KIẾN TRÚC HIỆP THIÊN ĐÀI NƠI ĐỀN THÁNH
(Temple of the Divine Allience between God and Humanity)
I.PHẦN HỮU H̀NH
- Đứng phía trước măt tiền mà ngó vào th́ Đền Thánh chỉ phô ra phần thứ nhất là Hiệp Thiên Đài tức là nơi để thông công với Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng Thượng Đẳng. Hiệp Thiên Đài gồm có:
* Bên Hữu: Bạch Ngọc Chung Đài (lầu chuông)
* Bên Tả: Lôi Âm Cổ Đài (lầu trống)
*Chính giữa chánh Điện có ba từng:
- Từng dưới đất
- Từng lầu thứ nhất và lầu thứ nh́
Bạch Ngọc Chung Đài: Ở về bên hữu tức là cái đài có chuông bằng ngọc trắng nhưng hai chữ Bạch Ngọc là do chữ Bạch Ngọc Kinh mà ra. Ư nói chuông ấy là do nơi Thiên Đ́nh mỗi khi đánh chuông th́ tiếng ngân của nó thấu đến Phong Đô, mười cửa ngục đều mở để cho các âm hồn giác ngộ sám hối tiền khiên để được độ rỗi.
Lôi Âm Cổ Đài: tức là đài trống sấm nhưng hai chữ Lôi Âm cũng từ trong ba chữ Lôi Âm Tự, là ngôi đền của Đức Phật Thích Ca ngự cơi Tây Phương. Mỗi khi có cúng Đại lễ, Lôi-Âm Cổ nổi lên ba hồi, mỗi hồi 12 chập, mỗi chập 12 dùi th́ Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật phải đến chầu Ngọc Đế (12x12x3= 432).
Từ bên ngoài, đi vào Đền thánh theo chính diện, phải bước lên năm bậc thềm bằng đá mài màu nâu, tượng trưng cho năm cấp tiến hóa của con người: NGƯỜI, THẦN, THÁNH, TIÊN, PHẬT.
Đi qua khỏi các cột rồng và cửa chính th́ tới Tịnh tâm điện, ngụ ư con người trước khi vào bên trong Đền thánh phải dọn ḷng thanh tịnh (trong sạch). Đi qua khỏi Tịnh tâm điện th́ tới HIỆP THIÊN ĐÀI. Đứng ở đây nh́n thẳng về trước là BÁT QUÁI ĐÀI, phần giữa có chin cấp là CỬ TRÙNG ĐÀI được xây từ thấp lên cao. Điều này có nghĩa là trước khi đến Bát quái đài (Trời) con người phải đi qua Hiệp Thiên Đài, bởi lẽ Hiệp Thiên Đài là bộ phận thông công, giúp con người hiệp với Trời.
II. PHẦN THIÊNG LIÊNG:
Cửa Chánh để bước vào Đền Thánh gọi là Chánh Điện. Trên Chánh Điện có bao lơn, có sáu chữ Nho ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ 大道三期普度. Trên sáu chữ nầy có Thiên Nhăn Thầy. Trên Thiên Nhăn có mái ngói cửa Chánh Điện, trên nóc có h́nh Đức Di Lạc cỡi cọp. Tất cả h́nh tượng trước mặt tiền Hiệp Thiên Đài là những biểu tượng ẩn hiện giáo lư Bí truyền của Chí Tôn. Cập hai bên tấm bảng Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có hai câu liễn, với hai chữ NHƠN NGHĨA. Câu liễn bằng chữ Nho đặt ngay bên trong:
A.ĐÔI LIỄN HIỆP THIÊN ĐÀI:
協 入 高 臺 百 姓 十 方 歸 正 果
天 開 黃 道 五 枝 三 敎 會 龍 花
Phiên âm:
- HIỆP NHẬP CAO ĐÀI BÁ TÁNH THẬP PHƯƠNG QUI CHÁNH QUẢ.
- THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO NGŨ CHI TAM GIÁO HỘI LONG HOA.
Nghĩa là:
Hiệp nhau nhập vào Đạo Cao Đài th́ nhơn loại trong mười phương sẽ được trở về ngôi chánh quả,
Trời mở Đạo Cao Đài, các vị trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam Giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.
- Bên trên nóc Phi-Tưởng-Đài là pho tượng Đức Di Lạc Chưởng Giáo Tam Hội Long Hoa Bạch Dương Đại hội, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn ngồi trên để quan sát chấm công định vị (điểm Đạo).
· Trước cửa Chánh Điện có 4 cột: 2 cột chạm Rồng (LONG) và 2 cột chạm Bông Sen (HOA), đó là tượng trưng ư nghĩa hai chữ LONG HOA.
Cây cân Công B́nh, có một cánh tay mặt đưa xuống biểu tượng quyền Thiêng Liêng Đức Chí Tôn phán định nơi cơi Hư linh.
B.V̀ SAO HIỆP-THIÊN-ĐÀI ĐẶT Ở PHÍA TRƯỚC ĐỀN-THÁNH ?
Hỏi: Ba Đài tượng-trưng Tinh, Khí, Thần th́:
- Bát-Quái-Đài là hồn, thuộc vô h́nh, tượng cho THẦN.
- Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, bán hữu h́nh, tượng KHÍ.
- Cửu-Trùng-Đài là xác, thuộc hữu h́nh tượng cho TINH.
Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, tượng Khí đứng làm trung-gian để cho hồn, xác hiệp một, nhưng sao Đền-Thánh biểu-tượng Bạch-Ngọc-kinh tại thế lại đặt:
- Hiệp-Thiên-Đài ở trước.
- Cửu-Trùng-Đài ở giữa làm trung-gian.
- Bát-Quái-Đài đặt sau cùng?
Lời Phê của Đức Hộ Pháp: Phải phân phẩm đặng khai mở Thiên-Môn, rộng quyền Phổ-Độ, đặng tận độ các chơn-linh và các phẩm chơn-hồn vào Cửu-Thiên Khai-Hóa, phải đến Thiên-Môn trước rồi mới vào đặng Cửu-Thiên; hồn nó không ở với xác mà ở ngoài xác, c̣n Chơn-thần là dắt d́u đồng sống với xác đặng độ xác, tương-sanh th́ cần chi phân sau hay trước chỉ là Khinh cùng Trọng mà thôi chớ.
-Hỏi: Nếu nói Hiệp-Thiên-Đài là Chơn-Thần trung-gian của xác và hồn th́ Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài đứng ở giữa, nhưng sao lại đứng ở ngoài mà ngó vào Cửu-Trùng-Đài rồi đến Bát Quái-Đài ?
Lời Phê của Đức Hộ Pháp : Đứng giữa rồi ngoài họ đuổi Thiên-Hạ ra th́ ai thấy dùm cho, nếu Chơn-Thần vắng mặt th́ chắc xác không biết đường đi mà chớ.
-Hỏi: Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài phải đứng chầu lễ Đức Chí Tôn hay có ư-nhiệm về Bí-Pháp thế nào, tại sao lại không ngồi?
Lời Phê của Đức Hộ Pháp : Chơn-Thần phải thường tại tức là phải Hằng-Sống, nếu để nó ngồi, không buộc nó đứng th́ nó sẽ ngủ gục hay là chết.
(26-10- Canh-Dần) -HỘ-PHÁP (Ấn-Kư)
Lời Phê của Đức Hộ Pháp: Cái xá ấy chẳng phải làm lễ trọng Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài từ lớn đến nhỏ mà là xá chữ KHÍ. Chữ Khí là nguồn cội của Pháp đă biến sanh ra vạn-vật, Phật là trước, tới Pháp là thứ, kế Tăng là tiếp, cái xá ấy là kính đệ tam qui. Trong Pháp ấy xuất-hiện Phật-Mẫu kế tới Vạn-linh, v́ cớ cho nên Diêu-Tŕ-Cung cùng Hiệp-Thiên-Đài có t́nh mật-thiết cùng nhau về một căn-cội Pháp. Để vận-hành Ngươn-Khí tạo Vạn-linh th́ vị HỘ-PHÁP do Di-Đà xuất-hiện rồi kế vị HỘ-PHÁP và kế tiếp Long-Thần HỘ-PHÁP cùng toàn bộ Pháp-Giới đương điều-khiển Càn-Khôn Vũ-Trụ cũng đều do nơi chữ Khí mà sanh sanh hóa-hóa. Chào chữ Khí tức là chào cả Tam-Qui Thường-Bộ-Pháp-Giới tức là chào mạng-sanh của chúng ta, chớ chẳng phải chỉ chào HỘ-PHÁP, Thập-Nhị Thời-Quân. Thập-Nhị Địa-Chi đă xuất-hiện mà đang thi-hành sứ-mạng nơi Hiệp-Thiên-Đài, mà chào toàn-thể Vạn-Linh đă sanh-hóa từ tạo Thiên lập Địa.
Xin nhớ và truyền-bá lời giáo-huấn nầy, chính ḿnh lầm hiểu là thất-đức chớ chẳng phải người đảnh-lễ là thất-đức.
HỘ-PHÁP (Ấn-kư)
PHÁP CHÁNH TRUYỀN QUI ĐỊNH VAI TR̉ & TỔ CHỨC CỦA HTĐ
Trước khi Thầy lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, Thầy kêu "Cả chư Môn Đệ khá tuân mạng" th́ Thầy đă chỉ rơ rằng: Thầy lập Hiệp Thiên Đài rất trọng hệ là dường nào. Sự trọng hệ ấy là chi? Sau đây nên giải rơ:
Cơ Tạo Hóa chỉ có hai bí mật tối trọng, một là quan sát sự hữu h́nh, hai là xét đoán sự vô vi; quan sát sự hữu h́nh th́ dễ, mà xét đoán sự vô vi vẫn rất khó; hữu h́nh với vô vi chỉ phân nhau với màn bí mật. Từ thuở tạo Thiên lập Địa, dầu cho bậc Trí Thức Nhơn Sanh đặng tấn hóa lên tới bậc Đại giác đi nữa, cũng chưa hề có phương thế hé trọn vẹn màn bí mật ấy, mà ḍm qua phía vô vi cho đặng, nhưng nhơn sanh đă có sẵn nơi tay một cái ch́a khóa, là xem cơ tương đắc của hữu h́nh và vô vi trong sự sanh họat của vạn vật. Vô vi và hữu h́nh phải hiệp làm một, mới thuận theo cơ tạo. Trời Đất có Âm Dương, vạn vật có thể phách, nhơn loại có xác hồn. Sự sống của vạn loại trong Càn Khôn Thế Giái chỉ nhờ có vật chất (La matière) và tinh thần (L'essence) tương hiệp mới thành h́nh; cả vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn, Thiên hồn đều khác đẳng cấp nhau, nên h́nh thể cũng biến sanh ra khác. Vật chất không giống thảo mộc, thảo mộc không giống thú cầm, thú cầm không giống người, người không giống Thần, Thần không giống Thánh, Thánh không giống Tiên, Tiên không giống Phật, Phật không giống Trời. Nói tóm một lời, h́nh thể tâm thần đều khác hẳn.
Vật chất (La matière) phải tùng lịnh tinh thần (L'essence) mà lập thành h́nh tượng. Cái cớ hiển nhiên là h́nh thể của nhơn loại cũng phải tùng tinh thần mà biệt phân đẳng cấp. Kẻ hung bạo th́ h́nh dung cổ quái, c̣n người lương thiện th́ tướng hảo quang minh; nhờ đó mà cổ nhơn xem tướng đoán tánh người. Xác phải phù hạp với hồn, cũng như vật chất phải phù hạp với tinh thần; vật chất vốn hữu h́nh, mà tinh thần lại vô vi, vô vi cùng hữu h́nh phải tương đắc, thấy hữu h́nh đoán vô vi, biết vô vi mới định quyết hữu h́nh.
Ấy vậy Cửu Trùng Đài là xác, Hiệp Thiên Đài là hồn. Đă nói rằng Cửu Trùng Đài là Đời, tức nhiên là xác của Đạo, c̣n Hiệp Thiên Đài là Đạo, tức nhiên là chơn thần của Đạo, vậy th́ xác thịt có định hạn lệ đẳng cấp, chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng. Nhiều Đấng Thiêng Liêng cao mà lại tái thế muốn ra hèn hạ, c̣n cũng có nhiều Đấng Thiêng Liêng thấp mà lại nhờ một phen đắc Đạo lập vị cao trọng tột phẩm, vậy th́ Thiêng Liêng không có giới hạn tức là Đạo không có giới hạn. Ấy là cơ bí mật của Đạo vậy.
Chư Hiền Hữu cùng như chư Hiền Muội sẽ thấy rằng: Thầy không quyết định trách nhậm của mỗi người Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở trong phẩm trật của cả Thiên Phong. Nghĩa là: để tự nhiên cho cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài lập vị ḿnh, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định.
Cửu Trùng Đài là Đời, mà Hiệp Thiên Đài là Đạo, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa. Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp Thiên Đài th́ không có Đạo, Trời Đất qua chớ Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ Hiệp Thiên Đài không tuyệt. (Hay lắm)
Hiệp Thiên Đài là tay vén màn bí mật cho sự hữu h́nh và sự vô vi hiệp làm một, tức là tay làm cho Đạo với Đời tương đắc vậy. V́ cớ ấy mà Thầy giáng cơ buộc cả chư Môn Đệ Thầy, chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy.
Dưới đây Thầy đă nói rơ:
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, hễ Đạo c̣n th́ Hiệp Thiên Đài vẫn c̣n.
CHÚ GIẢI: Thầy là Chúa cả Càn Khôn Thế Giái, tức là Chúa tể sự vô vi, nghĩa là chủ quyền của Đạo, mà hễ chủ quyền của Đạo, ngự nơi nào th́ là Đạo ở nơi ấy.
Thầy đă nói Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, ấy là nơi Thầy cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, vậy Đạo c̣n th́ Ṭa ngự của Thầy là Hiệp Thiên Đài vẫn c̣n, hễ nói Đạo chẳng hề khi nào bị diệt, v́ Đạo diệt th́ là tận thế, vậy th́ Đạo chưa tuyệt, ắt Hiệp Thiên Đài cũng không tuyệt. (Hay lắm)
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Thầy đă nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là v́ khi trước Thầy giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Chánh Giáo, mà lập ra Phàm Giáo, nên Thầy nhứt định đến chính ḿnh Thầy, đặng dạy dỗ các con mà thôi; chớ không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa.
CHÚ GIẢI: Câu nầy Thầy đă nói rơ nghĩa, duy Thầy chỉ than rằng: Khi trước Thầy lỡ giao Chánh Giáo cho tay phàm, hễ càng lâu chừng nào th́ Thánh Đức lại càng hao ṃn mà phàm tâm lại tái phục, nhơn loại sửa cải Chánh Giáo, cho vừa theo thế lực của nhơn t́nh mà lần lần làm cho Thánh Giáo phải trở nên Phàm Giáo. (Hay)
Nay Thầy nhứt định đến chính ḿnh Thầy đặng dạy dỗ nhơn sanh mà thôi, chớ không chịu giao nền Chánh Giáo của Thầy cho tay phàm nữa.Thảng như có kẻ hỏi: Như đă nói vậy, sao Thầy lại giao Thánh Giáo cho phàm là Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, là ư nghĩa ǵ?
Trong bài diễn văn của Hộ Pháp đọc tại Ṭa Thánh ngày 14 tháng hai năm Mậu Th́n, có giải rơ rằng: Thầy đến qui các lương sanh của Thầy đă sai đến trước lại làm một đặng lập Hội Thánh mà làm h́nh thể của Thầy, hầu tránh khỏi hạ trần trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy. (Hay) Hội Thánh ấy, có hai phần tại thế: Phần hữu h́nh là Cửu Trùng Đài, tức là Đời nghĩa là xác; một phần bán hữu h́nh là Hiệp Thiên Đài nghĩa là: Nửa Đời nửa Đạo, ấy là chơn thần; c̣n phần vô vi là Bát Quái Đài tức là hồn, ấy là Đạo.
Đă nói rằng: Thầy là Chúa tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Đài th́ Thầy là chủ, mà chủ Bát Quái Đài là chủ của hồn Đạo, hồn hiệp với xác bởi chơn thần, ấy vậy chơn thần là trung gian của hồn và xác; xác nhờ hồn mà nên, th́ Cửu Trùng Đài cũng phải nhờ Hiệp Thiên Đài mới mong thành Đạo. (Hay)
Như có kẻ hỏi nữa: Thầy là Chí Tôn, huyền diệu vô biên, mà lại nói Thầy không giao Thánh Giáo cho tay phàm nữa, sao lại cũng c̣n phải nhờ Hiệp Thiên Đài, cũng là phàm vậy? Nếu không Hiệp Thiên Đài, th́ Thầy không thể lập Đạo sao?
Ta lại nói: Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là chúa các việc vô h́nh, Thầy lại ban cho người đủ khôn ngoan trí thức Thiêng Liêng, đặng làm chúa của sự hữu h́nh, nghĩa là chúa cả của vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu h́nh được tương đắc, th́ cả hai ông chúa phải liên hiệp nhau mới đặng; Người có sức sửa cơ Tạo Hóa, song Tạo Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiên, tận mỹ.
Chịu dưới quyền Thiêng Liêng của Tạo Hóa, sanh sanh tử tử, luật lệ ấy vốn nơi Trời, số số căn căn Thiên Điều đă định; người chỉ đặng có một quyền tự lập, là ḿnh làm chủ lấy ḿnh, luân luân chuyển chuyển, giồi cho đẹp đẽ Thánh Đức căn sanh, đặng lên tột phẩm vị Thiêng Liêng mới nhập vào cửa vô vi đồng thể cùng Trời Đất. (Hay lắm, Lăo khen đó)
Quyền tự chủ ấy, vẫn đă định trước làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ Tấn Hóa, th́ dầu cho Thầy cũng không cải qua đặng; v́ hễ sửa cải th́ là mất lẽ công b́nh Thiêng Liêng đă định, làm chinh nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng tội trừng th́ phải để rộng quyền cho người tự chủ.
