghĩa của tôn-chỉ Tam-giáo quy-nguyên, Ngũ-chi phục-nhứt, có những ẩn-ý sâu-kín cao-siêu sau đây:
1)- Về mặt tín-ngưỡng
Cao-Đài tôn-thờ nhất-quán một Đấng là Thượng-Đế, đồng thời
tôn-sùng các Giáo-chủ của nhiều tôn-giáo.
2)- Về mặt giáo-lý, Cao-Đài
thừa-nhận sự đồng-nguyên của các tôn-giáo, tôn-kính các vị
Giáo-chủ, xem như là Thầy của mình, trong lúc các Tôn-giáo xem
những người khác tín-ngưỡng với mình là ngoại đạo, tà giáo,
chống-đối lẫn nhau, thậm chí tín-đồ của họ liên-hẹâ với các
tôn-giáo khác thì bị xem như người phạm tội.
3)- Về tổ-chức, Thượng-Đế
lập-thành một Giáo-hội làm Thánh-thể thay mặt cho Ngài tại
thế-gian, truyền-bá tư-tưỏng Đại-đồng để các tôn-giáo nhìn nhau
cùng một nguồn-gốc mà không chống đối nhau, còn việc quy-đạo là
tùy quyền tự-do tín-ngưỡng của mỗi người, Cao-Đài không bao giờ
chỉ-trích, kích-bác các tôn-giáo khác, không khuyến-dụ tín-đồ các
tôn-giáo bỏ đạo của họ mà theo đạo Cao-Đài, mà khuyến-khích
tín-đồ các tôn-giáo tuân-thủ giới-luật và tin-tưởng vào Đấng
Giáo-chủ của minh, vì chủ-trương đoàn-kết mọi tôn-giáo,
Vì theo chơn-truyền của
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, từ Nhứt-kỳ và Nhị-kỳ phổ-độ, Thượng-Đế
đã cho các Giáo-chủ, các Nhà Tiên-tri, các Triết-gia khai-sáng ra
nhiều Tôn-giáo, tùy theo trình-độ chúng-sanh mà có nhiều
giáo-thuyết khác nhau, nhưng trong Tam-kỳ Phổ-Độ Đức Chí-tôn đã
tổng-hợp và hệ-thống lại còn Tam-giáo là Nho-giáo, Lão-giáo,
Phật-giáo, và Ngũ-chi là Nhơn-đạo, Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo,
Phật-đạo. Cho nên trong Cao-Đài-giáo còn có tiêu-ngữ là “Vạn
giáo nhất lý”
Điều này Đức Chí-Tôn đã dạy rằng
:
“Vốn từ trước Thầy đã lập
ra Ngũ-chi Đại-Đạo là : Nhơn-Đạo, Thần-Đạo, Thánh-Đạo, Tiên-Đạo,
Phật-Đạo.
Tùy theo phong-hóa của
nhân-loại mà gầy chánh-giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán,
Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại tuy có hành đạo nội tư-phương mình
mà thôi.
Còn nay thì nhân-loại đã
hợp-đồng cnà khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà
nhân-loại nghich lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt-định quy-nguyên
phục-nhứt.
Thầy nhứt-đinh đến chính mình
Thầy độ rỗi các con chẳng chịu giao chánh-giáo cho tay phàm nữa”
(TNHT/ Q 1/ trang 17-18)
Ngày xưa mỗi Chi Đạo khai-sáng tại một vài lãnh-thổ khác nhau trên địa-cầu, nên ảnh-hưởng chỉ quanh vùng đó mà thôi, nhưng ngày nay khoản cách giữa các quốc-gia đã sát lại gần nhau, nên do những khác biệt, trong giáo-lý và sinh-hoạt của mỗi chi-phái đã làm cho nhân-loại chống-đối nhau, có lúc trở thành những trận thánh-chiến ác-liệt. Thượng-Đế cũng đã tiên-lượng sự-kiện nầy, nên ngay từ khi khai Thánh-đạo bên Thái-Tây, thì Đức Chí-Tôn đã tiên-khải rằng còn nhiều chuồng chiên Ngài sẽ đến quy tụ lại, điều này Đức Hộ Pháp đã cho biết rằng :
“Còn nhiều chuồng chiên
Ngài sẽ đến đem về làm một. Lời tiên-tri nầy có nghĩa là còn
nhiều Đạo đang nuôi-nấng ung-đúc tinh-thần của con cái Chí-Tôn
đặng chờ ngày Ngài đến hiệp chung làm một, lời ấy nay đã quả.
