CHÚ GIẢI KINH CÚNG TỨ THỜI

THIÊN VÂN - Hiền Tài QUÁCH VĂN HÒA

THIÊN THỨ NĂM


TIÊN GIÁO
 

I/ KINH VĂN

II/ VIẾT RA HÁN TỰ

III/ CHÚ THÍCH

IV/ GIẢI NGHĨA

 

I/ KINH VĂN:

                                TIÊN GIÁO

                        Thái Thượng chí tâm qui mạng lễ.

 

                                    Tiên Thiên khí hóa.
                                  Thái Thượng Đạo Quân,
                                    Thánh bất khả tri,
                                    Công bất khả nghị.
                              Vô vi cư Thái cực chi tiền,
                              Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
                                    Đạo cao nhứt khí,
                                    Diệu hóa Tam Thanh.
                                    Đức hoán hư linh,
                                    Pháp siêu quần Thánh
                                    Nhị ngoạt thập ngũ,
                                    Phân tánh giáng sanh.
                                    Nhứt thân ức vạn,
                                    Diệu huyền thần biến.
                                    Tử khí đông lai,
                                    Quảng truyền Đạo Đức.
                                    Lưu sa tây độ,
                                    Pháp hóa tướng tông.
                              Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.
                                    Đơn tích duy mang.
                              Khai Thiên Địa nhơn vật chi tiên,
                                    Đạo kinh hạo kiếp,
                                    Càn khôn hoát vận.
                                    Nhựt nguyệt chi quang.
                                    Đạo pháp bao la,
                                    Cửu hoàng tỉ tổ.
                                    Đại Thiên Thế giái,
                                    Dương tụng từ ân.
                                    Vĩnh kiếp quần sanh,
                                    Ngưỡng kỳ huệ đức.
                                    Đại Thần Đại Thánh
                                    Chí cực chí tôn
                                    Tiên Thiên chánh nhứt.
                                    Thái Thượng Đạo Quân.
                                    Chưởng Giáo Thiên Tôn.

 

                        Niệm:Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ

                            Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn

 

II/ VIẾT RA HÁN TỰ:

 

                                       

                  

 

                                  ,

                                          .

                                          ,

                                          .

                                  ,

                                  .

                                          ,

                                          .

                                          ,

                                          .

                                , .

                                , .

                                , .

                                西 , .

                                , ,

                                          .

                                  , ,

                                          .

                                , ,

                                , .

                                , ,

                                , .

                                          ,

                                          ,

                                          ,

                                          ,

                                          .

                              : “

                                       

 

III/ CHÚ THÍCH:

 

Tiên Thiên khí hóa .

Thái Thượng Đạo Quân .

        Tiên Thiên khí hóa : Khí Tiên Thiên hóa sinh ra Đức Thái Thượng Đạo Quân.

          Tiên Thiên khí còn gọi là nguyên khí, Hư vô chi khí, Hỗn nguơn khí. Khí nầy có trước khi Càn khôn Vũ trụ được thành hình.

          Khi Trời đất chưa phân định thì khắp cả vòm trời chỉ có một khối khí duy nhất, gọi là tiên thiên hư vô khí. Khí hư vô này là một khối nguyên khí mới luân chuyển hóa sanh thành Đức Thái Thượng Đạo Quân.

          Thái Thượng Đạo Quân : Còn gọi là Thái Thượng Đạo Tổ, Thái Thượng Lão Quân, là Giáo chủ Tiên giáo. Đức Thái Thượng Lão Quân là do khí Tiên Thiên hóa sanh ra.

          Thái Thượng Đạo Tổ có một kiếp giáng trần nhằm ngày rằm tháng hai vào năm 604 trước Công nguyên. (Đời nhà Thương bên Trung Hoa), được gọi là Lão Tử.

          Theo sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử là người nước Sở , huyện khổ , làng Lệ , xóm Khúc nhân 曲仁, ở tỉnh Hồ Nam bây giờ.

          Ngài họ Lý , tên là Nhĩ , tự là Bá Dương 伯陽, thụy là Đam . Ngài làm quan giữ Tàng thất (Kho sách) ở Kinh đô Lạc Dương của nhà Châu.

          Về gia thế thì sử sách không có nói đến, nhưng theo truyền thuyết thì nói rằng mẹ của Lão Tử mang thai Ngài có đến 80 năm mới sinh Ngài do hông bên trái dưới cội cây lý. khi Ngài được sinh ra thì râu tóc dài và bạc trắng, mới gọi Ngài là Lão Tử. Lão Tử chỉ cây lý mà bảo rằng đó là họ của Ngài.

          Khi đến Kinh Đô nhà Châu, gặp Lão Tử hỏi lễ, lúc về Khổng Tử bảo với các đệ tử rằng : Chim ta biết nó bay như thế nào, cá ta biết nó lội làm sao, thú ta biết nó chạy cách nào. Thú chạy, thì ta có thể lưới bắt nó, cá lội, thì ta có dây câu ví nó, chim bay, thì ta có bẫy gài nó. Chí như con rồng, thì ta không biết nó theo mây theo gió mà bay luyện như thế nào. Nay ta thấy Lão Tử như con rồng! (Ngô kim kiến Lão Tử kỳ do long da! !).

          Ở tại Lạc Dương phía đông nhà Châu một thời gian lâu, sau thấy nhà Châu suy, nên Lão Tử cỡi trâu đi về hướng tây, khi đi đến cửa ải Hàm Cốc, quan lệnh là Doãn Hỷ . Biết Lão Tử là một Thánh nhân nên quan Doãn tôn Ngài là Thầy để xin theo học Đạo.

          Lão Tử ở lại Hàm Cốc dạy Đạo cho Doãn Hỷ và soạn ra bộ sách nói về Đạo Đức, sách phân làm hai thiên, gồm có trên 5000 chữ. Sau này được gọi là “Đạo Đức Kinh”.

          Rồi từ đó, Lão Tử cỡi trâu đi về hướng tây mất dạng, người ta không biết Ngài đi về đâu.

          Đức Lão Tử được vua Đường Cao Tông nhìn là thủy tổ, nên truy phong cho Ngài “Huyền Nguyên Hoàng Đế”.

          Tiên Thiên khí hóa Thái Thượng Đạo Quân: Tiên Thiên khí hóa sinh ra Đức Thái Thượng Đạo Quân.

 

Thánh bất khả tri .

Công bất khả nghị .

       Thánh bất khả tri : Không thể biết được hết sự Thiêng Liêng mầu nhiệm của Ngài.