Thiên cơ đă lập có Điạ Ngục với Thiên Đàng, ấy cảnh thăng cảnh đọa. Địa Ngục dành để cho kẻ bạo tàn, Thiên Đàng cho người đạo đức, th́ cân công b́nh Thiêng Liêng đă sẵn. Ấy vậy chẳng buộc ai vào Địa Ngục, mà cũng chẳng nâng đỡ ai đến Thiên Đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền người lựa chọn, siêu đọa tại nơi ḿnh, các Đấng Thiêng Liêng duy có thương mà chỉ dẫn.
Thầy đến, nếu dùng cả quyền Thiêng Liêng làm cho chúng sanh thấy đặng đủ đức tin, theo đường siêu mà bỏ nẻo đọa, th́ cả nhơn loại ắt xu hướng vào đường đạo đức, th́ là Thầy nâng đỡ các chơn hồn vào Thiên Đàng, không cho vào Địa Ngục, (Hay) th́ sự công b́nh Thiêng Liêng bởi nơi nào bền vững. Thưởng phạt ra bất minh, ắt phải truất bỏ cơ luân hồi chuyển kiếp.
Thầy cùng các Đấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng cả chúng sanh, lại c̣n cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương sanh giúp công gầy đạo đức. Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài là người giúp công cho Thầy và các Đấng Thiêng Liêng gầy Đạo.
Luân hồi chuyển kiếp là cơ mầu nhiệm để cho các chơn hồn đặng cứu chuộc và tấn hóa, nếu truất bỏ cơ mầu nhiệm ấy đi, th́ Đạo nơi nào mà bền chặt?
Nhơn loại có hóa nhân, quỉ nhân và nguyên nhân, ấy là có phân đẳng cấp, nếu Thầy dùng huyền diệu Thiêng Liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ mầu nhiệm của Đạo, đồng đặng đắc kiếp, th́ phẩm vị Thiêng Liêng cũng không c̣n trật tự.
Trước đă nói Hiệp Thiên Đài là chơn thần, Cửu Trùng Đài là xác thịt, Bát Quái Đài là linh hồn. Hồn đặng tương hiệp cùng xác phải nhờ chơn thần, chơn thần lại là bán hữu h́nh, tiếp vô vi mà hiệp cùng h́nh thể, cũng như Đạo tiếp Thánh Đức của các Đấng Thiêng Liêng mà rưới chan cho nhơn loại. (Hay) Nhơn loại đặng liên hiệp cùng Trời thể nào, th́ Cửu Trùng Đài phải liên hiệp cùng Bát Quái Đài thể ấy.
Bát Quái Đài là hồn của Đạo mà Thầy đă nắm chặt phần hồn th́ xác phải nương theo hồn, mới mong giữ bền sanh hoạt, hồn Đạo Thầy đă nắm chặt rồi; th́ Đạo chẳng hề khi nào c̣n chịu dưới tay phàm nữa (2) Ấy vậy Thầy nói không chịu giao Thánh Giáo cho tay phàm là tại vậy.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Lại nữa, Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Địa Cầu, Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả Nhơn loại".
CHÚ GIẢI: Câu nầy, đă có giải rơ trong chú giải Pháp Chánh Truyền, Cửu Trùng Đài Nam Phái, nên không cần nói lại.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Thầy đă nói sở dụng Thiêng Liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa".
CHÚ GIẢI: Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên Đài, làm trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: Trung gian của Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài; v́ Cửu Trùng Đài cầm quyền độ rỗi, c̣n Bát Quái Đài cầm quyền siêu rỗi. (Hay) Cả chơn thần toàn trong thế giái đặng tương hiệp nhau chỉ phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Đài, ấy là phần Thiêng Liêng; c̣n phần phàm trần th́ cầm quyền luật lệ, cũng như Đạo có phép Thiên Điều, mà ǵn giữ công b́nh Thiêng Liêng cơ tạo, chế sửa Ngươn Tranh Đấu ra Ngươn Bảo Tồn (3) làm cho nhơn loại đặng ḥa b́nh, lánh xa cơ tự diệt. (Hay)
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp Chưởng Quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm, phần của Hộ Pháp Chưởng quản về Pháp".
CHÚ GIẢI: Vậy th́ Hiệp Thiên Đài phải dưới quyền Hộ Pháp chưởng quản, cũng như Cửu Trùng Đài dưới quyền Giáo Tông và Bát quái Đài dưới quyền Đức Chí Tôn làm chủ.
HỘ PHÁP LÀ AI?
Huyền vi mầu nhiệm của Đạo có Thiên Điều, cơ bí mật của Đời có Luật Pháp, Hộ Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm Luật của Đời, xử đoán chư Chức Sắc Thiên Phong và cả Tín Đồ cùng là xin ban thưởng; công thưởng, tội trừng nơi thế nầy. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả Tín Đồ, khỏi bị Thiên Điều, giữ phẫm vị Thiêng Liêng mỗi Chức Sắc, ắt phải ǵn giữ đạo đức của mỗi người. Người dùng h́nh phàm làm cho giảm tội Thiêng Liêng. (Hay) Nắm cơ mầu nhiệm công b́nh mà đưa các chơn hồn vào Bát Quái Đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử đoán, làm chủ pḥng Xử Đoán.
***Chú thích: “Lăo” là danh xưng của Đức Lư Giáo Tông dùng.
HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ĐÀI
Pháp Chánh Truyền là Hiến pháp của Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lập nên, được Đức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Đức Lư Giáo Tông chú giải ra chi tiết.
Pháp Chánh Truyền đă lập hiến HTĐ; sau đó chư vị Chức sắc cao cấp HTĐ họp nhau lại lập thêm một văn bản bổ túc gọi là Hiến pháp và Nội Luật HTĐ vào ngày 15-2-Nhâm Thân (dl 21-3-1932) qui định trách nhiệm và quyền hạn từ phẩm Thập nhị Thời Quân lên đến Hộ Pháp. Hiến pháp nầy được bổ sung 2 lần: lần I vào ngày 8-Giêng-Giáp Th́n (dl 20-2-1964) và lần II vào ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965).
Sau đó, lập thêm Hiến pháp Chức sắc HTĐ ngày 16-11-Bính Ngọ (dl 27-12-1966) qui định các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân, trách nhiệm, quyền hạn, Đạo phục và thăng thưởng, được Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ chấp thuận.
I. HIẾN PHÁP NĂM NHÂM THÂN (1932)
Điều Thứ Nhứt:Phẩm trật Hiệp Thiên Đài trên hết có Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân, phân đẳng cấp như dưới đây:
THƯỢNG PHẨM
HỘ PHÁP
THƯỢNG SANH
Bảo Đạo
Bảo Pháp
Bảo Thế
Hiến Đạo
Hiến Pháp
Hiến Thế
Khai Đạo
Khai Pháp
Khai Thế
Tiếp Đạo
Tiếp Pháp
Tiếp Thế
- Quyền hành của Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài kiêm Chưởng Quản Chi Pháp.
- Quyền hành của Thượng Phẩm là Chưởng Quản Chi Đạo.
- Quyền hành của Thượng Sanh là Chưởng Quản Chi Thế.
Phẩm trật của Thập Nhị Thời Quân khi hành chánh th́ đối phẩm như sau:
- Bảo Pháp, Bảo Đạo, Bảo Thế: đều đồng thể.
- Hiến Pháp,Hiến Đạo, Hiến Thế: đều đồng thể
- Khai Pháp, Khai Đạo, Khai Thế: đều đồng thể
- Tiếp Pháp, Tiếp Đạo, Tiếp Thế: đều đồng thể
Điều Thứ Tư:
- Trách nhậm của Bảo Pháp là bảo tồn Luật Pháp, bảo hộ không cho ai phạm đến những điều lệ nào đă thành mặt luật.
- Trách nhậm của Bảo Đạo là bảo tồn Luật Đạo, bảo hộ những điều cần ích cho Đạo mà đă ra mặt luật rồi.
- Trách nhậm của Bảo Thế là bảo tồn Luật Thế, bảo hộ những điều lệ cần ích cho Đạo đă ra mặt luật rồi.
- Trách nhậm của Hiến Pháp là phải t́m những phương hay để hiến cho Luật Pháp tiện việc thi hành, và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Đạo về phương diện Hành Pháp.
- Trách nhậm của Hiến Đạo là lo t́m kiếm những phương hay để hiến cho Đạo, và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Đạo.
- Trách nhậm của Hiến Thế là lo t́m những phương hay để hiến cho Đời và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Đạo.
- Trách nhậm của Khai Pháp là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh mà thêm vào Pháp Luật, tức là mở lần Pháp Luật ra thế nào cho chúng sanh có thể tuân theo mà tu hành cho khỏi điều hà khắc.
- Trách nhậm của Khai Đạo là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh trong đường Đạo và t́m phương giúp cho những điều cần ích ấy thành ra Luật Đạo, tức là mở rộng đường Đạo ra cho chúng sanh hưởng.
- Trách nhậm của Khai Thế là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh trong đường Đời, và t́m phương giúp cho những điều cần ích ấy thành ra Luật Đời, tức là mở rộng đường Đời ra cho chúng sanh hưởng.
- Trách nhậm của Tiếp Pháp là giúp cho sự ban hành Đạo Pháp, và yêu cầu sửa đổi những điều lệ nào bó buộc quá lẽ và khổ khắc nhơn sanh trước mặt Luật Pháp.
- Trách nhậm của Tiếp Đạo là giúp chư Đạo Hữu trong đường Đạo tránh những nỗi bất b́nh, những sự bất công, những điều hà khắc có thể làm trở ngại bước đường Đạo của Đạo Hữu lưỡng phái.
- Trách nhậm của Tiếp Thế là giúp cho nhơn sanh trong đường sanh hoạt, trong chỗ giao tiếp lẫn nhau, và lo dẹp những nỗi bất b́nh, những sự bất công, những điều hà khắc có thể làm trở ngại bước đường Đời của cả chư Đạo Hữu lưỡng phái.
Cửu Trùng Đài có Ṭa Tam Giáo thành lập, cũng như Bát Quái Đài có Ṭa Tam Giáo Thiêng Liêng. Khi nào có Ṭa Tam Giáo Cửu Trùng Đài xử đoán rồi mà người bị cáo c̣n uất ức điều chi, th́ được quyền kêu nài đến Ṭa Hiệp Thiên Đài. Thảng như Ṭa Hiệp Thiên Đài phán đoán rồi mà người bị cáo uất ức nữa, th́ mới kêu nài lên Ṭa Tam Giáo Thiêng Liêng là quyền đặc biệt của Bát Quái Đài Chưởng Quản. Dầu cho lập Ṭa Tam Giáo dưới Cửu Trùng Đài, hay là đệ lên Ṭa Tam Giáo Thiêng Liêng là Bát Quái Đài, cũng đều phải do nơi Hộ Pháp.
Muốn kêu nài lên Ṭa Hiệp Thiên Đài, th́ người bị cáo phải nạp đơn lên Hiệp Thiên Đài, trong khoảng 10 ngày, sau ngày xử hiện diện (Jugement contradictoire). Như xử khiếm diện (Jugement par défaut) th́ người bị cáo phải nạp đơn lên Hiệp Thiên Đài trong khoảng 10 ngày, sau ngày được án (Jour de la notification du jugement). Quá hạn 10 ngày ấy, th́ Hiệp Thiên Đài không thâu đơn.
Nghị Viên của Hiệp Thiên Đài ở Thượng Hội là Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh. Ba vị đều có quyền bàn cải (voix délibérative) và bỏ thăm (droit de vote), số thăm của ba vị có giá trị riêng, không tính chung về số thăm của Nghị Viên bên Cửu Trùng Đài (Vote séparé). Mỗi lần bỏ thăm phải được hơn phân nửa số thăm bên Cửu Trùng Đài và hơn phân nửa số thăm của Hiệp Thiên Đài cọng chung lại, mới có đại đa số (majorité).
Điều Thứ Mười Một:
Nghị Viên của Hiệp Thiên Đài ở Hội Thánh là Thập Nhị Thời Quân. Quyền của 12 vị cũng như quyền của Nghị Viên Hiệp Thiên Đài ở Thượng Hội. Cách bỏ thăm và tính thăm cũng vậy.
Ở Hội Nhơn Sanh, Hiệp Thiên Đài sẽ có Phái Viên đến dự thính, hoặc tỏ bày ư kiến (voix consultative), chớ không có quyền bỏ thăm.
***Phụ chú: Toàn nhân sanh ngưỡng nguyện công đức của các Ngài nên có đàn Vía riêng và dâng sớ cầu nguyện rằng:
NGƯỠNG NGUYỆN: THẬP NHỊ THỜI QUÂN thể đắc háo sanh Đại đức: Bác-ái, Công-b́nh, vận chuyển Huyền diệu Thần bút, thường giáng oai linh hộ tŕ bố hoá chư Đệ-tử trí năo quang minh, tinh thần mẫn huệ, thừa kế đại chí bảo thủ chơn truyền, thật hành NHƠN NGHĨA tế độ chúng sanh hiệp đồng chủng tộc, huynh đệ nhứt gia, cộng hưởng thái b́nh, thanh nhàn hạnh phước.
(Ḷng sớ dâng cúng Thập Nhị Thời quân)
II. HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI (1966)
HIỆP THIÊN ĐÀI
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Văn pḥng
(Tứ Thập Nhị Niên)
THƯỢNG SANH
T̉A THÁNH TÂY NINH
---ooo---
Số: 002/ TL.THƯỢNG SANH
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀIChiếu Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền;
Chiếu Hiến-Pháp và Nội Luật Hiệp-Thiên-Đài ngày Rằm tháng 2 Nhâm Thân (1932);
Chiếu Hiến-Pháp Hiệp-Thiên-Đài ngày mùng 8 tháng Giêng Giáp Th́n (20.2.1964) và Hiến-Pháp Hiệp-Thiên-Đài bổ túc ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ (29.3.1965);
Chiếu Thánh Giáo Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đêm 16 tháng 2 năm Ất Hợi (20.3.1935), chỉ giáo về phẩm vị Chức Sắc Hiệp-Thiên-Đài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn;
Chiếu Sắc Lịnh số 34/SL ngày 23 tháng 5 Bính Tư (11.7.1936) của Đức Hộ-Pháp mở khoa mục cho phẩm Luật Sự dưới phẩm Sĩ Tải.
Chiếu Vi Bằng số 009/VB ngày 30 tháng 4 Bính Ngọ (18.6.1966), Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài đă nghiên cứu và thành lập bản "HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI";
Chiếu Thánh Giáo Đức Hộ-Pháp đêm Rằm tháng 11 Bính Ngọ (26.12.1966), chấp thuận toàn diện bản Hiến-Pháp nói trên, nên:
THÁNH LỊNH
ĐIỀU THỨ NHỨT: - Nay ban hành bản "HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI" đính theo đây, kể từ ngày kư tên Thánh Lịnh nầy.
ĐIỀU THỨ NH̀: - Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài, Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và Hội-Thánh Phước-Thiện Nam Nữ tùy nhiệm vụ ban hành và thi hành Thánh Lịnh nầy.
Ṭa Thánh, ngày 16 tháng 11 Bính Ngọ.
(27.12.1966)THƯỢNG SANH
(ấn kư)
CAO HOÀI SANGA. HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI
TỪ PHẨM TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN SẮP XUỐNG LUẬT SỰ
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Tứ Thập Nhứt Niên)
T̉A THÁNH TÂY NINH
HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI
TỪ PHẨM TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN SẮP XUỐNG LUẬT SỰChiếu Thánh Giáo Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đêm 16 tháng 2 năm Ất Hợi (20.3.1935) chỉ giáo về phẩm vị của Chức Sắc Hiệp-Thiên-Đài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Nghĩ v́ Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài ngoài Thập Nhị Thời Quân c̣n nhiều phẩm Chức Sắc cấp dưới để bảo thủ Luật Pháp Chơn Truyền của nền Đại Đạo và được qui định như dưới đây:
CHƯƠNG I
Điều Thứ Nhứt: - PHẨM VỊ.
Phẩm trật Chức Sắc Hiệp-Thiên-Đài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn ấn định theo đẳng cấp sau đây:
- SĨ TĂI
- TRUYỀN TRẠNG
- THỪA SỬ
- GIÁM ĐẠO
- CẢI TRẠNG
- CHƯỞNG ẤN
- TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN
Điều Thứ Nh́:
C̣n thêm một phẩm LUẬT SỰ dưới cấp Sĩ Tải được thành lập bởi Sắc Lịnh Đức Hộ-Pháp số: 34/SL ngày 23 tháng 5 Bính Tư (11.7.1936). Phẩm nầy do khoa mục tuyển chọn.
CHƯƠNG II
Điều Thứ Ba: - QUYỀN HÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM MỖI PHẨM.
Phẩm LUẬT SỰ
Luật Sự là phẩm chót của Hiệp-Thiên-Đài. Sau thời gian tập sự một năm, Luật Sự được Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài. nh́n nhận vào hàng Luật Sự chánh vị. Luật Sự có bổn phận hành sự tại các Văn pḥng của Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài ba chi Pháp, Đạo, Thế.
Phẩm SĨ TĂI
Phẩm Sĩ Tải là Chức Sắc Hiệp-Thiên-Đài. SĨ TẢI có phận sự:
· -Minh tra công nghiệp cầu phong và cầu thăng.
· -Thẩm vấn chư Lễ Sanh, Giáo Thiện, Chức Việc, Đạo Hữu Nam Nữ Hành Chánh và Phước-Thiện phạm pháp.
· -Ǵn giữ hồ sơ lưu trữ.
· -Được làm Bí Thơ cho Chức Sắc cao cấp các Văn pḥng Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài ba chi Pháp, Đạo, Thế.
· -Được bổ dụng hành sự Pháp Chánh địa phương.
Phẩm TRUYỀN TRẠNG
Truyền Trạng có phận sự:
· -Được quyền thâu nhận các đơn trạng và vâng lịnh ban hành các án tiết của Ṭa Hiệp-Thiên-Đài. Trong lúc hành quyền tại Bộ Pháp Chánh th́ được lănh nhiệm vụ:
· -Minh tra công nghiệp chư Chức Sắc, Chức Việc Nam Nữ các cơ quan Đạo.
· -Thẩm vấn Chức Sắc, Chức Việc, và Đạo Hữu Nam Nữ bị truy tố.