Các chuồng chiên của Chi-Tôn
là :
Đạo Phật thì có Bà-la-môn (Brahmanisme),
Thích-Ca Mâu-ni (caky-mouni), Pythagore giáo.
Tiên-đạo thì là Lão-Tử-Giáo,
Dương-Châu, Mặc-Dịch, Vạn-Pháp, Bàng-môn cho tới Thầy Pháp, Thầy
Phù, Bóng, Chàng, Đồng-cốt v. v…
Thánh-đạo thì là
Thiên-Chúa-Giáo (Christianisme) Gia-Tô (Catholicisme), Tin-Lành (Protestantisme),
Hồi-Hồi (Mahommetantisme)
Thần Đạo thì là Trung-huê
Phong Thần, Hy-lạp Phong Thần và Ai-Cập Phong-Thần (Mythologie
Chinoise, Grecque et Egiptienne).
Nhơn-Đạo thì là Socrate, Esobe,
Platon v. v…ở Hy-lạp. Khổng-Phu-Tử (Confucianisme), Mạnh-Tử (Mentius)
Nhi Trình-Giáo v.v… tại Trung-huê từ trước.
Trước khi đến khai Đạo đặng
hội-hiệp các Tôn-giáo lại làm một, thì Người đã sai các Đấng
Thiêng-Liêng cao trọng hạ trần mà bày ra các Hội-giáo Đạo-đức
đặng thức tỉnh trước nhơn-sanh như là:
Khảo-cứu Thiên-Đạo-giáo (Société
Théosophique).
Khảo-cứu triết-lý Phật-giáo
(Société des recherches sur la philosophie Bouddhique)
Thần-kinh và Tâm-lý
Triết-học (Socétéù Psychique)
Thần-linh học (Le Spiritisme)
v.v… ”
(Trich diễn-văn Đức Hộ-Pháp / Pháp-chánh-truyền chú-giải / Ấn-bản 1955).
Các tổ-chức nêu trên, có cái đã lập ra cách đây cả trăm năm. Ngày nay là thời-kỳ Thượng-Đế đến để quy tụ các chuồng chiên nêu trên.
Khi mở Đạo kỳ ba nầy,
Thượng-Đế đến lại không sáng-lập một Tôn-giáo mới, có một
giáo-lý gì khác lạ, mà lại quy Tam-giáo, hiệp Ngũ-chi, tức là Ngài
đã gạn-lọc khử-thô tồn-tinh các giáo-thuyết của nhiều tôn-giáo,
cùng với một vài thiên-cơ bí-ẩn mà đối-với trình-độ nhân-loại
ngày nay đủ khả-năng hiểu biết và tiếp-thu được, tức là Ngài ban
cho chúng ta một cơ mầu-nhiệm mà tu-luyện tinh-thần để siêu-phàm,
nhập thánh, hầu thoát đọa luân-hồi, tức là dạy chúng ta phải tùng
theo tôn-chỉ của của Tam-giáo và trải qua năm trường lớp Ngũ-chi,
mà trở về hiệp-nhứt với Thượng-Đế.
Nên tôn-chỉ Quy Tam-giáo Hiệp
Ngũ-chi đó còn là một bí-pháp tu-luyện của tín-đồ Cao-Đài. Điều
nầy Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắùc đã dạy rằng :
“ Thầy đến Quy Tam-giáo,
Hiệp Ngũ-chi đặng để cho ta hiểu cơ mầu-nhiệm mà luyện tinh-thần ..
“
(Trich Diễn-văn Đức
Hộ-Pháp đọc tại Tòa-Thánh Tây-ninh ngày 14/02 Mậu-thìn/1928).