          Đức Thái Thượng Đạo Quân do Tiên Thiên khí sinh ra, Thánh giáo Đức Chí Tôn có dạy rằng : Thái Thượng, Nguơn Thỉ thị Ngã,...( , ...Thái Thượng Nguơn Thỉ là Ta vậy) thì ta có thể nói rằng Thái Thượng Lão Quân có Pháp thân là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hay nói cách khác, Ngài là Hóa thân của Đức Chí Tôn. Vì Thế, đức Thánh của Ngài rất cao siêu, huyền diệu mà không ai có thể hiểu thấu hết được.

          Công bất khả nghị : Không thể nào luận bàn hết công đức to lớn của Ngài được.

          Công nghiệp Đức Thái Thượng Đạo Quân không chỉ có một kiếp là Ngài giáng sinh xuống trần làm Lão Tử mà thôi đâu, từ lúc sơ khai cho đến bây giờ, Ngài còn giáng sinh nhiều kiếp khác nữa để ban kinh sách giáo hóa và cứu độ chúng sanh thì công đức của Ngài sâu dày không thể nghĩ bàn được.

          Oai linh và công đức của Ngài bao trùm khắp Vũ trụ, Ngài đem nền Đạo Giáo phổ truyền cho con người, với mục đích đưa loài người trở lại lối sống thuần lương chất phác, không tranh giành cấu xé vì lợi danh, tức là trừ hết dục vọng, hướng con người về với Đạo là thuận lẽ thiên nhiên vô vi tự tại.

          Thánh bất khả tri: Không thể biết hết sự Thiêng liêng mầu nhiệm của Thái Thượng Đạo Quân.

          Công bất khả nghị: Và không thể nào luận bàn hết công đức to lớn của Ngài đặng.

 

Vô vi cư Thái cực chi tiền,

,

       Vô vi : Đạo “Vô vi” của Lão Tử là Đạo thường, tức là Đạo trường cửu bất biến. Đạo nầy nếu được đem thi hành thì thấy dường như không làm gì cả, nhưng không có cái gì là Đạo không làm, tức là việc làm của Đạo đâu đâu cũng có, nhưng không ai thấy được việc làm ấy, vì vậy mới được gọi là Đạo “vô vi”.

          Tỷ dụ: Hằng ngày, mặt Trời hiện lên từ phương đông, ta tưởng dường như không làm gì cả, nhưng trong vạn vật không có vật nào mà không thọ ánh sáng của mặt Trời. Thái dương chiếu rọi tia ấm cho muôn loài mà không biết mình đang giúp muôn loài, thảo mộc lớn lên nhờ ánh mặt Trời mà vẫn không biết mình đã thọ. Đây là “việc làm mà không làm” của Đạo Vô vi. Đạo Đức Kinh có câu: Đạo thường không làm. Nhưng không gì không làm (Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi ).

          Hay có thể nói Đạo vô vi nhi vi , nghĩa là Trời đất vô vi mà sinh vạn vật, nhật nguyệt vô vi mà vận hành bốn mùa, Thánh nhân vô vi mà cai trị thiên hạ, tất cả thấy đều không làm mà làm, tự nhiên mà như thế.

          Cư Thái cực chi tiền : Ở trước ngôi Thái Cực.

          Vô vi cư Thái cực chi tiền , : Đạo Vô vi của Đức Thái Thượng Lão Quân có trước Trời đất (Thái cực).

          Đạo Vô vi của Lão Tử là Thiên Đạo, là cái tổng nguyên hay cái bản căn mà muôn vật sinh ra. Đạo cũng là đường lối để muôn vật noi theo. là cái tổng qui luật chi phối sự sinh thành, biến hóa của Trời đất và vạn vật.

          Theo Nguyễn Hiến Lê, (Đại cương triết học Trung Quốc, nhà xb Cảo Thơm), “Xưa kia, ai cũng nghĩ rằng Trời sinh ra muôn vật, làm chủ cả muôn vật, và cái sinh ra trước hết thảy là Trời. Khổng Tử không chối cải điều đó, Mặc Tử xác tín điều đó, Mạnh Tử, sau này, cũng một phần thừa nhận điều đó. Lão Tử thì khác hẳn, Lão tử không thừa nhận Trời sinh ra trước hết thảy, trong Đạo Đức Kinh có nói: “ Có một vật trộn lộn mà thành, sinh ra trước Trời đất...Ta không biết tên nó là gì, nên mới cho nó cái tên riêng là Đạo, gượng gọi nó là Đại” (Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh...Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại , .… , , ).

          Đạo của Lão Tử là Đạo không hình thể, tức là Đạo Vô vi, mà muôn vật có hình sắc lại do Đạo sinh ra, như vậy về thể, Đạo vốn không, không hình tướng, về mặt dụng, thì Đạo là có, vì là nguồn gốc sinh ra muôn vật. Hay nói khác đi, khi Đạo còn ở trạng thái hư vô, thanh tĩnh thì Đạo là không, khi Đạo đã sinh ra vạn vật thì Đạo là có. Trong Đạo Đức kinh có câu: “Không, là tên cái đầu tiên của Trời đất, có là tên gọi mẹ muôn vật” (Vô danh thiên địa chi thủy; hữu danh vạn vật chi mẫu , , , ).

          Trương Tử Dương nói về chữ Đạo như sau:

                                     

                              Đạo thị Hư vô sinh Nhất khí,

                                      便

                              Tiện tòng Nhất khí sản Âm dương.

                                     

                        Âm dương giả hợp thành tam thể,

                                     

                              Tam thể trùng sinh vạn vật xương.

          Nghĩa là:

                              Đạo tự Hư vô sanh một khí,

                              Một khí sinh ra được Âm dương.

                              Âm dương hợp lại thành Tam thể,

                              Tam thể trùng sinh vạn vật xương.

                                        (Nhân Tử, Nguyễn Văn Thọ dịch)

          Vô vi cư Thái cực chi tiền: Đạo Vô vi có trước Trời đất (Thái cực).

 

Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.

.

          Hữu thỉ : Hay hữu thủy, có nghĩa là mới có đầu tiên hết, có nguồn gốc. Khi chưa hình thành Trời đất là Vô vi (Vô thỉ), Đến khi Vũ trụ đã được phân định, an ngôi trở về sau là thời kỳ hữu thỉ.

          Trong thời kỳ hỗn độn chỉ có khí Hư vô, đến giai đoạn khí Hư vô sinh Thái cực rồi phân ra Âm dương, Dương nhẹ bay lên làm Trời, Âm nặng ngưng đọng xuống làm đất thì lúc đó Trời đất đã được hóa sinh, tức là thời kỳ vật chất đã được hình thành (Hữu hình). Điểm khởi của thời kỳ hữu hình là thời hữu thỉ.