· -Được làm Đầu Pḥng Văn cho chư vị Thời Quân.
Phẩm THỪA SỬ
Thừa Sử có phận sự:Trong lúc hành quyền tại Bộ Pháp Chánh th́ được lănh nhiệm vụ:
· -Ḥa giải giữa tiên và bị cáo.
· -Làm Trưởng Pḥng Minh Tra và Thẩm Vấn.
· -Được phụ tá vị Thời Quân dự Hội Nhơn Sanh và Đại Hội Phước-Thiện để bảo thủ Luật Pháp của Đạo.
· -Được làm Quản Văn Pḥng cho chư vị Thời Quân.
Phẩm GIÁM ĐẠO
GÍAM ĐẠO có phận sự:
· -Được đi thanh tra về mặt Luật Pháp trong các cơ quan Chánh Trị Đạo từ trung ương đến địa phương khi có thượng lịnh.
· -Được quyền thay mặt Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài giao tiếp với các Tôn Giáo khi có lịnh của Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài, hay của Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài.
· -Được quyền thay mặt Bộ Pháp Chánh bảo thủ Luật Pháp nơi các phiên Đại Hội Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và Đại Hội Hội-Thánh Phước-Thiện.
· -Được cầm quyền Pháp Chánh một Trấn Đạo khi có thượng lịnh.
· -Có quyền điều tra lại các vụ án khiếu nại.
· -Được quyền làm giảng viên các khóa huấn luyện Chức Sắc về mặt Luật Pháp khi có sự yêu cầu của Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và khi có lịnh của Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài.
· -Được làm Tổng Quản Văn Pḥng cho chư vị Thời Quân.
Phẩm CẢI TRẠNG
Cải Trạng có phận sự:
· -Biện hộ trong các phiên Ṭa của Đạo.
· -Có quyền xin đ́nh ngày xử các phiên Ṭa nếu cần điều tra bổ túc.
· -Được quyền làm giảng viên về Luật Pháp tại Hạnh Đường nếu có sự yêu cầu của Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và khi có lịnh của Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài.
· -Được quyền thay mặt Bộ Pháp Chánh bảo thủ Luật Pháp trong các phiên Đại Hội Hội-Thánh và Đại Hội Phước-Thiện. Có quyền giao tiếp với các Tôn Giáo khi có thượng lịnh.
Phẩm CHƯỞNG ẤN
Chưởng Ấn có phận sự:
-Được quyền Chủ Tọa các phiên Ṭa Hiệp-Thiên-Đài khi có đề nghị của Bộ Pháp Chánh, và sự chấp thuận của Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài.
-Được quyền làm Trưởng Pḥng kiểm án và quyết định thâu nhận hay bác bỏ những đơn khiếu nại hay thượng tố. Nhưng vị Chưởng Ấn có Chủ Tọa phiên Ṭa đă xử không được quyền thâu nhận hay bác bỏ đơn khiếu nại, thượng tố của can phạm bị kết án do phiên Ṭa nầy.
Phẩm TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN
Tiếp Dẫn Đạo Nhơn có sứ mạng phổ thông Chơn Đạo ở ngoại quốc.
Được quyền đi dự hội với các Tôn Giáo Quốc Tế khi có lịnh.
Điều Thứ Tư:
Mặc dầu quyền hành và trách nhiệm của mỗi cấp bậc qui định như trên, tuy nhiên trong trường hợp thiếu Chức Sắc mà cấp dưới có khả năng, th́ có thể được bổ dụng lănh phận sự cấp trên với địa vị của ḿnh đương có, tùy ư định của Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài.
Điều Thứ Tư:
Mặc dầu quyền hành và trách nhiệm của mỗi cấp bậc qui định như trên, tuy nhiên trong trường hợp thiếu Chức Sắc mà cấp dưới có khả năng, th́ có thể được bổ dụng lănh phận sự cấp trên với địa vị của ḿnh đương có, tùy ư định của Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài.
Điều Thứ Năm: - ĐẠO PHỤC CỦA MỖI PHẨM CHỨC SẮC HIỆP-THIÊN-ĐÀI.
Đạo phục của Luật Sự có hai bộ: Đại và Tiểu phục:
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, hai bên vai áo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước măo có thêu Thiên Nhăn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh, và hai chữ “Luật Sự” bằng quốc tự.
Đạo phục của Sĩ Tải có hai bộ: Đại và Tiểu phục:
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên măo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước măo có thêu Thiên Nhăn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh và hai chữ “Sĩ Tăi”bằng quốc tự.
Đạo phục của Truyền Trạng có hai bộ: Đại và Tiểu phục.
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên măo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước măo có thêu Thiên Nhăn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh và hai chữ Truyền Trạng bằng quốc tự.
Đạo phục của Thừa Sử có hai bộ: Đại và Tiểu phục
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên Măo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước măo có thêu Thiên Nhăn, có dấu hiệu Cổ Pháp,trên Cổ Pháp có cân công b́nh và hai chữ “Thừa Sử” bằng quốc tự.
Đạo phục của Giám Đạo có hai bộ: Đại và Tiểu phục.
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên măo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước măo có thêu Thiên Nhăn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh và hai chữ “Giám Đạo” bằng quốc tự.
Đạo phục của Cải Trạng có hai bộ: Đại và Tiểu phục.
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên măo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước măo có thêu Thiên Nhăn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công b́nh và hai chữ “Cải Trạng” bằng quốc tự.
Đạo phục của Chưởng Ấn có hai bộ: Đại và Tiểu phục.
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tui trắng, chơn mang giày trắng.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có 2 tụi trắng, đầu đội Hỗn Ngươn Mạo, trước măo có thêu Cổ Pháp và hai chữ Chưởng Ấn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.
Đạo phục của Tiếp Dẫn Đạo Nhơn có hai bộ: Đại và Tiểu phục.
a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tui trắng, chơn mang giày trắng.
b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có 2 tui trắng, đầu đội Hổn Ngươn Mạo, trước măo có thêu Cổ Pháp và chữ “Tiếp Dẫn Đạo Nhơn” bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.
Điều Thứ Sáu:
Khi thọ mạng lịnh của Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài hay của Thập Nhị Thời Quân, từ phẩm Sĩ Tải đến phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn được buộc dây Sắc Lịnh nơi ḿnh trong lúc hành sự, nhưng phải theo Chi của vị Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài hay của vị Thời Quân ra lịnh mà thả mối. Trường hợp mang dây Sắc Lịnh phải được ghi rơ trong Thánh Lịnh giao phó nhiệm vụ cho đương sự.
Điều Thứ Bảy: - Việc CẦU PHONG VÀ THĂNG THƯỞNG CHỨC SẮC HIỆP-THIÊN-ĐÀI.
Phẩm Luật Sự
Luật Sự sau khi đắc khoa mục phải tập sự một năm tại Bộ Pháp Chánh hay các Văn pḥng Thập Nhị Thời Quân. Sau một năm tập sự không gián đoạn, được nh́n nhận vào hàng Luật Sự chánh vị. Luật Sự muốn lên phẩm Sĩ Tải, phải có đầy đủ 5 năm công nghiệp với chức vụ (kể luôn một năm tập sự) và có sự minh tra đủ lẽ.
Phẩm Sĩ Tải: Sĩ Tải muốn thăng phẩm Truyền Trạng phải có đầy đủ 5 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.
Phẩm Truyền Trạng: Truyền Trạng muốn thăng phẩm Thừa Sử phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.
Phẩm Thừa Sử: Thừa Sử muốn thăng phẩm Giám Đạo phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.
Phẩm Giám Đạo: Giám Đạo muốn thăng phẩm Cải Trạng phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.
Phẩm Cải Trạng: Cải Trạng muốn thăng phẩm Chưởng Ấn phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.
Phẩm Chưởng Ấn: Chưởng Ấn phải đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ mới được cầu thăng lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn: Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đắc công phổ-độ một nước có bằng cớ cụ thể khi trở về được cầu thăng vào hàng Thập Nhị Thời Quân chánh vị khi có khuyết tịch.
Điều Thứ Tám: - Cầu thăng đặc biệt.
Ngoài luật định cầu phong, và cầu thăng của mỗi cấp bậc kể trên, những Chức Sắc Hiệp-Thiên-Đài c̣n được hưởng trường hợp đặc biệt như:
Có công nghiệp phi thường được công chúng hoan nghinh, có bằng cớ xác đáng và có Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ.
Có khổ hạnh trong trách vụ hành Đạo và có Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ, th́ được vị Thời Quân Chưởng Quản đề nghị cầu thăng thưởng đặc biệt.
Sự cầu thăng thưởng đặc biệt không áp dụng trong trường hợp Chức Sắc bị tù tội hay giam cầm v́ những hành vi trái với Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo.
Điều Thứ Chín:
Những cấp bậc nào được quyền Thiêng Liêng giáng cơ phong thưởng tại Cung Đạo Đền Thánh th́ mới ra ngoài luật định kể trên. Bản Hiến-Pháp nầy Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài đă dâng lên Đức Hộ-Pháp cầu xin chỉnh sửa và phê chuẩn, được Đức Ngài chấp thuận toàn diện do đàn cơ đêm Rằm tháng 11 năm Bính-Ngọ (26.12.1966).
PHẨM TRẬT HIỆP THIÊN ĐÀI.
B.THẬP NHỊ BẢO QUÂN- HÀN LÂM VIỆN CAO ĐÀI
B1.Thập Nhị Bảo Quân (Les douze Académiciens techniques) tức HÀN LÂM VIỆN CAO ĐÀI gồm 12 chức phẩm :
1. Bảo Sanh Quân coi việc cứu tế, từ thiện, tương tế
2. Bảo Cô Quân bảo vệ người cô thế, cô nhi, quả phụ, tàn tật
3. Bảo Văn Pháp Quân coi về văn hoá nghệ thuật
4. Bảo Học Quân coi về học thuật
5. Bảo Y Quân coi về y tế xă hội
6. Bảo Huyền Linh Quân: hướng dẫn thiền định tu chơn
7. Bảo Thiên Văn Quân coi về vũ trụ học, lịch đạo
8. Bảo Địa Lư Quân coi về phong thuỷ, địa chất
9. Bảo Sĩ Quân coi về kẻ sĩ, trí thức, nhân sĩ
10. Bảo Nông Quân coi về nông nghiệp
11. Bảo Công Quân coi về hoạt động công ích, kỹ thuật, khoa học
12. Bảo Thương Quân coi về kinh tế, xă hộiB2. HỘI ĐỒNG BẢO QUÂN :
Vào tháng 10 năm 1935, Đức Hộ Pháp ra lệnh cho Bảo Cô Quân lập bản Điều lệ của Hội Đồng Bảo Quân
Điều 1 : Nay thành lập tại Toà Thánh Tây Ninh một Hội Đồng Bảo Quân (hay Hàn Lâm Viện Cao Đài) trực thuộc chi thế Hiệp Thiên Đài.
Điều 2 : Hội Đồng Bảo Quân có chức năng:
1. Sưu tầm và thu thập tất cả những sự kiện có liên quan đến Đạo Cao Đài2. Chăm sóc, bảo tồn và bảo tàng các di tích đạo sử; bảo vệ các văn bia, sách cổ
3.Truyền đạt cho chúng sanh các kiến thức về khoa học hiện đại bằng khảo cứu, bằng dịch thuật hay tóm tắt các sách hữu dụng của Âu Tây.
4. Tạo lập các thư viện tại Toà Thánh và ở các châu tộc đạo
5. Biên soạn chuyên san về các đề tài khoa học, văn học, mỹ thuật có liên quan đến Đạo Cao Đài
6. Giao lưu với tất cả các hội trí thức trong nước cũng như trên thế giới để tiếp cận với các tri thức mới
Điều 3 : Hội Đồng Bảo Quân gồm 12 người do cơ bút phong và được Hội Thánh ban hành đạo lịnh đối phẩm với Phối Sư bên Cửu Trùng Đài hoặc :
1- Những trí thức có bằng tiến sĩ, c̣n thạc sĩ có công tŕnh nghiên cứu được công nhận và qua cuộc bỏ thăm của các Bảo Quân hoặc các Phối Sư.
2- Các vị Phối Sư hoặc phẩm tương đương có thể ứng cử làm Bảo Quân nhưng phải qua cuộc bỏ thăm của các Bảo Quân hoặc các Phối Sư tại chức và được Hội Thánh ban hành Đạo lịnh chấp thuận.
Điều 4 : Tất cả các Bảo Quân đều mặc Đạo phục Hiệp Thiên Đài v́ thuộc chi thế Hiệp Thiên Đài và đồng quyền nhau
Điều 5 : Trong các văn bản khảo cứu, cấm không được bàn đến chính trị, thảo luận đả kích Chính phủ hoặc đời tư công dân.
TÂY NINH tháng 10-1935
Bảo Cô Quân Dương Văn GiáoThập Nhị Bảo Quân tổ chức chuyên môn nhiều khác biệt nên việc sắc phong cũng không đồng loạt như Thập Nhị Thời Quân mà tuỳ thời, tuỳ hoàn cảnh cứ mỗi đợt 3 vị.
***Chú thích: Theo quyển "Lời Phê của Đức Hộ Pháp", trang 25:
LỜI PHÊ: Toàn thể Bảo Quân là Hàn Lâm Viện , mỗi vị có sở thức sở năng, ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như Huyền Linh Quân, nghĩa là Thần linh hồn, khác với Bảo Học Quân thuộc về khoa học hay là thực tế học.
1. Bảo Huyền Linh Quân.
2. Bảo Thiên Văn Quân.
3. Bảo Địa Lư Quân.
4. Bảo Học Quân.
5. Bảo Cô Quân.
6. Bảo Sanh Quân.
7. Bảo Phong Hóa Quân.
8. Bảo Văn Pháp Quân.
9. Bảo Y Quân.
10. Bảo Nông Quân.
11. Bảo Công Quân.
12. Bảo Thương Quân.
Thập nhị Bảo Quân dưới quyền nào của Đạo?
LỜI PHÊ: Riêng cho quyền Thượng Hội, dưới quyền chỉ huy của Giáo Tông và Hộ Pháp.
Đàn tại Cung Đạo đêm rằm tháng 11 Tân Hợi, có đoạn viết :
* Ngài Hiến Đạo bạch : cầu xin Đức Ngài (Đức Hộ Pháp) chỉ giáo về việc đối phẩm và Tiểu phục của chư vị Bảo Quân.
- Đối phẩm Phối Sư
- Tiểu phục sửa lại c̣n một Thiên Nhăn như Hộ Đàn.* Ngài Hiến Đạo bạch : Xin Đức Ngài chỉ định chư vị Bảo Quân đứng cúng chỗ nào ?
- Bảo Quân đứng hai bên tả hữu, dưới cấp bực (Thời Quân) của Hiệp Thiên Đài, nếu như chỉ có một th́ đứng bên Chi thế.
C.CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC HIỆP THIÊN ĐÀI:
Hiệp Thiên Đài có ba Chi: Pháp, Đạo, Thế. Nên HTĐ có lập ra nhiều cơ quan trực thuộc ba Chi ấy, kể ra:
1. BỘ PHÁP CHÁNH:
Theo Đạo Luật năm Mậu Dần (1938) th́ gọi là Ṭa Đạo, nhưng đến ngày 15-10-Đinh Hợi (dl 27-11-1947), Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa đổi tên lại gọi là Bộ Pháp Chánh.
Đây là cơ quan trực thuộc Chi Pháp, do một vị Thời Quân chi Pháp làm Chưởng quản.
Bộ Pháp Chánh được xem là Bộ Tư Pháp của Đạo, quản lư luật pháp của Đạo, tổ chức các phiên Ṭa để xử trị Chức sắc hay tín đồ vi phạm luật pháp của Đạo.
2. CƠ QUAN PHƯỚC THIỆN:
CQPT có nhiệm vụ cứu khổ và tận độ chúng sanh, với Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, trực thuộc chi Đạo, do một vị Thời Quân chi Đạo làm Thống Quản.
3. TỊNH THẤT:
Tịnh Thất được Đức Phạm Hộ Pháp lập ra gồm có ba Cung trong ba Động, trực thuộc chi Đạo, do một vị Thời Quân chi Đạo làm Thống Quản, kể ra:
-Trí Huệ Cung Thiên Hỷ Động: Nơi tu chơn của Nữ phái.
-Trí Giác Cung Địa Linh Động: Nơi tu chơn của cả tín đồ Nam và Nữ phái.
-Vạn Pháp Cung Nhơn Ḥa Động: Nơi tu chơn của các tín đồ Nam phái.
4. BAN THẾ ĐẠO:
Ban Thế Đạo là cơ quan độ dẫn các trí thức và quan chức đang làm việc nơi các cơ quan của đời, đi vào cửa Đạo. Ban Thế Đạo trực thuộc chi Thế, do một Thời Quân chi Thế làm Chưởng quản.
5. ĐẠI ĐẠO THANH NIÊN HỘI:
Cơ quan nầy để qui tụ và huấn luyện các thanh niên con em trong Đạo. Sự huấn luyện nhằm vào Đức dục, Thể dục và Trí dục, đào tạo một lớp thanh niên có đạo đức và tài năng, hữu dụng cho Đời và cho Đạo mai sau. Cơ quan nầy trực thuộc chi Thế.
VAI TR̉ CỦA HIỆP THIÊN ĐÀI
HIỆP là chung với, THIÊN là Trời; hiệp cùng Trời tức là cửa vào đường trời; cái thang bắc cho phàm đến cùng Trời. Hiệp-Thiên-Đài là cửa Trời đó vậy. Tất cả khởi từ Nguyên lư của Càn khôn vũ trụ.
I.LỜI GIẢNG CỦA ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM VỀ HTĐ
A.VỀ MẶT HỮU H̀NH:
Đức Thượng-Phẩm cho biết:“Các em cũng dư hiểu rằng các giáo-lư từ xưa đă bị thất-kỳ-truyền là tại Môn-đồ của họ không chịu đặt ḿnh trong khuôn viên Luật-Pháp của giáo-lư ấy.