Theo giáo-lý nêu trên, thì
trong thời-đại chúng ta, Đức Chí-Tôn buộc con cái của Ngài phải
tùng theo tôn-chỉ của Tam-giáo: Nhơn-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo. Điều
nầy Đức Hộ-Pháp đã dạy rằng:
“ Ai sanh dưới thế nầy cũng
phải giữ đủ Tôn-chỉ của ba Đạo là Nhơn-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo,
mới làm đặng hoàn-toàn phận sự con người “(Trich diễn-văn Đức
Hộ-Pháp đọc tai Tòa-Thánh Tây-ninh ngãy14/02 Mậu-thìn / 1928)
Bởi vì ngày nay nhân-loại đã
tấn-hóa cao, đã có một xã-hội văn-minh khoa-học vật-chất cực-thịnh,
nhưng càng văn-minh khoa-học con người lại xa dần thánh-đức, tàn-sát
lẫn nhau, muốn cho nền văn-minh nhân-loại được hoàn-hảo cả
vật-chất lẫn tinh-thần, thì con người phải tuân-thủ theo ba tôn-chỉ
đó là:
- Con người phải tùng theo Nhơn-đạo,
tu-luyện bản thân giữ-gìn nhơn-phẩm, để có một đời sống cao-khiết,
một gia-đinh thuận-hòa.
- Trong khi con người phải làm tròn
Nhơn-đạo, thì đồng-thời cũng phải theo Tiên-đạo tu-luyệân Tinh, Khí,
Thần, để thông-minh sáng-suốt, nâng cao kiến-thức, phát-triễn
khoa-học, kỷ-thuật phục-vụ cho đời sống, làm cho con người trở nên
văn-minh tiến bộ, đó là tôn-chỉ của Tiên-đạo.
- Trong khi con người đang
phát-triển khoa-học kỷ- thuật, kiến tạo một xã-hộïi văn-minh thì
cũng phải tùng theo tôn-chỉ của Phật-đạo là từ-bi bác-ái, chỉ dùng
khoa-học, kỷ-thuật để phục-vụ cho đời sống vật-chất lẫn tinh-thần
của cá-nhân cũng như cộng-đồng, chứ không nên dùng khoa-học
kỷ-thuật trong mục-đích sát-phạt tiêu-diệt lẫn nhau.
Vì các nguyên-nhân nêu trên,
nên Đức Hộ-Pháp đã khẳng-định rằng ngày nay nhân-loại phải tùng
theo tôn-chỉ của Tam-giáo mới làm tròn phận sự con người là như vậy.
Thượng-Đế lập ra Ngũ-chi là
Nhơn-đạo, Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo; đó là một
trường học có năm cấp để tùy thời, tùy căn-cơ, trình-độ chúng-sanh
mà rèn-luyện con người.
Điều nầy Đức Hộ-Pháp cũng
đề-cập đến như sau :
“Thầy hiệp Ngũ-chi đặng làm
một trường học năm lớp cho mình tu-luyện, chẳng khác nào một trường
học phàm kia vậy, lần lần bước đến đặng đoạt thủ địa-vị minh, hể
ngồi đặng ở phẩm-vị nào, thì địa-vị mình ở nơi ấy . . . (Trích
diễn-văn của Đức Hộ-Pháp đọc tại Tòa-Thánh Tây-ninh ngày 14 / 02
Mậu-thìn / 1928).
Ngày xưa Thượng-Đế cho các
Giáo-chủ, Thiên-sứ, Tiên-tri, Triết-gia khai-sáng ra Ngũ-chi Đại-Đạo
là :
1)- Nhơn-đạo : do các vì
Giáo chủ và Triết-gia như Khổng-Tử, Mạnh-Tử, Trình-Tử, cùng các
Phong-hóa đời Hán, đời Đường, đời Tấn tại phương Đông. Socrate,
Esoppe, Platon ở Phương Tây v.v. . trường lớp nầy đào-tạo con người
làm tròn bổn-phận đối với bản- thân, với gia-đinh và xã-hội,
2)- Thần-đạo : thì có
Phong-Thần Trung-hoa, Phong-Thần Hy-Lạp, Phong-Thần Ai-cập, Thần-Đạo
Nhật-bản . . . Trường lớp nầy đào-đạo những lớp người phụng-sự
cho đời sống quốc-gia và thiên-hạ (quốc tế), những thành-phần là
những nhà chính-trị, những nhà quân-sự, Tướng-lãnh . . . xông-pha
trên lãnh-vực trị-quốc và bình thiên-hạ,
3)- Thánh-đạo : thì có
Thiên-chúa-giáo, Gia-tô, Tin-lành, Hồi giáo do các Vì các
Giáo-chủ Jésus, Mohammed khai sáng, trường lớp nầy đào-tạo những
nhân-vật phụng-sự, giáo-hóa sự thánh-thiện cho loài người.
