TỪ CHÙA NGỌC HOÀNG

NHỚ VỀ TÒA THÁNH TÂY NINH

CHÁNH KIẾN CƯ SĨ

2016

KÍNH TẶNG

TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK H. OBAMA

                           BAN CỐ VẤN VỀ CHÂU Á CỦA TỔNG THỐNG

 

[Print /PDF]

 

CHƯƠNG MỘT
TÌM HIỂU CHÙA NGỌC HOÀNG & CHI MINH SƯ


TIẾT 1.CHÙA NGOC HOÀNG XƯA VÀ NAY

TIẾT 2.TÌM HIỂU CHI MINH SƯ
I.LỊCH SỬ MINH SƯ PHẬT ĐƯỜNG Ở TRUNG QUỐC
II.LỊCH SỬ MINH SƯ PHẬT ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM


TIẾT 3.MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGŨ CHI MINH ĐẠO VỚI TÔN GIÁO CAO ĐÀI
I.QUAN ÂM TỰ PHÚ QUỐC & NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU
II.VĨNH NGUYÊN TỰ & NGÀI LÊ VĂN LỊCH
III.TAM TÔNG MIẾU &CÁC BÀI KINH TAM GIÁO
IV.THIỀN LÂM TỰ & HÒA THƯỢNG NHƯ NHÃN
V.LINH QUANG TỰ & TRẦN ĐẠO QUANG


CHƯƠNG HAI:
VIỆT NAM NGÀY MAI


TIẾT 1.KHI NGÀI OBAMA TÌM HIỂU ĐẠO TRỜI
I.BÀI DIỄN VĂN CHẠM TỚI TRÁI TIM DÂN VN
II.VÌ SAO TỔNG THỐNG OBAMA VIẾNG ĐIỆN NGỌC HOÀNG
A.ĐỨC TIN KHOAN DUNG, ĐẠI ĐỒNG CỦA TT OBAMA
B.TINH THẦN TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN & TÔN GIÁO BẢN ĐỊA
C.TÔN CHỈ CỦA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ HAY ĐẠO CAO ĐÀI

TIẾT 2..VAI TRÒ CỦA HOA KỲ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO CAO ĐÀI
I.ĐỒNG MỘT ĐÔ (DOLLAR) XÁC TÍN ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI DÂN HOA KỲ
II.Ý DÂN LÀ Ý TRỜI
III.LỜI TIÊN TRI XÁC THỰC
A.DI TẢN NGƯỜI VIỆT RA THẾ GIỚI LÀ THIÊN Ý
B.CHUẨN BỊ CHO SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẠC (ĐỨC CHRIST)
C.BÀ NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG LỰ THÔNG CÔNG CÙNG ĐỨC CHÍ TÔN
IV.VAI TRÒ CUNG THỪA THIÊN HÀNH HÓA
V.TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM


PHỤ LỤC:
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

CHƯƠNG MỘT

TÌM HIỂU CHÙA NGỌC HOÀNG & CHI MINH SƯ

 

TIẾT 1.ĐIỆN NGOC HOÀNG XƯA VÀ NAY

 

Description: http://www.thienlybuutoa.org/Giaoly/NgoVanChieu/NgocHoangDien-dautheky20.jpg

 

Description: https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSCzGo7Y80C-RClSUfo2ywIgF0BYmdv1AVZh1AaQrFcCMC73udr

Điện Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, TPHCM có nhiều cây cổ thụ bao trùm tỏa bóng thật an lành và yên tĩnh giữa trung tâm thành phố huyên náo...

§  Vị trí: đường Mai Thị Lựu nằm trên địa bàn phường Đakao quận I.

§  Lịch sử: đường này có từ thập niên 1900 trong thời Pháp thuộc, năm 1907 mang tên đường Pierre. Từ ngày  19-10-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Phạm Đăng Hưng. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố đổi là đường Mai Thị Lựu cho đến hôm nay.

 

Xưa, đây vốn là điện thờ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) thành lập.Điện được xây dựng từ năm 1892. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì Lưu Minh là người "ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín"...

Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Ngọc Hoàng vẫn mang đậm kiến trúc Trung hoa. Ngay trên nóc cổng tam quan đã thấy hai con rồng uốn lượn trong tư thế "lưỡng long tranh châu". Những chiếc đèn lòng đỏ kiểu Trung hoa chạy dọc lối di dẫn tới đến điểm chiêm bái đầu tiên: đó là nơi thờ HỘ PHÁP.

 

Description: http://www.phattuvietnam.net/files/2016/01/01._Chua_Ngoc_Hoang_607530761.jpgDescription: Ho Phap, temple de l’Empereur de Jade (73 rue Mai Thi Lư, quartier de Da Kao, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)

Cổng tam quan của Ngọc Hoàng Điện Hộ Pháp Vi Đà

 

Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu.Khuôn viên chùa rộng, sân hình chữ nhật, giữa sân là phương đình thờ ngài Hộ Pháp Vi Đà, bên cạnh là hai ao phóng sanh: một thả cá, một thả rùa. Chùa có ba tòa: thượng điện, trung điện và hạ điện xếp theo hình chữ Tam. Hai bên có hai dãy Đông lang và Tây lang.

Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi…Điện Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ.Bước vào chánh điện, tôn trí tượng đức Phật Dược Sư bằng gỗ trầm, đặt trong lồng kính. Phía trước có tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Chuẩn Đề …

Description: http://www.phattuvietnam.net/files.php?file=2016/01/02._Dien_Phat_Duoc_Su_976789037.jpg

Giữa chánh điện tôn thờ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ, tượng cao khoảng 3m, hầu hai bên có Tiên Đồng, Tiên Cô, Nam Tào, Bắc Đẩu và sáu vị Thiên Tiên. Ngọc Đế đội mũ cửu long, mặc hoàng bào, hai tay nâng hốt ngọc. Các tượng thờ ở đây được làm bằng mây, ngoài bồi giấy, sơn thếp, kỹ thuật tinh xảo.Đây là pho tượng lớn nhất trong điện Ngọc Hoàng.

Description: E:\HINH CHON CHUA NGOC HOANG\DSC07551.JPGDescription: E:\HINH CHON CHUA NGOC HOANG\DSC07550.JPG

Tượng NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ                   PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ

Bên phải của NGỌC HOÀNG là Huyền Thiên Bắc Đế (vua trấn giữ phương Bắc) còn gọi là Bắc Phương Trấn Võ. Tượng tạc Ngài trong tư thế ngồi, chân đạp lên hai con vật: chân phải là rùa, chân trái là rắn.

Bên trái  của NGỌC HOÀNG là trang thờ thờ Phật Mẫu CHUẨN ĐỀ.Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn  Cundì, Cunïdïhi(चुन्दी),tên Hán văn  Thất Câu Chi Phật Mẫu. Ngài được nhắc đến nhiều trong Kim cương thừa và được xem là Bhagavathi  (trong tiếng Phạn có nghĩa là "nữ thần"), hay "mẹ của các Phật".

Du khách bước qua hành lang nhỏ bên trái sẽ đến khu vực Tây lang thờ thần Thành Hoàng (thần địa phương); bên trái thần Thành Hoàng là tượng Lỗ Ban (thầy dạy nghề), bên phải ngài là thần Thái Tuế. Nối liền với gian này khi quay ra thờ Thần tài, kế tiếp là gian Thập điện Diêm Vương với 10 bức chạm bằng gỗ tái hiện 10 cửa ngục âm ty được phân đều mỗi bên tường 5 bức.

- Bước tiếp ra phía trước là điện thờ MẸ SANH (Kim Hoa Thánh Mẫu), mười hai bà mụ và ba vị Tổ sư của ngành hộ sản. Thêm một điểm đặc biệt khiến nơi thờ tự này lúc nào cũng đông đúc đó chính là ngoài Thánh Mẫu, 12 Mụ bà thì còn có thờ ông Tơ, bà Nguyệt. Nên ngoài cầu con thì khách hành hương có thể cầu tình duyên tại đây.

Các tượng thờ đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi, có lẽ nơi đây là nơi duy nhất còn lại các bức tượng loại này.Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.

Từ cửa chánh bước theo hành lang bên phải, du khách thấy phòng có tranh của Bố Đại hòa thượng  (một hóa thân của Phật Di Lạc). Phòng này khóa, không hiểu vì sao?

- Kế đến là gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở tầng trệt, gác trên lầu thờ BỒ ĐỀ ĐẠT MA phía ngoài, bên trong thờ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT, ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT VÀ QUAN THÁNH. Có sân lộ thiên, đứng đây nhìn bao quát cảnh chùa thấy thanh thản, không bị ảnh hưởng bởi quá nhiều khói nhang như ở tầng trệt.

Điện Ngọc Hoàng rất linh thiêng trong tâm thức nhiều người dân Việt tự bao đời. Họ thường đến đây cầu tài lộc, bình an, cầu con, cầu duyên hay đơn giản chỉ là trải lòng mình. Những mùa lễ hội, sân chùa chứa hàng ngàn người, chen chân khó lọt. Tuy không có bảng hướng dẫn bằng Anh, Pháp văn hay Hoa văn nào nhưng khách nước ngoài đến tham quan, chiêm bái rất đông.

 

v  Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong tác phẩm “Sài Gòn năm xưa” kể về chùa Tàu, tại Sài Gòn, đường Phạm Đăng Hưng (đất Hộ) (nay là đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM) có một ngôi chùa cũng lạ lắm. Cái lạ ở đây được nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển miêu tả tỉ mỉ: “Chùa tạo lập lối năm 1905, lạc thành năm 1906 trông có vẻ cổ kính vô cùng, hoa viên và cách sắp đặt phía trong đáng được liệt kê vào hàng kỳ quan tại Sài Gòn này lắm. Ấy là chùa Ngọc Hoàng, chữ viết “Ngọc Hoàng Điện”.

Sau năm 1975, người Hoa không còn chăm sóc nơi đây nên đến năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ.Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là "Phước Hải Tự".Trước chánh điện tuy có bày biện thêm những tượng Phật, nhưng đối tượng được thờ phượng quan trọng nhất trong điện chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế nên người dân vẫn quen gọi là chùa NGỌC HOÀNG.

Thế hệ sau thấy được một điều mới: đó là ngôi chùa có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và Phật Mẫu, hai Đấng ĐẠI TỪ PHỤ & ĐẠI TỪ MẪU của nhân loại.

Con người ngoài thể xác còn có linh hồn. Biết làm lành lánh dữ, giúp đời, tu hành sẽ được tưởng nhớ, thờ phượng; còn làm ác khi chết rồi hồn sẽ bị đày đọa nơi cõi âm ty, địa ngục. Nếu được đầu thai tái sinh ở thế gian vẫn phải gặp khổ đau, khó khăn do LUẬT NHÂN QUẢ tác động. Điện thờ tuy nhỏ nhưng nói lên được mối tương quan giữa cõi Trời và cõi Người

    

TIẾT 2.TÌM HIỂU CHI MINH SƯ

 

I.              LỊCH SỬ ĐẠO MINH SƯ Ở TRUNG HOA.

Chi Minh Sư xuất hiện ở Trung Hoa vào khoảng sau năm 1650 đến 1670, sau khi nhà Thanh diệt nhà Minh.Lúc ấy, các quan Văn, Võ cựu thần nhà Minh lập ra nhiều tổ chức với cùng mục đích “Phản Thanh phục Minh”. Sau một thời gian,thấy công cuộc khôi phục lại sự nghiệp nhà Minh khó thành, nhờ "phò cơ thỉnh Tiên" nên được Ơn trên mách bảo là khí số nhà Minh đã hết, còn triều đại nhà Thanh còn dài, bèn từ bỏ đường lối đấu tranh vũ lực, khoác áo đi tu. Từ Minh Sư được hiểu ngầm là tôn giáo của các di thần nhà Minh.Thực ra, Minh Sư đạo đã có từ rất lâu.

Đó là một tông phái Phật giáo nguyên thủy.Minh Sư lấy gốc từ Đức NHIÊN ĐĂNG CỔ PHẬT, và chọn triều đại vua Hoàng Đế (2697 – 2597 TTL) – thời Đức Nhiên Đăng tá thế độ đời là thời Nhứt kỳ Phổ Độ – làm niên biểu. Do vậy, trong sớ văn Minh Sư hiện nay (năm 2016) đã là năm đạo thứ 4714.

Theo tài liệu của Bửu Minh Đàn: "Vị Tổ sư đầu tiên của Đạo Minh sư là Đức BỒ ĐỀ ĐẠT MA. Ngài là tổ thứ 28 Thiền Tông Ấn Độ , truyền Thiền tông qua Trung Quốc năm 520 và trở thành Nhứt tổ Thiền Tông Trung Quốc.”.Chư vị trưởng lão Minh Sư cho biết: Mối đạo Nam Tông được dân gian gọi là Đạo Minh Sư vào thời điểm Lục tổ Huệ Năng và vị Thần Tú có sự tách biệt trong việc truyền giáo pháp Nam Tông với Bắc Tông. Gọi đúng phải là phái PHẬT ĐƯỜNG NAM TÔNG.Sau đời Sư Tổ Huệ Năng (638-713),Thiền tông bị đình đốn, đến cuối thế kỷ VIII được Đạo Nhất  Bạch Ngọc chấn hưng với tên gọi mới là Phật Đường nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, do bị đàn áp rồi suy tàn khingười Mãn Châu diệt nhà Minh thành lập nhà Thanh. Những năm đầu triều Thanh, đạo Minh Sư hình thành mượn tư tưởng của Phật Đường. Minh Sư Đạo bộc lộ tư tưởng Phản Thanh Phục Minh, nhưng vẫn giải thích rằng Minh Sư là người thầy sáng suốt. Triều đình nhà Thanh đã nhiều lần đàn áp khiến một bộ phận tín đồ theo dòng người Hoa ra nước ngoài.

Tại tỉnh Giang Tây nơi núi Lư Sơn có ngài Huỳnh Công Đức Huy lòng hằng mộ đạo.Ngài được một vị dị nhân mật truyền tâm ấn kế thừa tổ mạng thứ 9 (năm 1623).Từ đây phái Phật Đường Nam Tông phát triển trở lại. Dòng đạo tiếp nối, Tổ mạng thứ 14 là Y Đạo Tổ Sư. Ngài có lời mật phó cho tổ 15 là ngài Đông Sơ Tổ Sư truyền pháp đạo xuống miền Nam. Trước hết mở đạo tại Thái Lan, sau qua Việt Nam, nhằm đời Vua Tự Đức thứ 16 (1863).

 

II.            LỊCH SỬ ĐẠO MINH SƯ Ở VIỆT NAM

1.    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo (gọi tắt là Minh Sư đạo) là một giáo hội tôn giáo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo  Nho giáo tại Việt Nam và là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo.

Cuối thế kỷ 19, Kim Tổ Sư (truyền thừa thứ 16) đã phân công cho Trưởng lão Đông Sơ sang Việt Nam năm 1863. Vị này đã lập tại Cầu Kho (Chợ Lớn) một Phật Đường gọi là Chiếu Minh Phật Đường. Sau đó trở về Trung Quốc rồi lại sang Thái Lan truyền đạo. Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm, ông có ghé qua Hà Tiên lập 1 ngôi Phật Đường nữa có tên là Quảng Tế Phật Đường. Ngôi chùa này do ông Ngô Cẩm Tuyền đứng ra xây dựng. Ông tu hành tiến lên bậc Đại Lão Sư (Pháp danh là Ngô Đạo Chương). Cũng vào khoảng này có một tu sĩ Minh Sư là Lão sư Trương Đạo Tân đến Qui Nhơn lập thiện đường, thu nhận đệ tử. Sau khi Trương Đạo Tân mất, một trong số các đệ tử của ông là Lưu Đạo Nguyên (tục gọi là Lưu Minh) đã vào Sài Gòn hành đạo.Đệ tử của ông rất đông, có người Việt và người Hoa. Đến năm Canh Dần (1890), Lưu lão sư khởi công xây dựng điện Ngọc Hoàng ở Đa Kao, qui mô đồ sộ để thu hút khách hành hương. Còn nơi thờ phượng chính là Long Hoa Phật đường thì nhỏ hẹp, ở trên lầu, phía sau. Những tín đồ Minh Sư gốc Hoa thì vẫn theo khuynh hương “Bài Mãn Phục Minh”, còn tín đồ Minh Sư người Việt thì đã chuyển hướng theo con đường yêu nước chống ngoại bang đô hộ. Theo tài liệu của Pháp thì cuộc khởi nghĩa năm 1885 ở Hóc Môn do Phan Công Hớn lãnh đạo có nhiều tín đồ Phật Đường tham gia. Nên sau đó chúng cho mật thám tăng cường theo dõi những hoạt động của tông phái này. Thí dụ như vào năm 1894, tổ sư Trần Thọ Khánh, một người Hoa tu hành ở Việt Nam từ thuở nhỏ, từ Trung Quốc trở về Sài Gòn - Chợ Lớn, ý định mở cuộc lạc quyên lớn, bị thực dân Pháp phát hiện ngăn chặn vì tín đồ tổ chức đón rước quá long trọng. Sau này, nhà yêu nước Trần Cao Vân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy tân ở Huế cũng là một tín đồ Minh Sư. Ông đã viết quyển TRUNG THIÊN ĐẠO, nhấn mạnh về vị trí con người trong mối liên hệ THIÊN-ĐỊA-NHÂN. Đặc biệt phong trào Đông Du, Duy Tân, kể cả các phong trào yêu nước ở Nam bộ sau này cũng có nhiều tín đồ Minh Sư tham gia, thí dụ như Lão sư Nguyễn Giác Nguyên trụ trì Nam Nhã Phật Đường ở Bình Thuỷ (Cần Thơ) là một chiến sĩ đắc lực của phong trào Duy Tân.

Những ngôi chùa Minh Sư đầu tiên được xây dựng chủ yếu thu hút tín đồ trong cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên tư tưởng cứu thế theo tinh thần Tam giáo và có những hình thức sinh hoạt tôn giáo gần gũi với người Việt Nam. Khẩu hiệu Phục Minh bài Thanh sau đó cũng đã được đổi thành Phục Nam bài Pháp tại Việt Nam, nên trong thời gian ngắn Minh Sư đã có ảnh hưởng tới cộng đồng người Việt ở Nam Bộ.

Ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại 3 chi nhánh đạo Minh Sư, tạm gọi là 3 tông:

-          Tông Đức Tế: Nhánh của Đức Thái Lão Sư Vương Đạo Thâm, có một số chùa như: Quang Nam Đường, Khánh Nam Đường (Bình Thạnh), Nam Nhã Đường (Bình Thủy – Cần Thơ); Mỹ Nam Đường (Mỹ Tho); Vận Bửu Đường (Gò Công); Nam Tôn Đường (Hội An); Hòa Nam Đường (Đà Nẵng)…

-          Tông Phổ Tế: Nhánh của Thái Lão Sư Trần Đạo Quang, có một số chùa như: Linh Quang Đường (Hóc Môn); Long Hoa Đường (Cai Lậy); Phổ Hòa Đường (Mỹ Tho)…

-          Tông Hoằng Tế: Nhánh của Thái Lão Sư Lâm Đạo Nguơn (thường được biết với bút danh Lâm Xương Quang). Một số chùa như Quan Âm Đường (Long An); Trọng Văn Đường (Bình Điền)…

Toàn Việt Nam hiện có trên 50 ngôi chùa Minh Sư. Ngôi chùa được kể đầu tiên của mỗi tông (bên trên) là tổ đình của Tông ấy.Ba tông phái thuộc Minh Sư đạo có giáo lý, giáo luật và hành đạo đều giống nhau, cùng có truyền thống gắn bó, đoàn kết, hoạt động từ thiện. Năm 2007, thực hiện quy định của pháp luật, ba phái Đức Tế, Phổ Tế, Hoằng Tế hợp nhất lại thành một Giáo hội với danh xưng: GIÁO HỘI PHẬT ĐƯỜNG NAM TÔNG MINH SƯ ĐẠO và đã được Nhà nước công nhận về tổ chức tôn giáo tại Quyết định số 196/QĐ-TGCP, ngày 01/10/2008.

2.    GIÁO LÝ CỦA MINH SƯ PHẬT ĐƯỜNG

Tư tưởng Minh Sư Đạo có nguồn gốc từ phái Phật Đường, theo tinh thần Tam giáo: thờ Phật nhưng mục đích hướng đến là tu Tiên và sinh hoạt theo tư tưởng Nho Giáo. Giáo lý có hai phần: chủ trương phổ độ chúng sinh, và đề cao Đức Di Lạc (MAITREYA, CHRIST), Đấng Cứu thế sẽ giáng lâm.

Minh Sư giải thích cách tạo lập vũ trụ theo dịch lý: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Ngũ hành, Ngũ hành cấu tạo nên vạn vật. Đặc tính của Vô cực là sinh động nên dùng hình tượng người mẹ tượng trưng.Người Mẹ Vũ Trụ của tông phái Minh Sư là Diêu Trì Kim Mẫu.Còn Thái cực tức khí dương sinh là Ngọc Hoàng thượng đế.Minh Sư đạo chia thế giới thành ba cõi: Hạ giới là cõi âm phủ, Trung giới là thế giới loài người, Thượng giới là cõi trời. Ngọc Hoàng Thượng đế là vị ngự trị ở cõi trời, nhưng quyền năng chưởng quản hai thế giới còn lại. Còn chư Phật và các vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương, các vị Thần Tiên ở cõi Bồng Lai. Giáo lý mang tính căn bản nhất là chia thời gian thành ba kỳ tức Tam nguyên:

- Thượng nguyên tức giai đoạn đầu có 12 Hội,

-Trung nguyên là giai đoạn giữa có 12 Hội,

-Hạ nguyên là giai đoạn cuối có 12 Hội; mỗi Hội thời gian là 10.800 năm.

Thượng nguyên là lúcDiêu Trì Kim Mẫu bắt đầu tạo lập trời đất; lúc bấy giờ có 96 Linh căn xuống trần, đến nay đã trải qua đời Thượng nguyên, Trung nguyên và sắp hết đời Hạ nguyên mà chỉ có 4 Linh căn trở về với mẹ. Như vậy còn 92 Linh căn, số lượng quá nhiều, đang chìm trong biển trầm luânời mạt kiếp sắp tới, PHẬT DI LẶC sẽ xuống trần lập Hội Long Hoa tuyển chọn người hiền sống trong thời Thượng ngươn Thánh đức.

Giáo lý của Minh Sư đạo thường được giảng dạy bằng văn thơ nên nhanh chóng được phát triển và lan rộng trên khắp đất nước. Chùa Minh Sư có hai chữ Phật đường sau tên chùa, thờ ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU, ĐỨC NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ; Tam giáo có ĐỨC THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN, ĐỨC KHỔNG TỬ, ĐỨC THÍCH CA MÂU NI và chư Phật.Trước điện thờ có vòng Vô Cực và ngọn đèn Nhiên Đăng ở tâm vòng tròn, phía dưới là bình tịnh thuỷ. Kinh sách tụng niệm gồm Ngọc Hoàng kinh, Địa Mẫu chân kinh, Bắc Đẩu chân kinh, Thanh tịnh kinh, Nhật tụng kinh, Minh Thánh kinh, Khổng Tử Tâm kinh, Ba La Mật kinh, Cảm ứng Thiên kinh, Liên Hoa Bửu Sám kinh, kinh Cứu Khổ, kinh Thiên Ngươn

 

3.    GIỚI LUẬT

Minh Sư đạo chia ra hai thành phần trong Giáo hội:

·         Thành phần giáo phẩm (xuất gia tu Phật, trường trai cấm giới).

·         Thành phần đại chúng (tại gia tu Phật) gồm có thiện nam, tín nữ trọn đời vì đạo cầu sám hối, nhất bộ, nhị bộ, tam bộ được gọi là tu sỹ; những nam nữ cầu qui y hộ đạo, chưa được thọ giới luật của hàng tu sỹ gọi chung là tín đồ.

Pháp tu Minh Sư rất nghiêm mật, muốn tu tiến hành giả phải khép mình trường trai tuyệt dục. Bên phái nam có 9 bậc tu, kể từ thấp lên có :

-          Nhất thừa: gồm Nhất, Nhị và Tam Bộ.