Nếu một thời-kỳ mà một giáo-lư đă thất chơn truyền th́ đem đến cho nhơn-sanh biết bao tang thương biến đổi! Cũng v́ lẽ ấy mà nay Đức Chí-Tôn giáng trần lập Đạo, lại chia h́nh thể của Ngài ra hai phần để có phương kềm-thúc nhau trên bước đường lập vị.
- Phần Cửu-Trùng-Đài chuyên về mặt giáo hóa nhơn-sanh.
- C̣n phần của Hiệp-Thiên-Đài th́ lo về mặt luật pháp để bảo-thủ chơn-truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánh giáo của Đức Chí-Tôn khỏi phải qui thành phàm-giáo.
Cũng v́ lẽ quyền-hành riêng biệt ấy mà khiến cho hai bên thường có phản khắc Đạo-quyền, bởi tánh phàm thường hay có phạm những lỗi-lầm mà chẳng chịu phục thiện đặng cải sửa cho trở nên tận thiện.
Các em đâu hiểu rằng Chí-Tôn giao quyền sửa trị Chức-Sắc, chức việc và toàn Đạo nam, nữ cho bên Hiệp-Thiên-Đài là Thánh-ư Đức Chí-Tôn muốn dùng h́nh phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô h́nh. Nếu ai chẳng thận trọng để cho phạm vào luật-pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp-Thiên-Đài th́ rất uổng cho một kiếp tu mà không trọn phận và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa! Mà một khi không lập công-quả được nữa th́ tội án đă phạm làm sao chuộc được; rồi măi bị trầm-luân khổ hải cả đời đời.
Vậy các em khá nhớ lời Bần-Đạo dặn mà giữ ḿnh cho tṛn phận trong lúc Tam-Kỳ Phổ-Độ này. Thêm nữa các em nên nhớ: Hễ khi các em đă vô t́nh hay cố ư mà phạm vào luật-pháp th́ hăy vui-vẻ để cho luật-pháp sửa trị đặng khỏi vướng tội vô h́nh. C̣n những người được lịnh Hiệp-Thiên-Đài để sửa trị các em là những người ơn của các em, chớ không phải người thù theo tánh phàm của nhơn-sanh đă tưởng.!
B.VỀ MẶT TINH THẦN ĐẠO ĐỨC: LẬP QUỐC CHO N̉I GIỐNG VN
Đức Ngài dạy tiếp “Đời là một sân-khấu hí-trường, mọi sự đều phải thay đổi, chớ nên lấy đó làm mục-đích chánh để noi theo, v́ đă nói rằng: một sân-khấu hí-trường th́ trong đó đủ đào kép và ông bầu; dầu hay dầu dở th́ bổn-phận họ cũng làm cho rồi để cho kẻ khác lên thay thế, đặc-sắc hơn và hay-ho hơn.
Hiện các em đă thấy biết bao nhiêu màn đời thay đổi liên-tiếp mà những màn ấy cũng chẳng làm cho dân Việt-Nam được hưởng cảnh Thái-b́nh. Càng thay đổi càng làm cho dân-chúng Việt-Nam thêm hoang-mang, hồi hộp và cảnh tương-tàn, tương-sát của Việt-Nam cũng chưa thấy giảm bớt chút nào mà lại càng tăng thêm cực độ. Các em biết tại sao vậy không? Nói nghe thử?
- Trúng!... Nhưng c̣n thiếu một chút là dân Việt Nam chưa được măn nguyện cho sự lănh-đạo của những bậc giả thương dân-chúng đó vậy.Vậy có câu “Dĩ đức phục nhơn”, tức là lập ḥa b́nh bằng nhơn-đức, mà chính các vị lănh-tụ không thật hành được mảy-may nào cả th́ đừng trông chi họ đem hạnh-phúc và nguyện-vọng chơn-chánh đến cho dân chúng được. Dầu cho phải thay màn như vậy nữa dân chúng Việt-Nam chắc-chắn không bao giờ đạt vọng được cũng v́ sự bất lực của quyền đời như vậy.
Mọi sự biến-chuyển đều do Đức Chí-Tôn, c̣n sự lập đời thái-b́nh cũng do Đức Chí-Tôn định-phận cho các bậc Thiên-mạng rồi th́ c̣n chi mà khó nữa, chỉ đi đúng chơn-truyền của Đạo và trọn tuân lịnh Đức Hộ-Pháp th́ xong mọi việc. Các em cũng đă hiểu rồi!
Về việc lập quốc cho ṇi giống Việt-Nam, mặc dầu địa thế của nó nhỏ, nhưng sẽ được các liệt-cường trợ giúp cho nó thành một nước độc-lập hoàn-toàn mà lại c̣n là trụ cốt thái-b́nh cho Vạn-quốc nữa.V́ chính nước Việt-Nam đă được Đức Chí-Tôn định làm Thánh-địa; mà đă nói là Thánh-địa tức nhiên nó phải có chút ảnh-hưởng của Đạo Cao-Đài quyết-định, không dựa vào h́nh-thức nào hay là chút ảnh-hưởng văn-minh của một liệt-cường nào cả. V́ sự tiền định khéo-léo và cao-trọng như thế mà ĐẠO CAO-ĐÀI sẽ được vi chủ về mặt tinh-thần để chấm dứt cuộc chiến-tranh tàn-khốc của hoàn-cầu.
Theo thế thường đời càng gay mà muốn lập lại đời thái-b́nh th́ phận-sự của Đạo lại càng thêm khó nhọc và nặng-nề.Vậy các Thiên-mạng phải cố tâm tŕ chí, đứng trọn trong khuôn-khổ Đạo th́ mới được dễ-dàng để bước qua những trở-ngại trên phận-sự mà thành-công một cách mỹ măn. Các em cứ đặt trọn đức-tin nơi Đạo rồi th́ mọi việc như ư.
Cần nhứt là các Bạn Thiên-mạng phải làm khác hơn thế t́nh th́ mới được đa nghe!”
II. LỜI GIẢNG CỦA ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP VỀ HTĐ
Đức Hộ-Pháp giảng:“ Cơ Bút đă cho Tôi biết các Bạn Hiệp-Thiên-Đài do nơi đâu sản xuất. Do để giữ quyền Thiêng-liêng nên mới có 12 vị Thời quân, Thập nhị Địa chi tức là cảnh Thiêng liêng vô h́nh của chúng ta”.
Ngày nay từ Âu sang Á làn sóng văn minh tràn ngập khắp nơi, vật chất lấn át tinh thần, khiến cho nền luân lư cổ truyền cơi Á-Đông phải luân lạc bởi Hạ ngươn hầu măn nên Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Đế dùng Huyền diệu Cơ bút lập Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ với Tôn chỉ Qui nguyên Tam giáo Phục Nhứt Ngũ chi.
- Lấy Nho-Tông Chuyển thế
- Lấy sự Thương-yêu làm phương-pháp thực hành Chánh Đạo.
-Đức Chí-Tôn quyết cứu vớt những kẻ hữu căn thoát ṿng khổ hải, tránh đoạ luân hồi hầu vui hưởng môt hạnh phúc vĩnh cữu.
Đức Ngài giảng tiếp: Đức Chí-Tôn mở Tam-Kỳ Phổ-Độ này gọi là mở Cơ-quan tận độ chúng sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam chuyển tái phục Thiêng-liêng-vị nơi cảnh vô h́nh, mỗi chuyển tức nhiên mỗi khoa mục của các Đẳng chơn hồn cần phải thi đoạt vị: thăng hay đoạ. Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn gọi là trường thi công quả là vậy.
Đức Chí-Tôn cho Hộ-Pháp và Thập Nhị Thời Quân đến cốt yếu để mở cửa Bí pháp ấy đặng cho vạn linh đoạt vị. Cả thảy đều hiểu rằng Đức Chí-Tôn buổi mới sơ khai, chưa tạo thiên lập địa, Ngài muốn cho vạn linh đặng hiệp cùng Nhứt linh của Ngài do quyền năng sở hữu của quyền hạn Thần linh.
Ngài vừa khởi trong ḿnh quyết định thi hành điều ấy th́ Ngài nắm cái PHÁP. Trước Ngài chỉ là Pháp, v́ cớ cho nên ta để Phật tức nhiên là Ngài, kế thứ nh́ là PHÁP. Hễ nắm Pháp rồi Ngài phán đoán vạn vật thành h́nh, Ngài muốn vạn vật thành h́nh tức nhiên TĂNG. Cả vạn linh đều đứng trong hàng Tăng. Ấy vậy Pháp là chủ của vạn linh. Bởi do nơi Pháp vạn linh mới chủ tướng biến h́nh, do nơi Pháp mới sản xuất vạn linh; cả huyền vi hữu h́nh Đức Chí-Tôn tạo Đạo do nơi Pháp. Chúng ta biết Pháp thuộc về h́nh thể của vạn linh, v́ cớ cho nên Đạo giáo minh tả rơ rệt Tam châu Bát bộ thuộc về quyền Hộ-Pháp “ Tam châu Bát bộ Hộ-Pháp Thiên Tôn” …
…Đức Hộ-Pháp đến cốt yếu đem Bát phẩm Chơn hồn thăng vị nhiều hoặc ít: có thể một đẳng cấp từ vật chất Hộ-Pháp đem lên thảo mộc; Thảo mộc đem lên thú cầm, thú cầm đem lên nhơn loại dĩ chí Phật-vị, Hộ-Pháp có thể chỉ định cho họ đặng. Bởi trong quyền ấy Đức Chí Tôn nói trọng quyền th́ trọng phạt; quyền hành nắm chẳng phải nơi mặt thế gian này mà thôi.
Hộ-Pháp và Thập Nhị Thời Quân không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao Đài này, cũng không phải tại đây nữa. Bần-Đạo nói: đây là quyền Đạo Cao-Đài cả Thiêng-liêng hằng sống."
(ĐHP: 1-9 Kỷ-Sửu)
HIỆP THIÊN ĐÀI TRONG LỄ CÚNG ĐẠI ĐÀN.
Đạo Luật Mậu Dần: Hội Thánh phải bổ đến mỗi Quận Đạo: Lễ sĩ, Cai Nhạc và Giáo Nhi có cấp bằng của Hội Thánh đặng chỉnh đốn về mặt nghi tiết nơi các Thánh Thất và các cuộc Quan Hôn Tang Tế.
Đại Đàn là đàn cúng tế lớn, tức là Đại lễ.
Tiểu đàn là đàn cúng tế nhỏ, tức là Tiểu lễ.
- Nghi tiết Đại đàn là các tiết mục trong Đại lễ cúng Đức Chí Tôn tại Ṭa Thánh hay Thánh Thất, hoặc cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ hay Điện Thờ Phật Mẫu.
NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN CÚNG ĐỨC CHÍ TÔN TẠI T̉A THÁNH.
Đúng 12 giờ khuya, Lôi Âm Cổ khởi, dứt 4 câu kệ th́ vị Tả PHAN QUÂN cầm phướn Thượng Sanh hướng dẫn Lễ Sanh và Giáo Thiện nam nữ đi vào Ṭa Thánh, lên lầu, nam tả nữ hữu, đứng từ ngang Cung Đạo ra tới ngang Hiệp-Thiên-Đài. Phần Văn nhạc và Vơ nhạc cùng Giáo Nhi và đồng nhi nữ lên Nghinh Phong Đài; một ban Văn nhạc và đồng nhi nam lên lầu Bát-Quái-Đài..
Khi tiếng kệ chuông nơi Bạch Ngọc Chung Đài vừa dứt 4 câu, vị HỘ ĐÀN PHÁP QUÂN cầm cây Cờ lịnh (cờ Đạo ba màu vàng xanh đỏ, trên đó có thêu 6 chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) đi ra, có vị Hữu PHAN QUÂN cầm Phướn Thượng Phẩm nối tiếp theo sau, rồi cả hai vị hướng dẫn các Chức sắc đi vào Ṭa Thánh hoán đàn. Hai vị nầy đi trước, nối tiếp theo sau là các Chức sắc HTĐ, phẩm lớn đi trước, phẩm nhỏ đi sau. Hết Chức sắc HTĐ rồi th́ Chức sắc CTĐ nối bước theo sau, có xen kẻ Chức sắc Phước Thiện.
Chức sắc lớn đi trước, Chức sắc nhỏ đi sau. Chức sắc CTĐ đồng phẩm vị th́ phái Thái đi trước, kế là phái Thượng và sau là phái Ngọc, rồi Chức sắc Phước Thiện phẩm tương đương đi kế sau phái Ngọc.
Thí dụ như phẩm Giáo Sư: Giáo Sư phái Thái đi trước, rồi Giáo Sư phái Thượng, kế là Giáo Sư phái Ngọc, kế đó là các Chơn Nhơn và Đạo Nhơn bên Phước Thiện. Hết Đạo Nhơn rồi mới đến Giáo Hữu phái Thái, phái Thượng, phái Ngọc, Chí Thiện, Hiền Tài, vv...
Bên Chức sắc CTĐ Nữ phái th́ đứng chờ ở bực thềm năm cấp trước Ṭa Thánh. Khi vị Đầu Sư Nam phái bước lên thềm vào Ṭa Thánh th́ vị Nữ Đầu Sư cũng bước lên ngang hàng, rồi đi vào Ṭa Thánh. Nam phái đi vào theo cửa bên Nam, Nữ phái đi vào theo cửa bên Nữ.
Khi vào Ṭa Thánh th́ mọi người đều phải bắt Ấn Tư đặt lên ngực. Hai hàng Chức sắc Nam Nữ, đi hàng một, theo hai hàng cột rồng, thẳng vào Bửu điện, lên Cung Đạo. Nam phái đi ngang qua Cung Đạo, ṿng qua bên Nữ phái, rồi đi thẳng xuống; c̣n Nữ phái cũng đi ngang Cung Đạo, ṿng qua bên Nam phái rồi đi thẳng xuống.
Các Chức sắc HTĐ đi dẫn đầu, khi trở xuống đến chỗ dành cho HTĐ th́ phân ra đứng nơi vị trí qui định của mỗi vị. C̣n các Chức sắc CTĐ th́ đi ngang qua chỗ lập vị của Chức sắc HTĐ rồi đi trở lên, đến phẩm cấp của mỗi người th́ lập vị ḿnh, Nam theo Nam, Nữ theo Nữ.
Đứng trên lầu HTĐ nh́n xuống, quan sát việc đi Hoán đàn, chúng ta thấy giữa hai hàng cột rồng, mỗi bên có hai hàng Chức sắc Nam Nữ đi ngược chiều nhau, bên nây Nam đi lên th́ Nữ đi xuống, bên kia Nam đi xuống th́ Nữ đi lên, đi ṿng từ dưới lên trên rồi từ trên xuống dưới, tạo thành một khung cảnh sống động, trật tự yên lặng, trang nghiêm, trong bầu không khí tịch mịch giữa đêm khuya, dưới ánh đèn màu huyền ảo, tượng trưng Pháp Luân Thường Chuyển.
-Ba vị Chánh Phối Sư nam và vị Nữ Chánh Phối Sư vào đứng trước Nội nghi (tại Cung Đạo).
-Một vị Phối Sư nam đứng ngang chỗ Ngoại nghi. Một vị Giáo Sư phái Ngọc lên đứng ở Giảng đài nam phái để xướng lễ, vị Tiếp Lễ Nhạc Quân lên đứng trên Giảng Đài nữ để điều khiển Nhạc Lễ và đồng nhi.
1- Nội nghi Ngoại nghi tựu vị: ba vị Chánh Phối-Sư nam và vị Nữ Chánh Phối Sư đồng xá Đàn rồi bước vào giữa, đứng hướng mặt lên Bửu điện. Vị Phối Sư ở Ngoại nghi cũng xá Đàn rồi bước vào đứng trước Ngoại nghi, ngó vô Bửu điện.
2- Thiên phong dĩ hạ các tư kỳ vị: Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu đồng xá Đàn một xá, bước vô, xoay người đứng hướng mặt vào Bửu điện.
3- Nhạc tấu Quân Thiên: nhạc đánh trống Tiếp Giá, rồi ban nhạc đờn 7 bài (hoặc 5 bài tùy theo Đại lễ), đàn tới lớp xề, Tiếp Lễ Nhạc Quân ra hiệu, vị Giáo Sư đứng trên Giảng đài xướng:
4. Chỉnh sát cúng phẩm: vị Tiếp Pháp Hiệp Thiên-Đài đi lên lầu Hiệp Thiên Đài đặng trấn thần Tam bửu, ba cặp lễ ba phái và vị Ngọc Giáo Sư pḥ tráp Tam bửu từ lầu Hiệp Thiên Đài đi xuống, vào đường giữa đi thẳng lên Ngoại nghi, rồi tẻ ra đứng hai bên Ngoại nghi. Nhạc đờn tới bài Vạn Giá (c̣n đờn 5 bài th́ tới nửa bài Long Đăng) th́ vị Giám Đạo Hiệp Thiên-Đài lên Bát-Quái-Đài thỉnh hương đem xuống. 4 Lể sĩ và Giám Đạo cầm hương đồng đến đứng hai bên Ngoại nghi chờ xướng lễ.
5- Nghệ hương án tiền: (đèn chớp 1): vị Tiếp Lễ Nhạc Quân ra hiệu lịnh bằng đèn chớp 1 cái cho ban Nhạc trên Nghinh Phong Đài biết. Nhạc xây đờn bài Hạ.
6- Giai qú: (đèn chớp 3) chuông khắc 3 tiếng để mọi người xá 3 xá, nhạc đổ 3 hồi, tất cả đồng qú xuống, Chức sắc. Chức việc và Đạo hữu không trách nhiệm th́ ngồi xếp bằng.
7- Phần hương: (đèn chớp 1) nhạc gài trống thét, vị Giám Đạo đưa hương cho vị Phối Sư qú nơi Ngoại nghi đốt, cầm hương xá 3 xá rồi trao cho Lễ sĩ.
(Đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng lên, lui ra hai bên, day vào Nội nghi, chuẩn bị điện hương, nhạc dứt.