          Khi nói về hữu thủy, Lão Tử cho rằng Đạo là mẹ của thiên hạ. Do Đạo mà có thể biết được tình của vạn vật. Biết được tình của vạn vật rồi mà lại giữ Đạo đó thì suốt đời không nguy: “Thiên hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Ký đắc kỳ mẫu, dĩ tri kỳ tử; ký tri kỳ tử, phục thủ kỳ mẫu, một thân bất đãi , . , ; , , ” (Thiên hạ có cái khởi thủy, coi như là mẹ của thiên hạ. Hễ giữ được mẹ thì biết được con, đã biết được con, trở về giữ mẹ thì đến chết không nguy hại).

          Siêu : Vượt trổi.

          Quần chơn : Chỉ các Đấng Thiêng Liêng.

          Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng: Lúc Vũ trụ đã hình thành, tức là thiên địa đã an ngôi rồi (Hữu thỉ), thì Ngài là Đấng cao ngôi hơn tất cả các bậc Chơn Thánh, Chơn Nhơn.

 

Đạo cao nhất khí .

Diệu hóa Tam Thanh .

          Đạo cao nhất khí : Đạo cao siêu do một khí sinh ra, đó là Nguyên khí.

          Như trên ta đã biết Đạo Vô vi có trước Trời đất, tức là Đạo Vô vi cao siêu, huyền diệu cũng do nơi Hỗn ngươn nhứt khí, hay nguyên khí mà sinh ra.

          Diệu hóa : Biến hóa một cách huyền diệu.

          Tam Thanh : Ba ngôi phẩm gồm Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh.

          Đạo Cao Đài thường dùng Tam Thanh để đối với Tam Giáo và tam sắc. Nên lá cờ của Đạo gọi là cờ Tam thanh, gồm ba màu đỏ, xanh, vàng.

          Trong truyện Phong Thần, khi phá trận Tru Tiên, Lão Tử dùng huyền diệu nguơn khí biến hóa ra Tam Thanh, tức ba người là Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh để xông vào ba cửa trận, cùng giúp Lão Tử đánh Thông Thiên Giáo Chủ. Tam Thanh đây cũng là ba sắc hào quang hay nguơn tinh, nguơn khí, và nguơn thần của Thái Thượng Lão Quân: Ngọc Thanh màu hồng, Thượng Thanh màu xanh, Thái Thanh màu vàng. Trong truyện có bài thơ xưng tụng Đức Thái Thượng như sau:

                        Hồng Quân truyền phép Đạo đã thành

                        Làm chủ Thần Tiên độ chúng sanh

                        Biến thử ba hình ai dễ biết

                        Cho hay Ngươn khí hóa Tam Thanh.

          Chức sắc Cửu Trùng Đài của Hội Thánh Cao Đài được chia là ba phái: Phái Ngọc, mặc Đạo phục màu đỏ, thuộc Nho giáo, ngươn tinh; phái Thượng, mặc Đạo phục màu xanh, thuộc Tiên giáo, ngươn khí; phái Thái, mặc Đạo phục màu vàng, thuộc Phật giáo, ngươn thần.

          Theo Đạo giáo, Tam Thanh còn được chỉ Tam Thanh Thiên, Tam Thanh Cảnh, là thiên giới tối cao chỉ dưới Đại La Thiên trong 36 tầng thiên, cũng chỉ tiên cảnh của Thần Tiên ở. Cho rằng đó là do tam khí Huyền Nguyên Thủy được sản sinh bởi Đại La Thiên hóa thành. Thái Chân Khoa ghi: Đại La sinh tam khí: Huyền Nguyên Thủy hóa thành Tam Thanh Thiên: Một là Thanh Vi Thiên Ngọc Thanh cảnh do thủy khí hóa thành, hai là Vũ Dư Thiên Thượng Thanh cảnh do Nguyên Khí tạo thành, ba là Thái Xích Thiên Thái Thanh cảnh do Huyền khí hóa thành.

          Đạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam Thanh: Đạo vốn sinh ra từ một khí rất cao siêu, huyền diệu rồi biến hóa ra Tam Thanh.

 

Đức hoán hư linh ,

Pháp siêu quần Thánh .

        Đức : Cái Thánh đức của Thái Thượng Đạo Quân.

        Hoán : Rực rỡ.

          Hư linh : Cõi Thiêng liêng huyền diệu.

          Pháp siêu : Đạo pháp vượt trội.

          Quần Thánh : Các bậc Thánh.

          Đức hoán hư linh : Thánh đức của Ngài sáng rực khắp cõi hư linh.

          Như ta đã biết, Thái Thượng Lão Quân do khí Tiên thiên biến sinh ra, tức là trước thời khai thiên lập đã có Ngài, cho nên cái Thánh đức cao dày của Ngài vượt lên khỏi các bực Địa Tiên, Nhơn Tiên và Thiên Tiên, hay nói khác hơn, Thánh đức của Ngài làm sáng rực nơi cõi Hư linh.

          Pháp siêu quần Thánh : Đạo pháp của Ngài vượt trổi hơn các bậc Thánh.

          Đức Thái Thượng Lão Quân mượn cái hư linh lập Đạo, cho nên Đạo pháp của Ngài nuơng theo vô vi thanh tịnh, thuận lẽ tự nhiên của Trời đất. Vì vậy, Đạo pháp vượt trổi hơn các bậc Thánh.

          Đức hoán hư linh: Thánh đức của Ngài sáng rực khắp cõi hư linh.

          Pháp siêu quần Thánh: Đạo pháp của Ngài vượt trổi hơn các bậc Thánh.

 

Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh.

, .

          Nhị ngoạt : Hay nhị nguyệt, tức tháng hai âm lịch.

          Thập ngũ : Viết đầy đủ là Thập ngũ nhựt, ngày mười lăm. Đây chỉ ngày 15 hay ngày rằm âm lịch (Còn gọi là vọng nhựt).

          Phân tánh : Chia hay chiết cái thể tánh.

          Đối với các Đấng Phật Tiên, tánh là một thể Thiêng liêng, nên gọi là Thiên tánh hay Phật tánh. Tánh là thể tự nhiên sẵn có, vốn rộng lớn trong sáng, tràn đầy lòng thương yêu (từ bi), và sự hiểu biết chân thật (Trí huệ). Thể tánh của chúng sanh cũng đồng với Phật Tiên, nhưng vì chúng sanh bị vô minh, mê mờ nên không thấy được tánh. Kinh Pháp Hoa có câu: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh ”. Vì thế Phật giáo cho rằng: Phật là chúng sanh đã được giác ngộ, còn chúng sanh là Phật chưa giác ngộ, hay nói cách khác, chúng sanh là Phật sẽ thành. Còn Thánh giáo Cao Đài cũng dạy rằng: “Thầy là các con, các con là Thầy”.