-          Nhị thừa: có bốn bậc là Thiên Ân, Chứng Ân (chữ MINH lót giữa đạo danh); Dẫn Ân (chữ XƯƠNG), Bảo Ân (chữ VĨNH).

-          Tam Thừa: có 2 phẩm là Lão Sư (chữ VẬN) và Đại Lão Sư (chữ ĐẠO).

Tất cả các vị Lão Sư và Đại Lão công cử mộtvị làm chưởng môn gọi là THÁI LÃO SƯ.

Bên nữ phái có 7 bậc, đạo danh được ban từ đầu không đổi. Phẩm cao nhất cũng có chữ Thái, nhưng pháp tu chỉ cỡ bậc Bảo Ân ở phái Nam.

Đạo phục của Minh Sư đạo là áo dài đen, quần trắng, chít khăn đóng hoặc mũ màu đen.

(Trích tài liệu Ngũ Chi Đại Đạo của Tác giả Huệ Nhẫn)

 

TIẾT 3.MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGŨ CHI MINH ĐẠO VỚI TÔN GIÁO CAO ĐÀI

I.QUAN ÂM TỰ PHÚ QUỐC & NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU

II.VĨNH NGUYÊN TỰ & NGÀI LÊ VĂN LỊCH

III.TAM TÔNG MIẾU &CÁC BÀI KINH TAM GIÁO

IV.THIỀN LÂM TỰ & HÒA THƯỢNG NHƯ NHÃN

V.LINH QUANG TỰ & TRẦN ĐẠO QUANG

 

Năm 1644 nhà Mãn-Thanh chiếm Bắc Kinh, các di thần nhà Minh khi chạy tị nạn về phương Nam đã mang theo với họ phong tục tập quán và tôn giáo của người Trung Quốc. Trong các cộng đồng Minh Hương có Ngũ Chi Minh Đạo. Năm chi đạo cùng họ Minh gồm: MINH SƯ, MINH ĐƯỜNG, MINH LÝ, MINH THIỆN và MINH TÂN. Năm chi đạo kể trên đều thờ Tam Giáo, xuất hiện trước Đạo Cao Đài một ít lâu.

Bắt đầu từ 1650 đến 1670, họ di chuyển sang Việt Nam mang theo lời tiên tri của vị sư trưởng phái Minh Sư lúc bấy giờ. Vị sư trưởng nầy qua cơn thiền định mới có lời tiên tri và khuyên các đệ tử mình nên đi sang phía Nam vì ông biết ngày sau phương Nam sẽ có hội Long Hoa và sẽ có một mối đạo lớn xuất hiện mang tên là Cao-Đài. Khi sang Việt Nam, phái Minh Sư lập chùa lập miễu trong khắp miền Nam Việt Nam, và trong suốt 250 năm, trên trang bìa quyển kinh của họ luôn luôn có mang hai câu đối vốn là di bút của người sư trưởng nói trên như sau:

CAO NHƯ BẮC KHUYẾT NHÂN CHIÊM NGƯỠNG

ĐÀI TẠI NAM PHƯƠNG ĐẠO THỐNG TRUYỀN.

Buổi đầu thành lập tôn giáo Cao Đài có 5 ngôi chùa quan trọng thuộc Ngũ chi Minh Đạo liên quan tới sự thành lập tôn giáo Cao Đài buổi sơ khai, và chư vị tiền khai được nhắc đến trong sử Đạo:

I.      CHÙA QUAN ÂM Ở PHÚ QUỐC & NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU

Description: http://www.thienlybuutoa.org/Books/LSCD1920-1926/anh%20NMChieu.jpg      Description: http://www.thienlybuutoa.org/ThiVan/ThienNhan-03.jpg

Đây là nơi phát tích đầu tiên của Đạo Cao Đài với người đệ tử đầu tiên là Ngài NGÔ VĂN CHIÊU.

Ngài Ngô-Văn-Chiêu, đạo-hiệu Ngô-Minh-Chiêu, thuộc dòng-dõi một Quan Thị-Lang của Triều-Đình Huế, nhân lúc loạn-lạc (1851-1866) gia đình di cư vào Nam, tạm ở Khu Hòa-Hưng, Sài-Gòn. Thân phụ Ngài là Ông Ngô-Văn-Xuân, thân mẫu là Bà Lâm-Thị-Quí. Ngày mùng 7 tháng giêng năm Mậu-Dần (28-2-1878) bà hạ sanh người con duy nhứt tên Ngô-Văn-Chiêu. Ngài ra đời nơi quê mẹ tại Bình-Tây (Chợ-Lớn) trong một căn nhà lá nhỏ, phía sau ngôi chùa Quan-Thánh (còn gọi là Chùa Ông Nhỏ).

*Ngôi chùa Quan-Thánh được xây cất vào năm 1873 ở tại số 1 đường Chùa, bây giờ là số 242 Lê-Quang-Liêm Chợ-Lớn Bình-Tây.

v  RA PHÚ QUỐC:

Làm việc tại Tòa Hành Chánh Hà-Tiên được non 8 tháng thì ngày 26-10-1920, Ngài Ngô-Văn-Chiêu đổi đến làm chủ quận Phú-Quốc và ở đó gần 4 năm (26-10-1920 đến 29-7-1924). Ngài mộ đạo tu-hành đã lâu rồi nên bất luận sách nào kinh nào nói về sự tu-hành đạo-đức hễ gặp thì Ngài xem qua hết; song chẳng gặp đạo nào cho vừa ý Ngài, nên Ngài chưa chịu tu, cứ lo bồi-bổ đức-hạnh. Ngài thường nói Ngài không chịu học Đạo với thầy phàm, quyết chí nếu có thầy Tiên dạy đạo thì mới chịu tu. Ở Phú-Quốc Ngài thường lên núi Dương-Đông cầu Tiên.

Trước nhứt ở Chùa Quan-Âm-Tự thuộc phái Phật-Đường. Ngài cầu Tiên cũng đã nhiều lần.Sau có một vị Tiên-Ông chẳng chịu xưng danh bảo Ngài chịu làm đệ-tử thì sẽ dạy Đạo, và dặn Ngài đừng tụng kinh Minh-Thánh nữa.Về sau nầy, Ngài mới biết Tiên-Ông đó tức là Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế.

Một bữa kia Tiên-Ông giáng-cơ dạy Ngài phải lo tu và ăn chay thêm cho được 10 ngày trong một tháng. Đàn-cơ mùng 1 Tết Tân-Dậu (8-2-1921), có Ngài chứng đàn tại Quan-Âm-Tự. Ngài chưa kịp bạch hỏi tâm-sự thì Tiên-Ông giáng dạy: CHIÊU, tam-niên trường-trai.
Thấy vậy Ngài rất bối rối vì Ngài chưa chịu ăn chay 10 ngày mà nay Tiên-Ông lại bảo trường chay 3 năm. Ngài mới bạch rằng:

Bạch Tiên-Ông, Tiên-Ông đã dạy thì đệ-tử phải vâng, song xin Tiên-Ông phải bảo-hộ đệ-tử, chớ trường chay 3 năm lâu quá chẳng biết đệ-tử có chịu nổi hay không và xin Tiên-Ông bảo-lãnh, nếu đệ-tử vưng theo lời dạy thì phải có chứng-quả chi mới được.”

Tiên-Ông bảo cứ giữ theo lời dạy sau đệ-tử sẽ hiểu rõ.Tiên-Ông thường giáng-cơ truyền đạo cho Ngài tu và dặn phải giữ kín bí-truyền chừng nào tới thời-kỳ khai-đạo thì Tiên-Ông sẽ dạy.

Nguyên Chùa Quan-Âm-Tự của Ông Huỳnh-Đăng-Khoa tạo lập với sự chung góp của Ông Đổ-Minh-Châu tục gọi là Ông Cả Bốn. Hai Ông trên qui liễu rồi thì con Ông Cả Bốn là Ông Đổ-Kim-Cự thay thế trông nom. Sau giao lại cho Ông Đổ-Văn-Đồ tục gọi là Ông Tám Gia. Ông nầy có tánh khật khùng nên ăn nói không dè-dặt phải quấy. Ngài hầu cơ và cúng nơi Quan-Âm-Tự cũng 7-8 tháng trời, một hôm, đang lo sửa soạn bông trái cúng thì Ông Tám Gia la lối không kiêng dè lễ độ và không cho cúng tại đó nữa.Ngài hiền lắm cũng hơi buồn vậy thôi, và hối bà con dọn đi xuống chùa dưới là chùa Sùng-Hưng-Tự, nói với Ông Hòa-Thượng mượn chỗ cầu cơ.Từ đó sắp sau là cầu Tiên nơi Chùa Sùng-Hưng, cách Chùa Quan-Âm-Tự cỡ 500 thước.Tuy Ngài chịu làm đệ-tử của Tiên-Ông chớ chưa lập bàn thờ để thờ Tiên-Ông, vì không biết phải thờ làm sao? Một bữa kia Tiên-Ông dạy Ngài phải tạo ra một cái dấu hiệu gì riêng để thờ. Ngài bèn chọn chữ Thập. Tiên-Ông nói chữ Thập cũng được song đó là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có rồi.Phải suy-nghĩ mà tầm cho ra, có Tiên-Ông giúp sức, Ngài xin huỡn lại một tuần lễ để có ngày giờ suy-nghiệm.Vào buổi sáng ngày 20-4-1921 (13-3 Tân Dậu), vào lúc tám giờ, Ngài Ngô đang ngồi trên võng, phía sau Dinh quận Phú Quốc, nhìn ra biển khơi, chợt thấy trước mặt hiện rõ một con mắt thật lớn, linh động, hào quang chói lọi như mặt Trời, Ngài lấy làm sợ-hãi hết sức, lấy hai tay đậy mắt lại không dám nhìn nữa, đâu độ chừng nửa phút đồng hồ Ngài mở mắt ra thì cũng còn thấy con mắt ấy mà lại càng chói hơn nữa. Ngài bèn chấp tay vái rằng:

“Bạch Tiên-Ông đệ-tử rõ biết cái huyền-diệu của Tiên-Ông rồi, đệ-tử xin Tiên-Ông đừng làm vậy đệ-tử sợ lắm.Như phải Tiên-Ông bảo thờ Thiên-Nhãn thì xin cho biến mất tức thì.”

Vái xong thì con mắt lu lần lần rồi mất. Cách vài ngày sau Ngài cũng thấy y như lần trước nữa. Ngài nguyện sẽ tạo Thiên-Nhãn mà thờ thì con mắt tự nhiên biến mất.

 

v  ĐỨC CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG XƯNG DANH TẠI QUAN-ÂM-TỰ 

Năm 1921, sau khi thấy Thiên-Nhãn hiện 2 lần, Ngài hỏi cách thờ phượng thì Tiên-Ông dạy vẽ con mắt theo như Ngài đã thấy mà thờ và xưng tên là “CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI BỒ-TÁT MA-HA-TÁT” và dạy Ngài phải kêu Tiên-Ông bằng THẦY mà thôi. Từ đó Ngài chánh thức trở nên người đệ-tử đầu tiên của Đức Cao-Đài Tiên-Ông.

Những Chư-nho hầu đàn thảy đều lấy làm lạ vì thuở nay chẳng hề thấy kinh sách nào nói đến danh Cao-Đài Tiên-Ông. Duy có mình Ngài xem ý tứ trong mấy bài thi của Đức Cao-Đài cho thì Ngài đoán chắc rằng Thượng-Đế giá lâm, Chúa-Tể Càn-khôn võ-trụ, Cha chung của nhân-loại vì hồng danh CAO- ĐÀI TIÊN- ÔNG ĐẠI BỒ- TÁT MA- HA- TÁT thể hiện đường lối dung hợp Tam giáo với Cao Đài biểu thị Nho giáo, Tiên ông biểu thị Lão giáo, Đại Bồ Tát Ma Ha Tát biểu thị Phật giáo.

Thường thường Ngài thiết đàn riêng để học Đạo.Lần lần Đức Cao-Đài truyền Đạo cho Ngài. Chừng Ngài đã quyết-chí tu-trì trường-trai giới-sát thì Ngài nguyện với Đức Cao-Đài rằng: “Nếu độ cho Ngài thành-Đạo thì Ngài sẽ lo độ lại chúng-sanh tùy theo phước-đức của mỗi người.”

Quan Âm đường ở Phú Quốc xưa, nơi Đức Ngô Văn Chiêu thọ giáo pháp Cao Đài thuộc Tông Hoằng Tế. Do nhiều mối quan hệ nên sau đó Lão sư Trần Đạo Quang (Cai Lậy), Lão sư Trần Đạo Minh (Cần Giuộc), Lão sư Nguyễn Văn Tương (Thuộc Nhiêu), cùng các công chức gia đình theo Minh Sư, Đốc phủ sư Nguyễn Ngọc Tường, Đốc họ Nguyễn Bửu Tài đã nhập môn Cao Đài. Các vị trở thành chức sắc Cao Đài, có công xây dựng nền móng Đại đạo.

 

v  TRỞ VỀ SÀIGÒN:

Ngày đổi về Sài-Gòn nhằm ngày 30 tháng 7 dl, 1924. Đối với đời, việc thuyên chuyển ấy là thường, nhưng trên phương diện Đạo thì đó là do Thiên-ý sắp đặt cuộc hoằng khai mối Đạo Cao-Đài. Sau khi đổi về Sài-gòn, Ngài vẫn tiếp tục tu-luyện.Ngài thường tới lui tới Chùa Ngọc-Hoàng (Đakao).Đến gần cuối năm Ất-Sửu (1925) Đức Cao-Đài mới dạy Ngài đem mối Đạo truyền ra. Ngài đã độ được bốn ông: Quan-phủ Vương-Quan-Kỳ, ông phán Nguyễn-Văn-Hoài, ông phán Võ-Văn-Sang, ông đốc-học Đoàn-Văn-Bản. Sau đó các ông này cũng có độ thêm một số đệ-tử nữa cùng tu-luyện với Ngài, nhưng những hoạt-động giai-đoạn nầy còn trong phạm-vi một nhóm tu-chơn tịnh-luyện, chứ chưa phát-triển thành một Tôn-giáo.

 

Description: http://www.thienlybuutoa.org/Books/LSCD1920-1926/Cao%20Dai%20Hoi%20Thanh.jpgDescription: ...và rực rỡ trong màu hoa từ bàn tay con người chăm chút...

Cao Đài Hội Thánh (Trên nền chùa Quan Âm cũ tại Phú Quốc).

 

*Thiếu người chăm sóc, chùa Quan Âm suy sụp đổ nát. Năm 1961 (Tân Sửu), muốn giữ lại một di tích có liên quan ít nhiều đến thời kỳ khai nguyên nền Đạo, các tín đồ Cao Đài Chiếu Minh đã dựng trên nền cũ của chùa Quan Âm một mái chùa mới, tức là Cao Đài Hội thánh. Gần đó là một am nhỏ, kỷ niệm chùa Quan Âm.

 

 

    II.        VĨNH NGUYÊN TỰ &THÁI LÃO SƯ LÊ ĐẠO LONG(1843-1913),

NGÀI LÊ VĂN LỊCH (1890-1947)

Description: http://www.nhipcaugiaoly.com/images/post/vinh_nguyen_8223.gif

Vĩnh Nguyên Tự

Vào khoảng năm 1900 trở về sau thì pháp môn Minh Sư đã có nhiều biến chuyển.

1.    LÃO SƯ LÊ ĐẠO LONG

Lão sư Lê Đạo Long, trụ trì Vĩnh Nguyên tự ở Cần Giuộc đã tách ra một chi phái gọi là phái Minh Đường (có lẽ gọi tắt là danh từ Minh Sư Phật Đường). Đạo Minh sư có tính cách chánh trị, bị nhà cầm quyền Pháp dòm ngó, khi đổi thành Minh Đường thì chỉ là phái Tu Tiên và đã truyền cách thức Phò cơ thỉnh Tiên khắp nước Việt nam. Chi Minh Đường ít người biết đến nhưng có nhiều liên hệ với Đạo Cao Đài. Minh Đường được hiểu là tên rút gọn của Minh sư Phổ tế Phật Đường, được hình thành năm 1908, với một cơ sở duy nhất là Vĩnh Nguyên Tự (Cần giuộc - Long An). Sau đó, các chi Minh Thiện (năm 1915) Minh Lý (1924) và MinhTân (1928) được thành lập .

Vĩnh: Lâu dài, mãi mãi. Nguyên: nguồn gốc. Tự: chùa.Vĩnh Nguyên Tự là một ngôi chùa ở tại làng Long An, quận Cần Giuộc, thuở xưa thuộc tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc tỉnh Long An, do một vị Thái Lão Sư của chi Minh Sư là Cụ Lê Văn Tiểng (pháp danh Lê Đạo Long) sáng lập vào năm 1908.Đến năm 1926, ngôi chùa nầy gia nhập vào Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, và trở thành Thánh Thất đầu tiên của Đạo Cao Đài. Vĩnh Nguyên Tự là một cái nôi trong nhiều cái nôi của Đạo Cao Đài lúc ban sơ, nơi đây có tổ chức những đàn cơ rất quan trọng mà Ngài Lê Văn Trung và Ngài Lê Văn Lịch thọ phong Thượng Đầu Sư và Ngọc Đầu Sư, do Đức Chí Tôn ân phong trong một đàn cơ tại ngôi chùa nầy.

Ngôi Vĩnh Nguyên Tự, trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc, bị chiến tranh tàn phá, không còn được nguyên vẹn như xưa. Để bảo tồn một di tích quan trọng của Đạo Cao Đài, Ban Cai quản và thiện tín nơi Vĩnh Nguyên Tự, với sự trợ giúp của các Hội Thánh và các Thánh Thất, đứng ra tái thiết Vĩnh Nguyên Tự, sau ba năm mới hoàn tất và làm Lễ Khánh Thành vào ngày 15-3-Quí Sửu (dl 17-4-1973).

Bên trong Vĩnh Nguyên Tự, nơi Chánh điện thờ Thánh tượng Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn, vẽ theo kiểu mẫu của Ngài Ngô Văn Chiêu. Theo đường thẳng đứng, trên hết là Thiên Nhãn, kế dưới là sao Bắc đẩu (TINH), kế dưới là vầng trăng khuyết (NGUYỆT), dưới hết là hình phân nửa mặt trời (NHỰT) có các tia sáng chiếu ra.

Dưới Thánh tượng Thiên Nhãn là thờ ba Đấng Giáo chủ Tam giáo: một tượng nhỏ Đức Phật Thích Ca đặt chính giữa, hai bên đặt hai long vị đề là: Thái Thượng Đạo Tổ, Khổng Thánh Tiên Sư.Dưới tượng Đức Phật Thích Ca là một long vị đề là: Lý Đại Tiên Trưởng.

Hai căn hai bên của Chánh điện thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Quan Thánh Đế Quân, kết hợp với Chánh điện là thờ đủ Tam Trấn Oai Nghiêm.

Thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát nơi căn bên nữ phái với bốn chữ nho: TỪ HÀNG PHỔ TẾ, vì nguyên căn của Quan Âm Bồ Tát là Đức Từ Hàng Bồ Tát biến thân.

Thờ Đức Quan Thánh Đế Quân nơi căn bên nam phái với bốn chữ nho: ĐỨC SÙNG VIỄN CHÁNH, do trong Minh Thánh Kinh nói về lai lịch và công đức của Đức Quan Thánh.

Nguyên Thái Lão Sư Lê Đạo Long, tên tục là Lê Văn Tiểng (sanh ngày 23 tháng 10 năm Quý Mão-1843-tại làng Long An, Chợ Lớn).Ngài ham thích tu hành, được Đức Di Minh Tử Ngô Đạo Chánh truyền thừa mối Đạo Minh Đường năm 1876. Từ đó, Ngài chuyên tâm tu luyện, đến phẩm cuối Thái Lão Sư đạo hiệu là Lê Đạo Long. Trước ngày quy Thiên, Thái Lão Sư Lê Đạo Long cho vời các con cháu và môn đệ tựu về đầy đủ, có mặt chủ quận Cần Giuộc là Tri phủ Huỳnh Khắc Thuận. Sau khi dạy lời di chúc, ký thác mọi việc, Ngài tắm gội tinh khiết, làm lễ Thiêng liêng. Đến 7 giờ ngày 3-12-Quý Sửu (1913), Ngài ngồi chánh tọa, các môn đệ quì lạy đưa tiễn Ngài đăng Tiên tại Phật đường Vĩnh Nguyên Tự. Ngài có tiên tri rằng: "Nơi đây là Thập Nhị Khai Thiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hoằng khai chánh pháp chơn truyền sau này".

 

2.    NGÀI NGỌC LỊCH NGUYỆT

Description: http://www.daotam.info/booksv/DichLyCaoDai/NguyenThuy/28vitienkhaidaidao/28vitienkhaidaidao-II_files/image010.jpg

Ngài Lê Văn Lịch, hiệu là Thạch Ẩn Tử, sanh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (dl: 14-10-1890) tại làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Tiếp nối đạo nghiệp của thân phụ, Ngài Lê Văn Lịch trụ trì Vĩnh Nguyên Tự lúc ấy đang tu đến bậc Dẫn Ân (Nhị thừa). Ngày 4-3-1926, chư Tiền Khai Đại Đạo được lệnh đến lập đàn cơ tại Vĩnh Nguyên. Dịp này, Ngài Lê Đạo Long về đàn nhắc lại lời tiên tri xưa, đồng thời cho biết Ngài đã đắc vị Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Ngài khuyên bổn đạo tại Vĩnh Nguyên quy nhập Cao Đài.Tuân lời dạy trên, học trò lớn của Đức Như Ý là Thái Lão Sư Trần Đạo Minh cùng Ngài Lê Văn Lịch quy hiệp Cao Đài.

Đêm 12-3-Bính Dần (23-4-1926), Ngài Lê Văn Lịch được Đức Chí Tôn giáng cơ ân phong Ngọc Đầu Sư, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt, cùng một lượt với Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, trong cuộc Lễ Thiên phong đầu tiên tại nhà Ngài Lê Văn Trung (Chợ Lớn).

 

Từ khi quy hiệp về Cao Đài, nơi đây tiếp nhận nhiều Thánh giáo quan trọng làm căn bản cho cơ Đạo buổi đầu, như:

- Dạy pháp môn tu thiền bước đầu cho chư vị Tiền khai Đại Đạo (quý ngài : Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Nguyễn Ngọc Thơ...).

- Hướng dẫn soạn thảo Tân Luật.

- Thiên phong một số chức sắc Tiền Khai và ban Tịch đạo Nam phái.

Tịch Đạo của Nam phái (ban tại Vĩnh Nguyên Tự ngày 9-8-1926).

 

Ø  Sau đây là bài giáng cơ của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn tại Vĩnh Nguyên Tự, nhân ngày giỗ của Ngài. (Trích trong Đạo Sử 2 của Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, trang 142-143):

Vĩnh Nguyên Tự, thứ năm 6 Giêng 1927 (3-12-Bính Dần)

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG

Hỷ chư môn đệ! Lịch! Ngã nhậm ngôn.

Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn nhập cơ.

* * *

Lê Văn Tiểng, NHƯ Ý ĐẠO THOÀN CHƠN NHƠN giáng cơ.

Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội.

Chúng đẳng thính Ngã. Đạo bất vi tế hưởng, vi hiếu giã.

Ngã thị nhứt sanh bất tri Thiên ý, hành đạo vô công. Nhi Ngọc Đế ái chư quần sanh như phụ ái tử. Ngã vấn hà tất, dĩ vi công quả hồ?

Nhứt nhơn biến nhị, nhị biến thập, thập biến bá, bá biến vạn, vạn biến hằng hà sa số nhơn sanh. Nhơn sanh nhứt nhứt hữu chơn thần, chơn thần thị Thiên, Thiên giả hà tại?

Thiên giả tại tâm.Đắc nhơn tâm tất đắc Thiên ý. Tri hề. Đạo dĩ khai, thời kỳ bế môn tụng niệm dĩ vãng. Cửu thập nhị nguyên nhân kim triêu đọa lạc tại thế, bất thoát mê đồ, bất tri chơn đạo, đẳng chúng bất độ, hà thế thành đạo hồ? Vật dĩ cựu luật vi căn bổn, hội đắc Tam Kỳ Phổ Độ, nhứt thiết chúng sanh hữu căn hữu kiếp đắc kỳ qui vị. Vật dĩ trí tri, văn chương, bác ái. Ngộ kiếp đắc qui Phật vị.