34. Sớ văn thượng tấu: nhạc xây tá đờn bài Hạ, cặp đăng đi lên Nội nghi.
35. Qú: nhạc đổ trống cho Lễ sĩ qú xuống, vị Chức sắc đứng sớ cầu nguyện, xong, nhạc dứt
36. Thành độc Sớ văn: nhạc đổ trống thét ngắn, dứt, vị Chức sắc có phận sự đọc sớ khởi đọc.
37. Cung phần Sớ văn: nhạc đánh lớp chày, đốt sớ, qua thét, Lễ đứng lên sang tam bộ, thối quay về chỗ.
38. Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.
39. Thành tâm tụng Ngũ Nguyện: nhạc gài trống vô đờn xuân, đồng nhi tụng Ngũ Nguyện.
40. Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.
41. Hiệp Thiên Đài Chức sắc nhập Nội nghi: nhạc đánh trống thét, xem chừng Chức sắc HTĐ vô tới Nội nghi, xá, qú, lạy. Nhạc đánh trống lập ban.
42. Hộ Đàn Pháp Quân, Tả Hữu Phan Quân nhập Nội nghi: nhạc đánh trống thét cho ba vị vào Nội nghi, xá, qú, lạy, nhạc tiếp đánh lập ban.
Lạy xong, nhạc vẫn thét luôn cho các Chức sắc HTĐ trở về đứng ở vị trí cũ th́ dứt.
Xem chừng có Chức sắc Đại Thiên phong thuyết đạo hay không.
Nghi lễ đánh kiểng, toàn thể đứng lên, nghe chuông xá 3 xá, day ra ngoài xá chữ Khí 1 xá, rồi phân lưỡng ban.
Nghi lễ kệ chuông băi đàn xong, nhạc đánh trống thét, tán điệu gài tiền bần hậu phú, dứt tịch. Hết.
(Nghi tiết Đại Đàn và Tiểu Đàn của Hội Thánh)
***Chú thích: Hộ Đàn Pháp Quân là một phẩm Chức sắc đặc biệt trực thuộc Chi Pháp HTĐ, có trách nhiệm giữ ǵn và bảo vệ đàn cúng cho được trật tự, trang nghiêm, tinh khiết.
Hộ Đàn Pháp Quân đối phẩm với Giáo Sư của CTĐ. Phẩm vị Hộ Đàn Pháp Quân không có thăng phẩm, người được phong vào phẩm vị nầy th́ giữ phẩm vị ấy suốt đời.
Vị Hộ Đàn Pháp Quân đầu tiên do Đức Chí Tôn phong thưởng là ông Trần Văn Tạ.
HIỆP THIÊN ĐÀI TRONG LỄ HỘI YẾN DTC
Căn cứ lời phê của Đức Hộ Pháp năm Tân Măo (1951), nơi Điện thờ Phật Mẫu địa phương không được tổ chức lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung:“Hội Yến Diêu Tŕ Cung là lễ đặc biệt Hiệp Thiên Đài chủ quyền và chỉ làm tại Đền Thờ Phật Mẫu tại Toà Thánh mà thôi, không nơi nào có phép làm lễ ấy. Nếu sái lịnh sẽ bị trừng phạt một cách nghiêm khắc”. Vậy, chúng ta hăy t́m hiểu xem Phật mẫu là ai và v́ sao chỉ chức sắc Hiệp Thiên Đài mới được quyền bồi tửu trong lễ Hội yến?
I. PHẬT MẪU LÀ AI?
Quyền năng vô biên của Đức Phật Mẫu được cho biết trong 2 bài kinh : DI LẠC CHƠN KINH, PHẬT MẪU CHƠN KINH, Tán Tụng Công Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu, và trong các bài Thánh ngôn của Đức Phật Mẫu ban cho. Ngoài ra chúng ta c̣n t́m hiểu them trong các bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
Phật-Mẫu là Mẹ, là gốc sanh ra vạn-vật. Phật Mẫu nắm cơ hữu tướng. Phật-Mẫu là Âm c̣n Thầy là Dương. Âm Dương tương-hiệp mới biến ra Càn-khôn, cả Càn khôn ấy là Tăng, mà người nắm quyền vi chủ hàng Tăng ấy là một vị Phật cầm quyền thế-giới. Phật và Pháp không biến đổi, c̣n vị cầm quyền thế-giới là Tăng ấy thay đổi tùy theo mỗi thời-kỳ.Không Đạo-giáo nào thuyết-minh rơ-ràng cơ tạo đoan lấy thuyết hỗn độn sơ khai phân chia:
- Khí chi khinh thanh thượng phù giả vi thiên.
- Khí chi trọng trược hạ ngưng giả vi địa.
Tức là hễ khí nhẹ th́ bay lên làm trời, khí nặng rơi xuống làm đất. Ấy là giai-đoạn trời đất thành h́nh.
Trong vũ-trụ này có hai quyền-năng vô đối:
- Là ngôi Chí-Tôn.
- Là ngôi Phật-Mẫu.
Đức Shiva Phật là Phật-Mẫu.
Các bạn có biết Phật Mẫu là ai ? Ngài dùng bảy nguơn khí tạo Chơn Thần ta tức nhiên tạo phách ta, nhà Phật gọi là thất phách. Kỳ thật khí phách ấy làm Chơn Thần tức là nhị xác thân chúng ta, khi chúng ta bỏ xác trần, xác Thiêng Liêng ấy vẫn c̣n tồn tại.
ĐỨC HỘ PHÁP GIẢNG VỀ DIÊU TR̀ KIM MẪU VÀ CỬU VỊ NỮ PHẬT
Chính thời kỳ này Đức Cao-Đài giáng thế mở Đạo mà quyền hữu h́nh th́ giao cho Phật-Mẫu độ dẫn:
“Đức Chí-Tôn buộc Phật-Mẫu phải đến tại thế gian này để Bí-pháp Hội-Yến Diêu-Tŕ tại cửa Đạo này cho con cái của Ngài giải thoát ấy là một Bí-pháp thiêng liêng duy có tay Ngài định pháp ấy mới đặng. Hôm nay là ngày Phật-Mẫu đem Bí-pháp đặng giải thoát cho chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế này trong cửa Đạo Cao-Đài này mà thôi”.
Ấn Giáo nói: Cái khối linh ấy phân tánh của ḿnh ban bố ra cả vạn vật, khối linh ấy trước khi phân tánh th́ gọi là Brama là Phật, đến khi phân tánh rồi th́ Đấng thứ nh́ Civa chủ về Pháp, Đức Chí Linh cầm quyền năng biến chuyển chớ không cầm quyền năng tạo đoan. Pháp vận hành mà sanh khí nên ta thấy mênh mông trước mắt ta ấy là Khí, vậy Khí là ǵ? Khí là khối sanh quang vạn vật nhờ thở khí ấy mà sống, cho nên chữ Khí là sự sống của vạn vật, do Khí là Pháp biến tướng ra vạn vật. Nên Đấng thứ nh́ chưởng quản cái sanh khí thường gọi là "2è Logos" thuộc Âm ấy là Phật Mẫu chưởng quản cả cơ quan tạo đoan nầy vậy.
Hồi buổi Chí-Tôn phân định, phân tánh của Ngài, lấy Khí tức nhiên là Ngài dùng cái “Linh-Pháp” của Ngài biến tướng ra Phật-Mẫu. Phật-Mẫu thuộc về Âm, Chí-Tôn thuộc về Dương; Âm-Dương hiệp lại mới biến hóa Càn Khôn Vũ-Trụ, sanh ra vạn-vật.
- Đức Chí-Tôn là Phật.
- Đức Phật-Mẫu là Pháp.
Pháp mới sanh ra vạn-vật Càn-Khôn Vũ-Trụ, vạn vật ấy là do nơi Tinh mà ra, tức là Tăng.
Thần tức nhiên là Đức Chí-Tôn. Thần phân định Khí, Khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là Shiva tức Phật-Mẫu.Tăng là vật-loại trên Càn-Khôn Vũ-Trụ này.
Ấy vậy, Đạo-Phật thờ Phật-Mẫu chớ không phải không biết, dầu không thờ mà Đức Phật-Mẫu vẫn ngồi từ tạo thiên lập địa đến giờ, tức nhiên là Đấng tạo ra Vạn Linh đó vậy.
Theo lư Dịch nói rằng trong Âm th́ có Dương, trong Dương th́ có Âm làm gốc. Quả thật vậy, trong thân thể con người tuy phân nam nữ, nhưng dù Nam hay Nữ cũng có đủ yếu tố Âm Dương cho một cơ thể.
Ví như: trên đầu là Dương, dưới chân là Âm…
Lời Cầu nguyện Đức Phật-Mẫu:
“Nam Mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền Thiên cảm bái,
Nam Mô Đại Từ Đại Bi năng hỉ xả, Thiên Hậu Chí Tôn Đại bi Đại ái”
Phật-Mẫu là Người cầm quyền năng tạo cả Càn Khôn Thế Giới gọi là Thiên Hậu Chí Tôn, Đại Từ-bi Bác-ái.
“Theo Bí-Pháp Chơn-Truyền của cơ sanh hóa phải có đủ Âm Dương, trong sanh quang chúng ta có điện quang (Positif và Négatif) cũng như vạn vật có trống mái. Nền Tôn Giáo nào có đủ Âm Dương th́ mới vĩnh cữu. Như Đức Chúa Jésus ngày trước bị đóng đinh trên cây Thánh Giá đầu thuận lên trên gọi là đạt dương. Ông Thánh Pierre là Đệ nhứt Tông Đồ bị đóng đinh trở ngược lại, gọi là phản âm. Âm Dương tương hiệp đúng theo Bí Pháp, nên Đạo Thánh lưu truyền lại hai ngàn năm, không ai dùng quyền ǵ tiêu diệt đặng.
Chí-Tôn có thể sai con của Người đến lập Đạo như: Thích-Ca, Jésus, Khổng-Tử…Trái lại Người đă xuất nguyên linh của Người đến đây độ chúng ta, th́ tưởng điều ấy trọng yếu hơn hết, khi mở Đạo Cao-Đài Chí-Tôn định cho Phật-Mẫu đến làm bạn với chúng ta, bảo trọng nuôi nấng dạy dỗ chúng ta, th́ không có ân đức nào bằng, v́ không ai biết thương con hơn là Mẹ. Phật-Mẫu đến cầm quyền lập Đạo xong, rồi giao lại cho Chí Tôn. Phật-Mẫu làm chủ Âm quang, Chí Tôn là chủ Dương quang. Âm Dương tương hiệp, Đạo Cao-Đài nương theo năng lực của hai khối Âm Dương đó. Đối với năng lực tạo đoan Càn Khôn Thế Giới thế nào, th́ Đạo Cao-Đài ngày kia sẽ có năng lực như thế đó”.
Bần Đạo nói: Đạo có Thể pháp th́ có Bí-pháp. Các vị Giáo chủ cũng phải tùng theo khuôn luật đó. Một nền Chơn giáo có Thể pháp là cơ quan giải khổ cho chúng sanh tức nhiên phải có Bí-pháp đặng làm cơ-quan giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn.
Một nền Tôn giáo nào đă xuất hiện tại thế gian này dầu Thể pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không Bí pháp làm tướng diện căn bản, th́ nền Tôn-giáo ấy chỉ là Bàng môn Tả đạo mà thôi”.
(Đêm 09 tháng 04 năm Kỷ-Sửu - Dl 06-05-1949)
II.BÍ PHÁP LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀ CUNG
Hội Yến Diêu Tŕ Cung là ngày lễ đặc biệt và quan trọng trong Đạo Cao Đài. Lễ được tổ chức hàng năm vào chiều tối ngày Rằm tháng tám âm lịch, tại Đền thờ Phật Mẫu Tây Ninh. Lễ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày Rằm tháng 8 Ất Sửu (1925), tại tư gia của Đức Cao Thượng Phẩm (ở Sàig̣n) theo lệnh của Đức Chí Tôn. Bí Pháp của Hội Yến Diêu Tŕ Cung được Đức Phạm Hộ Pháp giảng giải nhiều lần trong các bài Thuyết đạo, xin lần lượt chép ra sau đây, theo thứ tự thời gian:
■ Ngày 30-1-Đinh Hợi ( dl 20-2-1947):
"Hội Yến Diêu Tŕ là cơ quan đắc đạo tại thế. Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu cùng Cửu vị Nữ Phật đă giáng trần hội yến với chư Chức sắc, xướng họa thi phú và dạy Đạo. Ấy là Hội chư Tiên tại thế.
Đức Chí Tôn thuộc về Phật, Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu thuộc về Pháp. Nếu có Đức Chí Tôn mà không có Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu th́ trong vũ trụ nầy không có chi về mặt hữu vi, c̣n nhơn loại là Tăng.
Ta nh́n có Đức Chí Tôn khai hóa, nhưng cơ sanh hóa Càn khôn cũng như cơ sản xuất nhơn loại tại thế do nơi Âm Dương tương hiệp mới phát sanh vạn vật, cho nên con người gọi Đức Chí Tôn và Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu là hai Đấng Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, và con người là Tiểu Thiên Địa."
■ Tại Đền Thánh, ngày 15-8-Kỷ Sửu (dl 6-10-1949):
"Hôm nay là ngày Kỷ niệm Bí Pháp Hội Yến Diêu Tŕ, Đức Chí Tôn đă lập trong nền Chơn giáo của Ngài. Bần đạo thừa dịp nên thuyết minh cho toàn cả con cái Đức Chí Tôn hiểu rơ cái huyền vi bí mật ấy, bởi có ảnh hưởng với cơ quan đạt đạo của chúng ta tại mặt thế nầy. Hơn nữa, Bần đạo có phương tiện tỏ ra một đức tin dị thường nơi một Đấng yêu ái, một Đấng tạo Càn khôn Vũ trụ, Đấng tự hữu hằng hữu, Đấng quyền năng vô tận vô biên, cốt để cho con cái của Ngài thấu đáo cái thâm t́nh của Ngài đối với ta và ta đối với Ngài dường nào.... ... ...
Toàn thể Thánh thể của Đức Chí Tôn là con cái của Ngài ráng để ư cho lắm. Từ khi Đạo bị bế, Ngọc Hư Cung bác luật, Cực Lạc Thế giới th́ đóng cửa, nên chúng sanh toàn cả Càn khôn Vũ trụ có tu mà thành rất ít, bởi phương pháp khó khăn lắm, muốn đạt pháp th́ không phải dễ.
Cổ pháp định cho các chơn hồn về nơi DTC hưởng được Hội Yến Bàn Đào, tức nhiên hưởng được Hội Yến Diêu Tŕ, ăn được quả Đào Tiên, uống được Tiên tửu, mới nhập vô cảnh TLHS gọi là Nhập Tịch. Ôi thôi! Từ thử đến giờ có ai đặng hưởng, nếu có đặng hưởng th́ cũng một phần rất ít.
Giờ phút nầy, Đức Chí Tôn quyết định tận độ con cái của Ngài, thay v́ Bí Pháp ấy độ con cái của Ngài về nơi Kim Bàn Phật Mẫu đặng hưởng đặc ân thiêng liêng của Đức Chí Tôn. Đức Chí Tôn buộc Phật Mẫu phải đến tại thế gian nầy để Bí Pháp Hội Yến Diêu Tŕ tại cửa Đạo nầy cho con cái của Ngài giải thoát. Ấy là Bí Pháp thiêng liêng, duy có tay Ngài (Đức Chí Tôn) định pháp ấy mới đặng.
Hôm nay là ngày Đức Phật Mẫu đem Bí Pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế nầy trong cửa Đạo nầy mà thôi.
Hôm nay, ngày Lễ của Ngài mà cũng là ngày trọng hệ trong cửa Đạo, xin toàn cả con cái của Ngài nhớ và để nơi tâm ḿnh. Bởi thế, năm nào Bần đạo cũng để ư Lễ của Ngài hơn hết, từ tạo Thiên lập Địa đến giờ, chưa có ai hưởng được thời kỳ nầy. Ngài đến tại mặt Địa cầu 68 nầy đặng tận độ con cái của Ngài. Chúng ta phải chiêm ngưỡng ơn vô biên vô tận của Ngài. Chúng ta phải chiêm nghiệm lễ nầy để mật niệm cám ơn Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu. Ấy là Bí pháp của chúng ta đó vậy."
■ Tại Cửu Long Đài, chiều ngày 15-8-Tân Măo (dl 15-9-1951):
"Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu cơ quan siêu thoát, phải làm thế nào đặng tận độ 92 ức nguyên nhân trở về cựu vị. Muốn đạt đặng Bí pháp siêu thoát ấy, chúng ta ngó thấy Đức Phật Mẫu đă làm ǵ? Đức Chí Tôn giao cho Phật Mẫu nắm quyền hành để rước hết những chơn hồn khi đă đạt pháp, tức nhiên đạt cơ siêu thoát, lập vị ḿnh đặng vào cái địa vị thiêng liêng, đạt đặng th́ phải về Hội Yến cùng Đức Phật Mẫu.
Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung, mà người ta gọi là Hội, nhưng thật ra chúng ta về hội hiệp vui cùng MẸ SANH của chúng ta đó vậy.
Đạo pháp gọi là Hội Yến Diêu Tŕ, tức nhiên chúng ta đă đạt đặng cơ siêu thoát nơi cơi TLHS sống kia. Chưa biết, nếu chúng ta không tu th́ con đường ấy là ǵ mà chớ?
Chính ḿnh Đức Chí Tôn biểu Đức Phật Mẫu, tức nhiên Mẹ Sanh của chúng ta, cầm cả quyền năng giải thoát trong tay, đến lập Hội Yến Diêu Tŕ tại mặt thế nầy cho cả con cái của Ngài, nhứt là 92 ức nguyên nhân ấy, nếu nhập vào cửa Đạo, tùng theo chơn pháp th́ đặng hồng ân của Đức Chí Tôn cho hưởng Bí pháp Hội Yến Diêu Tŕ tại thế nầy.
Cái cơ siêu thoát thiên hạ đă đặt trong tay họ sẵn, tức nhiên giờ phút cuối cùng nầy là giờ phút hứng thú, giờ phút chết của họ, th́ họ đạt vị một cách dễ dàng, ngôi vị mà cơ quan siêu thoát của Đức Chí Tôn đă cho không họ đó vậy.