4)- Tiên-đạo : thì có
Lão-giáo, Bàn-môn-giáo, và các môn-phái Dương-Châu, Mặc-Dịch,
Vạn-pháp quy-tôn, Phù-thủy, Đồng-bóng. . . trướng lớp nầy
đào-tạo những tiên-gia tu-luyện tinh khí thần, đạt những phép
thần-thông làm cho đời sống trần gian ngày càng tiến-bộ, còn
giúp cho con người hoạt-động trong cỏi siêu-nhiên.
5)- Phật-đạo : thì có
Bà-la-môn, Thich-ca mâu-ni (còn gọi là Phật-giáo), Pythagore. . .
trường lớp nầy đào-tạo những bậc giải-thoát, để giác-ngộ con
người, và tỏa ra một thần-lực, có tác-dụng mạnh-mẽ nâng--đở cơ
sanh-hóa và sự bình-an cho vạn-hửu chúng- sanh.
Trường học Ngũ-chi có Năm cấp, cũng lấy trần-gian làm cơ-sở, lấy sinh-hoạt con người làm đối-tượng, lấy cảnh khổ của trường đời, và sự thương-yêu sanh-chúng làm bài học và khoa-mục khảo-thí. Bài học khổ-hạnh và thương đời, yêu ngươiø nầy, tùy theo trinh-độ của mỗi cấp mà có cách ứng-dung khác nhau. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã giải rõ như sau :
- Hiền vì thương đời mà đoạt
cơ tùng khổ.
- Thần vì thương đời mà lập cơ
thắng khổ.
- Thánh vì thương đời mà dạy cơ
thọ khổ.
- Tiên vì thương đời mà bày cơ
thoát khổ.
- Đời Phật vì thương đời mà tìm
cơ giải khổ.
Chữ Khổ là đề-mục của khoa học trường đời, phẩm-vị Hiền,Thần, Thánh, Tiên, Phật là những trang đắc-cử. (Trích diễn-văn Đức Hộ-Pháp / Pháp-chánh-truyền chú-giải / Ấn bản 1955)
Như vậy Đức Chí-Tôn hiệp
Ngũ-chi thành một trường năm lớp, mà con người phải học và
rèn-luyện để đạt được phẩm-vị Hiền-nhơn và Thần Thánh Tiên Phật,
hầu trở nên con người toàn thiện.
Tuy trước kia trường có năm
lớp, cách-biệt nhau, nhưng ngày nay với tôn-chỉ Hiệp Ngũ-chi này, thì
sự học hỏi và thực-hành của năm lớp, lại xen-kẻ xuyên-suốt trong
một đời người. Vì con người có thể một lúc vừa trau-dồi bản-thân,
xây-dựng gia-đinh, làm tròn một trang hiền-nhân quân-tử (Nhơn-đạo),
vừa có trách-nhiệm với quốc-gia và cộng-đồng quốc-tế (Thần-đạo),
cùng có bổn-phận thánh-hóa con người trở nên thánh-thiện (Thánh-đạo),
và luyện Tinh Khi Thần để có một linh-hồn minh-mẫn trong một
thân-thể tráng-kiện, nâng cao kiến-thức, phát-triển văn-minh (Tiên-đạo),
rồi còn tham-thiền nhập-định, để giải-thoát chính-mình và giác-ngộ
chúng-sanh, tức là tự-giác giác-tha (Phật-đạo).
Chúng ta đã biết rằng con
người ngày nay không còn là một cá-thể biệt-lập, mà là một đơn-vị
của gia-đình, là một thành-phần cuả quốc-gia, một phần-tử của
xã-hội, một công-dân của thế-giới, một tế-bào của vũ-tru,ï con
người không có quyền sống đơn-lẻ. Cũng vì các lý do đó mà hiện nay
có biết bao-nhiêu người khắp địa-cầu đã đề-xuất sự dung-hòa
tư-tưởng nhân-loại, kết-hợp văn-hóa Đông Tây, hòa-đồng tôn-giáo.
Họ là những sứ-giả đi rao-truyền khơi-mào cho một kỷ nguyên
Đại-đồng nhân-loại.