          Tánh của các bậc Đại giác tức là bản lai tự tánh, cũng là cái bản lai diện mục. Nói khác đi là cái Linh quang hay Chơn linh. Như vậy phân tánh có nghĩa là chiết chơn linh, giáng linh.

          Nhị ngoạt thập ngũ phân tánh giáng sanh , : Ngài chiết chơn linh giáng sinh vào ngày rằm tháng hai.

          Vào thời thượng cổ, Đức Thái Thượng Lão Quân từ cõi Tiên Thiên nhiều lần giáng sinh xuống thế gian vào các đời Tam Hoàng Ngũ Đế để giáo hóa chúng sanh. Ngài là Chưởng Giáo Đạo Tiên.

          Đến thời nhà Châu, ngày rằm tháng hai, Đức Thái Thượng Đạo Tổ lại chiết chơn linh giáng thế là Lão Tử, soạn ra cuốn Đạo Đức Kinh để xiển dương Đạo Giáo và phổ độ chúng sanh ở miền lưu sa Tây vực mênh mông.

          Nhị ngoạt thập ngũ phân tánh giáng sanh: Ngài chiết chơn linh giáng sinh vào ngày rằm tháng hai.

 

Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến.

, .

          Nhứt thân : Một thân.

          Ức : Mười muôn, tức một trăm ngàn.

          Vạn : Một muôn, tức mười ngàn.

          Ức vạn : Muôn ức, dùng để chỉ số nhiều.

          Diệu huyền thần biến : Biến hóa ra một cách mầu nhiệm.

          Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến , : Từ một thân, Ngài biến hóa ra hằng vạn thân một cách mầu nhiệm.

          Đức Thái Thượng Lão Quân hóa sinh từ khí Tiên Thiên, nên Ngài rất thần thông biến hóa, một thân có thể ứng hiện muôn ức thân để cứu độ cho chúng sanh. Theo Sách “Thực Văn Hiến Thông Khảo”, Ông Các Trủy Xương nói rằng: Lão Tử không đời nào mà không có Ngài giáng sinh, hằng đổi tên cải họ, như:

          - Đời vua Huỳnh Đế hiệu Ngài là Quảng Thành Tử.

          - Đời vua Văn Vương hiệu Ngài là Nhiếp Ấp Tử.

          - Đời vua Võ Vương hiệu Ngài là Dục Thành Tử.

          - Đời vua Khương Vương  hiệu Ngài là Quách Thúc Tử.

          - Đầu đời Hớn hiệu Ngài là Huỳnh Thạch Công.

          - Đời vua Hớn Vũ Đế hiệu Ngài là Hà Thượng Công.

          Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến: Từ một thân, Ngài biến hóa ra hằng vạn thân một cách mầu nhiệm.

 

Tử khí đông lai, quảng truyền Đạo Đức.

, .

          Tử khí : Một luồng khí màu tía, biểu hiện cho điềm lành, còn gọi là thoại khí hay thụy khí.

          Do hơi của mây nên hiện ra nhiều loại màu sắc, sắc tía là một màu tươi tốt, ứng hiện ra điềm lành, nên khi có đám mây lành bay qua, được gọi là tường vân, tức là mây lành, tượng cho điềm tốt.

          Đông lai : Từ hướng đông đến.

          Quảng truyền : Truyền ra rộng khắp.

          Đạo Đức : Là quyển Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

          Theo “Lão Quân nội truyện” của Doãn Hỷ thì Lão Tử đi về xứ Tây Tạng, khi đến ải Hàm Cốc, gặp Doãn Hỷ, Ngài lưu lại ở đây để viết quyển Đạo Đức Kinh đưa cho ông rồi mới đi về phía tây Trung Quốc. Quyển Đạo Đức Kinh này, nội dung gồm 81 chương, chia làm hai thiên, hơn năm ngàn chữ viết, là một tác phẩm triết học siêu hình luận về Đạo và Đức.

          Tử Khí đông lai : Một luồng khí màu tía từ hướng đông bay đến, tức là từ Lạc Dương Thành đến Hàm Cốc quan.

          Đức Lão Tử trước khi đến một nơi nào, Ngài thường ứng hiện ra những điềm báo trước, nên vầng mây màu tía là điềm báo hiệu Ngài sẽ đến.

          Quảng truyền Đạo Đức : Truyền bá quyển Đạo Đức Kinh rộng khắp.

          Tử khí đông lai, quảng truyền Đạo Đức: Một vầng mây màu tía từ hướng đông bay đến và truyền bá Đạo Đức Kinh rộng khắp.

          Trước khi Lão Tử đến ải Hàm Cốc, quan lệnh Doãn, tên Hỷ xem Thiên văn thấy vầng mây màu tía từ hướng đông bay đến, ông biết sẽ có vị Thánh Nhân đến ải, bèn sửa áo mão ra thành nghinh tiếp. Đức Lão Tử cỡi con thanh ngưu bay đến, Doãn Hỷ tiếp rước vào ải, xin thọ giáo học Đạo. Trước khi tiếp tục đi độ miền tây vực, Ngài có để lại cho Doãn Hỷ một bộ sách, gọi là “Đạo Đức Kinh”.

          Trong Đạo Đức kinh, Lão Tử đem cái thuyết vô vi (không làm) ra dạy đời, nhưng “không làm” không có nghĩa là chẳng làm chút nào. Câu: “Vi chi ư vị hữu, trị nhi ư vị loạn , ”, nghĩa là “làm lúc việc chưa xảy ra, trị lúc nước nước chưa có loạn” của Lão Tử đã chứng thực điều đó. Như vậy, Ngài chủ trương vô vi thanh tĩnh. Ngài cho tính nước là cái nên theo, nó gần như Đạo: “Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư đạo , , ” (Nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh. Ở chỗ mà người người đều ghét, nên gần với Đạo).

 

Lưu sa tây độ, Pháp hóa tướng tông.

西 , .

          Lưu sa : Những dòng cát chảy. Sa mạc.

          Phía Tây vực của Trung Quốc có những dãy sa mạc lớn, nơi đó thường xuyên có gió thổi mạnh, cuốn cát chảy thành dòng, nên vùng nầy được gọi là Lưu sa.

          Tây độ 西 : Cứu độ những người nơi phía Tây.

          Lưu sa tây độ 西 : Cứu giúp người đời ở vùng sa mạc phía tây vực của Trung Quốc.