Ngã vấn: Cổ ngữ hữu ngôn: Thiên tâm vô ngữ, luật tại trị thế, nhơn nhơn bất tu, bất thành đạo, tu giả hà vi? Tu giả độ nhơn, độ nhơn độ kỷ, độ Cửu huyền Thất tổ, thị chi hiếu giã.Ngã thường giáng cơ tại thử, khả tái cầu giáo đạo.

 

Bài giáng cơ trên viết bằng chữ Nho, phiên âm ra Hán Việt, xin dịch nghĩa ra sau đây:

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ gọi là CAO ĐÀI dạy Đạo ở nước Việt Nam.

Mừng các môn đệ.

Lịch! (Đức Chí Tôn gọi Ngài Lê Văn Lịch) Ta nhận lời.Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn nhập vào cơ.

Lê Văn Tiểng, NHƯ Ý ĐẠO THOÀN CHƠN NHƠN, giáng cơ

Mừng các Đạo hữu, các Đạo muội.

Các vị nghe Ta. Đạo không phải để hưởng cúng tế, là hiếu vậy.

Ta một đời không biết Thiên ý, hành đạo không công. Mà Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế thương yêu chúng sanh như cha thương con. Ta hỏi, vì sao phải làm công quả? Một người biến thành hai, hai biến thành mười, mười biến thành trăm, trăm biến thành muôn, muôn biến thành hằng hà sa số nhơn sanh. Nhơn sanh mỗi người đều có Chơn thần, Chơn thần là Trời, Trời ở đâu? Trời ở tại tâm. Đặng lòng người ắt được ý Trời. Biết há. Đạo đã mở, thời kỳ đóng cửa tụng niệm đã qua rồi. 92 ức nguyên nhân ngày nay bị đọa lạc tại thế gian, không thoát khởi đường mê, không biết chơn đạo, không độ hết những người đó, làm sao thành đạo tại thế?

Chớ lấy Cựu luật làm căn bổn, được gặp Tam Kỳ Phổ Độ, tất cả chúng sanh hữu căn hữu kiếp đều được trở về ngôi vị cũ. Chớ lấy trí tri, văn chương, bác ái. Ngộ Đạo trong một kiếp tu được trở về ngôi vị Phật. Ta hỏi: lời xưa có nói: Lòng Trời không lời, luật pháp tại nơi trị đời, người người không tu, thì không thành đạo, tu để làm gì? Tu để độ người, độ người độ ta, độ ta độ Cửu huyền Thất tổ, đó là hiếu vậy. Ta thường giáng cơ tại đây, khá cầu cơ nhiều lần để ta dạy Đạo.

 

Ø  Danh hiệu Minh Đường được tìm thấy trong Thánh ngôn và sử liệu do chư Tiền khai Cao Đài để lại, dùng chỉ bổn đạo Vĩnh Nguyên Tự thuở mới quy nhập Cao Đài (1926).

-  Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển – Bản in 1965 -Quyển 1 – Trang 29 có đoạn :

Vĩnh Nguyên Tự (Cần Giuộc) Samedi, 21 Aout 1926:

Lịch, mời chư môn đệ Minh Đường của Thầy ra nghe dạy…”

(Lịch là ngài Lê Văn Lịch – Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt – chủ chùa Vĩnh Nguyên)

- Trong quyển Thánh ngôn " Niên sổ thời thiết lục" (viết tay) do ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh lưu lại có đoạn Thánh giáo ngày 16-3-1926:

“Trung, Cư, Tắc. Thầy dặn 3 con nội hạ tuần tháng 2 phải xin nghỉ một tuần lễ xuống ở tại chùa Minh Đường của Lịch mà học đạo thêm…”

***Lê văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Lê văn Lịch

- Cũng trong quyển Thánh Ngôn trên, ngày 4-3-1926 (20 tháng Giêng Bính Dần) trong buổi lập đàn đầu tiên tại Vĩnh Nguyên Tự (do nhị vị Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan), Đức Thái Lão Sư Lê Đạo Long giáng cơ báo tin cho chư môn đệ biết Ngài đã đắc vị Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Ngài khuyên bổn đạo địa phương và gia đình quy nhập Cao Đài. Xin trích một đoạn Thánh giáo trên:

Lê Văn Tiểng… Lịch thính Ngã, Ngã thị nễ phụ, thọ mạng Cao Đài Tiên Ông viết Cao Đài Thượng Đế Giáo Đạo Nam Phương. Tiên nhựt Ngã thọ giáo Minh Đường Đại Đạo, thị chi nhứt dã nội Ngũ Chi Đại Đạo, thọ phong Trung Quốc vi Đại Lão. Ngọc Đế cảm xúc công quả thậm đa, bất lưu luân hồi tái thế, phú Thái Ất Chơn Quân độ dẫn. Thọ sắc Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn tại Tây Phương Cực Lạc…”

-Thân mẫu ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu mãn phần ngày 28-8-1926. Lúc này Đạo mới mở, chư Tiền khai chưa rõ cách làm lễ tang đạo hữu nên thiết lập đàn cơ cầu Ơn Trên chỉ dẫn. Hôm ấy, Thầy giáng dạy: Trung, con tức cấp xuống Cần Giuộc biểu Tương về. Và cả chư môn đệ Thầy hội lại cho đủ mặt. Phải nhớ biểu Lịch lên, nói với nó Thầy cần bốn vị chức sắc Minh Đường cầu kinh cho mẹ Hậu…”

(Trích bản Thánh giáo do chính ngài Bảo Pháp viết, lưu lại)

Bốn Thánh giáo trên, Ơn Trên đều dùng tên Minh Đường để chỉ Vĩnh Nguyên Tự.

-          Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn dạy Ngài Ngọc Lịch Nguyệt như sau: TNHT. I.14:

"Cao Đài. Lịch! Con nghe Phật Như Lai nói chưa?

Tam Kỳ Phổ Độ là gì ? - Là phổ độ lần thứ ba.

Sao gọi là phổ độ? Phổ độ nghĩa là gì?

- Phổ là bày ra, độ là cứu chúng sanh.

Muốn trọn hai chữ Phổ độ, phải làm thế nào? Chúng sanh là gì ?

- Chúng sanh là toàn cả nhơn loại, chớ không phải là lựa chọn một phần người, như ý phàm các con tính rối. Muốn trọn hai chữ Phổ độ, phải làm thế nào? Thầy hỏi? -  Phải bày bửu pháp chớ không đặng giấu nữa. Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm nầy về theo Trung đi truyền đạo. Nghe và tuân theo...."

 

Những ngày đầu Khai Đạo, Ngài Ngọc Lịch Nguyệt đóng vai trò quan trọng. Ngài được lịnh Đức Chí Tôn sưu tập ba bài Kinh Tam giáo trong Kinh Tam Thánh Đại  Động để làm  Kinh của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ. Ngài cùng với Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt phụng soạn và ban hành quyển "TỨ THỜI NHỰT TỤNG KINH", trong đó các bài Kinh Nhựt Tụng của Đạo Cao Đài được viết bằng chữ Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, cùng là giải thích ý nghĩa tổng quát của mỗi câu kinh, có phần phụ thêm giải về Nghi tiết phụng thờ của Đạo Cao Đài, in và ban hành vào năm Mậu Thìn (1928).

Khi hai Ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang rút khỏi Toà Thánh Tây Ninh lập Ban Chỉnh Đạo ở Bến Tre, Ngài Ngọc Lịch Nguyệt cũng rời Tòa Thánh trở về Vĩnh Nguyên Tự. Năm 1943, trong cuộc khủng bố Đạo Cao Đài của nhà cầm quyền Pháp, Ngài bị họ bắt đày đi Côn Đảo, đến năm 1945, Ngài mới được trả tự do trở về. Sau đó, Ngài Ngọc Lịch Nguyệt bị sát hại trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược của phong trào Việt Minh, Ngài qui tại Chợ Lớn ngày 2-9-Đinh Hợi (dl: 15-10-1947) thọ 58 tuổi.

 

 

      III.        TAM TÔNG MIẾU & CÁC BÀI KINH TAM GIÁO

    

Hình Tam Tông Miếu xưa và nay

Minh Lý, là một Chi trong Ngũ Chi Minh Đạo. Ngũ Chi Minh Đạo gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân.

TNHT: Bên Minh Lý đây là Séminaire, là chỗ các thầy tu, ngày sau độ về phần hồn đó con. (Séminaire: chủng viện).

 

1. Ngày chánh thức Khai Đạo:

Đạo Minh Lý khai ngày 27-11-Giáp Tý, nhằm ngày 23-12-1924.Theo âm lịch, Đạo Minh Lý khai, chẳng những trùng vào năm Tý, mà tháng, ngày, giờ cũng đều thuộc Tý cả.

1.    Năm Giáp Tý (1924).

2.    Tháng Bính Tý là tháng 11.

3.    Ngày Bính Tý là ngày tiết Đông chí.

4.    Giờ Mậu Tý là 11 giờ khuya, đầu ngày Bính Tý.

Trụ sở của Đạo Minh Lý đặt tại chùa Tam Tông Miếu, số 82 đường Cao Thắng, Sài Gòn.

2. Mục đích và Tôn chỉ:

Đôi liễn trước mặt tiền chùa Tam Tông Miếu nêu lên tôn chỉ của Đạo Minh Lý:

Thống Tam giáo dĩ tôn sùng, tân tự trúc thành hưng Chánh pháp,
Hiệp vạn nhơn nhi giảng luận, cựu kinh đàm bãi dục linh căn.

Nghĩa là: Gồm ba tôn giáo để kỉnh thờ, chùa mới cất, toan chấn hưng chánh pháp.
Hiệp muôn người cùng giảng luận, kinh xưa giảng dứt, dốc hàm dưỡng linh căn.

Đạo Minh Lý thờ Thượng Đế và Tam Giáo Đạo Chủ, tức là:

-          Tây Phương Phật Tổ hay Phật Thích Ca Mâu Ni,

-          Văn Tuyên Khổng Thánh hay Đức Khổng Phu Tử,

-          Thái Thượng Lão Quân hay Đức Lão Tử; và nghiên cứu cả ba giáo lý xưa của Thích, Đạo, Nho, để làm nền tảng cho Đạo Minh Lý.

Tại Tam Tông Miếu Sài Gòn, cách thờ phượng hết sức trang nghiêm, chỉ thờ bài vị viết chữ Nho, chớ không thờ hình và tượng chi hết.

3. Phương pháp dùng Khai Đạo:

Minh Lý Đạo khai đều dùng cả hai phương pháp: Huyền cơ và Thần cơ.

Từ xưa, trong nước ta cũng có nhiều đàn Thần Tiên mà sự tín ngưỡng của thiên hạ hãy còn mơ màng.Họ chỉ đến hầu đàn cầu thuốc, hay cầu hỏi việc tương lai mà thôi, chớ ít ai để tâm về mặt đạo đức.Nhờ có Huyền cơ mà số người nói trên mới bắt đầu tin chắc trong cõi thế giới vô hình, quả thật có Trời, Phật, Tiên, Thánh.

Huyền cơ là gì? Huyền cơ khác với Thần cơ ra sao?

Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy mà phương pháp dùng chỉ truyền có khác.

Theo Thần cơ (Psychographie), Thần Tiên mượn tay của đồng tử người phàm, dùng điển lực mà viết ra. Có khi dùng cơ, có khi chấp bút. Còn theo Huyền cơ (Pneumatographie), Thần Tiên tự viết ra, không cần có tay người đồng tử xen vào, cũng không có cái cơ hay là cây bút chì làm món khí cụ để viết theo cách nói trên của Thần cơ. Không biết các vị thiêng liêng viết cách nào mà tự nhiên trên giấy trắng xếp lại, ta thấy có chữ hiện ra rõ ràng đủ ý nghĩa. Đây là một sự huyền diệu phi thường.

4. Giải nghĩa hiệu ĐẠO MINH LÝ và hiệu chùa TAM TÔNG MIẾU:

Chữ LÝ nghĩa là lẽ phải, tức là hai chữ Minh Đức (danh từ kép) là đức sáng suốt theo sách Đại Học, cũng gọi là Lý tánh, lương tâm, lương tri lương năng, theo các sách khác của Nho giáo.

Chữ MINH (động từ) nghĩa là làm sáng tỏ. Mà làm sáng tỏ cái chi? Làm sáng tỏ chữ LÝ ở trong mình mỗi người cho mỗi ngày mỗi sáng. Làm sáng tỏ cho mình được rồi, lại giúp cho mọi người, cho tất cả thiên hạ làm sáng tỏ như mình thì cũng gọi là Minh. Thế là chữ Minh có nghĩa phân biệt lành dữ, phải trái, để bỏ dữ theo lành, bỏ trái theo phải.

v  Tam Tông Miếu 三宗廟

Chữ Tam nghĩa là ba, chữ Tông nghĩa là Tông Tổ, là gốc chánh. Miếu là đền thờ. Chỗ hiệp ba tông đem về một mối gọi là qui nguyên. Nguyên là bổn thể có một mà hiện tượng là trạng thái phát sanh ra ngoài, tỉ như một gốc cây có nhiều chi nhiều nhánh, mà chi nhánh đó không thể rời khỏi gốc rễ của nó mà tự sống riêng biệt được.

Vậy Tam Tông là cái tên tổng quát gồm nhiều ý nghĩa, kể ra sau nầy:

·         Tam giáo đồng nguyên.

·         Tam tài nhứt thể.

·         Tam Ngũ hiệp nhứt hay Tam gia tương kiến.

a) Tam giáo đồng nguyên:

Tam giáo là ba tôn giáo lớn ở Đông Nam Á, tức là: Đạo Phật, Đạo Tiên, Đạo Thánh.

Đạo Phật cũng gọi là Thích giáo, Đạo Tiên cũng gọi là Lão giáo, Đạo Thánh cũng gọi là Khổng giáo. Tại Trung Hoa cũng như ở VN ta, ba giáo nầy vì gần gũi, chung đụng nhau lâu ngày, nên hiện nay, về mặt giáo lý, có phần của giáo nầy xen lẫn giáo kia, phần của giáo kia ảnh hưởng đến giáo nọ, khó mà phân biệt mỗi giáo cho rẽ ròi. Cho nên có người nói: Tam giáo đồng nguyên, như nước ba sông lớn đổ về biển cả, không thể biết nước nào thuộc sông nào. Tuy mỗi giáo luận điệu có khác nhau mà ngoài danh từ ra, nếu chỉ xét về mặt nguyên lý thì Tam giáo đồng một căn bổn duy nhứt và phổ biến. Thích giáo gọi ngôi duy nhứt là Pháp hay Phật, Lão giáo gọi là Đạo hay Đức, Nho giáo gọi là Thiên hay Thượng Đế....

b) Tam Tài nhứt thể:

Phía trước có giải chữ Minh Lý Đạo theo cách chiết tự, bên tả là chữ Vương ba ngang một sổ, đó là tượng trưng Tam Tài nhứt thể.

Đức Khổng Tử nói: Nhân giả nhân dã 仁者人也

Nghĩa là: đức Nhân là tánh hoàn toàn của con người, là nhân bản vậy. Cho nên đạo Nho lấy Nhân làm trụ cốt, làm mục đích chánh thuộc về Tiên Thiên bao gồm cả Tam Tài. Xin chớ lầm tưởng theo nghĩa thông thường là nhân từ, thương xót mà thôi.

c) Tam ngũ hiệp nhứt hay Tam gia tương kiến:

Đây là lấy số trong Hà Đồ mà luận. Vì Kim năng sanh Thủy, hai hành nầy đồng chung một cung, cho nên 4 và 1 hiệp lại thành số ngũ. Đây là nói Tinh thuộc Kim, Tinh thuộc Thủy, hiệp lại thành một số ngũ, tức là Tu thân hay là Luyện Tinh.

Vì Mộc năng sanh Hỏa, hai hành nầy đồng một cung, nên 3 và 2 hiệp lại sanh số ngũ, tức là Tu tâm hay Luyện Khí. Còn Mồ Kỷ ở trung ương, riêng một mình cũng đủ một số ngũ nữa. Đây là nói về chơn ý, cũng gọi là Luyện Thần.

Cho nên Tánh Mạng khuê chỉ có câu:

THÂN, TÂM, Ý, thị thùy phân tác Tam gia.

TINH, KHÍ, THẦN, do ngã hiệp thành nhứt cá.

Ba con số ngũ nói trên hiệp lại một, nên gọi là Tam ngũ hiệp nhứt, tức là Tam gia tương kiến.

v  Để hiểu thêm về Minh Lý Đạo, xin trích ra sau đây trong bài 

“Lược thuật về việc tiếp kinh” của ông Âu Minh Chánh:

Tôi trước vẫn mộ xem kinh sách dạy việc tu hành, có thấy nhiều cuốn Thần Tiên giáng cơ đặt ra, sau lại thấy trong sách Pháp văn có nhiều vị cao kiến giải rành phép chấp bút thì lòng tôi càng thêm tin chắc. Tôi cũng nhờ dự đặng nhiều đàn thỉnh Tiên, thấy lắm điều hiển hích, nên mới hội anh em năm ba người mà tập phò cơ chấp bút. Tôi gắng chí tập gần trót năm mới là thành tựu. Từ đây mới có Thần Tiên giáng dạy, nào là cho thi tuyệt cú, nào là bài trường thiên, rất có khí tượng, rất có nghĩa lý sâu xa, song vì Thần Tiên thường dùng chữ Nho, người ít học khó hiểu cho thấu đáo.Bởi vậy nên anh em chúng tôi thường than rằng: Nghĩa lý chữ Nho rất cao sâu, nên lời Thần Tiên để lại trong kinh sách bấy lâu nay, người đời ít ai thông hiểu những lời mầu nhiệm. Chơ chi Ngài cho kinh bằng chữ quốc âm, dầu bực nào cũng dễ hiểu mà thi hành được. Thiệt là: Nhơn hữu thiện nguyện, Thiên tất tùng chi. Trước hết, Đức Thái Thượng Lão Quân giáng xuống cho một bài Tặng Thiên Đế và có dạy rằng: Chư nhu tụng kinh chữ Nho không thông nghĩa lý, nên Ta cho kinh nôm. Kinh nầy vắn tắt, cũng tiện cho chư nhu tụng đọc.... Sau Đức Thái Thượng Lão Quân dạy phải lập một cảnh chùa, và có cho hai đôi liễn sau đây:

MINH chánh giáo, Đạo truyền thiện hạnh, LÝ trực đàm, đức hóa cường ngôn.

MINH khai tường Đại Đạo, LÝ hiểu đạt thâm uyên.

và dạy rằng:

Nhứt niệm tu hành vạn sự khinh,

Tâm chuyên từ thiện chí năng MINH.

Thành tư tôn giáo cầu chơn LÝ,

Kỉnh tụng thường xuyên luyện tánh tình.

Ngài có dạy lấy hai chữ MINH LÝ mà làm đạo hiệu, nên từ đó về sau, cứ gọi là MINH LÝ ĐẠO. Chúng tôi cũng lấy bốn chữ: "Nhứt Tâm Thành Kỉnh" mà làm Sắc lịnh, nên Ngài có cho thêm 2 câu liễn để hai bên:

KỈNH GIÁO NĂNG TU ĐỨC

THÀNH TÂM ĐẠO KHẢ HÀNH

Chúng tôi cúng Sám Hối tại Linh Sơn Tự hơn 18 tháng, bước qua đầu năm Đinh Mão (dl 2-2-1927) mới về chùa mới. Bởi chùa chúng tôi thờ Tam Giáo Đạo Chủ, nên Đức Diêu Trì Kim Mẫu mới ban cho ba chữ hiệu chùa là: TAM TÔNG MIẾU.

Người mộ đạo càng ngày càng đông, nên chúng tôi có xin phép chánh phủ lập ra một cái Hội gọi là Hội Tam Tông Miếu, đặng tiện bề tụ tập mà cúng kiếng và giúp đỡ nhau để lo tu hành....

Năm Đinh Mão, tháng 6 ngày 10 (dl 8-7-1927).

ÂU MINH CHÁNH đốn thủ

 

v  Ngài ÂU MINH CHÁNH

Ngài Âu Minh Chánh (1896 – 1941) (người gốc Minh Hương) tên tục là Âu Kiệt Lâm, khoảng năm 1920, muốn tìm hiểu về nhân điện (magnétisme) nên đã gởi mua tài liệu bên Pháp. Ngài nghiên cứu và học được cách chữa bệnh giúp bá tánh địa phương. Sau đó, Ngài Âu Kiệt Lâm cùng vài người khác tìm đến một vị cao tăng bên Tàu qua, đang giảng pháp tại chùa Minh Hương Phước An Hội Quán (đường Hùng Vương), học cách cầu huyền cơ hầu tiếp xúc với cõi Thiên. Do cách cầu huyền cơ đòi hỏi phải thật nghiêm cẩn nên ít thành công, chư vị chuyển sang tìm học cách cầu Đại ngọc cơ. Từ khoảng 1922, Ơn Trên hướng dẫn quý ngài dần vào đường tu. Lão sư Âu Minh Chánh (người Hoa) xây dựng Tam Tông miếu ở đường Cao Thắng, quận ba, Sài Gòn. Qua hai đợt trùng tu năm 1941 và 1957, Tam Tông Miếu mới có dáng như ngày nay.

 

Ø  Chánh điện Tam Tông Miếu thờ Tam Cực: Vô Cực (Diêu Trì Kim Mẫu); Thái Cực (Ngọc Hoàng Thượng Đế); Hoàng Cực (Hồng Quân Lão Tổ).

Ø  Cấp thứ nhì thờ Tam Giáo Đạo Tổ. Cấp thứ ba thờ Tứ Đại Bồ Tát.

Ø  Cấp thứ tư thờ Ngũ Vị Tinh Quân cùng nhiều bàn thờ khác từ trong ra ngoài…

Đến nay, chư Minh Lý môn sanh, với đạo phục màu đen truyền thống, tiếp tục hành đạo theo giáo lý và giáo pháp đã được truyền dạy từ xưa.

Đêm 27-11 Giáp Tý (23-12-1924) Minh Lý Đạo Khai Minh tại Thiên Bàn nhà Ngài Âu Minh Chánh.Trước đó một ngày, vào 22-12-1924, nhằm ngày Đông Chí, Đức Thái Thượng giáng tả bài Tặng Thiên Đế (Vì Thiên Đế Thái Cực Hoàng...) (diễn nôm từ bài “Đại La”). Nhiều bài kinh khác (gốc Minh Sư hay kinh mới) đều được chư Thiên tiếp tục ban bằng chữ quốc ngữ. Buổi đầu mở đạo Cao Đài, tháng 6 năm Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn dạy Hội Thánh gồm quý ngài Lê Văn Trung, Lê Văn Lịch, Vương Quan Kỳ đến Minh Lý Đạo để thỉnh các bài kinh sau đây về làm Kinh của ĐĐTKPĐ:

-Niệm Hương. (Đạo gốc…)

-Khai Kinh. (Biển trần khổ…)

-Kinh Sám Hối (Cuộc danh lợi…)

-Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối.

-Bài Xưng Tụng Công Đức Phật, Tiên, Thánh, Thần.

*Trước nay nhiều người cho rằng chư Tiền khai Cao Đài thỉnh kinh tại Tam Tông Miếu. Thật ra, vào năm 1926 Tam Tông Miếu chưa cất, Minh Lý Hội còn tạm nơi chùa Linh Sơn. Việc thỉnh kinh diễn ra tại bàn thờ tư gia Ngài Âu Minh Chánh. Ngôi nhà ngài Âu Minh Chánh (Âu Kiệt Lâm) – là địa điểm tiếp các bài kinh Minh Lý Đạo – xưa ở đường Barbier (Lý Trần Quán – Thạch Thị Thanh ngày nay) trong một ngõ nhỏ. Ngôi nhà xưa bằng gỗ, khá rộng, nay không còn. Vị trí cuộc đất hiện thuộc nhà số 78/2 Võ Thị Sáu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

IV.TỪ LÂM TỰ, CHÙA GÒ KÉN & HÒA THƯỢNG NHƯ NHÃN (1864 - 1938)

 

 

Hòa thượng Như Nhãn                Bàn thờ Cao Đài giáo

 

Từ Lâm Tự

v  Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén), tên đúng là Thiền Lâm Tự. Nay chùa thuộc ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành. Chùa được xây cất trên một gò đất rộng độ 4 mẫu mọc nhiều cây kén (một loại dây leo thân cứng, lá xanh đậm, trái chín đỏ tròn cở hạt mít). Phần đất phía sau dùng làm nghĩa địa mua thêm năm 1931 (giá 50 đồng). Đường vào chùa trải đá, dài khoảng 200 mét.

v  Thiền sư Từ Phong, húy Như Nhãn, tên là Nguyễn Văn Tường, sanh năm Giáp Tý (1864), tại thôn Đức Hòa thượng, tổng Dương Hòa thượng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là quận Đức Hòa, tỉnh Long An).