Nhờ đó mà cơ quan tận độ vạn linh của Đức Chí Tôn đă lập tại thế nầy, từ đây sẽ mở rộng cửa TLHS, đặng đến gom góp cả con cái của Ngài trở về hiệp một cùng Ngài.
Bí pháp Hội Yến Diêu Tŕ là vậy đó."
■ Cửu Long Đài, chiều ngày 15-8-Nhâm Th́n (dl 3-10-1952):
"Hôm nay là ngày chúng ta hội hiệp cùng Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu. Bần đạo nhớ lại lúc ban sơ, Đức Chí Tôn mới đến mở Đạo, Ngài làm một Bí pháp từ thử đến giờ chưa ai tưởng đến. Ngài ra lịnh lập một cái tiệc rất trọng hậu, chay chớ không phải mặn như ngoài đời, lấy trong số 13 người chúng ta, kể: Cửu vị Nữ Phật và Đức Phật Mẫu, với ba người sống, tức nhiên 3 người hữu h́nh và 10 người vô h́nh, dự tiệc ấy. Ba người hữu h́nh là Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Cao Thượng Sanh và Bần đạo. Tưởng không có cái ngộ nghĩnh nào hơn là ngồi ăn uống với những vị khuất mặt. Buổi nọ, Bần đạo chưa có đức tin, thấy một cái đó là việc nghịch nhứt, nhưng khi vào ngồi tiệc rồi, không biết cái tinh thần nó thay đổi thế nào, chẳng khác ǵ như chúng ta dự một tiệc trọng hậu, có mặt đủ các bạn ngồi chung quanh chúng ta đó vậy.
Đức Chí Tôn thi hành Bí pháp ấy, buổi nọ chúng tôi không hiểu ǵ hết, Bần đạo cũng t́m ṭi kiếm nghĩa lư. Có lẽ những người đoạt được cơ siêu thoát, tức nhiên tầm được cái huyền bí giải thoát cho ḿnh, th́ có đặc ân thiêng liêng ban cho Bàn Đào Hội Yến, tức nhiên là Hội Yến Diêu Tŕ .
Cái nghĩa lư sâu xa ấy, chúng ta thử để dấu hỏi, tại sao Đức Chí Tôn đă đến bảo chúng ta Hội Yến Diêu Tŕ. Ngài muốn ǵ đó? Muốn cho toàn cả con cái của Ngài, chớ không phải với ba người đó mà thôi.
Đoạt cơ siêu thoát, tức nhiên ta nói thường ngữ của chúng ta là muốn cho toàn thể con cái của Ngài đoạt đặng cơ siêu thoát đó vậy…
…Hạnh phúc thay cho những người đặng Hội Yến Diêu Tŕ hôm nay, tức nhiên đặng hồng phúc hội hiệp cùng Bà MẸ thiêng liêng của chúng ta, lẽ dĩ nhiên được mang sứ mạng thiêng liêng nơi ḿnh, cả toàn con cái của Đức Chí Tôn cũng thế, Nam cũng thế, Nữ cũng thế, kẻ Đông người Tây, kẻ Nam người Bắc, đem cả cơ bí mật thiêng liêng của Đức Chí Tôn là ḷng yêu ái của Ngài mà rải khắp cho toàn thể con cái của Ngài đều hưởng.
Mỗi một năm, chúng ta được hưởng cái hạnh phúc hội hiệp cùng nhau, chính ḿnh Bần đạo mỗi khi Hội Yến Diêu Tŕ được sum hiệp cùng mấy em Nam Nữ đông đảo chừng nào th́ Bần đạo càng thêm vui mừng hân hạnh chừng ấy…
…Bần đạo dám quả quyết nơi Đền Thờ của Đại Từ Mẫu của chúng ta, Bà không kể con cái sang trọng của Bà đâu, trái ngược lại, Bà lại thương yêu binh vực những đứa con nào nó thiệt thà hèn yếu hơn hết.
Ấy vậy, Qua nói rằng: Trong cả mấy em đây, nếu có đứa em nào thiếu thốn cả tinh thần và vật chất, thiệt tḥi nghèo khổ, tật nguyền, Qua dám chắc Bà MẸ thiêng liêng của chúng ta sẽ vui ở với những kẻ ấy lắm vậy. Qua chỉ cho mấy em một cái Bí pháp là khi nào mấy em quá thống khổ, quá đau đớn tâm hồn, mấy em đừng vội sầu thảm, các em qú xuống giữa không trung, các em nguyện với Bà MẸ thiêng liêng ấy một lời cầu nguyện. Bần đạo quả quyết rằng: Bà chẳng hề khi nào từ chối cùng mấy em. Bần đạo đă thử nghiệm rồi. Cả toàn con cái của Đức Phật Mẫu thí nghiệm như Bần đạo thử coi”.
Tóm lại, Bí pháp của Hội Yến Diêu Tŕ Cung là Đức Chí Tôn đem cơ quan giải thoát xuống thế đặt trong cửa Đạo Cao Đài để toàn thể các tín đồ được hưởng.
Theo cổ luật th́, người tu một khi đắc đạo, chơn hồn được lên Diêu Tŕ Cung dự Hội Yến Bàn Đào, được Đức Phật Mẫu ban cho ăn trái đào Tiên và uống Tiên tửu.
Ngày nay, thời TKPĐ, Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần, mở tiệc Hội Yến DTC tại Đền thờ Phật Mẫu để toàn cả con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu về hội hiệp cùng Đức Mẹ thiêng liêng, dâng hoa quả, rượu, trà lên Đức Mẹ, và Đức Mẹ sẽ ban tặng trở lại cho con cái của Ngài để con cái gội hưởng hồng ân của Phật Mẫu, làm cho tâm Đạo phấn chấn thêm lên, làm động cơ thúc đẩy con cái mau tiến hóa trên bước đường tu niệm, sớm trở về hội hiệp cùng Phật Mẫu. Mà một khi được hội hiệp cùng Đức Phật Mẫu th́ tức nhiên là đắc đạo, giải thoát khỏi luân hồi.
Hội Yến DTC tượng trưng Bí pháp đắc đạo là vậy.
Như thế, Đại lễ Hội Yến có nhiều ư nghĩa sâu xa:
1. Thể hiện t́nh thương yêu công bằng, vô hạn của Đức Mẹ đối với con cái. Đức Mẹ ban hồng ân Thiêng liêng cho con cái của Người
2. Hội Yến Diêu Tŕ Cung là ngày Phật Mẫu đem bí pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng, trong cửa Đạo Cao Đài này mà thôi.
3. Đây cũng là ngày tạo thành h́nh tướng hữu vi của Đạo Cao Đài.
Trong phần Nội Điện (giữa Nội nghi và Bàn thờ Đức Phật Mẫu), chúng ta thấy đặt một cái Bàn dài, phủ tấm trải bàn màu trắng thêu hoa, chung quanh có đặt cả thảy 12 cái ghế ngồi có dựa, phân ra:
- 9 cái ghế sắp theo thứ tự từ 1 đến 9, có bọc nệm và vải thêu rất đẹp, dành cho Cửu vị Tiên Nương, trên mỗi ghế nơi chỗ dựa đều có thêu chữ: Nhứt Nương, Nhị Nương, ... đến Cửu Nương. Ở chính giữa, day lưng vào Bàn thờ Đức Phật Mẫu là ghế của Ngũ Nương.
- 3 cái ghế khác kiểu hơn, đặt ở đầu bàn phía ngoài là của Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh.
Trên bàn dài, ngay trước mỗi cái ghế đều có đặt ba món: Một b́nh hoa tươi, một cái ly dùng để rót rượu Champagne, một cái tách để rót nước trà. Trên bàn thờ Đức Phật Mẫu cũng để ba món tương tự.
Phía sau 2 dăy ghế của Cửu vị Tiên Nương, mỗi bên có đứng hầu 9 cô Giáo Nhi, sắp thành một hàng dài, mặc Đạo phục toàn trắng, đầu bịt khăn vàng.
Kế bàn Nội nghi, về phía trong có đặt thêm 2 cái bàn, một lớn một nhỏ. Bàn lớn dùng để đặt các hoa quả hay phẩm vật của quan khách hiến lễ Đức Phật Mẫu. Bàn nhỏ đặt chai rượu Champagne và Trà để Chức Sắc Hiệp Thiên Đài bồi tửu và châm trà hiến lễ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Phía trước Bàn thờ Chư Chơn Linh Nam phái có đặt một bàn tṛn thấp và các băng ṿng cung bao quanh để Ban Nhạc ngồi đờn hiến lễ.
Trước giờ hành lễ chừng 10 phút, các Giáo nhi vào Chánh điện bái lễ Đức Phật Mẫu, có vị hầu chuông nơi Nội điện khắc chuông điều khiển. Kế đó là các Nhạc sĩ của Ban Nhạc vào bái lễ. Tiếp theo là toàn thể Chức Sắc Cửu Trùng Đài, Phước Thiện và các Tín đồ Nam Nữ bái lễ Phật Mẫu.
Khi tới giờ hành lễ, các Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đi vào Chánh điện, bái lễ Đức Phật Mẫu và cầu nguyện Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng xuống Bửu điện chứng lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung. Chức Sắc Hiệp Thiên Đài làm lễ xong th́ đứng luôn tại chổ trước Nội nghi, khoanh tay hầu lễ. Sau mỗi bài thài, trong khi mọi người lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật th́ các vị trong Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ chỉ xá 3 xá.
Một vị Chức Sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài đi lên Bàn thờ Đức Phật Mẫu, cầm lư trầm xá 3 xá rồi đem lư trầm xuống xông hương khử trược từng chiếc ghế nơi Bàn Hội Yến. Đầu tiên xông hương ghế của Nhứt Nương, tiếp theo là ghế của Nhị Nương,… đến ghế của Cửu Nương bước qua xông hương ghế của Đức Hộ Pháp, rồi ghế của Đức Thượng Phẩm, và sau cùng là ghế của Đức Thượng Sanh. Xong th́ đem lư trầm đặt trở lại nơi Bàn thờ của Đức Phật Mẫu.
Vị Chức Sắc ấy trở về chỗ cũ, Ban Nhạc khởi hoà tấu 5 bài cổ nhạc hiến lễ Đức Phật Mẫu. Năm bài cổ nhạc này là 5 bài trong Nhạc tấu Quân Thiên cúng Đại Đàn Đức Phật Mẫu, gồm: Xàng xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Tiểu Khúc.
Dứt phần tấu nhạc là tới phần thài hiến lễ Dâng Tam Bửu: Bông, Rượu, Trà.
Thài 3 tuần: - Tuần đầu Dâng Hoa,
- Tuần giữa Dâng Rượu
- Tuần cuối Dâng Trà
Thường niên 9 giờ tối ngày rằm tháng 8 bắt đầu Hội Yến. Sự tổ chức có thể tóm lược như vầy.
H́nh số 1
![]()
Trên chổ dựa các ghế đều thêu chữ lớn như Nhứt Nương hay Cữu Nương hoặc Hộ Pháp, Thương Phẩm….Nơi bàn hoa quả c̣n để trước mặt mỗi vị 1 cái ly, 1 cái tách; ly th́ để chứa rượu, tách th́ để điểm trà. Trên bàn thờ Phật Mẫu nơi số 1 cũng có 1 cái ly và 1 cái tách đó là phần của Phật Mẫu, c̣n bên mặt số 1bis cũng có 1 cái ly và 1 cái tách để kỉnh Chí Tôn.
Chức Sắc Hiệp Thiên Đài khởi đầu người lớn nhứt đi trước, từ chổ đang đứng đi qua phía bàn Nội Nghi là nơi để b́nh rượu, 2 tay cầm b́nh bước qua bên trái ḿnh đi lên bàn thờ Phật Mẫu xá 3 xá, châm vào ly rượu ở số 1 tức là kỉnh dâng Phật Mẫu. Kế châm vào ly rượu số 1bis tức là kỉnh Chí Tôn. Xong đi ṿng qua bên mặt (theo mũi tên) chước tữu nơi bàn của Nhứt Nương (trên lưng ghế có thêu tên Nhứt Nương Diêu Tŕ Cung nên dễ nhận định). Kế đó châm bàn của Nhị Nương, rồi Tam Nương ….. đi ṿng đến Cữu Nương. Tới đây đến số 11 châm tửu nơi ly Đức Hộ Pháp ở giữa, kế châm bên mặt số 12 là của Đức Thượng Phẩm, rồi châm bên trái số 13 là của Đức Thượng Sanh.
Hai tay nâng b́nh rượu trở lại đứng trước bàn Nội Nghi, sau ghế Đức Hộ Pháp, nghiêm chỉnh xá 3 xá, xong để b́nh rượu vào vị trí cũ rồi bước qua bên trái trở xuống chổ đứng của ḿnh.
Phải cố gắng thế nào khi dứt thài 1 bài là phải dứt châm ở bàn Đức Thượng Sanh, không nên sớm lắm mà cũng không nên trễ lắm.
Khởi từ bài của Phật Mẫu là một vị Chức Sắc của Hiệp Thiên Đài làm phận sự ḿnh chước tửu, đến bài Nhứt Nương là người thứ hai, bài Nhị Nương là người thứ ba vân vân…đến bài của Đức Thượng Sanh là người thứ 13 vậy phải dứt tuần rượu.
Muốn đi đừng lộn, xin hăy xem (h́nh số 2) th́ rơ tận tường. Không biết Bí Pháp yếu trọng thế nào mà hễ ai đi trật th́ Đức Hộ Pháp rầy lắm. Đức Ngài nói: “Hăy coi Bần Đạo đi mà bắc chước làm theo”. Có lần ông Tả Phan Quân đi trật, Đức Ngài cấm không cho chước rượu hay châm trà nữa; cũng có lần Ngài Khai Pháp cấm một vị Luật Sự nữ không cho lên chước rượu hay châm trà v́ xét rằng vị ấy không xứng đáng.
Dứt tuần Rượu đến tuần Trà.
***Ghi chú: Khi chước rượu hay châm trà nơi một ghế nào nên đứng bên tay trái của ghế ấy mà châm, tưởng như có người bằng xương, bằng thịt ngồi tại ghế, không nên ở sau lưng ghế với tới rót v́ làm như vậy là thất lễ. Cũng như tay ḿnh đưa trên đầu của vị ngồi th́ không đúng phép hữu h́nh thay huốn chi là phép Thiêng Liêng cần phải thận trọng hơn nữa; phải kính cẩn cuối đầu khi chước xong, thành thật thủ lễ nghiêm nghị mới đặng.
Khi hết lễ Chức Sắc Hiệp Thiên Đài lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật rồi bài ban (không có Lễ Sĩ xướng) Chức Sắc Hành Chánh, Phước Thiện cùng Chức Việc Đạo Hữu nam nữ đồng phục bạch y vào bái.
Bái xong là lễ thành.
CHỨC SẮC CỬU TRÙNG ĐÀI KHÔNG THỂ THAY THẾ CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI
I. TẠI SAO CÓ MẶT THẬP NHỊ THỜI-QUÂN DỰ BỒI TỬU TRONG BÀN HỘI-YẾN?
“Nơi cơi vô h́nh phải có Thập nhị Khai thiên tức là Thập nhị Thời thần phối-hợp nhau để tạo nên cung Trời, th́ ở mặt thế này đối-tượng của Thập nhị khai thiên là Thập nhị Thời-quân cũng phải phối-hợp cùng nhau để giúp tạo thành h́nh tướng của Đạo Cao-Đài. V́ đó mà Thập nhị Thời-quân mới có mặt bồi tửu trong buổi Lễ Hội Yến.
Bên Cửu-Trùng-đài là h́nh ảnh Cửu-Thiên khai hóa, mà nơi cơi vô h́nh th́ Cửu-Thiên khai-hóa chỉ là sự phân chia đẳng-cấp của cơ Trời; c̣n về phần hữu h́nh th́ Cửu-Trùng-Đài cũng chỉ là phận-sự chia đẳng cấp trong cửa Đạo mà thôi. Nếu bên vô h́nh, Cửu-thiên khai-hóa không dự phần phối-hợp để tạo ra cung Trời, th́ trong đối-tượng về phần hữu h́nh cũng không có dự phần phối-hợp để giúp tạo thành h́nh tướng của Đạo Cao-Đài. V́ những nguyên-nhân trên đây mà Chức-sắc Cửu Trùng-Đài không có dự vào việc bồi tửu trong lễ Hội-Yến Diêu-Tŕ-Cung; lễ này đặc biệt thuộc phần tổ-chức của Hiệp-Thiên-Đài.”
II.KHUÔN LUẬT PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG
ĐỨC HỘ PHÁP giảng tại Đền-Thánh Đêm rằm tháng 8 năm Mậu-Tư (1948)
... Chúng ta ngó thấy cái nhỏ, chúng ta tưởng tượng cái lớn là Càn-Khôn Vũ-trụ. Về mặt tinh-thần cũng vậy, khuôn-luật an-ninh trật-tự vẫn phải được tôn-trọng. Nếu khuôn-luật ấy bị đả-đảo, tiêu-hủy th́ địa-cầu nầy đụng với địa-cầu kia, mặt trời nầy đụng với mặt trời kia, th́ cả Càn-Khôn Vũ-trụ nầy hư -hoại hết. Chúng ta thấy Đức Chí-Tôn đến, trước hết Ngài mở ra cơ bút dạy bằng Thánh-Giáo, khi Ngài chưa đến th́ đă có Phật-Mẫu đến với chúng ta lập thành khuôn-khổ một mực, dầu cho cơ-quan nào " dĩ tiểu vi đại " cũng vậy. Bà mẹ phàm chúng ta sản-xuất nuôi dưỡng ta thế nào th́ Phật-Mẫu cũng thế ấy, Bà mẹ chẳng bao giờ muốn đưa con kia xưng ḿnh có quyền định cho mẹ và người mẹ cũng không muốn một ông cha nào mà buộc con ḿnh phải chiều ḷn theo như ư ổng buộc phải có. Nhiều khi chúng ta thấy một đứa con trong gia-đ́nh kia, nếu người anh cả vinh-quang phú-quí, quyền tước cao-sang về tới nhà lại hiếp đáp đàn em buộc phải tôn-sùng, th́ bà mẹ chẳng hề vui ḷng bao giờ. Bà cũng chỉ biết đó là một đứa con của bà mà thôi, ngoài ra bà không biết ǵ khác hơn nữa.Buộc trong gia-đ́nh có đẳng-cấp, có lớn, có nhỏ, mà thôi, chớ bà chẳng hề khi nào chịu cho ai áp-bức con cái.