          Như trên ta đã biết, Đức Lão Tử từ biệt ải Hàm Cốc, Ngài cởi trâu qua các vùng sa mạc phía Tây. Đến miền Tây vực, Ngài đem đạo Vô vi tế độ cho chúng sanh nơi ấy để dìu dẫn chúng sanh vào con đường đạo đức. Theo hai Ngài Đầu Sư, trong giai đoạn phổ độ nơi vùng lưu sa này, Lão Tử đã độ được vị Huyền Nguyên đắc thành Tiên vị.

          Pháp hóa : Giáo pháp biến hóa ra.

          Tướng tông : Thể tướng của một Tông giáo (hay tôn giáo).

          Pháp hóa tướng tông : Giáo pháp hóa sinh ra thể tướng của một Tôn giáo (Đạo Giáo).

          Thực vậy, Đạo giáo trước tiên chỉ là một nền triết lý (Giáo pháp) vô vi, hay nói cách khác, là một triết lý ưa thích cái tự nhiên của Trời đất do Đức Lão Tử chủ xướng trong Đạo Đức Kinh. Về sau, thuyết vô vi của Ngài ảnh hưởng rất lớn ở Trung Hoa, các triết gia kế thừa có ông Liệt Tử đã dựa theo triết lý cao siêu của Ngài mà viết nên quyển Xung Hư Chơn Kinh. Và nhất là Trang Tử, là một nhà hùng biện, đem giáo thuyết vô vi của Ngài ra xiển dương trong quyển Nam Hoa Kinh.

          Trong giai đoạn này Đạo giáo vẫn còn là triết lý, đến đời Hán, nhờ ông Trương Thiên Sư, Đạo giáo mới bắt đầu truyền bá rộng rãi trong nhơn gian. Đến đời Tấn, triết lý của các Đạo gia mới được ông Nguyễn Bá Đương chỉnh đốn lại hẳn hoi thành hệ thống một tôn giáo. Đạo giáo mới thực sự là một tôn giáo kể từ đó.

          Lưu sa tây độ, Pháp hóa tướng tông 西 , : Lão Tử sang miền sa mạc phía tây độ người đời, đến ải Hàm Cốc truyền Kinh Đạo Đức để làm thể tướng cho nền Đạo Giáo.

          Khi Đức Lão Tử đến ải Hàm Cốc ban cho Doãn Hỷ quyển Đạo Đức Kinh, rồi Ngài từ giả, tiếp tục ra đi để độ những người ở phía tây vùng sa mạc Trung Quốc. Doãn Hỷ ở lại tu học theo quyển Đạo Đức Kinh và sau được đắc Đạo. Còn quyển Đạo Đức Kinh được truyền bá sâu rộng, lúc đầu chỉ được coi như một triết lý, về sau Trang Tử tập đại thành những tư tưởng trong Đạo Đức Kinh mà dựng nên một học thuyết trong Nam Hoa Kinh.

          Đến đời Đường, vua nhìn là thủy tổ và truy phong cho Lão Tử là Huyền Nguơn Huỳnh Đế, về sau có lập đền thờ Ngài trong cung. Từ đó, mối Đạo của Ngài được gọi là Đạo Giáo (Gọi theo chữ Đạo trong Đạo Đức Kinh), và bắt đầu truyền bá khắp trong nước.

          Lưu sa tây độ, Pháp hóa tướng tông: Lão Tử sang miền sa mạc phía tây độ người đời, đến ải Hàm Cốc truyền Kinh Đạo Đức để làm thể tướng cho nền Đạo Giáo.

 

Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối, , ,

Đơn tích vi mang .

        Sản : Sanh ra.

          Bối : Bọn

          Tất viên : Vườn cây tất, tức là cây sơn, một loại cây dùng nhựa làm sơn mài. Tất Viên ở đây là hiệu của Trang Tử hay Trang Chu (Châu), vì Ông được bổ làm một chức quan nhỏ là Tất viên lại, thuộc nước Tống.

          Trang Tử , tên là Chu hay Châu , Tự là Tử Hưu, người nước Tống, sanh khoảng 369 trước Tây lịch, đời vua Châu Liệt Vương, Ông mất khoảng 286 trước Tây lịch, thường giao du với Huệ Tử. Ông là người chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lão Tử và Dương Tử, nên có đời sống thanh bạch, ghét danh lợi, chủ trương trở về với tự nhiên.

          Trang Tử có một tư tưởng rất lãng mạn, lại là người không màng thế tục, không ham sống cũng chẳng sợ chết, coi cuộc đời như một giấc mộng lớn, chết đi là tỉnh giấc mộng. Ông có soạn ra bộ Nam Hoa Kinh .

          Triết lý của Lão và Trang có ảnh hưởng rất lớn đối với văn gia, tư tưởng gia sau nầy. Có thể nói các nhà Nho lỗi lạc như Đào Uyên Minh, Lý Bạch ở Trung Hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến ở Việt Nam là những người tiêm nhiễm vào tâm hồn về thú say sưa bên chén ruợu cuộc cờ, hay cảnh hưởng nhàn của phong, hoa, tuyết, nguyệt.

          Bộ Nam Hoa Kinh của Trang Tử hiện thời cò 33 thiên, chia làm ba phần: Nội thiên , Ngoại thiên , và Tạp thiên , gồm những điểm sau đây:

          - Cho rằng Vũ trụ luôn luôn tiến hoá.

          - Vạn vật đều ngang nhau , không có lớn nhỏ, không có tốt xấu, không có sang hèn, không có phải quấy, vì chúng thảy là tương đối cả.

          - Sống phải tự do, bình đẳng, trong cá nhân, và vô vi một cách tuyệt đối.

          Những tư tưởng nầy đã ảnh hưởng nhiều đến phái Trúc Lâm Thất Hiền như Kê Khang, Nguyễn Tịch...thời Lục Triều, hay Lý Bạch đời Đường.

          Phương Sóc : Tức là Đông Phương Sóc, người đời HánVũ Đế, tự Man Thiên, có tài khôi hài. Đời Vũ Đế giữ chức Kim Mã Môn Thị trung, thường lấy tài trào phúng, hoạt kê để chữa lỗi cho vua. Về sau, Ông có đi tu theo Đạo Tiên và đắc quả, được người đời gọi là Đông Phương Lão Tổ.

          Trong Báo Ân Từ tại Tòa Thánh Tây Ninh, nơi chánh điện có tượng Đông Phương Sóc quì, hai tay nâng cái dĩa lên để rước lộc (bốn quả Đào Tiên) của Phật Mẫu.