Năm Canh Thìn (1880), Nguyễn Văn Tường lên chùa Thiền Lâm tại làng Hiệp Ninh quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh qui y thọ giáo với Thiền sư Minh Đạt. Sau khi tu học ở đây một thời gian, Nguyễn Văn Tường xuống chùa Giác Viên (làng Bình Thới, Gia Định) xin thọ giáo với Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, được ban pháp danh là Từ Phong, húy Như Nhãn. Năm 1887, bà Trần Thị Liễu, quê ở làng Tân Hòa Đông (Phú Lâm), xây dựng xong một ngôi chùa; bà đến xin Thiền sư Hoằng Ân cử Sư về chùa mới này để lo hoằng dương Phật pháp. Thiền sư Hoằng Ân đặt tên chùa là Giác Hải và cử sư Như Nhãn Từ Phong về trụ trì chùa này nên sư còn có tên là hòa thượng Giác Hải.

Năm 1925, thấy chùa Từ Lâm của thầy mình là Thiền sư Minh Đạt nằm trong khuôn viên châu thành Tây Ninh quá chật hẹp, Sư dựng một ngôi chùa mới tại Gò Kén, thôn Thái Hiệp Thạnh, gần Châu Thành. Ngôi chùa này quy mô đồ sộ, trang trí đẹp, nằm trong khu vực yên tĩnh, rộng rãi, nguyên tên là Thiền Lâm. Tuy nhiên, chùa chỉ mới vừa xây dựng xong phần chánh, chưa trang trí, chưa làm đường lớn từ quốc lộ vào chùa, không có Đông lang, Tây lang.

Ø  Được phong Thái Chưởng Pháp Cao Đài

Trong số bổn đạo đóng góp tiền mua đất và xây chùa Từ Lâm ở Gò Kén, ông bà Huyện Nguyễn Ngọc Thơ và Lâm Ngọc Thanh đóng góp tiền bạc nhiều hơn cả. Lúc đó là vào năm 1925. Đến giữa năm Bính Dần (1926), ông bà Nguyễn Ngọc Thơ được Ðức Chí Tôn thâu làm môn đệ, nhập vào Ðạo Cao Ðài. Hai ông bà cũng muốn Ðức Chí Tôn thâu phục Hòa Thượng Như Nhãn, nên thuyết phục Hòa Thượng đến dự một đàn cơ cầu Ðức Chí Tôn tại nhà Ngài Nguyễn Ngọc Thơ ở Tân Ðịnh. Giữa tháng 7 năm Bính Dần (1926), Hòa Thượng Như Nhãn được Ðức Chí Tôn thâu làm Môn đệ. Sau đó, do sự yêu cầu của ông bà Thơ, Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa Từ Lâm (Gò Kén) cho Ðạo Cao Ðài dùng làm Thánh Thất tổ chức Lễ Khai Ðạo.

Ngày 29-7-Bính Dần (dl: 5-9-1926), Hòa Thượng Như Nhãn được Ðức Chí Tôn giáng cơ ân phong là: Quảng Pháp Thiền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Ðạo Sĩ, CHƯỞNG PHÁP phái Thái. Đây là phẩm vị cao cấp của chức sắc Cửu Trùng Đài, chỉ sau chức GIÁO TÔNG.

Ngày Rằm tháng mười năm Bính Dần (11-11-1926), Ðại Lễ Khai Ðạo Cao Ðài được tổ chức long trọng tại Thánh Thất Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh), có hằng vạn Tín đồ Cao Ðài dự lễ, số quan khách người đời đến dự rất đông. Tiếc rằng, trong đêm đó, do Ngài Ðầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt trấn pháp sót một cửa, nên thừa dịp nầy, quỉ nhập vào ông Lê Thế Vĩnh xưng là Tề Thiên Ðại Thánh, một quỉ khác nhập vào cô Vương Thanh Chi (con ông Vương Quang Kỳ) xưng là Lê Sơn Thánh Mẫu, nói năng lộn xộn, rồi nắm tay nhau nhảy múa, khiến cho nhiều người mới vào Ðạo Cao Ðài mất đức tin. Hòa Thượng Như Nhãn cũng bị mất đức tin luôn.

Thấy việc tà quái lộng hành như vậy, đại úy Monnet, người Pháp - Hội viên Thần linh học khuyên giải trong bổn đạo như sau:"Công việc các ông làm đây là rất phải. Các ông chẳng nên vì một cuộc biến thường tình như vậy mà ngã lòng thối chí. Tôi cho là thường tình, vì bên Pháp trong mấy đàn thỉnh tiên cũng thường xảy ra những điều rối rắm như vậy.Tôi có một lời khuyên các ông là từ đây trở đi, hễ có cầu cơ thì chớ họp nhau đông đảo, vì cần phải thanh tịnh. Mà hễ đông người, thì một là mất bề thanh tịnh, hai là tư tưởng bất đồng không tương ứng nhau được thì không linh nghiệm."

Việc biến loạn đó khiến cho những kẻ nhẹ dạ ít tâm thành ngã lòng. Còn hàng chức sắc thì cho đó là một thử thách để trau dồi thêm lòng tin tưởng. Cơ phổ độ xoay đổi được thế cờ nên chỉ 3 tháng sau khi mở đạo tại Từ Lâm Tự mà số người nhập môn lên đến hàng ức, đủ thành phần, chánh kiến và quốc tịch: Pháp, Hoa, Cao Miên (nay là Campuchia), ....Ba ngày sau, Đức Chí tôn giáng cơ dạy về việc này:

"Các con, Thầy nghĩ lại việc hôm nọ tại Thánh Thất biến ra một trường Tà Quái mà Thầy bắt đau lòng đó các con. Các con thiết nghĩ ra lẽ nào? Đó là bước Đạo, đó là Thiên cơ, các con hiểu sao được, nhưng Thầy buồn vì nỗi có nhiều đứa sàm biện về việc ấy. Thầy cũng muốn phạt chúng nó một cách nặng nề, nhưng Thầy nghĩ lại mà thương đó chút. Môn đệ của Thầy nhiều đứa muốn bỏ đạo y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà mong hồi tục thế. Bởi bước Đạo gập ghình khó tới nên mới ra cớ đỗi. Bởi còn vướng bụi trần, ham mồi phú quí, mê chữ vinh sang mà ngán đạo. Các con hiểu: Thầy buồn, nhưng ấy là máy Trời đã định chạy sao cho khỏi? Thầy biết bao lần vì các con mà chịu nhọc nhằn. (TNHT Q1/47)"

Sau đó, một số đệ tử của Hòa Thượng Như Nhãn yêu cầu Ngài bỏ Ðạo Cao Ðài và đòi chùa lại. Hòa Thượng Như Nhãn nghe theo và quyết định đòi chùa Từ Lâm, không hiến cho Ðạo Cao Ðài nữa, hẹn trong ba tháng phải dời đi. Ngày 01-12-Bính Dần, Ðức Chí Tôn giáng cơ quở phái Thái và Hòa Thượng Như Nhãn, tỏ ý muốn phế bỏ phái Thái. Ðức Phổ Hiền Bồ Tát cầu xin Chí Tôn tha thứ và đừng truất bỏ phái Thái (phái Phật). Ðức Lý Giáo Tông giáng cơ trục xuất Hòa Thượng Như Nhãn ra khỏi Ðạo Cao Ðài.

Tháng 2 năm Ðinh Mão (1927), Ðức Lý Giáo Tông quyết định trả chùa Từ Lâm cho Hòa Thượng Như Nhãn và chỉ dẫn Hội Thánh tìm mua được 96 mẫu đất tại làng Long Thành (Tây Ninh) để dời các cơ sở của Ðạo về nơi đây, lập thành Tòa Thánh Trung ương của Ðạo Cao Ðài. Hòa Thượng Như Nhãn qui liễu vào ngày 5-12-Mậu Dần (dl: 24-1-1939) hưởng thọ 75 tuổi. Tháp của Ngài được xây ngay trước chùa Từ Lâm Tự (nay là Thiền Lâm Tự) Gò Kén (Tây Ninh).

Dưới đây là những bài mà Đức Chí Tôn dạy riêng Hoà Thượng Như Nhãn:

Ø  Chùa Giác Hải, Sài gòn.

Ngày 21-9-1926 (âl 15-8-Bính Dần)

THÍCH CA MÂU NI PHẬT viết

CAO ÐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT chuyển Phật giáo Nam phương

Như Nhãn, con nghe Thầy: Khi giáng trần Chí Tôn Phật Tổ, Thầy duy đặng có bốn Môn đệ, chúng nó đều chối Thầy. Khi giáng lập Đạo Tiên, Thầy có một trò là Nguơn Thỉ. Khi lập Đạo Thánh thì đặng mười hai môn đệ, song đến khi bị bắt và hành hình thì chúng nó đều trốn hết, lại còn bán xác Thầy nữa. Còn nay, Thầy đã sắm sẵn Môn đệ cho con cũng đã nhiều, con đừng thối chí.

Thầy thường than rằng: Ðạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn sanh, nên Thầy nôn nóng nhưng Thiên cơ chẳng nghịch đặng. Ma quỉ hằng phá Chánh mà giữ Tà, chư Tiên Phật trước chưa hề tránh khỏi. Còn cái địa vị cao trọng, nó làm cho nhơn tâm ganh gổ. Con phải lấy Phật tâm con mà dòm ngó đám sanh linh bị phạt, luân hồi chưa dứt, thì tưởng đến Thầy mà cam chịu nhục nhã, lòng từ bi có vậy mới xứng đáng là tôi con Thầy. Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng Tạo hóa. Con cứ lo lập Luật, để công phổ độ cho chư Đạo hữu con hưởng chút ít.…

Như Nhãn, con nhớ lời tiên tri của Thầy, đọc Thánh Ngôn lại.”

 

Ø  Thứ ba, 4-1-1927 (âl 1-12-Bính Dần).

Trung bạch về sư Giác Hải và Thánh Thất.

-          “Thầy chẳng qua yêu mến đạo Thiền, quyết gom tóm các con lại làm một nên giữ ThánhThất đến ngày nay, đặng qui tụ các em con đến cho đủ mặt. Như Thiên Cơ phải y như lời xin của Phổ Hiền Bồ Tát thì chẳng ép lòng bỏ chết phái ấy. Thầy sẽ coi ngày Như Nhãn đòi Thánh Thất lại thế nào, rồi mới trả.”

 

Ø  Đức Lý dạy: Ngày 19-2-1927 (âl 18-1-Đinh Mão).

Chẳng vì Thánh Thất, Như Nhãn phản ngôn mà trễ phổ thông Thánh giáo. Đã hiểu đời còn mê muội, chẳng phân đặng chơn giả thế nào, thảm thay! Có một điều đáng trách là một phái yêu dấu của Chí Tôn (phái Thái) dám cả gan nghịch Thiên mà phải đọa trầm luân muôn kiếp, xét đến công tu, khó ngăn giọt lụy. Chí Tôn đau đớn bấy nhiêu, Lão càng giận bấy nhiêu. Biết bao phen, Lão cầm viết toan bôi xóa cho rồi trọn phái oan nghiệt mà Chí Tôn nằn nằn xin Lão để cho Người gia công độ rỗi. Ngày nay, Lão nhứt định trả lại chùa nầy. Song, trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh Địa, vả lại phong thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học Đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu

        I.        LINH QUANG TỰ & TRẦN ĐẠO QUANG(1870-1946)

Description: http://www.daotam.info/booksv/DichLyCaoDai/NguyenThuy/28vitienkhaidaidao/28vitienkhaidaidao-II_files/image011.jpg

 

1.    Thái Lão sư Trần Đạo Quang

Ngài Trần Ðạo Quang, thế danh là Trần Văn Quang (có tài liệu chép là Trần Thanh Nhàn) sanh ngày 10-11-Canh Ngọ (dl: 31-12-1870) tại Ban Dầy, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.  Ngài là con trai duy nhứt của ông Trần Chí Hiếu và bà Dương Mỹ Hậu. Hai ông bà làm nghề nông và tu theo đạo Minh Sư, tông Phổ Tế. Ngài có lòng mộ đạo từ nhỏ: năm 12 tuổi, Ngài noi theo cha mẹ, phát tâm tu theo Minh Sư. Năm 16 tuổi, Ngài bắt đầu ăn chay trường.21 tuổi, Ngài  xuất gia  tu  hành,  bắt  đầu  tu  Nhứt  Thừa: Nhứt bộ rồi Nhị bộ và Tam bộ, sau tiến lên tu Nhị Thừa qua bốn bậc: Thiên Ân, Chứng Ân, Dẫn Ân, Bảo Ân, rồi Ngài tiếp tục tu lên Tam Thừa, qua bậc Ðảnh Hàng: lấy đạo hiệu Trần Vận Quang. Năm Ngài 45 tuổi, năm Giáp-Dần (1914) được cầu phong Thập-Địa Thái-Lão-Sư do Đức Tổ-Sư Trần-Đạo-Khánh (Tông Phổ Tế) từ Trung-Hoa truyền thọ đại nhậm. Và chữ lót tên Ngài đổi lại chữ "Đạo" nên gọi Ngài là Thái-Lão-Sư Trần-Đạo-Quang cho đến mãi về sau. Như thế con đường tu-trì theo Đạo Tam-Giáo Minh-Sư của Ngài đã đi đến tột đỉnh chỉ còn truyền Tổ-Ấn nữa là hết (Tổ-Sư Trần-Đạo-Khánh nguyên người Việt qua Trung-Hoa thọ giáo tu-trì từ thuở bé, được truyền phong Tổ-Ấn). Thọ Tổ-Mạng xong, Ngài vẩn tiếp tục phổ độ nhiều nơi. Thời gian sau, được sự tín nhiệm của 12 vị Lão-Sư mời Ngài về Linh-Quang-Tự tại làng Hạnh-Thông-Tây, quận Gò-Vấp, tỉnh Gia-Định, chuyển thác chùa Linh-Quang và đạo nghiệp cho Ngài. Từ đây Linh-Quang-Tự được coi như là Tổ-Đình Tông-Phổ-Tế đạo Tam-Giáo Minh-Sư mà Ngài là người chủ trì. Bổn đạo miền Trung từ Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi thường xuyên liên lạc với Ngài tại chùa Linh Quang Tự để xin thọ giáo hoặc cầu phong..

 

Ø  Qui hiệp với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ- Ngọc Chưởng Pháp

Đức Thái Lão lại chuẩn bị ra Trung-Kỳ Quảng-Nam hành đạo. Bất ngờ đêm mùng 08, tháng 9 năm Ất-Sửu (1925), quí Ông Bộ Tương, Ba Kinh (tức ông Giáo Sư Kinh) hướng dẫn quí ông Hội Đồng Lê Văn Trung, Đốc Phủ Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, quí ông Cao Quỳnh Cư và ông Ba Sanh đến trình bày có lệnh Thượng Đế dạy đến xin lập đàn cơ để Ngài dạy Đức Thái Lão. Giờ Tý ngày 09 tháng 09 năm Ất-Sửu, cơ đàn thiết lập tại Linh Quang Tự, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài giáng dạy Đức Thái Lão nên qui hiệp về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ để tận độ chúng sanh cho kịp cơ đại ân xá. Lệnh truyền tuy đột ngột, nhưng Đức Lão nhận hiểu kịp Thiên Ý, vì trải bao năm tu Đạo Minh-Sư, Ngài có nhiều lần đọc qua kinh sách giáng bút từ Trung-Hoa đã có nói: "Lục vạn dư niên Thiên khai Huỳnh Đạo nhứt kỳ. . . và mạc hậu Tam-Kỳ Thiên khai Huỳnh Đạo v.v. . ." nên Ngài có bạch hỏi một vài điều, được Đức Thượng-Đế Cao-Đài giải đáp và xin cho có thời gian để chuẩn bị tuân mạng.

Rằm tháng Giêng năm Bính Dần (1926), Đức Thái Lão Trần Đạo Quang đến chùa Gò-Kén Tây-Ninh thọ mạng Thượng-Đế, qui hiệp Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, và thời gian sau đó, Ngài được Đức Cao-Đài Thượng-Đế phong cho chức Ngọc Chưởng Pháp cùng với Ngài Lão Sư Nguyễn văn Tương làm Thượng Chưởng Pháp, Ngài Hòa Thượng Như Nhãn (chủ chùa Gò-Kén) Thái Chưởng Pháp. Đây là ba phẩm vị cao cấp của Cửu Trùng Đài, chỉ sau chức GIÁO TÔNG. Chấm dứt đạo thống Minh-Sư, từ chối Tổ-Mạng An Nam Đệ Nhứt Tổ sắp được truyền, để qui hiệp với Đạo Cao-Đài, một việc làm phi thường đầy quả cảm của một  bậc giác ngộ. Nhiều tín đồ tông Phổ tế Minh Sư lúc ấy theo gương Ngài, trong số đó đặc biệt có chư vị Nguyễn văn Tương (sau đắc phong Thượng Chưởng Pháp), Nguyễn văn Kinh, Bà Lê Thị Ngân (Đạo Minh),…

Ngày 23 tháng 8 năm Bính-Dần, tại Thánh Thất Cầu Kho Sài Gòn, Ngài cùng 27 vị Tiền Bối Khai Đạo đứng tên vào tịch đạo gởi lên Thống Đốc Nam Kỳ công khai mối đạo. Phổ độ khắp nơi rồi lại về Tây-Ninh, cứ như vậy ít năm thì trong nội bộ Hội Thánh Tây-Ninh xảy ra việc khảo đảo, phân chia Chi phái. Năm 1931 Phối Sư Thái Ca Thanh rút khỏi Toà-Thánh Tây-Ninh về Mỹ Tho lập phái Minh Chơn Lý, Ngài Ngọc Chưởng Pháp hợp tác với Minh Chơn Lý, sau đó thấy ông Ca và ông Phùng sửa đổi hết cách thờ phượng, nên Ngài rút khỏi Minh Chơn Lý, xuống Bạc Liêu hợp với ông Cao Triều Phát mở ra phái Minh Chơn Ðạo năm 1935.

Thời gian sau Ngài hành đạo tại Trung Kỳ, trước hết Ngài đến chùa Tây-Thiên (cơ sở chính của đạo Minh-Sư) tại quận Duy-Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm 1937, Ngài Trần Đạo Quang ra hành đạo ở Ðà Nẵng. Lúc ra miền Trung, Ngài không có giấy thuế thân, nên Ngài lấy giấy của người trong làng tên là Hà Văn Thuần để xin làm căn cước. Thế nên khi hành đạo ở Ðà Nẵng, Ngài lấy tên là Hà Văn Thuần. Ngài ủng hộ bổn đạo nơi đây xây dựng Thánh-Thất Trung-Thành, để làm cơ sở hoạt động cho Cơ Quan Truyền Giáo Trung Việt. Nhóm này, ngoài Ngài còn có sự cộng tác của nhóm Tiên Thiên (Ông Lê Kim Tỵ, Nguyễn Thế Hiển, Nguyễn Bửu), nhóm Nguyễn Phan Long (Liên Hòa Tổng Hội), bác sĩ Trương Kế An, Giáo Sư Trần Văn Quế…Từ năm 1941 (Tân-Tỵ) về sau, Đức Ngọc Chưởng Pháp thường trú tại Linh Quang Tự vì lý do sức khoẻ cần nghỉ ngơi, một phần chính quyền Pháp cũng ngăn cản mọi sự đi lại của người Đạo. Các Thánh Thất, Thánh Tịnh tuy đã đóng cừa vẫn thường xuyên bị kiểm soát, theo dõi…

Tuổi già, sức yếu nên ngài dặn dò mọi việc cho các đệ tử. Vào giờ Dậu ngày 17 tháng 2 năm Bính-Tuất (20.3.1946,) Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang qui vị tại Linh Quang Tự ở Gò Vấp, Gia Ðịnh, hưởng thọ 77 tuổi. Thi hài của Ngài được an táng tại nghĩa trang Minh Sư gần Linh Quang Tự. Sau nầy, do nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt, Linh Quang Tự và nghĩa trang đều bị giải tỏa, bổn đạo cải táng Ngài về phần đất ở phía sau Thánh Tịnh Minh Kiến Ðài vào ngày 15-8-Kỷ Mùi (1956) thuộc xã Thông Tây Hội, cũng thuộc quận Gò Vấp. Phi trường Tân Sơn Nhất tiếp tục mở rộng, các đệ tử của Đức Ngài phải dời chùa Linh Quang lên Hốc Môn.

  

Ø  SUY GẪM: Qua những bài kinh gốc từ chi đạo Minh Sư chuyển qua Cao Đài, đặc biệt là bài Ngọc Hoàng Bửu Cáo (Đại La Thiên Đế …), ba bài xưng tụng Tam Giáo Đạo Tổ và hai bài Niệm Hương– Khai Kinh vừa kể trên, một lần nữa, chúng ta cảm nhận rằng Ơn Trên chẳng những dự báo trước mà còn chuẩn bị nền tảng từ NGŨ CHI MINH ĐẠO, và TAM GIÁO (THÍCH, LÃO, NHO), cùng THIÊN CHÚA GIÁO để lập thành ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Khi ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ hoằng khai và phát triển trong và ngoài nước Việt nam, phải chăng Ngũ Chi Minh Đạo đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử ?

 

 CHƯƠNG HAI

VIỆT NAM NGÀY MAI

 

TIẾT 1.KHI NGÀI OBAMA TÌM HIỂU ĐẠO TRỜI

I.BÀI DIỄN VĂN CHẠM TỚI TRÁI TIM DÂN VN

II.VÌ SAO TỔNG THỐNG OBAMA VIẾNG ĐIỆN NGỌC HOÀNG

A.ĐỨC TIN KHOAN DUNG, ĐẠI ĐỒNG CỦA TT OBAMA

B.TINH THẦN TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN & TÔN GIÁO BẢN ĐỊA

C.TÔN CHỈ CỦA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ HAY ĐẠO CAO ĐÀI

 

TIẾT 2. VAI TRÒ CỦA HOA KỲ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO CAO ĐÀI

I.ĐỒNG MỘT ĐÔ (DOLLAR) XÁC TÍN ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI DÂN HOA KỲ

II.Ý DÂN LÀ Ý TRỜI

A.BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

B.TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC

III. LỜI TIÊN TRI XÁC THỰC

IV.BÀ NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG LỰ THÔNG CÔNG CÙNG ĐỨC CHÍ TÔN

V.TỰ DO TÔN GIÁO & TỰ DO ĐÀN ÁP TÔN GIÁO

***

 

 

TIẾT 1. KHI NGÀI OBAMA TÌM HIỂU ĐẠO TRỜI

 

Lịch trình chi tiết của Tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm Việt nam như sau:

Buổi sáng 24.5, Tổng thống Mỹ sẽ gặp các thành viên của "xã hội dân sự Việt Nam" tại Hà nội. Ông Ben Rhodes nói Tổng thống Obama luôn muốn có cơ hội gặp cả đại diện chính phủ và đại diện xã hội dân sự. Sau buổi gặp, Tổng thống Mỹ sẽ có bài diễn văn "với nhân dân Việt Nam", dự kiến bắt đầu khoảng12h trưa. Sau bài nói chuyện, ông Obama sẽ ra sân bay để bay vào TP. HCM vào buổi chiều. Tại TP.HCM, ngay lập tức, ông Obama sẽ đến thăm Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) để "bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam".