Trong cửa Đạo Cao-Đài có hai đền thờ : một đền thờ, ta ngó thấy trật-tự hàng-ngũ, bởi từ nguyên-căn tâm-hồn của chơn-linh chúng ta đều có trong hàng Phẩm Cửu-Thiên Khai-Hóa cả. Quí phái như thế ! C̣n một đền thờ nữa, thờ Phật-Mẫu tức là mẹ của chúng ta, th́ cái quí-phái của chúng ta không c̣n giá-trị ǵ nữa. Đến Phật-Mẫu không muốn cả Chức-Sắc Thiên-Phong đi đến đền thờ của Người và Người nhứt định không chịu điều ấy, vậy phẩm-tước và giai-cấp đối với Phật-Mẫu không có giá-trị, v́ Phật-Mẫu không muốn đứa nào áp-bức đứa nào cả, hành tàn như vậy bị tiêu diệt.
Đó khuôn-khổ b́nh-đẳng của một cộng-sản, thiên-hạ muốn bắt chước cộng-sản mà cộng-sản nào được như nơi cửa Đạo Cao-Đài. Trong cửa Đạo Cao-Đài khác hơn là các cơ-quan tương-đương với nhau mà ta thấy. Dù ai muốn t́m con đường đi nào trong cửa Đạo Cao-Đài nầy đều có, chúng ta duy biết chọn quyết-định con đường phải đi măi thôi.
1. Đi thâu Thập Nhị Thời quân rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo.
Đức Chí Tôn dạy: “Thầy lại nhắc cho các con hay rằng: Trong Thập Nhị Thời Quân, đâu đó đều có sắp đặt, nếu không phải mấy đứa pḥ-loan của Thầy đă định th́ các Thánh-ngôn do nơi khác mà ra đều là không phải lời của Thầy nói. Con phải đề pḥng cẩn thận, nghe à!
Thầy hằng nói cho các con biết, việc CƠ BÚT là việc tối trọng, nếu không có Chơn-linh quí trọng th́ thường có Tà quái xung nhập mà khuấy rối làm cho thất nhơn tâm, lại c̣n một điều đáng quan pḥng nữa là trong mấy đứa pḥ-loan cũng có đứa không dè-dặt, tưởng CƠ BÚT là việc khinh thường làm thế nào cũng đặng, rồi muốn lấy đó mà cầu hỏi những điều vô vi, nên cũng có nhiều khi v́ đó mà sanh biến trong Đạo. Thầy nói cho các con hiểu bậc Chơn Thánh mà phải đọa trần nếu không đủ tánh chất để d́u-dẫn nhơn sanh th́ cũng chưa xứng đáng cầm bút cho Thầy truyền Đạo. Các con nghe à!”
2. Pháp-Chánh-truyền và Tân luật tức là Thiên-điều tại thế
“Muốn cho xă-hội loài người trong thế-giới này đạt được mức quân-b́nh tuyệt-đối th́ phải có sự công-b́nh được lập lại bởi cán cân công-lư, mà xă-hội loài người từ xưa đến giờ chưa có công b́nh thật sự.
Ngày nay Thiên-thơ đă định cho nước Việt-Nam này có được cán cân công-lư do bởi tay Thượng-Đế đến cầm đ̣n cân định vận-mạng cho Việt-Nam và cả nhân loại. Cho nên khi mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phồ-Độ, Đức Chí-Tôn đă lập ngay Pháp-Chánh-truyền và Tân-luật tức là Thiên-điều tại thế để điều-hành guồng máy hành chánh đạo hầu bảo thủ chơn truyền và công-b́nh Thiên-đạo v́ nếu thiếu pháp luật th́ c̣n ǵ là Đạo nữa.
Ấy vậy, Đức Chí-Tôn lập Tân Pháp là lập chủ quyền cho Đạo. Nếu chúng ta biết Đạo và ư thức rằng pháp-luật là do Thiên-ư và công-lư mà lập ra th́ tự nhiên phải tuyệt-đối tôn-trọng chủ quyền đó là tuân-hành qui điều pháp-luật Đại Đạo.
Phạm luật Đạo tức là phạm Thiên-điều, mà phạm Thiên-điều th́ tội-t́nh kia có chi giải nỗi.
(ĐHP diễn-văn 14-2 Mậu-Th́n 1928)
3.Thời gian phân phàm lọc Thánh
Đức Hộ-Pháp nói: Bần-Đạo may duyên được Đức Chí-Tôn chọn làm Ngự-Mă-Quân của Ngài để thay Ngài lập nền Chánh giáo, tức là nền Đạo Cao-Đài này để thay thế tất cả Tôn Giáo đă có từ trước. V́ lẽ các Tôn-Giáo ấy ngày nay không phù hợp với lương-tri lương-năng của loài người nữa. Hay nói một cách khác là các nền Tôn-Giáo ấy ngày nay đă bị bế. Đây là Thiên-Thơ đă định “Khai Đạo muôn năm trước định giờ”.
Nền Đại-Đạo này tức là Tôn-giáo toàn cầu vậy! Tôn giáo, Ngài vi chủ năm châu hiệp tín-ngưỡng lại, qui nhứt mà thôi với tôn-chỉ: Tam-giáo qui nguyên Ngũ chi phục nhứt đó!
Đức Hộ-Pháp khẳng định:…“Từ Tín Đồ đến Hội Thánh chẳng hề khi nào tiêu diệt nó được, kẻ nào muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài tốt hơn đừng sanh ra bởi chẳng hề khi nào muốn tiêu diệt Đạo đặng, khuôn luật vẫn vậy. (Đền Thánh, đêm 29 tháng 10 năm Quí Tỵ)
4. Sợ e quyền Hội Thánh quá đổi sẽ làm nô lệ…
Ngày Rằm tháng 8 Đinh Hợi (1947) Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Báo Ân từ như sau:
Bần Đạo giải rơ lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung, hồi Nhứt Kỳ, Nhị Kỳ phổ độ nghĩa là từ xưa chư Tiên, chư Thánh hạ trần lập công. Khi đoạt vị trở về mới được dự Hội Yến Diêu Tŕ Cung. Nếu được Hội nghĩa là phải đoạt Đạo bỏ xác nầy trở về cỏi hư linh với Chư Thần. Ngày nay Chí Tôn lập Diêu Tŕ Cung tại thế gian nầy cho con cái của Ngài dự yến với xác thịt trông thấy đây, tưởng chưa có Tôn Giáo nào có, nên Chí Tôn mới nói: “Tại thế các con thấy cơ quan đoạt Đạo hiện tại chớ không phải xa xôi ǵ, đi t́m cao xa là không thấy đặng.”
Bần Đạo tiên tri dường nầy cả thảy nên ghi nhớ:“Bần Đạo e cho ngày kia Hội Thánh truất bỏ ai, không cho dự lễ nầy th́ c̣n hệ trọng cả lễ Ăn Ḿnh Thánh của Gia Tô Giáo.” Bởi không dự được lễ Hội Yến nầy th́ linh hồn sẽ không đi đến đâu được. Sợ e quyền Hội Thánh quá đổi sẽ làm nô lệ biết bao tinh thần từ ngày mở Đạo Cao Đài đến giờ; chư môn đệ qui liễu không mê mẫn, Gia Tô Giáo gọi là chết lành. Chết lành hay chết dữ là tại Bí Pháp đoạt Đạo tại thế, do đó mà linh hồn thăng hay đọa. Ngày kia Hiệp Thiên Đài cầm quyền ấy nếu truất quyền Hội Yến Diêu Tŕ Cung của người nào th́ người ấy chết.
5. Thử thách nặng nề lần chót
BÁT NƯƠNG DIÊU TR̀ CUNG DẠY
... Thật là khổ năo, chị đâu có hẹp lượng với các em đâu, song Thiên ư vẫn nghiêm khắc v́ mọi việc chi nhờ thiêng liêng d́u dẫn th́ thành ra có sự ỷ lại nơi vô h́nh. Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ muốn bồng đỡ con cái của Ngài lên ngôi vị, song chư Phật, Tiên, Thánh chẳng khứng v́ không muốn thấy Thiên vị rẻ giá. Đạo chỉ c̣n đôi bước đường nữa là đến chốn vinh quang th́ chắc phải chịu một phen thử thách nặng nề lần chót nữa, song tội nghiệp con cái của Đức Chí Tôn đă khô héo trước sự thử thách của thời gian đă qua, nay lại phải chịu một phen khảo duợt một lần chót nữa, e cho mảnh thi hài không chịu nổi khổ năo mà đâm ra thất chí thêm thất phận mà chớ.
Chị đă chứng kiến mọi đau khổ của các em nhỏ v́ Đạo dám lăn vùi trong ngục thất. Tuồng đời lúc nào cũng vậy. Đạo thạnh đời suy, Đạo suy đời lấn áp, song chi chi cũng do sự sắp bày của Thiên cơ cả. Chưa ai tài ba lỗi lạc mà đủ năng lực sửa đổi bao giờ. Cơ khảo dượt nếu không gay go th́ chưa chắc lọc lược kẻ giả tâm nương bóng Đạo mà mượn lốt thầy tu để lừa bịp thế.
Bây giờ chị chỉ khuyên các em b́nh tỉnh mà đối phó với thời cơ, cứ nh́n đại nghiệp mà giữ vững tinh thần của bổn đạo, đừng làm xao động e cho kẻ non nớt đức tin sa ngă mà công tŕnh phổ độ của mấy em bị tiêu hao rất uổng cho con cái của Đại Từ Phụ. Các em nhớ điều ấy, đừng xem thường, đừng hy sinh vô lối, đừng búng rảy, đừng để thất vọng rồi xa Thầy xa Đạo th́ công quả của các em mới trọn vẹn, bằng chẳng th́ chỉ đi ngược chiều với Thánh ư Đại Từ Phụ đó đa.
… Hễ trái hẵn con ngươi đừng nhắm,
Mở mắt linh xem lọng ḷng người.
Phá tan cái lũ con ong,
Loạn ly đem thế nhập trong Thánh Ṭa.
Diệt cho sạch xác ma thịt quỉ,
Trừ những phường hồ mị cầu danh.
Đưa cây Ma Xử nên linh,
Trừ an nội loạn mới thành Thiên Cơ.
Ḥa với kẻ kỉnh thờ Tôn giáo,
Giao ḷng tin giáo Đạo mọi nơi.
Khá nên làm việc cẩn lời,
Nên hư cũng có cơ Trời quyền năng.
Khá kiếm thế đặng gần chánh phủ,
T́m biết danh bọn lũ gian manh.
Đưa dưng kẻ nghịch ngọn ngành,
Hành vi của Đạo nỡ đành đem buôn.
Lánh những kẻ làm tuồng mến Đạo,
Mua thanh danh mượn máu trung thần.
Xa phường trục lợi xu danh,
Kiếm phường tà mị dỗ dành đứa ngu.
Nếu làm đặng Đường, Ngu nào khác,
Dạy dân đen chẳng phạt ngục h́nh.
Trở kim ra cổ như in,
Thuấn Nghiêu nào biết dụng binh dẹp loàn.
Nếu có kẻ an bang tái thế,
Qú mà nghinh lấy lễ trọng người.
Cỗi thân ra mảnh áo tơi,
Che mưa đỡ nắng cho đời nguy nan.
Sửa cơ khổ ra sang mới vẹn,
Lấy từ bi vun quén cây nhân.
Đừng ham gây oán chác hờn,
Phải hơn Đạo đức chớ hơn tài t́nh.
Trước sau sẵn mặt khuôn linh.
Thế nhưng, vào tháng bảy âm lịch năm nay, trong tôn giáo Cao Đài-nội ô Ṭa Thánh Tây Ninh đă xảy ra hai sự việc ngoài sự tưởng tượng của tín đồ:
1.Ngày 27/8/2015 (14 tháng 7 năm Ất Mùi) vào khoảng 10 giờ sáng, tượng Đức Hộ Pháp ban phép lành trên lầu Hộ Pháp Đường đă bị kẻ xấu đập phá. Theo lời một vị trong Ban Trật Tự Nội Ô cho biết, tượng Đức Hộ Pháp đă bị đập phá phần trên mặt, bên trái gương mặt bị vỡ nát nhiều hơn bên phải. Có nguồn tin cho biết là do hai thanh niên thực hiện và chính họ đă quay phim, chụp ảnh hành vi phá hoại này (đem bằng chứng về để lănh thưởng chăng?).
2. Một diễn biến khác, trong lễ cúng Đại Đàn Trung Ngươn đêm 14 rạng 15 tháng 7 năm Ất Mùi, Ông Nguyễn Thành Tám lại chuyên quyền độc diễn, lần đầu tiên cho một vị Chức Sắc thuộc Cửu Trùng Đài cầm cờ lệnh hoán Đàn. Kết quả là khuya đêm 14 rạng 15 tháng 7, lần đầu tiên trong các kỳ Đại Đàn lại không có một vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài nào dự Lễ.
Những người tín đồ Đạo Cao Đài hiểu biết về Pháp và Luật Đạo th́ xem việc này là loạn pháp.
V́ sao người ta không muốn Hiệp Thiên Đài tồn tại, hay nói khác đi là muốn dẹp bỏ? Đọc lại tư liệu, ta sẽ thấy vai tṛ của Hiệp Thiên Đài quá quan trọng trong nền Đạo, mà Đời không thể điều khiển được v́ nó bán hữu h́nh, tức nửa hữu h́nh, nửa vô vi.
A. Nói về mặt hữu h́nh, từ phẩm Luật Sự, Sĩ Tải đă có nhiệm vụ:
· Minh tra công nghiệp chư Chức Sắc, Chức Việc Nam Nữ các cơ quan Đạo.
· Thẩm vấn Chức Sắc, Chức Việc, và Đạo Hữu Nam Nữ bị truy tố.
Như thế, các vị chức sắc phàm phong làm sao có chỗ đứng mà chuyên quyền, tự tung tự tác?
Nếu một thời-kỳ mà một giáo-lư đă thất chơn truyền th́ đem đến cho nhơn-sanh biết bao tang thương biến đổi! Cũng v́ lẽ ấy mà nay Đức Chí-Tôn giáng trần lập Đạo, lại chia h́nh thể của Ngài ra hai phần để có phương kềm-thúc nhau trên bước đường lập vị.
· Phần Cửu-Trùng-Đài chuyên về mặt giáo hóa nhơn-sanh (CƠ QUAN HÀNH PHÁP).
· C̣n phần của Hiệp-Thiên-Đài th́ lo về mặt luật pháp để bảo-thủ chơn-truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánh giáo của Đức Chí-Tôn khỏi phải qui thành phàm-giáo (CƠ QUAN TƯ PHÁP).
Cũng v́ lẽ quyền-hành riêng biệt ấy mà khiến cho hai bên thường có phản khắc Đạo-quyền, bởi tánh phàm thường hay có phạm những lỗi-lầm mà chẳng chịu phục thiện đặng cải sửa cho trở nên tận thiện. Chí-Tôn giao quyền sửa trị Chức-Sắc, chức việc và toàn Đạo nam, nữ cho bên Hiệp-Thiên-Đài là Thánh-ư Đức Chí-Tôn muốn dùng h́nh phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô h́nh. Nếu ai chẳng thận trọng để cho phạm vào luật-pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp-Thiên-Đài th́ rất uổng cho một kiếp tu mà không trọn phận và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa! Mà một khi không lập công-quả được nữa th́ tội án đă phạm làm sao chuộc được; rồi măi bị trầm-luân khổ hải cả đời đời.
B.Về mặt vô vi, HIỆP là chung với, THIÊN là Trời; hiệp cùng Trời tức là cửa vào đường trời; cái thang bắc cho phàm đến cùng Trời. Hiệp-Thiên-Đài là cửa Trời đó vậy.
-Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, tượng Khí đứng làm trung-gian để cho hồn, xác hiệp một.
-Hồn nó không ở với xác mà ở ngoài xác, c̣n Chơn-thần là dắt d́u đồng sống với xác đặng độ xác…Đứng giữa rồi ngoài họ đuổi Thiên-Hạ ra th́ ai thấy dùm cho, nếu Chơn-Thần vắng mặt th́ chắc xác không biết đường đi mà chớ.
-Cửu Trùng Đài là Đời, mà Hiệp Thiên Đài là Đạo, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa. Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp Thiên Đài th́ không có Đạo, Trời Đất qua chớ Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ Hiệp Thiên Đài không tuyệt. (Hay lắm)
-Hiệp Thiên Đài là tay vén màn bí mật cho sự hữu h́nh và sự vô vi hiệp làm một, tức là tay làm cho Đạo với Đời tương đắc vậy.
-PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, hễ Đạo c̣n th́ Hiệp Thiên Đài vẫn c̣n.
CHÚ GIẢI: Thầy là Chúa cả Càn Khôn Thế Giái, tức là Chúa tể sự vô vi, nghĩa là chủ quyền của Đạo, mà hễ chủ quyền của Đạo, ngự nơi nào th́ là Đạo ở nơi ấy.
Thầy đă nói Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, ấy là nơi Thầy cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, vậy Đạo c̣n th́ Ṭa ngự của Thầy là Hiệp Thiên Đài vẫn c̣n, hễ nói Đạo chẳng hề khi nào bị diệt, v́ Đạo diệt th́ là tận thế, vậy th́ Đạo chưa tuyệt, ắt Hiệp Thiên Đài cũng không tuyệt. (Hay lắm)
Đă nói rằng: Thầy là Chúa tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Đài th́ Thầy là chủ, mà chủ Bát Quái Đài là chủ của hồn Đạo, hồn hiệp với xác bởi chơn thần, ấy vậy chơn thần là trung gian của hồn và xác; xác nhờ hồn mà nên, th́ Cửu Trùng Đài cũng phải nhờ Hiệp Thiên Đài mới mong thành Đạo. (Hay)
-Chịu dưới quyền Thiêng Liêng của Tạo Hóa, sanh sanh tử tử, luật lệ ấy vốn nơi Trời, số số căn căn Thiên Điều đă định; người chỉ đặng có một quyền tự lập, là ḿnh làm chủ lấy ḿnh, luân luân chuyển chuyển, giồi cho đẹp đẽ Thánh Đức căn sanh, đặng lên tột phẩm vị Thiêng Liêng mới nhập vào cửa vô vi đồng thể cùng Trời Đất. (Hay lắm, Lăo khen đó)
Quyền tự chủ ấy, vẫn đă định trước làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ Tấn Hóa, th́ dầu cho Thầy cũng không cải qua đặng; v́ hễ sửa cải th́ là mất lẽ công b́nh Thiêng Liêng đă định, làm chinh nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng tội trừng th́ phải để rộng quyền cho người tự chủ.