          Về lịch sử của Đông Phương Sóc không rõ ràng, chỉ được Sử ký Tư Mã Thiên nhắc đến trong chương “Hoạt Kê Liệt Truyện” như sau:

          Thời Hán Vũ Đế, nước Tề có người họ Đông Phương, tên Sóc, tính ưa Kinh truyện cũ, đọc rộng tất cả các bách gia chư tử. Lúc mới đến Trường An, Sóc đến dinh Công Xa dâng thư, thư dài đến ba ngàn giản độc (Thẻ tre có khắc chữ), nha Công Xa phải cho hai người khiêng mới xuể. Vua đọc thư của Sóc ở nội cung, mỗi khi dừng phải vạch đánh dấu. Đọc ròng rã hai tháng mới hết. Vua xuống chiếu bổ Sóc làm quan Lang, thường thường thừa trực ở nội đình. Vua vời Sóc đến hầu chuyện luôn và chưa hề bao giờ không vui thích....

          Lối sống của Đông Phương Sóc hơi ngông, nên có người hỏi ông:

                        - Người ta ai cũng cho là Tiên sinh cuồng.

          Ông đáp:

                        - Những người như Sóc nầy, người ta gọi là kẻ trốn đời, vào ở ẩn nơi Triều đường đấy. Người xưa thì lánh đời ở ẩn nơi hang sâu.

          Có khi giữa tiệc, ruợu đến lúc ngà say vui chén, ông vừa bò vừa hát rằng:

                        Không nước mà chìm, ôi thôi tục lụy!

                        Lánh đời lánh quách nơi “Kim Mã Môn”

                        Trong cung điện, ẩn thân toàn vẹn,

                        Lọ là cần hò hẹn hang sâu?

                        Bồng cao chẳng hẹn lác lau?...

          Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối , : Ngài sản sinh ra những người như Trang Chu, Đông Phương Sóc. Đây có ý muốn nói Trang Tử và Đông Phương Sóc, tuy sinh sau nhưng đồng một nguồn triết lý vô vi như Ngài, và đem nền Đạo giáo xiển dương cho hậu thế.

          Đơn : Hay Đan là sắc đỏ, thuốc. Thuốc Tiên thường gọi là Tiên đan, kim đan, linh đan. Đan dược là một thứ thuốc được Đạo giáo sử dụng để luyện đan. Trong thuật ngoại đan đó là chì, thủy ngân, lưu huỳnh, phèn; trong thuật nội đan chỉ tinh, khí, thần.

          Kim đan hay linh đan còn là một từ trong phép luyện Đạo để chỉ sự hòa hợp âm dương mà sản sinh ra đan: Rồng hổ giao nhau, gọi là đan (Long hổ tương giao vị chi viết đan).

          Theo sách “ Tính Mệnh Khuê Chỉ” nói về Kim đan hay linh đan như sau:

                             

                   Nhất lõa Kim Đan hà hích xích,

                             

                   Đại tự Đàn hoàn, huỳnh tự quất,

                             

                   Nhân nhân phân thượng bản viên minh,

                             

                   Dạ dạ Linh quang chiếu Thần thất.

                       

                        Một hột Kim Đan sắc đỏ hồng,

                        To như viên đạn, vàng như quít.

                        Những kẻ có duyên thấy nó sáng,

                        Đêm đêm chiếu rạng Thượng Đan Điền.

        Nguyên sơ có một điểm Tinh Kim còn nằm trong khoáng, vì bị lửa bức bách, nên bay lên cung Kiền. Dần dần thái thủ, dần dần tích tụ, để nấu, để nung, luyện rồi lại luyện.

          Cho đến khi khói tan, lửa tắt, khoáng tận, kim thuần. Bấy giờ mới được một hạt Long Hổ Kim Đan, tròn tròn, sáng rỡ rỡ, như sương như điện, không phải sương mù, không phải khói, huy hoàng rực rỡ, chói lọi Côn Lôn. Phóng ra thì khai thông Thiên Địa huyệt, thu lại thì ẩn tại Thúy Vi Cung (Thượng Đan Điền). Đó là Linh đan.

          Chú thích: Theo quyển Kinh của Nhị vị Đầu Sư viết Tích : Phân tích. Nhưng hai Ngài giải nghĩa rằng: Cái dấu linh đơn thiệt là huyền diệu, mầu nhiệm. Như vậy, phải chăng do đồng âm mà viết từ chữ Tích : Dấu vết.

          Vi mang : Nhỏ cực điểm, mơ hồ không thể thấy được. (Trong quyển của hai vi Đầu Sư viết mang ).

          Đơn tích vi mang : Dấu tích việc luyện linh đan của Ngài rất sâu kín.

          Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối, đơn tích vi mang: Ngài sản sinh ra những người như Trang Chu, Đông Phương Sóc, dấu tích việc luyện linh đơn của Ngài rất sâu kín.

 

Khai Thiên địa, nhơn vật chi tiên , .

Đạo kinh hạo kiếp .

          Khai Thiên địa 開 天 地: Mở Trời đất, ý nói từ lúc Trời đất được hình thành.

          Nhơn vật 人 物: Người và vật.

          Tiên : Trước.

          Khai Thiên địa nhơn vật chi tiên 開 天 地 人 物 之 先: Khi Trời đất được hình thành thì Đạo Ngài có trước con người và muôn vật.

          Thái Cực sinh Âm dương, âm dương mới phối hợp nhau sinh ra Đạo. Rồi Đạo mới biến hóa mà sinh ra Càn khôn Vũ trụ và con người. Như vậy Đạo có trước Trời đất và muôn vật. Từ đó, Đạo như dòng nước, cứ thế mà lưu hành mãi mãi, không biết bao nhiêu đời kiếp, không bao giờ ngừng nghỉ.

          Đạo  : Đạo pháp.

          Kinh : Trải qua.

          Hạo : Lớn, đây có nghĩa là nhiều.

          Kiếp : Sự thành hoại của Thế giới hay vạn vật xoay vần không ngừng nghỉ, mỗi Thế giới hay mỗi vật đều có thành , trụ , hoại , không , bốn thời kỳ.

          Kiếp, tiếng Phạn gọi là Kiếp Ba (Kalpa), Hán dịch là trường thời hay thời phận, là đơn vị thời gian của Vũ trụ. Đơn vị thời gian ngắn nhứt là Sát Na, đơn vị thời gian dài nhứt Kiếp Ba. Kiếp gồm bốn thời kỳ: Thành kiếp, Trụ kiếp, Hoại kiếp và Không kiếp.

          Kiếp còn là từng chặng một của vòng luân hồi con người, tức là một đời người. Phật giáo phân biệt ba loại kiếp: Tiểu kiếp, Trung kiếp, Đại kiếp. (Mỗi Tiểu kiếp: 16.000.000 năm).