 

I.BÀI DIỄN VĂN CHẠM TỚI TRÁI TIM NGƯỜI VIỆT

Trích từ bài phát biểu của TỔNG THỐNG OBAMA (Bản dịch hoàn chỉnh của Đại sứ quán Mỹ)

TỔNG THỐNG OBAMA:

Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn.

Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.

- Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

- Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta.Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi.

- Thế giới đã biết đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt –

“Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Rành rành định phận ở sách trời”.

- Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

- Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến.

- Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

- Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt Nam tiến về phía trước.

- Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ. (Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta đã cùng nhau tạo nên.

- Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam. (Vỗ tay).

- Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình. (Vỗ tay).

- Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

- Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền.

- Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay).

- Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền phổ quát được đảm bảo.

- Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên.

- Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương.

Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự - thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “CỦA DÂN, DO DÂN và VÌ DÂN”.

- Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

- Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình ... tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết

"Rằng trăm năm cũng từ đây.

Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn. (Vỗ tay).

 

II.  VÌ SAO TỔNG THỐNG OBAMA VIẾNG ĐIỆN NGỌC HOÀNG

A.   ĐỨC TIN KHOAN DUNG & ĐẠI ĐỒNG CỦA TỔNG THỐNG OBAMA

Vì sao Tổng Thống Obama và ban cố vấn đã chọn ĐIỆN NGỌC HOÀNG (chùa Phước Hải) để đến viếng ngay khi vào Sàigòn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu nói chùa Phước Hải có lịch sử 100 năm, vậy sao không đến thăm ngôi chùa lịch sử quốc gia có hơn 300 năm như chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, chùa Việt Nam Quốc Tự, chùa Vĩnh Nghiêm? Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cũng cho biết, việc lựa chọn ghé thăm chùa Phước Hải khi tới TP HCM là nhằm thể hiện sự tôn trọng với truyền thống văn hóa của Việt Nam.

Vậy, truyền thống văn hóa nào của Việt Nam mà Tổng Thống Obama quan tâm? Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu đức tin của vị Tổng Thống Hoa kỳ da đen đầu tiên này

 

1.    ĐỨC TIN KY TÔ GIÁO

Obama tiếp nhận đức tin Cơ Đốc khi đã trưởng thành. Một chủ đề trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm 2004, cũng là tựa đề một quyển sách xuất bản năm 2006 của Obama, The Audacity of Hope, được truyền cảm hứng bởi quản nhiệm nhà thờ của ông, Mục sư Jeremiah Wright. Trong chương 6 tựa đề "Đức tin", Obama viết ông "không được nuôi dưỡng trong một gia đình có niềm tin tôn giáo". Obama miêu tả ông bà ngoại như là những tín hữu Giám Lý và Baptist chỉ trên danh nghĩa, nhưng mẹ ông, khi đến với tôn giáo, trở thành "người mộ đạo nhất mà tôi từng biết". Obama miêu tả người cha gốc Kenya của mình dù "được giáo dưỡng trong môi trường Hồi giáo" lại là "một người vô thần" và người cha kế gốc Indonesia là người xem “tôn giáo là điều chẳng mang lại lợi ích cụ thể nào".

Cuốn sách cũng thuật lại sự kiện Obama, lúc ấy ở tuổi hai mươi, khi đang làm việc cho một nhà thờ địa phương trong cương vị một nhân viên tổ chức cộng đồng, đã nhận ra rằng "sức mạnh của truyền thống tôn giáo trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi có thể kích hoạt sự thay đổi trong xã hội". Obama viết: "Từ những nhận thức này – niềm tin tôn giáo không đòi hỏi tôi phải từ bỏ ý thức phê phán, chấm dứt các nỗ lực tranh đấu cho sự công bằng xã hội và kinh tế, hay rút lui khỏi thế giới mà tôi hiểu biết và yêu quý – tôi đã đến Nhà thờ Trinity United Church of Christ (thuộc hệ phái Tự trị Giáo đoàn) để chịu lễ báp têm".

Trong một lần nói chuyện với Sarah Pulliam và Ted Olsen của tạp chí Christianity Today, Obama khẳng định: "Tôi tin vào sự chết cứu chuộc và sự sống lại của Chúa JESUS Cơ Đốc. Tôi tin rằng đức tin ấy là con đường dẫn tôi đến sự tẩy sạch tội lỗi và được hưởng sự sống đời đời. Nhưng quan trọng hơn, tôi tin vào hình mẫu mà Chúa JESUS đã thiết lập bằng cách cho người đói ăn, chữa lành người bệnh tật, và luôn ưu tiên cho những người thấp hèn nhất hơn là cho những kẻ quyền thế".

 

2.    TÔN TRỌNG HỒI GIÁO

Nhà hoạt động da đen lừng danh Louis Farrakhan, người từng tổ chức những cuộc diễn hành cả triệu người tại thủ đô Washington DC và là lãnh tụ hệ phái Hồi Giáo Hoa Kỳ ‘Nation of Islam’, lại ca ngợi Obama là “Đấng Cứu Thế” và là “hy vọng của toàn thể thế giới.”  Farrakhan nói ngày 24-2-2008 trước đám đông 20,000 người về Obama: ‘Người trẻ tuổi này là hy vọng của toàn thể thế giới rằng Hoa Kỳ sẽ biến đổi sẽ sẽ trở thành tốt hơn. Người trẻ tuổi này đang thu hút các khán giả từ các chủng tộc da đen, da nâu, da đỏ và da vàng…” Farrakhan nói tiếp: “Các bạn là khí cụ mà Thượng Đế sử dụng để biến đổi hoàn vũ, và đó là lý do tại sao Obama đã thu hút được giới trẻ. Và anh ta đã vận động được giới trẻ trong một tiến  trình chính trị mà họ trước đó đã không  bận tâm gì tới. Đó là một dấu hiệu.Và khi Đấng cứu thế nói, tuổi trẻ sẽ nghe, và Đấng cứu thế đang nói một cách tuyệt đối. Các anh, các chị. Barack Obama đối với tôi là vị tiên tri tiền hô của Đấng cứu thế. Obama hệt như tiếng kèn báo hiệu cho các bạn những gì rất là mới, những gì tốt đẹp hơn đang tới…’ 

Về các phát biểu mang tính bài Hồi giáo liên tục xuất hiện ở Mỹ, ông Barack Obama đã nhắc lại trước Quốc hội những nhận định của Đức Giáo Hoàng Francis vào tháng 9.2015, nhân chuyến công du của ngài tại nước này: 

Đức Giáo Hoàng Francis đã phát biểu với nghị trường này, tại nơi tôi đang đứng chiều nay, rằng bắt chước sự hận thù, bạo lực của các bạo chúa và kẻ giết người là cách thay thế những kẻ đó nhanh nhất”.

Khi các chính trị gia lăng nhục người Hồi giáo, lúc thánh đường của họ bị phá hoại sẽ không làm an ninh của chúng ta được siết chặt hơn, ông Obama nói tiếp. Việc ấy cũng không mô tả được thực tế như nó đang diễn ra và đơn thuần là một sự sai lầm”.

 

 

Ông Obama tháo giày khi tới thăm nhà thờ Hồi giáo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/4/2009

 

 

 
 

 

3.    PHẬT GIÁO

Không chỉ lập trường chủ hòa của Obama đã làm cho nhiều người cảm thấy nơi Obama có cách suy nghĩ rất gần với Phật giáo. Obama còn có một cô em gái là Phật Tử. Cô em cùng mẹ khác cha với Obama có tên là Maya Soetoro-Ng, đã trả lời phóng viên Deborah Solomon như sau.

H: Tuổi của cô cách biệt với Obama bao nhiêu? 

- Tôi nhỏ hơn 9 tuổi. Mẹ tôi, sau khi ly dị cha của anh Brack, đã gặp cha tôi tại cùng chỗ, Trung Tâm East-West Centre trong khuôn viên trường University of Hawaii.

H-Ảnh hưởng của mẹ cô như thế nào?

- Mẹ tôi là một phụ nữ can đảm. Và mẹ có tấm lòng yêu thương nồng nhiệt với cuộc   đời.  Mẹ yêu thương thế giới tự nhiên. Mẹ tôi có khi đánh thức chúng tôi dậy vào lúc nửa đêm để nhìn vào mặt trăng. Khi tôi còn vị thành niên, việc như thế gây bực bội lớn bởi vì tôi chỉ muốn ngủ. Mẹ tôi chết năm 52 tuổi, vì ung thư buồng trứng. Bây giờ, hơn bất cứ việc gì trên đời, tôi ước mơ tất cả những người nữ trong đời của anh Barack – mẹ tôi, vợ và các con gái anh, con gái tôi, bà ngoại chúng tôi, và người em gái nửa dòng máu Kenya của anh – tôi ước mơ chúng tôi có thể cùng nhau ngồi chung và nhìn ngắm mặt trăng. Một cách căn bản, mẹ đã cho chúng tôi tất cả các sách tốt đẹp – Kinh Thánh Ky-tô, Áo nghĩa thư Ấn Độ giáo, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh Lão giáo – và muốn chúng tôi công nhận rằng mọi người đều có phẩm cách tốt đẹp để đóng góp. 

H: Cô không nhắc tới Kinh Koran hồi giáo trong danh sách trên, mặc dù Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. 

- Lý ra tôi nên nhắc tới Koran. Mẹ tôi thực sự không nhấn mạnh vào Kinh Koran, nhưng chúng tôi đã đọc những phần nhỏ trong đó. Chúng tôi đã nghe kinh cầu buổi sáng ở Indonesia.  
H: Cô lo ngại về chuyện nhắc tới Hồi giáo vì cớ này đã bị nhiều người vận động kình chống nêu ra nhằm bôi bác anh của cô? 

- Tôi không lo ngại gì. Tôi không muốn bác bỏ Hồi giáo.Tôi nghĩ điều hiển nhiên cực kỳ quan trọng là chúng ta phải hiểu về Hồi giáo, hiểu nhiều hơn. Cùng lúc, sẽ là sai lầm khi gắn chuyện này với anh tôi. Anh tôi là tín đồ Ky-tô giáo từ 20 năm nay rồi. 

H: Cô theo đạo nào? 

- Một cách triết lý, tôi sẽ nói rằng tôi là một Phật Tử …

Ít người biết rằng mẹ của Obama đã từng đưa Obama và cô em Maya Soetoro-Ng tới thăm Borobudur, một di tích Phật giáo lớn của thế giới tại Indonesia. Bản thân bà mẹ của Obama khi làm việc tại Ấn Độ cũng đã vào sống trong một tu viện Phật giáo. Và bà mẹ này đã từng đưa cho Obama đọc Kinh Phật. Khi Franklin Graham hỏi Obama rằng, trong cương vị một Ki-tô hữu, làm sao Obama có thể hòa giải hòa hợp lời của Tân ước rằng sự cứu rỗi chỉ có thể là từ đấng Christ với một cuộc vận động nhấn mạnh vào tính đa dạng và chủ nghĩa đa nguyên?

Obama đã trả lời: Tín điều từ đạo Ky-tô của tôi nói rằng cứu rỗi chỉ từ đấng Christ thôi, nhưng tôi cũng tin vào Luật Vàng (Golden Rule: ám chỉ luật Luật Thượng Đế yêu thương nhân loại) mà tôi nghĩ đó không chỉ là phần chủ yếu trong đức tin của tôi nhưng còn là của giá trị của tôi, lý tưởng của tôi và kinh nghiệm của tôi nơi đây, trên địa cầu. Tôi đã nói điều này trước đây, và tôi biết điều này gây nhiều thắc mắc từ một số người rao giảng Tin lành Phúc âm. Tôi không tin rằng mẹ tôi, theo như tôi biết, người chưa bao giờ chính thức vào đạo Ky-tô… Tôi không tin rằng mẹ tôi xuống địa ngục.”

Lần đầu tiên đức Phật Thích Ca  được chiêm bái ngay trong Nhà Trắng (White House).

“Với tôi, ngay bên trong ngôi nhà này, với những con người đại diện cho năm mươi mấy Tiểu bang có thể dành ra những giây phút bình yên nhất cho một ngày để cầu nguyện và soi sáng lại chính mình. Chỉ cần chúng ta chiêm ngưỡng hình bóng đức Phật trong ngày hôm nay thôi là đủ để tâm ta sáng suốt, việc ta nhẹ nhàng, mọi người được sống trong sự tin cậy và yêu quý. Đó chính là Ngài đang thuyết một bài pháp về lòng từ bi, bất bạo động thiết thực.”

Barack Obama thường tìm đến cõi tâm linh để thực tập thiền tọa (hít thở). Ông nói: “vào những lúc như thế tôi cần đức Phật nói thay tôi”. Vì chính Ngài mới có trách nhiệm với chúng sinh hơn là tôi. Tôi không thể lấy một “bản ngã” của mình để thay thế, sắp đặt lên trên tất cả. Công án thiền “This is it” đã làm tôi thay đổi mọi phương diện, quyết định. Tôi đã tìm ra nguyên nhân, hậu quả cho một “cái ta” vượt ra ngoài giới hạn cho phép.

Đôi khi Ông tự hỏi “Làm chính cho tôi hay cho các đồng sự? Nếu mình làm bằng cái tâm để phục vụ cho đất nước, cho sự an ninh của các đồng minh thì điều đó hoàn toàn là cách mà ông lựa chọn để đi tới hành động; còn nếu làm với tư cánh đơn lẻ, độc đoán  và trong sự thù hận, mù quáng thì ông càng buông bỏ những tư kiến của mình, của nó, của chính nó “This is it” vào một thời điểm thích hợp khác.” (Theo Thích Pháp Bảo)

 

Theo một thông lệ đã 62 năm, Quốc Hội Mỹ tổ chức một Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện của cả nước Mỹ (National Breakfast Prayer) vào mỗi đầu tháng Hai. Năm nay, ngày 5 tháng 2, 2015, hai người tổ chức Buổi ăn sáng là hai Thượng Nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Và buổi ăn sáng này có hai điều đặc biệt.

Thứ nhất là một vị khách quan trọng: Phật sống Đạt Lai Lạt Ma. Ngay phần đầu bài diễn văn, Tổng Thống Obama đã gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một người bạn tốt” và xưng tụng Ngài “là một tấm gương sáng chói về ý nghĩa của việc thực hành hạnh từ bi để truyền cảm hứng cho chúng ta xiển dương nhân phẩm và tự do của con người” ("a powerful example of what it means to practice compassion who inspires us to speak up for the dignity and freedom of all").

Trong câu chuyện giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và một nhà thần học, khi được hỏi: “Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?” Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười: “Tôn giáo nào biến anh thành con người tốt hơn, chính là tôn giáo tốt nhất”. Rồi Ngài giải thích thêm:"Tôn giáo nào làm anh biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn... Đó là tôn giáo tốt nhất.”

Thứ nhì là bài diễn văn của Tổng thống Obama. Ông nói về tôn giáo nhưng ông đã đi xa hơn. Xa đến độ làm rúng động các nhà tôn giáo bảo thủ cánh hữu đang chiếm đa số trong Quốc Hội Mỹ và còn xa hơn nữa, qua bên kia bờ Đại Tây Dương, làm nhức nhối Toà thánh Vatican:Chúng ta đã phải loay hoay với vấn đề này (cái thiện và cái ác bắt nguồn từ những tôn giáo  – LND) trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Và chúng ta cũng không nên cao ngạo mà nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của những dân tộc khác. Hãy nhớ là trong cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh và thời kỳ Toà Án Dị Giáo, người ta cũng đã nhân danh Chúa Kitô mà vi phạm những tội ác khủng khiếp. Ngay trên quê hương chúng ta, chế đô nô lệ và luật Jim Crow thường được biện minh bằng cách nhân danh Chúa Kitô. (Humanity has been grappling with these questions throughout human history.  And lest we get on our high horse and think this is unique to some other place, remember that during the Crusades and the Inquisition, people committed terrible deeds in the name of Christ.  In our home country, slavery and Jim Crow all too often was justified in the name of Christ.)

Và ngay từ năm 2009, ông đã đề cập thoáng qua về mặt trái của tôn giáo: Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều trường hợp tôn giáo bị sử dụng như một khí cụ chia rẽ chúng ta, và như một lời bào chữa cho óc định kiến và tính bất khoan dung.” ("far too often, we have seen faith wielded as a tool to divide us from one another – as an excuse for prejudice and intolerance.")

 

B.   TINH THẦN TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN, TÔN GIÁO BẢN ĐỊA VIỆT NAM.

Tại sao Tổng thống Obama chọn chùa Ngọc Hoàng của lưu dân người Hoa để ghé thăm, trong khi nếu muốn gửi thông điệp rõ hơn về tín ngưỡng tôn giáo, ông hoàn toàn có thể ghé thăm nhiều ngôi chùa có bề dày lịch sử và ý nghĩa tôn giáo tại Hà Nội cũng như Sài Gòn?

Thực ra thì việc thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế không xa lạ gì trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Các chùa miền Bắc từ lâu đã phối thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Đế Thiên Đế Thích… Đây là dấu ấn của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Nho – Phật – Đạo cùng một nguồn mà ra). Ta nhận ra, một thông điệp rõ ràng mà Tổng thống Obama truyền tải xuyên suốt, đó chính là kêu gọi nhân loại hóa giải, dẹp bỏ hận thù; cùng nhau hướng tới tương lai (CHÂN, THIỆN, MỸ) – “trái tim có thể thay đổi khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ và hiểu rằng hòa bình tốt hơn chiến tranh”.

Trên tinh thần khoan dung, đại đồng, dung hòa và tôn trọng mọi tín ngưỡng, Tổng thống Obama và ban cố vấn đã chọn Điện Ngọc Hoàng để viếng thăm. Đây là nơi thể hiện tinh thần TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN của dân tộc Việt nam đã có từ ngàn xưa.

 

Tam giáo là: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Đồng nguyên là cùng một gốc, gốc đó là THƯỢNG ĐẾ, Đấng Tạo hóa, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngày nay gọi là Đấng CAO ĐÀI. Tam giáo tuy khác nhau về hình thức, nhưng tôn chỉ và mục đích đều giống nhau. Tùy theo từng thời kỳ và từng địa phương, Đức Chí Tôn cho các vị Tiên Phật giáng trần mở Đạo dạy dỗ nhơn sanh. Căn cứ theo trình độ tiến hóa của nhơn sanh ở mỗi nơi mà mở Đạo cho phù hợp để nhơn sanh chấp nhận tu hành. Chung qui đều dạy dỗ con người ăn hiền ở lành, tiến hóa dần dần từ thấp lên cao và cuối cùng tiến hóa đến nấc thang tột đỉnh là hiệp nhứt với Thượng Đế.

Ø  Tổng thống Obama muốn thể hiện sự tôn trọng với truyền thống văn hóa của Việt Nam.

Vậy, truyền thống văn hóa của Việt Nam như thế nào? Về mặt tín ngưỡng, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần. Họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với cuộc sống người dân nông nghiệp; người Việt còn thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã. Dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh và phù hộ con cháu. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết, mùng một, ngày rằm…các lễ hỏi, cưới đều được trình lễ trước bàn thờ như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà.

Các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáoKhổng giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"), Công giáo La Mã, Cao Đài,  Hòa HảoTin LànhHồi giáo và Ấn giáo. Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng. Dân chúng Việt Nam đã tiếp thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách khác các tôn giáo mới du nhập đã được bản địa hoá để phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương.

 Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các tôn giáo HOÀ HẢO VÀ CAO ĐÀI. Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam, đạo Hoà Hảo được sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926.

 

C.   TÔN CHỈ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI LÀ

TAM GIÁO QUI NGUYÊN, NGŨ CHI PHỤC NHỨT.

- Tam giáo qui nguyên là ba nền tôn giáo trở về gốc. Cái gốc đó là chơn lý tuyệt đối hằng hữu, thường gọi là Thượng Đế. Tam giáo gồm: Nho giáo hay Khổng giáo (CONFUCIANISM), Thích giáo hay Phật giáo (BUDDHISM), Đạo giáo còn có tên là Lão giáo hay Tiên giáo (TAOISM).

- Ngũ Chi phục nhứt là năm nhánh đạo trở lại thành một. Một đó là Đại Đạo, Một đó cũng là Thái Cực. Ngũ Chi tức là Ngũ Chi Đại Đạo, năm nhánh của nền Đại Đạo, gồm:

·         NHƠN ĐẠO (The way of Humain,)

·         THẦN ĐẠO (The way of Genies),

·         THÁNH ĐẠO (The way of Saints),

·         TIÊN ĐẠO (The way of Immortals),

·         PHẬT ĐẠO (The way of Buddhas).

Chữ NGUYÊN là gốc và chữ NHỨT là một, đều chỉ Đấng Thượng Đế, vì Ngài là gốc của các nền tôn giáo và là một ngôi Thái Cực tuyệt đối. Đây là một công cuộc vĩ đại của Đức Chí Tôn, phục hưng toàn bộ chơn truyền của tất cả tôn giáo, qui hiệp tất cả giáo lý và triết lý của tất cả tôn giáo vào một mối duy nhứt lập thành một hệ thống giáo lý mới và triết lý mới phù hợp mức tiến hóa cao của nhơn sanh và dung hợp được tất cả các giáo lý cũ và các triết lý cũ. Đức Chí Tôn dạy:

"Vốn từ trước, Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay, nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt." (TNHT)

Theo lời Thánh ngôn trên đây của Đức Chí Tôn thì ngày nay, Đức Chí Tôn phục nhứt năm nhánh đạo, lập thành nền Đại Đạo vì ba lý do sau đây:

1. Ngày xưa, nhơn loại chưa văn minh, việc giao thông và thông tin giữa dân tộc nầy với dân tộc khác rất khó khăn. Do đó, vào từng thời kỳ, Đức Chí Tôn mở ra cho mỗi địa phương một mối đạo để độ rỗi nhơn sanh vùng đó. Vì vậy mà có nhiều mối đạo khác nhau trên thế giới. Đó là thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ, là giai đoạn Nhứt bổn tán vạn thù (Một gốc phân ra muôn sai biệt).

2. Ngày nay, nhơn loại văn minh, phương tiện đi lại rất nhanh như máy bay, xe hơi, tàu thủy, và có một hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu một cách nhanh chóng, lại chế tạo được các máy điện tử có thể dịch tiếng nói của nước nầy sang tiếng nói của nước khác.

Cho nên Đức Chí Tôn nói rằng, ngày nay Càn Khôn dĩ tận thức, Đức Chí Tôn không cần mở nhiều mối đạo như xưa mà chỉ cần mở một nền Đại Đạo duy nhứt, bằng cách qui hiệp các đạo đã lập từ trước, thống nhứt tín ngưỡng, truyền bá nền Đại Đạo ấy ra khắp hoàn cầu. Đây là thời Tam Kỳ Phổ Độ, là giai đoạn Vạn thù qui nhứt bổn (Muôn sai biệt trở về một gốc).

3. Thời xưa, mỗi mối Đạo thì có một Giáo chủ, khi vị Giáo chủ ấy thoát xác trở về cõi thiêng liêng thì mối đạo ấy lần lần bị người phàm canh cải, trở nên phàm giáo. Các phàm giáo chống báng nhau, đạo mình chánh, đạo kia tà, gây ra nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo tàn khốc.

Ngày nay Đức Chí Tôn qui hiệp tất cả tôn giáo trong Ngũ Chi vào một nền Đại Đạo duy nhứt, do Đức Chí Tôn làm Giáo chủ, lập thành năm nấc thang tiến hóa cho nhơn sanh đắc đạo. Năm nấc thang tiến hóa đó là: Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người tu có công đức ngang bằng với nấc tiến hóa nào thì sẽ được Đức Chí Tôn ban cho phẩm vị tương ứng trong nấc ấy.Tôn chỉ của Đạo Cao Đài quá cao siêu vĩ đại, chỉ có Đức Chí Tôn mới thực hiện được mà thôi. Đức Chí Tôn đã giao phó cho Đức Phật Di-Lạc (MAITREYA BOUDHA) thực hiện cơ phong thưởng và qui nhứt trong Đại Hội Long Hoa (THE JUDGEMENT DAY) để lập đời Thánh đức, đại đồng huynh đệ. Đức Chưởng giáo  Di-Lạc Vương Phật sẽ thâu các đạo hữu hình làm một mối. Những người nào không đủ trình độ vào đời Thánh đức sẽ bị loại bỏ trong công cuộc qui hiệp và phán xét vĩ đại nầy.