Thượng-Đế cho nhân-loại biết
rằng ngày xưa họ giao-cảm với Thượng-Đế gián-tiếp qua các Sứ-giả
của Ngài, ngày nay Ngài đã xác-nhận rằng chính Ngài đã đến
thế-gian như các tiên-khải lưu-truyền trước đây, để lập một trường
công-đức cho con cái của Ngài tu-học. Trường công-đức nầy là mái
nhà chung đó là Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ để hợp-nhất con cái của
Ngài. Nên Ngài đã khẳng-định rằng :
“Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công-đức cho các con nên đạo, vậy đắc-đạo cùng chăng là tại các con muốn cùng chẳng muốn, Thầy nói cho các con nghe . . . Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc- đạo bao-giờ” (TNHT/ Q1/ trang 26 giòng 24-29).
Trong một đoạn Thánh-giáo khác Đức chí-Tôn cũng cho biếât dứt-khoát rằng:
“ Lựa lèo lựa thế độ
nhơn-sanh,
Khó dễ Thầy cho rõ ngọn
ngành.
Áùm muội thì nhiều mưu-trí
ít,
Đường Tiên chẳng bước đọa
thì đành
(TNHT/ Q!/ trang 108/ giòng
6-9)
Dù có thương xót con cái của Ngài bao-nhiêu đi nữa, thì vì lẽ công-bình, Thượng-Đế cũng để cho con người có quyền tự-do quyết-định chọn-lựa con đưòng thăng-tiến của minh, nếu không nghe lời thì đành phải gánh chịu sự sa-đọa mà thôi.
Qua phần sưu-tập trinh-bày
nêu trên, cho chúng ta nhận-định rằng: Tất cả các Đạo đều hướng
vào muc-đích giáo-dân quy thiện.
Sở-dĩ người Tìn-đồ Cao-Đài
luôn hòa mình vào cuộc sống thế-gian, vì hiểu rằng mỗi người là
một phần-tử của quốc-gia, một tế-bào của xã-hội, một công-dân
của địa-cầu, nên sẵn-sàng gánh-vát những trách-nhiệm nghĩa-vụ đối
với quốc-gia xã-hội và cộng-đồng quốc-tế, dù ở cương-vị nào
cũng làm tròn bổn-phận của mình, chứ không có tham-vọng chính-trị,
không tham quyền cố vị, bởi vì khi thành-công thì họ lui chân thối
bước, lấy sự sáng-suốt làm đạo-đức để giữ mình (công-thành thân
thối, minh-triết bảo thân) chứ không tham-quyền cố vị.
Thánh-giáo đã dạy bổn-phận người
tín-đồ như sau :
Dân thì đúng phận làm dân.
Chúa cho đáng Chúa, đình thần
đáng Quan.
(Nữ trung tùng phận)
Kinh sách cũng luôn nhắc nhở
rằng :
Chớ làm con giặc
tôi loàn,
Thuế sưu đóng đủ đừng toan
kế tà.
(Kinh Sám-hối).
Thậm chí Thánh-giáo còn khuyên
tín-đồ Cao-Đài phải hy-sinh để giữ-gìn quốc-thể như :
Nhục con, con chịu
chớ nài,
Nhục cho quốc-thể ra tài
hy-sinh.
(Nữ
trung tùng phận).
Qua phần nhận-định phân-tách nêu trên, hẳn chúng ta càng thấy rõ-ràng cái siêu-việt của tôn-giáo nói chung, và của Cao-Đài nói riêng. Như vậy cho thấy rằng đâu phải tôn-giáo không quan-tâm đến dân-tộc, đến loài người, nên tôn-giáo càng phát-triển, thì dân-tộc càng đạo-đức, thế-giới càng hoà-bình, Nhà-nước cùng các tổ-chức Quốc-tế khỏi phải bận-tâm với công cuộc trị-an, bởi vì tỷ-lệ tín-đồ tuân-thủ một thứ kỷ-luật tự-giác, bao giờ cũng cao hơn tỷ-lệ người dân tuân-thủ luật-pháp của quốc-gia và quốc-tế, vì đó là lẽ thật
TÀI-LIỆU THAM-KHẢO
- Thánh-ngôn hiệp-tuyển.
- Kinh Thên-Đạo Thế-Đạo.
- Diễn-văn Đức Hộ-Pháp Pham-Công-Tắc đăng
trong
Pháp-Chánh-Truyền chú-giải Ấn-bản
năm 1955.
- Diễn-văn Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc
đọc tại Toà-Thánh
Tây-ninh
ngày 14 thàng
Mậu-thìn (1928)
- Nữ trung tùng phận / Chơn-linh Đoàn-Thị-
Điểm giáng-cơ.
- Nho-giáo / Trần-Trọng-Kim