          Đạo kinh hạo kiếp : Đạo trải qua lâu đời nhiều kiếp. Thật vậy, Đạo có trước khi Trời đất và vạn vật được hóa sanh, đến nay trải qua không biết bao nhiêu đời kiếp.

          Sở dĩ Đạo Trời đặng trường cửu, theo Lão Tử, bởi vì Đạo không sống cho riêng mình, mà sống vì vạn vật, cho nên Đạo mới trường sanh: “Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sanh, cố năng trường sanh , , ”.

          Khai Thiên địa nhơn vật chi tiên, Đạo kinh hạo kiếp: Đạo của Ngài mở trước khi có trời đất, muôn vật, trải qua rất lâu đời, nhiều kiếp cũng như Trời đất vận hành, xoay chuyển không ngừng.

 

Càn khôn oát vận, nhựt nguyệt chi quang,

, ,

        Càn khôn : Trời đất, chỉ Âm Dương.

          Chú thích: Các quyển kinh Thiên Đạo và Thế Đạo bằng chữ Quốc ngữ của Hội Thánh in đều viết “Hoát vận”. Nhưng trong quyển Tứ Thời Giải Nghĩa của nhị vị Đầu Sư lại viết: “Oát vận ”.

          Oát : Xoay chuyển ra.

          Vận : Xoay vần.

          Càn khôn oát vận : Trời đất xoay chuyển vận hành không ngừng nghỉ.

          Càn khôn là Trời đất, cũng có thể hiểu là Âm dương, mà hễ Âm dương thì nguyên lý của nó phải xoay chuyển, vận hành để tác động đun đẩy lẫn nhau mà biến hóa, có biến hóa mới thông, có thông mới có dài lâu: Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu , , .

 

          Nhựt nguyệt : Mặt trời và mặt trăng.

          Quang : Sáng, ánh sáng.

          Càn khôn oát vận, Nhựt nguyệt chi quang , : Trời đất xoay chuyển, vận hành không ngừng nghỉ, nên mới có ánh sáng của mặt Trời mặt trăng soi rọi (tức có âm dương).

          Đạo của Ngài là do Trời đất, Âm dương xoay chuyển, vận hành, như mặt Trời tượng cho dương, mặt trăng tượng cho âm thay nhau chiếu sáng ngày đêm, không chỗ nào mà không tỏ rạng.

        Đạo là Trời đất cứ xoay vần mãi mãi, hết xuân đến hạ, dứt thu qua đông, trăng tròn rồi khuyết, hết ngày tới đêm, ấy là sự biến dịch của âm dương, có biến dịch, âm dương mới có sinh hóa, có sinh hóa mới có Đạo. Đạo pháp mới lưu hành mãi không bao giờ dứt, đem ánh sáng soi tỏ rạng khắp nơi, tựa như nhựt, nguyệt chiếu ngời vạn vật.

          Càn khôn oát vận, nhựt nguyệt chi quang: Trời đất xoay chuyển vận hành không ngừng nghỉ, nên mới có ánh sáng của mặt Trời mặt trăng soi rọi (tức có âm dương).

 

Đạo pháp bao la, Cửu hoàng tỷ tổ.

, .

        Đạo pháp bao la : Đạo pháp rộng lớn vô hạn.

          Đạo đối với Lão Tử không có hình thể, nhìn không rõ, nghe không tiếng, nắm bắt không được, nhưng muôn vật phải nương nhờ vào Đạo mà sinh. Đạo là mẹ của muôn vật. Vì thế, cái Đạo ấy to lớn, rộng rãi, có thể lan tràn sang bên trái, sang bên mặt. Muôn vật phải nhờ cậy ở nơi đó sinh ra, mà Đạo không chối từ (Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu, vạn vật thị chi nhi sinh, nhi bất từ , ,   , ).

          Trang Tử thì cho rằng: “Đạo cũng lớn vô cùng, nhỏ không sót, cho nên muôn vật đầy đủ. Đạo rộng thay! Không cái gì là không chứa được, Đạo sâu thay! Không thể nào lường được” (Phù Đạo, ư đại bất chung, ư tiểu bất di. Cố vạn vật bị quảng. Quảng hồ kỳ vô bất dung dã, uyên hồ kỳ bất khả trắc dã , , . . , ).

          Cửu Hoàng : Chín vị vua thời Thái cổ, có công khai hóa cho con người.

          Theo quyển “Trung Quốc Đại Từ Điển” của Vương Vân Ngũ, thì Cửu Hoàng là chín vị vua, từ vua Thần Nông trở về trước.

          Tỷ : Mũi, trước hơn hết.

          Tỷ tổ : Ông tổ đầu tiên sinh ra người.

          Theo sách Chánh Nghĩa thì con người bắt đầu tượng hình, cái mũi sinh ra trước hết, vì thế chữ tỷ là mũi có nghĩa là đầu tiên hay trước hơn hết. Tỷ tổ do đó có nghĩa là Ông tổ đầu tiên hết.

          Đạo pháp bao la, Cửu Hoàng tỷ tổ: Đạo pháp của Ngài rộng lớn bao la, chẳng khác nào tấm lưới giăng trùm từ trước chín vị vua trong thời Thái Cổ và vị tỷ tổ.

 

Đại thiên Thế giới, dương tụng từ ân,

, ,

        Đại thiên Thế giới : Xem giải thích trong bài Kinh “Phật Giáo”, nơi câu “Qui Thế giới ư nhứt khí chi trung”.

          Dương tụng : Ca ngợi, Xưng tụng.

          Từ ân 慈恩: Ơn lành.

          Đại thiên Thế giới dương tụng từ ân : Trong cõi Đại thiên Thế giới nơi nào cũng đều xưng tụng ơn lành của Ngài. Bởi Ngài là vị Xiển Giáo Thiên Tôn đã nhiều kiếp giáng trần dạy bày chúng sanh biết cách “chế phách luyện hồn”, “Chiết khảm điền ly”, để âm dương tương hiệp mà được phản bổn huờn nguyên hầu trở về với Tiên thiên cựu vị.

          Đại thiên Thế giới dương tụng từ ân: Trong cõi Đại thiên Thế giới nơi nào cũng đều xưng tụng ơn lành của Ngài.

 

Vĩnh kiếp quần sanh, ngưỡng kỳ huệ đức.

, .

        Vĩnh kiếp : Vĩnh viễn kiếp đó, mãi mãi, đời đời.

          Quần sanh : Tức là chúng sanh.

          Ngưỡng : Ngửa mặt lên với sự tôn kính.

          Huệ : Ân huệ.

          Đức : Công đức, đức độ.