***BRAMANISM (Bà la môn giáo): Bà La Môn được xem là tôn giáo cổ xưa nhất của nhân loại.Trời hay Thượng đế của đạo Bà La Môn (Ấn giáo sau này) là một Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: Brahma (Đấng sáng tạo), Vishnu (Đấng bảo tồn), và Shiva (Đấng hủy diệt). Bà La Môn giáo được xem là tôn giáo tối cổ của nhân loại. Các bộ kinh chính viết bằng tiếng Sanskrit: Vedas (Phệ đà), Upanishads (Áo nghĩa thư), Bhagavad Gita (Chí tôn ca)…

   

*Biểu tượng Trimurti được trân trọng đặt trên nóc Bát Quái Đài của Tòa Thánh Tây Ninh

 


TIẾT 2.VAI TRÒ CỦA HOA KỲ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO CAO ĐÀI

 

I.      ĐỒNG MỘT ĐÔ (DOLLAR) XÁC TÍN ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI DÂN HOA KỲ

 

- Câu “IN GOD WE TRUST” in trên mặt sau tờ giấy một đô xác tín rằng Mỹ quốc luôn luôn nhận biết sự hằng hữu của Đấng Tạo Hóa tối cao.

- KIM TỰ THÁP CÓ 13 BẬC: kim tự tháp là biểu tượng cho “sức mạnh và sự bền bỉ, vững chắc”. Nội dung của luật đề cập về quốc hiệu đã nhấn mạnh phải lập đi lập lại con số 13 trong việc kết hợp khi thực hiện. Số 13 xuất hiện dày đặc: 13 ngôi sao trên đầu đại bàng, 13 tầng kim tự tháp, 13 vạch ngang trên tấm khiên, 13 nhành và 13 quả trên khóm ô liu, 13 mũi tên trong một bó, rồi cả hai dòng chữ La tinh Annuit Coeptis và E Pluribus Unum đều gồm 13 ký tự. Trên hình phía mặt trái của quốc hiệu Mỹ, nhận thấy 13 từng gạch của kim tự tháp đang còn dang dở. Con số 13 cũng là con số của Chúa cùng với 12 tông đồ, con số của Phật với 12 vị đồ đệ, con số của Quetzalcoalt (thượng đế của dân Aztecs) và 12 môn đồ... Tất cả các vị trên cùng với môn đệ của mình đều thành số 13. Trong thời nội chiến Hoa Kỳ, dù liên bang chỉ có 11 tiểu bang, nhưng quốc kỳ Mỹ vẫn có 13 ngôi sao. Tướng George Washington (lúc đó chưa lên làm Tổng thống) và 12 vị tướng dưới quyền đều nằm trong một hội kín (hội Tam Điểm), tổng cộng vẫn 13 người. Đúng giờ tuyên bố độc lập, mặt trời nằm ở vị trí 13 độ trong cung Cancer.
Kim tự tháp còn dang dở chỉ với 13 tầng, có ngụ ý sâu xa hơn là việc nhiều tiểu bang khác sẽ gia nhập. Kim tự tháp tượng trưng cho vật chất, còn Mắt Trời tượng trưng cho tinh thần, tâm linh.

v  Sự liên quan giữa Con dấu vĩ đại (GREAT SEAL) và Baktun 13

- Maya là một sắc dân cổ ở miền cực Nam tại Yucanta, Mexico và miền Bắc Trung Mỹ với khoảng 3000 năm lịch sử. 600 năm trước dương lịch (BC), dân số của họ lên đến 20 triệu với hàng trăm đô thị và thành phố. Năm 600 AD, toàn bộ văn minh đó biến mất, chỉ còn lại là một nước nhỏ. Khi người Tây Ban Nha đặt chân đến năm 1521, lúc đó họ chỉ còn chừng 1 triệu. Nguyên thủy, người Maya có một nền siêu văn minh, họ có ký tự, giỏi canh nông, làm kênh đào, điêu khắc, nghệ thuật, đồ gốm, và có thể đã có phi thuyền. Họ đặc sắc nhất là Kiến trúc, Toán học, và Thiên văn học. Lịch của họ được coi là chính xác nhất trong lịch sử. Họ có thể tiên đoán được động đất, khí hậu, thuỷ triều, nhật thực/nguyệt thực và tiên tri.

- Maya chia Đại lịch ra 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ là 5,125 năm (1.872.000 ngày). Khi Địa Cầu đi hết 1 vòng của Dãy Ngân Hà là hoàn tất 5 chu kỳ, gọi là 1 ngày của Ngân Hà. Một ngày Ngân hà là 25,625 năm trái đất.

Chứng tích thể hiện sức sáng tạo phi thường nhất của người Maya là bộ lịch cổ nhất thế giới: bộ lịch Long Count. Họ lựa chọn ngày 13 tháng 8 năm 3113 trước Công Nguyên làm dấu mốc bắt đầu của tất cả, một dấu mốc bí truyền bởi không ai biết sự kiện gì đã xảy ra vào ngày tháng lịch sử ấy.

 

Ø  CÁCH TÍNH LỊCH:

Các ngày được viết bằng 5 con số phân ra bằng 4 dấu chấm, chẳng hạn như 13.0.0.0.0.(Tất nhiên người Maya cổ đại không biểu thị bằng những chữ số, nhưng với các chữ tượng hình của riêng họ). 

Họ bắt đầu là 0.0.0.0.0 với mỗi đơn vị số là một khối chứa 20 ngày.
0.0.0.0.19 tức là 19 ngày, 0.0.0.1.0 = 20 ngày

Mỗi tun gồm 18 khối có 20 ngày, hoặc 360 ngày - khoảng 1 năm dương lịch. Katuns gồm 20 Tun (360 ngày x 20= 7.200 ngày).

1 Baktun = 20 Katuns=400 năm = 144 000 ngày = 1.0.0.0.0

13 Baktun là 1,872,000 ngày (144000 x 13) = 13.0.0.0.0

Nếu theo niên lịch của chúng ta, ngày 21-12-2012, đánh dấu sự kết thúc baktun thứ 13 của Lịch Long Count của người Maya. Nói cách khác, đó là ngày 13.0.0.0.0, và ngày 22-12 sẽ được đọc là 13.0.0.0.1. 

Đối với người người Maya cổ đại, 13 baktuns tượng trưng cho một chu kỳ sáng tạo; không có lời tiên tri nào về tận thế trong bản khảo cổ chạm đó. Description: Zoom in (real dimensions: 500 x 516)Thời kỳ cuối cùng của Baktun thứ 13 là “Thời kỳ Địa Cầu tái sinh” hoặc “Thời kỳ làm sạch Địa Cầu”(Earth Regeneration or Earth Purification Period).

Vậy, thông điệp ở mặt sau tờ 1 USD còn là một lời tiên tri. Đó là con dấu hình Kim Tự Tháp 13 tầng, ở đỉnh có con mắt tỏa ra ánh sáng rực rỡ, tượng trưng cho sự tỉnh thức của nhân loại sau khi đi hết 13 lần Baktun.

- THIÊN NHÃN (Eye of Providance, All-seing eye, Eye of Horus): Phía trên Kim tự tháp, một hình tam giác ánh sáng chói lòa, bên trong là Thiên Nhãn (con mắt thấy hết mọi sự), tượng trưng cho tâm linh. Nhiệm vụ của nước Mỹ, một tân quốc gia, là phải phối hợp vật chất lẫn tinh thần để tạo dựng một Trật Tự Mới trong thời đại tân tiến (Aquarian Age). Nước Mỹ đã chứng tỏ trong quá khứ với những chứng tích vĩ đại về canh nông, kỹ nghệ ngay tại lục địa của mình và sau đó mang đến áp dụng cho nhiều quốc gia khác. Tiến trình kế tiếp là Hoa Kỳ phải xây dựng một kỷ cương vật chất trên nền tảng tinh thần. Tiến bộ về khoa học nhưng bỏ quên linh hồn là thiếu hướng thượng và không tiến bộ về tâm linh, mãi mãi làm người chịu sanh tử trong vòng luân hồi.
-
ANNUIT COEPTIS”, Câu châm ngôn chữ Latin phía trên Kim tự tháp được dịch là “God has favored our undertakings – Chúa đã giúp chúng con”. Nhiều nhà sáng lập trong đó có Franklin và George Washington tin rằng lòng tốt của Chúa luôn đứng sau sự ra đời thành công của nước Mỹ.

- Chữ NOVUS ORDO SECLORUM phía dưới Kim tự tháp có ý nghĩa gì? Các chữ Latin này có nghĩa là “Trật tự mới của những kỷ nguyên”. Charles Thomson, một chính khách tham gia vào thiết kế của Đại ấn nước Mỹ đã đề xuất cụm từ trên để biểu thị sự bắt đầu của cái mà ông gọi là “Kỷ nguyên mới”. Ông nói rằng kỷ nguyên này bắt đầu sau năm 1776 bằng việc ký bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

_Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6.Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời (đánh dấu năm công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ). Tổng cộng phái trái của quốc hiệu cả chữ và số là 39. Đây cũng là con số mà các nhà số học đều biết có nghĩa riêng của nó. Ta thấy 3+9 là 12, và 1+2 là 3.

 

II. Ý DÂN LÀ Ý TRỜI

A.   BẢN TUYÊN NGÔN ÐỘC LẬP CỦA HOA KỲ

Thomas Jefferson là nhà ngoại giao, nhà lý thuyết chính trị, người sáng lập Ðảng Dân Chủ Hoa Kỳ. Nhưng ông được người Mỹ và thế giới ghi nhớ với chức vụ Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ, và tác giả chính của Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Do lòng yêu chuộng Tự Do, ông đã tranh đấu cho nền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, và các tự do dân sự khác. Ông mạnh dạn ủng hộ việc thêm vào Hiến Pháp Hoa Kỳ bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Hoa Kỳ – Bill of Rights.

Ngày nay, công dân Hoa Kỳ nói riêng, công dân trên toàn thế giới nói chung, được thụ hưởng rất nhiều điều tốt lành, phần lớn là do lòng tận tụy của Thomas Jefferson đối với Nhân Quyền – Human Rights. Thomas Jefferson đã hoạch định ra hàng loạt vấn đề của chính quyền mà 37 năm sau, trong bài Diễn Văn Gettysburg, Abraham Lincoln đã mô tả, chính quyền Hoa Kỳ phải là “của Dân, do Dân và vì Dân.”

(“Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the Earth”. Gettysburg Address Abraham Lincoln.

Thomas Jefferson (April 13, 1743 - July 4, 1826) là Tổng thống thứ ba của Hoa kỳ

Abraham Lincoln (February 12, 1809 – April 15,1865) là Tổng thống thứ 16 của Hoa kỳ

 

Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng. Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp.

The sources and interpretation of the Declaration have been the subject of much scholarly inquiry. The Declaration justified the independence of the United States by listing colonial grievances against King George III, and by asserting certain natural and legal rights, including a right of revolution. Having served its original purpose in announcing independence, references to the text of the Declaration were few in the following years. Abraham Lincoln made it the centerpiece of his rhetoric (as in the Gettysburg Address of 1863), and his policies. Since then, it has become a well-known statement on human rights, particularly its second sentence: We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.

 

B.   TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC

Bước vào cửa chánh Đền Thánh, du khách thấy một tấm vách chắn ngang trên đó có bức họa Tam Thánh thay mặt loài người ký Thiên Nhơn Hoà Ước với Thượng Đế: Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ (NGUYỄN BỈNH KHIÊM) đứng bên phải cầm bút lông viết bốn chữ Hán: BÁC ÁI, CÔNG BÌNH. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (VICTOR HUGO) đứng bên trái cầm lông chim viết ba chữ Pháp : Amour et Justice  còn Đức Tôn Trung Sơn cầm nghiêng mực.Tam Thánh ký hoà ước và giang tay đón rước nhân loại vào cửa Trời kỳ ba với nội dung:

TRỜI NGƯỜI HỢP NHẤT & THƯƠNG YÊU VÀ CÔNG CHÁNH.

Triết lý : Trời người hiệp nhứt vì trong bản hoà ước có 4 chữ Thiên Thượng, Thiên Hạ (Dieu et Humanité). Trong bản hoà ước ghi rõ: thương yêu và công chánh

LOVE & JUSTICE

Loài người chỉ cần thực hiện hai chữ Thương yêu là sẽ thấy ĐẠI ĐỒNG HUYNH ĐỆ. Đức Hộ Pháp đã trả lời đài phát thanh Pháp Á: “Tâm linh không Tổ quốc, không phân biệt màu da, tôn giáo, đất nước. Tất cả người Cao Đài không bao giờ nghĩ đến những dị đồng về chủng tộc đang chia rẻ nhân loại …. Các Đấng ấy (Tam Thánh) là người đi trước nhất truyền bá nền Tân Đạo.”

(Đại Đạo nguyệt san, bộ mới số 4 ngày 20/6/1953)

 

TÔN TRUNG SƠN (1866-1925)

v TÔN TRUNG SƠN

Tôn Văn là tên húy (孫文), tự là Dật Tiên (逸仙), hiệu là Trung Sơn (中山).

Nguồn gốc về Tam Dân chủ nghĩa có lẽ đã đến với Tôn Văn từ lúc những năm còn trẻ, lúc ở Hoa Kỳ, với câu nói bất hủ của Tổng thống A. Lincoln:  Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quá trình hình thành và phát triển tôn giáo Cao Đài gắn liền với chủ thuyết “Tam dân” và nền tảng Nho giáo.Chủ nghĩa “Tam dân” là gì? Chủ nghĩa “Tam dân” gồm ba phần: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh.

·         CHỦ NGHĨA DÂN TỘC: là đánh đổ “thể chế” Mãn Thanh, giải phóng Trung Quốc, nhưng không trả thù người Mãn mà cùng tồn tại với các dân tộc trong nước và thế giới, bảo vệ nền độc lập văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa thế giới và đi đến thế giới đại đồng .

·         CHỦ NGHĨA DÂN QUYỀN: Trung Quốc phải từ bỏ chế độ quân chủ để lập chế độ dân chủ, vì ba lẽ: dân là gốc của một nước thì tất phải làm chủ, nếu lập quân chủ thì sẽ loạn lạc do có nhiều người muốn làm vua.

·         CHỦ NGHĨA DÂN SINH: tức chăm lo quyền lợi cho dân. Các nhu cầu sống của con người (ăn, mặc, ở và đi lại) là vấn đề cơ bản của dân sinh, đó là chủ nghĩa quốc gia làm sao để người dân được cơm no áo ấm, tự do đi lại và tự do ngôn luận…

Trong bài giảng về DÂN QUYỀN ngày 9/3 năm Dân quốc thứ 13 (1924), ngài TÔN TRUNG SƠN thuyết rằng:

“Từ khi có lịch sử, Trung Quốc chưa hề thực hiện chế độ dân quyền. Ngay trong 13 năm Dân quốc vừa qua cũng chưa thực hiện dân quyền.Lịch sử nước ta đã trải qua hơn 4.000 năm, trong đó có thời thịnh trị, có thời loạn ly, nhưng đều áp dụng chế độ quân quyền. Vậy đối với Trung Quốc, quân quyền có lợi hay có hại? Có thể nói ở Trung Quốc, quân quyền vừa có lợi vừa có hại. Nhưng xét theo sự thông minh tài trí của người Trung Quốc thì so ra dùng dân quyền vẫn thích hợp hơn nhiều. Không Tử nói “Khi cái đạo lớn được thực hiện thì thiên hạ là của chung”. Tức là ông chủ trương một thế giới đại đồng theo chế độ dân quyền. Và Không Tử "Hễ nói là ca tụng Nghiêu và Thuấn", bởi vì Nghiêu và Thuấn không coi thiên hạ là nhà mình. Chính trị Nghiêu và Thuấn tuy về danh nghĩa là dùng quân quyền nhưng thực tế là thực hành dân quyền, vì thế Khổng Tử luôn ngưỡng mộ Nghiêu và Thuấn. Mạnh Tử nói: "Dân là quý nhất, sau đó là xã tắc. Còn Vua thì thường”. Lại nói: "Trời nhìn như dân ta nhìn, trời nghe dân như dân ta nghe", và "Tôi nghe nói đến việc hỏi tội tên bạo chúa Trụ, chứ chưa hề nghe nói đến việc giết vua". Thời đó, Mạnh Tử đã biết các đấng quân vương không nhất thiết là cần, và sẽ không thể trường cửu, vì thế ai đem lại hạnh phúc cho dân thì được ông gọi là "vua sáng", kẻ nào bạo ngược, vô đạo thì bị gọi là "bạo chúa", và mọi người cần chống lại. Từ đó ta thấy cách đây hơn 2.000 năm nhân dân Trung Quốc đã nghĩ tới tư tưởng dân quyền, nhưng không thực hiện được nó.”

 

C.   TỰ DO TÔN GIÁO & TỰ DO ĐÀN ÁP TÔN GIÁO (ANTI CHRIST)

SÀI GÒN cách TÒA THÁNH TÂY NINH chỉ có 99km. Điện Ngọc Hoàng với tôn chỉ Tam giáo Đồng nguyên mang hình thức ngôi chùa xưa chỉ là bước đệm; còn nơi Đức Thượng đế chọn làm Bạch Ngọc Kinh tại thế chính là Thánh địa Tây Ninh. Khai minh Đại Đạo từ 1926, đến nay mới có 100 năm nhưng gặp biết bao sự đàn áp. Từ thực dân Pháp đến các chính quyền đều sợ một thế lực mới nên tìm cách không cho tôn giáo Cao Đài phát triển. Thực dân Pháp đóng cửa Tòa Thánh, còn các chính quyền Việt nam cố lồng người của họ vào để nắm quyền lèo lái. Tệ nhất là sau 1975, chính quyền xóa bỏ bản hiến chương của tôn giáo Cao Đài, tịch thu tất cả tư liệu sử Đạo và tìm đủ cách để lủng đoạn, thay đổi những gì gọi là bí pháp của Đạo. Họ nghĩ họ thật khôn ngoan khi cố làm mất đức tin của tín đồ. Họ không hiểu hay cố quên rằng nhân nghĩa sớm hay muộn luôn luôn thắng bạo tàn.

- Phật giáo tuy suy tàn trên Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca sinh ra, nhưng sau đó phát triển trên khắp thế giới.

- Đức Jesus-Christ  chỉ chọn được 12 tông đồ, chưa kịp thành lập giáo hội đã bị treo cổ. Nhưng sau đó, Thiên Chúa giáo phát triển khắp năm châu không thế lực nào ngăn cản nỗi.

- Tôn giáo ISLAM (Hồi giáo) ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Trong tiếng Ả Rập, Islam có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim.

*Danh từ « Hồi giáo » xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Gọi Hồi giáo là thiếu chính xác, chỉ do thói quen.

Muhammad chào đời vào ngày 29 tháng 8 năm 570 sau Công nguyên ở Mecca, Thánh Muhammad (saw) không được biết mặt cha. Cha ông, lâm bệnh và từ trần vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ ông qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Tuổi gần 40,  ông thường có vẻ trầm tư mặc tưởng, và hay đi đến núi Nur (núi "Ánh Sáng") ở ngoại ô Mecca, vào động Hira tham thiền nhập định theo lối tu khổ hạnh. Vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, một tạo vật bằng ánh sáng hiện ra và nói ý rằng: “Hãy đứng dậy đi, mi là bậc Đạo sư của Thượng Đế, hãy đi ra và kêu khóc nhân danh Chúa”.

Vất vả trong mấy năm trời truyền đạo Thánh Muhammad có 30 môn đồ. Nhưng khi ông tụ tập được những người khác xung quanh mình thì sự đàn áp dữ dội bùng nổ với những cuộc tra tấn khủng khiếp mà da thịt con người hầu như không chịu nổi. Người ta xé tan đám tín đồ của ông ra từng mảnh, quẳng họ lên những cái cọc xuyên, đặt họ dưới cát nóng bỏng mặt ngửa lên hướng về mặt trời Ả rập, trên ngực dằn những tảng đá nặng trĩu, người ta ra lệnh cho họ chối bỏ Thượng Đế và bậc Đạo sư, thế mà các môn đồ lại thì thào trước khi chết: “Chỉ có một Thượng Đế duy nhất và Mahummad chính là bậc Đạo sư”. Một người Hồi giáo chưa bao giờ biết xấu hổ khi quì xuống cầu nguyện mặc dù xung quanh mình là những kẻ chế nhạo và thù ghét bậc Đạo sư. Ta hãy xem đức tin đã thắng lướt được mọi sự sợ chết. Một tín ngưỡng như thế phải vươn cao hơn, dù số tín đồ hiện nay đã đến 1,5 tỷ.

 

v  SUY NIỆM 1: Trong mọi tín ngưỡng đều có nhiều khiếm khuyết; trong phép thực hành của mọi người đều có những sai lầm. Các tín đồ vô minh thường hành động sai trái trong khi các bậc Đạo sư nói lên sự thật. Vậy thì ta hãy xét đoán một tôn giáo dựa theo những phần tử cao cả nhất chứ không dựa theo những phần tử tồi tệ nhất; nhiên hậu ta mới học được cách yêu thương lẫn nhau như anh em một nhà và không thù ghét lẫn nhau như kẻ ngu tín và cuồng tín.

KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT NÀO GIỮA CÁC BẬC ĐẠO SƯ. Mọi bậc Đạo sư đều bắt nguồn từ Thượng Đế, mỗi vị đều được biệt phái tới cho dân tộc của chính mình và làm phần việc của chính mình.

 

…”Phi Hữu là tấm gương vũ trụ chỉ là sự phản ánh và con người.

Chỉ là phàm ngã được ẩn giấu trong đó giống như con mắt ẩn giấu trong sự phản chiếu.

Ngươi là con mắt trong sự phản chiếu, còn Ngài (Thượng Đế) là ánh sáng của con mắt.

Nhờ vào con mắt ấy thì Thiên nhãn mới tự soi chiếu mình.

Thế giới là con người và con người cũng là thế giới”.

 

Chúng ta hãy lắng nghe làm thế nào mà vào thế kỷ thứ 13 thuyết Sufi của ISLAM đã dạy sự thật về tiến hóa mà Darwin mới khám phá vào thế kỷ thứ 19.

Tôi chết đi từ khoáng vật để trở thành một cái cây.

Tôi chết đi từ cái cây để xuất hiện trở lại trong một con thú.

Tôi chết đi từ con thú và trở thành một con người.

Vậy thì tại sao tôi phải sợ? Khi mà bằng cách chết đi tôi lại tăng trưởng kém hơn hay sao?

Lần tới thì tôi sẽ chết đi từ con người.

Để cho tôi có thể chắp cánh bay lên thành một thiên thần.

Từ thiên thần tôi cũng phải tìm cách tiến lên nữa, “vạn vật đều sẽ hủy diệt ngoại trừ Thánh dung của Ngài.

Một lần nữa tôi sẽ bay lên mở đường vượt qua các thiên thần.

Tôi sẽ trở thành cái điều mà có tưởng tượng cũng không hình dung được.

Thế rồi mong sao tôi sẽ trở thành con số không, con số không đối với sợi dây của hạc cầm.

Đã vang vọng nói với tôi: “Thật vậy, chúng ta sẽ trở về với Ngài” .

 

 

v  SUY NIỆM 2: CÁI CHẾT THẢM CỦA TOÀN QUYỀN PIERRE PASQUIER VÌ MUỐN DIỆT ĐẠO CAO ĐÀI

Người vô thần không tin vào Thượng Đế nên tìm cách bức hại, muốn dẹp bỏ Đạo Trời. Hãy nhớ đến Toàn quyền PIERRE PASQUIER và cái chết tan xác vì âm mưu bức hại tôn giáo Cao Đài từ trứng nước. Ông Pasquier là cựu Toàn Quyền Đông Dương từ năm 1929 đến 1933. Ông vâng lịnh chính phủ Pháp sưu tầm tài liệu về tôn giáo Cao Đài. Thấy số tín đồ Cao Đài phát triển đông đảo một cách nhanh chóng, Ông cho tôn giáo này là một hội kín chống lại chánh quyền Pháp. Những tài liệu ngụy tạo từ ông được ông thâu thập chở về Pháp để nghiên cứu tìm phương diệt Đạo. Pasquier tử nạn khi chuyến bay chở 10 người rớt ở Corbigny, NièvrePháp ngày 15 tháng 1 năm 1934.