-Thiên cơ đă lập có Điạ Ngục với Thiên Đàng, ấy cảnh thăng cảnh đọa. Địa Ngục dành để cho kẻ bạo tàn, Thiên Đàng cho người đạo đức, th́ cân công b́nh Thiêng Liêng đă sẵn. Ấy vậy chẳng buộc ai vào Địa Ngục, mà cũng chẳng nâng đỡ ai đến Thiên Đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền người lựa chọn, siêu đọa tại nơi ḿnh, các Đấng Thiêng Liêng duy có thương mà chỉ dẫn. Thầy đến, nếu dùng cả quyền Thiêng Liêng làm cho chúng sanh thấy đặng đủ đức tin, theo đường siêu mà bỏ nẻo đọa, th́ cả nhơn loại ắt xu hướng vào đường đạo đức, th́ là Thầy nâng đỡ các chơn hồn vào Thiên Đàng, không cho vào Địa Ngục, (Hay) th́ sự công b́nh Thiêng Liêng bởi nơi nào bền vững. Thưởng phạt ra bất minh, ắt phải truất bỏ cơ luân hồi chuyển kiếp.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Thầy đă nói sở dụng Thiêng Liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa".
CHÚ GIẢI: Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp Thiên Đài, làm trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: Trung gian của Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài; v́ Cửu Trùng Đài cầm quyền độ rỗi, c̣n Bát Quái Đài cầm quyền siêu rỗi. (Hay) Cả chơn thần toàn trong thế giái đặng tương hiệp nhau chỉ phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Đài, ấy là phần Thiêng Liêng; c̣n phần phàm trần th́ cầm quyền luật lệ, cũng như Đạo có phép Thiên Điều, mà ǵn giữ công b́nh Thiêng Liêng cơ tạo, chế sửa Ngươn Tranh Đấu ra Ngươn Bảo Tồn (3) làm cho nhơn loại đặng ḥa b́nh, lánh xa cơ tự diệt. (Hay)
HỘ PHÁP LÀ AI?
Huyền vi mầu nhiệm của Đạo có Thiên Điều, cơ bí mật của Đời có Luật Pháp, Hộ Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo, nắm Luật của Đời, xử đoán chư Chức Sắc Thiên Phong và cả Tín Đồ cùng là xin ban thưởng; công thưởng, tội trừng nơi thế nầy. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả Tín Đồ, khỏi bị Thiên Điều, giữ phẩm vị Thiêng Liêng mỗi Chức Sắc, ắt phải ǵn giữ đạo đức của mỗi người. Người dùng h́nh phàm làm cho giảm tội Thiêng Liêng. (Hay) Nắm cơ mầu nhiệm công b́nh mà đưa các chơn hồn vào Bát Quái Đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật
-V́ sự tiền định khéo-léo và cao-trọng như thế mà ĐẠO CAO-ĐÀI sẽ được vi chủ về mặt tinh-thần để chấm dứt cuộc chiến-tranh tàn-khốc của hoàn-cầu.
-Hôm nay là ngày Phật-Mẫu đem Bí-pháp đặng giải thoát cho chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế này trong cửa Đạo Cao-Đài này mà thôi”… Tóm lại, Bí pháp của Hội Yến Diêu Tŕ Cung là Đức Chí Tôn đem cơ quan giải thoát xuống thế đặt trong cửa Đạo Cao Đài để toàn thể các tín đồ được hưởng.
-Chết lành hay chết dữ là tại Bí Pháp đoạt Đạo tại thế, do đó mà linh hồn thăng hay đọa. Ngày kia Hiệp Thiên Đài cầm quyền ấy nếu truất quyền Hội Yến Diêu Tŕ Cung của người nào th́ người ấy chết.
-Nếu bên vô h́nh, Cửu-thiên khai-hóa không dự phần phối-hợp để tạo ra cung Trời, th́ trong đối-tượng về phần hữu h́nh cũng không có dự phần phối-hợp để giúp tạo thành h́nh tướng của Đạo Cao-Đài. V́ những nguyên-nhân trên đây mà Chức-sắc Cửu Trùng-Đài không có dự vào việc bồi tửu trong lễ Hội-Yến Diêu-Tŕ-Cung; lễ này đặc biệt thuộc phần tổ-chức của Hiệp-Thiên-Đài.”
-Đến Phật-Mẫu không muốn cả Chức-Sắc Thiên-Phong đi đến đền thờ của Người và Người nhứt định không chịu điều ấy, vậy phẩm-tước và giai-cấp đối với Phật-Mẫu không có giá-trị, v́ Phật-Mẫu không muốn đứa nào áp-bức đứa nào cả, hành tàn như vậy bị tiêu diệt. Đó khuôn-khổ b́nh-đẳng của một cộng-sản, thiên-hạ muốn bắt chước cộng-sản mà cộng-sản nào được như nơi cửa Đạo Cao-Đài.
-Một nền Tôn giáo nào đă xuất hiện tại thế gian này dầu Thể pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không Bí pháp làm tướng diện căn bản, th́ nền Tôn-giáo ấy chỉ là Bàng môn Tả đạo mà thôi”.
-“Đạo chỉ c̣n đôi bước đường nữa là đến chốn vinh quang th́ chắc phải chịu một phen thử thách. nặng nề lần chót nữa, song tội nghiệp con cái của Đức Chí Tôn đă khô héo trước sự thử thách của thời gian đă qua, nay lại phải chịu một phen khảo duợt một lần chót nữa, e cho mảnh thi hài không chịu nổi khổ năo mà đâm ra thất chí thêm thất phận mà chớ.
Chị đă chứng kiến mọi đau khổ của các em nhỏ v́ Đạo dám lăn vùi trong ngục thất. Tuồng đời lúc nào cũng vậy. Đạo thạnh đời suy, Đạo suy đời lấn áp, song chi chi cũng do sự sắp bày của Thiên cơ cả. Chưa ai tài ba lỗi lạc mà đủ năng lực sửa đổi bao giờ. Cơ khảo dượt nếu không gay go th́ chưa chắc lọc lược kẻ giả tâm nương bóng Đạo mà mượn lốt thầy tu để lừa bịp thế.”
Đức Chí Tôn đă biết trước con người ngày nay rất hung dữ, bạo tàn nên chỉ cho phép Ngài Phạm Công Tắc mở thể pháp trước, chỉ dạy cho Ngài vài bí pháp như Phép Giải thể, Phép Giải Oan, Phép Tắm Thánh, Phép Hôn phối, Phép Độ thăng v.v. để Ngài truyền lại cho một số ít chức sắc chọn lọc để hành Đạo. Đă gọi là phép th́ linh hay không linh c̣n tùy ở tŕnh độ tâm linh, tu luyện của vị chức sắc đó.
Đức Chí Tôn chọn nước Việt nam nhỏ bé, nghèo khổ, bị nô lệ, chiến tranh từ thời lập quốc đến giờ để ban thưởng. Ngài chọn dân Việt nam đi truyền bá mối chánh giáo, khả dĩ đem đến ḥa b́nh, đại đồng cho nhơn loại. Nhưng có một số người không muốn vậy. Đạo khai th́ tà khởi. Kim Quang sứ được quyền khảo dượt, lọc phàm lấy Thánh nhưng phải có giới hạn. Tượng Đức Hộ Pháp ban phép lành cho nhơn sanh, hiềm cớ ǵ mà đập phá? Đó không phải là tượng Phạm Công Tắc mà là của vị Phật Cứu khổ, là Đấng Cứu Thế đến mở Đạo ở kỳ phổ độ lần ba. Hơn hai ngàn năm trước, Đức Jesus đă bị đóng đinh trên thập tự giá để mở đạo Thiên Chúa. Ngài chịu đổ máu v́ muốn chuộc tội cho nhân loại. Kiếp này, khối Ác trược lưu đày ngài, t́m cách đầu độc ngài; sau khi chết c̣n bị lên án; và bây giờ đập phá tượng! Tượng thạch cao th́ đập dễ dàng, c̣n tượng đài trong tâm của hơn năm triệu tín đồ th́ sao? Gương dân Do Thái mất nước 2000 năm vẫn c̣n đó. Chỉ khi tôn giáo Cao Đài khai mở th́ dân Do Thái mới được tha thứ tội t́nh. C̣n đế quốc La Mă hùng mạnh một thời, giờ đă chia năm xẻ bảy!
Nh́n lại thành phần chức sắc Hiệp Thiên Đài, các tín đồ trung kiên không thể tự hỏi: c̣n bao nhiêu vị, c̣n bao lâu nữa? Lễ Hội Yến là ngày Phật-Mẫu đem Bí-pháp đặng giải thoát cho chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế này trong cửa Đạo Cao-Đài này mà thôi… Bí pháp của Hội Yến Diêu Tŕ Cung là Đức Chí Tôn đem cơ quan giải thoát xuống thế đặt trong cửa Đạo Cao Đài để toàn thể các tín đồ được hưởng. Từ tạo Thiên lập Địa đến giờ, chưa có ai hưởng được thời kỳ nầy. Ngài đến tại mặt Địa cầu 68 nầy đặng tận độ con cái của Ngài. Cửu-thiên khai-hóa không dự phần phối-hợp để tạo ra cung Trời, th́ trong đối-tượng về phần hữu h́nh cũng không có dự phần phối-hợp để giúp tạo thành h́nh tướng của Đạo Cao-Đài. V́ những nguyên-nhân trên đây mà Chức-sắc Cửu Trùng-Đài không có dự vào việc bồi tửu trong lễ Hội-Yến Diêu-Tŕ-Cung; lễ này đặc biệt thuộc phần tổ-chức của Hiệp-Thiên-Đài. Nếu chức sắc HTĐ không c̣n ai, nếu khối Ác trược muốn dành quyền châm trà chước tửu trong lễ Hội yến th́ ai chứng cho? Nhơn sanh đă không được hưởng hồng ân trong lễ cúng Đại đàn loạn pháp và nếu không được hưởng bí pháp giải thoát trong lễ Hội yến nữa th́ có phải cơ tận diệt sắp đến? Bởi các Đấng thiêng liêng đă dạy: “Nếu một thời-kỳ mà một giáo-lư đă thất chơn truyền th́ sẽ đem đến cho nhơn-sanh biết bao tang thương biến đổi”.
Vấn đề là nhơn sanh có chấp nhận điều đó không? Có muốn họ “dẫn chúng sanh xuống Phong đô cả lũ không”? Bởi Đức Cao Thượng Phẩm, người cầm Phất chủ có quyền đưa hồn người xuống Phong đô hoặc đưa vào cơi Thiêng liêng hằng sống đă dạy: Các em đâu hiểu rằng Chí-Tôn giao quyền sửa trị Chức-Sắc, chức việc và toàn Đạo nam, nữ cho bên Hiệp-Thiên-Đài là Thánh-ư Đức Chí-Tôn muốn dùng h́nh phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô h́nh. Nếu ai chẳng thận trọng để cho phạm vào luật-pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp-Thiên-Đài th́ rất uổng cho một kiếp tu mà không trọn phận và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa! Mà một khi không lập công-quả được nữa th́ tội án đă phạm làm sao chuộc được; rồi măi bị trầm-luân khổ hải cả đời đời.
Hiện nay nhân loại đang ở vào thời Mạt Pháp và là thời kỳ ân xá lần thứ ba, nên những vong hồn dưới cơi âm u gọi là địa ngục được Ơn Trên thả ra đầu thai lên cơi trần đoái công chuộc tội, dự thi chung với những người hiền, cùng nhau khảo đảo ở cuối chu kỳ tiến hóa. V́ thế, tội ác hiện diện khắp nơi trên thế giới v́ oan gia phải trả cho hết.
V́ đức tin vào Trời Phật là sức mạnh chống lại lư thuyết vô thần, nên khối Ác trược phải tiêu diệt đức tin tức phải hủy diệt tôn giáo bằng mọi cách tinh vi. Một số người bắt chước Giuda, trọng tiền bạc hơn đạo nghĩa, v́ tiền bạc chức tước mà bán rẻ lương tâm, tha hóa cùng cực, không biết sợ tội nữa. Nhơn sanh sống giữa những người không tin nên không dám bày tỏ đức tin của ḿnh. C̣n kẻ ác với súng đạn, nhà tù sẵn sàng giết Chúa v́ họ không tin có linh hồn, không tin luật Nhân Quả, nói tóm lại là không tin có Trời Phật. Họ nghĩ rất đơn giản: có thấy ai bị hộc máu hay bị trời trồng điểm huyệt đứng tại chỗ đâu. H́nh phạt đâu đơn giản như thế!
Chúng ta, nếu sống theo Đức Chí Tôn phải giữ vững đức tin, tin vào những giá trị thiêng liêng cao quí. Hăy luôn trung thành với lựa chọn của ḿnh, dù phải hy sinh cho đến chết. Nhơn sanh có quyền đ̣i hỏi quyền lợi của ḿnh; có quyền đứng lên làm bức tường bảo vệ, ǵn giữ cho nền Chánh giáo khỏi thành Phàm giáo. Hồng ân của Đức Chí Tôn và Đức Phật mẫu ban cho nhơn sanh, nhơn sanh phải được hưởng, không ai có quyền dẹp bỏ v́ hơn hai chục triệu năm mới được một lần Đại Ân xá. Đức Chí Tôn đă nhắc nhở: nếu nhân loại làm Đức Chí Tôn thất vọng một lần nữa th́ quả địa cầu này không tránh khỏi cảnh hủy diệt.
Đức Chí Tôn muốn lập quốc cho ṇi giống Việt nam:
Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc,
Ngày sau làm chủ mới là kỳ.
Chủ đây là dẫn dắt nhân loại đi trên con đường tinh thần ḥa b́nh, bác ái, tự do, dân chủ, đại đồng; chứ không làm chủ sức mạnh vũ khí và bạo tàn.
Trong thế kỷ 21, các khoa học gia trong khi khám phá vũ trụ đă nh́n nhận có bàn tay kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa. Các bác sĩ của Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nga khi nghiên cứu những trường hợp cận tử, chết đi sống lại đều công nhận có linh hồn. Thế giới tâm linh đang được hé mở bởi khoa học.
Cầu xin nhơn sanh hăy tỉnh thức.
Lạy Đức Tôn Sư, xin dẫn chúng con từ cơi Giả đến cơi Chơn, từ chỗ tối tăm đến chỗ Ánh sáng.
Lạy Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, và các Đấng Thiêng liêng: xin sớm xoay chuyển Thiên cơ, đóng kín nẻo ác, cứu vớt chúng con đang bơ vơ, rên xiết bởi bọn cuồng tín, bạo quyền.
*********
TIẾT 1. KIẾN TRÚC HIỆP THIÊN ĐÀI NƠI ĐỀN THÁNH
TIẾT 2. PHÁP CHÁNH TRUYỀN QUI ĐỊNH VAI TR̉ & TỔ CHỨC CỦA HTĐ
TIẾT 3. HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ĐÀI
I. HIẾN PHÁP NĂM NHÂM THÂN (1932)
II. HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI (1966)A. HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI
TỪ PHẨM TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN SẮP XUỐNG LUẬT SỰB.THẬP NHỊ BẢO QUÂN- HÀN LÂM VIỆN CAO ĐÀI.
C. CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC HIỆP THIÊN ĐÀI:
1. Bộ Pháp Chánh
2. Cơ quan Phước Thiện
3.Tịnh Thất
4. Ban Thế Đạo
5. Đại Đạo Thanh Niên Hội
TIẾT 4.VAI TR̉ CỦA HIỆP THIÊN ĐÀI
I.LỜI GIẢNG CỦA ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM VỀ HTĐ
II. LỜI GIẢNG CỦA ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP VỀ HTĐ
TIẾT 5.HIỆP THIÊN ĐÀI TRONG LỄ CÚNG ĐẠI ĐÀN.
NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN CÚNG ĐỨC CHÍ TÔN TẠI T̉A THÁNH.
TIẾT 6. HIỆP THIÊN ĐÀI TRONG LỄ HỘI YẾN DTC
I. PHẬT MẪU LÀ AI?
II.BÍ PHÁP LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀ CUNG
III. NGHI THỨC LỄ HỘI YẾN
TIẾT 7. CHỨC SẮC CỬU TRÙNG ĐÀI KHÔNG THỂ THAY THẾ CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI
I. TẠI SAO CÓ MẶT THẬP NHỊ THỜI-QUÂN DỰ BỒI TỬU TRONG BÀN HỘI-YẾN?
II.KHUÔN LUẬT PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG
KẾT LUẬN
1. Đi thâu Thập Nhị Thời quân rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo.
2. Pháp-Chánh-truyền và Tân luật tức là Thiên-điều tại thế
3.Thời gian phân phàm lọc Thánh
4. Sợ e quyền Hội Thánh quá đổi sẽ làm nô lệ…
5. Thử thách nặng nề lần chót
SÁCH THAM KHẢO
HIẾN PHÁP HTĐ -HỘI THÁNH
BÀI THUYẾT ĐẠO - ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP
BÍ PHÁP HỘI YẾN DTC - G.H. THƯỢNG MÀNG THANH
SƠ GIẢI LỄ HỘI YẾN DTC - GIĂI TÂM
NGÔI THỜ ĐỨC PHẬT MẪU - TÙNG THIÊN TỪ BẠCH HẠC
SAME SOUL, MANY BODIES - DR. BRIAN WEISS
Chân thành tri ân quư tác giả trên