          Vĩnh kiếp quần sanh, ngưỡng kỳ huệ đức : Chúng sanh mãi mãi ngưỡng nhờ công đức của Ngài.

          Đức Thái Thượng Đạo Quân do Tiên thiên khí hóa sanh, từ thời hồng mông cho đến nay, công đức Ngài phủ trùm các cõi giới, trong đó, có cõi Ta Bà Thế giới của chúng sanh. Đạo của Ngài chan rưới ân đức, không khác nào nắng hạn gặp mưa, cây khô được nước, chúng sanh nhờ đó noi theo mà giác ngộ, thoát cõi luân hồi, siêu phàm nhập Thánh.

          Vĩnh kiếp quần sanh, ngưỡng kỳ huệ đức: Chúng sanh mãi mãi ngưỡng nhờ công đức của Ngài.

 

Đại Thần Đại Thánh ,

Chí cực chí tôn .

        Đại Thần : Bực Thần lớn.

          Đại Thánh : Bực Thánh lớn.

          Chí cực : Cao tột cùng.

          Chí tôn : Được tôn kính hơn hết.

          Đại Thần Đại Thánh : Ngài là Bực Thần lớn, là Đấng Thánh lớn.

          Chí cực Chí tôn : Thật là Đấng cao tột và được tôn kính hơn hết.

          Thánh đức và công đức của Thái Thượng Đạo Quân rất cao dày đối với chúng sanh, nên Ngài được xưng tụng như là bậc Đại Thần, Đại Thánh, là Đấng cao tột và được tôn kính hơn hết.

          Đại Thần Đại Thánh: Bực Thần lớn, Đấng Thánh lớn,

          Chí cực Chí tôn: Là Đấng cao tột và được tôn kính hơn hết.

 

Tiên Thiên Chánh Nhứt ,

Thái Thượng Đạo Quân .

        Tiên Thiên Chánh Nhứt : Vào thời kỳ Tiên Thiên, Ngài là vị Đại Tiên, nghĩa là Ngài đứng vào ngôi thứ nhứt trước khi có Trời đất. Hay nói cách khác, ngôi tiên thiên chánh nhất.

          Thái Thượng Đạo Quân : Xem tiểu sử ở trên.

          Tiên Thiên Chánh Nhứt Thái Thượng Đạo Quân: Ngài thật xứng đáng với tôn hiệu là ngôi Tiên Thiên Chánh nhất Thái Thượng Đạo Quân.

 

Chưởng giáo Thiên Tôn

          Chưởng giáo Thiên Tôn: Ngài là Đấng Thiên Tôn cầm giềng mối Đạo Tiên.

          Chưởng Giáo Thiên Tôn: Đức Thái Thượng Đạo Quân là Đấng Thiên Tôn cầm giềng mối Đạo Tiên.

 

IV/ GIẢI NGHĨA:

 

TIÊN GIÁO

          Tiên Thiên khí hóa, Thái Thượng Đạo Quân: Tiên Thiên khí hóa sinh ra Đức Thái Thượng Đạo Quân.

          Thánh bất khả tri, công bất khả nghị: Thánh đức của Thái Thượng Đạo Quân cao cả, không ai có thể biết hết sự Thiêng liêng mầu nhiệm của Ngài.

          Và công đức của Ngài cao thâm rộng lớn, không ai có thể luận bàn cho hết được.

          Vô vi cư Thái cực chi tiền: Đạo Vô vi của Ngài đã có từ trước khi Trời đất chưa định (Thái cực).

          Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng: Lúc Vũ trụ đã hình thành, tức là thiên địa đã an ngôi rồi (Hữu thỉ), thì Ngài là Đấng cao ngôi hơn tất cả các bậc Chơn Thánh, Chơn Nhơn.

          Đạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam Thanh: Đạo vốn sinh ra từ một khí rất cao siêu, huyền diệu rồi biến hóa ra Tam Thanh.

          Đức hoán hư linh, pháp siêu quần Thánh: Thánh đức của Ngài sáng rực khắp cõi hư linh.

          Đạo pháp của Ngài vượt trổi hơn các bậc Thánh.

          Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh: Ngài chiết chơn linh giáng sinh vào ngày rằm tháng hai.

          Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến: Từ một thân, Ngài biến hóa ra hằng vạn thân một cách mầu nhiệm.

          Tử khí đông lai, quảng truyền Đạo Đức: Một vầng mây màu tía từ hướng đông bay đến và truyền bá Đạo Đức Kinh rộng khắp.

          Lưu sa tây độ, Pháp hóa tướng tông: Lão Tử sang miền sa mạc phía tây độ người đời, đến ải Hàm Cốc truyền Kinh Đạo Đức để làm thể tướng cho nền Đạo Giáo.

          Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối. Đơn tích duy mang: Ngài sản sinh ra những người như Trang Chu, Đông Phương Sóc. Dấu tích việc luyện linh đơn của Ngài rất sâu kín.

          Khai Thiên Địa nhơn vật chi tiên. Đạo kinh hạo kiếp: Đạo của Ngài mở trước khi có trời đất, muôn vật, trải qua rất lâu đời, nhiều kiếp cũng như Trời đất vận hành, xoay chuyển không ngừng.

          Càn khôn oát vận. Nhựt nguyệt chi quang: Trời đất xoay chuyển vận hành không ngừng nghỉ nên mới có ánh sáng của mặt Trời mặt trăng soi rọi (tức có âm dương).

          Đạo pháp bao la, Cửu hoàng tỉ tổ: Đạo pháp của Ngài rộng lớn bao la, chẳng khác nào tấm lưới giăng trùm từ trước chín vị vua trong thời Thái Cổ và vị tỷ tổ.

          Đại Thiên Thế giái, dương tụng từ ân: Trong cõi Đại thiên Thế giới nơi nào cũng đều xưng tụng ơn lành của Ngài.

          Vĩnh kiếp quần sanh, ngưỡng kỳ huệ đức: Chúng sanh mãi mãi ngưỡng nhờ công đức của Ngài.

          Đại Thần Đại Thánh, chí cực chí tôn: Bực Thần lớn, Đấng Thánh lớn,

          Là Đấng cao tột và được tôn kính hơn hết.

          Tiên Thiên chánh nhứt. Thái Thượng Đạo Quân: Ngài thật xứng đáng với tôn hiệu là ngôi Tiên Thiên Chánh nhất Thái Thượng Đạo Quân.

          Chưởng Giáo Thiên Tôn: Đức Thái Thượng Đạo Quân là Đấng Thiên Tôn cầm giềng mối Đạo Tiên.

Tiếp theo >

Top of Page

      HOME