Ngày 18-9-1936 ông Pasquier có giáng cơ (Đức Hộ Pháp và Ngài Tiếp Thế phò loan), tỏ tâm sự như sau:

“Salut Hautes Âme.

Tôi nói tiếng An Nam.

Tôi đã cầm đặng một cuốn sách Nho học thông Đạo lý. Cái tư tưởng của tôi bữa nọ có thiên thật về bên Khổng giáo chứ không phải hướng qua Phật giáo. Tôi càng suy nghĩ thì lấy làm lạ, vì cớ nào tôi lại dựng Nhà Thiền đặng toan phá Đạo Cao Đài buổi nọ. Quái dị thay! Tôi đã dám xưng mình văn sĩ Nho phong, kinh luân văn chương trước mắt mà lại chịu thiệt thòi sai sót chẳng hiểu đặng rằng: “Nho giáo chuyển luân, tạo dựng toàn cầu tận thế”.

Sự lầm lạc ấy do đâu mà có? Ôi quan trường! ôi nha lại! Vì mi mà làm cho ta đui mắt, tối tâm; linh hồn phạm tội, nghịch ý Chí Tôn Thiên Điều tàn sát.

Hận thay ! Ngôi vị Đế Vương là đao kiếm trừ mạng linh hồn mà chớ !gớm thay !

Thi

Vương Bá bửu ngôi thị ngục hình,

Thiên lao như thử tất công khanh.

Đồ lưu Pháp phối cầm vận mạng,

Y phục  đai cân thị tử thành.”

 

Làm Toàn Quyền Đông Dương là làm vua của 3 nước Việt, Miên, Lào. Chỉ biết thế quyền là trọng, không hiểu máy trời đến đổi linh hồn phải đọa lạc nơi chốn Phong Đô. Ông Pasquier về cõi vô hình mới thấy nền Đạo Cao Đài là của Trời lập ra mà mình lại tìm phương phá hoại nó! Đây là bài học quí để kẻ cầm quyền dầu chế độ nào phải coi chừng đừng bày mưu tính kế phá Đạo Trời thì kẻ chủ mưu lẫn tay sai bị đọa đày chốn âm u, ân hận thiên thu, hối tiếc thì đã muộn.

 

v  SUY NIỆM 3: Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN

Năm 2015,  Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Tuyên giáo, Trưởng ban Đối ngoại ra đón tại sân bay và sau đó được Hà Nội đón tiếp bằng 21 phát đại bác, quốc yến, và nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã đọc diễn văn trước Quốc hội Việt Nam. Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào đêm 22/5/2016. Ra đón ông ở sân bay có Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch Nước, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ và mấy vụ trưởng, cục trưởng. không có bắn súng đại bác chào đón hay quốc yến. Hà Nội trịnh trọng đón ông Tập còn dân chúng lại thờ ơ và đã có biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn phản đối lãnh đạo Trung Quốc. Tổng thống Obama không được đón tiếp với lễ tân cao cấp nhất, nhưng đoàn xe của ông đi đến đâu cũng có dân đổ ra hai bên đường chào đón. Nhà nước hồ hởi với lãnh đạo Trung Quốc, ít mặn mà với lãnh đạo Hoa Kỳ trong khi người dân thì ngược lại. Nhìn cảnh dân Saigon chen chúc nhau sau những hàng rào cản và tràn ra lề đường với những lời hò reo tở mở, thậm chí có những giọng trẻ gào lên khàn cả giọng “Obama, Obama...” và mọi người chung quanh cùng hò reo theo một cách nhịp nhàng: “Obama, Obama, Obama...” hẳn ai cũng xúc động bởi tiếng kêu “Obama, Obama...”  bày tỏ sự yêu thương, mến mộ. Sở dĩ như thế vì Tổng thống Obama là biểu tượng của các giá trị tự do, dân chủ, quyền làm người... mà dân Việt Nam đang khao khát cả mấy chục năm nay. Hàng chục ngàn người dân đứng chật kín hai bên đường suốt từ sân bay T.S.N. đến trung tâm Saigon nô nức vẫy cờ hoa, giơ cao biếu ngữ “We love you, Obama” đưa cao hình ảnh TT Obama và liên tục hò reo “Obama, Obama..” như một tấu khúc nhịp nhàng bất tận với tất cả trái tim mình. Những điều này đã nói lên tất cả... Trước đó một cơn mưa lớn bất chợt đổ ụp xuống Saigon trong vòng 30 phút, nhưng vẫn không ngăn chặn được dòng người tập trung ven đường với mong muốn được nhìn thấy thoáng qua TT Obama khi ông đến viếng thăm chùa Ngọc Hoàng. Việc TT Obama đến thăm chùa Ngọc Hoàng (chùa Tàu) trong khi biết dân Việt Nam đang rất ghét Tàu khiến nhiều người thắc mắc. Theo Wikipedia , nếu nhìn nhận theo góc riêng, đây là ngôi chùa biểu tượng toàn bộ giá trị tinh thần và văn hóa của cộng đồng người Trung Hoa lưu vong ở xứ Đàng Trong. Bên cạnh các thần dân nhà Minh tránh trốn chế độ nhà Thanh ở Hoa Lục trước đây, lịch sử cận đại ghi nhận còn có cộng đồng dân Trung Hoa chạy trốn chế độ cộng sản Trung Hoa. Thành thử đằng sau những sự việc bên ngoài là những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Việc ngài Tổng Thống Mỹ đến viếng ngôi chùa này khiến dư luận liên tưởng đến cộng đồng người Việt lưu vong ở Mỹ và các nước Tự Do khác trên thế giới sau biến cố 1975... bỏ nước ra đi tìm đất hứa.
Rõ ràng là có sự khác biệt nhiều điều giữa “ý đảng” và “lòng dân”. Người ta thấy hàng chục ngàn người dân Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã tự nguyện ùa ra đường nồng nhiệt đón tiếp Tổng thống Obama trên các lộ trình ông đi qua; cũng như những tràng pháo tay bầy tỏ sự tán đồng mạnh mẽ nhiều lần vang lên trong suốt cuộc nói chuyện hơn nửa tiếng đồng hồ của ông với hàng ngàn người dân đa phần là thanh niên, sinh viên học sinh tụ tập tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội để trực tiếp nghe nhà lãnh đạo Mỹ nói về giá trị thực tiễn của tự do, dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự… và rằng những điều này chỉ có được do chính người dân và chính quyền cùng nhau thực hiện, chứ Hoa Kỳ không thể và không có quyền làm thay, mà chỉ có thể hổ trợ, giúp đỡ khi được yêu cầu. Qua những hình ảnh, lời nói bầy tỏ nỗi vui mừng, kính trọng, yêu mến của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam dành cho Tổng thống Obama ở những nơi Ông đi qua hay tiếp xúc được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thống trong và sau thời gian chuyên thăm… người ta tự hỏi vì sao? Phải chăng dân chúng đã quá chán ngán sự kềm kẹp, bất công, thối nát và mong thấy được TÌNH THƯƠNG & CÔNG CHÁNH.

Ngày 20/1/2009, trong cái lạnh -10oC thế mà mấy triệu người Mỹ từ khắp 50 bang đổ về trong cơn gió lạnh thấu xương để dự lễ nhậm chức Tổng thống của Barack Obama và chỉ để nghe 20 phút phát biểu ngắn ngủi của Obama. Chẳng ai bắt họ phải tham dự! Sức mạnh của nước Mỹ chính là có những vị tổng thống với khả năng dẫn dắt một dân tộc. Tổng thống được nhân dân chọn ra với những giá trị thực, tài năng thực. Và chính họ sẽ hạ bệ vị lãnh đạo bằng những lá phiếu dân chủ khi cần thiết. Hy vọng sự có mặt của Tổng thống Obama tại Việt Nam sẽ là bước đột phá cho cơ hội thay đổi tại Việt Nam, như khẩu hiệu “Change – Yes, we can” của ông Obama đưa ra khi tranh cử. Thuận theo ý Trời thì quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Làm việc trái với ý Trời thì hạn hán mất mùa, dân chúng lầm than cơ cực. Những ví dụ cụ thể về điều đó đã được ghi chép rất nhiều trong sử sách.

 

III.           LỜI TIÊN TRI XÁC THỰC

A.   DI TẢN NGƯỜI VIỆT RA THẾ GIỚI LÀ THIÊN Ý

Nhớ lại thời gian từ 30.4.1975 và những năm sau đó, hàng triệu người Việt được đưa đi khắp thế giới năm xưa là một kế hoạch của Thiên cơ chứ nào phải tình cờ. Bài tiên tri của Ngài Phạm Hộ Pháp năm 1956 đã cho biết trước.

…Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi,

Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau.

Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?

Khi đã lỡ lâm vào trong thế khó.

Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó.

Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi.

Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy,

Đứng không vững cho nên vấp ngã.

Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả.

Cộng ngày sau sẽ tan rả không còn.

Khi dân tình khôi phục lại nước non.

Khuyên tín hữu lòng son cố tránh.

Dân VN đuợc rải đi khắp nơi để học hỏi sự văn minh, học tinh hoa của cả thế giới, từ khoa học k thuật đến mở rộng tâm hồn, tinh thần yêu tự do và biết chia xẻ với người nghèo khó.  Ngài cho biết chính quyền Cộng sản sẽ thắng và cũng cho biết một thời gian sau sẽ tan rã không còn. Những người yêu nước thật sự sẽ cùng nhau hợp lực xây dựng lại cơ đồ cho Việt Nam. Là Linh Địa thì những ai vô thần, lòng dạ ác độc, mưu mô cướp bóc, chém giết, cướp chùa sẽ không thể tồn tại trên mảnh đất này. Luật trời đã định: phá đời, phá đạo là tự đánh mất linh hồn mình.

 

B.   CHUẨN BỊ CHO SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẠC (ĐỨC CHRIST)

Cần lưu ý là ba tên:  Đức Krisna trong Ấn giáo, Đức Christ trong Thiên Chúa giáo, Đức Di Lạc (Maitreya) trong Phật giáo, Cao Đài giáo đều cùng chỉ một Chơn linh. Đó là KRISNA PHẬT.

Trên nóc BÁT QUÁI ĐÀI của Tòa Thánh Tây Ninh có tượng  Tam Thế Phật. Đó là:

BRAHMA Phật, -  CIVA Phật, -  KRISNA Phật. Đấy là Tam Ngôi nhứt Thể, thay mặt cho Thượng Đế trong thế giới này. Khi Đức Hộ Pháp trấn Thần đến Bát Quái Đài, ngó lên trên, Ngài trấn Thần pho tượng Tam Thế Phật.  Ngài nói:

·         Brahma Phật đứng trên lưng con Thiên nga ngó hướng Tây, ấy là ngôi thứ nhứt, tượng trưng ngôi Thánh đức, thuộc về Cơ Sanh hóa, ấy là Đấng tự hữu hằng hữu, hữu nguyên hữu thỉ của vạn vật.

·         Đức Phật Civa (Shiva) đứng trên Thất đầu Xà (rắn bảy đầu) ngó qua phía chánh Bắc, ấy là ngôi thứ hai tượng trưng phần Âm Dương, Cơ Sanh cũng là Cơ Diệt, ấy là ngôi Bảo tồn.

·         Đức Phật Christna (hay KRISNA) đứng trên con Giao long (Cá hóa rồng) ngó về phía chánh Nam, ấy là ngôi thứ ba tượng trưng cuộc tuần hoàn: tiên tri cho nhơn loại biết việc trí xảo thuộc Cơ Tranh đấu, cũng là cuối Hạ nguơn khởi Thượng nguơn Tứ Chuyển.

Tại Tòa Thánh Tây Ninh, trên nóc của Phi Tưởng Đài có tượng Đức Phật Di Lặc ngồi tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng (cọp tượng trưng năm Bính Dần - 1926 - là năm Khai Đạo).

Ø  Sau đây là bài giảng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc luận giải về chữ Tu và có nhắc đến sự giáng lâm của Đức Di Lạc:

“ Trên công việc nhựt nhựt thường hành, nó thuộc về Thể pháp. Dầu cho ta có cúng lạy cho đến nỗi dập đầu bể trán mà không phụng sự cho Vạn Linh thì cũng không lợi ích chi cho Trời Phật. Cái lợi ích hơn hết là một đám con lầm lạc của Trời nó đang tâm tàn sát lẫn nhau mà ra tay cứu vãn được mới là ân nhân của xã hội. Khi ra trước Tòa Phán Xét Đại Hội Long Hoa, ta mới có đủ điều kiện để binh vực lập trường mình; bằng chẳng vậy thì cái danh từ Tôn giáo của chúng ta đối với xã hội nó không có cái ý nghĩa…

Nói trắng ra, toàn cầu sắp khởi trận cuồng phong dữ dội, nó sẽ lôi cuốn nhơn loại ra giữa dòng khổ hải, chẳng riêng dân tộc nào mà nước Việt Nam ta cũng đồng chung số phận. Dầu cho Đức Di Lặc có ra đời đi nữa, không phải một mình Ngài vớt cả chúng sanh được, mà phải cần có cả môn đồ của Ngài giúp Ngài. Bởi Ngài là một vị Tài công, còn các môn đồ của Ngài cũng như những thủy thủ mới có thể đưa nhơn loại qua khỏi bến bờ. Nếu chúng ta không có cái Đại Chí để hiệp cùng Ngài thì cũng phải bị đắm chìm như bao kẻ khác…

Mặc dù ta không dám bì với các nhà tiên tri buổi trước, chớ ta cũng nhận định được ngày tận thế hầu gần. Giữa lúc thanh, trược bất phân, dầu cho có Chúa Cứu Thế ra đời mà Ngài không ẩn danh thì cũng bị quân nghịch bắt đóng đinh trên cây Thánh giá; nên Đức Di Lặc phải mai danh trong màn bí mật, xét ra thời kỳ nào cũng thế chứ không có chi là lạ. Vậy, các bậc đạo đức chơn tu, ai là người có đủ đức tin sửa mình cho nên Chí Thánh để đợi đón Ngài đng mà kết thúc Long Hoa Đại Hội.”

(Thuyết đạo ngày rằm tháng 10 Mậu Dần- 1938 )

 

C.   BÀ NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG LỰ THÔNG CÔNG CÙNG ĐỨC CHÍ TÔN

(Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Đền Thánh giờ Tý ngày 24-5-Mậu Tý (30-6-1948)

“ Bần Đạo nhớ khi lên mở Hội Thánh Ngoại Giáo, Đức Chí Tôn cho vị Phối Sư Hương Lự của chúng ta đây được thông công cùng Ngài, nhờ nghe, nhờ thấy đặng truyền Pháp cho Bần Đạo. Khi nọ, Chí Tôn biểu Bần Đạo lại kệ bàn viết có sắp một dãy nhựt trình đặng rút ra 2 tờ. Ngài lại dạy chị chúng ta là Bà Phối Sư Bảy đứng bắt Ấn. Kế Bần Đạo trải 2 tờ nhựt trình sau lưng mà bà chị vẫn không biết. Tới lúc bắt Ấn rồi, Bần Đạo thưa: “Đã trải rồi”, tức thì bà chị nhảy ngược lại, đạp 2 tờ nhựt trình. Bần Đạo không hiểu nghĩa gì? Đức Chí Tôn bảo coi 2 chân có đạp cái gì? Bần Đạo coi chân trước giở lên là hình Tưởng Giới Thạch, đạp ngay trên đầu. Còn cẳng sau Bần Đạo biểu nhón lên coi thì thấy hình Rosevelt, quan Tổng Thống nước Mỹ, đạp ngay ngực và miệng.

Đức Chí Tôn nói với Bần Đạo rằng: “Một ngày kia Trung Hoa sẽ thờ phượng Đạo đáo để, còn nước Mỹ sẽ lãnh trách nhiệm đi truyền giáo toàn cầu”. Ngày nay, chúng ta thấy tưởng chừng như Chí Tôn khiến mấy vị phóng viên bên Mỹ đến lấy hình trọn vẹn của Đạo, đủ cả chi tiết kinh luật, đem về xứ để truyền bá thì mấy vị nầy chẳng khác chi như đức Tam Tạng ngày xưa đến Ấn Độ thỉnh kinh. Bần Đạo dám chắc sự bí mật mà Bần Đạo thấy Chí Tôn hành pháp buổi nọ đã kết liểu ngày hôm nay .Ấy vậy chúng ta phải chịu nhọc một chút để nghinh tiếp họ trong buổi lễ hôm nay.

Bần Đạo tưởng khi những người có mặt ngồi tại đây hầu lễ nầy, biết chừng đâu cũng có được hạnh phúc như đi truyền giáo qua bên Mỹ sau nầy mà chớ.

Bần Đạo để lời cảm ơn toàn cả nam nữ và cái bí pháp ấy chúng ta sẽ thấy Chí Tôn làm thành tướng trong thời gian ngắn ngủi sau đây.”

 

Lời tiên tri đã ứng hiện nửa phần (1948-2016).

Sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975, đến nay, đã có độ bốn triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài và 1 triệu 700 ngàn người Việt đang sinh sống trên đất Mỹ. Sự kiện các dân di cư tị nạn khi ra khỏi nước đã mang theo niềm tin tôn giáo và văn hóa của mình là một sự kiện đã xảy ra từ lâu trong lịch sử nhân loại. Cộng Đồng người Việt ở Hải Ngoại tồn tai 40 năm, mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh về đủ mọi phương diện. Theo Tiến sĩ sử học Phạm Cao Dương, Cộng đồng hải ngoại của Việt nam trẻ trung năng động, có nhiều khả năng phát triển hơn nhờ đã hình thành và phát triển trong những quốc gia tân tiến nhất trên thế giới … Chúng ta đã có khá đông các chuyên viên trí thức thượng thặng từ các khoa học gia, các giáo sư đại học, các học giả hiện đang phục vụ trong các trung tâm, các viện nghiên cứu bậc nhất trên thế giới để góp sự hiện diện của mình với các sắc tộc khác. Chúng ta cũng đã có những chỉ huy cao cao cấp trong quân đội, kể cả tướng lãnh. Chúng ta cũng có những chỉ huy trưởng khu trục hạm tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ.Trong địa hạt chính trị, người Việt nay cũng đã đi rất sâu và rất cao trong hệ thống chính quyền của nhiều nước. Nhiều người trẻ cũng đã xuất hiện và đã thành công xuất sắc. Họ thông thạo ngôn ngữ, được học, được sống và hiểu biết về xã hội nơi họ đang cư ngụ. Sự hình thành của Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại coi như thành phần thứ hai của dân tộc là một cơ hội ngàn năm một thuở chúng ta có được, sau khi người dân Việt Nam đã phải trải qua nhiều năm dài đầy chiến tranh, đau thương, chết chóc và bất hạnh. Tuy không có được một lãnh thổ duy nhất, một chính quyền chung nhưng Cộng đồng gồm những con người có chung một lịch sử, một nguồn gốc, đã ra đi trong cùng một hoàn cảnh, một thời điểm. Nói một cách khác, Cộng đồng đã trở thành một Siêu Quốc gia Việt Nam; tuy không có lãnh thổ, không có chính quyền, không có thủ đô nhưng tất cả đều nằm sâu thẳm trong lòng mọi người dân của nó. Một siêu quốc gia như vậy thích hợp hơn với sinh hoạt quốc tế trong thời hiện tại, thời mà biên giới giữa các nước đã mờ dần trước sự phát triển chung của cả nhân loại… Cộng đồng đã khơi lại được mạch sống nhưng phát triển bền vững hay không tùy thuộc ở chính chúng ta. Chúng ta sẽ coi quyền lực, danh lợi tiền bạc của cá nhân hay phe nhóm là trọng hay sự tồn vong của cả dân tộc là trọng? Đó là tùy thuộc Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại ở các nước Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc... Những người dân đang sống trên đất mẹ Việt nam khó mà làm được điều này vì dù có muốn họ cũng bị kềm kẹp, bức hại không được phép làm và cũng vì tất cả đều đã  quá mòn mỏi, xơ cứng nếu không nói là kiệt lực vì bị áp bức quá lâu…”

 

D.   VAI TRÒ CUNG THỪA THIÊN HÀNH HÓA

Người dân khi quá đau khổ, uất ức không nói nên lời biết trông cậy vào ai? Chỉ biết cầu nguyện cùng Trời Phật. Đức Phạm Hộ Pháp khi thuyết giảng về CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG, phần CUNG THỪA THIÊN HÀNH HÓA đã cho biết vai trò can thiệp vào thế gian của Cung này.

Ø  Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Đền Thánh, đêm 18 tháng 8  Mậu-Tý ( 21-9-1948 )

Hôm qua chúng ta, đã đến Cung Thánh, chúng ta đã hiểu sơ lược quần sanh nhơn-loại trên mặt địa-cầu này. Hôm nay Bần-Đạo dắt chư Hiền-Hữu vào nơi Cung Thừa-Thiên Hành Hóa, nơi đó Chư Thánh đang ngồi cân lường từ việc tương lai, từ trái địa-cầu này, qua trái địa-cầu khác, nơi đó không có một buổi nào họ không tưởng đến tinh thần nhơn-loại trong Càn-Khôn Vũ-Trụ. Từ nước này qua nước khác, họ ngồi, họ lập chương-trình định quyết, ai đến, ai về để cứu vãn tình thế, không có buổi nào họ quên được, hạng nhứt hơn hết trong Cung Thừa-Thiên Hành-Hóa, chúng ta hiểu rằng Chư Thánh không buổi nào họ quên lo cho số mạng của chúng ta…

 

v  SUY NIỆM 1: Ai đến? ai về? Từ thời con người xuất hiện cho đến nền văn minh phát triển tột cùng như hiện nay, đã có sự hướng dẫn, đóng góp rất nhiều của các bậc THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT được cung Thừa Thiên Hành Hóa gửi xuống đầu thai ở thế gian này. Các vị ấy xuất hiện dưới nhiều lãnh vực, tiêu biểu như:

- Đức Bàn Cổ tạo ra các giống dân đen, đỏ, vàng, trắng.Các vị dạy dân chúng những phát minh để từ thời săn bắn, hái lượm sống qua ngày đến nay đã sản xuất được thực phẩm thặng dư.

- Các nhà khoa học, bác học phát minh những phương pháp giúp con người sống lâu, sống khỏe và có thể lên tới mặt trăng, sao Hỏa. Trong tôn giáo Cao Đài, các vị ấy được gọi là ĐỊA TIÊN

- Các vị Giáo chủ lần lượt giáng linh xuống thế gian để dạy con người biết hướng thiện, không vì tranh giành vật chất mà chém giết lẫn nhau; phải biết nhìn nhau là anh em mà cha mẹ Thiêng liêng là hai Đấng Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu.

- Các vị vua, tổng thống lãnh đạo một nước, các tướng lãnh tài ba, các nhà chính trị lỗi lạc biết tranh đấu cho NHÂN QUYỀN, TỰ DO, THƯƠNG YÊU, CÔNG CHÁNH, KHOAN DUNG, TINH THẦN ĐẠI ĐỒNG đều là các vị có chơn linh cao trọng từ phẩm THẦN đến TIÊN xuống thế gian theo lịnh điều động của CUNG THỪA THIÊN HÀNH HÓA.

Trong thế kỷ 21 này, tên tuổi của Tống Thống OBAMA, nhà tỷ phú BILL GATE rất nổi trội về mặt chính trị và xã hội. Chúng ta có thể ngầm hiểu Chơn linh của hai vị này được lịnh xuống thế để tìm cách cứu đời. Những nhà lãnh đạo mang tội diệt chủng ở thế gian là người của Quỉ vương xuống thế. Còn những vị nào tại Hoa kỳ sẽ  lãnh trách nhiệm đi truyền giáo toàn cầu? Chúng ta hy vọng sẽ được biết một ngày không xa lắm.

 

IV.          TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM

-          “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, biết bao cảnh vinh, nhục, thăng, trầm, bao nhiêu cuộc tang thương biến đổi, dân tộc Việt Nam vẫn chịu đựng các sự thử thách éo le…

Xưa, những bậc Tiến Bối ta đã từng đả phá quân Nguyên, danh tiếng lẫy lừng thuở ấy, đại bại Nhà Thanh, Nhà Minh, oai chấn một cõi trời Đông, thì nay chúng ta há không đuổi được kẻ thù ngàn năm đang lăm le diễn lại bổn tuồng cũ.

- Ai là người đang ôm cái chủ nghĩa quốc gia với một tấm lòng thanh bạch, với những hy sinh cao quí?...Ai là người không phản bội quyền lợi của Quốc Gia, và không đi ngược lại nguyện vọng của nòi giống? Ai có đủ những điều kiện ấy, toàn dân sẽ quí phục, thì sự thành công của Việt Nam cũng tùy thuộc nơi đó…

- Những tướng lãnh của các nước văn minh, tiên tiến, phải chăng là bậc hiền triết tài năng, luôn luôn đem chí cả phụng sự cho nước nhà, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân và cho đồng loại. Tổng thống GEORGES WASHINGTON đã mở một thế hệ mới cho dân tộc Mỹ. Đại Tướng DE GAULLE hô hào giải phóng quê hương bị người Đức chiếm đóng…

- Tượng trưng cho một quốc gia có văn hiến dân tộc, đâu phải là hạng phàm phu tục tử, chỉ biết vui say vật chất, sớm mận, tối đào, nước mất mặc nước, dân khổ mặc dân.

- Lẽ Trời đã định cho giống Lạc Hồng thâu hồi quyền tự chủ của mình để nở mặt cùng năm châu bốn biển.

- CƠ TẬN DIỆT SẼ ĐẾN. Trận đại chiến kỳ ba không sao tránh khỏi.Trước cảnh sụp đổ tang tóc đau thương ấy, Thần Thánh cũng phải chau mày ứa lệ. Nhưng cơ Trời đã định, con người vì quá độc ác, chủ trương mưu sâu kế độc, giết hại lẫn nhau, để tranh đoạt bả vinh hoa, mồi phú quí. Luật sửa phạt không thiên vị một ai, khó mà tránh đặng. Cuộc giết chóc sẽ lan tràn từ Á sang Mỹ với trận bom nguyên tử và khinh khí tích trữ, Những nơi thị tứ phồn thịnh ra bãi tha ma hoang vắng. Các nước nhỏ bị ảnh hưởng lôi cuốn trong chiến tranh cũng dẫy đầy tai nạn. Ôi! Còn gì là nhơn loại, còn gì là văn minh, rõ thật là cơn tận diệt. Sau trận giặc long trời lỡ đất ấy, con người còn lại chẳng bao nhiêu, nhưng đó toàn là giống tốt, không tội lỗi, không nhiễm trược trần.

- Vì đã chủ trương một thuyết vô nhân Đạo, làm cho nhơn loại phải khổ đau, sanh linh đồ thán, cang thường xiêu đổ, luân lý ngửa nghiêng, nước Nga sẽ bị xóa tên trên bản đồ Quốc Tế, nước Mỹ tuy bị một vết thương rất nặng, nhưng tên tuổi vẫn còn. Các phần tử tinh hoa, ưu tú của Mỹ sẽ noi gương của nước Việt Nam, lập lại một nước Mỹ ĐẠO ĐỨC, NHƠN NGHĨA. Dân Mỹ sẽ sống một cuộc đời sung túc nhàn lạc, không còn những tham vọng ích kỷ xấu xa nữa.

- HÒA BÌNH VĨNH VIỄN: Tạo hóa đã sắp bày, vì muốn lập lại đời Thánh Đức cho muôn dân hưởng cảnh thái bình, an cư lạc nghiệp, cho nên mới có cơ thưởng phạt. Vì không thấu triệt cái lý nhiệm mầu của Hóa công, cho nên thiên hạ mới tự đắc, tự hào với khoa học tối cao của mình, chỉ biết có quyền lợi, chỉ nuôi những tham vọng ích kỷ xấu xa mà không kể đến cái ác quả sẽ gánh lấy về sau.

- Thấy rõ chiến tranh là tai hại chừng nào, còn ai điên cuồng gì lại gây ra chiến tranh nữa. Bài học qua rất đắt giá, nhưng nó thức tỉnh được lòng người ít nữa cũng hàng trăm thế kỷ. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thấm nhuần Đạo đức từ ngàn xưa, nhờ ảnh hưởng giáo lý của Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử, Đức Thích Ca, Đức Chúa Jésus, người Việt có một nền tảng luân lý rất vững chắc, luôn luôn biết thờ Trời kỉnh Phật, sùng bái Thánh, Thần, người Việt còn biết thương yêu đồng loại như anh em một nhà, như con một cha, mà cha cả là Đức Thượng Đế. Mặc dầu có một vài lầm lỗi, nhưng đã biết ăn năn tự hối. Người Việt lo lập công bồi đức, công đức ấy đến hồi đơm bông kết quả, để thưởng công xứng đáng mấy ngàn năm lập quốc, mà không lúc nào được trọn quyền tự chủ. Đức Thượng Đế sẽ ban ơn cho giống Lạc Hồng thâu hồi nguyên vẹn quyền tự chủ của mình.

Đức Thượng Đế nhận thấy chí nhẫn nại, lòng Đạo đức không dời đổi, óc thông minh khôn khéo của giống Lạc Hồng, nên ban ơn cho giống dân nầy lãnh Đạo nhơn loại còn sống sót ở Năm Châu, hầu lập lại một xã hội mới, lấy Đạo đức nhơn nghĩa làm căn bản, loài người sẽ hưởng một đời sống vui tươi, dưới sự hướng dẫn của nước Việt Nam thuần nhứt, nước Việt Nam muôn đời…

 

AI LÀ ANH HÙNG DÂN TỘC?

Đi tận phương trời Tây, rồi trở về Đông, để hấp thụ cái chủ nghĩa giết cha, chém chú, phản huynh đệ, đem nước nhà hiến nạp cho người, coi đất trời như không có. Hành vi ấy có thể là hành vi của anh hùng dân tộc chăng?...

Trước nạn khói lửa, trước cảnh nồi da xáo thịt, nhơn loại điêu đứng, quốc gia khuynh nguy, ngày đêm chỉ biết có gái đẹp, rượu ngon, truy hoan trụy lạc vô chừng, con người như thế có đáng làm nhà lãnh Đạo quốc dân chăng?....

Dân tộc Việt Nam có tiếng là sáng suốt, phải nhận định cho được, ai là vị cứu tinh của mình, ai là người có thật tâm với Tổ Quốc, mới tránh khỏi họa thành cháy vạ lây…Trên tám chục năm bị lệ thuộc của nước Pháp, dịp may đưa đến để tháo củi sổ lồng, nhưng cuộc tranh đấu của toàn dân lại bị Cộng Sản cướp công, làm lợi khí cho ngoại quốc.

- Vận dụng thế nào để đem lại sự thành công cho dân tộc, ấy là một nhiệm vụ rất gay go, nhưng đó mới là cái bí quyết của nhà lãnh đạo. Nhờ thắng được các sự thử thách, người Việt tỏ ra mình có đủ khả năng để giải quyết mọi trở lực. Đức Thượng Đế mới giao phó cho sứ mạng dìu dắt thế giới sau nầy…

-…Sau trận đại chiến kỳ ba, hai nước Nga và Mỹ sẽ bị tàn phá tan tành, không còn địa vị nữa. Trung Quốc bị các nhà lãnh đạo dắt đi lầm đường lạc lối, phải một thời gian rất lâu mới gây dựng lại được sự nghiệp xưa. Còn Nhựt Bổn là căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương, hoàn toàn bị sụp đổ dưới lửa bom mưa đạn.

- Ngày 17 tháng 11 năm Bính Tý (dl 30-12-1936), ngài Tôn Trung Sơn cho biết: Thiên thơ đã định Huê - Nhựt hiệp chủng. Hại nỗi lại là tay có trọng trách nơi phần tạo Tân Thế giới cho Đức Chí Tôn, nên Ngọc Hư  phải bảo trọng không cho diệt chủng, duy chịu nạn diệt quốc mà thôi. Trong thế kỷ hai mươi mốt (21) sẽ thấy tang điền  Nhựt đảo biến nên thương hải  Huê triều. Ấy vậy, lúc phối hiệp dân sanh sẽ có lắm trường huyết chiến. Thời gian ngắn ngủi chi đây, sẽ có  Nhựt - Huê  đại  chiến…

- Chỉ có Việt Nam về mặt Nhơn Đạo thực hiện được chánh nghĩa; về Thiên Đạo được nêu cao NHƠN NGHĨA, BÁC ÁI, ĐẠI ĐỒNG, thuận thiên lý, hợp nhơn tâm nên nắm giềng mối cho chúng sanh trên mặt địa cầu nầy đời đời, kiếp kiếp.”

- Ngày 15 tháng 6 Mậu Tý (1948), Đức Phạm Hộ Pháp giảng về luật nhơn quả vay trả của nhơn loại trong thời kỳ Hạ Ngươn hầu mãn hầu bước sang Thượng Ngươn Thánh Đức như sau: “Cái quyền năng vô đối của Đức Chí Tôn một nháy mắt không còn một sinh mạng ở quả địa cầu này, chỉ một tích tắc đồng hồ nhơn nào quả nấy trả cho rồi đặng lập đời Thánh Đức mà thôi….các con nhớ rằng; dữ tận, hiền thăng, mạnh tàn yếu được, nhơn loại trả quả với nhau. Các con chịu cái nạn chung trả từ đời Hồng Bàng đến bây giờ…mừng cho nước Việt Nam trả hết mối nợ tiền khiên mà Tổ Tiên ta đã vay; từ thử bị nô lệ nay không còn nô lệ nữa. Vậy thì oan trái đã trả xong… Sau này, nước Việt Nam còn sống nhiều nhứt nhờ biết chay lạt tu hành Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài lấy hai chữ thương yêu làm gốc, công bình, bác ái. Ngày nào toàn thể nhơn loại biết nhìn nhận Đức Chí Tôn là Đấng Cha chung thì ngày đó mới đặng hòa bình vĩnh cửu đó vậy. ”

 

Đức NHÀN ÂM ĐẠO TRƯỞNG dạy:

Vận hội đến đã xây thời thế,

Bởi hung tàn mà chưa dễ thoát lệ nô.

Bốn ngàn năm một gánh cơ đồ,

Chia rẽ mãi mà điểm tô không kịp bước.

Đời lấn Đạo, Đời xa cội phước,

Đạo dìu Đời, vận nước mới an.

Đức lập Quyền, dân được châu toàn,

Quyền lập Đức, nhơn gian thống khổ.

Lấy chí Thánh dìu đời giác ngộ,

Dụng bạo tàn đâu phải chỗ an bang.

Trị theo đời mà dân chúng vẫn lầm than,

Đó là dìu chúng đến con đàng tự diệt…”

 

v  SUY NIỆM: Những lời lẽ trên là lời dạy của các Đấng Thiêng liêng. Người tín đồ Cao Đài rất tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nước Việt Nam con Rồng cháu Tiên dù phải ép mình sống trong kiếp nạn, thử thách.

“Một ngày kia Trung Hoa sẽ thờ phượng Đạo đáo để, còn nước Mỹ sẽ  lãnh trách nhiệm đi truyền giáo toàn cầu”. Bao giờ dân Trung Hoa sẽ thờ phượng Đạo đáo để? Chắc chắn không phải trong bức màn sắt màu đỏ máu. Điều đó chỉ có thể xảy ra sau thế chiến thứ ba, khi chính quyền cộng sản không còn tồn tại, khi chiến tranh thứ ba tuy hủy diệt nhiều thứ nhưng giải phóng con người. Đức tin vào Trời Phật được sống lại và con người tự do phát triển. Con người đúng thật là NGƯỜI, không phải quỷ, ma đội lốt. Nền văn minh trên 5000 năm của Trung quốc thật vĩ đại. Nếu các nhà lãnh đạo Trung hoa biết khôi phục tinh thần Đạo lý truyền thống, bỏ chủ nghĩa khát máu, bỏ mộng bá chủ hoàn cầu thì Trung quốc xứng đáng là đứa con cưng của ĐỨC MẸ THẾ GIỚI. Đừng mơ chiếm lấy Việt nam vì Việt nam là đất nước đã được chọn. Những nhà nghiên cứu dịch lý cho biết Việt nam là vùng đất lý tưởng cho việc thống hợp những nền văn hóa trái nghịch nhau. Nhìn cấu tạo địa hình của nước Việt nam trên bán đảo Đông Dương sẽ thấy giống như hình Thái cực Âm dương.

-          Dãi đất Việt nam hình chữ S giống hình đường cong của hình Thái cực,

-          phần biển NAM HẢI tương đương phần Thái âm;

-          phần đất liền tương đương phần Thái Dương;

-          đảo Hải nam (HAINAM) tương đương vùng nhỏ Thiếu Dương

-          Biển hồ TONLE SAP ở Kampuchia tương đương vòng nhỏ Thiếu Âm.

 Do đó, nếu biết  tận dụng THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA, dân Việt sẽ hưng thịnh và nổi tiếng trên thế giới về tinh thần đạo đức.

“Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc’

Ngày sau làm chủ mới là kỳ.”

Hội Thông Thiên Học không nói đến Hội Long Hoa nhưng giáo lý có đề cập đến việc các Đấng Giáo Chủ lâm phàm để giáo dục nhân loại ở mỗi chu kỳ nhỏ. Theo truyền ký, Đức Phật Thích Ca đã giao nhiệm vụ này cho Đức DI LẶC BỒ TÁT ( Seigneur Maitreya Boddhisattva), phương Tây gọi Ngài là Đấng CHRIST. Tiền kiếp của Đức Di Lặc Bồ Tát là Đức KRISHNA lâm phàm dạy Đạo ở Ấn Độ. Sau đó, Ngài còn lâm phàm trong ba năm, mượn xác đệ tử Ngài là Đức Jesus để giảng Đạo trong ba năm chót tại Palestine.

(C.W.Leadbeater, L´Occultisme dans la mature, Paris, Adyar: 1926, trg. 11, 12:

"Dans ces temps lointaiines, c´était le Seigneur Gautama qui dirigeait ici-bas le domaine de la religion et de l´éducation, depuis, il transmis cette fonction au Seigneur Maitreya, que les occidentaux appellent le Christ, celui-là même qui prit le corps de Jésus pendant les trois dernières années de sa vie sur le plan physique).

Trong Hồi giáo, Ngài có tên Iman Madhi. Khi Ngài giáng trần ở  Anh Quốc có tên St. PATRICK.

 

Ðức Di-Lạc Vương Phật sẽ giáng sanh xuống cõi trần nầy một lần nữa để sửa đổi tất cả giáo lý của các tôn giáo xưa, cho đúng chơn truyền, bởi vì giáo lý của các tôn giáo nầy, qua hơn 2000 năm truyền bá đã bị người đời canh cải làm sai lạc rất nhiều.

Ở Á Ðông có Tam giáo: Phật, Lão, Nho; ở Âu  châu và Mỹ Châu có Thiên Chúa giáo với 2 chi phái lớn là Chính Thống giáo và Tin Lành; ở Trung Ðông có Hỏa giáo, Hồi giáo, mở ra vào thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ, đã cứu độ nhơn sanh được hơn 2000 năm nay. Các nền tôn giáo lớn nầy theo thời gian, đã bị sửa đổi ít nhiều so với lời dạy của các vị Giáo chủ. Do đó, Ðức Chí Tôn mở Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ  “QUI NGUYÊN TAM GIÁO, HIỆP NHỨT NGŨ CHI”. Ðức Di-Lạc Vương Phật là Ðấng được Ðức Chí Tôn ủy nhiệm thực hiện Cơ Qui Nhứt trọng đại nầy, đem các nền tôn giáo trở về gốc, sửa đổi giáo lý cho đúng với Chơn truyền của buổi ban đầu.

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ  là ÐẠI ÂN XÁ kỳ ba, để tận độ chúng sanh trước khi chấm dứt một giai đoạn tiến hóa cũ, bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của nhơn loại nơi quả Ðịa cầu 68 nầy. Ðây là một HỒNG ÂN đặc biệt mà từ trước tới nay THƯỢNG ĐẾ chưa hề ban cho bất kỳ tôn giáo nào.

Mặt Trời hiện đang đi vào chòm sao Bảo Bình (Aquarius). Tân kỷ nguyên đã bắt đầu. Thành tựu tinh thần vĩ đại và biến chuyển tiến hóa của thời đại mới sẽ là những mối liên giao được thiết lập giữa các dân tộc, giúp mọi người ngồi lại với nhau trong sự hiện diện của Đấng Christ để chia sẻ “bánh mì và rượu nho”. Sự chia sớt thực phẩm, bắt đầu ở cõi trần, sẽ là món quà của kỷ nguyên Bảo Bình dành cho nhơn loại.  Tuy nhiên, hiệu quả quan trọng của kỷ nguyên này sẽ là các tiến trình hợp tác, và sự xuất hiện của nền tân tôn giáo thế giới, hình thành trên những cảnh giới nội tại, với chủ âm là tinh thần Đại đồng và điểm đạo. Khi nào Đức Di Lặc giáng lâm? Khi nền văn minh cũ với những hỗn loạn do xu phụng vật chất được chấm dứt, khi các thế lực bảo thủ bị ngăn chận để dọn đường cho cái mới? Chúng ta cũng nên hiểu rằng: chiến tranh- với  tất cả những thảm họa, tàn ác không thể tả - chẳng khác nào cây chổi của Đấng Tạo Hóa. Ngài có thể dùng nó để quét sạch tất cả những chướng ngại trên đường trở lại của Con Ngài.

 

  

PHỤ LỤC

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

THE INTERNATIONAL BILL OF HUMAN RIGHTS

UNIVERSAL DECLARATION OF HUMAN RIGHTS
(10 December 1948)



LỜI MỞ ĐẦU

Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền 
bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia
đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,

Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những
hành động dă man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới 
một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín 
ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng 
là nguyện vọng cao cả nhất của con người,

Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị 
bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống
áp bức và bạo quyền,

Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị 
giữa các quốc gia,

Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác 
nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá
trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm 
thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường 
tự do hơn,

Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc 
để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền
và những quyền tự do căn bản,

Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối
quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.

Vì vậy,

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC

Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn
thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá 
nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát
huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và 
bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo
đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho 
các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lănh thổ bị giám
hộ.


 

Điều 1:

Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi,
có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.

Điều 2:

Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn
này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, 
màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, 
nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân
trạng nào khác. Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính 
trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lănh thổ mà người đó 
trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay 
bị hạn chế chủ quyền.

Điều 3:

Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Điều 4:

Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự 
mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ.

Điều 5:

Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối 
xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6:

Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật 
bất cứ tại đâu.

Điều 7:

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ 
bình đẳng không kỳ thị.

Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ
thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.

Điều 8:

Ai cũng có quyền yêu cầu toà án quốc gia có thẩm quyền can thiệp 
chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được 
hiến pháp và luật pháp thừa nhận.

Điều 9:

Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.

Điều 10:

Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà 
án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán
xử về những quyền lợi và nghiă vụ của mình, hay về những tội 
trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.

Điều 11:

1. Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có
đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ
bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.

2. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình 
đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình
sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành;
mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt 
được áp dụng trong thời gian phạm pháp.

Điều 12:

Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, 
nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng 
có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 13:

1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.

2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của 
mình, và có quyền hồi hương.

Điều 14:

1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền t́m nơi tị nạn và được hưởng quyền 
tị nạn tại các quốc gia khác.

2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực 
sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay 
vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 15:

1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.

2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc 
tịch một cách độc đoán.

Điều 16:

1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập 
gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn 
giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú 
cũng như khi ly hôn.

2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của 
những người kết hôn.

3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được 
xã hội và quốc gia bảo vệ.

Điều 17:

1.Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người 
khác.
2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

Điều 18:

Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo;
quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng
và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, 
hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác,
tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19:

Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm;
quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm
của mình, và quyền t́m kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý 
kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Điều 20:

1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.

2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 21:

1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc 
trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.

2. Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

3. ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền 
lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển
cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu
kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.

Điều 22:

Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được
hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền được được hưởng những
quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự
do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp 
tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.

Điều 23:

1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm,
được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và 
được bảo vệ chống thất nghiệp.

2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang 
nhau, không phân biệt đối xử.

3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ
để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng
với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện
pháp bảo trợ xã hội khác.

4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp 
đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 24:

Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định
hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ có trả lương.

Điều 25:

1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về
phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể 
cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết;
ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp 
thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu
phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.

2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả
các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng 
bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26:

1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được
miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng 
có tính cách cưỡng bách.Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp
phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho 
mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu 
chuẩn.
2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường 
sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề
cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các 
cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt
động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình.

3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.

Điều 27:

1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng 
đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học 
và lợi ích của những tiến bộ ấy.

2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất
phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật 
của mình.

Điều 28:

Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc 
tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có 
thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29:

1. Ai cũng có nghiă vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của 
mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.

2. Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải 
chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngơ hầu những quyền tự 
do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những được
hỏi chính đáng về đạo lư, trật tự công cộng và an lạc chung trong
một xã hội dân chủ cũng được thỏa măn.

3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành 
xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 30:

Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích
để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào 
được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những 
quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

(Phỏng theo bản dịch của Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền với 
sự tu chính của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Nhân Quyền.)

 

 

_______________________________________________________

 

TỪ CHÙA NGỌC HOÀNG NHỚ VỀ TÒA THÁNH TÂY NINH

*

CHƯƠNG MỘT

TÌM HIỂU CHÙA NGỌC HOÀNG & CHI MINH SƯ

 

TIẾT 1.CHÙA NGOC HOÀNG XƯA VÀ NAY

TIẾT 2.TÌM HIỂU CHI MINH SƯ

                      I.        LỊCH SỬ MINH SƯ PHẬT ĐƯỜNG Ở TRUNG QUỐC

                    II.        LỊCH SỬ MINH SƯ PHẬT ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

TIẾT 3.MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGŨ CHI MINH ĐẠO VỚI TÔN GIÁO CAO ĐÀI

                     I.        QUAN ÂM TỰ PHÚ QUỐC & NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU

                    II.        VĨNH NGUYÊN TỰ & NGÀI LÊ VĂN LỊCH

                   III.        TAM TÔNG MIẾU &CÁC BÀI KINH TAM GIÁO

                  IV.        THIỀN LÂM TỰ & HÒA THƯỢNG NHƯ NHÃN

                  V.        LINH QUANG TỰ & TRẦN ĐẠO QUANG

 

CHƯƠNG HAI:

VIỆT NAM NGÀY MAI

 

TIẾT 1.KHI NGÀI OBAMA TÌM HIỂU ĐẠO TRỜI

      I.        BÀI DIỄN VĂN CHẠM TỚI TRÁI TIM DÂN VN

    II.        VÌ SAO TỔNG THỐNG OBAMA VIẾNG ĐIỆN NGỌC HOÀNG

A.   ĐỨC TIN KHOAN DUNG, ĐẠI ĐỒNG CỦA TT OBAMA

B.   TINH THẦN TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN & TÔN GIÁO BẢN ĐỊA

C.   TÔN CHỈ CỦA ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ HAY ĐẠO CAO ĐÀI

 

TIẾT 2..VAI TRÒ CỦA HOA KỲ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO CAO ĐÀI

      I.        ĐỒNG MỘT ĐÔ (DOLLAR) XÁC TÍN ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI DÂN HOA KỲ

    II.        Ý DÂN LÀ Ý TRỜI

   III.        LỜI TIÊN TRI XÁC THỰC

A.   DI TẢN NGƯỜI VIỆT RA THẾ GIỚI LÀ THIÊN Ý

B.   CHUẨN BỊ CHO SỰ GIÁNG LÂM CỦA ĐỨC DI LẠC (ĐỨC CHRIST)

C.   BÀ NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG LỰ THÔNG CÔNG CÙNG ĐỨC CHÍ TÔN

  IV.        VAI TRÒ CUNG THỪA THIÊN HÀNH HÓA

   V.        TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM

 

PHỤ LỤC:

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

 

Top of Page

      HOME